Tiểu luận về sản phẩm du lịch văn hóa Chăm An Giang
Tiểu luận về sản phẩm du lịch văn hóa Chăm An Giang của Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tổng quan du lịch (tourism overview)
Trường: Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 10435767 MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1.1.
Lý do chọn đề tài .......................................................................................
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................
Chương 1. SẢN PHẨM DU LỊCH......................................................................
1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch .....................................................................
1.2. Các đặc trưng của sản phẩm du lịch........................................................ 1.3.
Phân loại.....................................................................................................
Chương 2. DU LỊCH VĂN HÓA VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA......
2.1. Khái niệm du lịch văn hóa............................................................................
2.2. Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa...........................................................
2.3. Các nguồn tài nguyên du lịch ......................................................................
2.3.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể...........................................................
2.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể.....................................................
Chương 3. AN GIANG VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA CHĂM.........
3.1. Tỉnh An Giang ...............................................................................................
3.1.1. Sơ lược về tỉnh An Giang...........................................................................
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ..............................................................................
3.1.3. Tài nguyên nhân văn..................................................................................
3.2. Sản phẩm du lịch văn hóa Chăm.................................................................
3.2.1. Văn hóa độc đáo của Chăm An Giang......................................................
3.2.2. Sản phẩm du lịch cộng động......................................................................
KẾT LUẬN...........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... lOMoARcPSD| 10435767 MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, du lịch được xem là ngành kinh tế không khói quan trọng của nhiều nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó dần trở nên phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu
của con người khi đời sống tinh thần thần của họ ngày càng phong phú. Các sản phẩm du
lịch cũng từ đó ra đời rất nhiều và cực kỳ phổ biến trong các chương trình du lịch nước ta.
Sản phẩm du lịch văn hóa hiện đang là thế mạnh đối với ngành du lịch nước ta và đang
được rất nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng khi đặt chân đến Việt Nam. Du
lịch văn hóa cùng với các thắng cảnh nổi tiếng được công nhận cấp Quốc gia và di sản Thế
giới, hàng Trăm di tích lịch sử văn hóa như chùa, đền, đình… gắn với các lễ hội truyền
thống từ xa xưa. Với những lí do trên, em đã chọn đề tài “Sản phẩm du lịch văn hóa Chăm An Giang”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên các yếu tố văn hóa vốn có của người Chăm, mục tiêu của đề tài là
nghiên cứu văn hóa Chăm ở An Giang, từ đó đưa ra những định hướng và đề xuất
những giải pháp nhằm khai thác, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống Chăm phục
vụ phát triển du lịch, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Làm rõ vấn đề về văn hóa, du lịch văn hóa và các loại hình du lịch văn hóa.
Nắm được lịch sử hình thành cộng đồng người Chăm ở An Giang và những nét độc đáo trong văn hóa Chăm.
Thực trạng khai thác du lịch văn hóa Chăm tỉnh An Giang và đưa ra những nhận định, đánh giá.
Đưa ra những định hướng và giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch gắn
với văn hóa người Chăm An Giang trong thời gian sắp tới.
1.4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Sản phẩm du lịch
Chương 2:Du lịch văn hoá và sản phẩm du lịch văn hoá
Chương 3: An giang và sản phẩm du lịch văn hoá Chăm lOMoARcPSD| 10435767
Chương 1 SẢN PHẨM DU LỊCH
1.1. Khái niệm Sản phẩm du lịch
1.2. Tính đặc trưng của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm bởi nhiều thành phần: dịch vụ ăn uống, đồ lưu
niệm, dịch vụ vận chuyển, khách sạn, dịch vụ combo du lịch trọn gói, dịch vụ dẫn
tour,…Vì thế, đặc điểm của sản phẩm du lịch cũng có nhiều yếu tố đặc trưng của
riêng ngành nghề. 1.2.1. Tính vô hình
Sản phẩm du lịch không hiện hữu một cách tự nhiên cũng không tồn tại ở dạng vật chất.
Nó được tạo ra bởi con người và vì thế bạn không thể cầm, sờ hay nắm nó để
kiểm tra được chất lượng nếu như chưa bỏ tiền ra mua.
Khách du lịch chỉ có thể đánh giá được chất lượng của sản phẩm du lịch thông
qua các thông tin trên truyền thông, các hướng dẫn viên, người dân địa phương trước
khi họ đặt niềm tin vào một đơn vị cung cấp sản phẩm du lịch chuyên nghiệp.
1.2.2. Tính không tách rời
Tính không tách rời của sản phẩm dịch vụ thể hiện ở việc quá trình sản xuất
phục vụ và quá trình tiêu dùng diễn ra đồng thời cùng một lúc. Có những sản phẩm
dịch vụ chỉ có giá trị ngay tại thời điểm được sản xuất và có những sản phẩm bắt
buộc phải được phục vụ tại chỗ mới giữ nguyên vẹn được giá trị.
Mọi thứ đều diễn ra trong cùng một không gian và tại cùng một thời điểm.
• Cùng một không gian: Sản phẩm du lịch phải được khách du lịch đến tận nơi
để tiêu dùng chứ không thể vận chuyển đến một địa điểm khác có khách để
chờ được tiêu thụ như các sản phẩm bình thường khác. Vì đặc trưng này, sản
phẩm du lịch không thể tách rời với nguồn gốc tạo ra sản phẩm.
• Cùng một thời điểm: Thời gian tiêu dùng của khách hàng sẽ chi phối thời
gian hoạt động của các phương tiện vận chuyển như máy bay, tàu hay xe
khách. Hoạt động phục vụ khách của các sản phẩm du lịch này diễn ra một
cách liên tục, đồng thời cùng với lịch trình của khách hàng, không có ngày
nghỉ, giờ nghỉ quy định.
1.2.3. Tính không đồng nhất
Do sản phẩm du lịch được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau nên chất lượng
sản phẩm không đồng nhất.
1.2.4. Tính mau hỏng và không dự trữ được lOMoARcPSD| 10435767
Sản phẩm du lịch bên cạnh nông sản hay các món ăn đặc trưng thì còn bao
gồm các hoạt động dịch vụ được cung cấp bởi công ty du lịch như di chuyển, ăn uống, lưu trú,…
• Tất cả những sản phẩm dịch vụ đều sử dụng trực tiếp, không được chuyển thể
sang dạng khác để lưu trữ và cũng mất đi nếu không được sử dụng ngay.
• Không có một công ty lữ hành nào chấp nhận dự trữ phòng khách sạn và các
dịch vụ ăn uống để đợi khách đến, như thế họ sẽ mất đi một khoản thu nhập.
Vì thế, sản phẩm du lịch mau hỏng và không dự trữ được.
1.2.5. Tính không chuyển giao sở hữu, sử dụng
Sản phẩm du lịch thuộc quyền sở hữu duy nhất của bạn ngay tại thời điểm bạn mua nó.
Không thể sang tên, đổi chủ hay nhượng lại cho bất cứ ai mà giữ nguyên giá trị. 1.3. Phân loại
Các sản phẩm du lịch được phân thành hai loại chính: sản phẩm du lịch đơn
lẻ và sản phẩm du lịch tổng hợp.
• Sản phẩm du lịch đơn lẻ là loại sản phẩm được đưa ra bởi các nhà cung ứng
nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể nào đó của khách hàng. Ví dụ, một nhà
hàng có dịch vụ tổ chức tiệc, nhà hàng chính là nhà cung cấp dịch vụ tổ chức tiệc đó.
• Sản phẩm du lịch tổng hợp là sản phẩm mà trong dó tích hợp nhiều dịch vụ,
hàng hóa khác nhau, bao trọn gói chuyến du lịch của khách hay nối cách khác
là thỏa mãn đồng thời một nhóm nhiều nhu cầu của khách du lịch. Ví dụ một
doanh nghiệp lữ hành cung cấp một tour du lịch trọn gói bao gồm nhiều dịch
vụ đơn lẻ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tổ chức sự kiện vui chơi giải trí,…
Chương 2 DU LỊCH VĂN HÓA VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA
2.1. Khái niệm du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là hoạt động du lịch để trải nghiệm những địa điểm và hoạt
động đại diện đích thực cho những câu chuyện và con người của quá khứ và hiện tại.
Nó bao gồm các tài nguyên lịch sử, văn hóa và tự nhiên. Các yếu tố văn hóa thu hút
khách du lịch đó là các phong tục tập quán, tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống, di
tích lịch sử, những kiến trúc, nghệ thuật và các sản phẩm văn hóa khác,… lOMoARcPSD| 10435767
Du lịch văn hóa sử dụng nguồn tài nguyên du lịch văn hóa để làm nền tảng
xây dựng sản phẩm của nó.
