-
Thông tin
-
Quiz
[TỔNG HỢP] Đề cương ôn tập Công nghệ tế bào | Trường Đại học Hồng Đức
Một học sinh đã làm thí nghiệm nuôi cấy đoạn cắt A và B từ rễ và thân (đều dài 10 mm) của cây đậu tương non trong môi trường dinh dưỡng chứa auxin (AIA) ở các nồng độ khác nhau trong 24 giờ. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 2. Bảng 2
Nồng độ AIA (M)
Chiều dài đoạn cắt (mm)
10-10
10-9
10-8
10-7
10-6
10-5
10-4
10-3
A
10,2
10,5
12,0
11,0
10,3
10,0
10,0
10,0
B
10,0
10,0
10,0
10,5
11,0
13,0
14,0
11,0
Bằng kiến thức về hoocmôn thực vật, hãy cho biết:a) Đoạn cắt A, B được lấy từ rễ hay thân? Giải thích.b)2,4-D có tác dụng hình thành mô sẹo ở nồng độ 10-6 M sau 3 tuần. Nếu dùng 2,4-D với nồng độ 10-6 M sau 3 tuần thì mô sẹo sẽ xuất hiện trên đoạn cắt của rễ hay thân? Giải thích.c)Từ kết quả của hai thí nghiệm trên, hãy cho biết vai trò của auxin.d)Trong thí nghiệm nuôi cấy mô, để mô sẹo biệt hóa thành rễ và chồi, ngoài auxin người ta cần phải bổ sungmột hoocmôn thực vật nào? Tỉ lệ hoocmôn nào cao hơn để tạo rễ? [TÀI LIỆU] Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Sinh học đại cương(DHHD) 4 tài liệu
Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
[TỔNG HỢP] Đề cương ôn tập Công nghệ tế bào | Trường Đại học Hồng Đức
Một học sinh đã làm thí nghiệm nuôi cấy đoạn cắt A và B từ rễ và thân (đều dài 10 mm) của cây đậu tương non trong môi trường dinh dưỡng chứa auxin (AIA) ở các nồng độ khác nhau trong 24 giờ. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 2. Bảng 2
Nồng độ AIA (M)
Chiều dài đoạn cắt (mm)
10-10
10-9
10-8
10-7
10-6
10-5
10-4
10-3
A
10,2
10,5
12,0
11,0
10,3
10,0
10,0
10,0
B
10,0
10,0
10,0
10,5
11,0
13,0
14,0
11,0
Bằng kiến thức về hoocmôn thực vật, hãy cho biết:a) Đoạn cắt A, B được lấy từ rễ hay thân? Giải thích.b)2,4-D có tác dụng hình thành mô sẹo ở nồng độ 10-6 M sau 3 tuần. Nếu dùng 2,4-D với nồng độ 10-6 M sau 3 tuần thì mô sẹo sẽ xuất hiện trên đoạn cắt của rễ hay thân? Giải thích.c)Từ kết quả của hai thí nghiệm trên, hãy cho biết vai trò của auxin.d)Trong thí nghiệm nuôi cấy mô, để mô sẹo biệt hóa thành rễ và chồi, ngoài auxin người ta cần phải bổ sungmột hoocmôn thực vật nào? Tỉ lệ hoocmôn nào cao hơn để tạo rễ? [TÀI LIỆU] Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Sinh học đại cương(DHHD) 4 tài liệu
Trường: Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hồng Đức
Preview text:
lOMoARcPSD|50202050
Câu 1: (2 điểm). Công nghệ tế bào
Một học sinh đã làm thí nghiệm nuôi cấy đoạn cắt A và B từ rễ và thân (đều dài 10 mm) của cây đậu tương non
trong môi trường dinh dưỡng chứa auxin (AIA) ở các nồng độ khác nhau trong 24 giờ. Kết quả thí nghiệm được trình
bày trong bảng 2. Bảng 2
Nồng độ AIA (M) 10-10 10-9 10-8 10-7 10-6 10-5 10-4 10-3
Chiều dài đoạn cắt (mm) A
10,2 10,5 12,0 11,0 10,3 10,0 10,0 10,0 B
10,0 10,0 10,0 10,5 11,0 13,0 14,0 11,0
Bằng kiến thức về hoocmôn thực vật, hãy cho biết: a)
Đoạn cắt A, B được lấy từ rễ hay thân? Giải thích. b)
2,4-D có tác dụng hình thành mô sẹo ở nồng độ 10-6 M sau 3 tuần. Nếu dùng 2,4-D với nồng độ 10-6 M
sau 3 tuần thì mô sẹo sẽ xuất hiện trên đoạn cắt của rễ hay thân? Giải thích. c)
Từ kết quả của hai thí nghiệm trên, hãy cho biết vai trò của auxin. d)
Trong thí nghiệm nuôi cấy mô, để mô sẹo biệt hóa thành rễ và chồi, ngoài auxin người ta cần phải bổ sung
một hoocmôn thực vật nào? Tỉ lệ hoocmôn nào cao hơn để tạo rễ? Đáp án
a) Cơ quan A là rễ cây đậu tương. Cơ quan B là thân cây đậu tương. (0,25 đ) - Giải thích:
+ AIA kích thích sự sinh trưởng của các tế bào rễ ở nồng độ thấp, nhưng ức chế sự sinh trưởng của tế bào rễ
ở nồng độ cao. Nhưng AIA kích thích sinh trưởng của tế bào thân ở nồng độ cao hơn. (0,25 đ)
+ Trong thí nghiệm, ở nồng độ 10-10 - 10-8 kích thích sự sinh trưởng của rễ, nhưng không kích thích sự sinh
trưởng của tế bào thân; nồng độ từ 10-7 - 10-4 ức chế sự sinh trưởng của tế bào rễ nhưng kích thích sinh
trưởng của tế bào thân. (0,25 đ)
b) Mô sẹo xuất hiện trên hai cơ quan rễ và thân. (0,25 đ)
- 2,4-D là một loại auxin tổng hợp nhân tạo, có tác dụng mạnh hơn auxin tự nhiên. (0,25 đ)
c) Qua kết quả thí nghiệm ghi nhận, auxin có vai trò tạo mô sẹo, sinh trưởng (kéo dài tế bào, cơ quan). (0,25 đ)
d) Để mô sẹo biệt hóa thành rễ và chồi ngoài AIA người ta cần phải bổ sung xitôkinin. (0,25 đ)
- Để mô sẹo tạo rễ người ta sử dụng tỉ lệ AIA cao hơn xitôkinin.
