Tóm tắt lý thuyết môn Nhập môn Răng hàm mặt nội dung về: Tóm tắt lịch sử nha khoa và đào tạo nha sĩ | Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt lý thuyết môn Nhập môn Răng hàm mặt nội dung về: Tóm tắt lịch sử nha khoa và đào tạo nha sĩ | Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

 

lOMoARcPSD|38841209
TÓM TẮT LỊCH SỬ NHA KHOA VÀ ĐÀO TẠO NHA KHOA, ĐÀO TẠO BÁC SĨ
NHA KHOA CHO TƯƠNG LAI
“Không hiểu biết những gì đã được giải quyết trong quá khứ thì chúng ta luôn tiếp tục như một đứa
trẻ, và Nếu không dùng những gì đã được các thế hệ trước tạo ra thì thế giới sẽ phải tồn tại trong sự
hiểu biết của một nhũ nhi”.
Marcus Tullius Cicero (3/1/106 T.C. 7/12/43 T.C.)
“Bạn càng nhìn được sâu về quá khứ, thì bạn càng nhìn được xa đến tương lai”
Winston Churchill, 1944
Phần thứ nhất Tóm lược Lịch sử nha khoa và đào tạo nha khoa
Thời cổ đại
- Ai Cập cổ đại: quan niệm về bệnh tật
- Lưỡng Hà cổ đại: Bộ luật Hamurabi, con sâu răng
- Hy Lạp cổ đại: Đền y tế (spa), Hipocrates
Thời trung đại
- Thế kỷ 17 – 18
- Pièrre Fauchard
- Đào tạo Nha khoa bậc đại học
LỊCH SỬ NHA KHOA CỔ ĐẠI
AI CẬP CỔ ĐẠI (3150 TC – 332 TC)
Quan niệm về bệnh tật: là trạng thái cơ thể bị ma quỉ khống chế theo những cách khác nhau:
- Hiện diện trong cơ thể,
- Phóng chất độc / khí độc / điềm xấu bao trùm hoặc đi vào người bệnh nhân
Y khoa tích hợp với phép thuật, niềm tin tôn giáo, Điều trị bằng bùa phép, mê dụ, một số loại thuốc.
Do tầng lớp thầy tu kiêm bác sĩ (pastophori) thực hành
LƯỠNG HÀ (Mesopotamia) (3200 TC - 539 TC )
Ở Tây Á, một phần Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Syria, thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, giữa Tigris và Euphrates
Bộ luật Hammurabi, là một trong những bộ luật cổ nhất, trong đó có nhiều điều luật về hành nghề y,
nha khoa. luật qui định chi phí điều trị khi phẫu thuật thành công và phạt nếu không thành công, phụ
thuộc vào vị trí xã hội của bệnh nhân. Luật cũng đặt răng ở vị trí có giá trị cao vào thời đó Điều
200: Nếu một người làm gãy răng của một người cùng đẳng cấp, răng người đó sẽ bị lấy bỏ. Điều
201: Nếu một người làm gãy răng của một người ở đẳng cấp thấp hơn, người đó sẽ bị phạt 1/3 mine
bạc (~168 g).
Đầu thế kỷ 2 TC, quan niệm con sâu răng sáng tạo điển hình của nha khoa Lưỡng Hà, đã nêu bằng
chứng sinh vật (?) của nguyên nhân gây đau răng/ sâu răng
-> xuất hiện các phương pháp điều trị nha khoa cxưa nhất là đóng góp ý nghĩa nhất của văn
minh Lưỡng Hà đối với nha khoa.
Nếu một người bị lung lay và đau răng, trộn hỗn hợp gồm [nhựa thơm, a ngùy, cần, nhựa thông], chà
vào răng đau cho đến khi máu chảy ra thì sẽ khỏi.
Nếu một người răng bị đổi màu, trộn [muối, hòa thảo, cần, nhựa thông], chà lên răng bằng ngón
tay.
HY LẠP CỔ ĐẠI (từ TK 9 TC – 6 SC)
Trong giai đoạn cổ nhất, y khoa Hy Lạp dựa trên nền tảng mê tín, tôn giáo và được điều hành bởi các
thầy tu trong các đền y tế (spa).
Trong quá trình phát triển, những phương cách điều trị có lý lẽ dần thay thế mê tín dị đoan
lOMoARcPSD|38841209
Hiểu biết và thực hành được truyền từ đời cha sang đời con trong nhiều thế hệ.
Nhiều bác học học thuyết xuất hiện, tầm ảnh hưởng lâu dài đối với khoa học y học
HIPPOCRATE (460 - 370 TC)
Lãnh đạo trường Y khoa Hy Lạp (rational school of Greek medicine) Cos, được coi Người Cha
của y khoa.
Sức khỏe là khi bốn chất dịch và nguyên tố ở trạng thái cân bằng, bệnh tật xuất hiện khi sự cân bằng
bị rối loạn. Sau này, cộng sự và các học trò của Hippocrates ghi chép các bài giảng thành “tổng tập
Hippocates” (corpus Hippocratus”).
Theo Hippocrates, nhổ răng còn chắc và ngầm cực kỳ nguy hiểm, do đó chỉ nên nhổ răng lung lay và
sử dụng kìm bằng chì để tránh làm gãy chân răng. Chỉ nhổ răng khi điều trị không hiệu quả Răng bị
sâu là do tích tụ đờm, điều trị gồm chích rạch máu, làm sạch và đắp nhiều loại thuốc thảo mộc.
Hippocrates nhấn mạnh khía cạnh đạo đức và trách nhiệm xã hội của bác sĩ.
Lời thề Hippocrates (Hippocratic Oath) có thể tóm tắt trong châm ngôn
“cứu giúp người bệnh và không làm điều có hại” (“help the patient and do no harm”)
“tôi sẽ không dùng đến con dao mổ, ngay cả khi chứng kiến (người bệnh) phải chịu đựng sự đau đớn
do sỏi, mà rút lui để dành việc đó cho kỹ thuật viên” (hoặc “cho người được thuê làm việc này” ).
Phẫu thuật và nha khoa (thao tác thực hành) bị tách rời với thao tác trí tuệ của bác sĩ y khoa (chẩn
đoán, tiên lượng, kê đơn điều trị).
Trong những thế kỷ tiếp sau, sự chia tách giữa phẫu thuật & nha khoa với y khoa bác sĩ y khoa ở vị trí
cao hơn do ưu thế về kiến thức tiếng Latin và nền giáo dục đại học.
Y-NHA KHOA THỜI TRUNG ĐẠI
GIÁO DỤC Y-NHA KHOA THỜI TRUNG ĐẠI
Đào tạo và Chương trình Y khoa
Sự phát triển có ý nghĩa trong đào tạo y khoa là việc thành lập trường y cùng cơ sở chữa bệnh ở
Salerno (Ý) trong thế kỷ 10 (Schola Medica Salernitana)
Học vị “Bác sĩ Y khoa” (Doctor of Medicine) lần đầu tiên được cấp ở trường Asti (Ý) năm 1329 . Ở
Anh, giáo dục y khoa bắt đầu tại trường Oxford vào đầu thế kỷ 13 và tại trường Merton thế kỷ 14.
Tiếp sau sự ra đời của trường y Salerno, nhiều trường y danh tiếng được thành lập ở các thành phố
lớn: Bologna (1088) và Padua (1222) (Ý), Montpellier (1289) và Paris (1253?) (Pháp), thu nhận sinh
viên trên khắp Châu Âu.
Thực hành y khoa
Bác sĩ (physicians) nắm giữ vị trí đỉnh của tháp chăm sóc sức khỏe
BS được đào tạo trong các trường đại học y khoa bằng tiếng Latin sau khi tốt nghiệp, được quyền
mặc áo thụng (academic robe)
Một số ít phẫu thuật viên theo học và tốt nghiệp chương trình y khoa trở thành chuyên viên phẫu
thuật (master-surgeons) và đứng trong hàng ngũ phẫu thuật viên áo thụng (surgeons of the long
robe). Tuy vậy, hầu hết phẫu thuật viên không qua trường lớp, không biết tiếng Latin, gồm: Phẫu
thuật viên áo ngắn (surgeons of the short robe), Nha viên (dentators): thợ mổ chuyên về răng, Phẫu
thuật viên không qua trường lớp (lay surgeons).Thợ mổ (barber-surgeons) giữ vị trí thấp trong hệ
thống chăm sóc, được giao thực hiện các công việc nhỏ: chích máu (bloodletting), băng bó, nhổ răng
(toothdrawing) và bôi thuốc. Họ thực hiện công việc tay chân mà không có cơ sở lý thuyết khoa học.
Thực hành phẫu thuật và nha khoa
Sự chia tách phẫu thuật khỏi y khoa ở Pháp thể hiện rõ khi Đại học Paris (1215) cấm những người tốt
nghiệp y khoa thực hiện phẫu thuật vì việc này được coi là hạ thấp giá trị của bác sĩ y khoa.
Năm 1239, trường Montpellier loại bỏ phẫu thuật viên khỏi chức danh
lOMoARcPSD|38841209
Như vậy, các trường y đã tự tách phần thực hành phẫu thuật (và nha khoa) khỏi nghệ thuật chữa bệnh
của họ.
Phẫu thuật (bao gồm nha khoa) vẫn còn là một nghề thủ công, đạt được bằng cách học truyền nghề.
Để đạt được sự bình đẳng với bác sĩ, điều kiện tiên quyết và ngày càng trở nên cấp bách đối với phẫu
thuật viên (bao gồm nha khoa), là cần phải có sách và chương trình đào tạo trong nhà trường.
PIÈRRE FAUCHARD, NGƯỜI CHA CỦA NHA KHOA HIỆN ĐẠI
Pièrre Fauchard (1678 1761), người Pháp, tác giả cuốn “Le Chirurgien Dentste, ou Traité des
Dents” (1728) (Người Nha sĩ, hay Chuyên luận về Răng được coi là Người Cha của nha khoa hiện
đại.
Nha khoa thời Fauchard còn ở tình trạng sơ khai, không có chương trình đào tạo chính qui và chưa
điều luật chính thức để điều chỉnh
Fauchard cho rằng nha khoa cần được xem như một nghề phải qua đào tạo, vì vậy, ông cần sự ủng hộ
của giới y khoa và phẫu thuật cho một quyển sách giáo khoa về một nghề mới, một công trình đầy đủ
đầu tiên về nha khoa
Năm 1719, ông định mở phòng khám tại đường Fosses St. Germain (cũng còn gọi đường
Comédie Française) trong Đại học Circle, Paris với danh xưng “Phẫu thuật viên-Nha sĩ” (“Chirurgien
-Dentiste” / surgeon-dentist), đây là danh xưng lần đầu tiên được sử dụng. Sau này, danh xưng DDS
(doctor of dental surgery) được dùng trong tiếng Anh cuốn “Le Chirurgien Dentiste” , tuy “cũng còn
sót lại rải rác những mảnh (sai lầm) thời cổ đại và trung cổ” , là kết quả của quá trình học và tự học,
khả năng thực hành đa lĩnh vực, uy tín chuyên môn và nhân cách cũng như cách làm việc trọng thị
của Pierre Fauchard. Chính những điều đó đã làm cuốn sách trở thành tác phẩm mở đường cho nha
khoa độc lập và tác giả nó được coi là Người Cha của nha khoa hiện đại.
MÔ HÌNH ĐÀO TẠO
Và MÔ HÌNH ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM
Có hai mô hình phổ biến: Odontology và Stomatology
1- Mô hình “Odontology” phổ biến ở các nước Bắc và Nam Mỹ, Bắc Âu và Tây Âu, Nhật, Ấn
Độ, Úc…Mô hình này tập trung vào dạy nha khoa và coi nha khoa như một ngành độc lập.
2- Mô hình “Stomatology” phổ biến ở các nước Đông Âu, Trung Âu, Nam Âu, Trung Quốc...
Mô hình này coi nha khoa như một ngành trong khoa học sức khỏe.
điểm mạnh và điểm yếu
Mỗi mô hình trên đều có điểm mạnh và điểm yếu
Mô hình Stomatology nhấn mạnh đến dạy học sức khỏe và bệnh tật toàn thân, như vậy sự phối hợp
và cộng tác giữa y khoa và nha khoa có hiệu quả. Tuy vậy, phần giảng dạy về các môn học và kỹ
thuật nha khoa và nha khoa công cộng bị hạn chế.
Mô hình Odontology nhấn mạnh về bệnh lý, dự phòng và kỹ thuật điều trị nha khoa nhưng điểm yếu
quan trọng nhất là có phần dễ đưa đến quan niệm tách răng miệng khỏi phần còn lại của cơ thể. Theo
mô hình này, thời gian đào tạo phổ biến là 4 – 5 năm
Nha sĩ hay Bác sĩ Nha khoa/RHM
Tương lai của nghề nghiệp đòi hỏi BS Nha khoa phải có khả năng xử lý những vấn đề y khoa phức
tạp của bệnh nhân RHM lớn tuổi và trẻ em (cũng có những vấn đề y khoa nghiêm trọng đang phát
sinh).
Người ta tin rằng các “nha sĩ” cần nền tảng y khoa tốt hơn. ràng, điểm khởi đầu của toàn cầu
hóa chuẩn năng lực đối với đào tạo nha khoa là nhấn mạnh hơn nữa theo hướng stomatology.
“Nha sĩ” sẽ phải là Bác sĩ Nha khoa/Răng Hàm Mặt!
Phần thứ Hai : Đào tạo Bác sĩ Răng Hàm Mặt cho tương lai
lOMoARcPSD|38841209
3 chìa khóa trở thành bác sỹ RHM
Học tập suốt đời
Tự do và sáng tạo
Tư duy phản biện và chủ động
Bắt đầu với sự kết thúc trong tâm trí
LICH SỬ RĂNG HÀM MẶT VIỆT NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
NỘI DUNG
1. Thời kỳ Kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
- Phía Bắc
- Phía Nam
2. Thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ (1955-1975)
* THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946-1954)
MIỀN BẮC
1946: Kháng chiến chống Pháp
Trường Đại Học Y Dược khoa Nội: chuyển lên Chiến khu Việt Bắc Thời
điểm đó: chỉ có Ban Răng Miệng
Năm 1947
- Phòng Nha khoa quân đội ở Liên Khu I (Thái Nguyên): Nha sĩ Nguyễn Dương Hồng
- Phòng Nha Bệnh viện Bộ tư lệnh: cô Phạm Thị Châm
- Phòng Nha Bệnh viện Phẫu thuật A Liên Khu 10 (sau đổi là Viện Quân Y 4): Cô Hoàng Thị Thục.
Năm 1948
- Pháp đánh Thái Nguyên
- Đặc điểm: Ngành Y tế chưa tổ chức được chuyên khoa Răng Miệng
- Phòng Nha Viện Quân Y 4 (làng Đại Đồng, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ): Nha sĩ Nguyễn Dương
Hồng và Ông Võ Văn Tỵ chuyển từ Thái Nguyên lên.
- Trang bị: 1 phòng chờ, 2 phòng chữa răng với 2 y chữa đạp chân, phòng làm răng giả- Phục vụ:
Chiến sĩ quân chủ lực, quân địa phương, dân quân du kích và nhân dân
Năm 1948
Đại học Y Hà Nội tổ chức thi tốt nghiệp Nha sĩ (chương trình 5 năm): SV Phạm Thị Châm →
Tốt nghiệp Nha sĩ Năm 1949
- SV Võ Văn T
- SV Hoàng Thị Thục
→ Tốt nghiệp Nha sĩ
Hệ không chính quy
Viện Quân Y 4: Đào tạo cán bộ sơ cấp → Nha tá
- 1948: Nguyễn Văn Dậu, Hồ Ân
- 1949: Phạm Quang Chương, Nguyễn Văn Thân, Hồ Tư
Sau năm 1950
- Chiến dịch Biên giới kết thúc → Vùng giải phóng Việt Bắc mở thông các nước XHCN
- Sáp nhập nhiều sở Nha Y Phòng Nha Khoa của Quân Y Viện 108 (Bằng Ninh, tỉnh Thái
Nguyên).
- Chuẩn bị Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chuyển xuống Vỗ Tranh → Võ Nhai → Đại Từ (Thái
Nguyên)
GS Võ Thế Quang
lOMoARcPSD|38841209
Quê quán: Tốt nghiệp Bác sĩ Nha khoa tại Pháp Đi thẳng từ Pháp về chiến khu Việt Bc quan ngã Mạc
Tư Khoa – Bằng Tường
Các hoạt động
- Tại Bệnh xá Ban Kiểm tra 12 (tức Thủ Tướng phủ): chịu trách nhiệm chăm sóc răng miệng cho
các đồng chí trong Văn phòng Trung Ương và Thủ tướng phủ
- 1952 1954: Mở rộng hoạt động điều trị ra nhiều nơi bí mật: Các cơ quan Trung ương, các Bộ
trong chính phủ Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam (tuyệt đối bí mật)
Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần Bộ Tổng tham mưu
- → Ty Y tế Đặc biệt (tương đương Cục bảo vệ sức khoẻ Trung Ương):
Trưởng ty: BS Phạm Ngọc Thạch Răng miệng: Nha sĩ Võ
Thế Quang nhân sự khác: quân y sĩ Vũ Hữu Giám, 2 nha tá
Vinh và Ninh
MIỀN NAM
Năm 1947
- Sở Y tế quân dân Y Nam bộ: chưa có chỉ đạo về ngành Nha
- Thực tế: nhu cầu điều trị bệnh lý răng miệng
→ Khu 7: Nha Y xá: Tám Chương, Lâm văn Quới
→ Khu 8: Bộ phận Nha Y: Nguyễn Văn Phúc
→ Quân Y vụ Khu 8: Lê Công Hạnh đi lưu động
(là nha công Sài Gòn)
Năm 1948
- Sở Y tế quân dân Y Nam bộ → Thành lâp Phòng Nha Y Nam bộ (3/1948).
- 8/1948 Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ: đặt văn phòng tại Rạch Lá (xã Trường Thọ, quận Vũng Liêm, tỉnh
Vĩnh Long) → chuẩn bị đào tạo Nha tá
Hoạt động của phòng Nha Y Nam bộ
Đào tạo:
- Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ điều hành và trực tiếp giảng dạy
- Lớp Nha tá khoá I khai giảng ngày 1/06/1949 với 9 học viên (chương trình 6 tháng) - Danh sách học
viên:
Nguyễn Thanh Danh, Văn Đảnh, Đinh Huy Hoàng, Văn Huân, Nguyễn Văn Ngự, Bùi quang,
Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Văn Xuân.
Điều trị:
- Tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân/ ngày- Bệnh nhân được chữa, nhổ, làm răng giả Trang bị:
- 5 ghế gỗ dã chiến
- 4 máy chữa răng đạp chân
- Vật liệu chữa, nhổ, làm răng giả mua và quyên góp từ Sài Gòn Bà Lê Thị Kế (vợ Nha sĩ Nguyễn Văn
Thủ), hay gọi làBảy Thủ: Người có công vận động BS, Nha sĩ có cảm tình cách mạng để quyên
góp và chuyển dụng cụ, vật liệu vào chiến khu Đào tạo:
- 5/1950: khai giảng khoá II Nha tá
- Lúc đầu: “Khoá Nguyễn Ngọc Phan(tưởng nhớ một đồng nghiệp hy sinh) “Khoá chuẩn bị
tổngphản công”: 34 học viên
- Đặt tại xã Ngọc Hoà, huyện Ngọc Chúc, tỉnh Cần Thơ (Khu 9) - Giảng viên:
NS Nguyễn Văn Thủ: Bệnh lý răng miệng, Hình thể R, Chữa răng
Nguyễn Trung Trai (SV Luật khoa ở Pháp → ngành Răng): thuốc và vật liệu nha khoa
lOMoARcPSD|38841209
Bùi Hữu Lộc: Giải phẫu sinh lý cơ thể
Huỳnh Thế Hưng: Giải phẫu đầu mặt
Bùi Quang, Võ Văn Đảnh: Hướng dẫn thực hành
Phát triển:
- Sinh hoạt chuyên môn hàng tuần với chủ đề Nha và Y chung
- Sinh hoạt Đảng ghép với Chi bộ Ty Công An
- Khu điều trị tiếp nhân trên 100 bệnh nhân/ ngày. Có BN ngủ tại phòng chờ để lấy số thứ tự
- BN từ nhiều nơi: Cán bộ, chiến sĩ Khu 7, Khu 8, quân tình nguyện
Campuchia, nhân dân nội thành (vùng địch chiếm đóng)…
Năm 1951
- Khoá Nha tá III: “Khoá Tổng phản công” từ tháng 3 – tháng 11/1951, có 26 học sinh.
- Tháng 12/1951: chiến trường Nam bộ căng thẳng: Pháp tăng cường ném bom, bắn phá, càn quét
sâuvào vùng giải phóng → Phòng Nha Y bị thiệt hại nặng.
- Phòng Nha Y phân tán:
+Tỉnh Cần Thơ
+Tỉnh Bạc Liêu: Kinh 13, huyện Trần Văn Thời.
+5/1953 mở lớp Nha tá Khoá 4, lấy tên “Khoá Văn Thuỳ, kết thúc 1/10/1953.
- 5/1954: cán bộ nhân viên Phòng chuẩn bị tập kết ra Bắc#Ý nghĩa Lịch sử Phòng Nha Y Nam Bộ:
- Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến chung
- Chăm sóc sức khoẻ răng miệng hiệu quả cán bộ, chiến sĩ, đồng bào trong suốt 9 năm kháng chiến
chống Pháp
- Khởi đầu: 1 nha sĩ, 1 nha công và 6 nhân viên văn phòng
→ tổ chức được 4 khoá Nha tá
→ Phát triển được Phòng Nha Y Nam bộ với trang thiết bị tương đối để
phục vụ được chiến sĩ và nhân dân.
→ đào tạo đội ngũ đông đảo Nha tá cho nhiều địa phương
→ điều trị hiệu quả với nhiều loại hình: trám chữa răng, nhổ răng và cả
trồng răng
*THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1955 1975)
Chiến thắng Điện Biên Phủ: 07/05/1954 →kết thúc vẻ vang kháng chiến Chống Pháp 3.000 ngày đêm
→ Đảng, chính phủ, các cơ quan quân dân chính: từ chiến khu Việt Bắc tiếp quản Hà Nội
→ Giải phóng nửa đất nước: các tỉnh từ sông Bến Hải (Quảng Bình) trở ra
→Miền Nam: tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ
NGÀNH RHM MIỀN BẮC CHI VIỆN CHO CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM
1955 1960
- Miền Bắc bản kết thúc giai đoạn phục hồi cải tạo kinh tế- Các tổ chức đầu ngành Nha: Bệnh
viện Việt Đức; Quân Y viện 108; hai Bộ môn Nha khoa Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Quân
Y.
- 11/1960: Hội nghị Ngành Nha lần thứ I:
Ngành Nha khoa → Ngành Răng Miệng Hàm Mặt (sau gọi là Răng Hàm Mặt) Nha
sĩ → Bác sĩ Răng Hàm Mặt.
- 11/1960: thành lập Hội RHM Việt Nam
+Ban Chủ Nhiệm đầu tiên BM Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội: GS Nguyễn Văn Thủ, GS Võ Thế
Quang, Trưởng P Y vụ Nguyễn Văn Thụ, GS Nguyễn Dương Hồng
lOMoARcPSD|38841209
1955 1965
- Cuộc chiến đấu Miền Nam chuyển sang giai đoạn quyết liệt
- Đế quốc Mỹ: vai trò can thiệp → lực lượng đồng minh cho chính quyền Sài Gòn, ngăn cản việc thống
nhất đất nước.
- 20/12/1960: Mặt trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời- Trở về miền Nam (đi B):
nhiệm vụ thiêng liêng và vinh dự.
- 1962: về Nam lớp đầu tiên: BS Nguyễn Văn Luận (Hoàng Linh); Lâm Thiện Quới (Thiên Trường);
Nguyễn Văn Thuỷ (Bảy Tú); Nguyễn Văn Đỏ (Bảy Dũng); Lê Quý, Nguyễn Văn Lợi (là quân y);
Phan Tấn Nghiệm, Trần Minh Tâm Đường Trường Sơn
- 1964: BS Nguyễn Văn Thủ vào chiến trường Nam bộ, theo đường thuỷ
- Trách nhiệm: trưởng ban Dân Y Miền Nam
- Sau: Thứ trưởng BYT Chính phủ Cách Mạng lâm thời
Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. Bí danh: BS Nguyễn Văn Chi (Bảy Chi)
- 1965: thêm YS Lý Hồng Khanh, BS Minh Quý, KTV Văn Thành, BS Huỳnh Long (Tư Lê)
vào Nam bộ sau 6 tháng hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh.
- Cục Quân Y: thành lập bệnh viện dã chiến có các chuyên khoa TMH, mắt, RHM
- Tây Ngun: BS Nguyễn Văn Lượng, Vũ Tùng, Nguyễn Văn Quảng
- Khu 9: Võ Văn T
- BV Trung ương Cục: Lê Ngọc Ban, Nguyễn Công Chánh
- Đoàn 559 trên Trường Sơn: Quách Duy Hoàn
05/ 1968
BS Nguyễn Quang Lộc:
- y dựng cơ sở RHM cho Ban Dân Y phân khu I (Bắc Gia Định)
1969
- y dựng bệnh viện Liên chuyên khoa RHM – Mắt – TMH trực thuộc Ban Dân Y Miền Nam
- Bắt đầu triển khai công tác Đào tạo Nha tá
03/1970
- y dựng chuyên khoa RHM tại bệnh Viện Hoàng Lệ Kha
- Tham gia: BS Nguyễn Quang Lộc, BS Nguyễn Trung Trai, YS Lý Hồng Khanh01/1972
- Thành lập Phòng chỉ đạo chuyên khoa RHM trực thuộc Ban Dân Y Miền Nam
- Thành phần: BS Nguyễn Quang Lộc, BS Nguyễn Trung Trai phụ trách Gồm 16 người
- Triển khai thêm 2 cơ sở RHM cho Lộc Ninh và Ty Y tế Bình Phước
1973 BS Võ Thế Quang
- Phó Chủ nhiệm BM Răng Hàm Mặt, vượt Trường Sơn vào chỉ đạo công tác đào tạo cán bộ.- Giúp
C24 (do BS Nguyễn Quang Lộc phụ trách) đào tạo y tá RHM: 22 học sinh và lớp KTV phục hình có
8 học viên.
Giai đoạn năm năm đầu thập niên 70 Chiến
trường Miền Nam có cả ba thế hệ:
- Thế hệ thứ nhất: Bác Bảy Thủ, Bác Tám Trai, BS Võ Thế Quang, BS Nguyễn Quang Lộc
- Thế hệ thứ hai: Nguyễn Anh Nam, Trần Minh Tâm, Võ Minh Quý, Nguyễn Văn Đố, Thiên Trường-
Lớp Bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp 1972 – 1973: Hoàng Tử Hùng… Nhiệm vụ:
- Điều trị răng miệng cho cán bộ và nhân dân vùng giải phóng.
- Triển khai công tác chỉ đạo tuyến trước
- Huấn luyện cán bộ RHM cho các địa phương
30 /04 /1975
lOMoARcPSD|38841209
Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, giải phóng hoàn toàn Miền Nam
- BS Nguyễn Văn Chi (tức BS Nguyễn Văn Thủ) Thứ Trưởng BYT Chính phủ lâm thời Cộng hoà
Miền Nam Việt Nam, là một trong bảy Uỷ viên của U Ban Quân quản.
- 5/1975: Đội khung cán bcủa C24 (Phòng Nha khoa Miền Nam): BS Nguyễn Quang Lộc; BS
Hồng Khanh, KTV Văn Thành; YS Nguyễn Trọng Nghĩa; YS Nguyễn Thành Được và Cán b
T1:
BS Võ Minh Quý → TRỞ VỀ SÀI GÒN
- 7/1975: BS Trịnh Kim Ảnh: BYT điều vào phụ trách bệnh viện Chợ Rẫy.
- Lâm Ngọc Ấn, BS Khương Tân Khánh, BS Nguyễn Công Huân tăng cường tổ tiếp quản Khoa
Nha
- → Cùng góp sức xây dựng Phòng RHM đặt tại Lầu 6B, bệnh viện Chợ Rẫy.
30/04/1975 Tiếp quản Trường Nha Khoa Đại học đường Sài Gòn:
- BS Võ Thế Quang → Trưởng Khoa đầu tiên của Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
- BS Nguyễn Trung Trai
- BS Hoàng Tử Hùng → Trưởng Khoa Khoa RHM từ 1998 – 2010.
- Y sĩ Huỳnh Văn Phương
12/06/1975: Nhà Trường mở cửa lại, tiếp tục đào tạo
MẠNG LƯỚI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG TẠI VIỆT NAM
Mục tiêu
1. Nắm được tổ chức bộ y cách thức vận hành của hệ thống y tế Việt Nam nói chung
chuyênngành Răng Hàm Mặt nói riêng.
2. Hiểu mạng lưới chăm sóc sức khỏe răng miệng từ cấp trung ương đến địa phương về điều
trị và dự phòng.
lOMoARcPSD|38841209
lOMoARcPSD|38841209
KẾT LUẬN
lOMoARcPSD|38841209
ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT Ở MIỀN NAMTỪ 1954 ĐẾN ……
TỪ NHA KHOA ĐẠI HỌC ĐƯỜNG ĐẾN KHOA RĂNGM MẶT ĐH Y DƯỢC TP HCM
- VÀI NÉT LỊCH SỬ
Trích Kỷ yếu 70 năm Hình thành và Phát triển Đại học Y Dược Tp HCM – Vươn tầm cao mới, 1947 –
2017
“Xây dựng truyền thống không phải là nhắc lại chuyện cũ. Xây dựng truyền thống càng không phải là
nhiệm vụ của những thế hệ già, cũng như viết lịch sử không phải là nhiệm vụ của những cán bộ đã về
hưu, mà xây dựng truyền thống còn là nhiệm vụ của những người trẻ, là nhiệm vụ của nhiều thế hệ để
rút ra những bài học kinh nghiệm của đất ớc chúng ta, để hiểu sâu sắc những việc để xây
dựng cái mới trên cơ sở thực tiễn nhất. Nhớ lại việc cũ để xây dựng việc mới “ôn cố tri tân”thế. Và
sự nối tiếp các thế hệ, sự kế tục nhiệm vụ cũng thế, như tác giả người Pháp Edmond About từng
viết” Chúng ta những người thừa kế của những người đã mất, người cộng tác với những người đang
sống và người hộ mệnh của những người sắp sinh”
MỞ ĐẦU
Đào tạo Nha khoa chính quy tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 năm 1939 với sự thành lập Ban Nha
khoa tại Trường Đại học Y Dược Đông Dương ở Hà Nội. Đến năm 1944, khóa đầu tiên tốt nghiệp với
10 nha sĩ, sau này trở thành những người đã có những đóng góp rất lớn cho việc phát triển ngành Nha
khoa tại Việt Nam, những vị trí đầu ngành như GS Nguyễn Dương Hồng miền Bắc, GS Nguyễn
Huy Tiếp miền Nam. Đến năm 1949, Trường Đại học Y Dược Đông Dương đổi thành Trường Đại
học Y Dược Nội một bộ phận được đặt tại Sài Gòn số 28 đường Testard (đổi tên thành
đườngTrần Quý Cáp rồi Văn Tần) tại nhà của BS Henriette Bùi Quang Chiêu. Sau khi Hiệp
định Geneva được ký kết (20 tháng 7, 1954), vào tháng 10 năm 1954, một số giảng viên và sinh viên
Trường Đại học Y Dược Nội vào Sài Gòn, trong đó nhiều giảng viên của Ban Nha khoa với
người phụ trách Ban Giảng huấn lúc bấy giờ là GS Edouard Leriche.
Từ đó, theo dòng thời gian và những biến chuyển về chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, đào tạo
Nha khoa/RHM đã trải qua nhiều thay đổi để phát triển cho đến ny nay. Những nét lịch sử chính
được ghi nhận theo ba giai đoạn là: giai đoạn trước 1975, giai đoạn từ 1975 đến 1995 và giai đoạn từ
1995 đến nay.
I/ Giai đoạn trước 1975
Nét nổi bật trong giai đoạn này là trường đã chuyển cơ sở từ bệnh viện Bình Dân về cơ sở hiện nay ở
652 Nguyễn Trãi, Quận 5.
Giai đoạn ở Bệnh viện Bình Dân (1954 – 1966)
lOMoARcPSD|38841209
Tháng 5 năm 1955, Ban Nha khoa được giao cho GS Trịnh Văn Tuất phụ trách. sở giảng dạy
thực tập đặt tại bệnh viện Bình Dân bao gồm một phòng điều trị với 12 ghế máy nha khoa, một phòng
học và một labô phục hình.
Từ 1955 đến 1963, chương trình đào tạo Nha quốc gia chương trình 5 năm, trong đó năm thứ
nhất sinh viên học các môn khoa học bản Trường Đại học Khoa học (còn gọi năm PCB,
Physique Chimie Biologie) một số môn sở Y học chung với sinh viên Y khoa như môn thể
học được học tại Cơ thể học viện ở đường Trần Hoàng Quân (hiện nay là đường Nguyễn Chí Thanh).
Năm thứ hai chủ yếu dành cho các môn cơ sở Y và cơ sở Nha. Từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 sinh viên
theo học các môn chuyên ngành Nha được giảng dạy theo khối: Khối Phục hình, Chỉnh hình do GS
E. Leriche phụ trách, Khối Bệnh lý, Phẫu thuật miệng do GS Trịnh Văn Tuất phụ trách Khối điều
trị răng do GS Nguyễn Huy Tiếp phụ trách. Một số giảng viên người Pháp còn lại giảng dạy trong
thời gian đầu như BS Françoise Ruby (Phục hình răng).
Trong giai đoạn y, tuy điều kiện về sở vật chất nhân sự còn rất thiếu thốn, nhưng Ban Nha
khoa đã đào tạo được nhiều thế hệ nha trong số đó nhiều người đã gia nhập ban Giảng huấn của
trường cùng với một số đồng nghiệp tốt nhiệp Pháp về, đã nhiều đóng góp để xây dựng dần
Ban Nha khoa thành một trường Đại học Nha khoa hoàn chỉnh.
Nha khoa Đại học đường chính thức được thành lập tại Sắc lệnh số 83/ GD ngày 12/8/1963 của Tổng
thống Việt Nam Cộng Hòa, nhưng đến một năm sau mới tách khỏi Y khoa Đại học đường để trở thành
một trong tám phân khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn lúc đó. GS Nguyễn Huy Tiếp được bổ nhiệm
làm Khoa trưởng thay cho GS Trịnh Văn Tuất (theo Sự vụ lệnh số 1246-GD/NV/SVL ngày 9/10/1964).
Vào đầu năm 1963, Chính phủ Việt Nam với sự htrợ của quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (US
Agency for International Development, USAID) khởi công xây dựng một cơ sở mới chung cho Y khoa
Đại học đường và Nha khoa Đại học đường, gọi là Trung tâm Giáo dục Y khoa. Cơ sở y tọa lạc trên
một khuôn viên rộng 15.000 m
2
Quận 5 với tổng kinh phí xây dựng lên đến 2,7 triệu USD. Trung
tâm Giáo dục Y khoa bao gồm 2 tòa nhà 4 tầng nối bằng một hành lang 2 tầng, một tòa nhà riêng
làm Nhà ăn và Thư viện và một Đại giảng đường 500 ghế. Nha khoa Đại học đường được sử dụng tầng
trệt của tòa nhà phía nam để làm cơ sở giảng dạy và thực hành lâm sàng. Ngoài Khu điều trị Nha khoa
được trang bị 24 bộ ghế y, có khu khám chẩn đoán, 2 labô thực tập, 1 labô phục hình, 2 giảng đường
với 200 chỗ, các phòng bộ môn Văn phòng khoa. Ngoài ra sinh viên Nha thể dùng chung với
sinh viên Y các phương tiện khác của Trung tâm như Thư viện, Nhà ăn và các phòng thí nghiệm thuộc
các môn Y sở. Các sân trường được các sinh viên Y Nha dùng chung để chơi thể thao các
môn bóng rổ, bóng chuyền bóng đá. Đến cuối năm 1966, cùng với Y khoa Đại học đường, Nha khoa
Đại học đường chuyển vsở mới của Trung Tâm Giáo dục Y khoa với cổng riêng tại số 652 Nguyễn
lOMoARcPSD|38841209
Trãi. Nơi đó vừa sở giảng dạy vừa khu điều trị bệnh nhân cho sinh viên thực hành lâm sàng
dưới sự hướng dẫn của các giảng viên.
Giai đoạn ở Trung tâm Giáo dục Y khoa (1967- 1975)
Cùng với việc chuyển Trường sang cơ sở mới, vào năm 1967, Nha khoa Đại học đường thông qua
USAID ký kết hợp tác với Hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) thực hiện một dự án 5 năm mang tên
Vietnam Dental Education Project (Đào tạo Nha khoa tại Việt Nam) nhằm giúp phát triển Đào tạo Nha
khoa về mặt chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc răng miệng rất lớn ở miền
nam Việt Nam lúc bấy giờ (150 nha phục vụ cho 17 triệu dân). Trong khuôn khổ dự án này, ADA
huy động nhiều giáo hàng đầu của các đại học Nha khoa Hoa Kđến làm việc tại Trường để giúp
xây dựng một chương trình đào tạo tiên tiến hơn bồi dưỡng chuyên môn cho ban giảng huấn tại chỗ.
GS Marvin E. Revzin, Phó Khoa trưởng phụ trách Điều trị ở Đại học Nam California, USC được ADA
chọn làm Trưởng Dự án. Các giáo sư Hoa Kỳ phục vụ cho dự án trách nhiệm cùng với các đối tác
Việt Nam xây dựng hướng phát triển cho từng bộ môn và nâng cao năng lực giảng dạy và chuyên môn
cho các giảng viên. Trong giai đoạn y, nhiều giảng viên của trường được đi tham quan, tu nghiệp
ngắn hạn và dài hạn tại các trường Đại học Hoa Kỳ và nhiều cố vấn Mỹ đã luân phiên sang tham gia
giảng dạy tại Việt Nam. Qua dự án này các bộ môn đã được củng cố, hiện đại hóa một số bộ môn
được xây dựng mới.
Phẫu thuật khẩu xoang được phát triển đầu tiên ở Bệnh viện Nguyễn Văn Học (nay là bệnh viện
Nhân dân Gia Định) với GS D. Gibson, GS R. Taylor NS Đàm Bảo Kiếm. Đến 1973 một đơn vị
phẫu thuật thứ nhì được xây dựng tại BV Sài n với NS Trương Như Sản, NS Trịnh Tuấn NS
Nguyễn Thị Anh Mai.
Theo Nghị định 1761-GDTN/PC/NĐ được Bộ trưởng Lê Minh Trí ký ngày 26/10/1968, chương trình
đào tạo được nâng từ 5 năm lên 7 năm (1m Dự bị và 6 năm nha Y khoa trong đó có 2 năm khoa học
bản, 2 năm khoa học thực hành 2 năm nội trú tại bệnh viện) để nhận bằng Bác Nha Y khoa.
GS Lâm Văn Mạnh được bổ nhiệm làm Quyền Khoa trưởng từ ngày 14/11/1968.
Để tiến đến việc thực hiện chương trình 7 năm, bên cạnh việc phát triển các môn chun ngành, chương
trình đào tạo được tăng cường các môn y cơ sở cho sinh viên Nha. Tuy nhiên, việc phối hợp giảng dạy
học tập giữa hai Khoa Y Nha găp nhiều khó khăn do Khoa Y đã quá tải với các sinh viên của
khoa mình. Do đó từ sau 1970 một số môn học Y sở cho sinh viên Nha đã được đưa sang học
Viện Pasteur Sài Gòn (Vi sinh, Ký sinh) và khoa Dược (Sinh Hóa).
Trong giai đoạn này, ngoại ngữ Anh rất được c trọng trong chương trình chính khóa ở năm thứ 1 và
2 để giúp sinh viên tiếp cận được với nguồn tư liệu học tập phong phú bằng tiếng Anh được cung cấp
qua Thư viện và Thư quán và học trực tiếp với các cố vấn Mỹ. Bộ môn Anh văn do Ô. R. Young làm
lOMoARcPSD|38841209
trưởng bộ môn được sự tham gia của nhiều giáo viên người Mngười Việt Nam nhằm giúp sinh
viên đạt trình độ Medical Proficiency.
Trong giai đoạn này, những thay đổi trong chỉ tiêu tuyển sinh, tiêu chuẩn tuyển sinh, đánh giá sinh viên
trong quá trình đào tạo trong kthi tốt nghiệp được đổi mới, số tốt nghiệp được nâng dần từ dưới
20 cho đến năm 1971 là trên dưới 50 nha sĩ tốt nghiệp mỗi năm.
GS Nguyễn Văn Thơ được bổ nhiệm làm Khoa trưởng thay cho GS Mạnh theo Quyết định ngày
7/1/1970. Nha khoa Đại học đường đổi tên thành Đại học Nha-Y khoa Sài Gòn theo sắc lệnh số
025/SL/GĐ ngày 31/3/1971 của Thủ tướng chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Bắt đầu từ niên khóa 1970-
1971, sinh viên học năm Dự bị tại Trường Đại học Khoa học (chứng chỉ Sinh lý / Sinh hóa) sau đó mới
dự kỳ thi tuyển vào năm thứ hai của Trường Đại học Nha Y khoa thay vì như trước đó, thi tuyển thẳng
vào năm thứ nhất
Năm 1972, khi kết thúc dự án “Đào tạo Nha khoa tại Việt Nam” của USAID - ADA, cấu tổ chức
của trường đã được củng cố và khá hoàn chỉnh với đầy đủ các bộ môn chuyên ngành nha khoa:
- Bộ môn Chữa răng do GS Nguyễn Huy Tiếp làm Trưởng bộ môn, GS Nguyễn Tư Mô làm Phó
Trưởng bộ môn, ngoài ra còn GS Đinh Thị Tố Nhàn GS Quản Định phụ trách môn Nội
nha.
- Bộ môn Khẩu xoang với GS Trịnh Văn Tuất là Trưởng bộ môn đầu tiên. Tham gia bộ môn có
GS Lê Trọng Phong, BS Tạ Trung Quân, BS Hoàng Cơ Bình, BS Nguyễn Văn Kiều và GS Hà
Thị Hòe. Sau đó bộ môn Bệnh lý miệng tách ra riêng do GS Hà Thị Hòe làm Trưởng bộ môn
- Bộ môn Nhổ răng- Tiểu phẫu thuật do GS Lê Trọng Phong làm Trưởng Bộ môn, tham gia bộ
môn có GS Trương Như Sản, GS Nguyễn Tấn Cơ và GS Nguyễn Văn Đởm.
- Bộ môn Nhương Nha cố định và di động do GS Edouard Leriche làm Trưởng bộ môn phụ trách
chung trong 2 năm 1955- 1956, tham gia bộ môn BS Trần Văn Thái, GS Huệ Mỹ, GS
Trần Kim Chi. Đến năm 1966, bộ môn tách ra thành 2 bộ môn: bộ môn Nhương nha di động
do GS Trần Công Vàng làm Trưởng bộ môn bộ môn Nhương nha cố định do GS LâmVăn
Mạnh làm Trưởng bộ môn.
- Bộ môn Nha chu được thành lập năm 1969, đầu tiên do GS Nghiêm Thị Hòa phụ trách và sau
đó GS Lê Văn Tài làm Trưởng bộ môn.
- Bộ môn Nha Nhi đồng do GS Phạm Thị Thân làm Trưởng bộ môn.
- Bộ môn Chỉnh nha do GS Edouard Leriche phụ trách đầu tiên, sau đó từ năm 1960 do GS
Nguyễn Văn Thơ làm Trưởng bộ môn. Kế đến thêm GS Trương Văn Ngọc và GS Nguyễn
Kim Nga.
- Bộ môn Giải phẫu răng do GS Tô Huệ Mỹ làm Trưởng bộ môn.
lOMoARcPSD|38841209
- Bộ môn X-quang do GS Phạm Hy Khang làm Trưởng bộ môn.
Bên cạnh các Giáo sư, các giảng nghiệm viên chính ngạch và thỉnh giảng từ các sở Dân Y
Quân Y các trợ giảng trẻ. Văn phòng Khoa lúc đó 6 đơn vị hành chánh bao gồm: Học vụ, Tiếp
liệu, Tổng vụ, Nhân sự, Kế toán và Hành chính do Ô. Nguyễn Văn Quyển làm Chánh văn phòng. Để
bổ sung nhân lực cho ngành Nha, vào năm 1972, Trường Cán sự và Tá viên Nha khoa được thành lập,
đào tạo Cán sự Nha khoa theo hình Dental Nurse của Tân Tây Lan (chương trình 3 năm)
viên nha khoa (chương trình 6 tháng). NS Nguyễn Thị Vĩnh làm Giám đốc Trường dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Chuyên viên phụ trách Nha khoa của Bộ Y tế lúc bấy giờ NS Nguyễn Thị Tịnh. Cho
đến năm 1975, Trường Đại học Nha Y khoa Sài Gòn đã đào tạo được 20 khóa với tổng số tốt nghiệp
là 314 nha y sĩ quốc gia. Sau khi tốt nghiệp các nha y sĩ được phân công phục vụ ở các cơ sở dân y và
quân y, sau hai năm phục vụ có thể nộp đơn vào Nha sĩ đoàn để xin hành nghề tư nhân. Như vậy, trong
giai đoạn từ 1954 đến 1975, Trường Đại học Nha-Y khoa Sài Gòn sở duy nhất đào tạo chuyên
viên chăm sóc răng miệng trình độ đại học cho tất cả các tỉnh phía Nam. Chất lượng giảng dạy của
Trường đã được nâng dần để ngang tầm với các trường trong Khu vựcbằng tốt nghiệp được một số
quốc gia công nhận tương đương. Đặc biệt Khu Điều trị của Trường đã trở thành một sở điều trị
răng miệng có uy tín nhờ ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến và đảm bảo chất lượng điều trị cao.
II/ Giai đoạn xây dựng và củng cố Khoa RHM (1975 – 1995)
Sau ngày 30 tháng 4, 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trường Đại học Nha Y khoa được tiếp
quản do Tổ Quân quản của Chính quyền Cách mạng bao gồm BS Nguyễn Trung Trai, BS Hoàng T
Hùng và YS Huỳnh Thanh Phương. Ngày 5 tháng 5 năm 1975, GS Võ Thế Quang được bổ sung vào
Tổ Quân quản và giữ nhiệm vụ Tổ trưởng. GS Quang là người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và
đào tạo ngành RHM do đã từng đảm nhận nhiều chức vụ lãnh đạo Trường Đại học Y khoa Nội
trong chiến khu, do đó tình hình đã được nhanh chóng ổn định trường đã mở cửa vào ngày 12
tháng 6 năm 1975 để đón tiếp sinh viên vào học trở lại. Tháng 10 năm 1975, thời kỳ quân quản kết
thúc, GS Võ Thế Quang được bổ nhiệm phụ trách Trường.
Theo quyết định số 83/CP và 426/TTg ngày 27 tháng 10, 1976, Đại học Nha Y khoa Sài Gòn sáp nhập
với Đại học Y khoa Đại học Dược khoa thành Trường Đại học Y Dược TP HCM. GS Thế Quang
được bổ nhiệm làm Khoa trưởng Khoa RHM sau đó làm Phó Hiệu trưởng của Trường. BS Trần
Minh Tâm và BS Võ Văn Đảnh làm Phó Trưởng khoa, BS Hoàng Tử Hùng phụ trách Giáo vụ và Đoàn
Thanh niên.
Từ năm học 1975-1976, Khoa RHM thực hiện chương trình 6 năm đào tạo Bác Răng Hàm Mặt thống
nhất cho cả nước và tăng quy mô tuyển sinh từ 50 lên đến 80 rồi 100 để đáp ứng nhu cầu điều trị răng
miệng cho các tỉnh phía Nam. Một khó khăn lớn nhất sau ngày thống nhất đất nước là sự thiếu hụt Ban
lOMoARcPSD|38841209
Giảng huấn. Thầy Quang đã động viên các thầy cô lúc đó còn ở Khoa RHM tiếp tục làm việc, như GS
Nguyễn Huy Tiếp, GS Nguyễn Mô, GS Đinh Thị Tố Nhàn, GS HuMỹ, GS Phạm Thị Thân,
GS Hà Thị Hòe, GS Nguyễn Tấn Cơ, GS Phạm Hy Khang, GS Trương Văn Ngọc, GS Nguyễn Thanh
Trà, GS Trương Cao Đức, GS Văn Trúc tuyển dụng thêm các bác đã từng làm việc tại
Tổng Y viện Cộng hòa và Trung tâm Nha khoa như BS Đỗ Đức Vĩ, BS Như Thưởng Bộ môn
Nhổ răng-Tiểu phẫu thuật, BS Nguyễn Cẩn ở Bộ môn Nha chu, BS Dương Đức Phước ở Bộ môn Phục
hình răng, BS Bùi Quế Dương, BS Bùi Duy Đào ở Bộ môn Chữa răng, BS Phạm Thế Thông ở B môn
Chỉnh nha,. Ngoài ra một số bác sĩ từ Hà Nội và trong chiến khu cũng gia nhập vào đội ngũ giảng dạy
như BS Ngô Thị Tuyết, BS Vũ Khoái, BS Phạm Thị Năm, BS Ngô Văn Nhật, TS Mai Đình Hưng, BS
Bùi Xuân Bích Đào, BS Nguyễn Anh Phương…
Từ năm học 1975-1976 đến 1987-1988, Khoa RHM đã từng bước củng cố lại đội ngũ giàng dạy, hoàn
chỉnh chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình của các bộ môn, nâng cao dần chất lượng đào tạo. Cơ
sở vật chất được bổ sung thêm hai khu điều trị cho thực hành lâm sàng của sinh viên (Khu điều trị B
và C) và một phòng điều trị ngoài giờ (Phòng số 9) do các cán bộ giảng đảm nhận để điều trị cho bệnh
nhân và tạo thêm nguồn thu nhập cho tập thể cán bộ nhân viện của Khoa.
Trong hai năm học 1978-1979 và 1979-1980, Khoa RHM nhận đào tạo BS RHM cho sinh viên học hết
năm thứ 3 Đại học Y khoa Huế, mỗi khóa 10 sinh viên để chuẩn bị cho Trường đại học Y Huế mở
ngành đào tạo RHM
Về mặt đào tạo, có thể kể đến một số thay đổi quan trọng trong giai đoạn này như sau:
- Năm 1976, Ban Kthuật Nhương nha được đổi thành Phòng Kthuật răng giả CN Trịnh Văn
Sang được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng. Khoa RHM tuyển sinh khóa Kỹ thuật viên Phục hình răng
trung cấp đầu tiên của cả nước theo chương trình đào tạo 3 năm. Từ đó về sau, mỗi năm, Khoa RHM
tuyển sinh 30 học sinh kỹ thuật phục hình răng.
- Bộ môn Phẫu thuật Hàm mặt được thành lập từ tháng 7 năm 1975. Thực tập của sinh viên được
chuyển từ Trung tâm Thực tập Y khoa Gia định và Bệnh viện Saigon sang nơi thực tập mới là Trung
m Phẫu thuật tạo hình Barsky được xây dựng thành Trại 52, Viện RHM Việt Nam. GS Lâm Ngọc
Ấn giữ chức Trưởng bộ môn Phẫu thuật Hàm mặt cùng với GS Thế Quang sau đó thêm
một số thầy từ trường Y Nội vào như PGS Nguyễn Hoành Đức, PGS Nguyễn Văn Thụ, BS
Nguyễn Anh Phương. Ngoài ra sinh viên còn được thực tập Khoa Phẫu thuật Đầu Mặt Cổ tại BV
Bình dân, do GS Phan Ngọc Dương BS Trần Quang Đôn phụ trách. Năm 1985, khi Trung tâm
Ung Bướu TP HCM được xây dựng, sinh viên RHM thực tập Bệnh lý miệng tại Khoa Ung thư Đầu
cổ của Trung tâm và được học về ung thư hốc miệng với GS Nguyễn Chấn Hùng. Tại các bệnh viện
này, sinh viên RHM có dịp tiếp xúc và học cách xử trí các bệnh lý hàm mặt phổ biến.
lOMoARcPSD|38841209
- Thực hiện phương châm “gắn nhà trường với xã hội”, hàng năm Khoa RHM tổ chức cho cán bộgiảng
sinh viên đi thực tế các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng nửa tháng vào dịp hè.
Ngoài ra, sinh viên năm thứ 6 sau khi tốt nghiệp được phân công công tác tại các địa phương, làm
việc trong hai năm trước khi nhận bằng tốt nghiệp.
- Từ năm 1976, một số cán bộ giảng trẻ của Khoa RHM được cử theo học các môn Y học cơ sở đểxây
dựng bài giảng cho các môn cơ sở RHM như: BS Trần Thiên Lộc và BS Ngụy Thị Thanh Vân ở Bộ
môn Phục hình răng theo học chứng chỉ Sinh lý động vật ở Khoa Sinh Trường Đại học Khoa học, BS
Hoàng Uyển Hằng và BS Huỳnh Anh Lan ở Bộ môn Bệnh lý miệng theo học lớp Sơ bộ chuyên khoa
Giải phẫu bệnh của Khoa Y, BS Hoàng Tử Hùng BS Việt Minh Chánh theo học môn Giải phẫu
đầu mặt cổ Bộ môn Giải phẫu Khoa Y, BS Phạm Hương, BS Đức Lánh, BS Ngô Thu
Thảo thực tập ở Bộ môn Mô Phôi của Khoa Y, BS Nguyễn Thị Hương học ở Khoa Hóa Đại học
Bách khoa và BS Ngô Thị Quỳnh Lan học ở Khoa Hóa Đại học Tổng hợp để chuẩn bị giảng dạy môn
Vật liệu nha khoa. Như thế Bộ môn Nha Khoa sở được hình thành hoàn chỉnh dần với các
phân môn: Giải phẫu răng, Cắn khớp, Vật liệu nha khoa, Mô phôi răng miệng và Sinh học miệng.
- Từ năm 1976 để tăng cường kiến thức về các môn Y lâm sàng, sinh viên RHM được tổ chức đi luân
khoa về Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Tai Mũi Họng, Da liễu, Đông Y tại các bệnh viện đa khoa và chuyên
khoa của TP HCM.
- Vào năm 1982, Bộ môn Nha khoa Tổng quát được thành lập do GS Nguyễn Tấn Cơ, kế đến BS
Đào Thị Hồng Quân BS Trần Đức Thành phụ trách. Bộ môn tổ chức thực hành lâm sàng Nha khoa
tổng quát cho sinh viên năm thứ 6 với sự tham gia của nhiều bộ môn lâm sàng để tạo điều kiện cho
sinh viên xtrí bệnh nhân một cách tổng thể, tương tự như lúc hành nghề sau này. Đến năm 1992,
thực hành Nha khoa Tổng quát được đưa về bộ môn Nha khoa công cộng phụ trách cho đến năm
1998.
- Trong tình hình các bệnh răng miệng nhất là bệnh sâu răng và bệnh nha chu có tỷ lệ cao ở TP HCM
các tỉnh phía Nam, BS RHM cần được trang bị các knăng để dự phòng các bệnh răng miệng cho
cộng đồng. Để chuẩn bị cho việc giảng dạy Nha khoa dự phòng và Nha khoa công cộng BS Đào Thị
Hồng Quân được cử sang Khoa Nha Đại học UCSF ở Hoa Kđể tìm hiểu về chương trình giảng dạy
môn học này. Bộ môn Nha khoa Công cộng được thành lập từ năm 1988, do BS Đào Thị Hồng Quân
làm Chủ nhiệm bộ môn. Chương trình đào tạo bao gồm 3 học phần: Nha khoa công cộng, Nha khoa
phòng ngừa và Nha khoa tổng quát (từ năm 1992). Sinh viên được tổ chức đi thực tập tại các trường
tiểu học và mầm non ở các Quận huyện TP HCM. Khoa RHM là nơi đầu tiên xây mô hình Nha học
đường tại Trường Tiểu học Minh Đạo, Quận 5.
lOMoARcPSD|38841209
- Bên cạnh đó, do ý thức sâu sắc nhu cầu phòng bệnh sâu răng cho dân cư của TP HCM nên GSQuang
đã m hiểu và vận động các cấp chính quyền của Thành phố cho phép triển khai việc Fluor hóa nước
máy từ đầu năm 1990. Cũng trong thời gian đó, cương vị vừa Khoa trưởng vừa Giám đốc
Bệnh viện RHM trung ương tại TP HCM Trưởng Đầu ngành RHM, GS Thế Quang đã y
dựng và cho triển khai chương trình Nha học đường trên cả nước.
- Để phục vụ cho việc xây dựng tài liệu giảng dạy, quyển Thuật ngữ RHM được xuất bản năm 1979,sau
nhiều buổi họp hàng tuần Ban thuật ngữ với c thầy cô của Khoa RHM hai lần họp thống nhất
với các thầy cô đầu ngành từ Hà Nội vào. GS Quang là chủ biên của quyển Thuật ngữ thống nhất này
với phần Anh Việt, Pháp Việt và Việt Anh Pháp được biên soạn rất công phu.
- Từ năm 1976, Khoa RHM bắt đầu đào tạo hệ nội tRăng Hàm Mặt. Đến năm 1985, các chươngtrình
đào tạo sau đại học được triển khai dần để đào tạo Bác Chuyên khoa cấp I, II RHM Bác
Chuyên khoa Phẫu thuật Hàm Mặt theo hệ nội trú tại bệnh viện. Sau đó Khoa RHM được phép nhận
nghiên cứu sinh để bắt đầu đào tạo tiến sĩ.
-Về mặt hợp tác quốc tế, Khoa bắt đầu rất sớm những quan hệ hợp tác với nước ngoài:
- Đoàn bác sĩ Việt kiều Pháp đầu tiên đến vào năm 1978 gồm có BS Văn Phi Phụng, BS NgôThuần
Phương và BS Tôn Thất Nam.
- Tháng 11 năm 1979, sau ngày giải phóng Campuchia (7/1/1979) đoàn Bộ Y tế Campuchia với BSVit
Kim Sen đến thăm khoa và tháng 9 năm 1980, GS My Samedy, hiệu trưởng ĐH Y Dược Campuchia
đề nghị Khoa RHM giúp đào tạo BS RHM cho Campuchia. Từ đó cho đến 1985, các cán bộ giảng
của khoa RHM được cử luân phiên giảng dạy tại Phnom Penh để bồi dưỡng nâng cao cho hơn 40 BS
trong số đó nhiều ngươi đã trở thành những lãnh đạo của ngành y tế và ngành RHM ở Campuchia
- Vào tháng 4m 1980, lần đầu tiên một đoàn giáo sư Pháp thuộc Trưởng Đại học Paris VII vớiKhoa
trưởng là GS Guy Penne đền thăm và làm việc với khoa RHM. Năm 1981, GS Marcel Gaspard, của
ĐH Paris V sang tham gia hội nghị khoa học và trình y nhiều đề tài nghiên cứu về giải phẫu hình
thái và chức năng. BS Simone Gauvent Geneix của Ordre de Malte đến thăm khoa vào năm 1981, và
đến năm 1985 tặng cho Thư viện khoa RHM hàng trăm quyển sách giáo khoa bằng tiếng Pháp. Kế
đến, năm 1989, BS Jean Jacques Pelosse với hội AEMTM đến giúp Khoa RHM, giới thiệu phương
pháp chỉnh nha cố định lần đầu tiên tại Việt Nam và cho một số vật liệu cho Bộ môn Chỉnh nha. Hội
AOI với BS Philippe Darroze đã giúp Khoa trang bị một bộ ghế máy nha khoa mới cho phòng điều
trị giành cho giảng viên.
- Năm 1980, GS Judith Ladinsky, Chủ tịch và BS William Eisman, Tổng thư ký Tiểu Ban Y tế củaHội
đồng hợp tác khoa học Hoa Kỳ với Việt nam (US Committee for Scientific Cooperation with
lOMoARcPSD|38841209
Vietnam) giúp khoa RHM nối nhịp cầu với khoa Nha Đại học UCSF. BS Eisman người luôn tận
tình hỗ trợ cho Khoa RHM và sau khi mất đã di chúc tặng lại số tiền 50.000 USD.
-Vào năm 1985, Trưởng Văn phòng Sức khỏe Răng miệng Khu vực y Thái Bình Dương của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), BS Wong Hee Deong sang dự Hội thảo phòng bệnh răng miệng toàn quốc do
WHO bảo trợ. Hội thảo được tổ chức tại Khoa RHM, sự tham gia của GS Marcel Gaspard, BS
Thanh Tòng một giảng viên của ĐH Bordeaux II chuyên về phân tích Fluor trong thiên nhiên. Hội thảo
này đã khởi đầu cho việc chuẩn bị triển khai chương trình Fluor hóa nước máy TP HCM vào đầu năm
1990.
- Năm 1990, khi còn trong thời kỳ cấm vận rất thiếu thốn về trang thiết bị nha khoa, Hội
AideDentaire au Vietnam (ADV) với chủ tịch BS Dương Minh Đức đã trang bị toàn bộ ghế máy
thiết bị (đã qua sử dụng nhưng vẫn còn tốt) cho khu điều trị 3 của Khoa RHM Khu điều trị vừa
được Khoa xây dựng mới. Khu điều trị này được đưa vào hoạt động từ ngày 15 tháng 8, 1992, dưới
sự điều hành của BS Phan Thị Thanh Xuân và được dùng vừa là cơ sở thực tập cho sinh viên vừa để
điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo với dụng cụ vật liệu được hội ADV viện trợ hàng năm.
- Một chương trình hợp tác liên đại học quy lớn bền lâu giữa Khoa RHM một số khoa Nhacác
trường Đại học Pháp bắt đầu vào năm 1990 với Hội nghị Pháp Việt lần thứ I có sự tham dự của GS
Jean Louis Brouillet và André Faucher của Đại học Aix Marseille II. Chương trình hợp tácy được
mở rộng sang nhiều trường khác như Bordeaux, Strasbourg, Rennes, Lille, Nice… với chương trình
đào tạo theo chuyên đđược cấp bằng liên đại học (DIU) được phía Pháp công nhận. Hiện nay các
DIU vẫn được duy trì dưới sự điều phối của BS Jean Francois Lasserre. Bên cạnh đó Hội nghị RHM
Việt Pháp được tổ chức hai năm môt lần, cho đến năm 2018 đã được tổ chức lần thứ 15.
- Đặc biệt vào năm 1992, Khoa RHM đã nhận sự hỗ trợ quý báu của GS Nguyễn Thành Nguyên,từng
trưởng bộ môn Nội nha trường UCSF trong nhiều năm. GS Ngun đã hỗ trợ rất nhiều Khoa
RHM trong việc giảng dạy Nội nha và là cầu nối để kết nạp hội viên Việt Nam vào hai hội Hàn lâm
Nha khoa quốc tế là Hội ADI (1994) và hội ICD (1998).
- Vào năm 1993, BS Jean Darcel thành lập Hội APBV (Association de Parodontologie
BretagneVietnam) để giúp phát triển bộ môn Nha chu qua nhiều đợt đào tạo liên tục và hỗ trợ trang
thiết bị chuyên môn. Môn Cắn khớp học được GS Hoàng Tử Hùng khởi xướng cùng với sứ đóng góp
của GS Jose Abjean.
Cơ cấu tổ chức nhân sự trong giai đoạn này gồm có
- Ban Lãnh đạo Khoa RHM với GS Thế Quang làm Trưởng Khoa (1975- 1994). chức vụ
PhóTrưởng khoa BS Văn Đảnh (1977- 1981), BS Trần Minh Tâm (1978 1989), PGS Lâm
Ngọc Ấn (1977 – 2003). Kế đến có các Phó Trưởng khoa là BS Nguyễn Anh Nam (1984- 1987), Ông
lOMoARcPSD|38841209
Nguyễn Trước (1987 – 1988), ThS Lê Văn Chánh (1989 – 2008), BS Huỳnh Anh Lan (1989 2009),
BS Hoàng Tử Hùng (1990 – 1995).
- Đảng bộ Khoa RHM Chi Bộ Cán bộ công nhân viên Chi Bộ sinh viên. Về mặt Đoàn thể,
cóĐoàn Thanh niên Cộng sản và Công đoàn cơ sở.
- 12 bộ môn với các Trưởng Phó bộ môn như sau: BS Hoàng Tử Hùng (Nha khoa cơ sở), GS Phạm
Hy Khang, BS Trần Đạt Nghĩa, BS Ngô Văn Nhật (Tia X), GS Hà thị Hòe, BS Huỳnh Anh Lan (Bệnh
lý miệng), PGS Lâm Ngọc Ấn (Phẫu thuật Hàm mặt) , BS Trương Văn Ngọc (Chỉnh hỉnh Răng mặt),
GS Nguyễn Tấn Cơ, BS Đỗ Đức Vĩ (Nhổ răng Tiểu phẫu thuật), GS Phạm Thị Thân, BS Dương Tuyết
Vân, BS Phạm Thị Năm, BS Trần Thúy Nga (Răng trẻ em), GS Nguyễn Huy Tiếp, GS Nguyễn
Mô, GS Đinh Thị Tố Nhàn, BS Bùi Quế Dương (Chữa răng Nội nha), TS Nguyễn Cẩn
(Nha chu), BS Ngô Thị Tuyết, TS Huỳnh Khắc Thiện, BS Trần Thiên Lộc (Phục hình), BS Đào Thị
Hồng Quân (Nha khoa công cộng), CN Trịnh Văn Sang (Kỹ thuật phục hình răng)
- Các ban chức năng bao gồm: Ban Hành chánh Quản trị do Ông Nguyễn Trước làm trưởng ban, Ban
Kế toán Tài vụ do Đặng Thị kế đến Nguyễn Thị Điểm làm trưởng ban, Ban Giáo tài do
BS Võ Văn Quý, Bà Nguyễn Thị Hạnh, DS Phạm Thị Hoàng, Ô Nguyễn Hữu Tấn làm trưởng ban,
Ban Quản lý Đào tạo do BS Trần Thanh Văn kế đến là BS Nguyễn Trường Thành làm trưởng ban,
Ban Tổ chức cán bộ do Ô Nguyễn Thành Công kế đến là bà Nguyễn Thị Định, BS Nguyễn Việt
Tuyết là trưởng ban. Tiểu ban Nghiên cứu khoa học và Thư viện trực thuộc ban Chủ nhiệm do BS Đỗ
Đức Vĩ kế đến là BS Lương Văn Tô My, BS Võ Chí Hùng phụ trách, Cô Nguyễn Thị Diệu kế đến Cô
Huỳnh Lệ Tâm phụ trách thư viện.
Các Khu điều trị do BS Nguyễn Tiến Tâm, BS Nguyễn Quang Bảo, BS Phan Thị Thanh Xuân phụ
trách. Labô Kỹ thuật Phục hình răng do CN Trịnh Văn Sang phụ trách.
Giai đoạn phát triển và hội nhập (1995 – 2017)
GS Hoàng Tử Hùng được bổ nhiệm làm khoa trưởng vào năm 1995, cho đến 2010, PGS Lê Đức Lánh
kế nhiệm đến 2013 PGS Ngô Thị Quỳnh Lan. Khoa RHM tiếp tục phát triển củng cố những
thành quả đã đạt được trong giai đoạn trước, mở rộng quy mô đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất để tiến
tới hội nhập vào Khu vực và quốc tế.
Về mặt đào tạo trong giai đoạn này có thể ghi nhận một số điểm đáng lưu ý như sau:
- Năm 1998, bộ phận đào tạo Y sĩ răng Trẻ em thuộc trường Trung học Kỹ thuật Y tế 3 sáp nhập
vàoKhoa RHM thành Bộ Môn Điều dưỡng với BS Lâm Hữu Đức làm trưởng bộ môn. Tiền thân của
bộ môn Ngành Nha học đường do BS Trần Hồng Nhung phụ trách từ 1975 dưới sự chỉ đạo về chuyên
môn của GS Võ Thế Quang. Và năm 2003, chương trình 3 năm đào tào Y sĩ RTE được rút xuống còn
2 năm đào tạo Điều dưỡng nha khoa để phù hợp với hình đào tạo điều dưỡng chung toàn quốc. -
lOMoARcPSD|38841209
Năm 2002, Khoa RHM bắt đầu đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Phục hình răng, tuyển sinh 30 sinh viên mỗi
năm. Bộ môn K thuật Phục hình răng được bổ sung thêm nhân sự để đảm đương song song hệ trung
cấp Kỹ thuật PHR và hệ đại học Cử nhân KT PHR. Khoa RHM là cơ sở đầu tiên và duy nhất trong cả
nước đào tạo loại hình Cử nhân này.
- Qui mô đào tạo của Khoa RHM ngày càng tăng về số lượng học viên và loại hình đào tạo nhất
làđào tạo Sau Đại học. Số sinh viên Khoa tiếp nhận mỗi năm lên đến hàng ngàn với tất cả các loại hình
đào tạo thuộc ngành RHM từ bậc trung học (Kthuật viên PHR, Điều dưỡng nha khoa) đến đại học
(BS RHM, CN PHR) và sau đại học (BS nội trú, BS CKI, BS CKII, Thạc sĩ và Tiến sĩ (từ 1997)).
- Chương trình đào tạo BS RHM 6 năm được cập nhật thường xuyên. Khung chương trình đào
tạoBS RHM được y dựng lại vào năm 2012. Gần đây nhất, vào năm 2015, để thực hiện thỏa thuận
công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements - RMA) giữa các nước ASEAN. Khoa RHM
được Bộ Y tế ủy nhiệm phối hợp với Viện Đào tạo RHM của ĐH Y Hà Nội soạn thảo Chuẩn năng lực
cho BS RHM Việt Nam (với sự hỗ trợ của chuyên gia về đào tạo nha khoa của khu vực Đông Nám Á,
GS Krassanai Wangranshimakul). Căn cứ trên bộ chuẩn năng lực y, Khoa RHM y dựng chương
trình đào tạo dựa trên năng lực, nằm trong Dự án Đối mới chương trình phương pháp Đào tạo do
Bộ Y tế chủ trì (dự án HPET).
sở vật chất được mở rộng thêm rất nhiều đtiếp nhận số sinh viên ngày càng đông hơn. Thực hành
lâm sàng được triển khai tại 5 khu điều trị và các đơn vị ghế máy cũ được thay mới dần. Khu Vô trùng
Trung tâm được hội ADV hỗ trợ trang bị ban đầu được tăng cường thêm thiết bị với kinh phí từ Dự án
ADB. Ngoài ra dự án này đã hỗ trợ cho Khoa khá nhiều thiết bị cho Khu Lâm sàng, Tiền Lâm sang
labô Phục hình răng. Một labô tiền lâm sàng được trang bị ban đầu với 40 đơn vị phỏng do TS
Nguyễn Cẩn xin từ các trường đại học nha khoa ở Tokyo nay đã phát triển thành Khu thực hành Tiền
lâm sàng Nha khoa. Năm 1998, Bộ Y tế công nhận Trung tâm Nha khoa phục hồi chất lượng cao
một trong 6 đơn vị thuộc Trung tâm Y tế chuyên sâu của ĐH Y Dược TP HCM. Một labô Cấy ghép
nha khoa được trang bị với những thiết bị nha khoa nghe nhìn tối tân cho thực hành tiền lâm sàng
về implant kết quả vận động của GS Hoàng Tử Hùng với tập đoàn Nobel Biocare. Đến năm 2012,
Khoa RHM được giao một tầng trong toà nhà 15 tầng của Trường Đại học Y Dược để làm cơ sở giảng
dạy, thực tập và nghiên cứu. Khu điều trị lâm sàng được trang bị thêm 20
ghế máy nha khoa nâng tổng số ghế máy lên đến 100. Sau môt quá trình hợp tác lâu dài với Khoa Nha
Đại học Hiroshima với sự ủng hộ của GS Takashi Takata, đến năm 2016, lần đầu tiên Khoa RHM xây
dựng các labo nghiên cứu, đó labô Giải phẫu bệnh Răng Hàm Mặt (trực thuộc bộ môn Bệnh học
miệng) và labô Sinh học miệng và hàm mặt (trực thuộc Bộ môn Nha khoa cơ sở). với sự hỗ trợ trang
thiết bị ban đầu, đáng chú ý là 30 kính hiển vi, từ ĐH Hiroshima, Nhật Bản. Đây là những labo nghiên
lOMoARcPSD|38841209
cứu về RHM đầu tiên trong hệ thống các đơn vị đào tạo RHM trong cả nước, đánh dấu định hướng
phát triển nghiên cứu cơ sở của Khoa.
Đội ngủ giảng dạy của Khoa được nâng cấp dần với nhiều giảng viên trẻ được đào tạo lấy bằng thạc
sĩ và tiến trong nước và nước ngoài (Pháp, Nhật, Thái Lan…). Các bộ môn được củng cố và thế hệ
giảng viên được đào tạo sau 1975 thay thế dần cương vị trưởng phó bộ môn như: PGS TS Ngô Thị
Quỳnh Lan, PGS TS Nguyễn Thị Kim Anh (Nha khoa sở), PGS Đức Lánh, hiện nay TS
Nguyễn Thị Bích Lý (Phẫu thuật miệng), BS CKII Trần Giao Hòa, sau đó là ThS Hà Thị Bảo Đan và
hiện nay là TS Nguyễn Thị Bích Vân (Nha chu), BSCKII Trần Thiên Lộc, kế đến là ThS Nguyễn Thị
Bích Thủy, TS Hồ Phương Trang, hiện nay ThS Nguyễn Hiếu Hạnh, TS Đoàn Minh Trí (Phục
hình), ThS Dương Hạnh, GS Hoàng THùng, ThS Đinh Thị Khánh Vân, PGS TS Phạm Văn
Khoa (Chữa răng- Nội nha), BS CKII Huỳnh Anh Lan kế đến PGS TS Nguyễn Thị Hồng, TS
Đắc Tuyến (Bệnh học miệng), PGS TS Đống Khắc Thẩm, kế đến TS Hồ Thị Thùy Trang (Chỉnh
hình Răng mặt), PGS Lâm Hoài Phương, BS CKII Trần Công Chánh, ThS Bùi Hữu Lâm kế đến là TS
Hồ Nguyễn Thanh Chơn (Phẫu thuật hàm mặt), BSCKII Đào Thị Hồng Quân kế đến là BSCKII Trần
Đức Thành, TS Hoàng Trọng Hùng (Nha khoa công cộng), TS Trần Thúy Nga kế đến là ThS Nguyễn
Thị Thanh Yên, hiện nay TS Phan Ái Hùng (Răng Trẻ em), BS CKII Lâm Hữu Đức kế đến là
BSCKII Nguyễn Trường Sơn, BS CKII Nguyễn Trọng Phúc, hiện nay là ThS Trương Hải Ninh (Điểu
dưỡng nha khoa), BS Lương Văn My, TS Nguyễn Văn Lân TS Lâm Đại Phong (Chẩn đoán
hình ảnh RHM), CN Trịnh Văn Sang kế đến là CN Nguyễn Quang Tỳ, ThS Đào Ngọc Lâm (Kỹ thuật
Phục hình răng). Bộ môn Cấy ghép Nha khoa được thành lập vào năm 2010 với PGS TS Lê Đức Lánh
và sau đó TS Võ Chí Hùng, TS Phạm Thị Hương Loan.
Hợp tác quốc tế: Trong giai đoạn y, mối quan hệ với khối Pháp ngữ được phát triển hơn nữa sau
khi Hợp tác giữa AUF (Agence Universitaire de la Francophonie) và Khoa RHM được ký kết vào năm
1995. Qua hợp tác này, sự trao đổi liên đại học được tăng cường, các sinh viên theo học chương trình
Pháp ngữ có nhiều cơ hội học bổng, nhiều giảng viên của Khoa được bồi dưỡng chuyên môn tại Pháp.
Một số bác trẻ được theo học các chương trình cao học, tiến sĩ, chuyên khoa tại các đại học Marseille,
Bordeaux, Strasbourg,.. Từ năm 1995, GS Jean Louis Brouillet (ĐH Marseille) đã tập họp các trường
đại học Pháp có chương trình hợp tác với Khoa RHM và từ năm 1999 đã thành lập một Hội đồng điều
phối các trao đổi trong lĩnh vực RHM với Việt Nam (CCFEOV). Từ đó các lớp DIU (Diplôme Inter-
universitaire) dưới sự điều phối của BS Jean Francois Lasserre (ĐH Bordeaux) được tổ chức đều đặn
tại Khoa RHM được scông nhận của các đại học Pháp. Các lớp y quy tụ các giáo hàng đầu
của các đại học Pháp ngữ về những chuyên ngành mũi nhọn của RHM và đã góp phần đáng kể để cập
nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng thực hành cho các học viên trong và ngoài trường. Bắt đầu từ năm
lOMoARcPSD|38841209
1990, các hội nghị RHM Việt Pháp được tổ chức mỗi 2 năm một lần tại Khoa RHM đã trở thành truyền
thống của ngành RHM Việt Nam (đến năm 2018 đã có 15 hội nghị). Đặc biệt, GS Corinne Taddei và
BS Jean Nonclercq của ĐH Strasbourg đã hỗ trợ trong suốt thời gian từ 1990 cho đến nay cho Bộ môn
Phục hình. Ngoài ra hợp tác quốc tế được mở rộng sang nhiều nước khác như: với khối ASEAN sau
khi gia nhập các hội nghiên cứu khoa học (IADR- SEA) đào tạo (SEAADE) của khu vực; với Úc
đặc biệt với trường Adelaide qua sự giới thiệu của GS Ngô Hiền và
GS Graham Mount; với Nhật qua trường Tokyo Medical Dental University (TMDU), trường
Hiroshima (HU), trường Aichi Gakuin, sau đó các trường Kyushu, trường Niigata, những nơi
nhận nhiều nghiên cứu sinh từ Khoa RHM, có những chương trình hợp tác nghiên cứu, trao đổi giảng
viên/ sinh viên hỗ trợ trang thiết bị cho Khoa RHM; với Canada qua trường British Columbia tại
Vancouver (UBC) có chương trình hợp tác lâu dài với Bộ môn Bệnh học miệng nghiên cứu về ung thư
hốc miệng; với Hoa Kỳ qua trường UCSF sau này trường Washington trong lĩnh vực Nha khoa công
cộng; với Thái Lan qua trường Mahidol, Chulalongkorn và Khon Kaen là những trường nhận đào tạo
thạc sĩ, tiến cho Khoa RHM rất tích cực trong việc trao đổi giàng viên sinh viên đặc biệt sau
khi hình thành Hợp tác Nha khoa trong tiểu vùng sông Mekong (IDCMR); với Hàn quốc qua trường
Chosun và gần đây là với trường Pusan.
Vào các năm 1994 1998, được sự dẫn dắt của GS Nguyễn Thành Nguyên, Hội Hàn lâm Nha khoa
thế giới (ADI) và Hội Nha sĩ danh dự thế giới (International College of Dentists - ICD) kết nạp nhiều
hội viên Việt Nam trong đó các giảng viên của Khoa RHM chiếm một phần lớn. Hội này thường xuyên
hỗ trợ cho các hội nghị Đào tạo liên tục của Khoa cho đến ngày nay. Vào năm 2005, qua sự kết nối
của Hội ADI, BS Lâm Ngọc Châu đã vận động các nha Việt Nam tại Hoa Kỳ tặng hàng trăm đầu
sách giáo khoa cho Thư viện Khoa RHM. Một số khóa đào tạo chuyên ngành mang nh hệ thống được
Tổ chức HVO (Health Volunteers Overseas) thực hiện trong nhiều năm liên tiếp trong lĩnh vực Chỉnh
hình Răng mặt với các chuyên gia như GS Haskell Gruber, BS Neil Kay, GS Marc Retrouvey và trong
lĩnh vực Nha khoa công cộng với GS Martin Hobdell, GS Colman McGrath… Hiện nay chương trình
đào tạo Chỉnh hình răng mặt vẫn đang tiếp tục với sự hỗ trợ của BS Neil Kay để giúp cho BS RHM
Việt Nam có cơ hội và đủ điều kiện gia nhập các hội Chỉnh nha quốc tế.
Là cơ sở đào tạo RHM lớn nhất ở miền Nam và cả nước, Khoa RHM đã hỗ trợ xây dựng và giảng dạy
cho Khoa RHM nhiều trường được thành lập sau 1995 như các Khoa RHM ĐH Cần Thơ, trường ĐH
Y Huế, trường Đại họ Y Tây nguyên, trường ĐH Y Hải Phòng, trường ĐH Y Thái Nguyên, trường ĐH
Trà Vinh, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ y tế TP HCM (nay là ĐH Y khoa Phạm Ngọc
Thạch), các Trường Cao đẳng Y tế Hải Dương (nay là trường ĐH Kthuật Y tế Hải Dương, Đà Nẵng,
Kiên Giang, Tây Nguyên…
lOMoARcPSD|38841209
Công tác nghiên cứu khoa học được đi vào nề nếp với việc xác định một số trục nghiên cứu của
Khoa. Hội nghị Khoa học Đào tạo liên tục tháng 4 của Khoa RHM (cho đến năm 2016 lần thứ
37) đã trở thành một sự kiện được đông đảo đồng nghiệp trong nước hưởng ứng và dần có tiếng vang
ra ngoài biên giới. Hội nghị Việt Pháp tổ chức 2 năm một lần trở thành sự kiện khoa học lớn của cả
nước thu hút hàng ngàn người tham dự. Từ 1996, Khoa RHM xuất bản đều đặn mỗi năm một lần quyển
“Kỷ yếu công trình Nghiên cứu khoa học RHM”, cho đến năm 2010, chuyển qua đăng trên Tạp chí Y
học TP HCM. Bên cạnh đó, quyển tài liệu đào tạo liên tục RHM “Cập nhật Nha khoa” ra đời lần đầu
năm 2006, được xuất bản mỗi năm từ một đến hai kỳ cho đến nay. Chương trình đào tạo liên tục
các đợt đào tạo cấp chứng chỉ chuyên sâu cho các bác sĩ làm việc tại TP HCM và các tỉnh lân cận ny
càng khẳng định giá trị học thuật, kỹ năng tay nghề thực tế và thu hút rất đông các bác sĩ đăng ký tham
dự.