2.2. Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm du lịch văn hóa là một dạng sản phẩm du lịch được tạo ra từ các giá
trị văn hóa của một khu vực nhất định. Sản phẩm này bao gồm các dịch vụ cần thiết
như lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và
các dịch vụ khác để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan. Các sản phẩm du lịch
văn hóa mang đến sự tương tác và khám phá sâu hơn với môi trường, con người và
hiểu sâu hơn về văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật và di sản của một quốc gia hay vùng
miền tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ và tăng cường sự hiểu biết văn hóa toàn cầu.
2.3. Các nguồn tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và
các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng cho mục đích du lịch.
2.3.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
Bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật..v.v.
2.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán,
các loại hình nghệ thuật truyền thống..v.v.
Chương 3 AN GIANG VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA CHĂM 3.1. Tỉnh An Giang
3.1.1. Sơ lược về tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang thuộc vùng ĐBSCL, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, là trung
tâm kinh tế thương mại giữa 3 thành phố lớn: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và
Phnompenh, là cửa ngõ giao thương có từ lâu đời giữa vùng ĐBSCL, TP. Hồ Chí
Minh với các nước tiểu vùng sông Mekong; phía đông và đông bắc giáp tỉnh Đồng
Tháp, phía tây bắc giáp Vương quốc Campuchia có đường biên giới dài gần 100km
với 4 cửa khẩu quốc tế và quốc gia, phía nam và tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía
đông nam giáp tỉnh Cần Thơ.
An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa
Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Ở An Giang, mùa mưa lOMoAR cPSD| 10435767
thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lượng mưa mùa mưa
chiếm 90% tổng lượng mưa năm.
An Giang là tỉnh có những đặc trưng riêng biệt, vừa có đồng bằng, có rừng
núi, có tài nguyên khoáng sản, những di tích lịch sử lâu đời mang dấu ấn của một
nền văn hóa lúa nước cổ xưa. Do vậy, An Giang được xem là vùng đất giàu tiềm
năng du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan và du lịch hành
hương. Tỉnh này có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông,
có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm, có đồng ruộng bát ngát.
Hiện nay, phát triển du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của An Giang, do
đó tỉnh đang được tập trung đầu tư, khai thác để phát triển nhanh các khu di tích văn
hóa lịch sử như: núi Sam (thị xã Châu Đốc); núi Cấm (huyện Tịnh Biên), văn hóa
Óc Eo (huyện Thoại Sơn) và khu lưu niệm Bác Tôn. Ngoài ra, tỉnh còn có các khu
điểm du lịch khác là khu du lịch Núi Giài, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư
(Tịnh Biên); cùng các lễ hội như: Dolta, đua bò của người Khmer diễn ra từ ngày
29/8 - 1/09 âm lịch hằng năm; Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer; lễ hội
Ramadan của người Chăm diễn ra từ ngày 01/9-30/9…
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất:
An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ
yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600ha (chiếm 44,5% đất tự nhiên) rất thích nghi đối
với các loại cây trồng; nhóm đất phù sa có phèn trên 93.800ha (chiếm 27,5% đất tự
nhiên); nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ gần 24.724ha (chiếm 7,3% diện
tích đất tự nhiên), còn lại là đất phèn và các nhóm khác. • Tài nguyên rừng:
An Giang có trên 583ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là
cây tán rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800ha rừng
tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, trong những năm gần đây tỉnh đã
chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú
và có một số loài quí hiếm.
• Tài nguyên thủy sản:
An Giang có 2 con sông lớn chảy qua là sông Tiền và sông Hậu thuộc hệ thống
sông Cửu Long với nguồn lợi thủy sản không nhỏ, cùng với hệ thống kênh, rạch, ao,
hồ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi cá bè, ao hầm, nuôi thủy sản trên chân ruộng.
• Tài nguyên khoáng sản: lOMoAR cPSD| 10435767
So với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, An Giang có tài nguyên khoáng sản khá
phong phú như: đá granít, đá cát kết, sét gạch ngói, cao lanh, than bùn, vỏ sò, ngoài
ra còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát, sỏi...
Tài nguyên khoáng sản là lợi thế của tỉnh so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL,
nhất là đá, cát, đất sét... là nguyên liệu cho việc sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng
nhu cầu cho vùng. Tuy nhiên trong quá trình khai thác hiện nay, tỉnh cũng xem xét
cân đối trong việc khai thác với việc bảo vệ sinh thái, môi trường.
