Tình huống đặt ra cho nhà quản lý đội nhóm- Khoa học quản lý | Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội
Tình huống đặt ra cho nhà quản lý đội nhóm- Khoa học quản lý/Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 41967345
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 1 KHOA HỌC QUẢN LÝ
Chủ đề 1. Đa số các nhà quản lý trẻ hiện nay chọn phong cách lãnh đạo gần gũi và
thân thiện với nhân viên. Nhà quản lý không muốn áp đặt hay thể hiện quyền lực
trước nhân viên. Do đó một số nhân viên trong nhóm có cá tính mạnh thì có phần
lấn lướt cả tôi. Trong công việc họ tự cho mình quyền quyết định mà không cần
thông qua quản lý. Trong một số buổi họp với khách hàng cấp dưới còn tranh lời của
cả quản lý… Nhà quản lý trong trường hợp này đang sử dụng không đúng những
nguyên tắc quản lý nào? Cần khắc phục như thế nào?
Chủ đề 2. Bộ phận tuyển một nhân viên mới A có kinh nghiệm làm việc tốt tại một
công ty khác. Nhân viên mới là người có năng lực nhưng mắc chứng bệnh "ngôi
sao", tính cách khá tự cao và luôn chứng tỏ mình tài giỏi và chuyên nghiệp hơn người
khác. Theo như các đồng nghiệp cũ khác của A phản ánh, người này rất khó gần cả
trong công việc và đời sống, luôn có những so sánh công ty cũ với công ty hiện tại....
khiến nhiều đồng nghiệp khác khó chịu. Nhưng trong một team, người quản lý cần
mọi người hợp tác cùng làm việc nên e ngại tình hình này sẽ làm một con sâu đang
làm rầu nồi canh. Nếu bạn là sếp của anh này thì bạn sẽ có giải pháp gì?
Chủ đề 3. Trong một nhóm có nên có quá nhiều " nhân tài " hay nhân viên giỏi?
Hiện nay A đang là quản lý của một nhóm gồm các nhân viên được đánh giá là giỏi
chuyên môn và có năng lực, kỹ năng để hoàn thành các công việc của nhóm. Nhưng
xuất hiện một vấn đề là khi có nhiều người giỏi trong một nhóm thì mỗi thành viên
đều có hướng suy nghĩ phân tích khác nhau. Phản biện, phân tích rất nhiều góc nhìn lOMoARcPSD| 41967345
khác nhau, thật sự nhà quản lý nhóm trong đủ thời gian để lắng nghe và hiểu hết các
vấn đề nêu ra của các thành viên trong nhóm.
Vậy vấn đề đặt ra là nhà quản lý có cần có giải pháp để trung hòa hết tất cả các
thành viên trong nhóm không? Hay phải giải quyết vấn đề này theo khoa học quản lý như thế nào?
Chủ đề 4. Trong một năm gần đây, công ty và ban lãnh đạo bắt đầu chú trọng hơn
vào công tác nhân sự. Ban lãnh đạo cùng phòng nhân sự đã xây dựng và có sự đầu
tư lớn vào các chính sách nhân sự cụ thể là chương trình phúc lợi cho nhân viên, xây
dựng chính sách khen thưởng phù hợp hơn cho từng vị trí công việc, cải tạo không gian làm việc….
Nhưng khi khảo sát nội bộ vào cuối năm, thì lại nhận được kết quả đáng buồn,
phần lớn nhân viên không thấy hài lòng với môi trường làm việc ở đây. Kết quả cho
thấy những thay đổi mà bộ phận quản lý quan tâm và làm cho nhân viên, họ vẫn
không cảm nhận đó là sự quan tâm chăm sóc nhằm cải thiện chất lượng công việc và cuộc sống cho họ.
Vậy làm cách nào để nhân viên hiểu được và cảm thấy hài lòng hơn với những gì
công ty đang đem đến cho họ?
Chủ đề 5. Trước đây, bạn A đã làm quản lý cho một bộ phận trong công ty khoảng
7-10 nhân viên nên mọi thứ còn đơn giản Hiện nay, bạn A đang sắp được giao làm
quản lý một team lớn hơn với số lượng thành viên từ 30 – 50 người nên vị trí mới
với số lượng nhân viên đông hơn rất nhiều nên A rất lo lắng và chưa biết ứng phó như thế nào?
Vậy các giải pháp quản lý phù hợp mà A nên triển khai khi quản lý đội nhóm với
các thành viên nhiều hơn để vẫn duy trì hiệu quả quản lý? lOMoARcPSD| 41967345
Chủ đề 6. Khi nhân viên mắc sai lầm nghiêm trọng, là nhà quản lý bạn sẽ tha thứ hay sa thải?
Trong bộ phận do bạn đang quản lý có 1 nhân viên mắc sai lầm khá nghiêm
trọng, việc này làm ảnh hưởng đến công việc của đội nhóm hiện tại. Sau đó, nhân
viên này đưa đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, người này là nhân viên tốt về kĩ năng
chuyên môn cũng như thái độ làm việc, sai lầm kia là chuyện ngoài ý muốn. Đúng
về nguyên tắc của công ty nếu vi phạm lỗi kia sẽ bị thôi việc. Liệu có nên chấp nhận
đơn nghỉ việc không hay nên cho anh ta một cơ hội? Vì để vuột mất một nhân viên
tốt sẽ là một tổn thất không nhỏ của team, nhưng giữ lại liệu có gây xáo trộn nội bộ,
dẫn đến tâm lý không làm chủ, thiếu trách nhiệm của mọi người? Và nếu giữ, thì
nên giữ thế nào để các nhân viên còn lại không có suy nghĩ sếp thiên vị người kia và
không tuân thủ quy định công ty?
Chủ đề 7. Làm sao tìm được nhân viên giỏi cho mình?
Bạn A là quản lý của một doanh nghiệp về mảng FMCG và quản lý team của
mình rất tốt trong thời gian làm tại doanh nghiệp này. Sau đó, bạn A chuyển sang
một vị trí quản lý bên doanh nghiệp khác hoạt động bên mảng xây dựng, để thuận
lợi trong công việc quản lý và muốn giữ những nhân viên giỏi và có nhiều thành tích
ở công ty cũ nên bạn A đã mời các nhân viên giỏi trong nhóm cũ của mình bên doanh
nghiệp FMCG sang công ty mới.
Nhưng khi làm việc, ở công ty mới thì các thành viên giỏi ở đội nhóm cũ lại
không thể đem lại hiệu quả như quản lý A mong đợi. Vậy nếu bạn là nhà quản lý
cần phải làm gì khi muốn tìm các ứng viên/nhân viên giỏi khi chuyển sang một vị
trí quản lý mới ở công ty khác?
Chủ đề 8. Làm cách nào để gắn kết các thành viên trong nhóm lại ?
Quản lý A đang quản lý một đội nhóm nhân viên sales, trong nhóm có nhiều
nhân viên sales có tính cách khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Giữa các nhân lOMoARcPSD| 41967345
viên này không có điểm chung nào và cũng có chuyên môn từ nhiều ngành khác
nhau (do hầu hết làm trái ngành). Do đó, các nhân viên trong nhóm trong thích nói
chuyện với ai vì tất cả đều rất mới, và thậm chí trong nhóm có những nhân viên ghét
nhau tột độ vì có một số xung đột trong quá khứ.
Nếu bạn là nhà quản lý, bạn sẽ có những giải pháp nào để gắn kết những nhân
viên trong đội nhóm này để đạt mục tiêu chung và vì hiệu quả công việc không?