-
Thông tin
-
Quiz
Tóm tắt văn bản Kéo co (2 mẫu) | Văn mẫu lớp 7 Chân trời sáng tạo
Giới thiệu đến với các bạn học sinh tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Tóm tắt văn bản Kéo co. Mong rằng với 2 mẫu tóm tắt, các bạn học sinh lớp 7 có thể nắm rõ nội dung chính của văn bản trên.
Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt (CTST) 20 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Tóm tắt văn bản Kéo co (2 mẫu) | Văn mẫu lớp 7 Chân trời sáng tạo
Giới thiệu đến với các bạn học sinh tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Tóm tắt văn bản Kéo co. Mong rằng với 2 mẫu tóm tắt, các bạn học sinh lớp 7 có thể nắm rõ nội dung chính của văn bản trên.
Chủ đề: Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt (CTST) 20 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Văn mẫu lớp 7
Tóm tắt văn bản Kéo co
Tóm tắt văn bản Kéo co - Mẫu 1
- Số lượng người chơi: tùy thuộc vào số lượng người tham gia để chia đội. Mỗi
đợt thi đấu có hai đội. Mỗi đội có từ 5 - 10 người trở lên.
- Chuẩn bị: Một sợi dây dài, to, dẻo và chắc; Giữa dây buộc một miếng vải đỏ
hay một vật bất kì làm dấu; Giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau
khoảng 1m, có phủ lớp vôi bột lên.
- Cách chơi: Mỗi đội tự đặt tên và cử người lên bốc thăm thi đấu. Hai đội cùng
bước vào vị trí thi đấu và cần dây lên. Khi trọng tài nói “Bắt đầu”, hai đội ra sức
kéo để di chuyển tâm điểm về phía đội mình. - Quy định chơi:
Hai đội chơi: tâm điểm về phía đội nào, đội đó chiến thắng
Nhiều đội chơi: Các đội còn lại thi đấu tương tự, đội thắng sẽ đấu tiếp với
nhau để tranh giải Nhất, Nhì, Ba.
Tóm tắt văn bản Kéo co - Mẫu 2
Ở trò chơi kéo co, số lượng người chơi sẽ tùy thuộc vào số lượng người tham
gia. Mỗi lượt thi đấu có hai đội, mỗi đội có từ 5 đến 10 người trở lên. Trước khi
chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, to, dẻo và chắc; giữa hai đội vẽ hai đường
mức dài cách nhau 1m rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức
theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức. Về cách chơi, mỗi đội
tự đặt tên và cử người lên bốc thăm thi đấu. Khi các đội bước vào vị trí kéo,
người đứng sau sẽ móc chân mình vào chân người đứng trước, hai chân dang
rộng để giữ thăng bằng và làm trụ cho vững chắc; mỗi người trong đội đứng so
le, chia đều người đứng đối diện để kéo. Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra
sức kéo để di chuyển tâm điểm về phía đội mình.