Tổng hợp bài tập môn Kinh tế học kinh doanh | Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tổng hợp bài tập môn Kinh tế học kinh doanh | Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 16 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1
BÀI TẬP MÔN KINH TẾ HỌC KINH DOANH Câu hỏi chương 1
1) Trình bày sự khác biệt trong khái niệm ‘chi phí’ giữa nhà kế toán và nhà kinh tế?
2) Giả sử anh/chị đang làm việc cho một cửa hàng ăn uống và người chủ cửa
hàng đề nghị cho anh/chị cơ hội để hoạt động như một nhà quản lý của cửa
hàng vào cuối tuần vì họ muốn dành nhiều thì giờ hơn để chăm sóc gia đình.
Trong khi đó thì anh/chị đã có kế hoạch để dự một buổi tiệc với bạn bè của
mình vào cuối tuần. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
(a) anh/chị sẽ quyết định có chấp nhận đề nghị đó hay không? Các yếu tố nào
anh/chị sẽ xem xét đến khi đưa ra quyết định – bao gồm các thuận lợi và khó khăn?;
(b) cho biết các chi phí cơ hội có thể phát sinh khi anh/chị quyết định chấp
nhận lời đề nghị của người chủ cửa hàng?.
3) Liệt kê các quyết định kinh tế mà anh/chị đã thực hiện trong ngày hôm nay.
4) Tại sao sự khan hiếm là điều cơ bản trong nghiên cứu kinh tế?
5) Tại sao một điểm nằm bên trong đường biên năng lực sản xuât thể hiện sự thất nghiệp?
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 2 Câu hỏi chương 2
Xác định các phát biểu dưới đây đúng (Đ) hay sai (S). Hãy giải thích lý do cho sự lựa chọn của anh/chị: Phát biểu Đ S
1. Đường cầu thị trường bằng tổng cộng các đường cầu cá nhân;
2. Đường cầu dốc xuống từ phải sang trái;
3. Qui luật cầu nhấn mạnh đến mối quan hệ thuận giữa giá cả và số lượng sản phẩm;
4. Tác động thay thế chỉ xảy ra khi giá cả tăng lên nhiều;
5. Một sự gia tăng về thu nhập bằng tiền đồng nghĩa với việc gia tăng thu nhập thực;
6. Số lượng sản phẩm cung ứng thay đổi cùng chiều với sự thay đổi giá cả;
7. Đường cung sản phẩm có hệ số góc dương và luôn luôn di chuyển
ngược chiều với đường cầu sản phẩm;
8. Đường cung thị trường sẽ phụ thuộc vào số lượng của các nhà sản xuất;
9. Thị trường mất cân bằng do cầu thặng dư sẽ khiến giá sản phẩm giảm;
10. Khi giá cả điều chỉnh trong trường hợp cung thặng dư thì chắc chắn là
giá sẽ rẻ hơn và sản phẩm sẽ được sản xuất ít đi;
11. Sự mất cân bằng không thể tồn tại lâu dài khi giá cả và số lượng sản
phẩm có thể điều chỉnh một cách linh hoạt;
12. Chính sách nhà nước nhằm cố định giá cả thấp hơn mức giá cân bằng
đảm bảo mọi người đều có thể mua được hàng hóa;
13. Khi một yếu tố (nhân tố) tác động đến cầu thay đổi thì sẽ tạo ra một sự
di chuyển dọc theo đường cầu;
14. Sự tăng giá của một hàng hóa cạnh tranh với các hàng hóa khác sẽ
khiến nó được sản xuất ít hơn.
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 3 Câu hỏi chương 3 Phần 1.