SINH VIÊN CỦA KHOA RHM
Sinh viên đã mãi trung tâm của nhà trường. Qua quá trình hình thành phát triển nhà trường,
các thế hsinh viên Nha Y khoa - Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh đã kế thừa phát huy
truyền thống của các thế hệ đi trước. Sinh viên luôn thể hiện sức mạnh của tuổi trẻ trong mọi hoạt động
học tập, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng.
Trong giai đoạn trước 1975, các hoạt động của tổ chức sinh viên độc lập với các ban giám hiệu nhà
trường. Sinh viên của mỗi trường bầu ban đại diện của trường mình và tham gia Ban Đại diện Y Nha
Dược và Tổng Hội sinh viên Sài Gòn. Từ những năm 1960, Ban Đại diện sinh viên Nha khoa tham gia
phong trào đầu tranh rất sôi nỗi của sinh viên Y Nha Dược. Từ 1960- 1967 giai đoạn chuyển biến
về học thuật y khoa, phòng trào sinh viên vận động chuyển ngữ Việt và dãy Đông Tây Y kết hợp. Đến
niên học 1967 1968 phần lớn các môn học được dạy bằng tiếng Việt. T1967 1971 Thầy t
các trường thực hiện phong trào vận động tự trị Đại học với hai mục tiêu: xây dựng nền y học Việt mới
và chống chính sách của chính phủ Hoa Kỳ mở rộng chiến tranh tại Việt Nam. Năm 1971, Đoàn công
tác y tế sinh viên Y Nha Dược được thành lập tổ chức nhiều hoạt động xã hội tại các khu dân cư nghèo
vừa khám chữa bệnh miễn phí vừa vận động quần chúng theo cách mạng. Ngay sau khi đất nước thống
nhất, Liên Chi hội Sinh viên Giải phóng Y Nha Dược Đại học Minh Mạng giúp nhà trường ổn
định tổ chức để khai giảng lại. Các sinh viên được kết nạp vào Hội sinh viên Giải phóng và tiếp tục rèn
luyện để gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường
Đại học Y Dược Nhiệm kỳ I được thành lập vào năm 1977 và cho đến nay đã là Nhiệm kỳ XVIII.
Từ ngày Giải phóng đến nay, tự hào vtruyền thống của trường, trân trọng những đóng góp
của các thế hệ sinh viên đi trước, sinh viên Răng Hàm Mặt luôn ra sức phấn đấu để giữ vững uy tín và
truyền thống tốt đẹp cho nhà trường.
lOMoARcPSD|38841209
Với tinh thần truyền thống “Học hết sức, chơi hết mình”, sinh viên RHM đã tổ chức nhiều hoạt
động sôi nổi. Lễ hội ẩm thực Lễ kết nghĩa giữa sinh viên năm I và năm II được tổ chức vào tháng
10, 11 hàng năm được thiết kế và thực hiện một cách chuyên nghiệp, quy mô hoành tráng và với nhiều
tiết mục văn nghệ rất đặc sắc “Răng Hàm Mặt”. Hội trại truyền thống tổ chức vào tháng 3 hàng năm là
khóa học dã ngoại, cơ hội để sinh viên thỏa sức thể hiện mình với những tiết mục thể thao sôi nổi, văn
nghệ hài hước và đậm chất sinh viên. Lễ Kết nghĩa và hội trại hàng năm còn có sự tham gia của giảng
viên và cựu sinh viên, là dịp giao lưu giũa các thế hệ sinh viên Răng Hàm Mặt, cơ hội tìm hiểu truyền
thống của Khoa, tăng sự gắn kết anh em, thầy trò, khơi lên ngọn lửa lòng học tập, yêu nghề và niềm tự
hào về nhà trường. Sau khi ra trường các sinh viên tiếp tục gắn kết với Khoa. Năm 2012, BS Bùi Quốc
Thái tặng sách giáo khoa bằng tiếng Anh cho các bộ môn và góp phần xây dựng góc truyền thống của
Khoa. Ngày 9 tháng 8, 2015 đánh dấu sự thành lập Ban Liên lạc Cựu sinh viên RHM, nối kết các sinh
viên thuộc nhiều thế hệ để góp sức phát triển Khoa RHM.
Với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, không ngừng phát triển chuyên môn nhu cầu xã hội ngày càng
nâng cao, sinh viên phải chủ động hơn trong quá trình tự đào tạo của mình. Hàng năm, sinh viên khoa
RHM được tham gia các hội nghị khoa học kỹ thuật, các hoạt động ngoại khóa. Đối với các hoạt động
liên kết đào tạo, trao đổi với các trường đại học trong nước (Hà Nội, Huế, Cần Thơ, Hải Phòng, Thái
Nguyên…) nước ngoài (Pháp, Thái lan, Nhật…), sinh viên nhân vật trung tâm, thể hiện được tính
năng động, sáng tạo, thông minh của tuổi trẻ. Các khóa học hoạt động giao lưu trao đổi sinh viên
thông qua các Hội Nghiên cứu khoa học và Đào tạo Khu vực là cơ hội tìm hiểu văn hoá, giao lưu với
SV quốc tế để có sự hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng và trải nghiệm sự tồn tại cộng đồng đa văn hóa. Các
hoạt động y hướng đến sự phát triển mạng lưới nghiên cứu, giáo dụcthực hành nha khoa tiên tiến
và hội nhập quốc tế trong tương lai.
Công tác xã hội luôn thế mạnh của khoa, hoạt động thu hút sự tham gia nhiệt tình của nhiều sinh
viên. Chiến dịch mùa xanh, Chương trình Xuân tình nguyện, Blouse trắng tình nguyện, Hiến máu
nhân đạo… có nhiều hoạt động chun môn - tuyên truyền chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe răng
miệng, giáo dục giới tính, tập huấn năng sơ cứu. Ngoài ra vào các dịp Trung thu, Giáng sinh, sinh
viên tổ chức đến thăm và tặng quà cho trẻ em nghèo, khuyết tật và cơ nhỡ
Đến đây, Khoa RHM bước vào môt giai đoạn mới với nhiều thành tựu do các thế hệ đi trước để lại,
nhiều thuận lợi do sự phát triển chung của đất nước nhưng cũng không ít thử thách. Tuy nhiên chúng
tôi luôn tin tưởng là nhà trường sẽ tiếp tục phát triển để luôn là một cơ sở đào tạo RHM hàng đầu của
cả nước, có uy tín trong khu vực, chính thống trong đào tạo và mẫu mực trong y đức không phụ lòng
các thế hệ thầy cô và sinh viên đi trước.
CHUẨN NĂNG LỰC BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT/NHA KHOA CỦA VIỆT NAM
lOMoARcPSD|38841209
Bác sĩ Răng Hàm Mặt (RHM)/ Bác sĩ Nha khoa là nhân viên y tế có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe
răng miệng cho cá nhân và cộng đồng cần đủ năng lực làm việc độc lập và phối hợp với những nhân
viên khác trong và ngoài ngành y tế để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Mục tiêu chính của bản chuẩn năng lực dành cho Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa là:
x Xác định những năng lực cốt lõi cần thiết khởi nghiệp trong hành nghề nha khoa như là một Bác sĩ
Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa. Các năng lực này phải thích hợp và phải đề cao trách nhiệm chăm
sóc bệnh nhân của Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa, phải trực tiếp liên kết với những nhu cầu
chăm sóc răng miệng của cộng đồng, có tính thực tế và dễ dàng được các chuyên ngành chăm sóc
sức khỏe khác chấp nhận.
x Phù hợp với những năng lực cốt lõi của Hiệp Hội Giáo dục Nha khoa Đông Nam Á (SEAADE) đề
ra vào tháng 8 năm 2015 tại Kuching, Mã Lai nhằm tạo điều kiện cho Bác sĩ RHM/ Bác sĩ Nha khoa
tốt nghiệp tại Việt Nam có thể hành nghề ở các nước trong khối ASEAN.
x Nguồn tham khảo chính cho các cơ sở đào tạo RHM, nhằm thúc đẩy những thay đổi và cải tiến trong
chương trình giảng dạy sinh viên.
x Hỗ trợ xây dựng các hướng dẫn về khung chương trình giảng dạy bác sĩ RHM ở cả cấp quốc gia
cấp cơ sở đào tạo RHM, về cả kiến thức nền tảng và các hướng dẫn lâm sàng.
x Cung cấp thông tin cho nhà đào tạo trong khối ngành sức khỏe khác về những vấn đề ưu tiên trong
chương trình đào tạo RHM và năng lực cần của Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha khoa ở mức khởi
nghiệp. x Cung cấp phương pháp để đánh giá năng lực cho Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha khoa.
x Cung cấp thông tin và đưa ra lời khuyên liên quan đến các tiêu chuẩn trong thẩm định cấp phép
hành nghề đối với Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha khoa. x Tạo nền tảng cho việc xây dựng
các tiêu chí cho kỳ thi chứng chỉ hành nghề RHM quốc gia.
Sau đây là 6 lĩnh vực năng lực chính mà người Bác sĩ Răng Hàm Mặt/Nha khoa phải đạt được:
1. Tư duy phản biện
2. Giao tiếp
3. Tính chuyên nghiệp và phát triển nghề nghiệp liên tục
4. Nền tảng kiến thức; tổng hợp và đánh giá thông tin lâm sàng – cận lâm sàng
5. Dự phòng và tăng cường sức khỏe răng miệng
6. Chăm sóc bệnh nhân:
A. Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị
B. Thực hành lâm sàng
(Thiết lập và duy trì sức khỏe răng miệng)
(Ghi chú: K: Knowledge: Kiến thức, A: Attitude: Thái độ, S: Skill: Kỹ năng)
lOMoARcPSD|38841209
Lĩnh vực I: Tư duy phản biện (3 năng lực)
I.1. Đánh giá và tích hợp những xu hướng mới trong chăm sóc sức khỏe răng miệng.
I.2. Vận dụng được tư duy phản biện để giải quyết vấn đề trong thực hành nha khoa/răng hàm
mặt.
I.3. Đánh giá và tích hợp những kết quả nghiên cứu tốt nhất, kết hợp với sự thành thạo knăng
lâm sàng trong thực hành nha khoa/răng hàm mặt dựa trên bằng chứng.
Lĩnh vực II: Giao tiếp có hiệu quả (5 năng lực)
II.1. Có năng lực giao tiếp có hiệu quả - ứng xử tốt với bệnh nhân, thân nhân người bệnh và
đồng nghiệp (S1).
II.2. Vận dụng được kiến thức về khoa học hành vi, khoa học giao tiếp - ứng xử sự phát
triển tâm hội vào quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân cộng đồng
(K1/S1).
II.3. Xác định được nhu cầu và yêu cầu điều trị răng miệng của bệnh nhân để đề ra kế hoạch
điều trị phù hợp (S1).
II.4. Phân tích được các yếu tố hội tâm - sinh lý của bệnh nhân liên quan đến tình
trạng sức khỏe răng miệng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị (S1).
II.5. Chia sẻ thông tin và kiến thức với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các đồng nghiệp
khác (S1).
Lĩnh vực III: Tính chuyên nghiệp và phát triển nghề nghiệp (11 năng lực)
III.1. Nhận thức sâu sắc rằng lĩnh vực Răng Hàm Mặt một phần không thể tách rời của hệ
thống y tế; sức khỏe răng miệng mối liên hệ qua lại với sức khỏe toàn thân. Bác
RHM cần phối hợp tốt với các đối tác trong ngoài ngành RHM để thực hiện công
việc. (S1/A1).
III.2. Nhận thức rằng nghĩa vụ của Bác sĩ Răng Hàm Mặt/Nha khoa là cung cấp dịch vụ chăm
sóc sứckhỏe răng miệng với chất lượng cao nhất, tôn trọng quyền lợi của người bệnh,
thực hiện những chọn lựa điều trị phù hợp với yêu cầu điều kiện của người bệnh
(K1/A1/S1).
III.3. Tuân thủ các quy định pháp lý chính ch y tế liên quan đến hành nghề, tôn trọng
nguyên tắcđạo đức nghề nghiệp (S1/A1).
III.4. Đảm bảo môi trường làm việc đúng với quy định về an toàn lao động kiểm soát nhiễm
khuẩn(S1).
lOMoARcPSD|38841209
III.5. Nhận biết, tự đánh giá năng lực thấy được được hạn chế của bản thân để tự đào tạo
tham gia đào tạo liên tục, tham khảo ý kiến/chuyển bệnh nhân đến đồng nghiệp
năng lực chuyên môn phù hợp (S1/A1).
III.6. Thực hiện quản lý và bảo mật hồ sơ bệnh nhân theo quy định của pháp luật. (S1/A1).
III.7. Có năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập liên tục, lưu trữ, trao đổi, x
thông tinvà áp dụng trong chăm sóc sức khỏe răng miệng (S1/A1).
III.8. Đánh giá được những công trình nghiên cứu khoa học cơ bản và lâm sàng đã được công
bố, tíchhợp các thông tin cần thiết để cải thiện sức khỏe răng miệng (S1).
III.9. Tiếp nhận thông tin phản hồi hiệu quả giúp phát triển chuyên môn của bản thân và đồng
nghiệp (A1/S1).
III.10. Cam kết duy trì, nâng cao kiến thức chuyên môn và học tập suốt đời (A1).
III.11. Đề xuất, hội chẩn và chuyển điều trị các trường hợp bệnh lý phức tạp (S1).
Lĩnh vực IV: Nền tảng kiến thức; tổng hợp và đánh giá thông tin lâm sàng cận lâm sàng (27 NĂNG
LỰC)
IV.1. kiến thức khoa học bản, y sinh học sở làm nền tảng cho y học m sàng Răng
Hàm Mặt (K1).
IV.2. Ứng dụng được những kiến thức sở kiến thức lâm sàng chung trong khoa học y
học và nha khoa (bao gồm: sự phát triển của hệ thống sọ mặt và bộ răng, quá trình hình
thành phát triển các cấu trúc răng/mô nha chu (mô quanh răng)/xương hàm, sinh lý
vùng miệng hàm mặt, giải phẫu chức năng của hệ thống nhai và các nguyên tắc
bản của khớp cắn) để thực hành răng hàm mặt an toàn và hiệu quả (K1).
IV.3. Giải thích được các khía cạnh về tương hợp sinh học, thành phần, cấu trúc, tính chất, chỉ
định, cách thức tác động (K1) của các vật liệu nha khoa.
IV.4. Giải thích được bệnh căn và bệnh sinh của các bệnh răng miệng và bệnh lý hàm mặt phổ
biến và biểu hiện răng miệng có liên quan đến bệnh toàn thân (K1).
IV.5. Trình y được những xét nghiệm lâm sàng cận lâm sàng thích hợp để áp dụng vào
chẩn đoán bệnh lý răng miệng, hàm mặt (K1).
IV.6. Phân tích những nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn trong hành nghề RHM (K1).
IV.7. Giải thích được chế đau miệng vùng mặt, kiểm soát đau lo âu trong điều trị
răng hàmmặt (K1).
IV.8. Giải thích được công dụng và tác hại của bức xạ ion hoá lên sống. tả cách thức
bảo đảm an toàn bức xạ (K1).
lOMoARcPSD|38841209
IV.9. Liệt được những chỉ định, nguyên tắc kthuật sinh thiết, các phương pháp chẩn
đoán tế bào học và mô học mô mềm và mô cứng đơn giản (K1).
IV.10. tả k thuật chụp phim trong ngoài miệng thông dụng và hiểu những nguyên tắc
cơ bản về kỹ thuật chụp X quang nha khoa (K1).
IV.11. Giải thích được sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ em và phát triển Răng trẻ em (K1).
IV.12. Giải thích được quan niệm can thiệp tối thiểu chăm c răng miệng toàn diện
(K1).IV.13. Mô tả được hoạt động dự phòng bệnh răng miệng và cách tổ chức thực hiện
chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cộng đồng (K1).
IV.14. Liên hệ và so sánh được sự lưu hành của các bệnh lý răng miệng phổ biến trên thế giới
và tại Việt Nam (K2).
IV.15. Giải thích được những nguyên tắc điều trị của các thuốc thường sử dụng trong điều trị
bệnh răng miệng và hàm mặt (K1).
IV.16. Trình bày được biểu hiện/ảnh hưởng của các bệnh toàn thân thường gặp ảnh hưởng
đến bệnh lý hay quá trình điều trị răng hàm mặt (K1).
IV.17. Giải thích được những chỉ định, chống chỉ định, nguyên tắc và kthuật để điều trị phục
hồi trong răng hàm mặt đáp ứng được yêu cầu chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh (K1).
IV.18. Mô tả được những quy trình điều trị cơ bản (phẫu thuật và không phẫu thuật) để xử trí
bệnh lý thông thường vùng hàm mặt, chấn thương hàm mặt và dị tật khe hở môi vòm miệng
(K1). IV.19. tả được các thao tác xử trí cấp cứu nha khoa, cấp cứu ban đầu chấn thương
hàm mặt và cấp cứu y khoa trong hành nghề RHM (K1).
IV.20. Trình bày và giải thích được các phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong lĩnh
vực RHM (K1).
IV.21. kiến thức về các phương pháp học tập/nghiên cứu khoa học hiện nay và xác định tầm
quan trọng của việc đánh giá, phản hồi, phản ánh, xác định nhu cầu học tập và kế hoạch
phát triển của bản thân (K1).
IV.22. Thực hiện được hồ sơ bệnh án RHM chính xác và đúng quy định (S1).
IV.23. Ghi nhận và đánh giá được các dấu hiệu sinh tồn (S1).
IV.24. Thực hiện được việc thăm khám, phát hiện đánh giá các biểu hiện bình thường, bất
thường các bệnh lý răng hàm mặt thường gặp liên quan đến hình thái chức năng
của các cấu trúc vùng miệng, hàm mặt thói quen ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe răng miệng (S1).
IV.25. Chụp và diễn giải (đọc) phim X.quang trong miệng (K1/S1).
lOMoARcPSD|38841209
IV.26. Chỉ định những xét nghiệm cận lâm sàng, những quy trình và thử nghiệm cn thiết, phân
tích các kết quả thu được để hỗ trợ cho việc chẩn đoán xtrí các bệnh răng miệng/hàm
mặt thường gặp (K1/S1).
IV.27. Phân tích được khớp cắn trên các mẫu hàm được lên giá khớp (càng nhai) (S1).
Lĩnh vực V: Dự phòng và tăng cường sức khỏe răng miệng (6 NĂNG LỰC)
V.1. Áp dụng được những nguyên tắc tăng cường sức khỏe răng miệng và phòng ngừa bệnh
tật vào chăm sóc sức khoẻ răng miệng (S1).
V.2. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng liệu pháp fluor tại chỗ trám bít hố rãnh để
dự phòng sâu răng (S1).
V.3. Dự đoán, phòng ngừa và điều chỉnh các yếu tố bất lợi trong chế độ vệ sinh răng miệng
của bệnh nhân hướng dẫn cho bệnh nhân những phương pháp vệ sinh răng miệng phù hợp
(S1).
V.4. Phân tích các yếu tố quyết định tới sức khoẻ răng miệng bao gồm kinh tế, hội, văn
hoá, chính trị môi trường góp phần vào cải thiện tình trạng sức khoẻ răng miệng của nhân
và cộng đồng (K1).
V.5. Cung cấp thông tin cho bệnh nhân về nguyên nhân y bệnh, cách phòng ngừa các bệnh
răng miệng thường gặp khuyến khích họ trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe
răng miệng của bản thân (S1).
V.6. Hướng dẫn về chế độ ăn uống và giáo dục về dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe
răng miệng (S1).
Lĩnh vực VI: Chăm sóc bệnh nhân (23 NĂNG LỰC)
A. Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị (6 năng lực)
VI.1. Phát hiện, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị toàn diện các bất thường/bệnh lý về hình thái và
chức năng của răng, mô nha chu (mô quanh răng) và những tình trạng răng miệng khác (S1). VI.2.
Phát hiện, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị toàn diện các bất thường/bệnh lý về hình thái và chức
năng của vùng hàm mặt (S1).
VI.3. Tổng hợp các dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán và lập kế hoạch
điều trị toàn diện cho các trường hợp đơn giản về chữa răng, nội nha, nhổ răng, phẫu thuật
miệng, nha chu, cấy ghép nha khoa, phục hình răng, sai lệch khớp cắn và phẫu thuật hàm mặt
(S1).
VI.4. Giải thích, biện luận và chẩn đoán được những trường hợp bệnh nhân bị đau, khó chịu
và lo lắng do các rối loạn ở vùng răng miệng - hàm mặt hoặc do điều trị răng hàm mặt (S1).
lOMoARcPSD|38841209
VI.5. Xác định và chẩn đoán được đặc điểm lâm sàng của đau vùng miệng mặt cấp tính và
mạn tính có nguồn gốc thực thể, thần kinh, tâm thể, xác định những tình trạng cần điều trị hay
cần chuyển đến các chuyên gia khác (S1).
VI.6. Chẩn đoán được các vấn đề lệch lạc răng, hàm và xác định những trường hợp cần can
thiệp nắn chỉnh răng (S1).
B. Thực hành lâm sàng (thiết lập và duy trì sức khoẻ răng miệng) (17 năng lực)
VI.7. Lựa chọn phương pháp, thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp cho điều trị và dự phòng
trong thực hành răng hàm mặt (S1).
VI.8. Thực hiện gây tê tại chỗ và gây tê vùng trong miệng để tiến hành các quy trình phục
hồi, phẫu thuật và những điều trị khác. Có khả năng xử trí những biến chứng thường gặp của
gây tê (S1). VI.9. Sử dụng các phương pháp, dụng cụ/phương tiện và/hoặc thuốc thích hợp và
thông dụng để chống đau, khó chịu và lo lắng do các rối loạn ở vùng răng miệng hàm mặt
hoặc do các thủ thuật điều trị RHM khác (S1).
VI.10. Xử trí được chấn thương, bệnh lý, nhiễm trùng thường gặp ở vùng răng miệng hàm mặt,
ghi đơn thuốc thích hợp và chuyển bệnh nhân khi cần (S1).
VI.11. Điều trị được các bệnh lý cứng của răng như sâu răng, mòn răng các khiếm khuyết
khácở mô cứng của răng (S1); thực hiện điều trị bảo tồn sự sống của tủy răng (S1); thực
hiện được điều trị nội nha các bệnh lý tủy và vùng quanh chóp răng (S1).
VI.12. Thực hiện lấy cao răng trên nướu (lợi), dưới nướu (lợi) xmặt chân răng không
phẫu thuật (S1).
VI.13. Thực hiện được các phục hồi gián tiếp như inlay, onlay, răng chốt, mão (chụp)răng, cầu
răng đơn giản, hàm giả bán phần toàn phần (S1); sửa chữa được phục hình sai quy
cách gây biến chứng và tháo gỡ được các phục hình bị hư hỏng (S1); cung cấp cho bệnh
nhân những kiến thức về bảo quản các phục hồi/ phục hình trong miệng (S1); đánh giá
được các kết quả điều trị phục hồi răng cung cấp hay giới thiệu những điều trị bổ
sung hay duy trì nếu cần (S1).
VI.14. Xử trí được đau do răng và đau vùng miệng cấp tính (S1).
VI.15. Xử trí sớm các vấn đề răng miệng cho trẻ em (S1).
VI.16. Xử trí sơ cứu/cấp cứu cho bệnh nhân chấn thương hàm mặt tại bệnh viện và cộng đồng
(S1).VI.17. Thực hiện can thiệp phẫu thuật miệng - hàm mặt: Theo dõi được kết quả
điều trị đối với bệnh nhân chấn thương hàm mặt, bệnh lý miệng - hàm mặt và dị tật khe
hở môi - vòm miệng (S3); Thực hiện được cố định răng trong gãy xương đơn giản
(S1); Xử trí những tình trạng cần phẫu thuật đơn giản của cứng mềm trong
lOMoARcPSD|38841209
miệng, bao gồm nhổ răng, nhổ chân răng, tiểu phẫu thuật mô mềm, (S1); Thực hiện các
phẫu thuật tiền phục hình đơn giản (S1).
VI.18. Xử trí, điều trị biến chứng thường gặp trong và sau phẫu thuật miệng, hàm mặt đơn giản (S1).
VI.19. Phòng ngừa và xử trí được các tình huống cấp cứu y và nha khoa thường gặp trong quá trình
thực hành răng hàm mặt tổng quát (S1).
VI.20. Xử trí được các tình huống rối loạn chức năng hệ thống nhai nhẹ (mài điều chỉnh được các cản
trở cắn khớp và thực hiện được máng nhai, ghi đơn, hướng dẫn thay đổi hành vi) (S1). VI.21. Xử trí
được các rối loạn do mọc răng và tình trạng lệch lạc khớp cắn đơn giản (S1).
VI.22. Phác họa, thực hiện, gắn và điều chỉnh được dụng cụ/phương tiện nắn chỉnh răng tháo
lắp để di chuyển một răng hay điều trị cắn ngược (cắn chéo) các răng trước (S1); xác
định được những thói quen xấu làm sai lệch khớp cắn, ngăn ngừa những thói quen này
bằng các biện pháp thích hợp như giáo dục, huấn luyện bệnh nhân và điều trị bằng các
dụng cụ/phương tiện khi cần thiết (S1).
VI.23. Thực hiện được kỹ thuật tẩy trắng răng (S1).
lOMoARcPSD|38841209
TÂN SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Phương pháp xác định mục tiêu
Tại sao chúng ta phải xác định mục tiêu?
Đó là vì mục tiêu chính là động lực thúc đẩy chúng ta đến thành công. Mục tiêu có ba c dụng
chính sau:
- Dẫn đường cho quyết định và hành động của chúng ta
- Mục tiêu thúc đẩy chúng ta
- Mục tiêu giúp giải phóng tiềm năng của chúng ta
lOMoARcPSD|38841209
Khi không có mục tiêu, chúng ta không biết tập trung vào việc gì và có khuynh hướng làm những
việc mà chúng ta quan tâm vào thời điểm đó. Chúng ta di chuyển khắp mọi hướng để rồi quay về lại
đúng chỗ cũ thay vì tiến lên theo một hướng nhất định. Nói khác hơn chúng ta hành động theo đám
đông, bạn bè.
Vậy ta xác định mục tiêu như thế nào?
Cần xác định những mục tiêu to lớn, hấp dẫn. Đó là những mục tiêu vượt xa ngoài khả năng hiện tại
của chúng ta và điều quan trọng nhất là ý nghĩ đạt được những mục tiêu ấy thật sự làm chúng ta cảm
thấy hết sức hạnh phúc, phấn khởi. Chính cảm giác vui sướng đặc biệt này thúc đẩy ta thức đêm thức
hôm học hành chăm chỉ. Tạo ra quyết tâm, động lực để hành động kiên trì.
Sáu bước xác định mục tiêu hiệu quả
- Viết ra những gì chúng ta muốn một cách cụ thể
- Liệt kê tất cả các lợi ích và những lý do cho việc đạt mục tiêu
- Lên kế hoạch hành động
- Xác định thời hạn
- Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu
- Lấy đà bằng việc hành động ngay tức khắc
| 1/34

Preview text:

lOMoARcPSD| 38841209
TÓM TẮT LỊCH SỬ NHA KHOA VÀ ĐÀO TẠO NHA KHOA, ĐÀO TẠO BÁC SĨ NHA KHOA CHO TƯƠNG LAI
“Không hiểu biết những gì đã được giải quyết trong quá khứ thì chúng ta luôn tiếp tục như một đứa
trẻ, và Nếu không dùng những gì đã được các thế hệ trước tạo ra thì thế giới sẽ phải tồn tại trong sự
hiểu biết của một nhũ nhi”.