(0,25 đ) Câu 2 (2,0 điểm).
Hai cá thể lưỡng bội ở hai loài thực vật có hoa có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEe. Từ hai cá thể trên, người ta đã
tạo ra được cá thể lai có kiểu gen AaBbDdEe, có khả năng sinh sản bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến gen. a)
Trình bày phương pháp để có thể tạo được cá thể lai có kiểu gen nói trên. Từ cá thể lai AaBbDdEe bằng
công nghệ tế bào nào để tạo được cá thể có kiểu gen đồng hợp AABBDDEE? lOMoARcPSD|50202050 b)
Nêu các công nghệ tế bào giúp tạo ra cây lai tái tổ hợp vật chất di truyền từ hai loài nói trên? Trong
đó,công nghệ nào có số gen được tái tổ hợp ít nhất? Ý Nội dung Điểm a)
* Phương pháp tạo được cá thể lai có kiểu gen AaBbDdEe nói trên: 0,25
+ Lai 2 tế bào sinh dưỡng (xôma) của 2 cá thể có kiểu gen AaBb và DdEe tạo tế bào lai có kiểu gen AaBbDdEe. 0,25
+ Nuôi cấy tế bào lai AaBbDdEe trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo thành
cây lai có kiểu gen AaBbDdEe.
* Công nghệ tế bào tạo ra cá thể có kiểu gen đồng hợp AABBDDEE: 0,5
Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh tạo các mô đơn bội khác nhau sau đó dùng
cônsixin gây lưỡng bội hóa rồi nuôi cấy tạo các cây lưỡng bội hoàn chỉnh, chọn lọc các
cây có kiểu hình A-B-D-E-. b) -
Các công nghệ tế bào giúp tạo ra cây lai tái tổ hợp vật chất di truyền từ hai loài nóitrên:
+ Lai tế bào sinh dưỡng tạo tế bào lai, nuôi cấy tế bào lai cho phát triển thành cây lai. 0,25
+ Công nghệ gen (kĩ thuật chuyển gen) tạo tế bào loài này mang gen của loài còn lại rồi
nuôi cấy tế bào cho phát triển thành cây lai. 0,25 -
Phương pháp công nghệ gen là phương pháp có số gen được tái tổ hợp ít nhất. 0,5
Câu 3: Trong các công nghệ tế bào được sử dụng trong tạo giống, loại công nghệ nào không tạo được giống mới? Giải thích.
Hưởng dẫn trả lời
Công nghệ nhân bản vô tính, cấy truyền phôi và nhân giống vô tính là những công nghệ không tạo được giống
mới. Nguyên nhân là vì sự hình thành giống mới gắn liền với sự hình thành kiểu gen mới. -
Nhân bản vô tính ở động vật là quá trình nhân lên các cá thể có kiểu gen quý hiếm mà không làm thay
đổikiểu gen của cơ thể cho nhân. Vì vậy không tạo được giống mới. -
Cấy truyền phôi là hiện tượng một phôi được tách ra thành nhiều nhóm tế bào, mỗi nhóm tế bào phát
triểnthành một phôi và cấy phôi vào tử cung của con cái để phôi phát triển thành cơ thể. Cấy truyền phôi chỉ giúp
nhân nhanh giống động vật quý hiếm mà không tạo được giống mới. -
Nhân giống vô tính của thực vật bằng nuôi cấy mô cũng không tạo ra giống mới mà nó chỉ tạo ra số
lượng lớn cá thể có kiểu gen giống nhau.
Câu 4: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDdEE thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo thành
các dòng lưỡng bội thuần chủng.
a. Sẽ tạo ra được bao nhiêu dòng thuần chủng từ cây nói trên?
b. Xác định kiểu gen của những dòng thuần chủng này? lOMoARcPSD|50202050
Hướng dẫn giải
a. Cứ mỗi loại hạt phấn sẽ tạo nên một dòng lưỡng bội thuần chủng. Cây có kiểu gen AabbDdEE (có 2 cặp
gen dị hợp) tạo ra 4 loại hạt phấn, do đó sẽ tạo nên 4 dòng lưỡng bội thuần chủng.
b. Từ dòng đơn bội, tiến hành lưỡng bội hóa sẽ tạo nên dòng lưỡng bội, cho nên kiểu gen của các dòng lưỡng
bội này được xác định thông qua các loại giao tử. nguyên phân lưỡng bội hóa (hạt phấn
dòng đơn bội dòng thuần chủng) Cơ
thể AabbDdEE cho 4 loại giao tử là AbDE; AbdE; abDE; abdE.
Kiểu gen của các dòng thuần chủng này là:
Từ loại giao tử AbDE sẽ tạo nên dòng thuần chủng có kiểu gen AAbbDDEE.
Từ loại giao tử AbdE sẽ tạo nên dòng thuần chủng có kiểu gen AAbbddEE.
Từ loại giao tử abDE sẽ tạo nên dòng thuần chủng có kiểu gen aabbDDEE.
Từ loại giao tử abdE sẽ tạo nên dòng thuần chủng có kiểu gen aabbddEE.
Câu 5: Chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng từ cơ thể có kiểu gen AAbbDD vào trứng đã bị mất nhân của cơ thể có
kiểu gen aaBBdd tạo ra tế bào chuyển nhân. Nuôi cấy tế bào chuyển nhân tạo nên cơ thể hoàn chỉnh. Hãy xác định
kiểu gen của cơ thể chuyển nhân này?
Hướng dẫn trả lời
Kiểu gen của cơ thể do nhân quyết định. Cơ thể chuyển nhân này có nhân từ tế bào sinh dưỡng của cơ thể
AAbbDD nên kiểu gen của nó là AAbbDD.
Câu 6: Tiến hành lai tế bào sinh dưỡng của cơ thể thuộc loài A có kiểu gen AAbb với tế bào sinh dưỡng thuộc loài
B có kiểu gen HHmm tạo ra tế bào lai. Nuôi cây tế bào lai trong điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành cây hoàn
chỉnh. Hãy xác định kiểu gen của cây lai này?
Hướng dẫn trả lời
Khi lai thành công hai tế bào sinh dưỡng của hai cá thể thì sẽ tạo nên tế bào lai có kiểu gen bằng tổng kiểu gen
của hai cá thể đó. Do vậy kiểu gen của cá thể lai này là AAbbHHmm.
Câu 7 (2,0 điểm) Công nghệ tế bào
Khi nghiên cứu cải tạo giống bò nuôi, các nhà khoa học Brazil đã phát hiện các con lai (F1) giữa bò rừng và bò nhà
ở một số đàn bò nhà nuôi thả tự nhiên. Các con lai này có nhiều đặc điểm vượt trội về sức sống và chất lượng thịt
nhưng lại không có khả năng sinh sản. Kết quả phân tích về kiểu nhân cho thấy: tế bào soma của bò nhà có 50 NST
trong khi bò lai có 49 NST, nhóm NST kích thước trung bình của bò lai nhiều hơn bò nhà 1 chiếc tâm lệch nhưng
nhóm NST kích thước nhỏ lại ít hơn 2 chiếc tâm mút. Trình tự hệ gen của bò lai được F1 đem đi phân tích và so
sánh giữa các NST. Kết quả cho thấy 2 NST nhỏ lẻ cặp có mức tương đồng cao với 2 vai của NST kích thước trung
bình tâm lệch lẻ cặp. Các nhà khoa học đã sử dụng nhiều kỹ thuật nghiên cứu tiếp theo gồm 3 loại chính:
(1)Tổng hợp một NST nhân tạo
(2)Thụ tinh ống nghiệm giữa bò rừng và bò nhà
(3)Vi tiêm vào hợp tử và cấy chuyển phôi vào tử cung bò mẹ lOMoARcPSD|50202050
Kết quả cuối cùng đã tạo được con lai F1* hữu thụ kho cho giao phối với bò nhà. a.
Hãy cho biết mục đích của mỗi thí nghiệm (1-3) trong nghiên cứu này
b. Tại sao con lai F1* tạo ra trong nghiên cứu này có thể hữu thụ Câu Điể m 2a
Tổng hợp NST nhân tạo có khả năng bắt cặp (tương đồng) với 1 trong 2 NST nhỏ lẻ cặp ở bò lai 0,5
F1 (có thể cụ thể hơn là chọn NST ít có khả năng bắt cặp hơn với NST trung bình tâm lệch).
Thụ tinh ống nghiệm giữa bò rừng và bò nhà để tạo được hợp tử có khả năng phát triển thành con 0,5 lai giống con lai F1
Vi tiêm NST nhân tạo vào tiền nhân hoặc nhân hợp tử (có thể nêu rõ hơn là vi tiêm ADN NST 0,5
nhân tạo vào nhân để kết hợp với histon tạo cấu trúc tương tự NST) sau đó cấy chuyển phôi này
vào tử cung bò mẹ để phôi phát triển thành bò con 2b
Trong tự nhiên, con lai F1 bất thụ do 2 NST nhỏ lẻ cặp sẽ cùng bắt cặp với NST trung bình tâm 0,5
lệch làm mất cân bằng thoi phân bào, đây chính là nguyên nhân làm giảm phân không xảy ra.
Con lai F1* hữu thụ do NST nhân tạo bắt cặp với 1 trong 2 NST nhỏ lẻ cặp trong khi NST kia bắt
cặp với NST trung bình tâm lệch làm cân bằng thoi phân bào trong giảm phân, quá trình giảm
phân sẽ xảy ra và tạo được giao tử.
Câu 8. (2 điểm). Công nghệ tế bào
1. Nêu các ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào so với các phương pháp
nhângiống truyền thống như giâm cành, chiết cành hoặc gieo trồng từ hạt.
2. Giả sử một bạn học sinh có điều kiện thực hành nhân giống vô tính bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào, bạn đó
đãlựa chọn nhân giống cây hoa phong lan. Tuy nhiên, mô nuôi cấy chỉ phân chia thành mô sẹo mà không phát triển
thành cơ thể hoàn chỉnh dù đã thực hiện đúng trình tự các bước. Theo em, tại sao mô không phát triển được thành
một cây hoàn chỉnh? Cần điều chỉnh yếu tố nào để nhân giống thành công? Câu Hướng dẫn chấm Điểm
- So với nhân giống bằng phương pháp chiết cành, giâm cành chỉ giới hạn (0.5
số lượng cây con nhất định, nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra môt số lượng ̣ điểm)
rất lớn cây con chỉ từ môt m ऀ u mô gốc ban đầu.̣
- So với nhân giống bằng phương pháp gieo trồng từ hạt tạo ra đời con có (0.5 1.
các kiểu gene khác nhau, nuôi cấy mô tế bào tạo ra đời con có cùng kiểu điểm)
gene, giúp duy trì kiểu gene tốt của cây mẹ và cho thu hoạch đồng loạt.
- Ngoài ra, nuôi cấy mô tế bào còn cho phép duy trì những giống sạch bênh (0.5
hoặ c giống có khả năng chống chịu với virus và vi sinh vậ t gây tổṇ thất điểm) 7
lớn cho ngành nông nghiêp.̣ (2
- Mô sẹo không phát triển được thành một cây hoàn chỉnh có thể do tỉ lệ (0.25 điểm)
các loại hormone auxin và cytokine trong môi trường nuôi cấy không phù lOMoARcPSD|50202050 hợp để tái sinh cây. điểm) 2.
- Để khắc phục, cần điều chỉnh lại tỉ lê auxin / cytokine phù hợp để kícḥ (0.25
thích mô sẹo phân hóa tạo thành rễ, chồi và thành cây con hoàn chỉnh. điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Công nghệ tế bào
Quy trình nhân bản vô tính ở lợn được sơ đồ hóa như hình dưới đây.
Cho các nhận định sau khi nói quy trình này:
1. Lợn con nhân bản vô tính có nhóm máu giống lợn A.
2. Lợn con bị một bệnh liên quan đến đột biến AND ti thể, đột biến này có khả năng di truyền từ lợn B.
3. Xét về mặt di truyền, lợn C không đóng góp bộ gen cho lợn con.
4. Có thể sử dụng tế bào tinh trùng thay cho tế bào trứng.
Hãy cho biết các nhận định trên đúng hay sai? Giải thích. 1
Đúng vì vật chất di truyền của lợn con là của lợn A. Vì vật chất di truyền trong nhân AND sẽ 0,5
phiên mã thành các phân tử ARN để tổng hợp protein – phân tử giữ chức năng cấu trúc và vận
hành các hoạt động sống của tế bào nên lợn con sẽ mang đặc điểm nhóm máu giống lợn A. 2
Đúng, vì AND ti thể lấy từ tế bào chất của trứng lợn B. 0,5 3
Đúng, vì lợn C chỉ mang thai và đẻ ra lợn con. 0,5 4
Sai, vì tinh trùng có kích thước nhỏ, tế bào chất ít, không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá 0,5
trình phát triển của phôi và biệt hóa tế bào.
Câu 10. Công nghệ tế bào (2,0 điểm) 7.1.
Giải thích sự khác biệt giữa các tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành. Loại nào có khả năng
biệt hóa thành nhiều loại mô hơn? Vì sao? 7.2.
Có bao nhiêu loại tế bào khác nhau được tạo ra từ tế bào gốc? Ý Nội dung Điểm 1
- Tế bào gốc phôi: là các tế bào bắt nguồn từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang ở giai đoạn tiền 0,25
làm tổ. Tế bào gốc phôi có khả năng được biệt hóa thành hầu hết các loại mô và cơ quan của cơ thể.
- Tế bào gốc trưởng thành (tế bào gốc mô) là những tế bào chưa được biệt hóa trong các mô hoặc cơ
quan của cơ thể sau khi sinh ra, thường có ở một số vị trí nhất định. Loại tế bào này vẫn duy trì trạng
thái chưa phân chia trong thời gian dài cho đến khi chúng được hoạt hóa bởi nhu cầu duy trì lOMoARcPSD|50202050
và sửa chữa mô của cơ thể.
- Trong các loại tế bào gốc (tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành), loại có khả năng biệt hóa 0,25
hình thành nhiều loại mô hơn là tế bào gốc phôi. Vì tế bào gốc phôi có thể biệt hóa thành hầu hết các
loại mô và cơ quan của cơ thể. 0,5 2
- Các mức độ biệt hóa của tế bào gốc: 0,25
+ Các tế bào gốc toàn năng: là các tế bào có khả năng phân chia để tái tạo và biệt hóa thành bất kì
loại tế bào nào trong cơ thể: Trứng đã thụ tinh, các TB phôi.
+ Các tế bào gốc vạn năng: là các tế bào gốc bắt nguồn từ khối tế bào mầm phôi (tế bào gốc phôi), 0,25
có thể biệt hóa thành một trong hàng trăm loại tế bào của cơ thể trưởng thành dưới những điều kiện đặc thù.
+ Tế bào gốc đa năng: là các tế bào có khả năng biệt hóa thành một số loại tế bào nhưng ít hơn so với
tế bào gốc vạn năng và phụ thuộc vào vị trí. Các tế bào gốc trưởng thành như các tế bào gốc tạo máu 0,25
trong tủy xương là tế bào gốc trưởng thành, đa năng, có thể hình thành các tế bào hồng cầu và bạch cầu.
+ Tế bào gốc đơn năng: là tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành một loại tế bào có khả năng tái tạo. 0,25
Ví dụ: Tế bào gốc đơn năng là tế bào gốc dòng mầm (tạo giao tử), tế bào gốc biểu bì (tạo nên da).
Các tế bào này còn được gọi là các tế bào tiền nhân.
Câu 11 (2,0 điểm) Công nghệ tế bào
Hội chứng Leigh là một tình trạng hiếm gặp do đột biến ở gene COX2 của hệ gene ty thể. Bảng bên dưới thể hiện
phần trăm mtDNA kiểu dại và đột biến ở gene COX2 trong một số cá thể được khảo sát. % mtDNA kiểu dại
% mt DNA mang đột biến ở gene COX2
Mẹ khỏe mạnh của đứa con 100 0 khỏe mạnh
Mẹ khỏe mạnh của đứa con 30-50 50-70 hội chứng Leigh Đứa con khỏe mạnh 100 0
Đứa con hội chứng Leigh <20 >80
a) Vì sao người mẹ khỏe mạnh lại có thể sinh ra con hội chứng Leigh?
b) Năm 2016, “đứa bé ba bố mẹ” lần đầu tiên được ra đời thành công nhằm khắc phục các bệnh do đột biếngene
ty thể gây ra. Hãy đề xuất phương pháp giúp người phụ nữ mang lượng lớn đột biến gene liên quan đến hội chứng
Leigh có thể sinh con khỏe mạnh. Giải thích. lOMoARcPSD|50202050
c) Việc sàng lọc gene đột biến trên ty thể của bố có cần thiết để kiểm soát tầng số sinh con mắc bệnh do đột biến
gene trên ty thể hay không? Vì sao?
d) Việc lấy mẫu phôi sớm có ý nghĩa trong việc dự đoán trước sinh các bệnh do đột biến ty thể gây ra hay không? Vì sao? Trả lời
a) - Bản chất của quá trình phân chia ty thể là ngẫu nhiên người mẹ bình thường có khoảng 30-50% ty thể đột
biến (chưa biểu hiện bệnh) có thể sinh ra trứng chiếm >50% ty thể bệnh. (0,25 điểm)
- Trứng chứa > 80% ty thể bệnh được thụ tinh với tinh trùng sẽ tạo thành hợp tử mang >80% ty thể bệnh biểu
hiện kiểu hiện bệnh trong tương lai.
(0,25 điểm) b)
- Tách nhân tế bào trứng của người phụ nữ hội chứng Leigh để thu nhận nhân của người mẹ 1.
- Loại nhân tế bào trứng của người phụ nữ bình thường để thu nhận tế bào chất không nhân của người mẹ 2. (0,25 điểm)
Truyền nhân của tế bào từ người mẹ 1 vào tế bào chất không nhân của người mẹ 2 tạo thành trứng hoàn thiện
không mang ty thể bệnh.(0,125 điểm)
- Tiến hành thụ tinh nhân tạo giữa tinh trùng người bố với trứng được tạo thành từ 2 người mẹ tạo thành hợp tử
không mang ty thể bệnh. (0,25 điểm)
- Tiến hành kích thích hợp tử phát triển thành phôi và cấy vào tử cung của người mẹ 1. (0,125 điểm)
c) Việc sàng lọc gene đột biến trên ty thể của bố KHÔNG cần thiết để kiểm soát tầng số sinh con mắc bệnh do
tinh trùng không truyền tế bào chất vào hợp tử chỉ có mẹ ảnh hưởng đến sự di truyền của các gene nằm trong ty
thể. (0,25 điểm)
d) Việc lấy mẫu phôi sớm có ý nghĩa đa phần KHÔNG có ý nghĩa cho việc dự đoán trước sinh các bệnh do đột biến ty thể gây ra vì: (0,25 điểm)
- Hàm lượng ty thể trong một mẫu phôi không phản ánh hàm lượng ty thể trong các tế bào phôi còn lại.(0,125 điểm)
- Hàm lượng ty thể trong một mẫu phôi không phản ánh hàm lượng ty thể ở giai đoạn sau này (cơ thể trưởng thành)
(vì khi hàm lượng ty thể bệnh tăng lên thì cơ thể đó sẽ có thể biểu hiện bệnh dù kết quả phân tích phôi là không
bệnh).(0,125 điểm
Câu 12 (2,0 điểm). Công nghệ tế bào
1. Trong xử lí ô nhiễm môi trường, tại sao nói việc sử dụng enzyme là “công nghệ cuối đường ống”? lOMoARcPSD|50202050
2. Phosphofructokinase – 1 là enzyme quan trọng điều khiển quá trình đường phân, được hoạt hóa
dị lập thểbởi AMP và fructose 2,6 – bisphosphate. Nồng độ của hai chất này tăng khi nguồn năng lượng dự
trữ của tế bào giảm đi. a.
Dựa vào sơ đồ điều hòa, hãy nêu cơ chế hoạt hóa của enzyme phosphofructokinase – 1. b.
Giả sử, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tạo ra một loại thuốc giảm béo dựa trên hoạt động
củafructose 2,6 – bisphosphate. Các phân tử thuốc được sản xuất dựa trên cơ chế làm tăng ái lực với fructose 2,6
– bisphosphate. Hãy giải thích cơ chế giảm béo của loại thuốc này. Câu Ý Nội dung Điể m 7
1 Trong xử lí ô nhiễm môi trường, việc sử dụng enzyme là “công nghệ cuối đường ống” vì enzyme 0,7
được xem là nhân tố quan trọng trong viêc xử lí ô nhiễm môi trường giai đoạn saụ cùng khi chỉ 5
còn những rác thải cứng đầu:
- Để xử lí ô nhiễm môi trường, người ta có thể kết hợp nhiều phương pháp vật lí, hóa học và
sinh học khác nhau. Sử dụng enzyme có thể kết tủa hoăc chuyển các chất gây ô nhiễm thànḥ
dạng khác giúp loại bỏ các các chất gây ô nhiễm mà các phương pháp vât lí và hóa học khác ̣
không xử lí được. Đồng thời, sử dụng enzyme có thể làm thay đổi các đăc tính của chất thải,̣
đưa chúng về dạng dễ xử lí hoăc chuyển thành các sản ph ऀ m có giá trị hơn mà không gâỵ
những biến đổi bất thường, không phá vỡ cân bằng sinh thái,…
2 a. Cơ chế hoạt hóa của phosphofructokinase – 1: 0,2 -
Phosphofructokinase – 1 là enzyme quan trọng trong điều khiển quá trình đường phân, 5
đượchoạt hóa dị lập thể bởi AMP và fructose 2,6 – bisphosphate. Khi nồng độ hai chất này tăng
sẽ xúc tác chuyển hóa fructose 6 – phosphate. -
Ngược lại, ATP và citrate là chất ức chế enzyme phosphofructokinase – 1 nên khi hai
chấtnày tăng sẽ ức chế chuyển hóa fructose 6 – phosphate. Khi fructose 6 – phosphate dư thừa 0,5
do không được chuyển hóa sẽ tạo thành fructose 2,6 – bisphosphate, chất này lại kích thích hoạt
động của enzyme giúp tăng cường chuyển hóa fructose 6 – phosphate.
b. Cơ chế giảm béo của loại thuốc này: Thuốc giảm béo làm tăng ái lực với đường fructose 2,6
– bisphosphate dẫn đến làm giảm nồng độ fructose 2,6 – biphosphate, từ đó tăng cường lOMoARcPSD|50202050
chuyển hóa fructose 6 – phosphate để tạo fructose 2,6 – bisphosphate. Quá trình này tiêu tốn
ATP, ATP sẽ giảm sự ức chế hoạt động của enzyme phosphofructokinase – 1, từ đó làm tăng
cường chuyển hóa đường phân, hạn chế tích lũy năng lượng dư thừa dưới dạng lipid, giúp cơ thể giảm béo. 0,5
Câu 13 (2,0 điểm) Công nghệ tế bào
Khi nghiên cứu cải tạo giống bò nuôi, các nhà khoa học Brazil đã phát hiện các con lai (F1) giữa bò rừng và bò nhà
ở một số đàn bò nhà nuôi thả tự nhiên. Các con lai này có nhiều đặc điểm vượt trội về sức sống và chất lượng thịt
nhưng lại không có khả năng sinh sản. Kết quả phân tích về kiểu nhân cho thấy: tế bào soma của bò nhà có 50 NST
trong khi bò lai có 49 NST, nhóm NST kích thước trung bình của bò lai nhiều hơn bò nhà 1 chiếc tâm lệch nhưng
nhóm NST kích thước nhỏ lại ít hơn 2 chiếc tâm mút. Trình tự hệ gen của bò lai được F1 đem đi phân tích và so
sánh giữa các NST. Kết quả cho thấy 2 NST nhỏ lẻ cặp có mức tương đồng cao với 2 vai của NST kích thước trung
bình tâm lệch lẻ cặp. Các nhà khoa học đã sử dụng nhiều kỹ thuật nghiên cứu tiếp theo gồm 3 loại chính:
(4)Tổng hợp một NST nhân tạo
(5)Thụ tinh ống nghiệm giữa bò rừng và bò nhà
(6)Vi tiêm vào hợp tử và cấy chuyển phôi vào tử cung bò mẹ
Kết quả cuối cùng đã tạo được con lai F1* hữu thụ kho cho giao phối với bò nhà. a.
Hãy cho biết mục đích của mỗi thí nghiệm (1-3) trong nghiên cứu này
b. Tại sao con lai F1* tạo ra trong nghiên cứu này có thể hữu thụ Câu Điể m 2a
Tổng hợp NST nhân tạo có khả năng bắt cặp (tương đồng) với 1 trong 2 NST nhỏ lẻ cặp ở bò lai F1 0,5
(có thể cụ thể hơn là chọn NST ít có khả năng bắt cặp hơn với NST trung bình tâm lệch).
Thụ tinh ống nghiệm giữa bò rừng và bò nhà để tạo được hợp tử có khả năng phát triển thành con lai 0,5 giống con lai F1
Vi tiêm NST nhân tạo vào tiền nhân hoặc nhân hợp tử (có thể nêu rõ hơn là vi tiêm ADN NST nhân 0,5
tạo vào nhân để kết hợp với histon tạo cấu trúc tương tự NST) sau đó cấy chuyển phôi này vào tử
cung bò mẹ để phôi phát triển thành bò con 2b
Trong tự nhiên, con lai F1 bất thụ do 2 NST nhỏ lẻ cặp sẽ cùng bắt cặp với NST trung bình tâm lệch 0,5
làm mất cân bằng thoi phân bào, đây chính là nguyên nhân làm giảm phân không xảy ra. Con lai
F1* hữu thụ do NST nhân tạo bắt cặp với 1 trong 2 NST nhỏ lẻ cặp trong khi NST kia bắt cặp với
NST trung bình tâm lệch làm cân bằng thoi phân bào trong giảm phân, quá trình giảm phân sẽ xảy ra và tạo được giao tử.
Câu 14: (2,0 điểm) Công nghệ tế bào lOMoARcPSD|50202050
Một thí nghiệm nhân bản vô tính thực hiện trên đối tượng ếch được thể hiện trong hình 7.
a. Em hãy dự đoán kết quả nuôi cấy thu được khi phát triển từ trứng ếch nhận nhân từ tế bào giai
đoạn phôi sớm (I) và từ trứng ếch nhận nhân từ tế bào biểu mô nòng nọc (II) khác nhau như thế nào?
b. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Hình 7 Ý Nội dung Điểm -
Khi nhân được cấy ghép đến từ một phôi sớm, các tế bào tương đối kém biệt hóa, phần lớn tế 0,5
bàotrứng nhận phát triển thành nòng nọc. A -
Nhưng khi các hạt nhân đến từ các tế bào biểu mô ruột biệt hóa hoàn toàn của một con nòng 0,5
nọc,hầu hết các phôi ngừng phát triển ở giai đoạn sớm hơn nhiều. -
Trong nhân của các tế bào biệt hóa hoàn toàn, một phần còn lại các gen được bật và biểu hiện 0,5 là cácgen bị ức chế. -
Quá trình này thường là kết quả của những thay đổi biểu sinh trong chất nhiễm sắc, chẳng 0,5 B
hạn nhưacetyl hóa histone hoặc methyl hóa của DNA.
=> quá trình methyl hóa DNA giúp điều chỉnh biểu hiện gen, đặt sai vị trí hoặc thêm các nhóm methyl
trong DNA nhân của người cho có thể cản trở kiểu biểu hiện gen cần thiết cho sự phát triển bình thường của phôi.
Câu 15. (2,0 điểm) Công nghệ tế bào
Một bạn học sinh đề xuất quy trình chưa hoàn chỉnh trong nuôi cấy rễ tơ từ cây ké hoa đào
(Urena lobata) để thu nhận chất có hoạt tính sinh học dùng chữa bệnh tiểu đường type II. Quy trình được mô tả như sau: lOMoARcPSD|50202050
a. Cho biết quy trình trên đã chính xác chưa? Giải thích.
b. Tại sao trong quy trình trên cần phải tạo vết thương ở lá?
c. Hãy tìm và hoàn thiện quy trình bằng cách bổ sung chú thích 2 giai đoạn (1) và (2). Cho biết
ý nghĩa của 2 giai đoạn này.
d. Có thể tạo vết thương và cho vi khu ऀ n xâm nhiễm ở gốc rễ thay vì ở lá được không? Giải thích.
e. Trong thực tế, người ta có thể phương pháp ở giai đoạn (2) bằng phương pháp nào? Câu 7 Hướng dẫn chấm Điểm 1 a.
Quy trình này chưa chính xác 0,25 2.
Vì: ở bước cho xâm nhiễm vi khu ऀ n vào lá, phải tạo vết thương ở lá trước rồi 0,25
mới tiến hành cho vi khu ऀ n xâm nhiễm vào. 0,25 b.
Phải tạo vết thương ở lá trước rồi mới tiến hành cho vi khu ऀ n xâm nhiễm
vào vìcác tế bào thực vật có thành tế bào bảo vệ nên vi khu ऀ n không thể xâm
nhập trực tiếp mà chỉ được. c.
(1) Kiểm tra sự có mặt của gene chuyển nhằm đảm bảo sự có mặt của 0,25
các gene mong muốn trong các tế bào thực vật, chọn lọc các tế bào có
chứa gene chuyển đem nuôi cấy.
(2) Nuôi cấy rễ tơ in vitro để tăng số lượng tế bào và sinh khối. d. Ý 0,25 kiến này đúng. 0,25
Vì người ta có thể tiến hành nuôi cấy các cơ quan khác nhau ở thực vật. 0,25
e. Có thể nuôi cấy rễ tơ bằng phương pháp khí canh hoặc thủy canh. 0,25 lOMoARcPSD|50202050
Câu 16 (2,00 điểm)
Để sản xuất kháng thể đơn dòng người ta sử dụng công nghệ tế bào động vật. Dùng tế bào
lympho B từ lá lách của chuột đã gây miễn dịch và tế bào u tủy. Hãy cho biết
1) Kháng thể đơn dòng là gì?
- Dòng tế bào u tủy thuộc dòng tế bào nào?
2) Quy trình sản xuất kháng thể đơn dòng từ hai loại tế bào trên.
-Tại sao không sử dụng trực tiếp tế bào lympho B để nuôi cấy sản xuất kháng thể đơn dòng?
-Việc dung hợp tế bào lympho B với tế bào u tủy tạo tế bào lai mang lại lợi ích gì? Câu/ Nội dung Điểm ý 1
- Kháng thể đơn dòng là protein có khảng năng liên kết đặc hiệu chỉ với một protein 0,25 kháng nguyên.
- Dòng tế bào tế bào u tủy là dòng tế bào bất tử (dòng tế bào vô hạn) 0,25 2 - Quy trình:
+ Nuôi cấy tế bào lympho B và tế bào u tủy và tạo tế bào lai bằng các dung hợp tế 0,25 bào.
+ Tách và chọn lọc tế bào lai: Nuôi hỗn hợp các tế bào trong môi trường chọn lọc. 0,25
Chỉ các tế bào dung hợp sống được.
+ Nuôi cấu tế bào lai và kiểm tra kháng thể đơn dòng. 0,25
+ Sản xuất kháng thể đơn dòng. 0,25
- Tế bào lympho B bình thường có tuổi thọ hữu hạn khi nuôi cấy in vitro. Cần tạo 0,25
ra dòng tế bào lympho B sinh kháng thể bất tử.
- Việc dung hợp tế bào lympho B với tế bào u tủy tạo tế bào lai tạo dòng lympho B
sinh kháng thể bất tử. Vì vậy tế bào lai có khả năng tăng sinh vô hạn và sản xuất 0,25
kháng thể đơn dòng mong muốn.
Câu 17: Công nghệ TB (2 điểm)
1. Những điểm giống và khác nhau giữa qui trình nuôi cấy mô thực vật và nhân bản vô tính ở động vật? Giải thích
cơ sở của sự khác nhau đó?
2. Hiện nay, việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của trẻ sơ sinh đang dần nhận được sự quan tâm từ các bậc cha
mẹ bởi những lợi ích thiết thực mà phương pháp này mang lại.
- Đây là tế bào gốc đa tiềm năng hay tế bào gốc đơn năng? Giải thích.
- Những lợi ích của tế bào gốc máu cuống rốn? Hướng dẫn chấm Điểm 1. -
Giống nhau: Dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân, nên các tế bào con có vật chất di truyền 0,25 hoàntoàn giống nhau. - Khác nhau: 0,25
+ Trong qui trình nuôi cấy mô thực vật, từ một m ऀ u mô phát triển thành mô sẹo rồi phát triển thành cơ
thể. + Trong nhân bản vô tính: Bắt buộc có giai đoạn chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng sang tế bào trứng đã loại bỏ nhân. -
Cơ sở của sự khác nhau: 0,25 lOMoARcPSD|50202050
+ Tế bào thực vật có tính toàn năng: Mỗi tế bào đều có khả năng phân chia và biệt hóa thành các loại tế bào
khác nhau và phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh.
+ Trong quá trình phát triển của phôi động vật, khả năng phân chia và biệt hóa thành các loại tế bào khác 0,25
nhau của các loại tế bào gốc giảm dần.
+ Trong nhân bản vô tính ở động vật, người ta chuyển các tế bào xô ma ở giai đoạn pha S hoặc G 0,25 2 về G0; do
đó, nhân tế bào xô ma được đồng bộ hóa với nhân của tế bào trứng ở giai đoạn kì giữa của giảm phân II, do
đó, trứng chuyển nhân tái khởi động quá trình phân cắt và phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh. 2. -
Tế bào gốc máu cuống rốn là tế bào gốc đa tiểm năng, vì từ tế bào gốc máu cuống rồn có thể biêt 0,25
hóathành các loại tế bào máu khác nhau, và trong tương lai người ta có triển vong nuôi cấy và biệt hóa tế
bào máu cuống rốn thành các tế bào khác nhau của cơ thể. -
Những lợi ích của tế bào gốc máu cuống rốn: 0,5
+ Dễ thu nhận, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người.
+ Là một dạng tế bào gốc tự thân, không gây ra hiện tượng thải loại miễn dịch.
+ Có thể dùng để nuôi cấy và biệt hóa thành máu dùng cho các anh chị em ruột hoặc người khác nếu như
mức độ tương đồng về miễn dịch cao.
Câu 18 (2,0 điểm) – Công nghệ tế bào Nhân bản động vật có vú có thể tiến hành bằng kĩ thuật chuyển
nhân tế bào xoma. Quy trình nhân giống
lợn bằng kĩ thuật chuyển nhân tế bào
xooma được sơ đồ hóa như hình bên. Quan sát hình, cho biết:
a. Lợn con nhân bản vô tính có
nhóm máu giống với lợn nào? Giải thích.
b. Giả sử lợn con nhân bản vô tính
bị một loại bệnh về vận động do liên quan
đến đột biến ADN ti thể. Đột biến này có
khả năng được di truyền từ lợn nào? Giải thích.
c. Xét về mặt di truyền, lợn nào
không đóng góp cho bộ gen của lợn con? Giải thích.
d. Giả sử, cho lợn A và B giao phối tạo ra các lợn con lai. Xét về kiểu gen nhân, lơn con nhân bản vô
tính có đặc điểm gì khác biệt so với lợn con lai? Giải thích. Ý Nội dung Điểm a
Lợn con nhân bản vô tính có nhóm máu giống với con lợn A 0,5
Giải thích: Lợn A cho nhân 2n chuyển vào trứng (không nhân) của lợn B b
Đột biến ti thể gây bệnh ở lợn con nhân bản được di truyền từ lợn mẹ B 0,5
Giải thích: Gen ti thể là gen tế bào chất, hợp tử phát triển thành lợn con nhân bản nhận tế
bào chất từ trứng của lợn mẹ B c
Lợn C, vì lợn C chỉ nhận phôi (Mang thai hộ) 0,5 lOMoARcPSD|50202050 d
Kiểu nhân của lợn con nhân bản hoàn toàn giống với lợn (A) 0,5
Kiểu gen lợn con lai là sự tổ hợp kiểu gen của hai giống (A) và (B)
Câu 19 (2,0 điểm)
John Gurdon là người đầu tiên đã tạo dòng nhân tạo trên ếch (Hình 2): Ông lấy các tế bào đã biệt hóa của nòng
nọc (1) và ếch (2, 3) rồi chuyển nhân của các tế bào đó đến các trứng đã bị loại bỏ nhân. Những tế bào trứng này tiếp
tục phát triển (1, 2), hoặc các nhân của các tế bào trên được chuyển liên tiếp qua một số trứng đã bị loại bỏ nhân,
trứng sau đó phát triển (3). Hình 2 a)
Thí nghiệm của Gurdon đã chứng minh được điều gì? b)
Bằng chứng nào đã chứng minh các yếu tố tế bào chất giúp điều hòa sự biệt hóa tế bào? c)
Bằng chứng nào ở thí nghiệm đã chứng minh các yếu tố quyết định số phận tế bào cần một thời
gian dài đểhoàn thành điều hòa biểu hiện của một gen? HDC Ý Nội dung Điểm
a Thí nghiệm của Gurdon đã chứng minh rằng các tế bào trưởng thành vẫn chứa tất cả ADN cần cho sự 0,5
phát triển của phôi. Vì tế bào trưởng thành có thể tạo ra một cơ thể trưởng thành khác.
b Đưa nhân da vào tế bào chất của trứng đã lập trình thành trứng. Vì 0,5
so (2) với (1) ta thấy các tế bào trước đó dễ lập trình lại hơn. 0,5
c So sánh (3) với (2), cần kéo dài thời gian tiếp xúc với các yếu tố trứng để lập trình lại đầy đủ tế bào trưởng 0,5 thành.