Xác định các phát biểu dưới đây đúng (Đ) hay sai (S). Hãy giải thích lý do cho sự lựa chọn của anh/chị: Phát biểu Đ S
1. Dựa vào độ dốc của đường cầu thì người ta có thể nói về mức độ co giãn của cầu;
2. Hệ số co giãn cầu theo thu nhập cho thấy rằng khi thu nhập của người
tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ mua hàng hóa nhiều hơn vì do tác động thu nhập;
3. Khi kết hợp giữa tổng doanh thu và độ dốc của đường cầu thì sẽ cho
thấy được mức độ co giãn của cầu theo giá;
4. Nhà sản xuất mong muốn người tiêu dùng có đường cầu co giãn nhiều;
5. Hàng hóa bổ sung có hệ số co giãn cầu theo giá chéo dương;
6. Số lượng sản phẩm cung ứng thay đổi cùng chiều với sự thay đổi giá cả;
7. Trường hợp cung mang tính co giãn theo giá thì khi giá tăng lên sẽ làm
cho tổng doanh thu tăng lên;
8. Một đường cung hoàn toàn không co giãn thì cũng giống như một
đường cầu hoàn toàn không co giãn;
9. Nếu hệ số co giãn theo giá lớn hơn 1, và tổng doanh thu tăng lên khi
giá thay đổi thì cung phải mang tính co giãn;
10. Nếu hàng hóa thay thế phong phú thì cầu sẽ rất co giãn;
11. Cầu đối với chất gây nghiện như ma túy thì rất ít co giãn;
12. Chính phủ sẽ áp đặt thuế đối với một hàng hóa có cầu mang tính co
giãn vì điều này sẽ đảm bảo gia tăng được nguồn thu cho ngân sách;
13. Cầu ít co giãn thì cũng giống hoàn toàn như cung ít co giãn;
14. Cầu về gạo ít co giãn. Chính vì thế mà nhà nước cần phải thực hiện
chương trình dự trữ gạo.
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 4
Phần 2. Liên hệ với kinh doanh
Chủ đề 1: Hệ số co giãn cầu trong siêu thị
Giả sử anh/chị là người quản lý việc trưng bày các kệ hàng trong một siêu
thị. Anh/chị nhận thấy rằng giá cả hàng hóa được điều chỉnh vào mỗi Chúa Nhật
và thứ Tư như bảng dưới đây. Sản phẩm
Giá thay đổi ngày CN
Giá thay đổi ngày thứ Tư Cá Ngừ Đại Dương tăng giảm Phô mai cao cấp tăng giảm Rượu vang nhập khẩu tăng giảm Bánh mì của siêu thị giảm tăng Sữa giảm tăng Câu hỏi:
1. Mô tả hệ số co giãn cầu theo giá của các sản phẩm này và giải thích lý do
cho câu trả lời của anh/chị.
2. Tại sao siêu thị lại điều chỉnh giá theo cách như thế? Điều này có liên quan
gì đến số người mua sắm và số tiền họ chi tiêu tại siêu thị không?
Chủ đề 2: Hệ số co giãn cầu và cung đối với xe gắn máy tay ga tại Việt Nam
Giả sử anh/chị là người quản lý xí nghiệp sản xuất xe gắn máy tay ga được
đặt tại một thành phố lớn tại Việt Nam, có số dân là 8 triệu người và tốc độ tăng
trưởng kinh tế là 12% năm. Thu nhập người dân gia tăng nhanh chóng. Anh/chị
nhận thấy rằng các đơn đặt hàng xe tay ga chưa được giải quyết tại các cửa hàng
đại lý cuối mỗi tháng ngày càng tăng lên. Anh/chị cũng nghe kể rằng người tiêu
dùng phải trả thêm các khoản phí ưu tiên cho các đại lý để tên của mình được
chuyển lên hàng đầu trong danh sách các khách hàng chờ mua xe. Câu hỏi:
Anh/chị sẽ ra quyết định như thế nào về:
(1) Giá xe tay ga từ xí nghiệp cung cấp cho các đại lý?
(2) Năng lực sản xuất của xí nghiệp xe gắn máy của anh/chị?
Giải thích lý do cho câu trả lời của anh dựa vào khái niệm co giãn cung theo giá.
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 5
Chủ đề 3: Co giãn cầu đối với du lịch tại Úc
Trong giai đoạn 1997 – 98, khủng hoảng tài chính xảy ra tại nhiều nước
châu Á. Trong số các ảnh hưởng có cả việc giá trị đồng nội tệ của mỗi nước bị
giảm sút đáng kể trong năm 1998, trong đó có đồng đô la Úc. Điều này khiến sức
mua của người tiêu dùng mỗi nước đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài bị
giảm sút, trong đó có cả hoạt động du lịch.
Hoạt động du lịch tại Úc bị sụt giảm hơn 8% trong năm 1998, và đã được
dự báo đến tận năm 2000 thì cũng chưa thể quay trở lại bằng mức phát triển của
năm 1997. Tuy nhiên, Ủy Ban Dự Báo Du Lịch của Úc đã kỳ vọng rằng có một số
tác động tích cực giúp cải thiện tình hình: (1)
từ các nước như Mỹ và Anh, có giá trị đồng tiền gia tăng so với đồng đô Úc; (2)
từ người dân Úc đi du lịch trong phạm vi nước Úc vì họ không
có đủ tiền để đi du lịch nước ngoài. Câu hỏi:
1. Giải thích điều gì xảy ra đối với các điều kiện về cầu đối với du lịch trong nước Úc;
2. Giải thích quan điểm của Ủy Ban Dự Báo Du Lịch của Úc về co giãn của
cầu đối với du lịch tại nước Úc:
Của du khách nước ngoài đến Úc đi du lịch;
Của người du lịch Úc.
Chủ đề 4: Du lịch quốc tế
Trong năm 1998 giá trị đồng đô la Úc sụt giảm so với đô la Mỹ. Đối với
phần lớn du khách từ các nước khác, điều này khiến chi phí đi du lịch Úc rẻ hơn.
Trong tháng Năm 1998, số lượng du khách bay đến nước Úc gia tăng như sau:
Từ lục địa Châu Âu: tăng 18%; Từ Anh: tăng 22%; Từ Mỹ: tăng 28%.
Số gia tăng này giúp bù đắp sự sụt giảm lượng du khách từ các nước châu
Á do tác động của khủng hoảng tài chính. Ủy Ban Du Lịch Úc cũng kỳ vọng
lượng du khách đến từ Nhật Bản cũng gia tăng nhờ vào sự sụt giảm giá trị đồng
yen, khiến du khách Nhật nhận thấy đi du lịch tại Úc rẻ hơn so với đi du lịch Châu Âu hoặc Mỹ. Câu hỏi:
1. Giải thích tại sao việc sụt giảm giá trị đồng đô la Úc khiến đi du lịch tại Úc
rẻ hơn đối với du khách chi tiêu bằng đô la Mỹ;
2. Từ tình huống trên, anh/chị rút ra được bài học gì liên quan đến co giãn cầu
theo giá đối với du lịch tại Úc?
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 6
Chủ đề 5: Công ty cơ khí nông nghiệp Agrimas
Công Ty Cơ Khí Nông Nghiệp Agrimas thuê một nhà tư vấn để ước lượng
đường cung và đường cầu sản phẩm của một loại phụ tùng máy kéo tại thị trường
địa phương. Nhà tư vấn xác định được các hàm cung và cầu như sau:
Đường cầu: Q = 220 - 4P (1)
Đường cung: Q = 40 + 2P (2) Câu hỏi:
1) Với các phương trình đường cung và cầu, hãy xác định mức giá cân bằng
và lượng hàng hóa trao đổi trên thị trường địa phương.
2) Vẽ trên đồ thị các đường cung và cầu của sản phẩm, với các mức giá
thay đổi theo khoảng cách 5 đơn vị, từ 5đ đến 50đ/sản phẩm (tức các mức giá 5đ,
10đ, 15đ, …). Mức giá cân bằng và lượng sản phẩm trao đổi có giống như số liệu
tính toán ở câu 1) không?
3) Loại phụ tùng này thường được thay mới khi nông dân có thu nhập tăng
lên. Điều gì xảy ra với đường cung và đường cầu sản phẩm khi thu nhập của nông
dân tăng lên 10%?. Cho biết điều kiện để có thể xác định cụ thể được số lượng sản
phẩm được nông dân mua trong trường hợp này.
4) Với phương trình đường cầu (1) đã cho lúc ban đầu, tính toán hệ số co
giãn cầu theo giá trong các trường hợp sau:
a. Mức giá từ 20đ tăng đến 25đ/sản phẩm
b. Mức giá từ 35đ tăng lên 40đ/sản phẩm
5) Với điều kiện cân bằng ban đầu (câu 1), điều gì xảy ra cho công ty Agrimas nếu
thị trường xác lập mức giá sản phẩm là 50đ? Giải thích. Anh/chị có thể sử dụng đồ
thị để minh họa cho việc phân tích nếu thấy cần thiết.
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 7 Câu hỏi chương 4 Phần 1.
a) Xác định các phát biểu dưới đây đúng (Đ) hay sai (S). Hãy giải thích lý do cho
sự lựa chọn của anh/chị: Phát biểu Đ S
1. Phần lớn thị trường tại Việt Nam là cạnh tranh hoàn chỉnh vì số lượng người mua rất nhiều;
2. Tất cả các hàng hóa trong thị trường cạnh tranh hoàn chỉnh là thuần nhất;
3. Trong thị trường cạnh tranh hoàn chỉnh, mọi người đều có thể trả giá
đối với giá cả của một hàng hóa. Do đó xí nghiệp được gọi là người
chấp nhận giá, có nghĩa là xí nghiệp phải chấp nhận mức giá của khách hàng đưa ra;
4. Sự khác biệt sản phẩm luôn tồn tại trong thị trường cạnh tranh độc quyền;
5. Không thể tồn tại nhà sản xuất độc quyền bởi vì mọi sản phẩm đều có sản phẩm thay thế;
6. Thị trường độc quyền luôn luôn hấp dẫn các xí nghiệp mới vì có khả
năng thu được lợi nhuận;
7. Các xí nghiệp độc quyền thường sản xuất các hàng hóa cơ bản và do
đó nhà nước thường nắm quyền điều hành các xí nghiệp này;
8. Do có sự khác biệt về sản phẩm, nên một nhà sản xuất trong thị trường
cạnh tranh độc quyền nắm quyền kiểm soát rất lớn trong quyết định giá cả;
9. Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, quảng cáo là khoản chi tiêu
lãng phí vì người tiêu dùng biết rõ sự khác biệt sản phẩm trong thị trường này;
10. Trong thị trường thiểu số độc quyền, sản phẩm được phân biệt rất dễ dàng;
11. Các xí nghiệp mới gặp rất nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị
trường thiểu số độc quyền, nhưng có thể tồn tại trong dài hạn vì khoản
lợi nhuận lớn được tạo ra và được chia sẻ với nhau;
12. Đối với xí nghiệp cạnh tranh hoàn chỉnh, doanh thu biên và doanh thu trung bình bằng nhau;
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 8 Phát biểu Đ S
13. Chi phí cố định giảm dần khi sản lượng tăng lên;
14. Để đạt được lợi nhuận tối đa, một xí nghiệp cạnh tranh hoàn chỉnh sẽ
sản xuất khi doanh thu biên bằng chi phí biên;
15. Tình trạng độc quyền tồn tại vì không có các sản phẩm khác để có thể thay thế;
16. Một nhà độc quyền đối diện với đường cầu sản phẩm rất co giãn;
17. Nhà độc quyền chọn mức sản lượng sản xuất có chi phí biên bằng doanh thu biên;
18. Giống như một xí nghiệp cạnh tranh hoàn chỉnh, doanh thu biên của
một nhà độc quyền cũng bằng với giá bán sản phẩm;
19. Cạnh tranh không bằng giá có rất ít hoặc không có tác động đến dạng
và độ dốc của đường cầu trong thị trường cạnh tranh độc quyền;
20. Trong cạnh tranh độc quyền, tạo ra sự khác biệt sản phẩm là lãng phí
tài nguyên vì các xí nghiệp là người chấp nhận giá;
21. Các xí nghiệp cạnh tranh độc quyền sản xuất ra các sản phẩm thuần
nhất và cố gắng để tạo ra sự khác biệt giữa chúng trong nhận thức của người tiêu dùng;
22. Thiểu số độc quyền là kết quả tất yếu của một ngành sản phẩm có chi
phí sản xuất cao trong khi qui mô thị trường lại nhỏ;
23. Để đạt được lợi nhuận tối đa thì một nhà thiểu số độc quyền sẽ tìm
cách sản xuất ở đoạn đường cầu gãy mà các xí nghiệp khác không thể
theo được chiến lược về giá của nó. b) Bài tập Câu 1
Bảng dưới đây thể hiện một số thông tin liên quan đến chi phí và doanh thu
của một xí nghiệp cạnh tranh hoàn chỉnh (đơn vị tính: ngàn đồng).
1. Điền vào cho đầy đủ các thông tin còn thiếu;
2. Vẽ đồ thị trình bày các đường doanh thu biên và chi phí biên;
3. Anh/chị khuyên xí nghiệp nên sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Tại sao?
Biết rằng giá bán sản phẩm là 45 ngàn đồng/sp.
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 9
Bảng. Chi phí và doanh thu của xí nghiệp cạnh tranh hoàn chỉnh Q FC VC TC TR MC MR 0 - - - - - - 1 10 - 20 45 - - 2 - 40 - - - - 3 - - 70 - - - 4 - 100 - - - - 5 - 150 - - - - 6 - - - - 200 - 7 - - 495 - - -
Câu 2. Một xí nghiệp độc quyền bán có đường cầu là P = 11 – Q (P và Q có đơn
vị tính là ngàn đơn vị). Chi phí trung bình (AC) của xí nghiệp không đổi và bằng 6 ngàn đồng.
a) Hãy vẽ các đường doanh thu trung bình, doanh thu biên, chi phí trung bình và chi phí biên;
b) Xác định giá cả và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền;
c) Nếu nhà nước qui định mức giá tối đa của sản phẩm là 7 ngàn đồng/sp
thì số lượng sản phẩm sản xuất và lợi nhuận của nhà độc quyền là bao nhiêu?.
Câu 3. Một nhà độc quyền bán có hàm chi phí là TC = 100 – 5Q + Q2. Đường cầu
thị trường là P = 55 – 2Q.
a) Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ ấn định giá bán và sản lượng
như thế nào? Mức lợi nhuận và thặng dư tiêu dùng được tạo ra là bao nhiêu?
b) Nếu xí nghiệp hoạt động trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn
chỉnh thì sản lượng và giá bán sản phẩm sẽ như thế nào? Mức lợi nhuận
và thặng dư tiêu dùng được tạo ra là bao nhiêu?
c) Do thế lực độc quyền bán trong câu a), thiệt hại của xã hội là bao nhiêu?
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 10
Câu 34. Một xí nghiệp độc quyền bán đối diện đường cầu thị trường P = – 1/4Q +
280. Hàm chi phí sản xuất của xí nghiệp TC = 1/6Q + 30Q + 15.000 2
a) Để tối đa hóa lợi nhuận, xí nghiệp sẽ ấn định giá bán và sản lượng như
thế nào? Lợi nhuận tối đa thu được là bao nhiêu?
b) Nếu chính phủ đánh thuế gộp (thuế cố định) là 10.000 thì xí nghiệp thay
đổi giá cả và sản lượng bán như thế nào? Lợi nhuận tối đa thu được ra sao?
c) Nếu chính phủ đánh thuế mỗi sản phẩm là 20 thì xí nghiệp thay đổi giá
bán và sản lượng như thế nào? Xác định lợi nhuận tương ứng.
Câu 35. Hai hãng máy tính A và B đang vạch kế hoạch phát triển hệ thống quản lý
thông tin văn phòng. Mỗi hãng có thể phát triển hệ thống (H) nhanh chóng, chất
lượng cao hoặc hệ thống (L) chậm hơn và có chất lượng thấp hơn. Kết quả nghiên
cứu thị trường cho thấy lợi nhuận của mỗi hãng đạt được đối với mỗi chiến lược
giải pháp được thể hiện trong ma trận lợi nhuận sau: Hãng B Hãng A H L H 30 30 50 35 L 40 60 20 20
Nếu cả hai hãng quyết định cùng một thời điểm và theo đuổi chiến lược tối đa –
tối thiểu thì kết quả lựa chọn sẽ như thế nào.
Câu 6. Hai hãng trên thị trường sản phẩm Chocolate. Mỗi hãng có thể lựa chọn thị
trường chất lượng cao hoặc chất lượng thấp. Các lựa chọn được thể hiện trong ma trận lợi nhuận sau: Hãng Y Hãng X Thấp Cao Thấp -20 -30 900 600 Cao 100 800 50 50
a) Nếu người quản lý của mỗi cửa hàng theo đuổi chiến lược tối đa – tối
thiểu thì kết quả lựa chọn như thế nào?
b) Kết quả của việc hợp tác như thế nào?
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 11
Phần 2: Liên hệ với kinh doanh
Chủ đề 1: Cạnh tranh trong kinh doanh video
Giả sử anh/chị có một cửa hàng kinh doanh video và anh/chị muốn gia tăng
doanh thu. Trong vòng bán kính 5km, anh/chị có 2 đối thủ cạnh tranh – một nằm
trên đường phố chính, một nằm trong khu chung cư mới. Cửa hàng của anh/chị
nằm trên xa lộ kế 2 cửa hàng bán thức ăn nhanh và một trạm xăng. Câu hỏi:
4. Cấu trúc thị trường mà anh/chị đang tham gia kinh doanh là loại thị trường gì?
5. Có phải tất cả các đối thủ cạnh tranh đều đang hoạt động trong cùng một thị trường?
6. Anh/chị đang cung cấp loại sản phẩm thuần nhất hay sản phẩm khác biệt?
7. Anh/chị nhận định như thế nào về kiến thức của người tiêu dùng?
8. Anh/chị có thể tạo ra các rào cản cho việc thâm nhập thị trường anh/chị đang kinh doanh không?
9. Anh/chị có thể xác định một số các khả năng cạnh tranh không bằng giá?
10. Liệt kê 3 cơ hội để tạo ra sự khác biệt sản phẩm.
Chủ đề 2: Thị trường xe hơi
Trong năm 1997 và 1998 sự cạnh tranh giữa 4 nhà sản xuất xe hơi tại Úc rất
quyết liệt. Các hãng Ford, Holden, Toyota và Mitsubishi đều tham gia vào thị
trường xe hơi 6 xi lanh với mức giá tương tự nhau, đều dưới 30.000 đô.
Sự khác biệt giữa các hiệu xe là trong lĩnh vực trang thiết bị và phụ tùng, và
các thỏa thuận về tài chính.
Tất cả các hãng xe đều bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km và với 24/24 giờ
hỗ trợ dọc đường đi. Câu hỏi:
1. Cấu trúc thị trường xe hơi 6 xi lanh tại Úc là gì?
2. Cho thí dụ về các cạnh tranh không bằng giá từ chủ đề trên, và tại sao
chúng lại được sử dụng?
3. Cả 4 hãng xe đều sản xuất xe hơi 6 xi lanh với mức giá giống nhau, như
vậy điều gì ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của anh/chị?
4. Bốn hãng xe hơi tạo ra sự khác biệt sản phẩm bằng cách nào? Các lĩnh
vực khác để tạo ra sự khác biệt sản phẩm mà họ có thể sử dụng gì?
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 12
Chủ đề 3: Intel – gần như tình trạng độc quyền
Intel là một công ty sản xuất con chip (bộ vi xử lý) được sử dụng trong 80 –
90% các máy tính điện tử trên toàn thế giới. Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với
các nhà sản xuất máy tính trong quá trình lắp ráp máy tính.
Trong năm 1998, Hội Đồng Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ tiến hành một
vụ kiện chống lại công ty bằng cách tuyên bố rằng Intel đã sử dụng một cách bất
hợp pháp quyền hạn gần như độc quyền của mình để điều khiển và hạn chế thương
mại vì các khách hàng của nó không thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách
hoàn chỉnh nếu không có sự hợp tác với Intel.
Công ty Intel cho rằng họ đã chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ và các mẫu sản
phẩm ban đầu với các khách hàng của mình trong nhiều năm. Các khách hàng này
làm việc với Intel để phát triển các sản phẩm cho thị trường trên cơ sở lợi ích của nhiều bên. Câu hỏi:
1. Mô tả các định phí và biến phí chủ yếu của Intel;
2. Có sản phẩm nào thay thế cho sản phẩm của Intel không?
3. Có các rào cản nào trong việc thâm nhập vào thị trường của Intel?
4. Mô tả một số lợi thế theo qui mô sẵn có của Intel;
5. Intel có được sức mạnh thị trường nào?
Chủ đề 4: Các ý tưởng mới trong kinh doanh siêu thị
Trong những năm 1980 và 1990, cuộc đối đầu giữa hai hệ thống siêu thị lớn
ở Úc là Woolworths và Coles rất mạnh mẽ. Trong những năm 1980, Woolworths
có được lợi thế với khẩu hiệu ‘Fresh Food People’ (thực phẩm tươi cho mọi
người) và đã dẫn đầu về doanh số bán và thị phần.
Coles tiến hành phản công, sử dụng các chiến lược mang tính sáng tạo để
đánh vào nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng. Một siêu thị mang tên ‘Coles
Express’ hoạt động ở Melbourne với các đặc điểm như sau:
Nhiều loại sản phẩm sơ chế được bán trong các cửa hàng thịt, thức ăn ngon, hoa quả và rau cải;
‘Giải pháp cho bữa ăn’: các phần ăn được chuẩn bị sẵn cho người tiêu
dùng mua về nhà, hâm nóng và ăn;
Quầy cà phê ở giữa quầy thực phẩm tươi và quầy thực phẩm khô;
Khu vực bán dụng cụ nhà bếp;
Khu vực bán sản phẩm dùng cho chăm sóc sức khỏe và làm đẹp;
Khu vực bán thiệp và quà tặng;
Những cửa hàng lớn bán thực phẩm của Ý, Hi Lạp và Châu Á;
Văn phòng bán vé máy bay.
Các hoạt động theo kiểu sáng tạo như thế đang tạo ra cái chết từ từ của các
hệ thống siêu thị lớn khác và các cửa hàng tạp hóa riêng lẻ.
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 13 Câu hỏi:
1. Mục đích của siêu thị Cole Express là gì? Và nó đang định đáp ứng các
nhu cầu và mong muốn gì (của người tiêu dùng)?
2. Liệt kê một số tác động của ‘cái chết từ từ của các hệ thống siêu thị lớn
khác và các cửa hàng tạp hóa riêng lẻ’ trong lĩnh vực bán lẻ.
3. Coles có hưởng được lợi thế theo qui mô so với các cửa hàng bán lẻ nhỏ
không? Giải thích câu trả lời của anh/chị;
4. Anh/chị có cho rằng 2 hệ thống bán lẻ chính sẽ bắt chước nhau về khái
niệm bán lẻ trong cửa hàng tạp hóa, hay sẽ tạo ra các sản phẩm khác biệt?
5. Từ các thông tin trên, anh/chị thử liên hệ với việc cạnh tranh giữa các hệ
thống siêu thị ở Việt Nam hiện nay? Câu hỏi chương 5 Phần 1
Xác định các phát biểu dưới đây đúng (Đ) hay sai (S). Hãy giải thích lý do cho sự lựa chọn của anh/chị: Phát biểu Đ S
1. Hệ thống thuế lũy tiến đảm bảo phân phối thu nhập công bằng hơn đối
với người có thu nhập thấp;
2. Tác động hưởng lợi chung có nghĩa là người tiêu thụ có khả năng bị
loại trừ khỏi việc tiêu dùng các hàng hóa công cộng;
3. Trợ cấp và thuế là các phương pháp được nhà nước sử dụng để dảm
bảo rằng các quyết định sản xuất phải tính đến lợi ích xã hội thông qua
việc giảm thiểu các ngoại tác;
4. Độc quyền mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất. Chính vì thế mà nhà
nước kiểm soát nhiều ngành hàng độc quyền;
5. Trong giai đoạn suy thoái, chính phủ chi tiêu cho các chương trình
trình công cộng để nhằm tác động đến hoạt động kinh tế;
6. Cơ quan lập pháp nhắm đến mục đích duy trì các hoạt động trong thị
trường cạnh tranh và giảm thiểu sự gia tăng của các thị trường không
hoàn chỉnh và các hành vi không mang tính cạnh tranh;
7. Thỏa thuận dọc là các thỏa thuận giữa các xí nghiệp trong cùng môt
ngành hàng và ở cùng cấp độ sản xuất;
8. Liên kết (collusion) tồn tại ở cả 4 loại cấu trúc thị trường, tuy nhiên
được thấy phổ biến nhất trong thị trường cạnh tranh độc quyền;
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 14 Phần 2
Phân tích tình huống: Truyền hình trả tiền tại Úc
Trong năm 1998 có 3 nhà cung cấp truyền hình trả tiền tại Úc – Galaxy,
Foxtel và Optus Vision. Cả 3 công ty có tổng khoản lỗ lũy kế kể từ năm 1993 là
khoảng trên 1,6 tỉ đô la, do các nguyên nhân sau:
Chi phí cáp do đi dây riêng khoảng 5 tỉ đô;
Số đăng ký thuê bao thấp hơn mức dự kiến – khoảng 18% dân số;
Chính sách của chính phủ nhằm tạo ra thị trường tự do khiến chi phí đấu
thầu công khai giấy phép khai thác cao và do sự kết hợp cả gói truyền
hình trả tiền và điện thoại.
Cạnh tranh giữa 3 công ty đã giúp các nhà phân phối truyền hình và phim
Mỹ gia tăng giá cung cấp bằng cách tạo ra sự tranh giành giữa các công ty này.
Các vấn đề của truyền hình trả tiền bao gồm:
Chất lượng kém, đặc biệt khi so sánh với truyền hình phát sóng vô tuyến miễn phí;
Không có khả năng độc quyền các sự kiện thể thao lớn do các qui định của chính phủ;
Các công ty này đã thống nhất được giải pháp cho vấn đề: sáp nhập giữa
Galaxy và Foxtel. Tuy nhiên Alan Fels, chủ tịch của Hiệp Hội Người Tiêu Dùng
và Cạnh Tranh Úc, đã bác bỏ sự sáp nhập vì:
1. Các công ty không có được giấy phép phù hợp;
2. Có nhiều khả năng là Optus Vision, là công ty nhỏ hơn nhiều so với
công ty sáp nhập, sẽ bị loại khỏi thị trường truyền hình trả tiền vì nó bị
mất thị phần và không có khả năng để có được các nguồn phim có chất lượng cao. Câu hỏi
1. Tại sao ông Alan Fels và HHNTD&CT Úc phản đối sự sáp nhập giữa Galaxy và Foxtel?
2. Với hiểu biết về hệ thống kinh tế thị trường cạnh tranh, anh/chị có cho
rằng quyết định của ông ta là đúng đắn? Giải thích.
3. Các lợi ích và các vấn đề đặt ra khi cho phép một công ty Úc (một nhà
độc quyền) mua các chương trình nước ngoài thay vì để 3 công ty hiện
tại (thiểu số độc quyền) mua?
4. Hiệp hội người tiêu dùng có nên để hiệu quả của thị trường quyết định
số lượng công ty, có nghĩa là các xí nghiệp có chi phí cao bị loại khỏi
thị trường và khiến người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn? Giải thích.
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 15 Câu hỏi chương 6 Phần câu hỏi
1. Theo anh/chị giữa ngoại thương và các vấn đề kinh tế của một quốc gia
có các mối quan hệ như thế nào?
2. Lợi ích của một quốc gia khi xuất khẩu hàng hóa?
3. Liệt kê một vào lý do để nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ và lợi ích của việc nhập khẩu này?
4. Giải thích sự khác biệt giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối.
5. Phân biệt thuế nhập khẩu và quota nhập khẩu. Giải thích những điểm
giống nhau và khác nhau về tác động của 2 rào cản ngoại thương này
đối với nền kinh tế (có sử dụng đồ thị).
6. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là gì? Cho biết những
điểm mạnh và điểm yếu của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
7. Giải thích sự khác biệt giữa hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPC) và hệ số bảo hộ thực tế (EPC). Bài tập
Giả sử thế giới gồm 2 quốc gia A và B, sản xuất 2 sản phẩm là thịt và gạo.
Giả sử yếu tố sản xuất duy nhất là lao động. Số liệu về số công lao đồng cần thiết
để sản xuất ra 1 kg thịt hoặc 1 kg gạo của 2 quốc gia được thể hiện trong bảng sau:
Số công lao động sản xuất 1 kg thịt 1 kg gạo A 8 công lao động 6 công lao động B 16 công lao động 9 công lao động Yêu cầu:
a) Xác định tỉ lệ trao đổi nội địa của mỗi quốc gia trước khi có giao thương;
b) Xác định lợi thế sản xuất và hướng chuyên môn hóa của mỗi quốc gia khi có giao thương;
c) Xác định tỉ lệ trao đổi có thể có giữa 2 quốc gia.
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011 16 Bài kiểm tra
Giaû söû theá giôùi goàm 2 quoác gia A vaø B, saûn xuaát 2 saûn
phaåm laø thòt vaø söõa. Giaû söû yeáu toá saûn xuaát duy nhaát laø
lao ñoäng. Soá lieäu veà soá coâng lao ñoäng caàn thieát ñeå saûn
xuaát ra 1 kg thòt hoaëc 1 lít söõa cuûa 2 quoác gia ñöôïc cho bôûi baûng sau:
Soá coâng lao ñoäng caàn thieát ñeå saûn xuaát 1 kg thòt 1 lít söõa A 12 coâng lñ 10 coâng lñ B 6 coâng lñ 8 coâng lñ Yeâu caàu:
a) Xaùc ñònh tæ leä trao ñoåi noäi ñòa cuûa moãi quoác gia tröôùc khi coù giao thöông.
b) Xaùc ñònh lôïi theá saûn xuaát cuûa 2 quoác gia vaø höôùng
chuyeân moân hoùa cuûa moãi quoác gia khi coù giao thöông.
c) Xaùc ñònh tæ leä trao ñoåi veà haøng hoùa coù theå coù giöõa 2 quoác gia.
Biên soạn: TS. Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, ĐH Nông Lâm TPHCM, tháng 2/2011