Marcus Tullius Cicero (3/1/106 T.C. – 7/12/43 T.C.)
“Bạn càng nhìn được sâu về quá khứ, thì bạn càng nhìn được xa đến tương lai” Winston Churchill, 1944
Phần thứ nhất Tóm lược Lịch sử nha khoa và đào tạo nha khoa Thời cổ đại
- Ai Cập cổ đại: quan niệm về bệnh tật
- Lưỡng Hà cổ đại: Bộ luật Hamurabi, con sâu răng
- Hy Lạp cổ đại: Đền y tế (spa), Hipocrates Thời trung đại - Thế kỷ 17 – 18 - Pièrre Fauchard
- Đào tạo Nha khoa bậc đại học
LỊCH SỬ NHA KHOA CỔ ĐẠI
AI CẬP CỔ ĐẠI (3150 TC – 332 TC)
Quan niệm về bệnh tật: là trạng thái cơ thể bị ma quỉ khống chế theo những cách khác nhau:
- Hiện diện trong cơ thể,
- Phóng chất độc / khí độc / điềm xấu bao trùm hoặc đi vào người bệnh nhân
Y khoa tích hợp với phép thuật, niềm tin tôn giáo, Điều trị bằng bùa phép, mê dụ, một số loại thuốc.
Do tầng lớp thầy tu kiêm bác sĩ (pastophori) thực hành
LƯỠNG HÀ (Mesopotamia) (3200 TC - 539 TC )
Ở Tây Á, một phần Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Syria, thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, giữa Tigris và Euphrates
Bộ luật Hammurabi, là một trong những bộ luật cổ nhất, trong đó có nhiều điều luật về hành nghề y,
nha khoa. luật qui định chi phí điều trị khi phẫu thuật thành công và phạt nếu không thành công, phụ
thuộc vào vị trí xã hội của bệnh nhân. Luật cũng đặt răng ở vị trí có giá trị cao vào thời đó ₋ Điều
200: Nếu một người làm gãy răng của một người cùng đẳng cấp, răng người đó sẽ bị lấy bỏ. ₋ Điều
201: Nếu một người làm gãy răng của một người ở đẳng cấp thấp hơn, người đó sẽ bị phạt 1/3 mine bạc (~168 g).
Đầu thế kỷ 2 TC, quan niệm con sâu răng là sáng tạo điển hình của nha khoa Lưỡng Hà, đã nêu bằng
chứng sinh vật (?) của nguyên nhân gây đau răng/ sâu răng
-> xuất hiện các phương pháp điều trị nha khoa cổ xưa nhất và là đóng góp có ý nghĩa nhất của văn
minh Lưỡng Hà đối với nha khoa.
₋ Nếu một người bị lung lay và đau răng, trộn hỗn hợp gồm [nhựa thơm, a ngùy, cần, nhựa thông], chà
vào răng đau cho đến khi máu chảy ra thì sẽ khỏi.
₋ Nếu một người có răng bị đổi màu, trộn [muối, hòa thảo, cần, nhựa thông], chà lên răng bằng ngón tay.
HY LẠP CỔ ĐẠI (từ TK 9 TC – 6 SC)
Trong giai đoạn cổ nhất, y khoa Hy Lạp dựa trên nền tảng mê tín, tôn giáo và được điều hành bởi các
thầy tu trong các đền y tế (spa).
Trong quá trình phát triển, những phương cách điều trị có lý lẽ dần thay thế mê tín dị đoan lOMoARcPSD| 38841209
Hiểu biết và thực hành được truyền từ đời cha sang đời con trong nhiều thế hệ.
Nhiều bác học và học thuyết xuất hiện, có tầm ảnh hưởng lâu dài đối với khoa học và y học HIPPOCRATE (460 - 370 TC)
Lãnh đạo trường Y khoa Hy Lạp (rational school of Greek medicine) ở Cos, được coi là Người Cha của y khoa.
Sức khỏe là khi bốn chất dịch và nguyên tố ở trạng thái cân bằng, bệnh tật xuất hiện khi sự cân bằng
bị rối loạn. Sau này, cộng sự và các học trò của Hippocrates ghi chép các bài giảng thành “tổng tập
Hippocates” (corpus Hippocratus”).
Theo Hippocrates, nhổ răng còn chắc và ngầm cực kỳ nguy hiểm, do đó chỉ nên nhổ răng lung lay và
sử dụng kìm bằng chì để tránh làm gãy chân răng. Chỉ nhổ răng khi điều trị không hiệu quả Răng bị
sâu là do tích tụ đờm, điều trị gồm chích rạch máu, làm sạch và đắp nhiều loại thuốc thảo mộc.
Hippocrates nhấn mạnh khía cạnh đạo đức và trách nhiệm xã hội của bác sĩ.
Lời thề Hippocrates (Hippocratic Oath) có thể tóm tắt trong châm ngôn
“cứu giúp người bệnh và không làm điều có hại” (“help the patient and do no harm”)
“tôi sẽ không dùng đến con dao mổ, ngay cả khi chứng kiến (người bệnh) phải chịu đựng sự đau đớn
do sỏi, mà rút lui để dành việc đó cho kỹ thuật viên” (hoặc “cho người được thuê làm việc này” ).
Phẫu thuật và nha khoa (thao tác thực hành) bị tách rời với thao tác trí tuệ của bác sĩ y khoa (chẩn
đoán, tiên lượng, kê đơn điều trị).
Trong những thế kỷ tiếp sau, sự chia tách giữa phẫu thuật & nha khoa với y khoa bác sĩ y khoa ở vị trí
cao hơn do ưu thế về kiến thức tiếng Latin và nền giáo dục đại học.
Y-NHA KHOA THỜI TRUNG ĐẠI
GIÁO DỤC Y-NHA KHOA THỜI TRUNG ĐẠI
Đào tạo và Chương trình Y khoa
Sự phát triển có ý nghĩa trong đào tạo y khoa là việc thành lập trường y cùng cơ sở chữa bệnh ở
Salerno (Ý) trong thế kỷ 10 (Schola Medica Salernitana)
Học vị “Bác sĩ Y khoa” (Doctor of Medicine) lần đầu tiên được cấp ở trường Asti (Ý) năm 1329 . Ở
Anh, giáo dục y khoa bắt đầu tại trường Oxford vào đầu thế kỷ 13 và tại trường Merton thế kỷ 14.
Tiếp sau sự ra đời của trường y Salerno, nhiều trường y danh tiếng được thành lập ở các thành phố
lớn: Bologna (1088) và Padua (1222) (Ý), Montpellier (1289) và Paris (1253?) (Pháp), thu nhận sinh viên trên khắp Châu Âu. Thực hành y khoa
Bác sĩ (physicians) nắm giữ vị trí đỉnh của tháp chăm sóc sức khỏe
BS được đào tạo trong các trường đại học y khoa bằng tiếng Latin và sau khi tốt nghiệp, được quyền
mặc áo thụng (academic robe)
Một số ít phẫu thuật viên theo học và tốt nghiệp chương trình y khoa trở thành chuyên viên phẫu
thuật (master-surgeons) và đứng trong hàng ngũ phẫu thuật viên áo thụng (surgeons of the long
robe). Tuy vậy, hầu hết phẫu thuật viên không qua trường lớp, không biết tiếng Latin, gồm: Phẫu
thuật viên áo ngắn (surgeons of the short robe), Nha viên (dentators): thợ mổ chuyên về răng, Phẫu
thuật viên không qua trường lớp (lay surgeons).Thợ mổ (barber-surgeons) giữ vị trí thấp trong hệ
thống chăm sóc, được giao thực hiện các công việc nhỏ: chích máu (bloodletting), băng bó, nhổ răng
(toothdrawing) và bôi thuốc. Họ thực hiện công việc tay chân mà không có cơ sở lý thuyết khoa học.
Thực hành phẫu thuật và nha khoa
Sự chia tách phẫu thuật khỏi y khoa ở Pháp thể hiện rõ khi Đại học Paris (1215) cấm những người tốt
nghiệp y khoa thực hiện phẫu thuật vì việc này được coi là hạ thấp giá trị của bác sĩ y khoa.
Năm 1239, trường Montpellier loại bỏ phẫu thuật viên khỏi chức danh lOMoARcPSD| 38841209
Như vậy, các trường y đã tự tách phần thực hành phẫu thuật (và nha khoa) khỏi nghệ thuật chữa bệnh của họ.
Phẫu thuật (bao gồm nha khoa) vẫn còn là một nghề thủ công, đạt được bằng cách học truyền nghề.
Để đạt được sự bình đẳng với bác sĩ, điều kiện tiên quyết và ngày càng trở nên cấp bách đối với phẫu
thuật viên (bao gồm nha khoa), là cần phải có sách và chương trình đào tạo trong nhà trường.
PIÈRRE FAUCHARD, NGƯỜI CHA CỦA NHA KHOA HIỆN ĐẠI
Pièrre Fauchard (1678 – 1761), người Pháp, tác giả cuốn “Le Chirurgien Dentste, ou Traité des
Dents” (1728) (Người Nha sĩ, hay Chuyên luận về Răng – được coi là Người Cha của nha khoa hiện đại.
Nha khoa thời Fauchard còn ở tình trạng sơ khai, không có chương trình đào tạo chính qui và chưa có
điều luật chính thức để điều chỉnh
Fauchard cho rằng nha khoa cần được xem như một nghề phải qua đào tạo, vì vậy, ông cần sự ủng hộ
của giới y khoa và phẫu thuật cho một quyển sách giáo khoa về một nghề mới, một công trình đầy đủ đầu tiên về nha khoa
Năm 1719, ông định cư và mở phòng khám tại đường Fosses St. Germain (cũng còn gọi là đường
Comédie Française) trong Đại học Circle, Paris với danh xưng “Phẫu thuật viên-Nha sĩ” (“Chirurgien
-Dentiste” / surgeon-dentist), đây là danh xưng lần đầu tiên được sử dụng. Sau này, danh xưng DDS
(doctor of dental surgery) được dùng trong tiếng Anh cuốn “Le Chirurgien Dentiste” , tuy “cũng còn
sót lại rải rác những mảnh (sai lầm) thời cổ đại và trung cổ” , là kết quả của quá trình học và tự học,
khả năng thực hành đa lĩnh vực, uy tín chuyên môn và nhân cách cũng như cách làm việc trọng thị
của Pierre Fauchard. Chính những điều đó đã làm cuốn sách trở thành tác phẩm mở đường cho nha
khoa độc lập và tác giả nó được coi là Người Cha của nha khoa hiện đại. MÔ HÌNH ĐÀO TẠO
Và MÔ HÌNH ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM
Có hai mô hình phổ biến: Odontology và Stomatology 1-
Mô hình “Odontology” phổ biến ở các nước Bắc và Nam Mỹ, Bắc Âu và Tây Âu, Nhật, Ấn
Độ, Úc…Mô hình này tập trung vào dạy nha khoa và coi nha khoa như một ngành độc lập. 2-
Mô hình “Stomatology” phổ biến ở các nước Đông Âu, Trung Âu, Nam Âu, Trung Quốc...
Mô hình này coi nha khoa như một ngành trong khoa học sức khỏe.
điểm mạnh và điểm yếu
Mỗi mô hình trên đều có điểm mạnh và điểm yếu
Mô hình Stomatology nhấn mạnh đến dạy học sức khỏe và bệnh tật toàn thân, như vậy sự phối hợp
và cộng tác giữa y khoa và nha khoa có hiệu quả. Tuy vậy, phần giảng dạy về các môn học và kỹ
thuật nha khoa và nha khoa công cộng bị hạn chế.
Mô hình Odontology nhấn mạnh về bệnh lý, dự phòng và kỹ thuật điều trị nha khoa nhưng điểm yếu
quan trọng nhất là có phần dễ đưa đến quan niệm tách răng miệng khỏi phần còn lại của cơ thể. Theo
mô hình này, thời gian đào tạo phổ biến là 4 – 5 năm
Nha sĩ hay Bác sĩ Nha khoa/RHM
Tương lai của nghề nghiệp đòi hỏi BS Nha khoa phải có khả năng xử lý những vấn đề y khoa phức
tạp của bệnh nhân RHM lớn tuổi và trẻ em (cũng có những vấn đề y khoa nghiêm trọng đang phát sinh).
Người ta tin rằng các “nha sĩ” cần có nền tảng y khoa tốt hơn. Rõ ràng, điểm khởi đầu của toàn cầu
hóa chuẩn năng lực đối với đào tạo nha khoa là nhấn mạnh hơn nữa theo hướng stomatology.
“Nha sĩ” sẽ phải là Bác sĩ Nha khoa/Răng Hàm Mặt!
Phần thứ Hai : Đào tạo Bác sĩ Răng Hàm Mặt cho tương lai lOMoARcPSD| 38841209
3 chìa khóa trở thành bác sỹ RHM Học tập suốt đời Tự do và sáng tạo
Tư duy phản biện và chủ động
Bắt đầu với sự kết thúc trong tâm trí
LICH SỬ RĂNG HÀM MẶT VIỆT NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN NỘI DUNG
1. Thời kỳ Kháng chiến chống Pháp (1946-1954) - Phía Bắc - Phía Nam
2. Thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ (1955-1975)
* THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946-1954) MIỀN BẮC
1946: Kháng chiến chống Pháp
Trường Đại Học Y Dược khoa Hà Nội: chuyển lên Chiến khu Việt Bắc Thời
điểm đó: chỉ có Ban Răng Miệng Năm 1947
- Phòng Nha khoa quân đội ở Liên Khu I (Thái Nguyên): Nha sĩ Nguyễn Dương Hồng
- Phòng Nha Bệnh viện Bộ tư lệnh: cô Phạm Thị Châm
- Phòng Nha Bệnh viện Phẫu thuật A Liên Khu 10 (sau đổi là Viện Quân Y 4): Cô Hoàng Thị Thục. Năm 1948 - Pháp đánh Thái Nguyên
- Đặc điểm: Ngành Y tế chưa tổ chức được chuyên khoa Răng Miệng
- Phòng Nha Viện Quân Y 4 (làng Đại Đồng, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ): Nha sĩ Nguyễn Dương
Hồng và Ông Võ Văn Tỵ chuyển từ Thái Nguyên lên.
- Trang bị: 1 phòng chờ, 2 phòng chữa răng với 2 máy chữa đạp chân, phòng làm răng giả- Phục vụ:
Chiến sĩ quân chủ lực, quân địa phương, dân quân du kích và nhân dân Năm 1948
Đại học Y Hà Nội tổ chức thi tốt nghiệp Nha sĩ (chương trình 5 năm): SV Phạm Thị Châm →
Tốt nghiệp Nha sĩ Năm 1949 - SV Võ Văn Tỵ - SV Hoàng Thị Thục → Tốt nghiệp Nha sĩ Hệ không chính quy
Viện Quân Y 4: Đào tạo cán bộ sơ cấp → Nha tá
- 1948: Nguyễn Văn Dậu, Hồ Ân
- 1949: Phạm Quang Chương, Nguyễn Văn Thân, Hồ Tư Sau năm 1950
- Chiến dịch Biên giới kết thúc → Vùng giải phóng Việt Bắc mở thông các nước XHCN
- Sáp nhập nhiều cơ sở Nha Y → Phòng Nha Khoa của Quân Y Viện 108 (Bằng Ninh, tỉnh Thái Nguyên).
- Chuẩn bị Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chuyển xuống Vỗ Tranh → Võ Nhai → Đại Từ (Thái Nguyên) GS Võ Thế Quang lOMoARcPSD| 38841209
Quê quán: Tốt nghiệp Bác sĩ Nha khoa tại Pháp Đi thẳng từ Pháp về chiến khu Việt Bắc quan ngã Mạc Tư Khoa – Bằng Tường Các hoạt động
- Tại Bệnh xá Ban Kiểm tra 12 (tức là Thủ Tướng phủ): chịu trách nhiệm chăm sóc răng miệng cho
các đồng chí trong Văn phòng Trung Ương và Thủ tướng phủ
- 1952 – 1954: Mở rộng hoạt động điều trị ra nhiều nơi bí mật: Các cơ quan Trung ương, các Bộ
trong chính phủ Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam (tuyệt đối bí mật)
Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần Bộ Tổng tham mưu
- → Ty Y tế Đặc biệt (tương đương Cục bảo vệ sức khoẻ Trung Ương):
Trưởng ty: BS Phạm Ngọc Thạch Răng miệng: Nha sĩ Võ
Thế Quang nhân sự khác: quân y sĩ Vũ Hữu Giám, 2 nha tá Vinh và Ninh MIỀN NAM Năm 1947
- Sở Y tế quân dân Y Nam bộ: chưa có chỉ đạo về ngành Nha
- Thực tế: nhu cầu điều trị bệnh lý răng miệng
→ Khu 7: Nha Y xá: Tám Chương, Lâm văn Quới
→ Khu 8: Bộ phận Nha Y: Nguyễn Văn Phúc
→ Quân Y vụ Khu 8: Lê Công Hạnh đi lưu động (là nha công Sài Gòn) Năm 1948
- Sở Y tế quân dân Y Nam bộ → Thành lâp Phòng Nha Y Nam bộ (3/1948).
- 8/1948 Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ: đặt văn phòng tại Rạch Lá (xã Trường Thọ, quận Vũng Liêm, tỉnh
Vĩnh Long) → chuẩn bị đào tạo Nha tá
Hoạt động của phòng Nha Y Nam bộ Đào tạo:
- Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ điều hành và trực tiếp giảng dạy
- Lớp Nha tá khoá I khai giảng ngày 1/06/1949 với 9 học viên (chương trình 6 tháng) - Danh sách học viên:
Nguyễn Thanh Danh, Võ Văn Đảnh, Đinh Huy Hoàng, Tô Văn Huân, Nguyễn Văn Ngự, Bùi quang,
Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Văn Xuân. Điều trị:
- Tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân/ ngày- Bệnh nhân được chữa, nhổ, làm răng giả Trang bị: - 5 ghế gỗ dã chiến
- 4 máy chữa răng đạp chân
- Vật liệu chữa, nhổ, làm răng giả mua và quyên góp từ Sài Gòn Bà Lê Thị Kế (vợ Nha sĩ Nguyễn Văn
Thủ), hay gọi là Cô Bảy Thủ: Người có công vận động BS, Nha sĩ có cảm tình cách mạng để quyên
góp và chuyển dụng cụ, vật liệu vào chiến khu Đào tạo:
- 5/1950: khai giảng khoá II Nha tá
- Lúc đầu: “Khoá Nguyễn Ngọc Phan” (tưởng nhớ một đồng nghiệp hy sinh) → “Khoá chuẩn bị
tổngphản công”: 34 học viên
- Đặt tại xã Ngọc Hoà, huyện Ngọc Chúc, tỉnh Cần Thơ (Khu 9) - Giảng viên:
NS Nguyễn Văn Thủ: Bệnh lý răng miệng, Hình thể R, Chữa răng
Nguyễn Trung Trai (SV Luật khoa ở Pháp → ngành Răng): thuốc và vật liệu nha khoa lOMoARcPSD| 38841209
Bùi Hữu Lộc: Giải phẫu sinh lý cơ thể
Huỳnh Thế Hưng: Giải phẫu đầu mặt
Bùi Quang, Võ Văn Đảnh: Hướng dẫn thực hành Phát triển:
- Sinh hoạt chuyên môn hàng tuần với chủ đề Nha và Y chung
- Sinh hoạt Đảng ghép với Chi bộ Ty Công An
- Khu điều trị tiếp nhân trên 100 bệnh nhân/ ngày. Có BN ngủ tại phòng chờ để lấy số thứ tự
- BN từ nhiều nơi: Cán bộ, chiến sĩ Khu 7, Khu 8, quân tình nguyện
Campuchia, nhân dân nội thành (vùng địch chiếm đóng)… Năm 1951
- Khoá Nha tá III: “Khoá Tổng phản công” từ tháng 3 – tháng 11/1951, có 26 học sinh.
- Tháng 12/1951: chiến trường Nam bộ căng thẳng: Pháp tăng cường ném bom, bắn phá, càn quét
sâuvào vùng giải phóng → Phòng Nha Y bị thiệt hại nặng. - Phòng Nha Y phân tán: +Tỉnh Cần Thơ
+Tỉnh Bạc Liêu: Kinh 13, huyện Trần Văn Thời.
+5/1953 mở lớp Nha tá Khoá 4, lấy tên “Khoá Văn Thuỳ”, kết thúc 1/10/1953.
- 5/1954: cán bộ nhân viên Phòng chuẩn bị tập kết ra Bắc#Ý nghĩa Lịch sử Phòng Nha Y Nam Bộ:
- Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến chung
- Chăm sóc sức khoẻ răng miệng hiệu quả cán bộ, chiến sĩ, đồng bào trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp
- Khởi đầu: 1 nha sĩ, 1 nha công và 6 nhân viên văn phòng
→ tổ chức được 4 khoá Nha tá
→ Phát triển được Phòng Nha Y Nam bộ với trang thiết bị tương đối để
phục vụ được chiến sĩ và nhân dân.
→ đào tạo đội ngũ đông đảo Nha tá cho nhiều địa phương
→ điều trị hiệu quả với nhiều loại hình: trám chữa răng, nhổ răng và cả trồng răng
*THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1955 – 1975)
Chiến thắng Điện Biên Phủ: 07/05/1954 →kết thúc vẻ vang kháng chiến Chống Pháp 3.000 ngày đêm
→ Đảng, chính phủ, các cơ quan quân dân chính: từ chiến khu Việt Bắc → tiếp quản Hà Nội
→ Giải phóng nửa đất nước: các tỉnh từ sông Bến Hải (Quảng Bình) trở ra
→Miền Nam: tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ
NGÀNH RHM MIỀN BẮC CHI VIỆN CHO CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM 1955 – 1960
- Miền Bắc cơ bản kết thúc giai đoạn phục hồi và cải tạo kinh tế- Các tổ chức đầu ngành Nha: Bệnh
viện Việt Đức; Quân Y viện 108; hai Bộ môn Nha khoa Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Quân Y.
- 11/1960: Hội nghị Ngành Nha lần thứ I:
Ngành Nha khoa → Ngành Răng Miệng Hàm Mặt (sau gọi là Răng Hàm Mặt) Nha
sĩ → Bác sĩ Răng Hàm Mặt.
- 11/1960: thành lập Hội RHM Việt Nam
+Ban Chủ Nhiệm đầu tiên BM Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội: GS Nguyễn Văn Thủ, GS Võ Thế
Quang, Trưởng P Y vụ Nguyễn Văn Thụ, GS Nguyễn Dương Hồng lOMoARcPSD| 38841209 1955 – 1965
- Cuộc chiến đấu Miền Nam chuyển sang giai đoạn quyết liệt
- Đế quốc Mỹ: vai trò can thiệp → lực lượng đồng minh cho chính quyền Sài Gòn, ngăn cản việc thống nhất đất nước.
- 20/12/1960: Mặt trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời- Trở về miền Nam (đi B):
nhiệm vụ thiêng liêng và vinh dự.
- 1962: về Nam lớp đầu tiên: BS Nguyễn Văn Luận (Hoàng Linh); Lâm Thiện Quới (Thiên Trường);
Nguyễn Văn Thuỷ (Bảy Tú); Nguyễn Văn Đỏ (Bảy Dũng); Lê Quý, Nguyễn Văn Lợi (là quân y);
Phan Tấn Nghiệm, Trần Minh Tâm Đường Trường Sơn
- 1964: BS Nguyễn Văn Thủ vào chiến trường Nam bộ, theo đường thuỷ
- Trách nhiệm: trưởng ban Dân Y Miền Nam
- Sau: Thứ trưởng BYT Chính phủ Cách Mạng lâm thời
Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. Bí danh: BS Nguyễn Văn Chi (Bảy Chi)
- 1965: thêm YS Lý Hồng Khanh, BS Võ Minh Quý, KTV Võ Văn Thành, BS Huỳnh Long (Tư Lê)
vào Nam bộ sau 6 tháng hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh.
- Cục Quân Y: thành lập bệnh viện dã chiến có các chuyên khoa TMH, mắt, RHM
- Tây Nguyên: BS Nguyễn Văn Lượng, Vũ Tùng, Nguyễn Văn Quảng - Khu 9: Võ Văn Tỵ
- BV Trung ương Cục: Lê Ngọc Ban, Nguyễn Công Chánh
- Đoàn 559 trên Trường Sơn: Quách Duy Hoàn 05/ 1968 BS Nguyễn Quang Lộc:
- Xây dựng cơ sở RHM cho Ban Dân Y phân khu I (Bắc Gia Định) 1969
- Xây dựng bệnh viện Liên chuyên khoa RHM – Mắt – TMH trực thuộc Ban Dân Y Miền Nam
- Bắt đầu triển khai công tác Đào tạo Nha tá 03/1970
- Xây dựng chuyên khoa RHM tại bệnh Viện Hoàng Lệ Kha
- Tham gia: BS Nguyễn Quang Lộc, BS Nguyễn Trung Trai, YS Lý Hồng Khanh01/1972
- Thành lập Phòng chỉ đạo chuyên khoa RHM trực thuộc Ban Dân Y Miền Nam
- Thành phần: BS Nguyễn Quang Lộc, BS Nguyễn Trung Trai phụ trách Gồm 16 người
- Triển khai thêm 2 cơ sở RHM cho Lộc Ninh và Ty Y tế Bình Phước 1973 BS Võ Thế Quang
- Là Phó Chủ nhiệm BM Răng Hàm Mặt, vượt Trường Sơn vào chỉ đạo công tác đào tạo cán bộ.- Giúp
C24 (do BS Nguyễn Quang Lộc phụ trách) đào tạo y tá RHM: 22 học sinh và lớp KTV phục hình có 8 học viên.
Giai đoạn năm năm đầu thập niên 70 Chiến
trường Miền Nam có cả ba thế hệ:
- Thế hệ thứ nhất: Bác Bảy Thủ, Bác Tám Trai, BS Võ Thế Quang, BS Nguyễn Quang Lộc
- Thế hệ thứ hai: Nguyễn Anh Nam, Trần Minh Tâm, Võ Minh Quý, Nguyễn Văn Đố, Thiên Trường-
Lớp Bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp 1972 – 1973: Hoàng Tử Hùng… Nhiệm vụ:
- Điều trị răng miệng cho cán bộ và nhân dân vùng giải phóng.
- Triển khai công tác chỉ đạo tuyến trước
- Huấn luyện cán bộ RHM cho các địa phương 30 /04 /1975 lOMoARcPSD| 38841209
Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, giải phóng hoàn toàn Miền Nam
- BS Nguyễn Văn Chi (tức BS Nguyễn Văn Thủ) Thứ Trưởng BYT Chính phủ lâm thời Cộng hoà
Miền Nam Việt Nam, là một trong bảy Uỷ viên của Uỷ Ban Quân quản.
- 5/1975: Đội khung cán bộ của C24 (Phòng Nha khoa Miền Nam): BS Nguyễn Quang Lộc; BS Lý
Hồng Khanh, KTV Võ Văn Thành; YS Nguyễn Trọng Nghĩa; YS Nguyễn Thành Được và Cán bộ T1:
BS Võ Minh Quý → TRỞ VỀ SÀI GÒN
- 7/1975: BS Trịnh Kim Ảnh: BYT điều vào phụ trách bệnh viện Chợ Rẫy.
- Lâm Ngọc Ấn, BS Khương Tân Khánh, BS Nguyễn Công Huân → tăng cường tổ tiếp quản Khoa Nha
- → Cùng góp sức xây dựng Phòng RHM đặt tại Lầu 6B, bệnh viện Chợ Rẫy.