Câu 20 (2 điểm):Công nghệ tế bào
7.1 Tế bào gốc là gì? Phân biệt các loại tế bào gốc. Nuôi cấy các tế bào người và động vật trong ống
nghiệm đem lại những lợi ích gì?
7.2 Giả sử có điều kiện nghiên cứu, hãy nêu ý tưởng thiết kế thí nghiệm kiểm chứng 1 loại tế bào
chuyên hóa của cơ thể động vật hoặc thực vật vẫn còn tính toàn năng. Ý
Yêu cầu cần đạt Điểm lOMoARcPSD|50202050 7.1
-Tế bào gốc là những tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác 0,25 nhau.
- Phân biệt các loại tế bào gốc: Tiêu chí Tế bào gốc vạn năng
Tế bào gốc đa tiềm năng Nguồn gốc
Phôi sớm của động vật
Từ các mô của cơ thể trưởng thành 0,5 Khả năng phân
Có thể phân chia và biệt
Chỉ có thể phân chia và biệt hóa
chia và biệt hóa hóa thành mọi loại tế bào
thành 1 số loại tế bào nhất định của
của cơ thể trưởng thành cơ thể 0,5 Tên gọi khác Tế bào gốc phôi
Tế bào gốc trưởng thành
- Nuôi cấy các tế bào người và động vật trong ống nghiệm đem lại lợi ích:
+ Thành tựu trong nuôi cấy các tế bào động vật cũng cho phép các nhà nghiên cứu phát
triển thịt nhân tạo làm thực ph ऀ m cho con người.
+ Từ các tế bào gốc ban đầu, nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển thành các bộ
phận, cơ quan khác của cơ thể. Do đó cũng mở ra tương lai tổng hợp nhân tạo và cung
cấp nguồn thay thế cho cơ quan bị suy giảm chức năng ở người và động vật, khi cần th iết. 0,25 7.2
Để kiểm chứng 1 loại tế bào chuyên hóa của cơ thể động vật hoặc thực vật vẫn còn tính toàn năng: -
Cách 1: Nuôi cấy các tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để
xem chúng có phân chia và tái sinh thành cơ thể hoàn chỉnh không. 0,25 -
Cách khác là kiểm tra xem tế bào có đủ vật chất di truyền hay không, bằng cách
nuôi chúng cho phân chia rồi kiểm tra bộ NST hoặc hàm lượng ADN trong tế bào. 0,25
Câu 21. Công nghệ tế bào (2 điểm).
Hãy nêu tóm tắt các bước tiến hành để tạo ra chủng vi khu ऀ n E.coli sản xuất hoocmôn Insulin dùng
làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường ở người. Tại sao muốn sản xuất một lượng lớn hoocmôn Insulin ở
người, người ta lại chuyển gen mã hoá hoocmôn Insulin ở người vào tế bào vi khu ऀ n đường ruột (E.coli)? HDC: Nội dung Điểm Các bước tiến hành: 0.25 -
Bước 1: Tách ADN khỏi tế bào của người, tách Plasmit khỏi vi khu ऀ n E.coli. - 0.5
Bước 2: Dùng enzim cắt ADN (gen mã hoá insulin) của người và ADN Plasmit
ởnhững điểm xác định, dùng enzim nối đoạn ADN cắt (gen mã hoá insulin) với ADN 0.25
Plasmit tạo ra ADN tái tổ hợp. -
Bước 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào vi khu ऀ n E.coli, tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợphoạt động. 0.5 -
Chuyển gen mã hoá hoocmôn insulin ở người vào tế bào vi khu ऀ n đường ruột:
VìE.coli có ưu điểm dễ nuôi cấy và sinh sản rất nhanh, dẫn đến tăng nhanh số bản sao của
gen được chuyển (tế bào E.coli sau 30 phút lại nhân đôi, sau 12 giờ 1 tế bào ban đầu sẽ 0.5
sinh ra hơn 16 triệu tế bào). -
Dùng chủng E.coli được cấy gen mã hoá hoocmôn insulin ở người trong sản xuất
thìgiá thành insulin để chữa bệnh đái tháo đường dễ hơn hàng vạn lần so với trước đây
phải tách chiết từ mô động vật. lOMoARcPSD|50202050
Câu 22 (2,0 điểm). Hai cá thể lưỡng bội ở hai loài thực vật có hoa có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEe.
Từ hai cá thể trên, người ta đã tạo ra được cá thể lai có kiểu gen AaBbDdEe, có khả năng sinh sản bình
thường. Biết rằng không xảy ra đột biến gen. a)
Trình bày phương pháp để có thể tạo được cá thể lai có kiểu gen nói trên. Từ cá thể
laiAaBbDdEe bằng công nghệ tế bào nào để tạo được cá thể có kiểu gen đồng hợp AABBDDEE? b)
Nêu các công nghệ tế bào giúp tạo ra cây lai tái tổ hợp vật chất di truyền từ hai loài nói trên?
Trong đó, công nghệ nào có số gen được tái tổ hợp ít nhất? Ý Nội dung Điểm a)
* Phương pháp tạo được cá thể lai có kiểu gen AaBbDdEe nói trên: 0,25
+ Lai 2 tế bào sinh dưỡng (xôma) của 2 cá thể có kiểu gen AaBb và DdEe tạo tế bào lai có kiểu gen AaBbDdEe. 0,25
+ Nuôi cấy tế bào lai AaBbDdEe trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo thành cây lai có kiểu gen AaBbDdEe.
* Công nghệ tế bào tạo ra cá thể có kiểu gen đồng hợp AABBDDEE: 0,5
Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh tạo các mô đơn bội khác nhau sau đó dùng cônsixin
gây lưỡng bội hóa rồi nuôi cấy tạo các cây lưỡng bội hoàn chỉnh, chọn lọc các cây có kiểu hình A-B-D-E-. b)
- Các công nghệ tế bào giúp tạo ra cây lai tái tổ hợp vật chất di truyền từ hai loài nói trên:
+ Lai tế bào sinh dưỡng tạo tế bào lai, nuôi cấy tế bào lai cho phát triển thành cây lai.
+ Công nghệ gen (kĩ thuật chuyển gen) tạo tế bào loài này mang gen của loài còn lại rồi 0,25
nuôi cấy tế bào cho phát triển thành cây lai.
- Phương pháp công nghệ gen là phương pháp có số gen được tái tổ hợp ít nhất. 0,25 0,5