3.1.3. Tài nguyên nhân văn
Tỉnh An Giang có nhiều tài nguyên nhân văn, lịch sử và văn hóa đa dạng. Tỉnh
này có 27 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và 48 di tích xếp hạng
cấp tỉnh. Các di tích lịch sử, địa điểm du lịch An Giang nổi tiếng như:
• Miếu Bà Chúa Xứ : Nằm trên đỉnh núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ là một trong
những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở An Giang. Đây là nơi tôn vinh thần
linh của người dân miền Tây Nam Bộ.
• Rừng Tràm Trà Sư : Đây là khu rừng tràm đẹp nhất và nổi tiếng nhất Việt
Nam, với sinh cảnh tự nhiên rộng lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
• Lăng Chủ tịch Tôn Đức Thắng : Nằm tại thành phố Long Xuyên, lăng Chủ
tịch Tôn Đức Thắng là một trong những địa điểm du lịch lịch sử nổi tiếng ở An Giang.
Ngoài ra, An Giang còn có 17 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có những
phong tục tập quán lễ hội đặc trưng cho từng dân tộc, nhiều lễ hội đã đi vào đời sống
tâm linh của cộng đồng và được tổ chức hàng năm.
Những lễ hội truyền thống nổi tiếng ở An Giang mang đậm bản sắc văn hóa
được tổ chức hằng năm và thu hút nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước như:
• Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam : là một trong những ngày hội lớn nhất ở
An Giang thu hút hàng triệu du khách và người dân An Giang tham gia. Thời
gian diễn ra lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam kéo dài 4 ngày, từ ngày 22/4
đến hết ngày 27/4 Âm Lịch.
• Lễ tôn vinh Thoại Ngọc Hầu : là một lễ hội lớn của cộng đồng người Kinh ở
An Giang. Đây là một lễ hội truyền thống được người dân ở đình thần Thoại
Ngọc Hầu tổ chức trong 3 ngày, từ 9/4 – 11/4 Âm Lịch hàng năm. Người được
người dân An Giang tôn vinh trong nghi lễ này là ông Thoại Ngọc Hầu và các
danh thần có công đào kênh Vĩnh Tế dẫn nước về ruộng cho người dân.
• Lễ hội Chol Chhnam Thmay : ễ hội truyền thống mừng năm mới theo tục lệ
của người Khmer. Theo lịch Khmer, lễ Chol Chhnam Thmay diễn ra từ ngày lOMoAR cPSD| 10435767
14 – 16/4 Dương Lịch. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, người Khmer ở An Giang
cử hành những nghi thức truyền thống đặc trưng của họ.
Ngoài lễ hội thì ẩm thực tỉnh An Giang cũng nổi bật không kém như:
• Bánh bò thốt nốt : Đây là một món được nhắc đến khá nhiều khi bạn đến vùng
An Giang, bánh bò được làm bằng đường thốt nốt - loài cây đặc trưng của An
Giang. Bánh được nướng trên lửa vừa, đảo đều tay nên vỏ vàng ươm, dẻo dẻo,
đặc biệt là vị ngọt thanh không lẫn vào đâu được. Ngoài ra, một số
nơi còn cho thêm ít cơm dừa cắt nhuyễn lên trên bánh bò tạo nên vị bùi bùi hấp dẫn.
Với những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, đường thốt nốt và nước dừa,
bạn sẽ có một cảm nhận khác biệt của món bánh bò nơi đây, hiếm nơi nào có được.
• Lẩu mắm Châu Đốc : là một đặc sản quá nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng và
độ ngon thì miễn bàn. Do đó, các món ăn từ mắm ở vùng này khá phong phú,
và món lẩu mắm là một trong những món hấp dẫn nhiều thực khách nhất.
Những loại mắm thường dùng để nấu lẩu thường là mắm cá sắc, cá linh, cá
chốt,... sẽ dậy mùi thơm lẩu rất quyến rũ. Những topping trong món lẩu
mắm phải kể đến là các món cá, thịt, tôm,.. cùng với hàng chục loại rau đặc
trưng như bông súng, bông điên điển, rau đắng, cà tím,... tạo nên một món ngon khó cưỡng.