30/04/1975 Tiếp quản Trường Nha Khoa Đại học đường Sài Gòn:
- BS Võ Thế Quang → Trưởng Khoa đầu tiên của Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh - BS Nguyễn Trung Trai
- BS Hoàng Tử Hùng → Trưởng Khoa Khoa RHM từ 1998 – 2010. - Y sĩ Huỳnh Văn Phương
12/06/1975: Nhà Trường mở cửa lại, tiếp tục đào tạo
MẠNG LƯỚI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG TẠI VIỆT NAM Mục tiêu 1.
Nắm được tổ chức bộ máy và cách thức vận hành của hệ thống y tế Việt Nam nói chung và
chuyênngành Răng Hàm Mặt nói riêng. 2.
Hiểu rõ mạng lưới chăm sóc sức khỏe răng miệng từ cấp trung ương đến địa phương về điều trị và dự phòng. lOMoARcPSD| 38841209 lOMoARcPSD| 38841209 KẾT LUẬN lOMoARcPSD| 38841209
ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT Ở MIỀN NAMTỪ 1954 ĐẾN ……
TỪ NHA KHOA ĐẠI HỌC ĐƯỜNG ĐẾN KHOA RĂNG HÀM MẶT ĐH Y DƯỢC TP HCM
- VÀI NÉT LỊCH SỬ
Trích Kỷ yếu 70 năm Hình thành và Phát triển Đại học Y Dược Tp HCM – Vươn tầm cao mới, 1947 – 2017
“Xây dựng truyền thống không phải là nhắc lại chuyện cũ. Xây dựng truyền thống càng không phải là
nhiệm vụ của những thế hệ già, cũng như viết lịch sử không phải là nhiệm vụ của những cán bộ đã về
hưu, mà xây dựng truyền thống còn là nhiệm vụ của những người trẻ, là nhiệm vụ của nhiều thế hệ để
rút ra những bài học kinh nghiệm của đất nước chúng ta, để hiểu sâu sắc những việc cũ và để xây
dựng cái mới trên cơ sở thực tiễn nhất. Nhớ lại việc cũ để xây dựng việc mới “ôn cố tri tân” là thế. Và
sự nối tiếp các thế hệ, sự kế tục nhiệm vụ cũng là thế, như tác giả người Pháp Edmond About từng
viết” Chúng ta là những người thừa kế của những người đã mất, người cộng tác với những người đang
sống và người hộ mệnh của những người sắp sinh” MỞ ĐẦU
Đào tạo Nha khoa chính quy tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 năm 1939 với sự thành lập Ban Nha
khoa tại Trường Đại học Y Dược Đông Dương ở Hà Nội. Đến năm 1944, khóa đầu tiên tốt nghiệp với
10 nha sĩ, sau này trở thành những người đã có những đóng góp rất lớn cho việc phát triển ngành Nha
khoa tại Việt Nam, ở những vị trí đầu ngành như GS Nguyễn Dương Hồng ở miền Bắc, GS Nguyễn
Huy Tiếp ở miền Nam. Đến năm 1949, Trường Đại học Y Dược Đông Dương đổi thành Trường Đại
học Y Dược Hà Nội và có một bộ phận được đặt tại Sài Gòn ở số 28 đường Testard (đổi tên thành
đườngTrần Quý Cáp rồi Võ Văn Tần) tại nhà của Bà BS Henriette Bùi Quang Chiêu. Sau khi Hiệp
định Geneva được ký kết (20 tháng 7, 1954), vào tháng 10 năm 1954, một số giảng viên và sinh viên
Trường Đại học Y Dược Hà Nội vào Sài Gòn, trong đó có nhiều giảng viên của Ban Nha khoa với
người phụ trách Ban Giảng huấn lúc bấy giờ là GS Edouard Leriche.
Từ đó, theo dòng thời gian và những biến chuyển về chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, đào tạo
Nha khoa/RHM đã trải qua nhiều thay đổi để phát triển cho đến ngày nay. Những nét lịch sử chính
được ghi nhận theo ba giai đoạn là: giai đoạn trước 1975, giai đoạn từ 1975 đến 1995 và giai đoạn từ 1995 đến nay.
I/ Giai đoạn trước 1975
Nét nổi bật trong giai đoạn này là trường đã chuyển cơ sở từ bệnh viện Bình Dân về cơ sở hiện nay ở 652 Nguyễn Trãi, Quận 5.
Giai đoạn ở Bệnh viện Bình Dân (1954 – 1966) lOMoARcPSD| 38841209
Tháng 5 năm 1955, Ban Nha khoa được giao cho GS Trịnh Văn Tuất phụ trách. Cơ sở giảng dạy và
thực tập đặt tại bệnh viện Bình Dân bao gồm một phòng điều trị với 12 ghế máy nha khoa, một phòng
học và một labô phục hình.
Từ 1955 đến 1963, chương trình đào tạo Nha sĩ quốc gia là chương trình 5 năm, trong đó ở năm thứ
nhất sinh viên học các môn khoa học cơ bản ở Trường Đại học Khoa học (còn gọi là năm PCB,
Physique Chimie Biologie) và một số môn cơ sở Y học chung với sinh viên Y khoa như môn Cơ thể
học được học tại Cơ thể học viện ở đường Trần Hoàng Quân (hiện nay là đường Nguyễn Chí Thanh).
Năm thứ hai chủ yếu dành cho các môn cơ sở Y và cơ sở Nha. Từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 sinh viên
theo học các môn chuyên ngành Nha được giảng dạy theo khối: Khối Phục hình, Chỉnh hình do GS
E. Leriche phụ trách, Khối Bệnh lý, Phẫu thuật miệng do GS Trịnh Văn Tuất phụ trách và Khối điều
trị răng do GS Nguyễn Huy Tiếp phụ trách. Một số giảng viên người Pháp còn ở lại giảng dạy trong
thời gian đầu như BS Françoise Ruby (Phục hình răng).
Trong giai đoạn này, tuy điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự còn rất thiếu thốn, nhưng Ban Nha
khoa đã đào tạo được nhiều thế hệ nha sĩ trong số đó nhiều người đã gia nhập ban Giảng huấn của
trường và cùng với một số đồng nghiệp tốt nhiệp ở Pháp về, đã có nhiều đóng góp để xây dựng dần
Ban Nha khoa thành một trường Đại học Nha khoa hoàn chỉnh.
Nha khoa Đại học đường chính thức được thành lập tại Sắc lệnh số 83/ GD ngày 12/8/1963 của Tổng
thống Việt Nam Cộng Hòa, nhưng đến một năm sau mới tách khỏi Y khoa Đại học đường để trở thành
một trong tám phân khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn lúc đó. GS Nguyễn Huy Tiếp được bổ nhiệm
làm Khoa trưởng thay cho GS Trịnh Văn Tuất (theo Sự vụ lệnh số 1246-GD/NV/SVL ngày 9/10/1964).
Vào đầu năm 1963, Chính phủ Việt Nam với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (US
Agency for International Development, USAID) khởi công xây dựng một cơ sở mới chung cho Y khoa
Đại học đường và Nha khoa Đại học đường, gọi là Trung tâm Giáo dục Y khoa. Cơ sở này tọa lạc trên
một khuôn viên rộng 15.000 m2 ở Quận 5 với tổng kinh phí xây dựng lên đến 2,7 triệu USD. Trung
tâm Giáo dục Y khoa bao gồm 2 tòa nhà 4 tầng nối bằng một hành lang 2 tầng, có một tòa nhà riêng
làm Nhà ăn và Thư viện và một Đại giảng đường 500 ghế. Nha khoa Đại học đường được sử dụng tầng
trệt của tòa nhà phía nam để làm cơ sở giảng dạy và thực hành lâm sàng. Ngoài Khu điều trị Nha khoa
được trang bị 24 bộ ghế máy, có khu khám chẩn đoán, 2 labô thực tập, 1 labô phục hình, 2 giảng đường
với 200 chỗ, các phòng bộ môn và Văn phòng khoa. Ngoài ra sinh viên Nha có thể dùng chung với
sinh viên Y các phương tiện khác của Trung tâm như Thư viện, Nhà ăn và các phòng thí nghiệm thuộc
các môn Y cơ sở. Các sân trường được các sinh viên Y và Nha dùng chung để chơi thể thao và các
môn bóng rổ, bóng chuyền và bóng đá. Đến cuối năm 1966, cùng với Y khoa Đại học đường, Nha khoa
Đại học đường chuyển về cơ sở mới của Trung Tâm Giáo dục Y khoa với cổng riêng tại số 652 Nguyễn lOMoARcPSD| 38841209
Trãi. Nơi đó vừa là cơ sở giảng dạy vừa có khu điều trị bệnh nhân cho sinh viên thực hành lâm sàng
dưới sự hướng dẫn của các giảng viên.
Giai đoạn ở Trung tâm Giáo dục Y khoa (1967- 1975)
Cùng với việc chuyển Trường sang cơ sở mới, vào năm 1967, Nha khoa Đại học đường thông qua
USAID ký kết hợp tác với Hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) thực hiện một dự án 5 năm mang tên
Vietnam Dental Education Project (Đào tạo Nha khoa tại Việt Nam) nhằm giúp phát triển Đào tạo Nha
khoa về mặt chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc răng miệng rất lớn ở miền
nam Việt Nam lúc bấy giờ (150 nha sĩ phục vụ cho 17 triệu dân). Trong khuôn khổ dự án này, ADA
huy động nhiều giáo sư hàng đầu của các đại học Nha khoa Hoa Kỳ đến làm việc tại Trường để giúp
xây dựng một chương trình đào tạo tiên tiến hơn và bồi dưỡng chuyên môn cho ban giảng huấn tại chỗ.
GS Marvin E. Revzin, Phó Khoa trưởng phụ trách Điều trị ở Đại học Nam California, USC được ADA
chọn làm Trưởng Dự án. Các giáo sư Hoa Kỳ phục vụ cho dự án có trách nhiệm cùng với các đối tác
Việt Nam xây dựng hướng phát triển cho từng bộ môn và nâng cao năng lực giảng dạy và chuyên môn
cho các giảng viên. Trong giai đoạn này, nhiều giảng viên của trường được đi tham quan, tu nghiệp
ngắn hạn và dài hạn tại các trường Đại học Hoa Kỳ và nhiều cố vấn Mỹ đã luân phiên sang tham gia
giảng dạy tại Việt Nam. Qua dự án này các bộ môn đã được củng cố, hiện đại hóa và một số bộ môn được xây dựng mới.
Phẫu thuật khẩu xoang được phát triển đầu tiên ở Bệnh viện Nguyễn Văn Học (nay là bệnh viện
Nhân dân Gia Định) với GS D. Gibson, GS R. Taylor và NS Đàm Bảo Kiếm. Đến 1973 một đơn vị
phẫu thuật thứ nhì được xây dựng tại BV Sài Gòn với NS Trương Như Sản, NS Trịnh Tuấn và NS Nguyễn Thị Anh Mai.
Theo Nghị định 1761-GDTN/PC/NĐ được Bộ trưởng Lê Minh Trí ký ngày 26/10/1968, chương trình
đào tạo được nâng từ 5 năm lên 7 năm (1 năm Dự bị và 6 năm nha Y khoa trong đó có 2 năm khoa học
cơ bản, 2 năm khoa học thực hành và 2 năm nội trú tại bệnh viện) để nhận bằng Bác sĩ Nha Y khoa.
GS Lâm Văn Mạnh được bổ nhiệm làm Quyền Khoa trưởng từ ngày 14/11/1968.
Để tiến đến việc thực hiện chương trình 7 năm, bên cạnh việc phát triển các môn chuyên ngành, chương
trình đào tạo được tăng cường các môn y cơ sở cho sinh viên Nha. Tuy nhiên, việc phối hợp giảng dạy
và học tập giữa hai Khoa Y và Nha găp nhiều khó khăn do Khoa Y đã quá tải với các sinh viên của
khoa mình. Do đó từ sau 1970 một số môn học Y cơ sở cho sinh viên Nha đã được đưa sang học ở
Viện Pasteur Sài Gòn (Vi sinh, Ký sinh) và khoa Dược (Sinh Hóa).
Trong giai đoạn này, ngoại ngữ Anh rất được chú trọng trong chương trình chính khóa ở năm thứ 1 và
2 để giúp sinh viên tiếp cận được với nguồn tư liệu học tập phong phú bằng tiếng Anh được cung cấp
qua Thư viện và Thư quán và học trực tiếp với các cố vấn Mỹ. Bộ môn Anh văn do Ô. R. Young làm lOMoARcPSD| 38841209
trưởng bộ môn được sự tham gia của nhiều giáo viên người Mỹ và người Việt Nam nhằm giúp sinh
viên đạt trình độ Medical Proficiency.
Trong giai đoạn này, những thay đổi trong chỉ tiêu tuyển sinh, tiêu chuẩn tuyển sinh, đánh giá sinh viên
trong quá trình đào tạo và trong kỳ thi tốt nghiệp được đổi mới, số tốt nghiệp được nâng dần từ dưới
20 cho đến năm 1971 là trên dưới 50 nha sĩ tốt nghiệp mỗi năm.
GS Nguyễn Văn Thơ được bổ nhiệm làm Khoa trưởng thay cho GS Mạnh theo Quyết định ngày
7/1/1970. Nha khoa Đại học đường đổi tên thành Đại học Nha-Y khoa Sài Gòn theo sắc lệnh số
025/SL/GĐ ngày 31/3/1971 của Thủ tướng chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Bắt đầu từ niên khóa 1970-
1971, sinh viên học năm Dự bị tại Trường Đại học Khoa học (chứng chỉ Sinh lý / Sinh hóa) sau đó mới
dự kỳ thi tuyển vào năm thứ hai của Trường Đại học Nha Y khoa thay vì như trước đó, thi tuyển thẳng vào năm thứ nhất
Năm 1972, khi kết thúc dự án “Đào tạo Nha khoa tại Việt Nam” của USAID - ADA, cơ cấu tổ chức
của trường đã được củng cố và khá hoàn chỉnh với đầy đủ các bộ môn chuyên ngành nha khoa:
- Bộ môn Chữa răng do GS Nguyễn Huy Tiếp làm Trưởng bộ môn, GS Nguyễn Tư Mô làm Phó
Trưởng bộ môn, ngoài ra còn có GS Đinh Thị Tố Nhàn và GS Quản Định phụ trách môn Nội nha.
- Bộ môn Khẩu xoang với GS Trịnh Văn Tuất là Trưởng bộ môn đầu tiên. Tham gia bộ môn có
GS Lê Trọng Phong, BS Tạ Trung Quân, BS Hoàng Cơ Bình, BS Nguyễn Văn Kiều và GS Hà
Thị Hòe. Sau đó bộ môn Bệnh lý miệng tách ra riêng do GS Hà Thị Hòe làm Trưởng bộ môn
- Bộ môn Nhổ răng- Tiểu phẫu thuật do GS Lê Trọng Phong làm Trưởng Bộ môn, tham gia bộ
môn có GS Trương Như Sản, GS Nguyễn Tấn Cơ và GS Nguyễn Văn Đởm.
- Bộ môn Nhương Nha cố định và di động do GS Edouard Leriche làm Trưởng bộ môn phụ trách
chung trong 2 năm 1955- 1956, tham gia bộ môn có BS Trần Văn Thái, GS Tô Huệ Mỹ, GS
Trần Kim Chi. Đến năm 1966, bộ môn tách ra thành 2 bộ môn: bộ môn Nhương nha di động
do GS Trần Công Vàng làm Trưởng bộ môn và bộ môn Nhương nha cố định do GS LâmVăn
Mạnh làm Trưởng bộ môn.
- Bộ môn Nha chu được thành lập năm 1969, đầu tiên do GS Nghiêm Thị Hòa phụ trách và sau
đó GS Lê Văn Tài làm Trưởng bộ môn.
- Bộ môn Nha Nhi đồng do GS Phạm Thị Thân làm Trưởng bộ môn.
- Bộ môn Chỉnh nha do GS Edouard Leriche phụ trách đầu tiên, sau đó từ năm 1960 do GS
Nguyễn Văn Thơ làm Trưởng bộ môn. Kế đến có thêm GS Trương Văn Ngọc và GS Nguyễn Kim Nga.
- Bộ môn Giải phẫu răng do GS Tô Huệ Mỹ làm Trưởng bộ môn. lOMoARcPSD| 38841209
- Bộ môn X-quang do GS Phạm Hy Khang làm Trưởng bộ môn.
Bên cạnh các Giáo sư, có các giảng nghiệm viên chính ngạch và thỉnh giảng từ các cơ sở Dân Y và
Quân Y và các trợ giảng trẻ. Văn phòng Khoa lúc đó có 6 đơn vị hành chánh bao gồm: Học vụ, Tiếp
liệu, Tổng vụ, Nhân sự, Kế toán và Hành chính do Ô. Nguyễn Văn Quyển làm Chánh văn phòng. Để
bổ sung nhân lực cho ngành Nha, vào năm 1972, Trường Cán sự và Tá viên Nha khoa được thành lập,
đào tạo Cán sự Nha khoa theo mô hình Dental Nurse của Tân Tây Lan (chương trình 3 năm) và Tá
viên nha khoa (chương trình 6 tháng). NS Nguyễn Thị Vĩnh làm Giám đốc Trường dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Chuyên viên phụ trách Nha khoa của Bộ Y tế lúc bấy giờ là NS Nguyễn Thị Tịnh. Cho
đến năm 1975, Trường Đại học Nha Y khoa Sài Gòn đã đào tạo được 20 khóa với tổng số tốt nghiệp
là 314 nha y sĩ quốc gia. Sau khi tốt nghiệp các nha y sĩ được phân công phục vụ ở các cơ sở dân y và
quân y, sau hai năm phục vụ có thể nộp đơn vào Nha sĩ đoàn để xin hành nghề tư nhân. Như vậy, trong
giai đoạn từ 1954 đến 1975, Trường Đại học Nha-Y khoa Sài Gòn là cơ sở duy nhất đào tạo chuyên
viên chăm sóc răng miệng trình độ đại học cho tất cả các tỉnh phía Nam. Chất lượng giảng dạy của
Trường đã được nâng dần để ngang tầm với các trường trong Khu vực và bằng tốt nghiệp được một số
quốc gia công nhận tương đương. Đặc biệt Khu Điều trị của Trường đã trở thành một cơ sở điều trị
răng miệng có uy tín nhờ ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến và đảm bảo chất lượng điều trị cao.
II/ Giai đoạn xây dựng và củng cố Khoa RHM (1975 – 1995)
Sau ngày 30 tháng 4, 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trường Đại học Nha Y khoa được tiếp
quản do Tổ Quân quản của Chính quyền Cách mạng bao gồm BS Nguyễn Trung Trai, BS Hoàng Tử
Hùng và YS Huỳnh Thanh Phương. Ngày 5 tháng 5 năm 1975, GS Võ Thế Quang được bổ sung vào
Tổ Quân quản và giữ nhiệm vụ Tổ trưởng. GS Quang là người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và
đào tạo ngành RHM do đã từng đảm nhận nhiều chức vụ lãnh đạo ở Trường Đại học Y khoa Hà Nội
và trong chiến khu, do đó tình hình đã được nhanh chóng ổn định và trường đã mở cửa vào ngày 12
tháng 6 năm 1975 để đón tiếp sinh viên vào học trở lại. Tháng 10 năm 1975, thời kỳ quân quản kết
thúc, GS Võ Thế Quang được bổ nhiệm phụ trách Trường.
Theo quyết định số 83/CP và 426/TTg ngày 27 tháng 10, 1976, Đại học Nha Y khoa Sài Gòn sáp nhập
với Đại học Y khoa và Đại học Dược khoa thành Trường Đại học Y Dược TP HCM. GS Võ Thế Quang
được bổ nhiệm làm Khoa trưởng Khoa RHM và sau đó làm Phó Hiệu trưởng của Trường. BS Trần
Minh Tâm và BS Võ Văn Đảnh làm Phó Trưởng khoa, BS Hoàng Tử Hùng phụ trách Giáo vụ và Đoàn Thanh niên.
Từ năm học 1975-1976, Khoa RHM thực hiện chương trình 6 năm đào tạo Bác sĩ Răng Hàm Mặt thống
nhất cho cả nước và tăng quy mô tuyển sinh từ 50 lên đến 80 rồi 100 để đáp ứng nhu cầu điều trị răng
miệng cho các tỉnh phía Nam. Một khó khăn lớn nhất sau ngày thống nhất đất nước là sự thiếu hụt Ban lOMoARcPSD| 38841209
Giảng huấn. Thầy Quang đã động viên các thầy cô lúc đó còn ở Khoa RHM tiếp tục làm việc, như GS
Nguyễn Huy Tiếp, GS Nguyễn Tư Mô, GS Đinh Thị Tố Nhàn, GS Tô Huệ Mỹ, GS Phạm Thị Thân,
GS Hà Thị Hòe, GS Nguyễn Tấn Cơ, GS Phạm Hy Khang, GS Trương Văn Ngọc, GS Nguyễn Thanh
Trà, GS Trương Cao Đức, GS Hà Văn Trúc … và tuyển dụng thêm các bác sĩ đã từng làm việc tại
Tổng Y viện Cộng hòa và Trung tâm Nha khoa như BS Đỗ Đức Vĩ, BS Lê Như Thưởng ở Bộ môn
Nhổ răng-Tiểu phẫu thuật, BS Nguyễn Cẩn ở Bộ môn Nha chu, BS Dương Đức Phước ở Bộ môn Phục
hình răng, BS Bùi Quế Dương, BS Bùi Duy Đào ở Bộ môn Chữa răng, BS Phạm Thế Thông ở Bộ môn
Chỉnh nha,. Ngoài ra một số bác sĩ từ Hà Nội và trong chiến khu cũng gia nhập vào đội ngũ giảng dạy
như BS Ngô Thị Tuyết, BS Vũ Khoái, BS Phạm Thị Năm, BS Ngô Văn Nhật, TS Mai Đình Hưng, BS
Bùi Xuân Bích Đào, BS Nguyễn Anh Phương…
Từ năm học 1975-1976 đến 1987-1988, Khoa RHM đã từng bước củng cố lại đội ngũ giàng dạy, hoàn
chỉnh chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình của các bộ môn, nâng cao dần chất lượng đào tạo. Cơ
sở vật chất được bổ sung thêm hai khu điều trị cho thực hành lâm sàng của sinh viên (Khu điều trị B
và C) và một phòng điều trị ngoài giờ (Phòng số 9) do các cán bộ giảng đảm nhận để điều trị cho bệnh
nhân và tạo thêm nguồn thu nhập cho tập thể cán bộ nhân viện của Khoa.
Trong hai năm học 1978-1979 và 1979-1980, Khoa RHM nhận đào tạo BS RHM cho sinh viên học hết
năm thứ 3 Đại học Y khoa Huế, mỗi khóa 10 sinh viên để chuẩn bị cho Trường đại học Y Huế mở mã ngành đào tạo RHM
Về mặt đào tạo, có thể kể đến một số thay đổi quan trọng trong giai đoạn này như sau:
- Năm 1976, Ban Kỹ thuật Nhương nha được đổi thành Phòng Kỹ thuật răng giả và CN Trịnh Văn
Sang được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng. Khoa RHM tuyển sinh khóa Kỹ thuật viên Phục hình răng
trung cấp đầu tiên của cả nước theo chương trình đào tạo 3 năm. Từ đó về sau, mỗi năm, Khoa RHM
tuyển sinh 30 học sinh kỹ thuật phục hình răng.
- Bộ môn Phẫu thuật Hàm mặt được thành lập từ tháng 7 năm 1975. Thực tập của sinh viên được
chuyển từ Trung tâm Thực tập Y khoa Gia định và Bệnh viện Saigon sang nơi thực tập mới là Trung
tâm Phẫu thuật tạo hình Barsky được xây dựng thành Trại 52, Viện RHM Việt Nam. GS Lâm Ngọc
Ấn giữ chức Trưởng bộ môn Phẫu thuật Hàm mặt cùng với GS Võ Thế Quang và sau đó có thêm
một số thầy từ trường Y Hà Nội vào như PGS Nguyễn Hoành Đức, PGS Nguyễn Văn Thụ, BS
Nguyễn Anh Phương. Ngoài ra sinh viên còn được thực tập ở Khoa Phẫu thuật Đầu Mặt Cổ tại BV
Bình dân, do GS Phan Ngọc Dương và BS Trần Quang Đôn phụ trách. Năm 1985, khi Trung tâm
Ung Bướu TP HCM được xây dựng, sinh viên RHM thực tập Bệnh lý miệng tại Khoa Ung thư Đầu
cổ của Trung tâm và được học về ung thư hốc miệng với GS Nguyễn Chấn Hùng. Tại các bệnh viện
này, sinh viên RHM có dịp tiếp xúc và học cách xử trí các bệnh lý hàm mặt phổ biến. lOMoARcPSD| 38841209
- Thực hiện phương châm “gắn nhà trường với xã hội”, hàng năm Khoa RHM tổ chức cho cán bộgiảng
và sinh viên đi thực tế ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng nửa tháng vào dịp hè.
Ngoài ra, sinh viên năm thứ 6 sau khi tốt nghiệp được phân công công tác tại các địa phương, làm
việc trong hai năm trước khi nhận bằng tốt nghiệp.
- Từ năm 1976, một số cán bộ giảng trẻ của Khoa RHM được cử theo học các môn Y học cơ sở đểxây
dựng bài giảng cho các môn cơ sở RHM như: BS Trần Thiên Lộc và BS Ngụy Thị Thanh Vân ở Bộ
môn Phục hình răng theo học chứng chỉ Sinh lý động vật ở Khoa Sinh Trường Đại học Khoa học, BS
Hoàng Uyển Hằng và BS Huỳnh Anh Lan ở Bộ môn Bệnh lý miệng theo học lớp Sơ bộ chuyên khoa
Giải phẫu bệnh của Khoa Y, BS Hoàng Tử Hùng và BS Việt Minh Chánh theo học môn Giải phẫu
đầu mặt cổ ở Bộ môn Giải phẫu Khoa Y, BS Phạm Lê Hương, BS Lê Đức Lánh, BS Ngô Lê Thu
Thảo thực tập ở Bộ môn Mô Phôi của Khoa Y, BS Nguyễn Thị Hương học ở Khoa Hóa Đại học
Bách khoa và BS Ngô Thị Quỳnh Lan học ở Khoa Hóa Đại học Tổng hợp để chuẩn bị giảng dạy môn
Vật liệu nha khoa. Như thế là Bộ môn Nha Khoa cơ sở được hình thành và hoàn chỉnh dần với các
phân môn: Giải phẫu răng, Cắn khớp, Vật liệu nha khoa, Mô phôi răng miệng và Sinh học miệng.
- Từ năm 1976 để tăng cường kiến thức về các môn Y lâm sàng, sinh viên RHM được tổ chức đi luân
khoa về Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Tai Mũi Họng, Da liễu, Đông Y tại các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa của TP HCM.
- Vào năm 1982, Bộ môn Nha khoa Tổng quát được thành lập do GS Nguyễn Tấn Cơ, kế đến là BS
Đào Thị Hồng Quân và BS Trần Đức Thành phụ trách. Bộ môn tổ chức thực hành lâm sàng Nha khoa
tổng quát cho sinh viên năm thứ 6 với sự tham gia của nhiều bộ môn lâm sàng để tạo điều kiện cho
sinh viên xử trí bệnh nhân một cách tổng thể, tương tự như lúc hành nghề sau này. Đến năm 1992,
thực hành Nha khoa Tổng quát được đưa về bộ môn Nha khoa công cộng phụ trách cho đến năm 1998.
- Trong tình hình các bệnh răng miệng nhất là bệnh sâu răng và bệnh nha chu có tỷ lệ cao ở TP HCM
và các tỉnh phía Nam, BS RHM cần được trang bị các kỹ năng để dự phòng các bệnh răng miệng cho
cộng đồng. Để chuẩn bị cho việc giảng dạy Nha khoa dự phòng và Nha khoa công cộng BS Đào Thị
Hồng Quân được cử sang Khoa Nha Đại học UCSF ở Hoa Kỳ để tìm hiểu về chương trình giảng dạy
môn học này. Bộ môn Nha khoa Công cộng được thành lập từ năm 1988, do BS Đào Thị Hồng Quân
làm Chủ nhiệm bộ môn. Chương trình đào tạo bao gồm 3 học phần: Nha khoa công cộng, Nha khoa
phòng ngừa và Nha khoa tổng quát (từ năm 1992). Sinh viên được tổ chức đi thực tập tại các trường
tiểu học và mầm non ở các Quận huyện TP HCM. Khoa RHM là nơi đầu tiên xây mô hình Nha học
đường tại Trường Tiểu học Minh Đạo, Quận 5. lOMoARcPSD| 38841209
- Bên cạnh đó, do ý thức sâu sắc nhu cầu phòng bệnh sâu răng cho dân cư của TP HCM nên GSQuang
đã tìm hiểu và vận động các cấp chính quyền của Thành phố cho phép triển khai việc Fluor hóa nước
máy từ đầu năm 1990. Cũng trong thời gian đó, ở cương vị vừa là Khoa trưởng vừa là Giám đốc
Bệnh viện RHM trung ương tại TP HCM và Trưởng Đầu ngành RHM, GS Võ Thế Quang đã xây
dựng và cho triển khai chương trình Nha học đường trên cả nước.
- Để phục vụ cho việc xây dựng tài liệu giảng dạy, quyển Thuật ngữ RHM được xuất bản năm 1979,sau
nhiều buổi họp hàng tuần Ban thuật ngữ với các thầy cô của Khoa RHM và hai lần họp thống nhất
với các thầy cô đầu ngành từ Hà Nội vào. GS Quang là chủ biên của quyển Thuật ngữ thống nhất này
với phần Anh Việt, Pháp Việt và Việt Anh Pháp được biên soạn rất công phu.
- Từ năm 1976, Khoa RHM bắt đầu đào tạo hệ nội trú Răng Hàm Mặt. Đến năm 1985, các chươngtrình
đào tạo sau đại học được triển khai dần để đào tạo Bác sĩ Chuyên khoa cấp I, II RHM và Bác sĩ
Chuyên khoa Phẫu thuật Hàm Mặt theo hệ nội trú tại bệnh viện. Sau đó Khoa RHM được phép nhận
nghiên cứu sinh để bắt đầu đào tạo tiến sĩ.
-Về mặt hợp tác quốc tế, Khoa bắt đầu rất sớm những quan hệ hợp tác với nước ngoài:
- Đoàn bác sĩ Việt kiều Pháp đầu tiên đến vào năm 1978 gồm có BS Võ Văn Phi Phụng, BS NgôThuần
Phương và BS Tôn Thất Nam.
- Tháng 11 năm 1979, sau ngày giải phóng Campuchia (7/1/1979) đoàn Bộ Y tế Campuchia với BSVit
Kim Sen đến thăm khoa và tháng 9 năm 1980, GS My Samedy, hiệu trưởng ĐH Y Dược Campuchia
đề nghị Khoa RHM giúp đào tạo BS RHM cho Campuchia. Từ đó cho đến 1985, các cán bộ giảng
của khoa RHM được cử luân phiên giảng dạy tại Phnom Penh để bồi dưỡng nâng cao cho hơn 40 BS
trong số đó nhiều ngươi đã trở thành những lãnh đạo của ngành y tế và ngành RHM ở Campuchia
- Vào tháng 4 năm 1980, lần đầu tiên một đoàn giáo sư Pháp thuộc Trưởng Đại học Paris VII vớiKhoa
trưởng là GS Guy Penne đền thăm và làm việc với khoa RHM. Năm 1981, GS Marcel Gaspard, của
ĐH Paris V sang tham gia hội nghị khoa học và trình bày nhiều đề tài nghiên cứu về giải phẫu hình
thái và chức năng. BS Simone Gauvent Geneix của Ordre de Malte đến thăm khoa vào năm 1981, và
đến năm 1985 tặng cho Thư viện khoa RHM hàng trăm quyển sách giáo khoa bằng tiếng Pháp. Kế
đến, năm 1989, BS Jean Jacques Pelosse với hội AEMTM đến giúp Khoa RHM, giới thiệu phương
pháp chỉnh nha cố định lần đầu tiên tại Việt Nam và cho một số vật liệu cho Bộ môn Chỉnh nha. Hội
AOI với BS Philippe Darroze đã giúp Khoa trang bị một bộ ghế máy nha khoa mới cho phòng điều
trị giành cho giảng viên.
- Năm 1980, GS Judith Ladinsky, Chủ tịch và BS William Eisman, Tổng thư ký Tiểu Ban Y tế củaHội
đồng hợp tác khoa học Hoa Kỳ với Việt nam (US Committee for Scientific Cooperation with lOMoARcPSD| 38841209
Vietnam) giúp khoa RHM nối nhịp cầu với khoa Nha Đại học UCSF. BS Eisman là người luôn tận
tình hỗ trợ cho Khoa RHM và sau khi mất đã di chúc tặng lại số tiền 50.000 USD.
-Vào năm 1985, Trưởng Văn phòng Sức khỏe Răng miệng Khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), BS Wong Hee Deong sang dự Hội thảo phòng bệnh răng miệng toàn quốc do
WHO bảo trợ. Hội thảo được tổ chức tại Khoa RHM, có sự tham gia của GS Marcel Gaspard, BS Lý
Thanh Tòng một giảng viên của ĐH Bordeaux II chuyên về phân tích Fluor trong thiên nhiên. Hội thảo
này đã khởi đầu cho việc chuẩn bị triển khai chương trình Fluor hóa nước máy TP HCM vào đầu năm 1990.
- Năm 1990, khi còn trong thời kỳ cấm vận và rất thiếu thốn về trang thiết bị nha khoa, Hội
AideDentaire au Vietnam (ADV) với chủ tịch là BS Dương Minh Đức đã trang bị toàn bộ ghế máy
thiết bị (đã qua sử dụng nhưng vẫn còn tốt) cho khu điều trị 3 của Khoa RHM là Khu điều trị vừa
được Khoa xây dựng mới. Khu điều trị này được đưa vào hoạt động từ ngày 15 tháng 8, 1992, dưới
sự điều hành của BS Phan Thị Thanh Xuân và được dùng vừa là cơ sở thực tập cho sinh viên vừa để
điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo với dụng cụ vật liệu được hội ADV viện trợ hàng năm.
- Một chương trình hợp tác liên đại học quy mô lớn và bền lâu giữa Khoa RHM và một số khoa Nhacác
trường Đại học Pháp bắt đầu vào năm 1990 với Hội nghị Pháp Việt lần thứ I có sự tham dự của GS
Jean Louis Brouillet và André Faucher của Đại học Aix Marseille II. Chương trình hợp tác này được
mở rộng sang nhiều trường khác như Bordeaux, Strasbourg, Rennes, Lille, Nice… với chương trình
đào tạo theo chuyên đề được cấp bằng liên đại học (DIU) được phía Pháp công nhận. Hiện nay các
DIU vẫn được duy trì dưới sự điều phối của BS Jean Francois Lasserre. Bên cạnh đó Hội nghị RHM
Việt Pháp được tổ chức hai năm môt lần, cho đến năm 2018 đã được tổ chức lần thứ 15.
- Đặc biệt vào năm 1992, Khoa RHM đã nhận sự hỗ trợ quý báu của GS Nguyễn Thành Nguyên,từng
là trưởng bộ môn Nội nha ở trường UCSF trong nhiều năm. GS Nguyên đã hỗ trợ rất nhiều Khoa
RHM trong việc giảng dạy Nội nha và là cầu nối để kết nạp hội viên Việt Nam vào hai hội Hàn lâm
Nha khoa quốc tế là Hội ADI (1994) và hội ICD (1998).
- Vào năm 1993, BS Jean Darcel thành lập Hội APBV (Association de Parodontologie
BretagneVietnam) để giúp phát triển bộ môn Nha chu qua nhiều đợt đào tạo liên tục và hỗ trợ trang
thiết bị chuyên môn. Môn Cắn khớp học được GS Hoàng Tử Hùng khởi xướng cùng với sứ đóng góp của GS Jose Abjean.
Cơ cấu tổ chức nhân sự trong giai đoạn này gồm có
- Ban Lãnh đạo Khoa RHM với GS Võ Thế Quang làm Trưởng Khoa (1975- 1994). Ở chức vụ
PhóTrưởng khoa có BS Võ Văn Đảnh (1977- 1981), BS Trần Minh Tâm (1978 – 1989), PGS Lâm
Ngọc Ấn (1977 – 2003). Kế đến có các Phó Trưởng khoa là BS Nguyễn Anh Nam (1984- 1987), Ông lOMoARcPSD| 38841209
Nguyễn Trước (1987 – 1988), ThS Lê Văn Chánh (1989 – 2008), BS Huỳnh Anh Lan (1989 – 2009),
BS Hoàng Tử Hùng (1990 – 1995).
- Đảng bộ Khoa RHM có Chi Bộ Cán bộ công nhân viên và Chi Bộ sinh viên. Về mặt Đoàn thể,
cóĐoàn Thanh niên Cộng sản và Công đoàn cơ sở.
- 12 bộ môn với các Trưởng Phó bộ môn như sau: BS Hoàng Tử Hùng (Nha khoa cơ sở), GS Phạm
Hy Khang, BS Trần Đạt Nghĩa, BS Ngô Văn Nhật (Tia X), GS Hà thị Hòe, BS Huỳnh Anh Lan (Bệnh
lý miệng), PGS Lâm Ngọc Ấn (Phẫu thuật Hàm mặt) , BS Trương Văn Ngọc (Chỉnh hỉnh Răng mặt),
GS Nguyễn Tấn Cơ, BS Đỗ Đức Vĩ (Nhổ răng Tiểu phẫu thuật), GS Phạm Thị Thân, BS Dương Tuyết
Vân, BS Phạm Thị Năm, BS Trần Thúy Nga (Răng trẻ em), GS Nguyễn Huy Tiếp, GS Nguyễn Tư
Mô, GS Đinh Thị Tố Nhàn, BS Bùi Quế Dương (Chữa răng Nội nha), TS Nguyễn Cẩn
(Nha chu), BS Ngô Thị Tuyết, TS Huỳnh Khắc Thiện, BS Trần Thiên Lộc (Phục hình), BS Đào Thị
Hồng Quân (Nha khoa công cộng), CN Trịnh Văn Sang (Kỹ thuật phục hình răng)
- Các ban chức năng bao gồm: Ban Hành chánh Quản trị do Ông Nguyễn Trước làm trưởng ban, Ban
Kế toán Tài vụ do Bà Đặng Thị Hà kế đến là Bà Nguyễn Thị Điểm làm trưởng ban, Ban Giáo tài do
BS Võ Văn Quý, Bà Nguyễn Thị Hạnh, DS Phạm Thị Hoàng, Ô Nguyễn Hữu Tấn làm trưởng ban,
Ban Quản lý Đào tạo do BS Trần Thanh Văn kế đến là BS Nguyễn Trường Thành làm trưởng ban,
Ban Tổ chức cán bộ do Ô Nguyễn Thành Công kế đến là bà Nguyễn Thị Định, BS Nguyễn Việt
Tuyết là trưởng ban. Tiểu ban Nghiên cứu khoa học và Thư viện trực thuộc ban Chủ nhiệm do BS Đỗ
Đức Vĩ kế đến là BS Lương Văn Tô My, BS Võ Chí Hùng phụ trách, Cô Nguyễn Thị Diệu kế đến Cô
Huỳnh Lệ Tâm phụ trách thư viện.
Các Khu điều trị do BS Nguyễn Tiến Tâm, BS Nguyễn Quang Bảo, BS Phan Thị Thanh Xuân phụ
trách. Labô Kỹ thuật Phục hình răng do CN Trịnh Văn Sang phụ trách.
Giai đoạn phát triển và hội nhập (1995 – 2017)
GS Hoàng Tử Hùng được bổ nhiệm làm khoa trưởng vào năm 1995, cho đến 2010, PGS Lê Đức Lánh
kế nhiệm và đến 2013 là PGS Ngô Thị Quỳnh Lan. Khoa RHM tiếp tục phát triển và củng cố những
thành quả đã đạt được trong giai đoạn trước, mở rộng quy mô đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất để tiến
tới hội nhập vào Khu vực và quốc tế.
Về mặt đào tạo trong giai đoạn này có thể ghi nhận một số điểm đáng lưu ý như sau: -
Năm 1998, bộ phận đào tạo Y sĩ răng Trẻ em thuộc trường Trung học Kỹ thuật Y tế 3 sáp nhập
vàoKhoa RHM thành Bộ Môn Điều dưỡng với BS Lâm Hữu Đức làm trưởng bộ môn. Tiền thân của
bộ môn là Ngành Nha học đường do BS Trần Hồng Nhung phụ trách từ 1975 dưới sự chỉ đạo về chuyên
môn của GS Võ Thế Quang. Và năm 2003, chương trình 3 năm đào tào Y sĩ RTE được rút xuống còn
2 năm đào tạo Điều dưỡng nha khoa để phù hợp với mô hình đào tạo điều dưỡng chung toàn quốc. - lOMoARcPSD| 38841209
Năm 2002, Khoa RHM bắt đầu đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Phục hình răng, tuyển sinh 30 sinh viên mỗi
năm. Bộ môn Kỹ thuật Phục hình răng được bổ sung thêm nhân sự để đảm đương song song hệ trung
cấp Kỹ thuật PHR và hệ đại học Cử nhân KT PHR. Khoa RHM là cơ sở đầu tiên và duy nhất trong cả
nước đào tạo loại hình Cử nhân này. -
Qui mô đào tạo của Khoa RHM ngày càng tăng về số lượng học viên và loại hình đào tạo nhất
làđào tạo Sau Đại học. Số sinh viên Khoa tiếp nhận mỗi năm lên đến hàng ngàn với tất cả các loại hình
đào tạo thuộc ngành RHM từ bậc trung học (Kỹ thuật viên PHR, Điều dưỡng nha khoa) đến đại học
(BS RHM, CN PHR) và sau đại học (BS nội trú, BS CKI, BS CKII, Thạc sĩ và Tiến sĩ (từ 1997)). -
Chương trình đào tạo BS RHM 6 năm được cập nhật thường xuyên. Khung chương trình đào
tạoBS RHM được xây dựng lại vào năm 2012. Gần đây nhất, vào năm 2015, để thực hiện thỏa thuận
công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements - RMA) giữa các nước ASEAN. Khoa RHM
được Bộ Y tế ủy nhiệm phối hợp với Viện Đào tạo RHM của ĐH Y Hà Nội soạn thảo Chuẩn năng lực
cho BS RHM Việt Nam (với sự hỗ trợ của chuyên gia về đào tạo nha khoa của khu vực Đông Nám Á,
GS Krassanai Wangranshimakul). Căn cứ trên bộ chuẩn năng lực này, Khoa RHM xây dựng chương
trình đào tạo dựa trên năng lực, nằm trong Dự án Đối mới chương trình và phương pháp Đào tạo do
Bộ Y tế chủ trì (dự án HPET).
Cơ sở vật chất được mở rộng thêm rất nhiều để tiếp nhận số sinh viên ngày càng đông hơn. Thực hành
lâm sàng được triển khai tại 5 khu điều trị và các đơn vị ghế máy cũ được thay mới dần. Khu Vô trùng
Trung tâm được hội ADV hỗ trợ trang bị ban đầu được tăng cường thêm thiết bị với kinh phí từ Dự án
ADB. Ngoài ra dự án này đã hỗ trợ cho Khoa khá nhiều thiết bị cho Khu Lâm sàng, Tiền Lâm sang và
labô Phục hình răng. Một labô tiền lâm sàng được trang bị ban đầu với 40 đơn vị mô phỏng do TS
Nguyễn Cẩn xin từ các trường đại học nha khoa ở Tokyo nay đã phát triển thành Khu thực hành Tiền
lâm sàng Nha khoa. Năm 1998, Bộ Y tế công nhận Trung tâm Nha khoa phục hồi chất lượng cao là
một trong 6 đơn vị thuộc Trung tâm Y tế chuyên sâu của ĐH Y Dược TP HCM. Một labô Cấy ghép
nha khoa được trang bị với những thiết bị nha khoa và nghe nhìn tối tân cho thực hành tiền lâm sàng
về implant là kết quả vận động của GS Hoàng Tử Hùng với tập đoàn Nobel Biocare. Đến năm 2012,
Khoa RHM được giao một tầng trong toà nhà 15 tầng của Trường Đại học Y Dược để làm cơ sở giảng
dạy, thực tập và nghiên cứu. Khu điều trị lâm sàng được trang bị thêm 20
ghế máy nha khoa nâng tổng số ghế máy lên đến 100. Sau môt quá trình hợp tác lâu dài với Khoa Nha
Đại học Hiroshima với sự ủng hộ của GS Takashi Takata, đến năm 2016, lần đầu tiên Khoa RHM xây
dựng các labo nghiên cứu, đó là labô Giải phẫu bệnh Răng Hàm Mặt (trực thuộc bộ môn Bệnh học
miệng) và labô Sinh học miệng và hàm mặt (trực thuộc Bộ môn Nha khoa cơ sở). với sự hỗ trợ trang
thiết bị ban đầu, đáng chú ý là 30 kính hiển vi, từ ĐH Hiroshima, Nhật Bản. Đây là những labo nghiên lOMoARcPSD| 38841209
cứu về RHM đầu tiên trong hệ thống các đơn vị đào tạo RHM trong cả nước, đánh dấu định hướng
phát triển nghiên cứu cơ sở của Khoa.
Đội ngủ giảng dạy của Khoa được nâng cấp dần với nhiều giảng viên trẻ được đào tạo lấy bằng thạc
sĩ và tiến sĩ trong nước và nước ngoài (Pháp, Nhật, Thái Lan…). Các bộ môn được củng cố và thế hệ
giảng viên được đào tạo sau 1975 thay thế dần ở cương vị trưởng phó bộ môn như: PGS TS Ngô Thị
Quỳnh Lan, PGS TS Nguyễn Thị Kim Anh (Nha khoa cơ sở), PGS Lê Đức Lánh, hiện nay là TS
Nguyễn Thị Bích Lý (Phẫu thuật miệng), BS CKII Trần Giao Hòa, sau đó là ThS Hà Thị Bảo Đan và
hiện nay là TS Nguyễn Thị Bích Vân (Nha chu), BSCKII Trần Thiên Lộc, kế đến là ThS Nguyễn Thị
Bích Thủy, TS Lê Hồ Phương Trang, hiện nay là ThS Nguyễn Hiếu Hạnh, TS Đoàn Minh Trí (Phục
hình), ThS Dương Tú Hạnh, GS Hoàng Tử Hùng, ThS Đinh Thị Khánh Vân, và PGS TS Phạm Văn
Khoa (Chữa răng- Nội nha), BS CKII Huỳnh Anh Lan kế đến là PGS TS Nguyễn Thị Hồng, TS Võ
Đắc Tuyến (Bệnh học miệng), PGS TS Đống Khắc Thẩm, kế đến là TS Hồ Thị Thùy Trang (Chỉnh
hình Răng mặt), PGS Lâm Hoài Phương, BS CKII Trần Công Chánh, ThS Bùi Hữu Lâm kế đến là TS
Hồ Nguyễn Thanh Chơn (Phẫu thuật hàm mặt), BSCKII Đào Thị Hồng Quân kế đến là BSCKII Trần
Đức Thành, TS Hoàng Trọng Hùng (Nha khoa công cộng), TS Trần Thúy Nga kế đến là ThS Nguyễn
Thị Thanh Yên, hiện nay là TS Phan Ái Hùng (Răng Trẻ em), BS CKII Lâm Hữu Đức kế đến là
BSCKII Nguyễn Trường Sơn, BS CKII Nguyễn Trọng Phúc, hiện nay là ThS Trương Hải Ninh (Điểu
dưỡng nha khoa), BS Lương Văn Tô My, TS Nguyễn Văn Lân và TS Lâm Đại Phong (Chẩn đoán
hình ảnh RHM), CN Trịnh Văn Sang kế đến là CN Nguyễn Quang Tỳ, ThS Đào Ngọc Lâm (Kỹ thuật
Phục hình răng). Bộ môn Cấy ghép Nha khoa được thành lập vào năm 2010 với PGS TS Lê Đức Lánh
và sau đó TS Võ Chí Hùng, TS Phạm Thị Hương Loan.
Hợp tác quốc tế: Trong giai đoạn này, mối quan hệ với khối Pháp ngữ được phát triển hơn nữa sau
khi Hợp tác giữa AUF (Agence Universitaire de la Francophonie) và Khoa RHM được ký kết vào năm
1995. Qua hợp tác này, sự trao đổi liên đại học được tăng cường, các sinh viên theo học chương trình
Pháp ngữ có nhiều cơ hội học bổng, nhiều giảng viên của Khoa được bồi dưỡng chuyên môn tại Pháp.
Một số bác sĩ trẻ được theo học các chương trình cao học, tiến sĩ, chuyên khoa tại các đại học Marseille,
Bordeaux, Strasbourg,.. Từ năm 1995, GS Jean Louis Brouillet (ĐH Marseille) đã tập họp các trường
đại học Pháp có chương trình hợp tác với Khoa RHM và từ năm 1999 đã thành lập một Hội đồng điều
phối các trao đổi trong lĩnh vực RHM với Việt Nam (CCFEOV). Từ đó các lớp DIU (Diplôme Inter-
universitaire) dưới sự điều phối của BS Jean Francois Lasserre (ĐH Bordeaux) được tổ chức đều đặn
tại Khoa RHM và được sự công nhận của các đại học Pháp. Các lớp này quy tụ các giáo sư hàng đầu
của các đại học Pháp ngữ về những chuyên ngành mũi nhọn của RHM và đã góp phần đáng kể để cập
nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng thực hành cho các học viên trong và ngoài trường. Bắt đầu từ năm lOMoARcPSD| 38841209
1990, các hội nghị RHM Việt Pháp được tổ chức mỗi 2 năm một lần tại Khoa RHM đã trở thành truyền
thống của ngành RHM Việt Nam (đến năm 2018 đã có 15 hội nghị). Đặc biệt, GS Corinne Taddei và
BS Jean Nonclercq của ĐH Strasbourg đã hỗ trợ trong suốt thời gian từ 1990 cho đến nay cho Bộ môn
Phục hình. Ngoài ra hợp tác quốc tế được mở rộng sang nhiều nước khác như: với khối ASEAN sau
khi gia nhập các hội nghiên cứu khoa học (IADR- SEA) và đào tạo (SEAADE) của khu vực; với Úc
đặc biệt với trường Adelaide qua sự giới thiệu của GS Ngô Hiền và
GS Graham Mount; với Nhật qua trường Tokyo Medical Dental University (TMDU), trường
Hiroshima (HU), trường Aichi Gakuin, sau đó là các trường Kyushu, trường Niigata, là những nơi
nhận nhiều nghiên cứu sinh từ Khoa RHM, có những chương trình hợp tác nghiên cứu, trao đổi giảng
viên/ sinh viên và hỗ trợ trang thiết bị cho Khoa RHM; với Canada qua trường British Columbia tại
Vancouver (UBC) có chương trình hợp tác lâu dài với Bộ môn Bệnh học miệng nghiên cứu về ung thư
hốc miệng; với Hoa Kỳ qua trường UCSF và sau này trường Washington trong lĩnh vực Nha khoa công
cộng; với Thái Lan qua trường Mahidol, Chulalongkorn và Khon Kaen là những trường nhận đào tạo
thạc sĩ, tiến sĩ cho Khoa RHM và rất tích cực trong việc trao đổi giàng viên và sinh viên đặc biệt sau
khi hình thành Hợp tác Nha khoa trong tiểu vùng sông Mekong (IDCMR); với Hàn quốc qua trường
Chosun và gần đây là với trường Pusan.
Vào các năm 1994 và 1998, được sự dẫn dắt của GS Nguyễn Thành Nguyên, Hội Hàn lâm Nha khoa
thế giới (ADI) và Hội Nha sĩ danh dự thế giới (International College of Dentists - ICD) kết nạp nhiều
hội viên Việt Nam trong đó các giảng viên của Khoa RHM chiếm một phần lớn. Hội này thường xuyên
hỗ trợ cho các hội nghị Đào tạo liên tục của Khoa cho đến ngày nay. Vào năm 2005, qua sự kết nối
của Hội ADI, BS Lâm Ngọc Châu đã vận động các nha sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ tặng hàng trăm đầu
sách giáo khoa cho Thư viện Khoa RHM. Một số khóa đào tạo chuyên ngành mang tính hệ thống được
Tổ chức HVO (Health Volunteers Overseas) thực hiện trong nhiều năm liên tiếp trong lĩnh vực Chỉnh
hình Răng mặt với các chuyên gia như GS Haskell Gruber, BS Neil Kay, GS Marc Retrouvey và trong
lĩnh vực Nha khoa công cộng với GS Martin Hobdell, GS Colman McGrath… Hiện nay chương trình
đào tạo Chỉnh hình răng mặt vẫn đang tiếp tục với sự hỗ trợ của BS Neil Kay để giúp cho BS RHM
Việt Nam có cơ hội và đủ điều kiện gia nhập các hội Chỉnh nha quốc tế.
Là cơ sở đào tạo RHM lớn nhất ở miền Nam và cả nước, Khoa RHM đã hỗ trợ xây dựng và giảng dạy
cho Khoa RHM nhiều trường được thành lập sau 1995 như các Khoa RHM ĐH Cần Thơ, trường ĐH
Y Huế, trường Đại họ Y Tây nguyên, trường ĐH Y Hải Phòng, trường ĐH Y Thái Nguyên, trường ĐH
Trà Vinh, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ y tế TP HCM (nay là ĐH Y khoa Phạm Ngọc
Thạch), các Trường Cao đẳng Y tế Hải Dương (nay là trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Đà Nẵng, Kiên Giang, Tây Nguyên… lOMoARcPSD| 38841209
Công tác nghiên cứu khoa học được đi vào nề nếp với việc xác định một số trục nghiên cứu của
Khoa. Hội nghị Khoa học và Đào tạo liên tục tháng 4 của Khoa RHM (cho đến năm 2016 là lần thứ
37) đã trở thành một sự kiện được đông đảo đồng nghiệp trong nước hưởng ứng và dần có tiếng vang
ra ngoài biên giới. Hội nghị Việt Pháp tổ chức 2 năm một lần trở thành sự kiện khoa học lớn của cả
nước thu hút hàng ngàn người tham dự. Từ 1996, Khoa RHM xuất bản đều đặn mỗi năm một lần quyển
“Kỷ yếu công trình Nghiên cứu khoa học RHM”, cho đến năm 2010, chuyển qua đăng trên Tạp chí Y
học TP HCM. Bên cạnh đó, quyển tài liệu đào tạo liên tục RHM “Cập nhật Nha khoa” ra đời lần đầu
năm 2006, được xuất bản mỗi năm từ một đến hai kỳ cho đến nay. Chương trình đào tạo liên tục và
các đợt đào tạo cấp chứng chỉ chuyên sâu cho các bác sĩ làm việc tại TP HCM và các tỉnh lân cận ngày
càng khẳng định giá trị học thuật, kỹ năng tay nghề thực tế và thu hút rất đông các bác sĩ đăng ký tham dự.
