-
Thông tin
-
Quiz
Tóm tắt nội dung và bài tập Kinh tế vi mô | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Tóm tắt nội dung và bài tập Kinh tế vi mô | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 53 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vi mô (CT) 1 tài liệu
Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ 98 tài liệu
Tóm tắt nội dung và bài tập Kinh tế vi mô | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Tóm tắt nội dung và bài tập Kinh tế vi mô | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 53 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (CT) 1 tài liệu
Trường: Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ 98 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Preview text:
TÓM TẮT & BÀI TẬP & TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VI MÔ MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC......................................................................- 2 -
CHƯƠNG 2 – CUNG CẦU VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG.......................................................................................- 7 -
CHƯƠNG 3 – LÝ THUYẾ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG..........................................................- 22 -
CHƯƠNG 4 – LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ...........................................................................- 29 -
CHƯƠNG 5 - THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN......................................................................- 39 -
CHƯƠNG 6 – THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN........................................................................- 46 -
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..............................................................................................................- 52 - 1
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC
I. Một số khái niệm
1. Khái niệm về kinh tế học
Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu về việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các
nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra những hh&dv nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.
2. Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô nghiên cứu nền kinh tế ở góc độ chi tiết, riêng lẻ, nó nghiên cứu cách thức mà
các hộ gia đình các doanh nghiệp ra quyết định và tác động lẫn nhau trong một thị trường sản phẩm
hay dịch vụ nào đó để lý giải sự hình thành và vận động của giá cả sản phẩm trong mỗi dạng thị trường.
3. Kinh tế học thực chứng, kinh tế học chuẩn tắc
4. Một số nguyên tắc để ra quyết định - Sự đánh đổi - Chi phí cơ hội - Những thay đổi biên - Những khuyến khích
- Thương mại làm tăng lợi ích cho mọi người
II. Ba vấn đề cơ bản và đường giới hạn khả năng sản xuất 1. Ba vấn đề cơ bản - Sx cái gì? - Sx như thế nào? - Sx cho ai?
2. Các hệ thống tổ chức sản xuất
- Hệ thống kinh tế truyền thống
- Hệ thống kinh tế mệnh lệnh kế hoạch tập trung
- Hệ thống kinh tế thị trường tự do
- Hệ thống kinh tế hỗn hợp
3. Đường giới hạn khả năng sản xuất
4. Thị trường và sơ đồ lưu chuyển kinh tế
- Khái niệm phân loại thị trường - Sơ đồ vòng chu chuyển
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức: A.
Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi. B.
Lẫn tránh vấn đề khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau và cạnh tranh nhau. 2 C.
Tạo ra vận may cho cá nhân trên thị trường chứng khoán. D.
Phân bổ nguồn lực khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau.
2. Câu nào sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô? A.
Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao. B.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2008-2015 ở Việt Nam khoảng 6 %. C.
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam khoảng 9 % mỗi năm trong giai đoạn 2008-2015. D.
Cả ba câu trên đều đúng.
3. Kinh tế học vi mô nghiên cứu: A.
Hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường. B.
Các hoạt động diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế. C.
Cách ứng xử của người tiêu dùng để tối đa hóa thỏa mãn. D.
Mức giá chung của một quốc gia.
4. Kinh tế học thực chứng nhằm: A.
Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan có cơ sở khoa học. B.
Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của các cá nhân. C.
Giải thích các hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường. D. Không có câu nào đúng.
5. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô A.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao. B.
Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành sản xuất. C.
Chính sách tài khóa chính sách tiền tệ là công cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế. D.
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2015 là 6.3 %.
6. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế chuẩn tắc: A.
Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2015 là 6.7%. B.
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 là 22%. C.
Giá dầu thế giới đạt kỷ lục vào 11/72008 là USD147/thùng. D.
Phải có hiệu thuốc miễn phí phục vụ người già và trẻ em.
7. Công cụ phân tích nào nêu lên cách kết hợp khác nhau giữa hai hàng hóa có thể sản xuất
ra khi các nguồn lực được sử dụng hiệu quả? A.
Đường giới hạn khả năng sản xuất. B. Đường cầu. C. Đường đẳng lượng. D.
Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) 3
8. Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải được bằng đường giới hạn khả năng sản xuất: A.
Khái niệm chi phí cơ hội. B. Khái niệm cung cầu. C.
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần. D.
Ý tưởng về sự khăn hiếm.
9. Một nền kinh tế tổ chức sản xuất có hiệu quả với nguồn tài nguyên khan hiếm khi: A.
Gia tăng sản lượng của mặt hàng này buộc phải giảm sản lượng của mặt hàng kia. B.
Không thể gia tăng sản lượng của một mặt hàng này mà không cắt giảm sản lượng của mặt hàng khác. C.
Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. D. Các câu trên đều đúng.
10. Các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế cần giải quyết là: A.
Sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu? B.
Sản xuất bằng phương pháp nào? C. Sản xuất cho ai? D. Các câu trên đều đúng
11. Trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế được giải quyết: A.
Thông qua các kế hoạch của chính phủ. B. Thông qua thị trường. C.
Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ. D. Các câu trên đều đúng.
12. Trong những vấn đề sau đây, vấn đề nào thuộc kinh tế học chuẩn tắc: A.
Tại sao nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao vào hai năm 1987 – 1988? B.
Tác hại của việc sản xuất, vận chuyển và sử dụng ma túy. C.
Chính phủ nên can thiệp vào nên kinh tế thị trường tới mức độ nào? D. Không có câu nào đúng.
13. Giá cà phê trên thị trường tăng 10 % dẫn đến mức cầu về cà phê trên thị trường giảm 5
% với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về: A.
Kinh tế vi mô, chuẩn tắc. B.
Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc. C.
Kinh tế vi mô, thực chứng. D.
Kinh tế vĩ mô, thực chứng.
14. Những thị trường nào sau đây thuộc thị trường YTSX A. Thị trường đất đai. 4 B.
Thị trường sức lao động. C. Thị trường vốn. D.
Cả ba câu trên đều đúng.
15. Khả năng hưởng thụ của các hộ gia đình từ các hàng hóa trong nền kinh tế được quyết định bởi: A. Thị trường hàng hóa. B. Thị trường đất đai. C.
Thị trường yếu tố sản xuất. D. Không có câu nào đúng.
16. Sự khác nhau giữa thị trường hàng hóa và thị trường các YTSXlà chỗ trong thị trường hàng hóa: A.
Các YTSXđược mua bán còn trong thị trường YTSX hàng hóa được mua bán. B.
Người tiêu dùng là người mua còn trong thị trường YTSX người sản xuất là người mua. C.
Người tiêu dùng là người bán còn trong thị trường YTSX người sản xuất là người bán. D. Các câu trên đều sai.
17. Khác nhau căn bản giữa mô hình kinh tế thị trường tự do và kinh tế hỗn hợp là: A.
Nhà nước quản lý ngân sách. B.
Nhà nước tham gia quản lý nền kinh tế. C.
Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi xã hội. D. Các câu trên đều sai.
18. Sự khác biệt giữa hai mục tiêu HIỆU QUẢ và CÔNG BẰNG là: A.
Hiệu quả là đề cập đến độ lớn của ‘cái bánh kinh tế’ còn công bằng đề cập đến cách phân
phối cái bánh kinh tế đó tương đối đồng đều cho các thành viên trong xã hội. B.
Công bằng đề cập đến độ lớn của ‘cái bánh kinh tế’ còn hiệu quả đề cập đến cách phân
phối cái bánh kinh tế đó tương đối đồng đều cho các thành viên trong xã hội. C.
Hiệu quả là tối đa hóa của cải làm ra còn công bằng là tối đa hóa thỏa mãn. D. Các câu trên đều sai.
19. Chọn câu đúng sau đây A.
Chuyên môn hóa và thị và thương mại làm cho lợi ích của mọi người đều tăng lên. B.
Thương mại giữa hai nước có thể làm cho cả hai nước cùng được lợi. C.
Thương mại cho phép con người tiêu dùng nhiều hh&dvđa dạng hơn với chi phí thấp hơn. D. Các câu trên đều đúng.
20. Câu nào sau đây là đúng đối với vai trò của một nhà kinh tế học: A.
Với các nhà kinh tế học, tốt nhất nên xem họ là nhà cố vấn chính sách. B.
Với các nhà kinh tế học, tốt nhất nên xem họ là nhà khoa học. C.
Khi cố gắng giải thích thế giới, nhà kinh tế học là nhà tư vấn chính sách; còn khi nỗ lực
cải thiện thế giới, họ là nhà khoa học. 5 D.
Khi cố gắng giải thích thế giới, nhà kinh tế học là nhà khoa học; còn khi nỗ lực cải thiện
thế giới, họ là nhà tư vấn chính sách.
21. Câu nào sau đây có thể minh họa cho khái niệm về ‘chi phí cơ hội’: A.
‘Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng buộc phải giảm chi tiêu cho các chương trình phúc lợi xã hội’. B.
‘Chúng ta sẽ đi xem phim hay đi ăn tối?’ C.
‘Nếu tôi dành toàn bộ thời gian để đi học đại học tôi phải hy sinh số tiền tiết kiệm được
do đi làm việc là 60tr đồng mỗi năm. D.
Tất cả các câu trên đều đúng.
22. Trên đường giới hạn khả năng sx (PPF) A.
Những điểm nằm trên đường PPF thể hiện nền kinh tế sản xuất hiệu quả. B.
Những điểm nằm bên trong đường PPF thể hiện nền kinh tế sản xuất kém hiệu quả. C.
Những điểm nằm ngoài đường PPF thể hiện nền kinh tế không thể đạt được vì không đủ
nguồn lực để sản xuất. D. Các câu trên đều đúng. 6
CHƯƠNG 2 – CUNG CẦU VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
I. Cầu thị trường - Lượng cầu - Biểu cầu - Hàm số cầu - Đường cầu - Quy luật cầu
- Phân biệt lượng cầu và cầu
- Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:
II. Cung thị trường - Lượng cung - Biểu cung - Hàm số cung - Đường cung - Quy luật cung
- Phân biệt lượng cung và cung
- Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung
III. Thị trường cân bằng
1. Thị trường cân bằng
2. Dư thừa và thiếu hụt
3. Các trường hợp thay đổi cân bằng
IV. Độ co giãn của Cầu và Cung 1. Độ co giãn của cầu
- Độ co giãn của cầu theo giá - Các nhân tố tác động đến độ co giãn của cầu theo giá và ứng dụng
- Độ co giãn của cầu theo thu nhập
- Độ co giãn chéo của cầu theo giá
2. Độ co giãn của cung theo giá - Các nhân tố tác động đến độ co giãn của cầu theo giá
V. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường
1. Sự can thiệp trực tiếp của chính phủ
- Giá trần hay giá tối đa
- Giá sàn hay giá tối thiểu
2. Sự can thiệp gián tiếp của chính phủ - Thuế - Trợ cấp 7 CÂU HỎI KIỂM TRA
1. Năm nay thời tiết nóng bất thường làm cho cầu giải khát bằng nước dừa tươi tăng lên. Giải
thích tại sao giá nước dừa tươi trên thị trường tăng đến mức ổn định mới.
2. Giả sử giá cà phê tăng lên 10 % làm cho lượng cầu cà phê giảm 5 %, lượng cung cà phê tăng
15 %. Tính đồ co giãn của cầu và của cung theo giá cà phê.
3. Tại sao độ co giãn của cầu dài hạn khác với độ co giãn ngắn hạn? Độ co giãn của cầu theo
giá đối với xăng sẽ lớn hơn trong ngắn hạn hay trong dài hạn? Tại sao? Còn độ co giãn của
cầu theo giá đối với tivi, tủ lạnh thì sao?
4. Giải thích tại sao đối với nhiều hàng hóa độ co giãn của cung theo giá trong dài hạn lớn hơn
độ co giãn trong ngắn hạn?
5. Giả sử nhà nước điều chỉnh giá thịt heo và thịt gà thấp hơn mức giá thị trường. Tại sao sự
thiếu hụt của các hàng hóa này sẽ tăng và những yếu tố nào xác định quy mô của sự thiếu
hụt? Điều gì sẽ xảy ra đối với giá thịt bò? Giải thích ngắn gọn.
6. Sử dụng sự dịch chuyển của đường cung và cầu để minh họa tác động của những sự kiện sau
lên thị trường dâu tây. Hãy làm rõ xu hướng thay đổi trong giá và số lượng bán ra.
a. Các nhà khoa học thấy rằng ăn hằng ngày 100g dâu tây sẽ rất tốt cho sức khỏe.
b. Giá của cam đắt gấp hai lần giá dầu tây.
c. Hạn hán làm giảm sản lượng của dâu tây xuống 5 % so với vụ thu hoạch bình thường.
d. Hàng ngàn nông dân chuyển vườn trồng các hoa quả khác sang trồng dâu tây. BÀI TẬP
Bài 1. Xem xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung hàng năm ở các mức giá khác
nhau của sản phẩm X như sau: Giá (P) Lượng cầu-Qd Lượng Cung-Qs (ngàn (ngàn đ) (ngàn sp) sp) 10 40 20 12 36 26 14 32 32 16 28 38
a. Xác định hàm số cung và hàm số cầu thị trường về sản phẩm X.
b. Xác định giá cân bằng và lượng cân bằng của sản phẩm X.
c. Tính độ co giãn của cầu theo giá khi giá là 16.000 đồng, khi giá là 14.000 đồng. Muốn tăng
doanh, thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong mỗi trường hợp?
d. Tính độ co giãn của cung theo giá khi giá là 16.000 đồng, khi giá là 14.000 đồng
e. Giả sử nhà nước ấn định giá trần (giá tối đa) P*=12.000 đồng. Có sự thiếu hụt hàng hóa
không? Nếu có lượng thiếu hụt là bao nhiêu?
f. Để mức giá tối đa P*=12.000 ĐỒNG trở thành mức giá cân bằng, nhà nước phải tăng lượng
cung ở mỗi mức giá là bao nhiêu? 8
Bài 2. Thị trường sản phẩm X đang cân bằng ở mức giá P=10 và số lượng Q=20. Tại điểm cân bằng
này, hệ số co giãn theo giá của cầu và cung lần lượt là Ed=-1 và Es=0.5. Cho biết hàm số cầu và
cung theo giá là những hàm tuyến tính.
a. Hãy xác định hàm số cầu và hàm số cung của sản phẩm X.
b. Bây giờ chính phủ đánh thuế vào sản phẩm X làm cung giảm 30 % ở các mức giá. Hãy xác
định mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng sản phẩm X trong trường hợp này.
c. Nếu chính phủ định giá là Pmin=15 và hứa sẽ mua hết lượng sản phẩm, thì chính phủ cần chi bao nhiêu tiền?
Bài 3. Cơ quan quản lý nhà của thành phố Hồ Chí Minh dự đoán rằng tổng cầu về nhà thuê là: Qd =
15 – 3P (với đơn vị tính của Q là 100.000 căn hộ, giá tiền thuê trung bình hàng tháng P là 1.000.000 đồng).
Cơ quan cũng nhận thấy rằng việc tăng nhu cầu thuê nhà là do các gia đình có trên bốn người từ
nông thôn chuyển đến thành phố. Ban kinh doanh bất động sản của thành phố dự báo rằng cung nhà cho thuê là: Qs = 5 + 2P.
a. Nếu cả Ban quản lý thuê nhà và Ban kinh doanh bất động sản đều dự đoán đúng về cung và
cầu thì giá trên thị trường tự do là bao nhiêu?
b. Nếu chính phủ quy định mức giá thuê nhà tối đa Pmax = 1.5tr đg/tháng, thị trường nhà cho
thuê sẽ thế nào? Giả sử tất cả những ai không thêu được căn hộ đều rời thành phố, thì dân số
thành phố sẽ thay đổi ra sao?
c. Giả sử giá thuê nhà được ấn định là Pmin = 2.5tr đ/tháng, tình hình thị trường nhà cho thuê sẽ như thế nào?
Bài 4. Có nhiều quốc gia tiêu thụ gạo của Việt Nam từ nhu cầu tiêu thụ gạo người ta ước lượng hàm
số tổng cầu tiêu thụ lúa năm 2016 là: Q = -5P + 70. Trong đó cầu nội địa là: Qd = -4P + 56, cung
nội địa là: Qs = 3P + 22. Đơn vị tính của Q là triệu tần, P là nag2 đồng/kg.
a. Xác định mức giá và sản lượng lúa cân bằng năm 2016. Tính thu nhập của nông dân từ lúa năm 201.
b. Giả sử năm 2017 cầu xuất khẩu tăng 50%, xác định mức giá và sản lượng lúa cân bằng năm
2017. Thu nhập của nông dân thay đổi như thế nào?
c. Giả sử chính phủ quy định giá sàn cho lúa năm 2017 bằng 6.800 đ/kg và đảm bảo mua hết
lượng lúa thừa 2017, thì chính phủ phải mua bao nhiêu lúa chi bao nhiêu tiền?
d. Nếu chính phủ đánh thuế là 500 đ/kg thì giá lúa và sản lượng thay đổi thế nào? Ai là người chịu thuế?
Bài 5. Hàm số cung, cầu về lúa mì ở Mỹ:
QS = 1800 + 240P QD = 3550 – 266P
Trong đó, cầu nội địa là: QD1 = 1000 – 46P
a. Tìm giá và sản lượng cân bằng.
b. Giả sử cầu xuất khẩu về lúa mì giảm đi 40%. Tìm giá và sản lượng cân bằng mới. Để khắc
phục tình trạng trên, chính phủ Mỹ quy định giá lúa mì 3USD/Đv. Muốn thực hiện sự can
thiệp giá cả, chính phủ phải làm gì?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Đường Cung của sản phẩm X dịch chuyển do: 9
A. Giá sản phẩm X thay đổi
B. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi C. Thuế thay đổi
D. Giá sản phẩm thay thế giảm.
2. Đường Cầu sản phẩm X dịch chuyển khi:
A. Giá sản phẩm X thay đổi
B. Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi
C. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi
D. Các câu trên đều đúng
3. Nếu giá sản phẩm X tăng lên các điều kiện khác không thay đổi thì
A. Cầu sản phẩm tăng lên
B. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X đăng lên
C. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống
D. Phần chi tiêu sản phẩm X tăng lên
4. Yếu tố nào sau đây không được coi là yếu tố quyết định cầu hàng hóa: A. Giá hàng hóa liên quan B. Thị hiếu sở thích
C. Các yêu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa D. Thu nhập
5. Biểu cầu cho thấy
A. Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể tại các mức giá khác nhau.
B. Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể sẽ thay đổi khi thu nhập thay đổi.
C. Lượng hàng cụ thể sẽ được cung ứng cho thị trường tại các mức giá khác nhau.
D. Lượng cầu về một hàng hóa cụ thể sẽ thay đổi khi giá các hàng hóa liên quan thay đổi.
6. Hàng hóa A là hàng hóa thứ cấp nếu giá của A giảm đột ngột còn phân nữa tác động
thay thế sẽ làm cầu hàng hóa A A. Tăng lên gấp đôi B. Tăng ít hơn gấp đôi C. Giảm còn một nửa D. Các câu trên đều sai
7. Khi thu nhập giảm các yếu tố khác không đổi giá cả và lượng cân bằng mới của hàng hóa thông thường sẽ:
A. Giá thấp hơn và lượng cân bằng lớn hơn
B. Giá cao hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn
C. Giá thấp hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn 10 D. Không thay đổi
8. Đường cầu của bột giặt OMO chuyển dịch sang phải là do
A. Giá bột giặt OMO giảm
B. Giá hóa chất nguyên liệu giảm
C. Giá của các loại bột giặt khác giảm
D. Giá các loại bột giặt khác tăng
9. Trong trường hợp nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu tivi Sony về bên phải:
1. Thu nhập dân chúng tăng 2. Giá tivi Panasonic tăng 3. Giá tivi Sony giảm A.trường hợp 1 và 3 B. trường hợp 1 và 2 C. trường hợp 2 và 3 D.trường hợp 1, 2 và 3
10.Trường hợp nào giá bia sẽ tăng:
A. đường cầu của bia dịch chuyển sang phải
B. đường cung của bia dịch chuyển sang trái
C. không có trường hợp nào
D. cả hai trường hợp A và B đều đúng
11.Ý nghĩa kinh tế của đường cung thẳng đứng là:
A. Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá thấp hơn
B. Nó cho thấy dù giá cả là bao nhiêu thì nhà sản xuất cũng chỉ cung ứng một lượng nhất định cho thị trường
C. Nó cho thấy nhà cung ứng sẵn sàng cung ứng nhiều hơn khi giá cả cao hơn
D. Nó cho thấy chỉ một mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị trường
12.Đường cầu về điện thoại dịch chuyển sang phải là do:
A. Chi phí lắp đặt giảm
B. Thu nhập dân chúng tăng
C. Do đầu tư của các công ty
đầu tư viễn thông nước ngoài
D. Giá lắp đặt điện thoại giảm
13.Trong trường hợp nào đường cung của Pepsi dịch chuyển sang phải
A. Thu nhập của người tiêu dùng
B. Giảm giá nguyên liệu tăng C. Giá của Coke tăng 11
D. Không có trường hợp nào
14.Chọn câu đúng trong những câu dưới đây:
A. Thu nhập của người tiêu dùng tăng sẽ làm đường cung dịch chuyển sang phải
B. Giá các yếu tố đầu vào tăng sẽ làm đường cung dịch sang phải
C. Hệ số co giãn của cung luôn luôn nhỏ hơn 0
D. Phản ứng của người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất trước sự biến
động của giá trên thị trường.
15.Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố quyết định của cung
A. Những thay đổi về công nghệ B. Mức thu nhập C. Thuế và trợ cấp
D. Chi phí nguồn lực để sản xuất hàng hóa
16.Trong trường hợp nào đường cung của xăng sẽ rời sang trái A. Giá xăng giảm
B. Mức lương của công nhân lọc dầu tăng lên
C. Có sự cải tiến trong lọc dầu
D. Tất cả các trường hợp trên
17.Quy luật cung chỉ ra rằng:
A. Sự gia tăng cầu trực tiếp dẫn đến sự gia tăng của cùng
B. Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng ít hơn với mức giá cao hơn
C. Có mối quan hệ nghịch giữa cung và giá cả
D. Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn với mức giá cao hơn.
18.Quy luật cầu chỉ ra rằng nếu các yếu tố khác không thay đổi thì:
A. Giữa lượng cầu hàng hóa này và giá hàng hóa thay thế có mối liên hệ với nhau.
B. Giữa lượng cầu và thu nhập có mối quan hệ đồng biến.
C. Giữa lượng cầu hàng hóa và sở thích có mối quan hệ đồng biến.
D. Giữa lượng cầu hàng hóa và giá của nó có mối quan hệ nghịch biến.
19.Đường cung phản ánh
A. Sự chênh lệch giữa số cầu hàng hóa và số cung hàng hóa ở mỗi mức giá.
B. Số lượng hàng hóa mà nhà sản xuất sẽ bán ra ứng với mỗi mức giá trên thị trường.
C. Số lượng tối đa hàng hóa mà ngành có thể sản xuất không kể đến giá cả.
D. Mức giá cao nhất mà người sản xuất chấp nhận ứng với mỗi mức sản lượng.
20.Đối với một đường cầu tuyến tính
A. Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi nhưng độ dốc của đường cầu không thay đổi.
B. Độ co giãn của cầu theo giá và độ dốc của đường cầu không thay đổi. 12
C. Độ dốc của đường cầu thay đổi nhưng độ co giãn của đường cầu theo giá không thay đổi.
D. Độ co giãn của cầu theo giá và độ dốc của đường cầu đều thay đổi.
21.Sự di chuyển dọc đường cung cho thấy khi giá hàng hóa giảm A. Lượng cung giảm.
B. Đường cung dịch chuyển về bên phải. C. Lượng cung tăng.
D. Đường cung dịch chuyển về bên trái.
22.Giá của hàng hóa A tăng làm đường cầu của hàng hóa B dời sang trái suy ra
A. B là hàng hóa thứ cấp.
B. A là hàng hóa thông thường.
C. A và B là hai hàng hóa bổ sung cho nhau.
D. A và B là hai hàng hóa thay thế cho nhau.
23.Hàm số cầu của một hàng hóa là tương quan giữa:
A. Lượng cầu hàng hóa đó với giá cả của nó.
B. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng hữu dụng.
C. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng chi tiêu của người tiêu dùng.
D. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng doanh thu của người bán.
24.Tìm câu sai trong những câu dưới đây
A. Thu nhập giảm sẽ làm cho hầu hết các đường cầu của các hàng hóa dịch chuyển sang trái.
B. Những mặt hàng thiết yếu có độ co giãn của cầu theo giá nhỏ.
C. Đường cầu biểu diễnMối quan hệ giữa giá và lượng cầu.
D. Giá thuốc lá tăng mạnh làm đường cầu thuốc lá dịch chuyển sang trái.
Dùng thông tin sau tin sau để trả lời các câu 25, 26, 27
Hàm số cung và cầu sản phẩm X có dạng:
P = Qs +5, P = -1/2Qd + 20
25.Giá cân bằng và sản lượng cân bằng là: A. Q = 5, P = 10 B. Q= 10, P =15 C. Q = 8, P = 16 D. Q= 20 , P= 10
26.Nếu chính phủ ấn định mức giá P=18 và sẽ mua hết lượng sản phẩm thừa, thì chính phủ cần chi bao nhiêu tiền? A. 108 B. 162 C. 180 13 D. Tất cả đều sai
27. Muốn giá cân bằng P = 18, thì hàm cung mới có dạng: A. P = Qs + 14 B. P = Qs – 14 C. P = Qs + 13 D. Tất cả đều sai
28.Nếu giá cân bằng sản phẩm là P= 15đ/sp, chính phủ đánh thuế 3đ/sp làm giá cân bằng
tăng lên P = 17đ/SP, có thể kết luận:
A. Cầu co giãn nhiều hơn so với cung.
B. Cầu co giãn ít hơn cung.
C. Cầu co giãn tương đương với cung. D. Tất cả đều sai.
29.Khi giá hàng hóa Y: Py=4, thì lượng cầu hàng hóa X: Qx=10 và khi PY=6 thì Qx=12,
với các yếu tố khác không đổ, kết luận X và Y là hai sản phẩm: A. Bổ sung nhau. B. Thay thế cho nhau.
C. Vừa thay thế vừa bổ sung. D. Không liên quan.
30.Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hóa danh thu và cầu về sản phẩm của công ty tại
mức giá hiện hành là co giãn nhiều, công ty sẽ: A. Tăng giá. B. Giảm giá. C. Tăng lượng bán. D. Giữ giá như cũ.
31.Giá trần (giá tối đa) luôn dẫn tới: A. Sự gia nhập ngành.
B. Sự dư thừa hàng hóa.
C. Sự cân bằng thị trường.
D. Sự thiếu hụt hàng hóa.
32.Giá vé du lịch giảm có thể dẫn đến phần chi tiêu cho du lịch tăng lên là do nhu cầu về du lịch:
A. Co giãn theo giá nhiều. B. Co giãn đơn vị. C. Co giãn theo giá ít.
D. Hoàn toàn không co giãn.
33.Hàm số cầu và hàm số cung của một hàng hóa như sau: 14 P=-Qd + 50, P= Qs + 10
Nếu chính phủ định giá tối đa là P = 20, thì lượng hàng hóa: A. Thiếu hụt 30. B. Dư thừa 30. C. Dư thừa 20. D. Thiếu hụt 20.
34.Giá sản phẩm X tăng lên dẫn đến phần chi tiêu cho sản phẩm X tăng lên, thì hệ số co
giãn của cầu theo giá sản phẩm là: A. |Ed| > 1 B. |Ed| < 1 C. Ed = 0 D. |Ed| = 1
35.Khi thu nhập tăng lên 10 %, khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên 5 % với các điều
kiện khác không đổi, thì ta có thể kết luận sản phẩm X là:
A. Sản phẩm cấp thấp. B. Sản phẩm cao cấp.
C. Sản phẩm thiết yếu. D. Sản phẩm độc lập.
36.Nếu hai sản phẩm X và Y là hai sản phẩm thay thế thì: A. Exy > 0 B. Exy < 0 C. Exy = 0 D. Exy = 1
37.Nếu hai sản phẩm X và Y là hai sản phẩm bổ sung thì: A. Exy > 0 B. Exy < 0 C. Exy = 0 D. Tất cả đều sai
38.Biểu số liệu dưới đây là kết quả tính toán của bộ phận nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp X:
% BIẾN ĐỔI CỦA CẦU Giá tăng 1% X Y Z X -2 +0.8 +2.4 Y +0.5 -0.6 -1.6 Z +1.2 -1.5 -3 15
Những hệ số nào là hệ số co giãn theo cầu của cầu theo giá của X, Y, Z? A. -2, +0.8, +2.4 B. -2, -0.6, -3 C. +1.2, -0.6, +2.4 D. -2, +0.5, +1.2
39.Theo số liệu câu 38, X và Y là hai sản phẩm: A. Thay thế cho nhau. B. Bổ sung cho nhau. C. Cao cấp. D. Độc lập.