• Mắm Châu Đốc : Tại chợ mắm An Giang có vô vàn loại mắm cho bạn lựa
chọn như mắm cá linh, mắm đu đủ, mắm tôm chua,... với hương vị đặc trưng
và đặc biệt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mọi hương vị của vùng An Giang sẽ được thể hiện qua những món mắm
thơm ngon đã được chế biến sẵn, khi mua bạn sẽ được người bán tư vấn tận
tình và đóng gói chắc chắn để tránh những trường hợp đổ bể, ám mùi trong quá trình vận chuyển.
3.2. Sản phẩm du lịch văn hóa Chăm
Ngày nay, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của An Giang, do đó tỉnh
đang được tập trung đầu tư, khai thác để phát triển các khu di tích, các danh lam
thắng cảnh, lễ hội và thậm chí là các nét văn hóa độc đáo của các dân tộc đang sinh
sống tại tỉnh An Giang. Từ đó mà các sản phẩm du lịch văn hóa An Giang cũng ra
đời ngày một nhiều hơn. Sản phẩm du lịch văn hóa Chăm cũng đang là loại hình du
lịch văn hóa phổ biến ở tỉnh An Giang. Các khách du lịch cả trong và ngoài nước lOMoAR cPSD| 10435767
cũng thường xuyên ghé thăm những khu vực sinh sống của cộng đồng người Chăm tỉnh An Giang.
Thông thường, các du khách sẽ chọn cách trải nghiệm theo các dạng sản phẩm
du lịch: du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa ẩm
thực hoặc là trang phục, và những hình thức du lịch văn hóa khác.
3.2.1. Văn hóa độc đáo của Chăm An Giang
Hiện nay, các làng Chăm ở An Giang còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc
đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Người Chăm ở An Giang chủ yếu sống
bằng các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt, thêu, đan… Sản phẩm thủ
công là vải thổ cẩm, áo choàng, xà rông, khăn quấn cổ đội đầu và các mặt hàng lưu niệm.
• Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở An Giang tập trung chủ yếu ở xã Châu
Phong, thị xã Tân Châu và xã Đa Phước, huyện An Phú. Ngoài việc đáp ứng
nhu cầu của thị trường vải dệt, việc duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm còn
là cách để người Chăm giữ gìn bản sắc, lưu giữ truyền thống và phát triển văn hóa, du lịch.
Đặc trưng dễ nhận biết về các sản phẩm dệt thổ cẩm của người Chăm ở An
Giang là thường có hoa văn, họa tiết ô vuông, kẻ sọc, sóng nước, vân mây,
bông dâu, lồng đèn… với các sản phẩm phổ biến như xà rông, khăn quàng,
túi xách. Những sản phẩm này được làm thủ công từ các công cụ chính là sa
quay chỉ, khung kéo canh và khung dệt.
• Về trang phục của người Chăm, nam và nữ đều mặc xà rông, trong cả việc
học hành, giao tế, tiệc tùng và sinh hoạt cộng đồng. Đối với người nam thì đội
nón vải, còn phụ nữ thì choàng khăn Ma tơ ra hay còn gọi là khăn Khanh ma-
om và phải mặc trang phục kín đáo.
• Về ẩm thực, người Chăm An Giang sinh sống ở một vùng đồng bằng, ven bờ
và trên các cù lao sông Hậu nên tôm, cá là thức ăn hàng ngày của họ. Đến
những ngày lễ tết hay có khách quý, họ làm thêm các món bò, dê, gà, vịt... Họ
không ăn những con vật như chó, khỉ và các loại chim gắp mồi... Người Chăm
An Giang sử dụng nhiều gia vị, nhất là các loại gia vị cay và béo. Chất béo
thường được lấy từ nước cốt dừa. Và khi nguồn cá, tôm dùng không hết họ
chế biến thành các loại mắm như mắm thái, mắm chua, mắm chao để dùng
vào những ngày tiếp theo.
• Cũng như các dân tộc khác trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, người Chăm
cũng có những lễ hội của riêng mình. Và chính những lễ hội này đã góp phần
tạo nên bức tranh văn hóa Chăm độc đáo, có thể kể đến các lễ hội truyền thống lOMoAR cPSD| 10435767
như Lễ Ramadan - một trong những lễ hội lớn nhất được tổ chức từ ngày 1 -
30/9 Hồi lịch (tháng ăn chay); Lễ Royai philtrok (Lễ bố thí) diễn ra vào ngày
1/10 Hồi giáo lịch, được coi là ngày tết của người Chăm Hồi giáo; lễ sinh nhật
Nabi Muhamad; Lễ cầu an Tolakbala; Lễ Roya Haji…
3.2.2. Đám cưới của người Chăm An Giang
Trong những nét văn hóa đặc sắc và nổi bật của cộng đồng Chăm An Giang,
đám cưới của người Chăm cũng được xem là nét văn hóa đặc sắc đối với những du khách khi ghé thăm.
Vì người Chăm An Giang theo đạo Hồi, được gọi là người Chăm Islam nên
các thủ tục trong hôn lễ đám cưới cũng sẽ khác với những đám cưới của các dân tộc khác.
Theo tục lệ xưa, đôi trai gái dân tôc Chăm ở An Giang không được gầṇ nhau.
Chàng trai, cô gái Chăm nên duyên vợ chồng là nhờ sự tìm hiểu của gia đình. Khi
con trai trưởng thành cũng là lúc cha mẹ nghĩ đến việc cưới vợ cho con. Tìm được
cô dâu ưng ý, gia đình chàng trai sẽ cậy nhờ người thân tín đến dò ý nhà cô gái. Nếu
nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ cho người đại diện đến chính thức xin cưới. Sau khi 2 nhà
gặp gỡ và đi đến thống nhất, lễ hỏi sẽ được tiến hành.
Đúng ngày định, hai bên họ tộc, chức sắc, bô lão được mời đến nhà gái dự
tiệc. Đồng thời nhà trai mang theo một mâm trái cây làm lễ vật và những vật dụng
cần thiết cho cô dâu trong đời sống riêng sau này như: xà rông, khăn đội đầu, kim
chỉ... Ít hôm sau, nhà gái “trả lễ” nhà trai một mâm bánh. Gần tới ngày cưới, phụ nữ
bên đàng trai mang nhà gái y phục ngày cưới cho cô dâu và trao một phong bì “tiền
chợ” chuẩn bị đám cưới cho nhà gái. Còn người đàn ông bên nhà trai sẽ mang giường
nằm và một cặp chiếu hoa sang nhà gái. Đàng nhà gái sẽ dọn dẹp và trang hoàng phòng cưới.
Trong ngày cưới, cô dâu mặc áo dài bằng nhung hay nhiễu dài đến gối, trùm
khăn ren trắng, tóc và hai tai đều cài hoa và trâm cài đầu với các trang sức như vòng
vàng, kiềng, nhẫn xuyến... Chú rể mặc quần áo dài, quàng khăn, đội mũ vải màu
trắng, móng tay, móng chân nhuộm đỏ bằng lá cây như cô dâu.
Lễ cưới diễn ra trong ba ngày:
1. Ngày đầu tiên là ngày họp họ - làm bánh. Bánh dùng trong lễ cưới gồm có 3
loại bánh là bánh ha bum (bông lan), tapaikagah, gti kling (bánh ba lỗ) và món cơm cà ri.
2. Ngày thứ hai - ngày “lên ghế” (giường), cả hai gia đình nhà gái, nhà trai tựlàm
lễ cầu nguyện ở mỗi gia đình, người đại diện sẽ đọc những lời chúc cầu nguyện
cho cô dâu, chú rể sống bình an, hạnh phúc, sau đó mời cơm dân làng. lOMoAR cPSD| 10435767
3. Ngày thứ ba - “đưa rể”, nhà trai tự đưa chú rể đến nhà gái.
Theo phong tục người Chăm, chàng trai phải đi ở rể vì vậy, sẽ diễn ra nghi
thức tiễn người thanh niên đi lấy vợ. Trong tiếng hát Chăm có đoạn: “Xin cha mẹ
tha thứ, con từ giã cha mẹ”.
Trước khi đến nhà gái, nhà trai phải đến thánh đường làm lễ. Ở thánh đường,
bố cô dâu và đại diện cho gia đình nhà gái gồm hai vị bô lão có uy tín được lựa chọn
cẩn thận cũng có mặt. Chú rể ngồi giữa hai người đại diện của nhà gái và trước mặt
bố vợ trước sự chứng kiến của đại diện nhà trai và bố chú rể. Người cha cô dâu cầm
tay chú rể và nói: “Ta gả con gái ta tên … cho con với tiền đồng và tiền chợ là…”.
Chú rể kính cẩn đáp: “Tôi nhận cưới con gái ông tên… với số tiền đồng và tiền chợ
là…”. Sau đó, hai người đại diện chứng kiến sẽ đọc kinh cầu nguyện cho đôi lứa.
Rồi mọi người cùng cầu nguyện cho cô dâu, chú rể sống trăm năm hạnh phúc.
Sau buổi lễ, chú rể được đưa đến nhà gái. Khi chú rể bước chân lên bậc thang
nhà gái, đại diện nhà gái là một người phụ nữ phúc hậu sẽ rửa chân cho chú rể để thể
hiện sự hiếu khách của nhà gái đối với nhà trai và có hai người phụ nữ sẽ trải thảm
trắng để chú rể bước vào nhà. Tiếp theo, có một người trong nhà gái dẫn chú rể đến
phòng cô dâu. Tới phòng, chú rể sẽ gỡ cây trâm cài trên tóc cô dâu, cô dâu ngồi bên
trái chú rể, cả hai ngồi ra giữa thành giường. Trên giường lúc này có 4 người nữ có
chồng ngồi bên trái, bên phải, ở trên, dưới giường cưới cùng với cô dâu chú rể nghe
đọc kinh cầu nguyện. Tiếp đó, chú rể, ra ngoài chào hỏi mọi người. Sau đó, đoàn
nhà trai và chú rể về nhà và tối chú rể sẽ được đám đông thanh niên và phụ nữ đưa trở lại nhà gái.
Sau bữa ăn tối, trong phòng cưới, bốn người phụ nữ sẽ chuẩn bị tiến hành một
nghi lễ khá quan trọng được gọi là lễ “lượm bạc cắc”. Tức là người ta sẽ cho vào
chậu nước 10 đồng bạc, đôi tân hôn cùng đưa 1 bàn tay vào nhặt những đồng bạc.
Ai nhặt được nhiều hơn sẽ có tiếng nói quyết định trong gia đình sau này. Sau hôn
lễ, chú rể phải ở nhà cô dâu ba tối đầu tiên, sau đó, chuyện ở rể hay về làm dâu sẽ
do hai bên gia đình thỏa thuận hoặc là có thể dọn ra ở riêng nếu mà cả hai vợ chồng
có nền kinh tế ổn định.
Và ngày nay, tại các làng Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang đã và đang áp dụng
phổ biến các dạng du lịch cộng đồng, trải nghiệm cuộc sống của người Chăm đến
với du khách ghé thăm. Các làng Chăm nổi tiếng như làng Chăm Châu Phong đang
có những hình thức du lịch giúp cho du khách trải nghiệm chân thực nhất các hoạt
động thường ngày như: trải nghiệm dệt thổ cẩm, sà rông, trang phục truyền thống
Chăm hoặc là du khách có thể thuê trang phục truyền thống Chăm để trải nghiệm
phong tục cưới hỏi và không gian đám cưới Chăm. Đây đều được xem là những hình lOMoAR cPSD| 10435767
thức du lịch thú vị, thu hút lượng lớn du khách ghé thăm để người Chăm An Giang
có thể trực tiếp quảng bá hình ảnh đẹp của một cộng đồng dân tộc đến với du khách. lOMoARcPSD| 10435767 KẾT LUẬN
Trong xã hội hiện đại, đời sống nhân loại ngày càng được nâng cao. Nhu cầu
về vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí,...Ngày càng trở thành món ăn tinh thần bổ ích của
mọi người. Nhờ đó, du lịch trở thành trào lưu phát triển như vũ bão. An Giang nói
chung, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh nói riêng có những bước tiến trong phát triển du lịch.
Người Chăm ở An Giang với những lễ hội văn hóa độc đáo như lễ Roya, sự
sáng tạo về kiến trúc nhà ở gắn với nền văn minh sông nước, kiến trúc Thánh đường
mang đậm dáng dấp phương Tây, sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực, kết hợp với
thiên nhiên sông nước hữu tình, thơ mộng,... Tất cả các yếu tố đó trở thành tiềm năng
lớn để phát triển du lịch địa phương.