SINH VIÊN CỦA KHOA RHM
Sinh viên đã và mãi là trung tâm của nhà trường. Qua quá trình hình thành và phát triển nhà trường,
các thế hệ sinh viên Nha Y khoa - Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy
truyền thống của các thế hệ đi trước. Sinh viên luôn thể hiện sức mạnh của tuổi trẻ trong mọi hoạt động
học tập, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng.
Trong giai đoạn trước 1975, các hoạt động của tổ chức sinh viên độc lập với các ban giám hiệu nhà
trường. Sinh viên của mỗi trường bầu ban đại diện của trường mình và tham gia Ban Đại diện Y Nha
Dược và Tổng Hội sinh viên Sài Gòn. Từ những năm 1960, Ban Đại diện sinh viên Nha khoa tham gia
phong trào đầu tranh rất sôi nỗi của sinh viên Y Nha Dược. Từ 1960- 1967 là giai đoạn chuyển biến
về học thuật y khoa, phòng trào sinh viên vận động chuyển ngữ Việt và dãy Đông Tây Y kết hợp. Đến
niên học 1967 – 1968 phần lớn các môn học được dạy bằng tiếng Việt. Từ 1967 – 1971 Thầy và trò
các trường thực hiện phong trào vận động tự trị Đại học với hai mục tiêu: xây dựng nền y học Việt mới
và chống chính sách của chính phủ Hoa Kỳ mở rộng chiến tranh tại Việt Nam. Năm 1971, Đoàn công
tác y tế sinh viên Y Nha Dược được thành lập tổ chức nhiều hoạt động xã hội tại các khu dân cư nghèo
vừa khám chữa bệnh miễn phí vừa vận động quần chúng theo cách mạng. Ngay sau khi đất nước thống
nhất, Liên Chi hội Sinh viên Giải phóng Y Nha Dược và Đại học xá Minh Mạng giúp nhà trường ổn
định tổ chức để khai giảng lại. Các sinh viên được kết nạp vào Hội sinh viên Giải phóng và tiếp tục rèn
luyện để gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường
Đại học Y Dược Nhiệm kỳ I được thành lập vào năm 1977 và cho đến nay đã là Nhiệm kỳ XVIII.
Từ ngày Giải phóng đến nay, tự hào về truyền thống của trường, trân trọng những đóng góp
của các thế hệ sinh viên đi trước, sinh viên Răng Hàm Mặt luôn ra sức phấn đấu để giữ vững uy tín và
truyền thống tốt đẹp cho nhà trường. lOMoARcPSD| 38841209
Với tinh thần truyền thống “Học hết sức, chơi hết mình”, sinh viên RHM đã tổ chức nhiều hoạt
động sôi nổi. Lễ hội ẩm thực và Lễ kết nghĩa giữa sinh viên năm I và năm II được tổ chức vào tháng
10, 11 hàng năm được thiết kế và thực hiện một cách chuyên nghiệp, quy mô hoành tráng và với nhiều
tiết mục văn nghệ rất đặc sắc “Răng Hàm Mặt”. Hội trại truyền thống tổ chức vào tháng 3 hàng năm là
khóa học dã ngoại, cơ hội để sinh viên thỏa sức thể hiện mình với những tiết mục thể thao sôi nổi, văn
nghệ hài hước và đậm chất sinh viên. Lễ Kết nghĩa và hội trại hàng năm còn có sự tham gia của giảng
viên và cựu sinh viên, là dịp giao lưu giũa các thế hệ sinh viên Răng Hàm Mặt, cơ hội tìm hiểu truyền
thống của Khoa, tăng sự gắn kết anh em, thầy trò, khơi lên ngọn lửa lòng học tập, yêu nghề và niềm tự
hào về nhà trường. Sau khi ra trường các sinh viên tiếp tục gắn kết với Khoa. Năm 2012, BS Bùi Quốc
Thái tặng sách giáo khoa bằng tiếng Anh cho các bộ môn và góp phần xây dựng góc truyền thống của
Khoa. Ngày 9 tháng 8, 2015 đánh dấu sự thành lập Ban Liên lạc Cựu sinh viên RHM, nối kết các sinh
viên thuộc nhiều thế hệ để góp sức phát triển Khoa RHM.
Với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, không ngừng phát triển chuyên môn và nhu cầu xã hội ngày càng
nâng cao, sinh viên phải chủ động hơn trong quá trình tự đào tạo của mình. Hàng năm, sinh viên khoa
RHM được tham gia các hội nghị khoa học kỹ thuật, các hoạt động ngoại khóa. Đối với các hoạt động
liên kết đào tạo, trao đổi với các trường đại học trong nước (Hà Nội, Huế, Cần Thơ, Hải Phòng, Thái
Nguyên…) và nước ngoài (Pháp, Thái lan, Nhật…), sinh viên là nhân vật trung tâm, thể hiện được tính
năng động, sáng tạo, thông minh của tuổi trẻ. Các khóa học và hoạt động giao lưu trao đổi sinh viên
thông qua các Hội Nghiên cứu khoa học và Đào tạo Khu vực là cơ hội tìm hiểu văn hoá, giao lưu với
SV quốc tế để có sự hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng và trải nghiệm sự tồn tại cộng đồng đa văn hóa. Các
hoạt động này hướng đến sự phát triển mạng lưới nghiên cứu, giáo dục và thực hành nha khoa tiên tiến
và hội nhập quốc tế trong tương lai.
Công tác xã hội luôn là thế mạnh của khoa, hoạt động thu hút sự tham gia nhiệt tình của nhiều sinh
viên. Chiến dịch mùa hè xanh, Chương trình Xuân tình nguyện, Blouse trắng tình nguyện, Hiến máu
nhân đạo… có nhiều hoạt động chuyên môn - tuyên truyền chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe răng
miệng, giáo dục giới tính, tập huấn kĩ năng sơ cứu. Ngoài ra vào các dịp Trung thu, Giáng sinh, sinh
viên tổ chức đến thăm và tặng quà cho trẻ em nghèo, khuyết tật và cơ nhỡ
Đến đây, Khoa RHM bước vào môt giai đoạn mới với nhiều thành tựu do các thế hệ đi trước để lại,
nhiều thuận lợi do sự phát triển chung của đất nước nhưng cũng không ít thử thách. Tuy nhiên chúng
tôi luôn tin tưởng là nhà trường sẽ tiếp tục phát triển để luôn là một cơ sở đào tạo RHM hàng đầu của
cả nước, có uy tín trong khu vực, chính thống trong đào tạo và mẫu mực trong y đức không phụ lòng
các thế hệ thầy cô và sinh viên đi trước.
CHUẨN NĂNG LỰC BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT/NHA KHOA CỦA VIỆT NAM lOMoARcPSD| 38841209
Bác sĩ Răng Hàm Mặt (RHM)/ Bác sĩ Nha khoa là nhân viên y tế có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe
răng miệng cho cá nhân và cộng đồng cần đủ năng lực làm việc độc lập và phối hợp với những nhân
viên khác trong và ngoài ngành y tế để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Mục tiêu chính của bản chuẩn năng lực dành cho Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa là:
x Xác định những năng lực cốt lõi cần thiết khởi nghiệp trong hành nghề nha khoa như là một Bác sĩ
Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa. Các năng lực này phải thích hợp và phải đề cao trách nhiệm chăm
sóc bệnh nhân của Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha Khoa, phải trực tiếp liên kết với những nhu cầu
chăm sóc răng miệng của cộng đồng, có tính thực tế và dễ dàng được các chuyên ngành chăm sóc
sức khỏe khác chấp nhận.
x Phù hợp với những năng lực cốt lõi của Hiệp Hội Giáo dục Nha khoa Đông Nam Á (SEAADE) đề
ra vào tháng 8 năm 2015 tại Kuching, Mã Lai nhằm tạo điều kiện cho Bác sĩ RHM/ Bác sĩ Nha khoa
tốt nghiệp tại Việt Nam có thể hành nghề ở các nước trong khối ASEAN.
x Nguồn tham khảo chính cho các cơ sở đào tạo RHM, nhằm thúc đẩy những thay đổi và cải tiến trong
chương trình giảng dạy sinh viên.
x Hỗ trợ xây dựng các hướng dẫn về khung chương trình giảng dạy bác sĩ RHM ở cả cấp quốc gia và
cấp cơ sở đào tạo RHM, về cả kiến thức nền tảng và các hướng dẫn lâm sàng.
x Cung cấp thông tin cho nhà đào tạo trong khối ngành sức khỏe khác về những vấn đề ưu tiên trong
chương trình đào tạo RHM và năng lực cần của Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha khoa ở mức khởi
nghiệp. x Cung cấp phương pháp để đánh giá năng lực cho Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha khoa.
x Cung cấp thông tin và đưa ra lời khuyên liên quan đến các tiêu chuẩn trong thẩm định cấp phép
hành nghề đối với Bác sĩ Răng Hàm Mặt/ Bác sĩ Nha khoa. x Tạo nền tảng cho việc xây dựng
các tiêu chí cho kỳ thi chứng chỉ hành nghề RHM quốc gia.
Sau đây là 6 lĩnh vực năng lực chính mà người Bác sĩ Răng Hàm Mặt/Nha khoa phải đạt được: 1. Tư duy phản biện 2. Giao tiếp
3. Tính chuyên nghiệp và phát triển nghề nghiệp liên tục
4. Nền tảng kiến thức; tổng hợp và đánh giá thông tin lâm sàng – cận lâm sàng
5. Dự phòng và tăng cường sức khỏe răng miệng 6. Chăm sóc bệnh nhân:
A. Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị B. Thực hành lâm sàng
(Thiết lập và duy trì sức khỏe răng miệng)
(Ghi chú: K: Knowledge: Kiến thức, A: Attitude: Thái độ, S: Skill: Kỹ năng) lOMoARcPSD| 38841209
Lĩnh vực I: Tư duy phản biện (3 năng lực)
I.1. Đánh giá và tích hợp những xu hướng mới trong chăm sóc sức khỏe răng miệng.
I.2. Vận dụng được tư duy phản biện để giải quyết vấn đề trong thực hành nha khoa/răng hàm mặt.
I.3. Đánh giá và tích hợp những kết quả nghiên cứu tốt nhất, kết hợp với sự thành thạo kỹ năng
lâm sàng trong thực hành nha khoa/răng hàm mặt dựa trên bằng chứng.
Lĩnh vực II: Giao tiếp có hiệu quả (5 năng lực) II.1.
Có năng lực giao tiếp có hiệu quả - ứng xử tốt với bệnh nhân, thân nhân người bệnh và đồng nghiệp (S1). II.2.
Vận dụng được kiến thức về khoa học hành vi, khoa học giao tiếp - ứng xử và sự phát
triển tâm lý xã hội vào quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cá nhân và cộng đồng (K1/S1). II.3.
Xác định được nhu cầu và yêu cầu điều trị răng miệng của bệnh nhân để đề ra kế hoạch
điều trị phù hợp (S1). II.4.
Phân tích được các yếu tố xã hội và tâm - sinh lý của bệnh nhân có liên quan đến tình
trạng sức khỏe răng miệng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị (S1). II.5.
Chia sẻ thông tin và kiến thức với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các đồng nghiệp khác (S1).
Lĩnh vực III: Tính chuyên nghiệp và phát triển nghề nghiệp (11 năng lực)
III.1. Nhận thức sâu sắc rằng lĩnh vực Răng Hàm Mặt là một phần không thể tách rời của hệ
thống y tế; sức khỏe răng miệng có mối liên hệ qua lại với sức khỏe toàn thân. Bác sĩ
RHM cần phối hợp tốt với các đối tác trong và ngoài ngành RHM để thực hiện công việc. (S1/A1).
III.2. Nhận thức rằng nghĩa vụ của Bác sĩ Răng Hàm Mặt/Nha khoa là cung cấp dịch vụ chăm
sóc sứckhỏe răng miệng với chất lượng cao nhất, tôn trọng quyền lợi của người bệnh,
thực hiện những chọn lựa điều trị phù hợp với yêu cầu và điều kiện của người bệnh (K1/A1/S1).
III.3. Tuân thủ các quy định pháp lý và chính sách y tế liên quan đến hành nghề, tôn trọng
nguyên tắcđạo đức nghề nghiệp (S1/A1).
III.4. Đảm bảo môi trường làm việc đúng với quy định về an toàn lao động và kiểm soát nhiễm khuẩn(S1). lOMoARcPSD| 38841209
III.5. Nhận biết, tự đánh giá năng lực và thấy được được hạn chế của bản thân để tự đào tạo
và tham gia đào tạo liên tục, tham khảo ý kiến/chuyển bệnh nhân đến đồng nghiệp có
năng lực chuyên môn phù hợp (S1/A1).
III.6. Thực hiện quản lý và bảo mật hồ sơ bệnh nhân theo quy định của pháp luật. (S1/A1).
III.7. Có năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập liên tục, lưu trữ, trao đổi, xử lý
thông tinvà áp dụng trong chăm sóc sức khỏe răng miệng (S1/A1).
III.8. Đánh giá được những công trình nghiên cứu khoa học cơ bản và lâm sàng đã được công
bố, tíchhợp các thông tin cần thiết để cải thiện sức khỏe răng miệng (S1).
III.9. Tiếp nhận thông tin phản hồi hiệu quả giúp phát triển chuyên môn của bản thân và đồng nghiệp (A1/S1).
III.10. Cam kết duy trì, nâng cao kiến thức chuyên môn và học tập suốt đời (A1).
III.11. Đề xuất, hội chẩn và chuyển điều trị các trường hợp bệnh lý phức tạp (S1).
Lĩnh vực IV: Nền tảng kiến thức; tổng hợp và đánh giá thông tin lâm sàng – cận lâm sàng (27 NĂNG LỰC)
IV.1. Có kiến thức khoa học cơ bản, y sinh học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng Răng Hàm Mặt (K1).
IV.2. Ứng dụng được những kiến thức cơ sở và kiến thức lâm sàng chung trong khoa học y
học và nha khoa (bao gồm: sự phát triển của hệ thống sọ mặt và bộ răng, quá trình hình
thành và phát triển các cấu trúc răng/mô nha chu (mô quanh răng)/xương hàm, sinh lý
vùng miệng và hàm mặt, giải phẫu chức năng của hệ thống nhai và các nguyên tắc cơ
bản của khớp cắn) để thực hành răng hàm mặt an toàn và hiệu quả (K1).
IV.3. Giải thích được các khía cạnh về tương hợp sinh học, thành phần, cấu trúc, tính chất, chỉ
định, cách thức tác động (K1) của các vật liệu nha khoa.
IV.4. Giải thích được bệnh căn và bệnh sinh của các bệnh răng miệng và bệnh lý hàm mặt phổ
biến và biểu hiện răng miệng có liên quan đến bệnh toàn thân (K1).
IV.5. Trình bày được những xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng thích hợp để áp dụng vào
chẩn đoán bệnh lý răng miệng, hàm mặt (K1).
IV.6. Phân tích những nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn trong hành nghề RHM (K1).
IV.7. Giải thích được cơ chế đau ở miệng và vùng mặt, kiểm soát đau và lo âu trong điều trị răng hàmmặt (K1).
IV.8. Giải thích được công dụng và tác hại của bức xạ ion hoá lên mô sống. Mô tả cách thức
bảo đảm an toàn bức xạ (K1). lOMoARcPSD| 38841209
IV.9. Liệt kê được những chỉ định, nguyên tắc và kỹ thuật sinh thiết, các phương pháp chẩn
đoán tế bào học và mô học mô mềm và mô cứng đơn giản (K1).
IV.10. Mô tả kỹ thuật chụp phim trong và ngoài miệng thông dụng và hiểu những nguyên tắc
cơ bản về kỹ thuật chụp X quang nha khoa (K1).
IV.11. Giải thích được sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ em và phát triển Răng trẻ em (K1).
IV.12. Giải thích được quan niệm can thiệp tối thiểu và chăm sóc răng miệng toàn diện
(K1).IV.13. Mô tả được hoạt động dự phòng bệnh răng miệng và cách tổ chức thực hiện
chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cộng đồng (K1).
IV.14. Liên hệ và so sánh được sự lưu hành của các bệnh lý răng miệng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam (K2).
IV.15. Giải thích được những nguyên tắc điều trị của các thuốc thường sử dụng trong điều trị
bệnh răng miệng và hàm mặt (K1).
IV.16. Trình bày được biểu hiện/ảnh hưởng của các bệnh lý toàn thân thường gặp có ảnh hưởng
đến bệnh lý hay quá trình điều trị răng hàm mặt (K1).
IV.17. Giải thích được những chỉ định, chống chỉ định, nguyên tắc và kỹ thuật để điều trị phục
hồi trong răng hàm mặt đáp ứng được yêu cầu chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh (K1).
IV.18. Mô tả được những quy trình điều trị cơ bản (phẫu thuật và không phẫu thuật) để xử trí
bệnh lý thông thường vùng hàm mặt, chấn thương hàm mặt và dị tật khe hở môi – vòm miệng
(K1). IV.19. Mô tả được các thao tác xử trí cấp cứu nha khoa, cấp cứu ban đầu chấn thương
hàm mặt và cấp cứu y khoa trong hành nghề RHM (K1).
IV.20. Trình bày và giải thích được các phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong lĩnh vực RHM (K1).
IV.21. Có kiến thức về các phương pháp học tập/nghiên cứu khoa học hiện nay và xác định tầm
quan trọng của việc đánh giá, phản hồi, phản ánh, xác định nhu cầu học tập và kế hoạch
phát triển của bản thân (K1).
IV.22. Thực hiện được hồ sơ bệnh án RHM chính xác và đúng quy định (S1).
IV.23. Ghi nhận và đánh giá được các dấu hiệu sinh tồn (S1).
IV.24. Thực hiện được việc thăm khám, phát hiện và đánh giá các biểu hiện bình thường, bất
thường và các bệnh lý răng hàm mặt thường gặp liên quan đến hình thái và chức năng
của các cấu trúc vùng miệng, hàm mặt và thói quen có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng (S1).
IV.25. Chụp và diễn giải (đọc) phim X.quang trong miệng (K1/S1). lOMoARcPSD| 38841209
IV.26. Chỉ định những xét nghiệm cận lâm sàng, những quy trình và thử nghiệm cần thiết, phân
tích các kết quả thu được để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và xử trí các bệnh răng miệng/hàm
mặt thường gặp (K1/S1).
IV.27. Phân tích được khớp cắn trên các mẫu hàm được lên giá khớp (càng nhai) (S1).
Lĩnh vực V: Dự phòng và tăng cường sức khỏe răng miệng (6 NĂNG LỰC) V.1.
Áp dụng được những nguyên tắc tăng cường sức khỏe răng miệng và phòng ngừa bệnh
tật vào chăm sóc sức khoẻ răng miệng (S1). V.2.
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng liệu pháp fluor tại chỗ và trám bít hố rãnh để dự phòng sâu răng (S1). V.3.
Dự đoán, phòng ngừa và điều chỉnh các yếu tố bất lợi trong chế độ vệ sinh răng miệng
của bệnh nhân và hướng dẫn cho bệnh nhân những phương pháp vệ sinh răng miệng phù hợp (S1). V.4.
Phân tích các yếu tố quyết định tới sức khoẻ răng miệng bao gồm kinh tế, xã hội, văn
hoá, chính trị và môi trường góp phần vào cải thiện tình trạng sức khoẻ răng miệng của cá nhân và cộng đồng (K1). V.5.
Cung cấp thông tin cho bệnh nhân về nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa các bệnh
lý răng miệng thường gặp và khuyến khích họ có trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe
răng miệng của bản thân (S1). V.6.
Hướng dẫn về chế độ ăn uống và giáo dục về dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe răng miệng (S1).
Lĩnh vực VI: Chăm sóc bệnh nhân (23 NĂNG LỰC)
A. Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị (6 năng lực)
VI.1. Phát hiện, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị toàn diện các bất thường/bệnh lý về hình thái và
chức năng của răng, mô nha chu (mô quanh răng) và những tình trạng răng miệng khác (S1). VI.2.
Phát hiện, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị toàn diện các bất thường/bệnh lý về hình thái và chức
năng của vùng hàm mặt (S1).
VI.3. Tổng hợp các dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán và lập kế hoạch
điều trị toàn diện cho các trường hợp đơn giản về chữa răng, nội nha, nhổ răng, phẫu thuật
miệng, nha chu, cấy ghép nha khoa, phục hình răng, sai lệch khớp cắn và phẫu thuật hàm mặt (S1).
VI.4. Giải thích, biện luận và chẩn đoán được những trường hợp bệnh nhân bị đau, khó chịu
và lo lắng do các rối loạn ở vùng răng miệng - hàm mặt hoặc do điều trị răng hàm mặt (S1). lOMoARcPSD| 38841209
VI.5. Xác định và chẩn đoán được đặc điểm lâm sàng của đau vùng miệng mặt cấp tính và
mạn tính có nguồn gốc thực thể, thần kinh, tâm thể, xác định những tình trạng cần điều trị hay
cần chuyển đến các chuyên gia khác (S1).
VI.6. Chẩn đoán được các vấn đề lệch lạc răng, hàm và xác định những trường hợp cần can
thiệp nắn chỉnh răng (S1).
B. Thực hành lâm sàng (thiết lập và duy trì sức khoẻ răng miệng) (17 năng lực)
VI.7. Lựa chọn phương pháp, thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp cho điều trị và dự phòng
trong thực hành răng hàm mặt (S1).
VI.8. Thực hiện gây tê tại chỗ và gây tê vùng trong miệng để tiến hành các quy trình phục
hồi, phẫu thuật và những điều trị khác. Có khả năng xử trí những biến chứng thường gặp của
gây tê (S1). VI.9. Sử dụng các phương pháp, dụng cụ/phương tiện và/hoặc thuốc thích hợp và
thông dụng để chống đau, khó chịu và lo lắng do các rối loạn ở vùng răng miệng hàm mặt
hoặc do các thủ thuật điều trị RHM khác (S1).
VI.10. Xử trí được chấn thương, bệnh lý, nhiễm trùng thường gặp ở vùng răng miệng hàm mặt,
ghi đơn thuốc thích hợp và chuyển bệnh nhân khi cần (S1).
VI.11. Điều trị được các bệnh lý mô cứng của răng như sâu răng, mòn răng và các khiếm khuyết
khácở mô cứng của răng (S1); thực hiện điều trị bảo tồn sự sống của tủy răng (S1); thực
hiện được điều trị nội nha các bệnh lý tủy và vùng quanh chóp răng (S1).
VI.12. Thực hiện lấy cao răng trên nướu (lợi), dưới nướu (lợi) và xử lý mặt chân răng không phẫu thuật (S1).
VI.13. Thực hiện được các phục hồi gián tiếp như inlay, onlay, răng chốt, mão (chụp)răng, cầu
răng đơn giản, hàm giả bán phần và toàn phần (S1); sửa chữa được phục hình sai quy
cách gây biến chứng và tháo gỡ được các phục hình bị hư hỏng (S1); cung cấp cho bệnh
nhân những kiến thức về bảo quản các phục hồi/ phục hình trong miệng (S1); đánh giá
được các kết quả điều trị phục hồi răng và cung cấp hay giới thiệu những điều trị bổ
sung hay duy trì nếu cần (S1).
VI.14. Xử trí được đau do răng và đau vùng miệng cấp tính (S1).
VI.15. Xử trí sớm các vấn đề răng miệng cho trẻ em (S1).
VI.16. Xử trí sơ cứu/cấp cứu cho bệnh nhân chấn thương hàm mặt tại bệnh viện và cộng đồng
(S1).VI.17. Thực hiện can thiệp phẫu thuật miệng - hàm mặt: Theo dõi được kết quả
điều trị đối với bệnh nhân chấn thương hàm mặt, bệnh lý miệng - hàm mặt và dị tật khe
hở môi - vòm miệng (S3); Thực hiện được cố định răng trong gãy xương ổ đơn giản
(S1); Xử trí những tình trạng cần phẫu thuật đơn giản của mô cứng và mô mềm trong lOMoARcPSD| 38841209
miệng, bao gồm nhổ răng, nhổ chân răng, tiểu phẫu thuật mô mềm, (S1); Thực hiện các
phẫu thuật tiền phục hình đơn giản (S1).
VI.18. Xử trí, điều trị biến chứng thường gặp trong và sau phẫu thuật miệng, hàm mặt đơn giản (S1).
VI.19. Phòng ngừa và xử trí được các tình huống cấp cứu y và nha khoa thường gặp trong quá trình
thực hành răng hàm mặt tổng quát (S1).
VI.20. Xử trí được các tình huống rối loạn chức năng hệ thống nhai nhẹ (mài điều chỉnh được các cản
trở cắn khớp và thực hiện được máng nhai, ghi đơn, hướng dẫn thay đổi hành vi) (S1). VI.21. Xử trí
được các rối loạn do mọc răng và tình trạng lệch lạc khớp cắn đơn giản (S1).
VI.22. Phác họa, thực hiện, gắn và điều chỉnh được dụng cụ/phương tiện nắn chỉnh răng tháo
lắp để di chuyển một răng hay điều trị cắn ngược (cắn chéo) các răng trước (S1); xác
định được những thói quen xấu làm sai lệch khớp cắn, ngăn ngừa những thói quen này
bằng các biện pháp thích hợp như giáo dục, huấn luyện bệnh nhân và điều trị bằng các
dụng cụ/phương tiện khi cần thiết (S1).
VI.23. Thực hiện được kỹ thuật tẩy trắng răng (S1). lOMoARcPSD| 38841209
TÂN SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Phương pháp xác định mục tiêu
Tại sao chúng ta phải xác định mục tiêu?
Đó là vì mục tiêu chính là động lực thúc đẩy chúng ta đến thành công. Mục tiêu có ba tác dụng chính sau:
- Dẫn đường cho quyết định và hành động của chúng ta
- Mục tiêu thúc đẩy chúng ta
- Mục tiêu giúp giải phóng tiềm năng của chúng ta lOMoARcPSD| 38841209
Khi không có mục tiêu, chúng ta không biết tập trung vào việc gì và có khuynh hướng làm những
việc mà chúng ta quan tâm vào thời điểm đó. Chúng ta di chuyển khắp mọi hướng để rồi quay về lại
đúng chỗ cũ thay vì tiến lên theo một hướng nhất định. Nói khác hơn chúng ta hành động theo đám đông, bạn bè.
Vậy ta xác định mục tiêu như thế nào?
Cần xác định những mục tiêu to lớn, hấp dẫn. Đó là những mục tiêu vượt xa ngoài khả năng hiện tại
của chúng ta và điều quan trọng nhất là ý nghĩ đạt được những mục tiêu ấy thật sự làm chúng ta cảm
thấy hết sức hạnh phúc, phấn khởi. Chính cảm giác vui sướng đặc biệt này thúc đẩy ta thức đêm thức
hôm học hành chăm chỉ. Tạo ra quyết tâm, động lực để hành động kiên trì.
Sáu bước xác định mục tiêu hiệu quả
- Viết ra những gì chúng ta muốn một cách cụ thể
- Liệt kê tất cả các lợi ích và những lý do cho việc đạt mục tiêu
- Lên kế hoạch hành động - Xác định thời hạn
- Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu
- Lấy đà bằng việc hành động ngay tức khắc