Dùng số liệu sau đây để trả lời các câu 40 43
Thị trường sản phẩm X có hàm số cung và cầu có dạng: P=60 – 1/3Qd, P=1/2Qs -15
40.Giá cân bằng và sản lượng cân bằng của sản phẩm X là: A. P = 30, Q = 90 B. P = 20, Q = 70 C. P = 40, Q = 60 D. Các câu trên đều sai
41.Giả sử chính phủ đánh thuế làm giảm sản lượng cân bằng xuống 84, xác định mức thuế
chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm:
Thuế làm giảm cung, HS cung mới: Qs’=2(P-t) + 30, cầu k đổi giải HPT:
+ Qd = 84 (1) P=60 – 1/3Qd P=60-(1/3)84 P=32
+ Qd = Qs’ (2) Qs’=2(P-t) + 30
từ (1) P=32, thế vào (2) t = 5 A. T =3/sp B. T = 5/sp C. 10/sp D. Các câu trên đều sai
42.Tiền thuế mà người tiêu dùng phải chịu trên mỗi sản phẩm
NTD chịu thuế t1 = Pe’ – Pe = 32 – 30 = 2 A. 3 B. 2 C. 1 D. 0
43.Sự thay đổi trong thẳng dư tiêu dùng (ΔCS) và thẳng dư sản xuất (ΔPS) khi chính phủ đánh thuế là: 16
Thặng dư SX (Producer Surplus): là phần diện tích dưới đường giá, trên đường cung, được
xác định bởi tam giác vuông có 3 cạnh: đường cung, đường giá và trục tung. Dựa vào PT đường
cung cho Qs=0 điểm đường cầu cắt trục tung tại (0,Ps) (cạnh trục tung = PeP, cạnh đường giá =Qe. Vd:
Thặng dư TD (Consumer Surplus): là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá, được
xác định bởi tam giác vuông có 3 cạnh gồm: đường cầu, đường giá và trục tung. Dựa vào PT đường
cầu cho Qd=0 điểm đường cầu cắt trục tung (0, Pd) (Cạnh trục tung=P-Pe, cạnh đường giá = Qe)
Vd: P = 60 – 1/3Qd, khi Qd = 0 P = 60, độ dài cạnh = 60-30=30, Qd=90
thặng dư TD1 = (90*30)/2 =1350
Tuong tự khi có thuế: Pt=32 độ dài cạnh = 60-32=28, Qd=84
thặng dư TD2 = (28*84)/2=1176
ΔCS = 1176 – 1350 = -174 A. ΔCS = -174, ΔPS = -261 B. ΔCS = 174. ΔPS = 261 C. ΔCS = 0, ΔPS = 0
D. Tất cả các câu trê đều sai.
44. Đồ thị sau phản ánh
A. Cầu hoàn toàn không co giản. P D
B. Giá càng thấp câu càng không co giãn.
C. Cầu co giãn hoàn toàn.
D. Giá càng thấp câu càng co giãn. 45. Q
Đồ thị sau phản ánh P
A. Cầu càng ít co giãn khi giá càng thấp.
B. Cầu hoàn toàn không co giãn. D
C. Cầu càng co giản nhiều khi giá càng thấp cầu.
D. Cầu co giãn hoàn toàn. Q
46.Độ co giãn của cầu theo giá được xác định theo công thức: A. (ΔQ/P)/(ΔP/Q) B. (ΔQ/ΔP)x(P/Q) C. (ΔQ/P)-(ΔP/Q) D. (ΔQ/P)+(ΔP/Q)
47.Hệ số co giãn của cầu theo giá được xác định bằng cách:
A. Lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của thu nhập.
B. Lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá.
C. Lấy phần trăm thay đổi của giá chia cho phần trăm thay đổi của số cầu.
D. Lấy số thay đổi của cầu chia cho số thay đổi của giá. 17
48.Cung của hai sản phẩm X và Y đều co giãn hoàn toàn và có cùng mức giá cân bằng và sản
lượng cân bằng. Khi giá của hai sản phẩm đều tăng 10 % thì lượng cầu sản phẩm X giảm 15
% lượng cao sản phẩm Y giảm 18 %. Chính phủ định đánh thuế theo sản lượng vào một
trong hai sản phẩm. Để tăng thu ngân sách tối đa, chính phủ nên đánh thuế vào: A. Sản phẩm Y. B. Sản phẩm X.
C. Sản phẩm nào cũng được.
D. Không xác định được.
49.Khi giá các sản phẩm thay thế và bổ sung cho sản phẩm A đều tăng lên, nếu các yếu tố khác
không thay đổi thì giá cả và sản lượng cân bằng có sản phẩm A sẽ A. Gia tăng, lượng giảm
B. Không xác định được C. Giá tăng, lương tăng D. Giá giảm, lượng tăng
50.Hệ số co giãn của cầu theo giá của mặt hàng máy lạnh là -2 có nghĩa là
A. Giá tăng 10 % lượng cầu tăng 20 %
B. Giá giảm 20 % lượng cao tăng 10 %
C. Giá giảm 10 % lượng cao giảm 20 %
D. Giá tăng 10 % lượng cầu giảm 20 %
51.Khi cung sản phẩm X trên thị trường tăng lên nhưng không làm thay đổi số lượng sản phẩm
cân bằng trên thị trường, chúng ta kết luận rằng cầu sản phẩm X A. co giãn nhiều B. co giãn đơn vị C. co giãn ít D. hoàn toàn không co giãn
52.Câu câu nào sau đây KHÔNG đúng
A. hệ số co giãn của cầu theo giá trong ngắn hạn thường lớn hơn trong dài hạn
B. dạng dốc xuống của đường cầu phản ánh mối quan hệ nghịch biến giữa lượng cầu và giá sản phẩm
C. Phản ứng của người tiêu dùng thường dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất trước
biến động của giá cả thị trường
D. Khi mặt hàng thay thế hoặc bổ sung cho hàng hóa X thay đổi, đường cầu về sản phẩm X sẽ dịch chuyển
53.Khi một hàng hóa có độ co giãn của cầu theo giá là -1, khoản chi tiêu của người tiêu dùng
A. thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của giá
B. thay đổi ngược chiều với sự thay đổi của giá
C. thay đổi ngược chiều và bằng phần trăm như sự thay đổi của giá
D. không thay đổi khi giá hàng hóa thay đổi
54. Trên thị trường sản phẩm X, tại mức giá cân bằng có hệ số co giãn của cầu theo giá là -1.5
và hệ số co giãn của cung theo giá là 0.7. Khi chính phủ quy định giá trần (giá tối đa) thấp
hơn giá cân bằng 10 % thì trên thị trường sẽ A. Dư thừa 7 % B. Dư thừa 15% C. Thiếu hụt 7 % D. Thiếu hụt 22%
55.Cho biết độ co giãn của cầu theo giá của hàng hóa X là Ed = -1.5. Nếu giá sản phẩm X giảm
10 % thì tổng doanh thu sẽ 18 A. Tăng 3.5 % B. Giảm 3.5 % C. Tăng 15 % D. Không xác định
56.Khi thu nhập của dân chúng tăng lên, các nhân tố khác không thay đổi, giá và số lượng cân
bằng mới của loại hàng hóa thấp thấp sẽ
A. giá thấp hơn và số lượng lớn hơn
B. giá cao hơn và số lượng không đổi
C. giá cao hơn và số lượng nhỏ hơn
D. giá thấp hơn và số lượng nhỏ hơn
57.Thị trường thuốc lá nội địa đang cân bằng tại mức giá P1 và số lượng Q1. Giả sử xuất hiện
thuốc lá nhập lậu bán với giá rẻ, lúc này điểm cân bằng mới của thị trường thuốc lá nội địa là P2 và Q2 A. P2 > P1 và Q2 > Q1 B. P2 > P1 và Q2 < Q1 C. P2 < P1 và Q2 < Q1 D. P2 < P1 và Q2 > Q1
58.Sự tác động qua lại giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường nhằm xác định
A. Giá và chất lượng sản phẩm
B. số lượng và chất lượng sản phẩm
C. giá và số lượng sản phẩm D. không có câu nào đúng
59.Tìm câu SAI trong những câu dưới đây
A. Đường cung biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung trên đầu thị
B. Trong những điều kiện khác không đổi giá hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ làm lượng cầu giảm
C. Với mức giá mặt hàng vải không đổi khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm
đường cầu mặt hàng này dịch chuyển sang trái
D. Trong những yếu tố khác không đổi giá mặt hàng TV tăng lên sẽ làm lượng cầu TV giảm
60.Tìm câu ĐÚNG trong các câu dưới đây
A. Tính chất co giãn theo giá của nhóm hàng hóa thiết yếu là co giãn nhiều
B. Bếp gas và gas là hai mặt hàng bổ sung cho nhau
C. hệ số co giãn của cầu theo thu nhập của hàng hóa cao cấp nhỏ hơn 1
D. Giá của các YTSXtăng sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang phải
61.Do nhiều người từ các tỉnh nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh, kết quả là đường cầu mặt
hàng gạo ở thành phố Hồ Chí Minh: A. dịch chuyển sang trái
B. dịch chuyển sang phải C. không dịch chuyển D. không có câu nào đúng
62. Cầu mặt hàng Y co giãn nhiều theo giá. Khi chính phủ đánh thuế theo sản lượng
A. phần lớn tiền thuế do người tiêu thụ chịu
B. phần lớn tiền thuế do nhà sản xuất chịu
C. số tiền thuế chia đều cho cả hai bên
D. nhà sản xuất chịu hoàn toàn tiền thuế
63.Khi chính phủ kiểm soát giá cả hàng hóa làm cho giá hàng hóa cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường
A. Mọi người đều được lợi khi kiểm soát giá cả
B. chỉ có người tiêu dùng được lợi 19
C. chỉ có một số người bán có thể tìm được người mua sản phẩm của mình
D. cả hai bên đều có lợi
64.Giá bột giặt là 35000đ/kg. Khi chính phủ đánh thuế 3000đ/kg thì giá trên thị trường là 38.000
đ/kg. Vậy tính chất co giãn cầu theo giá của bột giặt là A. co giãn nhiều B. co giãn ít C. co giãn hoàn toàn D. hoàn toàn không co giãn
65.Giá hộp trà Artichoke là 85000đ/hộp. Khi chính phủ đánh thuế 5000đ/hộp, giá cả trên thị
trường vẫn là 85000đ/hộp. Vậy tính chất co giãn của cầu theo giá của trà là A. Co giãn nhiều B. Co giãn ít C. Co giãn hoàn toàn
D. Hoàn toàn không có giản
66.Giả sử hàm cầu thị trường của một loại nông sản: P = -0.5Q + 40. Lượng cung nông sản trên
thị trường là 40. Vậy mức giá cân bằng trên thị trường là A. 10 B. 20 C. 40 D. không có câu nào đúng
67.Hệ số co giãn cầu theo thu nhập có ý nghĩa thực tiễn là
A. Dự đoán lượng cầu hàng hóa thay đổi bao nhiêu phần trăm khi thu nhập của công chúng thay đổi 1 %
B. dự đoán thu nhập thay đổi bao nhiêu khi lượng cầu hàng hóa thay đổi 1 %
C. xác định nguồn thu nhập của công chúng
D. xác định lượng cầu của hàng hóa trên thị trường
68.Khi chính phủ tăng thuế mỗi sản phẩm là t đồng thì
A. Đường cầu dịch chuyển lên trên một đoạn bằng t
B. đường cung dịch chuyển lên trên một đoạn bằng t
C. cả đường cung và đường cầu điều dịch chuyển lên trên một đoạn bằng t
D. đường cung dịch chuyển xuống dưới một đoạn bằng t
69.Giả sử hàm số cầu của sản phẩm X có dạng Q = 1000/P. Khi giá sản phẩm X tăng thì độ co
giãn của cầu theo giá sẽ A. không thay đổi
B. hoàn toàn không co giãn C. co giãn nhiều D. co giãn ít
70.Gạo là sản phẩm thiết yếu. Nếu năm nay lúa mất mùa do hạn hán thì dự đoán giá gạo sẽ
……….sản lượng gạo………. A. tăng ít, giảm ít B. tăng nhiều, giảm ít
C. tăng nhiều, giảm nhiều D. tăng ít, giảm nhiều
71.Nếu cầu sản phẩm là co giãn nhiều, khi đường cung dịch chuyển thì giá cân bằng thay
đổi………., lượng cân bằng thay đổi……. A. Ít, nhiều B. nhiều, nhiều C. ít, ít D. nhiều, ít 20
72.Sự di chuyển dọc đường cầu sản phẩm X do
A. giá sản phẩm ít thay đổi
B. thu nhập của người tiêu dùng thay đổi C. thuế thay đổi
D. giá sản phẩm thay thế giảm
73.Khi chính phủ đánh thuế $10/sp, giá cân bằng tăng từ $150 đến $157. Có thể nói rằng
A. Cung co giãn ít hơn cầu
B. Cầu hoàn toàn không có giản
C. Cầu co giãn ít hơn cung
D. Cung co dãn bằng với cầu
74.Giá bưởi giảm 10 % khiến cho lượng cầu về bưởi tăng 20 %. hệ số co giãn của cầu theo giá
là ………và cầu là……….,thu nhập của người trồng bưởi………. A. -0.5, co giãn ít, tăng
B. -2, co giãn nhiều, tăng C. -0.5, co giãn ít, giảm
D. -2, co giãn nhiều, giảm 21
CHƯƠNG 3 – LÝ THUYẾ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TÓM TẮT
A. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TIÊU DÙNG BẰNG THUYẾT HỮU DỤNG
I. Một số vấn đề cơ bản 1. Các giả định
2. Một số khái niệm cơ bản - Hữu dụng - Tổng hữu dụng - Hữu dụng biên
- Quy luật hữu dụng biên giảm dần
II. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng
1. Mục đích và giới hạn của người tiêu dùng
2. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng
III. Sự hình thành đường cầu thị trường
1. Sự hình thành đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X
2. Sự hình thành đường cầu thị trường của sản phẩm X
B. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TIÊU DÙNG BẰNG HÌNH HỌC
I. Một số vấn đề cơ bản
1. Ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng
2. Đường đẳng ích (đường bàng quan) - Khái niệm
- Đặc điểm của đường đẳng ích
- Mối quan hệ giữa MRSxy, MUx, MUy
- Các dạng đặc biệt của đường thẳng ích 3. Đường ngân sách - Khái niệm - Đặc điểm
- Sự dịch chuyển của đường ngân sách
II. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng
III. Sự hình thành đường cầu thị trường
1. Đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X
2. Sự hình thành đường cầu thị trường đối với sản phẩm X
IV. Các vấn đề khác 1. Đường Engel
2. Tác động thay thế và tác động thu nhập 3. Thẳng dư - Thẳng dư TD - Thặng dư SX - Tổng thặng dư
4. Ngoại tác mạng lưới
- Ngoại tác mạng lưới thuận
- Ngoại tác mạng lưới nghịch 22 CÂU HỎI KIỂM TRA
1. Hữu dụng là gì? Hữu dụng biên là gì? Quy luật hữu dụng biên là gì?
2. Nêu ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng trong lý thuyết về hành vi của người
tiêu dùng của phái tân cổ điển?
