Toán 10 Bài 12: Số gần đúng và sai số - Kết Nối Tri Thức
Toán 10 bài 12 Kết nối tri thức trang 77 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần hoạt động và 6 bài tập trong SGK bài Số gần đúng và sai số thuộc chương V Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm.
Chủ đề: Chương 5: Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm (KNTT)
Môn: Toán 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Hoạt động Toán 10 Bài 12 Kết nối tri thức Hoạt động 1
Ngày 8 – 12 – 2020, Trung Quốc và Nepal ra thông cáo chung khẳng định chiều cao mới đo
được của đỉnh núi cao nhất thế giới Everest là 8 848,86m.
Trong các số được đưa ra ở tình huống mở đầu, số nào gần với số được công bố ở trên? Gợi ý đáp án
Trong các số đã cho ở tình huống mở đầu, ta thấy số gần với số được công bố là: 8 848,13m. Hoạt động 2
Trang và Hảo thực hiện đo thể tích một cốc nước bằng hai ống đong có vạch chia được kết
quả như Hình 5.1. Hãy cho biết số đo thể tích trên mỗi ống. Gợi ý đáp án
Số đo thể tích trên ống thứ nhất là: 13 cm3;
Số đo thể tích trên ống thứ hai là: 13,1 cm3. Hoạt động 3
Trong HĐ2, Hòa dùng kính lúp để quan sát mực nước trên ống đo thứ hai được hình ảnh như
Hình 5.2. Kí hiệu cm3 là số đo thể tích của nước.
Quan sát hình vẽ để so sánh |13 − | và |13,1 − | rồi cho biết trong hai số đo thể tích 13cm3
và 13,1 cm3, số đo nào gắn với thể tích của cốc nước hơn. Gợi ý đáp án
Quan sát hình vẽ, ta có: |13 − | > |13,1 − |
=> Trong hai số đo thể tích 13cm3 và 13,1 cm3, số đo 13,1 gắn với thể tích của cốc nước hơn.
Giải Toán 10 trang 77 Kết nối tri thức tập 1 Bài 5.1 trang 77
Trong các số sau, những số nào là số gần đúng?
a) Cân một túi gạo cho kết quả là 10,2kg
b) Bán kính Trái Đất là 6 371 km.
c) Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất 365 ngày. Gợi ý đáp án
a) Khi cân một túi gạo thì ta kết quả là một số gần đúng vì đây là một cách đo đạc.
b) Ta không biết chính xác bán kính Trái Đất nên 6 371 cũng là số gần đúng.
c) Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất 365 ngày cũng là số gần đúng. Bài 5.2 trang 77
Giải thích kết quả “Đo độ cao của một ngọn núi cho kết quả là 1 235 +5 m” và thực hiện làm tròn số gần đúng. Gợi ý đáp án
- Giải thích: “Đo độ cao của một ngọn núi cho kết quả là 1 235 ± 5m
Độ cao của ngọn núi gần với 1235m và độ chính xác là 5m Bài 5.3 trang 77
Sử dụng máy tính cầm tay tìm số gần đúng cho
với độ chính xác 0,0005. Gợi ý đáp án Ta được
Ta chọn số gần đúng là 1,912931183.
Độ chính xác d=0,0005 nên ta có hàng làm tròn là hàng phần nghìn.
Số ở hàng phần nghìn là số 2, số bên phải là số 9>5 nên ta tăng 2 thêm 1 đơn vị và được số
quy tròn của 1,912931183 là 1,913 Bài 5.4 trang 77
Các nhà vật lí sử dụng ba phương pháp đo hằng số Hubble lần lượt cho kết quả như sau:
Phương pháp nào chính xác nhất tính theo sai số tương đối? Gợi ý đáp án Phương pháp a = 67,31;d = 0,96 Sai số tương đối Phương pháp 2: a = 67,90;d = 0,55 Sai số tương đối Phương pháp 1: a = 67,74;d = 0,46 Sai số tương đối
Ta thấy 0,14 > 0,0081 > 0,0068
=> phương pháp 3 có chính xác nhất. Bài 5.5 trang 77
An và Bình cùng tính chu vi của hình tròn bán kính 2 cm với hai kết quả như sau: Kết quả của An: Kết quả của Bình: Hỏi:
a) Hai giá trị tính được có phải là các số gần đúng không?
b) Giá trị nào chính xác hơn? Gợi ý đáp án
a) Vì công thức chu vi đường tròn là
với R là độ dài bán kính, trong đó là số không thể
tính chính xác được mà chỉ có thể lấy số gần đúng nên hai giá trị tính được là số gần đúng. b) Kết quả của An: Kết quả của Bình: Ta thấy
=> Kết quả của An chính xác hơn. Bài 5.6 trang 77
Làm tròn số 8 316,4 đến hàng chục và 9,754 đến hàng phần trăm rồi tính sai số tuyệt đối của số quy tròn. Gợi ý đáp án
- Làm tròn số 8 316,4 đến hàng chục
Số làm tròn là số 1, số bên phải số 1 là số 6>5 => Tăng thêm 1 đơn vị
=> Số quy tròn là: 8 320 Sai số tuyệt đối:
- Làm tròn số 9,754 đến hàng phần trăm
Số làm tròn là số 5, số bên phải số 5 là số 4<5
=> Giữ nguyên 5 và bỏ các số bên phải đi. => Số quy tròn là: 9,75 Sai số tuyệt đối: