-
Thông tin
-
Quiz
Tổng hợp bài văn Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống lớp 7
a) Mở bài: Giới thiệu về một vấn đề trong cuộc sống mà em muốn bàn luận: bạo lực học đường b) Thân bài: - Biểu hiện của hiện tượng bạo lực học đường. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Ngữ Văn 7 186 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Tổng hợp bài văn Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống lớp 7
a) Mở bài: Giới thiệu về một vấn đề trong cuộc sống mà em muốn bàn luận: bạo lực học đường b) Thân bài: - Biểu hiện của hiện tượng bạo lực học đường. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 7 186 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Tổng hợp bài văn Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống lớp 7
1. Dàn ý Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống
a) Mở bài: Giới thiệu về một vấn đề trong cuộc sống mà em muốn bàn luận: bạo lực học đường b) Thân bài:
- Biểu hiện của hiện tượng bạo lực học đường:
● Bạo lực thể xác: đánh đập, uy hiếp, cướp đồ đạc và tiền của bạn học
● Bạo lực tinh thần: bịa đặt, bôi nhọ danh dự, chửi bới, uy hiếp, lợi dụng bạn học
- Tác hại của bạo lực học đường:
● Đối với người thực hiện hành vi bạo lực: bị trừng phạt theo pháp luật, bị
bạn bè xa lánh, đánh mất nhiều cơ hội do hành động bạo lực ghi lại trong
học bạ, trở thành nỗi thất vọng của gia đình…
● Đối với người bị bạo lực: bị tổn thương về tinh thần lẫn thể xác, ảnh
hưởng đến sự phát triển, không muốn đi học, thu mình lại và tách biệt
khỏi tập thể, thậm chí có hành vi và suy nghĩ tiêu cực
- Nguyên nhân của hiện tượng bạo lực học đường:
● Do một số học sinh có nhận thức, tâm lý lệch lạc, muốn bắt nạt bạn học
để thỏa mãn cái tôi sai trái hoặc thể hiện bản thân, gây sự chú ý với người khác
● Do sự ảnh hưởng của những bộ phim, thần tượng lệch chuẩn, khiến lứa
tuổi học sinh còn non trẻ dễ chịu ảnh hưởng
● Do nhà trường và gia đình chưa quan tâm sâu sát tới học sinh để kiểm
soát và chấn chỉnh những hành vi sai trái ngay từ khi mới xuất hiện
- Giải pháp cho hiện tượng bạo lực học đường:
● Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về việc xây dựng mối quan hệ lành
mạnh giữa các học sinh trong nhà trường, chống bạo lực học đường
● Có hành vi xử phạt, cải tạo phù hợp với các trường hợp có hành vi bạo lực học đường
● Nhà trường và phụ huynh phối hợp chặt chẽ với nhau, quan tâm hơn tới
tâm sinh lý của học sinh để can thiệp kịp thời
● Giáo dục học sinh cởi mở và chủ động tìm kiếm giải pháp, sự giúp đỡ từ
bên ngoài khi bị bạo lực học đường… - Liên hệ bản thân:
● Em đã từng chứng kiến hiện tượng bạo lực học đường chưa?
● Em đã làm gì trước hiện tượng đó?
c) Kết bài: Nêu suy nghĩ, quan điểm của em trước vấn đề bạo lực học đường mà mình vừa bàn luận.
2. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống
Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống Mẫu 1
Nghị luận về câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
Để khích lệ, cổ vũ tinh thần của mỗi người sau khi vấp ngã, thất bại trên đường đời.
Ông cha ta thường nói rằng “Thất bại là mẹ thành công”.
Em rất tán đồng với ý kiến này. Câu tục ngữ đã ví von sự “thất bại” là mẹ, nghĩa là
thai nghén, sinh ra sự “thành công”. Từ đó, gián tiếp khẳng định rằng, chính những
thất bại đã trở thành yếu tố quan trọng, tạo nên sức mạnh, giá trị để bồi đắp nên
thành công rực rỡ sau này.
Tại sao lại khẳng định như vậy? Bởi vì thất bại là điều không thể tránh khói trong
cuộc sống, nên chúng ta cần đối mặt với nó một cách tích cực và mạnh mẽ. Bất kể
ai, ở độ tuổi nào cũng không thể tránh khỏi những lần chưa thành công khi làm một
điều gì đó. Như bạn học sinh không giải ra bài toán khó ngay lần đầu. Nhà khoa học
không thành công khi mới thí nghiệm lần đầu tiên. Người ngư dân không bắt được
đàn cá lớn ngay lần đầu thả lưới.
Bên cạnh đó, những thất bại không hề là vô nghĩa, vì nó đem lại cho chúng ta kinh
nghiệm, bài học thực tiễn rất giá trị, hơn cả mọi lý thuyết. Mỗi lần vấp ngã, ta sẽ
nhận ra mình đang thiếu sót điều gì, sai lầm ở đâu để khắc phục và bổ sung. Từ đó,
hoàn thiện bản thân hơn ở lần thực hiện kế tiếp. Sự thất bại, cũng tôi luyện thêm sự
mạnh mẽ và khát khao chinh phục ước mơ của mỗi người. Nó khiến mục tiêu trở
nên quý giá hơn, bởi càng bỏ ra nhiều thời gian và công sức thì thành quả sẽ càng
thêm ngọt ngào. Như bạn học sinh lần đầu làm sai bài toán hình, sẽ hiểu được cách
triển khai này chưa phù hợp và chuyển sang cách làm khác. Kinh nghiệm ấy sẽ
được áp dụng cho nhiều lần khác với dạng toán này. Bài học ấy là chính bạn học
sinh đó tự rút ra được, nên sẽ dễ ghi nhớ hơn và trở thành kiến thức của chính bạn tích lũy được.
Tuy nhiên, không phải vì vậy, mà chúng ta tôn sùng sự thất bại, cho rằng thất bại là
điều hiển nhiên, dẫn đến dửng dưng, qua loa khi làm việc. Bởi dù thất bại bao nhiêu
lần, mà thiếu đi sự nghiêm túc soi chiếu, tìm hiểu cái sai, cái thiếu của bản thân và
nghị lực để thử thách thêm lần nữa. Thì thất bại vẫn mãi chỉ là thất bại, không bao
giờ có thể tạo nên thành công.
Trong nhiều trường hợp, sự thất bại cũng là một tín hiệu cho thấy mục tiêu mà bản
thân đặt ra là chưa phù hợp, không thể thực hiện. Điều nên làm, là đặt ra mục tiêu
phù hợp với hoàn cảnh, năng lực, sở thích của bản thân để cố gắng chinh phục nó.
Chứ không phải những ước mơ xa vời, viển vông.
Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã thực sự phát huy ý nghĩa to lớn của
mình trong việc củng cố thêm sức mạnh tinh thần cho mọi người trên hành trình chinh phục ước mơ.
Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống Mẫu 2
Nghị luận về hiện tượng vô cảm
Xã hội ngày càng phát triển, giúp cuộc sống con người được tiện nghi, thoải mái
hơn. Nhưng kéo theo đó là nhiều hệ lụy, với những căn bệnh lạ và khó chưa. Trong
đó, không thể không nhắc đến hiện tượng sống vô cảm.
Vô cảm là từ chỉ một hiện tượng những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng,
chỉ biết sống cho bản thân mình. Đây là một lối sống tiêu cực, cần phải đẩy lùi khỏi xã hội.
Biểu hiện của lối sống vô cảm thường rất dễ để nhận ra. Đó là những người không
cảm thấy xót thương cho những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Họ từ chối việc giúp
đỡ người khác dù là rất đơn giản và có thể dễ dàng thực hiện. Đó là những người
sống dửng dưng, chỉ bo bo giữ những lợi ích của mình, không nghĩ về chia sẻ cùng người khác.
Những người sống vô cảm như thế, đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng, tự giam
mình trong một thế giới riêng. Không chỉ những số phận tội nghiệp cần được giúp
đỡ, phải chịu sự chối bỏ, có thể rơi vào tình huống càng thêm khó khăn hơn. Mà
chính những người vô cảm ấy, cũng sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống bị từ chối
giúp đỡ khi cần thiết, bị cô lập trong cộng đồng.
Vô cảm là một hiện trạng nhức nhối của cộng đồng. Chúng ta cần lan tỏa nhiều hơn
tình yêu thương giữa con người với con người, như lời cha ông vẫn dặn rằng “Lá
lành đùm lá rách”, để đẩy lùi thói xấu này. Có thể là bằng những buổi chuyện trò và
tâm sự gần gũi. Hay qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các câu chuyện, bộ phim, bài hát…
Tuy nhiên, bên cạnh những người sống vô cảm ấy, còn có rất nhiều những người
sống giàu tình yêu thương và chia sẻ. Họ sẵn sàng giúp đỡ những người có số
phận kém may mắn hơn mình mà không đòi hỏi báo đáp. Tinh thần ấy được thể
hiện mạnh mẽ qua những hoạt động tình nguyện giúp đỡ bà con vùng cao, ủng hộ
đồng bào vùng lũ, chia sẻ với người già neo đơn… Họ sẽ là tấm gương sáng, là
nguồn sức mạnh to lớn để cảm hóa những con người sống vô cảm, đẩy lùi thực trạng đáng buồn kia.
Có thể nói, xã hội của chúng ta lúc nào cũng tồn tại những mặt tối, như hiện trạng vô
cảm. Vì vậy, nhằm đẩy lùi hiện trạng này, chúng ta phải hành động ngay và bền bỉ
hơn nữa. Để không một ai bị bỏ lại phía sau.