3. Tính bắc cầu của sở thích là gì?
4. Giải thích tại sao để đạt được sự thỏa mãn tối đa, tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hóa của
người tiêu dùng phải bằng tỷ lệ giá của hai hàng hóa đó.
5. Giải thích tại sao người tiêu dùng dường như khó khăn hơn khi một sản phẩm mà họ mua bị định lượng?
6. Một người đang tiêu dùng hai sản phẩm X và Y với hữu dụng biên trên một đơn vị tiền của
sản phẩm X là cao hơn hữu dụng biên trên một đơn vị tiền của sản phẩm Y (MUx/Px >
MUy/Py). Như vậy người này có đạt được mức thỏa mãn tối đa không? Theo bạn, nên điều
chỉnh việc chi mua hai sản phẩm này như thế nào để tối đa hóa thỏa mãn? BÀI TẬP
Bài 1. Bà Cẩm có thu nhập hàng tháng là 1.000.000 đồng để mua hai hàng hóa thịt và khoai tây.
a. Giả sử giá thịt là 20.000 đ/kg giá khoai tây là 5000 đ/kg. Thiết lập phương trình đường ngân
sách và minh họa bằng đồ thị.
b. Hàm hữu dụng được cho:
TU(M,P) = (M-2).P với (M: thịt; P: khoai)
Phối họp nào giữa thịt và khoai tây mà bà Cẩm cần mua để tối đa hóa hữu dụng?
c. Nếu giá khoai tây tăng lên 10.000 đ/kg, đường ngân sách thay đổi như thế nào? Phối hợp nào
giữa thịt và khoai tây để tối đa hóa hữu dụng?
Bài 2. Một người tiêu thụ có thu nhập I = 36.000 đ. Chi tiêu cho ba loại sản phẩm X, Y, Z. Đơn giá các sản phẩm: Px = Py = Pz = 3000 đ/sp
Sở thích của người tiêu thụ được thể hiện qua bản hữu dụng sau: Số lượng SP TUx TUy TUx 1 75 68 62 2 147 118 116 3 207 155 164 4 252 180 203 5 289 195 239 6 310 205 259 7 320 209 269
a. Để tối đa hóa hữu dụng người tiêu thụ phải phân phối thu nhập cho ba loại sản phẩm như thế
nào? Tổng hữu dụng đạt được?
b. Thu nhập vẫn là: I = 36.000 đ/sp, nhưng giá sp thay đổi. 23
Px = 3.000 đ/sp, Py = 6.000 đ/sp, Pz = 3.000 đ/sp
Người tiêu dùng phải phân phối như thế nào để tổng hữu dụng là cao nhất? Xác định TU tương ứng.
c. Vẽ đường cầu cá nhân sản phẩm Y.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Để tối đa hóa hữu dụng với thu nhập cho trước, người tiêu dùng phân phối các sản phẩm theo nguyên tắc:
A. Hữu dụng biên các sản phẩm phải bằng nhau: Mux = MUy =…
B. Hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ của các sản phẩm bằng nhau: Mux/Px = MUy/Py = MUz/Pz…
C. Ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá tương đối rẻ.
D. Phần chi tiêu cho mỗi sản phẩm là bằng nhau.
2. Đường tiêu dùng theo giá (Price Consumption Curve) là:
A. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả một sản phẩm thay đổi, các yếu tố khác không đổi.
B. Tập hợp những tiếp điểm giữa đường thẳng ích và đường ngân sách khi giá sản phẩm và
thu nhập đều thay đổi.
C. Tập hợp các tiếp điểm giữa đường thẳng ít và đường ngân sách khi thu nhập thay đổi các,
yếu tố khác không đổi.
D. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay đổi, thu nhập không đổi.
3. Đường tiêu dùng theo thu nhập (Income Consumption Curve) là:
A. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay đổi, thu nhập không đổi.
B. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá cả một sản phẩm thay đổi, các yếu tố còn lại không đổi.
C. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi thu nhập thay đổi các yếu tố còn lại không đổi.
D. Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi thu nhập và giá cả các sản phẩm đều thay đổi
4. Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa hai sản phẩm X và Y là:
A. Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách.
B. Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường đẳng phí.
C. Tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường đẳng phí.
D. Tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường ngân sách.
5. Đường cong Engel là đường biểu thị mối quan hệ giữa:
A. Giá sản phẩm và khối lượng sản phẩm được mua.
B. Giá sản phẩm và thu nhập của người tiêu thụ.
C. Thu nhập và khối lượng sản phẩm được mua của người tiêu dùng.
D. Giá SP này so với khối lượng Sp được mua của người tiêu dung.
6. Đường ngân sách có dạng: Y = 100 – 2X. Nếu Py = 10 và: A. Px = 5, I = 100 B. Px = 10, I = 2.000 C. Px = 20, I = 2.000 D. Px = 20, I = 1.000
7. Nếu Px =5 và Py =20 và I = 1000, thì đường ngân sách có dạng: A. Y = 200 – 1/4X B. Y = 100 + 4X C. Y = 50 + 1/4X 24 D. Y = 50 – 1/4X
Sử dụng thông tin này để trả lời các câu 8, 9, 10
Người tiêu thụ có thu nhập I = 1.200 đ để mua hai sản phẩm X và Y, với Px = 100đ/sp,
Py = 300đ/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số: Tux = -1/3X2 + 10X, TUY = -1/2Y2 + 20Y.
8. Hữu dụng biên của hai sản phẩm là :
A. MUx = -1/3X + 10, MUy = -1/2Y + 20
B. MUx = 2/3 X + 10, MUy = -Y + 20
C. MUx = -2/3 X + 10, MUy = -Y + 20 D. Tất cả đều sai
9. Phương án tiêu dùng tối ưu là: A. X = 3, Y = 3 B. X = 6, Y = 2 C. X = 9, Y = 1 D. Tất cả đều sai
10. Tổng hữu dụng tối đa đạt được: A. TUmax = 86 B. TUmax = 82 C. TUmax = 76 D. TUmax = 96
11. Đường ngân sách là:
A. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu nhập không đổi.
B. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu nhập thay đổi
C. Tập hợp các phối hợp có thể có giữ hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi giá sản phẩm thay đổi
D. Tập hợp các phối hợp có thể mua giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua với giá
sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi.
12. Giả thuyết nào sau đây không được đề cập đến khi phân tích sở thích trong lý thuyết về sự
lựa chọn của người tiêu dùng.
A. Sở thích là hoàn cảnh hoàn chỉnh có nghĩa là có thể so sánh và xếp lại tất cả mọi thứ hàng hóa.
B. Sở thích có tính bắc cầu.
C. Thích có nhiều hàng hóa hơn là có ít hàng hóa (loại hoàng hóa tốt) D. Không câu nào đúng.
13. Cho ba giỏ hàng sau đây Thực phẩm Quần áo A 15 18 B 14 19 C 13 17
Nếu phối hợp tiêu dùng A và B cùng nằm trên một đường đáng ích và sở thích thỏa mãn các
giả thiết về lựa chọn, thì A. A được thích hơn C B. B được thích hơn C 25 C. cả A và B đều đúng D. Không câu nào đúng
14. Thu nhập tăng, giá không thay đổi, khi đó:
A. Độ dốc đường ngân sách thay đổi.
B. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải.
C. Đường ngân sách trở nên phẳng hơn.
D. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái.
15. Nếu MUa = 1/Qa, MUb = 1/Qb, giá của A là 50 giá của B là 400 và thu nhập của người tiêu
dùng là 12.000. Để tối đa hóa thỏa mãn, người tiêu dùng sẽ mua mỗi loại hàng hóa bao nhiêu? A. A = 120, B = 15 B. A = 24, B = 27 C. A = 48, B = 24 D. không câu nào đúng
16. Độ dốc của đường đẳng ích phản ánh:
A. Sở thích có tính bắc cầu.
B. Sở thích là hoàn chỉnh.
C. Tỷ lệ thay thế giữa hai hàng hóa.
D. Các trường hợp trên đều sai.
17. Sự chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một đơn vị hàng hóa và giá thực
tế mà người tiêu dùng phải trả khi mua một đơn vị hàng hóa được gọi là
A. tổng giá trị nhận được khi tiêu dùng hàng hóa đó B. độ co giãn của cầu
C. thặng dư của nhà sản xuất
D. thặng dư của người tiêu dùng
18. Một người dành thu nhập 210 đvt để mua hai hàng hóa X và Y với hữu dụng biên của người này như sau SL 1 2 3 4 5 6 7 MUx 20 18 16 14 12 10 8 MUy 9 8 7 6 5 4 2
Phương án tiêu dùng tối u đạt tổng hữu dụng tối đa là: A. X = 5 và Y = 6 B. X = 6 và Y = 3 C. X = 4 và Y = 9 D. X = 7 và Y = 0
19. Tìm câu sai trong những câu dưới đây
A. đường đẳng ích thể hiện tất cả các phối hợp về hai loại hàng hóa cho người tiêu dùng có cùng một mức thỏa mãn
B. tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa hai loại hàng hóa sao cho tổng mức thỏa mãn không thay đổi
C. các đường đẳng ích không cắt nhau
D. đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỷ số giá của hai loại hàng hóa
20. Phối hợp tối ưu của người tiêu dùng là phối hợp thỏa mãn điều kiện
A. độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường đẳng ích
B. tỷ lệ thay thế biên giữa các hàng hóa bằng tỷ lệ giá của chúng 26
C. đường ngân sách tiếp xúc với đường đẳng ích (đường bàng quan)
D. các câu trên đều đúng
21. Khi đạt tối đa hóa hữu dụng, thì hữu dụng biên từ đơn vị cuối cùng của các hàng hóa phải
bằng nhau MUx=MUy=…MUn). Điều này
A. đúng hay sai tùy vào sở thích của người tiêu dùng
B. đúng hay sai tùy vào thu nhập của người tiêu dùng
C. đúng khi giá các hàng hóa bằng nhau D. luôn luôn sai
22. Trên đồ thị; trục tung biểu thị số lượng sản phẩm Y, trục hoành biểu thị số lượng sản phẩm
X. Độ dốc của đường ngân sách (đường giới hạn tiêu dùng) bằng -3 có nghĩa là A. MUx = 3 MUy B. MUy = 3MUx C. Px = 1/3Py D. Px = 3Py
23. Khi tổng hữu dụng giảm, hữu dụng biên A. dương và tăng dần B. âm và giảm dần C. dương và giảm dần D. âm và tăng dần
24. Đường đắng ích (đường bàng quan) của hai sản phẩm X và Y thể hiện
A. những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định
B. những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác nhau
C. những phối hợp khác nhau của hai sản phẩm X và Y cùng tạo ra mức hữu dụng như nhau D. không có câu nào đúng
25. Hữu dụng biên (MU) đo lường
A. độ dốc của đường thẳng ích
B. mức thỏa mãn tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị sản phẩm trong khi các yếu tố khác không đổi
C. độ dốc của đường ngân sách D. tỷ lệ thay thế biên
26. Sự thay đổi lượng cầu của một hàng hóa do giá cả tương đối thay đổi mà vẫn giữ nguyên
mức thỏa mãn được gọi là A. tác động thu nhập B. tác động thay thế C. tác động giá cả D. không có câu nào đúng
27. Đối với hàng hóa cấp thấp, tác động (hiệu ứng) thu nhập và tác động thay thế A. cùng chiều nhau B. ngược chiều nhau
C. có thể cùng chiều hoặc ngược chiều tùy mỗi tình huống D. loại trừ nhau
28. Đối với hàng hóa bình thường, tác động (hiệu ứng) thu nhập và tác động thay thế A. cùng chiều nhau B. ngược chiều nhau
C. có thể cùng chiều hoặc ngược chiều tùy mỗi tình huống D. loại trừ nhau
29. Tỷ lệ thay thế biên giữa hai sản phẩm X và Y (MRSxy) thể hiện
A. tỷ giá giữa hai sản phẩm
B. tỷ lệ đánh đổi giữa hai sản phẩm trong tiêu dùng khi tổng mức thỏa mãn không đổi 27
C. tỷ lệ đánh đổi giữa hai sản phẩm trên thị trường
D. tỷ lệ năng suất biên giữa hai sản phẩm
30. Giả sử hàng hóa X được tiêu dùng miễn phí, thì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ
A. số lượng không hạn chế
B. số lượng mà tổng hữu dụng giảm dần
C. số lượng mà hữu dụng biên bằng mức giá hàng hóa
D. số lượng mà hữu dụng biên của hàng hóa X bằng zero
31. Khi giá của hàng hóa bình thường giảm, người tiêu dùng mua hàng hóa này nhiều hơn đó là hệ quả của
A. tác động thay thế hoặc tác động thu nhập B. tác động thu nhập
C. tác động thay thế và tác động thu nhập D. tác động thay thế
32. Câu nào sau đây là đúng với tác động thu nhập của sự giảm giá hàng hóa
A. nó làm tăng lượng cầu đối với hàng hóa thông thường
B. nó luôn luôn làm tăng lượng cầu của tất cả hàng hóa
C. nó làm giảm lượng cầu đối với hàng hóa cấp tấp D. A và C đúng
33. Trong thị trường sản phẩm X có 1000 người tiêu dùng giống nhau. Hàm số cầu của mỗi
người tiêu dùng có dạng P = -Q + 50. Hàm số cầu thị trường của sản phẩm X là A. P = -1000Q + 50000 B. P = -(1/1000)Q + 50 C. Q = -1000P + 50000 D. Câu B và C đúng
34. Thặng dư tiêu dùng trên thị trường là
A. tích số giữa giá và số lượng hàng hóa cân bằng trên thị trường
B. phần chênh lệch giữa giá thị trường và chi phí biên của xí nghiệp
C. diện tích của phần nằm dưới đường cầu thị trường và phía trên giá thị trường của hàng hóa
D. phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất 28
CHƯƠNG 4 – LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ TÓM TẮT
A. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT
I. Một số khái niệm
1. Hàm sản xuất
- Hàm sản xuất ngắn hạn: Q = f(L), do K không đổi trong ngắn hạn.
- Hàm sản xuất dài hạn: Q = f(L,K)
2. Sản xuất trong ngắn hạn: có một yếu tố đầu vào thay đổi
- Tổng sản lượng trong ngắn hạn - Năng suất trung bình - Năng suất biên
- Quy luật năng suất biên giảm dần
- Mối quan hệ giữa năng suất trung bình và năng suất biên
- Mối quan hệ giữa năng suất biên và tổng sản lượng
II. Nguyên tắc sản xuất
1. Phối hợp các YTSX với chi phí tối thiểu
- Phương pháp đại số: dựa vào năng suất biên - Phương pháp hình học a. Đường đẳng lượng - Khái niệm - Đặc điểm
- Mối quan hệ giữa MRTS và MP b. Đường đẳng phí c.
Phối hợp các YTSXvới chi phí sản xuất tối thiểu
2. Đường mở rộng sản xuất 3. Hiệu suất theo quy mô
B. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
I. Một số khái niệm
1. Chi phí kinh tế và chi phí kế toán
2. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán
3. Chi phí sản xuất và thời gian
II. Phân tích chi phí sản xuất trong ngắn hạn
1. Các loại chi phí tổng
- Tổng chi phí cố định
- Tổng chi phí biến đổi - Tổng chi phí
2. Các loại chi phí đơn vị
- Chi phí cố định trung bình
- Chi phí biến đổi trung bình - Chi phí trung bình - Chi phí biên
3. Mối quan hệ giữa MC với AC và AVC
- Mối quan hệ giữa chi phí trung bình và chi phí biên
- Mối quan hệ giữa chi phí biến đổi trung bình và chi phí biên 29
4. Mối quan hệ giữa năng suất biên chi phí biên giữa năng suất trung bình và chi phí biến đổi
trung bình chi phí sản xuất trong dài hạn tổng chi phí dài hạn
5. Quy mô sản xuất tối u và quy mô sản xuất hợp lý CÂU HỎI ÔN TẬP
LÝ THUYÊT VỀ SẢN XUÂT
1. Hàm sản xuất là gì? Hàm sản xuất dài hạn khác hàm sản xuất ngắn hạn như thế nào?
2. Tại sao năng suất biên của lao động ban đầu rất có thể tăng và sau đó giảm dần trong ngắn hạn?
3. Năng suất giảm dần đối với một YTSX và hiệu suất không đổi theo quy mô là không mâu thuẫn? Hãy thảo luận?
4. Bạn là một người chủ đang tìm người để lắp vào vị trí trống trên một dây chuyền sản xuất.
b. Bạn quan tâm nhiều hơn đến năng suất trung bình hay năng suất biên của lao động đối
với người cuối cùng được thuê
c. Nếu bạn nhận ra rằng năng suất trung bình đang bắt đầu giảm bạn có nên thuê thêm
bất kỳ công dân nào nữa không? Tình huống này hàm ý gì về năng suất biên của công
nhân sau cùng được thuê?
5. Đứng trước các điều kiện thay đổi liên tiếp tại sao một hãng bao giờ cũng giữ yếu tố nào đó
cố định? Điều gì xác định một yếu tố là cố định hay biến đổi?
6. Cho ví dụ về một quá trình sản xuất trong đó ngắn hạn bao gồm một ngày hay một tuần và
dài hạn bao hàm bất kỳ thời gian nào dài hơn một tuần. BÀI TẬP
Một nhà sản xuất cần hai yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết người này đã chi một khoản
tiền là TC = 15000ĐVT để mua hai yếu tố này với giá tương ứng Pk = 600 và Pl = 300. Hàm sản
xuất được cho Q = 2K(L-2).
a. Xác định hàm năng suất biên (MR) của các yếu tố K và L
b. Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được
c. Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất 900 đơn vị sản phẩm tìm phương án sản xuất tối ưu
với chi phí sản xuất tối thiểu. Giải
a. Hàm năng suất biên của K và L MPl= dQ/dL = Q’l= 2K MPk=dK/dK= Q’k= 2L-4
b. Phương án sx tối ưu thỏa 2 điều kiện: MPk/Pk=MPl/Pl (1) K.Pk+L.Pl=TC (2) Thế các giá trị vào
(1) => (2L-4)/600 = 2K/300 => 2L-4=4K (1’)
(2) => 600.K + 300.L = 15000 => L = 50 – 2K (2’) Thế (2’) vào (1’):
2(20-2K)-4=4K => K=12 => L=26
Vậy phương án tối ưu là phối hợp K = 12 và L = 26
SL tối đa (thế L, K vào hàm sx)
Qmax = 2.12(26-2) = 576 đvsp 30
c. để sx ở mức Q = 900 đvsp => 2K(L - 2) = 900
Từ (1’): 2L-4=4K => L = 2K + 2 (1’’) Thế (1’’) vào hàm sx: K=15 L=32
Chi phí tối thiểu TC = 15x600 + 32x300=18600 đvt
LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ
1. Một doanh nghiệp chi trả cho người kế toán của mình một khoản tiền 10.000.000 đồng một
tháng. Đây là chi phí hiện hay chi phí ẩn?
2. Người chủ một cửa hàng bán lẻ tự làm lấy công việc kế toán của mình. Bạn đo lường chi phí
cơ hội về công việc của bà ta như thế nào?
3. Nếu chi phí biên của sản xuất tăng, chi phí biến đổi trung bình tăng dần hay giảm dần? Giải thích?
4. Nếu chi phí biên của sản xuất lớn hơn chi phí biến đổi trung bình, điều đó có cho bạn biết chi
phí biến đổi trung bình tăng dần hay giảm dần không? Giải thích?
5. Nếu các đường chi phí trung bình của hãng có dạng chữ U, tại sao chi phí biến đổi trung bình
đạt cực tiểu ở mức sản lượng thấp hơn đường chi phí trung bình.
6. Nếu một doanh nghiệp được hưởng hiệu suất tăng dần do quy mô đến một mức sản lượng
nào đó, sau đó thì hiệu suất không thay đổi theo quy mô. Bạn có thể nói gì về hình dáng của
đường chi phí trung bình dài hạn? BÀI TẬP
Bài 1 - Hàm tổng chi phí ngằn hạn của 1 công ty được cho bởi phương trình TC = 500 + 20Q.
Trong đó TC là tổng chi phí, Q là tổng sản lượng, cả 2 có đơn vị tình là 1000.
a. Chi phí cố định của công ty là bao nhiêu?
b. Nếu c.ty sản xuất 10 000 đv sp thì chi phí biến đổi trung bình là bao nhiêu?
c. Chi phí biên mỗi đv sx là bao nhiêu?
d. Chi phí cồ định trung bình là bao nhiêu?
Bài 2 - Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí là TC = Q^2+50Q+500
a. Xác định các hàm AVC, AFC, AC và MC.
b. Xác định điểm đóng cửa và điểm hòa vốn. Giải Bài 1
Khi Q= 0, TC = 500, chi phí cố định TFC = 500(ngàn đôla) =>
Nếu sx 10000 đv => Q= 10
=> tổng chi phí biến đổi TVC = 2.Q = 2x10= 200 (ngàn sp)
=> chi phí trung bình: AVC = 200000/10000=20đôla/sp
Với chi phí biến đổi trung bình không đổi thì MC = AVC = 20đôla
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 31
1. Một hàm số thể hiện số sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp sản xuất ra trong mỗi đơn vị thời gian
tương ứng với các cấp phối hợp các YTSX được gọi là A. Hàm sản xuất B. Hàm đẳng phí C. Đường cong bàng quang
D. Hàm tổng chi phí sản xuất
2. Năng suất trung bình (AP) của một đơn vị YTSX biến đổi là
A. Số lượng sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị YTSX biến đổi
B. Số lượng sản phẩm tăng thêm khi bỏ ra thêm 1 đồng chi phí sản xuất biến đổi
C. Số lượng sản phẩm bình quân được tạo ra bởi một đơn vị yếu tố đó D. Không có câu nào đúng
3. Năng suất biên (MP) của một YTSX biến đổi là
A. sản phẩm trung bình tính trên mỗi đơn vị YTSX biến đổi
B. sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm của các YTSX
C. sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đồng chi phí của các YTSX biến đổi
D. Sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm một đơn vị YTSXbiến đổi các
YTSX còn lại giữ nguyên.
4. Khi năng suất trung bình giảm năng suất biên sẽ
A. bằng năng suất trung bình B. tăng dần
C. vượt quá năng suất trung bình
D. nhỏ hơn năng suất trung bình
5. Tỷ lệ thay thế kĩ thuật biên (MRTS) thể hiện
A. độ dốc của đường tổng sản lượng
B. độ dốc của đường đẳng phí
C. độ dốc của đường đẳng lượng
D. độ dốc của đường ngân sách
6. Một đường đẳng phí cho thấy
A. phối hợp giữa hai YTSX cùng tạo ra một mức sản lượng như nhau
B. những phối họp tối ưu giữa hai YTSX
C. những phối hợp giữa các yếu tố tạo ra mức sản lượng tối đa
D. những phối hợp giữa các YTSXmà doanh nghiệp có thể thực hiện được với cùng một mức chi phí sản xuất
7. Độ dốc (hệ số góc) của đường đẳng phí là
A. tỷ số năng suất biên của hai YTSX
B. tỷ lệ đánh đổi giữa hai YTSX trên thị trường
C. tỷ số giá cả của hai YTSX D. câu B và C đúng
8. Nếu đường đẳng lượng là một đường thẳng thì
A. chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào cố định ở các mức sử dụng khác nhau
B. tỷ lệ thay thế kĩ thuật biên không đổi
C. xuất hiện doanh lợi tăng dần theo quy mô
D. chỉ có một cách kết hợp các yêu tố đầu vào trong quá trình sản xuất
9. Nếu hàm sản xuất có dạng Q = 0.5KL. Khi gia tăng các yếu tố đầu vào cùng tỷ lệ thì
A. hiệu suất tăng theo quy mô
B. hiệu suất giảm theo quy mô
C. hiệu suất không đổi theo quy mô D. cả ba đều sai 32
10. Khi ta cố định sản lượng của một hàm sản xuất, cho số lượng vốn và lao động thay đổi thì
đường cong biểu diễn sẽ được gọi là A. đường chi phí biên
B. đường tổng sản phẩm
C. đường sản phẩm trung bình D. đường đẳng lượng
11. Sự cải tiến kĩ thuật
A. cho phép sản xuất nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào so với trước
B. có thể được biểu diễn qua sự dịch chuyển lên trên đường tổng sab3 phẩm
C. có thể che dấu sự tồn tại của tình trạng năng suất biên giảm dần
D. cả ba câu trên đều đúng
12. Điểm phối hợp tối ưu các YTSX với chi phí bé nhất là
A. tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường đẳng phí
B. thỏa mãn điều kiện: MPa/Pa=MPb/Pb=MPc/Pc=…
C. thỏa mãn điều kiện: A.Pa+B.Pb+C.Pc = TC D. tất cả đều đúng
13. Hàm sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp được cho là: Q = L^2 + K^2 - KL (với Q: sản
lượng; L: số lượng lao động; K: số lượng vốn. Năng suất biên của lao động(MPl) và của vốn (MPk) A. MPl = 2K - K, MPk = 2L - K B. MPl = 2L + 2K - K, MPk =2K - L C. MPl = 2L+ K, MPk = 2K + L D. MPl = 2L - K, MPk = 2K - L
14. Khi có sự kết hợp tối ưu của hai YTSX, tại đó
A. tỷ lệ thay thế kĩ thuật biên bằng tỷ số giá cả của hai YTSX
B. chi phí biên đạt cực tiểu tại mức sản lượng đó
C. hệ số góc của đường đẳng phí và đường đẳng lượng bằng nhau D. câu A và C đúng
15. Giả sử năng suất trung bình của 6 công nhân là 15. Nếu sản phẩm biên (năng suất biên) của
công nhân thứ 7 là 20, thể hiện
A. năng suất biên đang giảm
B. năng suất biên đang tăng
C. năng suất trung bình đang tăng
D. năng suất trung bình đang giảm
16. Để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, các doanh nghiệp sẽ thực hiện phối hợp các YTSX theo nguyên tắc A. MPa=MPb=MPc=.. B. MPa/Pa=MPb/Pb=MPC/Pc=.. C. MC=MR D. MCa=MCb=MCc
17. Đường mở rộng sản xuất (đường phát triển sản xuất - Expansion path)
A. tập hợp các điểm phối hợp tối ưu giữa các YTSX khi chi phí sản xuất thay đổi giá các YTSX không đổi
B. là tập hợp các tiếp điểm của đường đáng nhất và đường đẳng phí
C. tập hợp các tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường đẳng phí khi giá của một YTSX thay đổi
D. tập hợp các tiếp điểm của đường đẳng tích và đường ngân sách
Dùng thông tin sau để trả lời câu 18, 19, 20 33
Một nhà sản xuất cần hai yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X, biết người này đã chi ra một
khoản tiền là TC = 15.000 để mua hai yếu tố này với giá tương ứng Pk=600, Pl=300. Hàm sản xuất được cho Q=2K(L-2)
18. Hàm năng suất biên của các yếu tố K và L là A. MPk = 2K và MPl = L-2 B. MPk = 2L - 4, MPl = 2K C. MPk = l-2, MPl = 2K D. tất cả đều sai
19. Phương án sản xuất tối ưu là A. K = 10, L = 30 B. K = 5, L = 40 C. K = 12, L = 26 D. Tất cả đều sai
20. Sản lượng tối đa đạt được A. Q = 560 B. Q = 380 C. Q = 576 D. Q = 580
21. Trong dài hạn để tối thiểu hóa chi phí sản xuất các doanh nghiệp sản xuất sẽ thiết lập
A. quy mô sản xuất tối ưu tiếp xúc với đường lờ a xê tại điểm của hai đường
B. thiết lập bất kỳ quy mô sản xuất nào theo ý muốn
C. quy mô sản xuất có đường SAC tiếp xúc với đường LAC tại sản lượng cần sản xuất D. tất cả đều sai
22. Sản lượng tối ưu của một quy mô sản xuất là
A. xuất lượng tương ứng với MC tối thiểu
B. xuất lượng tương ứng với AVC tối thiểu
C. xuất lượng tương ứng với AC tối thiểu
D. xuất lượng tương ứng với AFC tối thiểu
23. Quy mô sản xuất tối ưu là
A. quy mô sản xuất có đường SAC tiếp xúc với LAC tại suất lượng cần sản xuất
B. quy mô sản xuất có chi phí sản xuất bé nhất ở bất kỳ xuất lượng nào
C. quy mô sản xuất có đường SAC tiếp xúc với LAC tại điểm cực tiểu của cả hai đường D. tất cả đều sai
24. Số sản phẩm tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một đơn vị của một yếu tố đầu vào
(các yêu tố đầu vào khác được sử dụng với số lượng không đổi) gọi là A. năng suất biên B. hữu dụng biên C. chi phí biên D. doanh thu biên
25. Giả sử năng suất biên của công nhân thứ nhất, thứ hai và thứ ba lần lượt là 10, 9 và 8. Tổng số
sản phẩm khi thuê ba công nhân bằng
A. năng suất trung bình của ba công nhân =(10+9+8)/3=9
B. năng suất biên của công nhân thứ ba nhân cho số lượng công nhân: 8x3=24
C. tổng sản phẩm của ba công nhân nhân cho số lượng công nhân (10+9+8).3=81
D. tổng sản phẩm của ba công nhân=10+9+8=27
26. Giả sử tại mức đầu vào hiện tại, tỷ lệ thay thế kĩ thuật viên là MRTS=-3. Với vốn được biểu
diễn trên trục tung và lao động được biểu diễn trên trục hoành thì
A. Nếu doanh nghiệp thuê thêm 1 đơn vị vốn thì có thể sản xuất thêm 3 đơn vị sản phẩm
B. năng suất biên của lao động bằng 3 lần năng suất biên của vốn 34
C. nếu sử dụng thêm 3 đơn vị lao động, doanh nghiệp cần phải sử dụng thêm 3 đơn vị vốn
D. nếu giảm 1 đơn vị vốn doanh nghiệp có thể thêm 3 đơn vị lao động mà sản lượng không đổi
27. Chi phí biên (MC) là
A. chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị YTSX
B. chi phí tăng thêm khi sử dụng 1 sản phẩm
C. chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm
D. là độ dốc của đường danh thu
28. Đường chi phí trung bình dài hạn (LAC) là
A. tập hợp những điểm cực tiểu của các đường chi phí trung bình ngắn hạn (SAC)
B. tập hợp các phần rất bé của đường SAC
C. đường có chi phí trung bình thấp nhất có thể có ở mỗi xuất lượng khi doanh nghiệp thay
đổi quy mô sản xuất theo ý
D. muốn tất cả đều đúng
29. Khi giá các YTSX đồng loạt tăng lên sẽ làm
A. dịch chuyển đường chi phí trung bình lên trên
B. dịch chuyển các đường AC xuống dưới
C. các đường AC vẫn giữ nguyên vị trí cũ
D. các đường AVC dịch chuyển sang phải
30. Đường chi phí trung bình dài hạn (LAC) có dạng chữ U do
A. hiệu suất tăng dần theo quy mô sau đó giảm theo quy mô
B. năng suất trung bình tăng dần
C. ảnh hưởng của quy luật năng suất biên giảm dần
D. lợi thế kinh tế của sản xuất theo quy mô lớn
31. Đường chi phí trung bình ngắn hạn (SAC) có dạng chữ U do
A. hiệu suất tăng dần theo quy mô sau đó giảm theo quy mô
B. năng suất trung bình tăng dần
C. ảnh hưởng của quy luật năng suất biên giảm dần
D. lợi thế kinh tế của sản xuất quy mô lớn
Dùng thông tin sau để trả lời các câu 32, 33, 34.
Hàm tổng chi phí ngân hàng của một công ty được cho TC = 190 + 53Q (ĐVT: 10 000)
32. Nếu sản xuất 100.000 đơn vị sản phẩm chi phí biến đổi trung bình (AVC) là A. 72 B. 53 C. 70 D. tất cả đều sai
33. Chi phí cố định trung bình (AFC) là A. 190 B. 10 C. 53 D. Tất cả đều sai
34. Chi phí biên mỗi đơn vị sản phẩm là A. 19 B. 72 C. 53 D. Tất cả đều sai
35. Trong ngắn hạn khi sản lượng càng lớn loại chi phí nào sau đây càng nhỏ A. chi phí biên 35 B. chi phí trung bình
C. chi phí biến đổi trung bình
D. chi phí cố định trung bình
36. Chọn câu SAI trong các câu dưới đây
A. khi chi phí biên giảm dần thì chi phí trung bình cũng giảm dần
B. chi phí cố định trung bình giảm dần khi sản lượng càng lớn
C. khi chi phí trung bình giảm dần thì chi phí biên cũng giảm dần
D. khi chi phí trung bình tăng dần thì chi phí biên cũng tăng dần
37. Với cùng một số vốn đầu tư, nhà đầu tư dự kiến lợi nhuận kế toán của 3 phương án lần lượt là
50tr, 35tr và 30tr. Nếu phương án A được chọn thì lợi nhuận kinh tế đạt được là mười lăm A. 15tr B. 20tr C. 5tr D. không câu nào đúng
38. Hàm tổng chi phí biến đổi có vẻ có dạng: TVC = Q + 4Q^2. Do vậy đường chi phí biên có dạng
A. nằm ngang song song trục hoành
B. đường thẳng dốc đứng C. chữ U
D. đường thẳng dốc lên
39. Một trong các đường chi phí KHÔNG có dạng chữ U (hoặc chữ V) là
A. đường chi phí trung bình (AC)
B. đường chi phí biên (MC)
C. đường chi phí biến đổi trung bình (AVC)
D. đường chi phí cố định trung bình (AFC)
40. Ngắn hạn và dài hạn trong kinh tế học có nghĩa là
A. ngắn hạn là khoảng thời gian mà doanh nghiệp có một số yếu tố sản xuất cố định và những
yếu tố sản xuất khác thì biến đổi; dài hạn là khoảng thời gian đủ để doanh nghiệp thay đổi
số lượng tất cả các yếu tố sản xuất
B. Ngắn hạn là khoảng thời gian một năm trở lại; dài hạn là khoảng thời hạn trên 1 năm
C. ngắn hạn là khoảng thời hạn ba tháng trở lại; dài hạn là khoảng thời gian trên 3 tháng
D. ngắn hạn thì có thể thay đổi quy mô dài hạn thì không thể thay đổi quy mô
41. Cho hàm tổng chi phí của doanh nghiệp như sau TC = Q^2+2Q+50
Hàm chi phí cố định (TFC) của doanh nghiệp là A. TFC = Q^2+50 B. TFC = 50 C. TFC = Q^2+2Q D. TFC = 2Q+50
42. Có quan hệ sản lượng (Q) với tổng chi phí (TC) của một doanh nghiệp như sau: Q 0 1 2 3 4 5 6 TC 14 27 40 51 62 70 80
Tổng chi phí cố định (TFC) và chi phí biến đổi trung bình (AVC) tại mức SL Q=4 là: A. TFC = 10 và AVC = 15 B. TFC = 15 và AVC = 14 C. TFC = 0 và AVC = 12 36 D. TFC 14 = và AVC = 12
43. Khi đường năng suất biên của lao động (MPl) nằm cao hơn đường năng suất trung bình của lao động (APl) thì:
A. cả hai đường đèo dốc lên
B. đường năng suất biên dốc lên
C. đường năng suất trung bình dốc lên
D. đường năng suất trung bình nghiên xuống
44. Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) của phương án A là:
A. lợi ích bị mất đi do chọn phương án A mà không chọn phương án có lại nhất khác
B. lợi ích bị mất đi do chọn phương án A mà không chọn một phương án khác
C. lợi ích bị mất đi do không chọn phương án A mà chọn phương án khác D. các câu đều sai
45. Khi chi phí trung bình tăng dần theo sản lượng thì
A. chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình
B. chi phí biên bằng chi phí trung bình
C. chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình
D. cả ba câu trên đều sai
46. Để lắp vào vị trí trống trên dây chuyền sản xuất bạn sẽ
A. quan tâm đến năng suất biên hơn là năng suất trung bình
B. không thuê thêm công nhân nếu năng suất trung bình bắt đầu giảm
C. dừng ngay việc thuê thêm công nhân nếu tổng sản lượng giảm D. câu A & C đúng
47. Câu nào đúng trong những câu sau đây
A. khi năng suất biên tăng thì chi phí biên giảm
B. khi năng suất trung bình giảm thì chi phí biến đổi trung bình tăng
C. khi năng suất biên đạt cực đại thì chi phí biên đạt cực tiểu
D. các câu trên đều đúng
48. Trong ngắn hạn, khi sử dụng thêm lao động sẽ làm cho năng suất biên của lao động giảm.
Năng suất biên của lao động giảm là do
A. lượng lao động không được khai thác hết vào vốn cố định
B. tính phi kinh tế theo quy mô
C. năng suất giảm theo quy mô D. các câu trên đều sai
49. Chi phí ẩn là loại chi phí nào sau đây
A. chi phí nguyên vật liệu
B. tiền lương trả cho công nhân C. tiền thuê nhà xưởng
D. các cơ hội đầu tư đã từ bỏ
50. Hàm sản xuất Q=K^0.4xL^0.5 là hàm sản xuất có
A. hiệu suất tăng theo quy mô
B. hiệu suất giảm theo quy mô
C. hiệu suất không đổi theo quy mô
D. không xác định được
Dùng thông tin sau để trả lời các câu hỏi 51-53. Giả sử hàm tổng chi phí của doanh nghiệp có
dạng: TC = Q^2 + 20Q + 5000.
51. Hàm tộc chi phí biến đổi (TVC) là A. TVC = 5000 B. TVC = Q^2 + 20.Q 37 C. TVC = 5000/Q D. TVC = Q^2 + 5000
52. Hàm chi phí trung bình là A. AC = Q + 20 + 5000/Q B. AC = 2Q + 20 C. AC = Q + 5000/Q D. AC = 5000/Q
53. Nếu doanh nghiệp sản xuất sản lượng Q = 100, thì chi phí cố định trung bình là A. AFC = 170 B. AFC = 50 C. AFC = 120 D. AFC = 220 38
CHƯƠNG 5 - THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN TÓM TẮT
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn:
2. Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn
a. Đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn b. tổng doanh thu (TR) c. doanh thu biên (MR) d. doanh thu trung bình (AR)
e. tổng lợi nhuận (π hay Pr)
II. PHÂN TÍCH TRONG NGẮN HẠN
1. Đối với doanh nghiệp
a. tối đa hóa lợi nhuận (P > AC)
b. tối thiểu hóa lỗ (P < AC)
c. đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp
d. phản ứng của doanh nghiệp khi giá yếu tố đầu vào thay đổi 2. Đối với ngành
a. Đường cung ngắn hạn của ngành b. cân bằng ngắn hạn
3. Thặng dư sản xuất (PS)
a. thặng dư sản xuất đối với một doanh nghiệp
b. thặng dư sản xuất đối với một ngành
4. Tổn thất vô ích (Deadweight loss)
a. trường hợp chính phủ quy định giá tối đa
b. trường hợp chính phủ quy định giá tối thiểu
c. trường hợp chính phủ tăng thuế
d. trường hợp chính phủ tăng thuế quan hay áp dụng hạn ngạch nhập khẩu
III. PHÂN TÍCH TRONG DÀI HẠN
1. Cân bằng dài hạn của doanh nghiệp (điều chỉnh quy mô sản xuất của doanh nghiệp) 2. Phân tích lợi nhuận
3. Cân bằng dài hạn của ngành
4. Đường cung dài hạn của ngành
a. ngành có chi phí sản xuất tăng dần
b. ngành có chi phí không đổi
c. ngành có chi phí giảm dần
IV. TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN
1. Điều chỉnh trong ngắn hạn
2. Điều chỉnh trong dài hạn
V. Hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn và sự can thiệp của chính phủ
1. Về giá và chi phí trung bình 2. về hiệu quả kinh tế CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tại sao một doanh nghiệp đang lỗ vẫn tiếp tục sản xuất chứ không đóng cửa? 39
2. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là đường chi phí biên (nằm ở phía trên điểm cực tiểu
của chi phí biến đổi trung bình). Tại sao đường cung dài hạn không là đường chi phí biên dài
hạn (nằm trên điểm cực tiểu của chi phí trung bình dài hạn)?
3. Trong cân bằng dài hạn, tất cả các doanh nghiệp trong ngành có lợi nhuận kinh tế bằng không. Tại sao?
4. Sự khác nhau giữa lợi nhuận kinh tế và thẳng dư sản xuất là gì?
5. Tại sao các doanh nghiệp gia nhập ngành khi họ biết rằng trong dài hạn lợi nhuận kinh tế sẽ bằng không?
6. Tổn thất vô ích (Deadweight loss) là gì? Tại sao quy định mức giá tối đa (giá trần) lại thường
đưa đến tổn thất vô ích?
7. Giả sử chính phủ muốn nâng cao thu nhập cho nông dân. Tại sao các chương trình trợ giá
hay hạn chế diện tích canh tác lại làm cho xã hội trả giá nhiều hơn so với việc cấp tiền cho nông dân?