So với vùng Nam Trung Bộ, du lịch văn hóa của người Chăm ở An Giang
chưa phát triển bằng nhưng nhìn chung cũng rất phong phú và đa dạng bởi lẽ nơi đây
người Chăm vẫn còn lưu giữ tính truyền thống và tập tục sinh hoạt của mình. Đồng
thời trong quá trình di cư, định cư qua nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ họ đã tiếp
thu những tinh hoa văn hóa của các vùng miền. Ngoài kiến trúc Thánh đường thì
kiến trúc nhà ở cũng mang đậm nét văn hóa đặc thù, khác hẳn với kiến trúc của đồng
bào Chăm ở các vùng miền khác. Hệ thống lễ hội cũng rất phong phú và đa dạng,
sinh hoạt văn hóa cộng đồng cũng thường xuyên được tổ chức. Nhiều lễ hội dân gian
còn gắn liền với các Thánh đường Hồi giáo như lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ tang,...
Đến dự lễ hội du khách sẽ cảm nhận được những nét truyền thống quý báu của người
Chăm, chiêm ngưỡng và thưởng thức những lời ca, điệu múa, thức ăn, được hòa
mình trong những vải lụa, trang sức và các mặt hàng thổ cẩm khác với những gam
màu độc đáo. Cùng ở lại sinh hoạt, ăn uống và tự biến mình thành một người Chăm
thực thụ để cảm nhận sự mới lạ, hấp dẫn trước những giá trị trong văn hóa dân gian của đồng bào Chăm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sản phẩm du lịch: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/du-lich-van-
hoaduoc-hieu-nhu-the-nao-tai-nguyen-du-lich-van-hoa-bao-gom-nhung-gi- theoquy-dinh-hie-231373-
112184.html#:~:text=Du%20l%E1%BB%8Bch%20v
%C4%83n%20h%C3%B3a%20l%C3%A0,h%C3%B3a%20m%E1%BB
%9Bi%20c%E1%BB%A7a%20nh%C3%A2n%20lo%E1%BA%A1i.
2. Sản phẩm du lịch: https://luatduonggia.vn/san-pham-du-lich-la-gi-dac- diemvai-tro-va-phan-loai/
3. Tính đặc trưng của sản phẩm du lịch: https://evbn.org/san-pham-du-lich-
lagi-dac-diem-vi-du-cu-the-1657557696/ lOMoARcPSD| 10435767
4. Phân loại: https://esrt.vn/vi-du-ve-san-pham-du-
lich/#Phan_loai_cac_san_pham_du_lic h
5. Du lịch văn hóa: https://vinwonders.com/vi/bai-viet-du-lich/du-lich-vanhoa-
la-gi-top-10-dia-danh-noi-bat-tai-viet-nam/
6. Sản phẩm du lịch văn hóa: https://luatduonggia.vn/san-pham-du-lich-la-
gidac-diem-vai-tro-va-phan-loai/
7. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể: (1)https://accgroup.vn/tai-nguyen-
dulich-nhan-van-vat-the-la-gi.
(2) https://luanvanviet.com/tai-nguyen-du-lich-la-gi/.
8. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể:
(1) https://accgroup.vn/tai-nguyen-du-lich-nhan-van-phi-vat-the.
(2) https://accgroup.vn/dac-diem-tai-nguyen-du-lich-nhan-van.
(3) https://iced.edu.vn/van-hoa-phi-vat-the/ .
9. Sơ lược tỉnh An Giang: https://timhieuvietnam.vn/gioi-thieu-tong-
quan-ve-tinh-an-giang https://angiang.gov.vn/wps/portal/Home/gioi-
thieu 10. Tài nguyên thiên nhiên:
https://angiang.gov.vn/wps/portal/Home/gioi-thieu
11. Tài nguyên nhân văn: https://www.vietfuntravel.com.vn/blog/top-nhung-le-
hoi-dac-sac-khong-thebo-qua-o-an-
giang.html#:~:text=Top%205%20l%E1%BB%85%20h
%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BA%B7c%20s%E1%BA%AFc%20kh
%C3%B4ng%20th%E1%BB%83,...%205%205.%20L%E1%BB%85%20h
%E1%BB%99i%20%C4%91%C3%ACnh%20Ch%C3%A2u%20Ph
%C3%BA https://www.traveloka.com/vi-vn/explore/culinary/dac-san-an- giang/164035
12. Đám cưới Chăm An Giang: https://dangcongsan.vn/van-hoa-vung-sauvung-
xa-bien-gioi-hai-dao-vung-dan-toc-thieu-so/tu-truyen-thong-toi-hiendai/le-
cuoi-dan-toc-cham-o-an-giang-608267.html