Tóm tắt Xúy Vân giả dại Ngữ Văn 10 Cánh diều
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt Xúy Vân giả dại Cánh diều để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng (CD)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tóm tắt Xúy Vân giả dại CD
Tóm tắt tác phẩm Xúy Vân giả dại
Xúy Vân là người con gái đẹp người, đẹp nết,là con gái của viên huyện Tể được gả
cho Kim Nham một anh thư sinh nghèo hiếu học. Cuộc hôn nhân ép buộc không có
tình yêu đã đưa cuộc đời nàng đến một tấn bi kịch. Sau khi về nhà chồng, Kim
Nham phải lên Tràng An để dùi mài kinh sử để Xúy Vân ở nhà bơ vơ trong sự ghẻ
lạnh và coi thường của gia đình. Vì quá buồn tủi và khao khát tìm kiếm hạnh phúc
của đời mình nàng đã tin theo Trần Phương, hắn bày kế xúi Xúy Vân giả điên để
được tự do thoát khởi nhà chồng. Nhưng không ngờ rằng Trần Phương là một tên
“Sở Khanh”, đểu cáng bỏ lại nàng, khiến nàng tuyệt vọng từ giả điên thành điên thật.
Nội dung chính Xúy Vân giả dại
Văn bản Xuý Vân với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo
về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về
một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về
nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng.
Bố cục Xúy Vân giả dại
- Phần 1: từ đầu đến “ai biết là ai?”: màn giới thiệu của Xúy Vân với khán giả
- Phần 2: tiếp theo đến “than thân vài câu nhé”: tình cảnh éo le, nỗi đau khổ của
Xúy Vân hiện tại và niềm mong ước của nàng về một cuộc sống gia đình hòa hợp, hạnh phúc.
- Phần 3: còn lại: nỗi ân hận, xót xa và hối lỗi, tự trách của Xúy Vân
Xuất xứ tác phẩm Xúy Vân giả dại a. Vở chèo Kim Nham
Kim Nham là một trong số các vở chèo cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo
Việt Nam. Vở chèo Kim Nham có trích đoạn "Xúy Vân giả dại" được đánh giá là
một trong những trích đoạn hay nhất của chèo cổ Việt Nam.
b. Nội dung vở chèo Kim Nham
Kim Nham là một học trò nghèo xứ Sơn Nam, ngụ học ở kinh đô, được viên huyện
Tể đem con gái là Xúy Vân gả cho, màn anh nàng là Cu Sứt ra dạy dỗ nàng trước
khi lấy chồng tạo nên một lớp hề kinh điển . Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên
Tràng An theo đuổi công danh, còn Xúy Vân lẻ bóng và rất buồn trong cảnh chờ đợi.
Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương, một gã nhà giàu đàng điếm ở Đông Ngàn,
Bắc Ninh thông qua Mụ Quán tìm cách tán tỉnh Xúy Vân, xui nàng giả điên dại để
thoát khỏi Kim Nham. Xúy Vân nghe theo bèn giả điên. Kim Nham nhận được thư
Xúy Quỳnh là em gái Xúy Vân liền trở về, mời cô đồng, thầy cúng đến chạy chữa
cho vợ nhưng không kết quả. Hai vợ chồng lập đàn thề nguyền giải thoát cho nhau.
Vở diễn đến đây là hết
Ở Hà Nội thời tạm chiếm diễn thêm một đoạn: Kim Nham do quyết chí học hành,
đã đỗ cao, được bổ làm quan. Trong khi đó Xúy Vân điên dại, phải đi ăn xin. Nhận
ra vợ cũ, Kim Nham bỏ một nén bạc vào nắm cơm sai người đem cho. Xúy Vân bẻ
nắm cơm, thấy có bạc, hỏi ra mới biết. Xấu hổ, nàng nhảy xuống sông tự vẫn.
c. Đoạn trích Xúy Vân giả dại
- Là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam
- Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này
như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,…
Sơ đồ tư duy Xúy Vân giả dại
Tìm hiểu về thể loại Chèo
Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát
triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc
Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.
Nhờ vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là
loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Không chỉ phổ biến từ thời xa xưa, mà ngày
nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khác giả nơi kinh thành
Thăng Long nói riêng và đất nước ta nói chung. Hiện nay, trong hệ thống âm thanh
sân khấu thì hát chèo cùng với hát chầu văn là những môn nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất.
Đây là loại hình nghệ thuật dân gian cùng với sự ra đời phát triển lâu dài từ thế kỷ
10 cho đến nay. Nên đa đi sâu vào đời sống xã hội của người dân Việt nam , phản
ánh đầy đủ các góc nhìn của dân tộc: lạc quan, yêu nước, nhân ái, giản dị, kiên
cường, bất khuất,… Cũng chính vì những nội dung đó mà Chèo có đầy đủ các thể
loại văn học như: anh hùng sử thi, lãng mạn, thơ ca,… hơn hẳn các loại hình truyền thống khác hiện nay.
- Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình - Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính,...