8. Giả sử chính phủ muốn hạn chế nhập khẩu một hàng hóa nào đó thì nên dùng hạn ngạch
nhập khẩu hay thuế quan? Tại sao? BÀI TẬP
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là
A. đường chi phí biên ngắn hạn của doanh nghiệp
B. phần đường chi phí biên nằm ở phía trên đường AC
C. phần đường chi phí biên nằm ở phía trên đường AVC
D. phần đường chi phí biên nằm ở phía dưới đường AVC
2. Doanh thu biên (MR) là
A. doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi giá sản phẩm thay đổi
B. doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi bán thêm một sản phẩm
C. là độ dốc của đường tổng phí
D. là độ dốc của đường tổng cầu sản phẩm
3. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn có 200 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có hàm cung
P = 10+ 20q, vậy hàm cung thị trường sẽ là A. P = 2000 + 4000Q B. P = Q/10 + 10 C. Q = 100P – 10 D. Tất cả đều sai
4. Khi giá nhỏ hơn chi phí thay đổi trung bình tối thiểu (P < AVCmin), doanh nghiệp nên quyết định
A. sản xuất ở xuất lượng tại MC = MR
B. sản xuất tại suất lượng có chi phí thay đổi trung bình tối thiểu (AVCmin) C. ngưng sản xuất
D. sản xuất tại xuất lượng có P = MC
5. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, các doanh nghiệp trong trạng thái cân bằng dài hạn khi A. MC = MR = P B. SMC = LMC = MR = P C. P = SAC = LAC D. P>= LAC
6. Các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn và ngành sẽ ở trong tình trạng cân bằng dài hạn khi 40 A. P = LAC = MR B. P > LACmin
C. SMC = LMC = LACmin = SACmin = MR = P D. SMC = LMC = MR
Sử dụng các thông tin sau đây để trả lời câu 7, 8, 9.
Giả sử chi phí biên của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn được cho bởi: MC = 3+2Q.
Nếu giá thị trường là 9 đô la
7. Mức sản lượng doanh nghiệp sẽ sản xuất A. Q= 3 B. Q= 9 C. Q= 6 D. Tất cả đều sai
8. Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp là A. 18 B. 6 C. 9 D. 3
9. Nếu chi phí biến đổi trung bình của doanh nghiệp AVC = 3 + Q. Tổng chi phí cố định là
3, thì doanh nghiệp sẽ thu được tổng lợi nhuận A. 18 B. 21 C. 6 D. 15
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu 10, 11, 12, 13.
Trong thị trường sản phẩm X, giả sử có 2 người tiêu dùng A và B. Hàm số cầu cá nhân của mỗi người có dạng
P = -1/10Qa + 1200, P = -1/20.Qb + 1300
Có 10 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X, điều kiện sản xuất như nhau. Hàm chi phí sản xuất
của mỗi doanh nghiệp được cho: TC = 1/10q^2 + 200q + 200000
10. Hàm số cầu thị trường là A. P = -3/20 .Qd + 2500 B. Qd = 38000 – 30P C. Qd = 3800 – 30P D. tất cả đều sai
11. Hàm số cung thị trường là A. P = 2Qs + 2000 B. P = 2Qs + 200 C. Qs = 50P -10000 D. tất cả đều sai
12. Mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng A. P = 600, Q = 20000 B. P = 60, Q = 2000 C. P = 500, Q = 2500 D. Tất cả đều sai
13. Sản lượng sản xuất và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là 41 A. Q = 200, π = 20000
B. Q = 2000, π = 200000
C. Q = 3000, π = 300000 D. tất cả đều sai
14. Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn, tình trạng sản lượng tăng lên làm cho
lợi nhuận giảm, chúng ta biết rằng
A. doanh thu biên vượt quá chi phí biên
B. doanh thu biên bằng giá bán
C. doanh thu biên thấp hơn chi phí biên
D. tổng doanh thu bằng tổng chi phí
15. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng
A. hãng thu được thẳng dư sản xuất chỉ khi nào hãng có được một số khả năng độc quyền
B. thặng dư sản xuất của một đơn vị sản lượng bằng khoản chênh lệch giữa giá bán sản phẩm và chi phí biên
C. Các hãng có chi phí sản xuất thấp sẽ thu được nhiều thẳng dư sản xuất hơn các hãng có chi phí sản xuất cao
D. Thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm dưới mức giá thị trường và nằm trên đường cung
16. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn
A. người bán quyết định giá
B. người mua quyết định giá
C. không có ai quyết định giá
D. doanh nghiệp lớn nhất ấn định giá
17. Ở mức sản lượng có MC = MR doanh nghiệp
A. đã đạt lợi nhuận tối đa
B. đã tối thiểu hóa lỗ
C. nên đóng cửa thì hơn
D. cả ba trường hợp đều có thể
18. Khi hãng cạnh tranh hoàn toàn đạt được lợi nhuận tối đa trong ngắn hạn
A. giá bán bằng chi phí biên trong ngắn hạn
B. giá bán lớn hơn chi phí trung bình
C. chi phí biên ngắn hạn đang tăng dần D. A, B, C đúng
19. Chọn câu SAI trong những câu dưới đây
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn
A. người mua và người bán có thông tin hoàn hảo
B. các doanh nghiệp đều bán một sản phẩm đồng nhất
C. không có trở ngại khi gia nhập hay rời bỏ thị trường
D. có nhiều doanh nghiệp trên thị trường
E. tất cả các doanh nghiệp đều là người định giá
20. Khi hãng đạt được lợi nhuận tối đa thì
A. độ dốc của đường tổng doanh thu bằng độ dốc của đường tổng chi phí
B. sự chênh lệch giữa TR và TC là cực đại
C. doanh thu biên bằng chi phí biên D. A, B, C đúng
21. Nếu một doanh nghiệp là người chấp nhận giá thì câu phát biểu nào sau đây ĐÚNG
A. độ dốc của tổng doanh thu bằng giá hàng hóa
B. doanh thu biên bằng giá sản phẩm
C. đường tổng doanh thu là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
D. sự thay đổi của tổng doanh thu khi bán thêm một đơn vị hàng hóa thì bằng giá hàng hóa 42 E. A, B ,C đúng
22. Chọn câu SAI trong các câu dưới đây:
Trong ngắn hạn doanh nghiệp nhất thiết phải đóng cửa khi
A. phần lỗ lớn hơn chi phí cố định
B. chi phí biến đổi trung bình tối thiểu lớn hơn giá bán
C. tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí
D. tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí biến đổi
23. Đối với một hãng cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu biên sẽ
A. nhỏ hơn giá bán và doanh thu trung bình
B. bằng giá bán nhưng nhỏ hơn doanh thu trung bình
C. bằng giá bán và bằng doanh thu trung bình
D. bằng doanh thu trung bình nhưng nhỏ hơn giá bán
24. Khi một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn đạt cân bằng trong ngắn hạn thì biểu thức
nào dưới đây không cần A. P = AC B. P = AR C. P = MC D. P = MR
25. Điều gì dưới đây KHÔNG phải là điều kiện cho tình trạng cân bằng dài hạn của doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn toàn
A. mỗi doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng 0
B. thặng dư sản xuất bằng 0
C. tất cả các doanh nghiệp trong ngành ở trạng thái tối đa hóa lợi nhuận
D. số cung và số cầu thị trường bằng nhau
26. Trong ngành cạnh tranh hoàn toàn, khi các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành làm
cầu các yếu tố sản xuất tăng và giá các yếu tố sản xuất tăng theo. Chúng ta có thể kết
luận đường cung dài hạn của ngành là A. dốc lên trên B. dốc xuống dưới C. thẳng đứng D. không đổi
27. Biểu thức nào dưới đây thể hiện nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, bất
kể doanh nghiệp hoạt động ở thị trường nào A. MC = MR B. MC = MR = AR C. MC = P D. MC = MR = AC
28. Khi giá yếu tố của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn tăng lên làm chi phí biên tăng
lên thì doanh nghiệp sẽ
A. sản xuất ở mức sản lượng cũ B. tăng giá bán C. giảm giá bán D. giảm sản lượng
29. Đối với một doanh nghiệp trong một ngành cạnh tranh hoàn toàn thì vấn đề nào dưới
đây không thể quyết định được?
A. số lượng các yếu tố sản xuất sử dụng là bao nhiêu
B. sản xuất bao nhiêu sản phẩm
C. bán sản phẩm với giá bao nhiêu
D. sản xuất như thế nào 43
30. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thặng dư tiêu dùng tồn tại do
A. nhiều người mua sẵn lòng trả cao hơn mức giá cân bằng
B. nhiều người bán sẵn lòng bán với giá thấp hơn giá cân bằng
C. nhiều người mua chỉ đồng ý mua khi giá thấp hơn giá cân bằng
D. nhiều người bán chỉ đồng ý bán ở những mức giá cao hơn giá cân bằng
31. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn đang sản xuất tại mức sản lượng MC= MR, nhưng
tổng chi phí biến đổi < tổng doanh thu < tổng chi phí. Theo bạn thì doanh nghiệp này nên
A. Duy trì sản xuất trong ngắn hạn để tối thiểu hóa thua lỗ, nhưng ngừng sản xuất trong dài hạn
B. Ngừng sản xuất ngay vì thua lô
C. sản xuất ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
D. tăng giá bán cho đến khi hòa vốn
32. Đường cầu nằm ngang của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có nghĩa là
A. doanh nghiệp có thể bán một lượng khá lớn sản phẩm của mình với giá không đổi
B. doanh nghiệp có thể bán hết sản lượng của mình theo giá thị trường
C. doanh nghiệp có thể tăng sản lượng bán ra bằng cách hạ giá bán
D. doanh nghiệp có thể định giá bán sản phẩm của mình một mức không đổi
Sử dụng đồ thị này để trả lời câu 33, 34
33. Thặng dư của người tiêu dùng trên thị trường là A. diện tích A B. diện tích B C. diện tích C D. diện tích H
34. Thặng dư của người sản xuất trên thị trường là A. diện tích A B. diện tích B C. diện tích C D. diện tích H
35. Thặng dư sản xuất trên thị trường là
A. phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí biên
B. phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí biến đổi
C. diện tích nằm phía trên đường cung và phía dưới giá thị trường của hàng hóa
D. các câu trên đều đúng
36. Trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng bằng cách
A. thay đổi quy mô sản xuất
B. thay đổi yếu tố sản xuất cố định
C. thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi D. không có câu nào đúng
37. Khi có thuế đánh vào lượng hàng hóa bán ra mỗi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sẽ
A. bán hàng hóa với mức giá cao hơn giá trên thị trường cạnh tranh
B. giảm bớt lượng hàng hóa bán ra 44
C. bán ra một lượng hàng hóa nhiều hơn trước
D. không thay đổi lượng hàng hóa bán ra
38. Trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có xu
hướng giảm dần gì vì
A. lợi nhuận kinh tế tạo động cơ cho các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành
B. hiệu suất giảm theo quy mô
C. chính phủ điều tiết chặt chẽ hơn
D. cầu giảm do người tiêu dùng thay thế bằng hàng hóa khác
39. Một cửa hàng bán hoa tươi thuộc thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Hiện thời, trung bình mỗi
ngày cửa hàng bán được 200 bó hoa và có chi phí biên nhỏ hơn giá bán (MC
có thể tăng lợi nhuận nếu mỗi ngày cửa hàng bán
A. duy trì sản lượng bán như cũ
B. giảm lượng hoa bán ra C. tăng lượng hoa bán ra
D. tăng gấp đôi lớn hoa bán ra
40. Trong dài hạn doanh nghiệp sẽ rời khỏi thị trường nếu
A. giá bán thấp hơn chi phí trung bình dài hạn
B. giá bán lớn hơn chi phí trung bình dài hạn
C. doanh thu trung bình lớn hơn chi phí cố định trung bình
D. doanh thu trung bình lớn hơn chi phí biên
41. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng phí: TC = Q^2 + 50Q + 10000. Nếu giá
thị trường P = 550, để tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng
……….và tổng lợi nhuận là ………. A. 500; 100000 B. 300; 50000 C. 250, 62500 D. 250; 52500 45
CHƯƠNG 6 – THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN TÓM TẮT
I. Một số vấn đề cơ bản
1. Đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn
2. đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn
a. đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp độc quyền
b. đường tổng doanh thu (TR)
c. đường doanh thu trung bình (AR)
d. Đường doanh thu biên (MR)
II. Phân tích trong ngắn hạn
1. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
a. trường hợp doanh nghiệp độc quyền có nhiều cơ sở sản xuất
b. doanh nghiệp độc quyền có thể lỗ trong ngắn hạn
2. Mục tiêu mở rộng thị trường mà không bị lỗ
3. Mục tiêu tối đa hóa doanh thu
4. Mục tiêu đạt lợi nhuận định mức theo chi phí
III. Phân tích trong dài hạn
1. Thiết lập quy mô sản xuất nhỏ hơn quy mô sản xuất tối ưu
2. thiết lập quy mô sản xuất bằng quy mô sản xuất tối ưu
3. thiết lập quy mô sản xuất lớn hơn quy mô sản xuất tối ưu
IV. Chiến lược phân biệt giá của doanh nghiệp độc quyền
1. phân biệt giá cấp một
2. Phân biệt giá cấp hai 3. Phân biệt giá cấp ba
4. Phân biệt giá theo thời điểm và định giá cho lúc cao điểm 5. Bán gộp a. bán gộp thuần túy b. bán gộp hỗn hợp 6. giá hai phần 7. bán ràng buộc
8. quy tắc định giá của doanh nghiệp độc quyền
9. đo lường mức độ độc quyền
V. Các biện pháp quản lý và điều tiết đối với doanh nghiệp độc quyền
1. Đánh giá về tình trạng độc quyền 2. Định giá tối đa 3. Đánh thuế
a. đánh thuế theo sản lượng
b. đánh thuế không theo sản lượng CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tại sao không có đường cung thị trường trong điều kiện độc quyền bán?
2. Tại sao một hãng lại có thế lực độc quyền bán ngày khi nó không là người sản xuất duy nhất trên thị trường?
3. Nguồn gốc của thế lực độc quyền bán là gì? Hãy nêu một ví dụ cho mỗi nguồn gốc ấy? 46
4. Tại sao lại có cái giá mà xã hội phải trả cho thế lực độc quyền? Nếu như những số được của
những người sản xuất có thế lực độc quyền được đem phân phối lại cho những người tiêu
dùng, liệu cái giá xã hội phải trả cho độc quyền có được loại trừ hay không? Hãy giải thích một cách ngắn gọn?
5. Tại sao sản lượng độc quyền bán sẽ tăng nếu chính phủ bộ phải hạ thấp giá độc quyền? Để
tối đa hóa sản lượng của nhà độc quyền, chính phủ phải ấn định giá tối đa như thế nào?
6. Giả sử một hãng có thể thực hiện phân biệt giá cấp một hoàn hảo, giá thấp nhất mà hãng ấn
định là bao nhiêu? Và tổng sản lượng bán ra là bao nhiêu?
7. Các công ty điện lực thường thực hiện phân biệt giá cấp hai. Tại sao việc đó có thể cải thiện
phúc lợi của người tiêu dùng?
8. Cho một vài ví dụ về phân biệt giá cấp ba. Liệu phân biệt giá cấp ba có hiệu quả hay không
nếu những nhóm người tiêu dùng khác nhau có những mức cầu khác nhau nhưng có cùng độ co giãn về giá? BÀI TẬP
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Để tối đa hóa danh thu doanh nghiệp độc quyền sẽ quyết định sản xuất ở suất lượng tại đó A. MC = MR B. AR = AC C. MR = 0 D. P = MC
2. Để điều tiết toàn bộ lợi nhuận độc quyền, chính phủ nên quy định mức giá tối đa P* sao cho A. P* = MC B. P* = AC C. P* = AVC D. P* = MR
3. Để điều tiết một phần lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền mà không thiệt hại cho
người tiêu dùng, chính phủ nên áp dụng
A. đánh thuế theo sản lượng
B. đánh thuế tỷ lệ với danh thu
C. đánh thuế khoán hàng năm
D. đánh thuế tỷ lệ với chi phí sản xuất
4. Biện pháp thuế nào áp dụng đối với doanh nghiệp độc quyền sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng
A. đánh thuế tỷ lệ với lợ nhuận
B. đánh thuế tỷ lệ với danh thu
C. đánh thế cố định hàng năm
D. đánh thuế không theo sản lượng
5. Trường hợp có nhiều thị trường, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp, nên phân phối
số lượng bán giữa các thị trường sao cho
A. phân phối cho thị trường nào có giá bán cao nhất
B. phân phối đồng đều cho các thị trường
C. doanh thu biên giữa các thị trường là bằng nhau
D. giá và doanh thu biên bằng nhau giữa các thị trường 47
6. Trường hợp doanh nghiệp độc quyền có nhiều cơ sở sản xuất, để tối đa hóa chi phí sản
xuất, doanh nghiệp sẽ quyết định phân phối sản lượng sản xuất giữa các cơ sở theo nguyên tắc
A. chi phí trung bình giữa các cơ sở phải bằng nhau
B. phân chia đồng đều sản lượng sản xuất cho các cơ sở
C. phân chia sản lượng tỷ lệ với quy mô sản xuất của từng cơ sở
D. chi phí biên giữa các cơ sở phải bằng nhau
7. Tối đa hóa lượng bán mà không bị lỗ, doanh nghiệp độc quyền nên sản xuất theo nguyên tắc A. MC = MR B. MC = P C. AC = P D. P = ACmin
8. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp độc quyền nên sản xuất ở sản lượng A. MC = MR B. MC = P C. MC = AR D. P =ACmin
Sử dụng thông tin sau để trả lời câu 9 - 14
Có 100 người tiêu dùng sản phẩm X trên thị trường. Hàm số cầu cá nhân là như nhau và có dạng: P = 2200 – 5qd.
9. Hàm số cầu thị trường là A. P = 2200 – 500Qd B. P = (-1/10)Q + 2200 C. P = (-1/20)Q + 2200 D. P = (1/20)Q + 2200
10. Chỉ một doanh nghiệp duy nhất sản xuất sản phẩm X, có hàm chi phí sản xuất là: TC =
(1/10).Q^2 + 400Q + 3000000. Hàm chi phí biên của doanh nghiệp là: A. MC = 2/10Q + 400 B. MC = 1/10Q + 400 C. MC = -1/10Q + 2200 D. MC = 1/20Q + 400
11. Hàm doanh thu biên của doanh nghiệp là A. MR = (-1/20)Q + 2200 B. MR = (1/10)Q + 2200 C. MR = (-1/10)Q + 2200 D. MR = (-1/2)Q + 400
12. Để đạt lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp ấn định giá và sản lượng bán là A. P = 1800, Q = 7200 B. P = 1900, Q = 6000 C. P = 1925, Q = 5500 D. P = 1800, Q = 2120
13. Mỗi sản phẩm chính phủ đánh thuế là 150 đồng thì doanh nghiệp ấn định giá bán và sản lượng bán là A. P = 1840, Q = 7200 B. P = 1990, Q = 6000 C. P = 1925, 5500 D. tất cả đều sai 48
14. Nếu doanh nghiệp muốn tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ thì sẽ ấn định giá bán A. P = 1700 B. P = 2100 C. P = 1400 D. P = 1800
15. Nếu nhà độc quyền định mức sản lượng tối tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên
bằng chi phí trung bình thì lại những kinh tế sẽ A. = 0 B. < 0
C. cần phải có thêm thông tin D. >0
16. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm số cầu P = -Q+ 20 và hàm tổng chi phí TC = Q^2
+ 4Q + 4. Mức giá và sản lượng đạt lợi nhuận tối đa A. P = 12, Q = 4 B. P = 14, Q = 5.3 C. P = 4, Q = 16 D. P = 16, Q = 4
17. Thế lực độc quyền có được là do
A. định giá bằng chi phí biên
B. định chi phí biên và doanh thu biên bằng nhau
C. định giá cao hơn chi phí biến đổi trung bình
D. định giá cao hơn chi phí biên
18. Giả sử chi phí biên (MC) của thép do Nhật Bản sản xuất là như nhau cho dù thép sản
xuất cho tiêu dùng nội địa hay suất khẩu. Nếu cầu của thép tiêu dùng nội địa kém co
giãn hơn cầu suất khẩu thì
A. Nhật Bản sẽ xuất khẩu nhiều hơn là bán cho tiêu dùng nội địa
B. Nhật Bản sẽ bán cho tiêu dùng nội địa nhiều hơn xuất khẩu
C. Nhật Bản định giá thép xuất khẩu thấp hơn giá thép bán trong nước
D. Nhật Bản định giá thép suất khẩu cao hơn giá thép bán trong nước
19. Một công ty có thể bán sản phẩm của nó ở một trong hai thị trường, khi đó
A. MR1 = MC để tối đa hóa lợi nhuận
B. MR2 = MC để tối đa hóa lợi nhuận C. MR1 = MR2
D. tất cả các câu trên đều đúng
20. Một nhà sản xuất đĩa VCD có hai thị trường nội địa và suất khẩu. Hai nhóm khách
hàng này tách biệt nhau. Nhà sản xuất này có thể định giá cao hơn trong thị trường với
A. độ co giãn của cầu theo giá thấp hơn
B. độ co giãn của cầu theo giá cao hơn l
C. ượng cầu thấp hơn ở mỗi mức giá
D. lượng cầu cao hơn ở mọi mức giá
21. Giá vé ở một nhà hàng karaoke là 40.000 đồng/giờ vào ban ngày. Từ 18h trở đi, giá vé
là 80.000 đồng/giờ. Đây là ví dụ cụ thể về
A. phân biệt giá cấp hai B. giá cả hai phần
C. phân biệt giá theo thời điểm
D. phân biệt giá lúc cao điểm
22. Nếu công ty điện thoại buộc khách hàng trả tiền cước thuê bao hàng tháng và sau đó sẽ
phải trả thêm chi phí cho mỗi cuộc gọi thì công ty sẽ áp dụng chính sách A. giá hai phần 49
B. phân biệt giá cấp hai C. bán trọn gói D. phân biệt giá cấp ba
23. Bán gộp (bán trọn gói) là một kỹ thuật định giá hiệu quả khi cầu sản phẩm
A. đồng nhất và được đặt vào mối tương quan nghịch
B. không đồng nhất và được đặt vào mối tương quan nghịch
C. đồng nhất và được đặt vào mối tương quan thuận
D. không đồng nhất và được đặt vào mối tương quan thuận
24. Trong dài hạn doanh nghiệp độc quyền
A. luôn thu được lợi nhuận B. có thể bị lỗ
C. luôn thiết lập được quy mô sản xuất tối ưu
D. ấn định giá bán bằng chi phí biên
25. Yếu tố nào sau đây được xem là rào cản của việc gia nhập thị trường A. quy mô B. bản quyền
C. các hành động chiến lược của các hãng đương nhiệm D. tất cả các câu trên
26. Giả sử một công ty độc quyền có MR = 2400 – 4Q và MC = 2Q. Doanh thu sẽ đạt tối đa
khi sản xuất sản lượng A. Q = 600 B. Q = 0 C. Q = 800 D. Q = 600
27. Một doanh nghiệp độc quyền thấy rằng ở mức sản lượng hiện tại doanh thu biên bằng 5
và chi phí biên bằng 4. Quyết định nào sau đây sẽ làm tối đa hóa lợi nhuận
A. tăng giá và giữ nguyên sản lượng
B. giảm giá và tăng sản lượng
C. tăng giá và giảm sản lượng
D. giữ nguyên sản lượng và giá
28. So với giá và sản lượng cạnh tranh, nhà độc quyền sẽ đến mức giá……….và bán ra số lượng………. A. cao hơn; nhỏ hơn B. thấp hơn; lớn hơn C. thấp hơn; nhỏ hơn D. cao hơn; lớn hơn
29. Đối với người tiêu dùng thì biện pháp điều tiết độc quyền nào của chính phủ mang lại lợi ích cho họ là
A. ấn định giá tối đa
B. đánh thuế không theo sản lượng
C. đánh thuế theo sản lượng D. cả ba biện pháp trên
30. Câu nào dưới đây không đúng với doanh nghiệp độc quyền
A. tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thì giá bằng chi phí biên
B. đường cầu của nhà độc quyền chính là đường cầu thị trường
C. mức sản lượng để đạt lợi nhuận tối đa có chi phí biên bằng doanh thu biên
D. doanh thu trung bình bằng với giá bán
31. Giả sử doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng có doanh thu biên lớn
hơn chi phí biên (MR > MC) và đang có lợi nhuận. Với mức sản lượng này 50
A. lớn hơn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
B. chính là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
C. cần phải có tìm thông tin mới xác định được
D. nhỏ hơn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
32. Tại mức sản lượng hiện tại, chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền lớn hơn doanh
thu biên (MC > MR). Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp nên
A. tăng giá và tăng sản lượng
B. giảm giá và giảm sản lượng
C. giảm sản lượng và tăng giá
D. không thay đổi giá và sản lượng hiện tại
E. giảm giá và tăng sản lượng
33. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền càng co giản……….thì……….càng cao
A. nhiều; mức độ độc quyền B. ít; lợi nhuận C. nhiều; lợi nhuận
D. ít; mức độ độc quyền
34. Một công ty độc quyền sẽ
A. chỉ sản xuất những mức sản lượng về phía đường cầu co giãn nhiều
B. không sản xuất những mức sản lượng về phía đường cầu co giãn ít
C. không sản xuất những mức sản lượng về phía đường cầu co giãn nhiều D. câu A và B đúng 51
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Chương 1 1. D 2. D 3. A 4. A 5. B 6. D 7. A 8. B 9. D 10. D 11. B 12. C 13. C 14. D 15. C 16. B 17. B 18. A 19. D 20. D 21. D 22. D Chương 2 1. C 2. C 3. C 4. C 5. A 6. D 7. C 8. D 9. B 10. D 11. B 12. B 13. D 14. D 15. B 16. B 17. D 18. D 19. B 20. A 21. A 22. C 23. A 24. D 25. B 26. B 27. A 28. B 29. B 30. B 31. D 32. A 33. D 34. B 35. C 36. A 37. B 38. B 39. A 40. A 41.B 42. B 43. A 44. C 45. A 46. B 47. B 48. B 49. C 50. D 51. D 52. A 53. D 54. D 55. A 56. D 57. D 58. C 59. C 60. B 61. B 62. B 63. C 64. D 65. C 66. B 67. A 68. B 69. A 70. B 71. A 72. A 73. C 74. B Chương 3 1. B 2. A 3. C 4. A 5. C 6. D 7. D 8. C 9. B 10. A 11. D 12. D 13. C 14. B 15. A 16. C 17. D 18. A 19. D 20. D 21. C 22. D 23. B 24. C 25. B 26. B 27. B 28. A 29. B 30. D 31. C 32. D 33. D 34. C Chương 4 1. A 2. C 3. D 4. D 5.C 6. D 7.D 8.B 9. A 10. D 11. D 12. D 13. D 14. D 15. C 16. B 17. A 18. B 19. C 20. C 21. C 22. C 23. C 24. A 25. D 26. B 27. C 28. C 29. A 30. A 31. C 32. B 33. B 34. C 35. D 36. C 37. A 38. D 39. D 40. A 41. B 42. D 43. C 44. A 45. C 46. C 47. D 48. A 49. D 50. B 51. B 52. A 53. B 54. 55. Chương 5 52 1. C 2. B 3. B 4. C 5.B 6. C 7. A 8. C 9. C 10. B 11. C 12. A 13. B 14. C 15. A 16. C 17. D 18. D 19. E 20. D 21. E 22. C 23. C 24. A 25. B 26. A 27. A 28. D 29. C 30. A 31. A 32. B 33. A 34. B 35. D 36.C 37. B 38. A 39. C 40. A 41. D 42. 43. 44. 45. Chương 6 1. C 2. B 3. C 4. B 5. C 6. D 7. C 8. A 9. C 10. A 11. C 12. B 13. C 14. A 15. D 16. D 17. D 18. C 19. D 20. A 21. D 22. A 23. B 24. A 25. D 26. A 27. B 28. A 29. A 30. A 32. D 32. C 33. D 34. D 53
Document Outline
- CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC
- CHƯƠNG 2 – CUNG CẦU VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG
- CHƯƠNG 3 – LÝ THUYẾ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
- CHƯƠNG 4 – LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ
- CHƯƠNG 5 - THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN
- CHƯƠNG 6 – THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN
- ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM