Tổng hợp kiến thức Lịch sử văn minh thế giới | Đại học Văn Lang

Trình bày sự ra đời của Phật giáo Ấn Độ (Bối cảnh xã hội, Thời gian, người sáng lập, thuyết tứ diệu đề). Mối quan hệ giữa tôn giáo với các thành tựu văn minh trong lịch sử Ấn Độ cổ -trung đại? Vì sao Ấn Độ đ ợc mệnh danh là “xứ sở của Thần linh”? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Trường:

Đại học Văn Lang 804 tài liệu

Thông tin:
25 trang 14 giờ trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tổng hợp kiến thức Lịch sử văn minh thế giới | Đại học Văn Lang

Trình bày sự ra đời của Phật giáo Ấn Độ (Bối cảnh xã hội, Thời gian, người sáng lập, thuyết tứ diệu đề). Mối quan hệ giữa tôn giáo với các thành tựu văn minh trong lịch sử Ấn Độ cổ -trung đại? Vì sao Ấn Độ đ ợc mệnh danh là “xứ sở của Thần linh”? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

13 7 lượt tải Tải xuống
TỔNG HỢP LẠI KIẾN THỨC LSVMTG
ẤN ĐỘ
Câu 1.Trình bày sự ra đời của Phật giáo Ấn Độ (Bối cảnh xã hội,Thời gian , người sáng lập, thuyết TỨ DIỆU ĐẾ
“Nếu ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này” là lời thề nổi tiếng
của Thái tử Tất Đạt Đa – người sáng lập ra Phật giáo. Thái tử sinh khoảng năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ
Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra
sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của
đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái tử
nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Sau 49 ngày đêm
thiền định dưới gốc cây Bồ đề, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật
Thích Ca Mâu Ni.Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu
khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc
thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và
có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo…
1. Bối cảnh lịch sử ra đời trước Phật giáo
- Tư tưởng luân hồi và cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng
Veda). Đạo này còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật đó là Brahman (hay Phạm Thiên). Do việc giai cấp tăng lữ
được đề cao và được hưởng mọi ưu đãi bổng lộc trong xã hội đã tạo điều kiện cho việc phân hoá thành phần này ra rất
nhiều hướng triết lý hay hành đạo khác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau. Trong thời gian trưóc khi Thích Ca
thành đạo đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết lý cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng khoái lạc,
ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí ma thuật, khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh... Chính sự phức tạp của xã
hội, các tư tưởng về nhân sinh quan vũ trụ quan khá phong phú, và sự xuất hiện của các phương thức tu tập dị biệt nhau
đã là một môi trường giúp cho Thích Ca từ đó tìm ra con đường riêng cho đạo Phật về sau.
2. Bối cảnh ra đời của Phật giáo, Cụ thể hơn, xã hội Ấn Độ cổ đại có những đặc điểm sau: Kinh tế - Chính trị -
Xã hôi đầy những mẫu thuẫn và bất bình đẳng.
a. phân chia giai cấpXã hội:
- Vào khoảng giữa thiên niên kỷ I Trước công nguyên, Ấn Độ xưa đã hình thành hàng loạt tiểu quốc. Các vương
quốc có điều kiện tự nhiên khác nhau. Kinh tế, xã hội, chính trị phát triển không đều nhau. Do vậy, các vương
quốc luôn mâu thuẫn, cạnh tranh và thôn tính nhau làm tình hình chính trị bất ổn, tâm lý dân chúng bất an.
Đến thế kỷ V Trước công nguyên chỉ còn 4 quốc gia: Kashi, Koshala, Magadha, Virigis. Mâu thuẫn đẳng cấp
tăng lữ, quý tộc và sự phân hoá giai cấp mạnh mẽ, trở thành nỗi bức xúc lớn trong xã hội bấy giờ.
- Tăng lữ thao túng toàn bộ đời sống chính trị, tinh thần, vơ vét tài sản, bắt dân chúng nộp thuế cao và nghĩa vụ
khác.
- Quý tộc bảo vệ và trực tiếp cai trị đất nước, là người giữ vai trò quyết định trong chiến tranh nhưng địa vị lãnh
đạo lại không rõ ràng do ở dưới đẳng cấp tăng lữ.
- Dân thường có cuộc sống không ổn định do chiến tranh, mất mùa nhưng thuế không giảm và những áp lực của
tôn giáo đè nặng.
- Nô lệ là kẻ thấp hèn, có một số dân thường bị phá sản trở thành nô lệ, một số phải đi ăn xin. Họ chịu cuộc sống
cực khổ dẫn đến tâm lí chán nản, tuyệt vọng.
- Trong đó, giai cấp Bà la môn ( tăng lữ, quý tộc) là giai cấp thống trị, nắm giữ mọi quyền lực về kinh tế, chính trị
và tôn giáo. Các giai cấp khác chịu sự áp bức, bóc lột của giai cấp Bà la môn.
b. Xã hội Ấn Độ cổ đại có chế độ đẳng cấp rấtnghiêm ngặt. Mỗi giai cấp được quy Chế độ đẳng cấp:
định những quyền lợi vànghĩa vụ nhất định. Người dân không được phép thay đổi giai cấp của mình
è Mâu thuẫn đẳng cấp và sự phân hoá giai cấp mạnh mẽ, trở thành nỗi bức xúc lớn trong xã hội bấy giờ.
c. Công cụ bằng kim loại đã làm thay đổi bản chất của sản xuất. Nhiều ngành kinh tế đã ra đời và Kinh tế:
ngày càng mở rộng, làm xuất hiện tầng lớp mới, trong đó có thương nhân. Thương nhân là tầng lớp có tiềm lực về kinh tế,
nên muốn thay đổi địa vị trong hệ thống đẳng cấp. Tầng lớp này lúc đầu không được xếp vào đẳng cấp nào và cuối cùng
bị đẩy xuống đẳng cấp nô lệ, đẳng cấp thấp hèn nhất. Cùng với đó, kinh tế phát triển làm quá trình phân hóa xã hội ở Ấn
Độ diễn ra sâu sắc hơn đẩy một bộ phận lớn dân cư vào chỗ khốn cùng.
d. Cuộc sống khổ cực càng làm cho nhân dân lao động thêm căm ghét những kẻ bóc lột mình,oán Tôn giáo :
ghét chế độ đẳng cấp, không còn tin vào các vị thần Bàlamôn. Những nghi lễ phức tạp, những nghĩa vụ phiền toái, giáo lí
ngày càng khó hiểu làm cho người dân ngày càng xa rời tôn giáo này. Trong bối cảnh đó vào thế kỷ VI TCN ở Ấn Độ đã
xuất hiện nhiều trường phái tôn giáo, triết học mới chủ trương xa lánh thực tại, khổ hạnh, ép xác, tiêu cực, tự kỉ nhưng có
1 điểm chung là trực tiếp và gián tiếp chống lại đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp. Phật giáo cũng là một trong những trào
lưu đó và được xem là một phản đề của đạo.
Trước bối cảnh xã hội như vậy, nhiều người dân Ấn Độ đã tìm kiếm một con đường giải thoát khỏi khổ đau.
Thái tử Tất Đạt Đa cũng là một trong những người đó. Sau khi chứng kiến những nỗi khổ đau của cuộc đời, ngài đã quyết
định từ bỏ cuộc sống xa hoa, đi tu để tìm ra chân lý giải thoát cho con người.Trải qua nhiều năm tu hành gian khổ, cuối
cùng ngài cũng đạt được giác ngộ, trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ đó, ngài bắt đầu truyền bá giáo lý của mình cho
nhân loại. Giáo lý của Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu giải thoát của người dân Ấn Độ, vì vậy Phật giáo đã nhanh
chóng phát triển và trở thành một tôn giáo lớn ở Ấn Độ. Tôn giáo này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của
người dân Ấn Độ và lan tỏa sang nhiều nước khác trên thế giới
( Giai cấp cầm quyền cho rằng Phật giáo không làm tổn hại đến lợi ích của họ, đồng thời cũng Nguyên nhân thêm:
không hài lòng với địa vị ưu đãi của những người theo đạo Bàlamôn nên họ ủng hộ đạo Phật.)
1. Phật giáo ra đời vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên (TCN) ở Ấn Độ. Người sáng lập Phật giáo làThời gian:
Siddhartha Gautama, được biết đến nhiều nhất với danh xưng là Đức Phật.Siddhartha Gautama sinh vào
khoảng thế kỷ thứ 6 TCN,trong một gia đình quý tộc ở Lumbini, gần thành phố Kapilavastu, ngày nay
thuộc Nepal.Đức Phật bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm sự giác ngộ và giải thoát khỏi chuỗi luân phiên tái
sinh khi ông rời bỏ cuộc sống xa hoa và tiện nghi gia đình. Sau nhiều năm tu hành và những trải nghiệm sâu
sắc, ông đạt được giác ngộ dưới cây Bodhi ở Bodh Gaya, Ấn Độ, và trở thành Đức Phật –"Người Thức
Tỉnh" hay "Người Thức Dậy."Sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật dành phần lớn cuộc đời còn lại để truyền dạy
những bản giáo lý của mình cho người khác. Những người học giáo lý của ông được gọi là các tăng ni và tín
đồ Phật giáo. Các giáo lý của Đức Phật sau đó được tổ chức và truyền bá rộng rãi, đặt nền móng cho sự phát
triển của Phật giáo trong lịch sử văn hóa và tôn giáo thế giới
2. Thuyết Tứ diệu đế là giáo lý nền tảng của Phật giáo, do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy lần Giáo lý:
đầu tiên sau khi Ngài thành đạo. Tứ diệu đế bao gồm bốn chân lý cao quý,giải thích bản chất của khổ đau và
con đường giải thoát.
- Khổ đế là chân lý thứ nhất, chỉ ra bản chất của cuộc đời là khổ đau, Suy xét về sự khổ cực, luân hồi, Khổ đế:
nghiệp báo của chúng sinh. Khổ đau là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống của con người, bao
gồm:Khổ sinh: Khổ đau khi sinh ra , Khổ lão: Khổ đau khi già, Khổ bệnh: Khổ đau khi bệnh tật, Khổ tử: Khổ
đau khi chết, Khổ ái biệt ly: Khổ đau khi chia ly người thân, Khổ cầu bất đắc: Khổ đau khi không đạt được
những gì mình mong muốn, Khổ oán tắng hội: Khổ đau khi gặp phải những người mình ghét
- là chân lý thứ hai, chỉ ra nguyên nhân của khổ đau.Nguyên nhân của khổ đau là do vô minh, tham ái và Tập đế:
sân hận.Vô minh là sự thiếu hiểu biết về bản chất của cuộc đời, dẫn đến những hành động sai lầm.Tham ái là
sự khao khát những thứ không thuộc về mình.Sân hận là sự căm ghét, thù hận đối với những người khác
- là chân lý thứ ba, chỉ ra sự diệt vong của khổ đau.Khổ đau có thể được diệt trừ bằng cách đoạn trừ Diệt đế:
nguyên nhân của nó, tức là đoạn trừ vô minh, tham ái và sân hận.
- : là chân lý thứ tư, chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ là con đường Trung đạo, tránh xa hai Đạo đế
thái cực là dục lạc và khổ hạnh. Con đường này bao gồm tám chi phần, gọi là Bát chánh đạo gồm Chính kiến,
chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn, chính niệm, chính định.
3. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ khoảng giữa thiên niên kỷ I TCN, vào thời Quá trình truyền bá và phát triển:
điểm rất hưng thịnh của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp. Với giáo lý đề cao lòng từ bi của con người với
đồng loại,chống lại chế độ đẳng cấp, với tinh thần bác ái, đạo Phật nhanh chóng chinh phục được đông đảo
các tầng lớp nhân dân Ấn Độ từ vua chúa đến nhân dân lao động. Từ thế kỷ V TCN đến thế kỷ V SCN là
quá trình truyền bá và phát triển đạo Phật, từ khi Đức Phật viên tịch cho đến khi đạo Phật không còn phổ
biến ở Ấn Độ. Quá trình đó trải qua 4 hội nghị kết tập:
Thứ nhất, hội nghị kết tập lần 1
- Ngay sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, một số tăng sỹ bắt đầu có những biểu hiện sống tự do vượt ra ngoài những giới
luật ràng buộc. Trước tình hình đó, Ca Diếp - đệ tử tối cao của Đức Phật đã triệu tập một đại hội kết tập lại giáo pháp Phật
tổ dạy một cách thống nhất để mọi người tuân theo. Hội nghị kết tập lần này diễn ra ở thành Vương Xá, kinh đô nước Ma
Kiệt Đà, kéo dài bảy tháng. Thành phần hội nghị gồm 500 vị đã chứng quả A La Hán. - Cuộc kết tập này có ý nghĩa quan
trọng hàng đầu trong lịch sử Phật giáo. Bước đầu hình thành nên cơ cấu tổ chức giáo hội, Luật và Pháp được phân chia rõ
ràng: Pháp gồm những lời thuyết giáo của Phật được nhớ lại theo ký ức của các đệ tử lúc bấy giờ; Luật là quy chế của hội
Phật giáo do Đại hội thảo ra.
Thứ hai, hội nghị kết tập lần 2
- 100 năm sau kỳ kết tập lần thứ nhất, 12.000 tăng sỹ thành Tỳ Xá Lỵ không sống theo tất cả
giới luật. Theo họ, trong giới luật có 10 điều được châm chế và họ đã không giữ những giới luật
này. Để xem xét lại 10 điều luật trên, cũng là để một lần nữa xác định lại giới pháp nhằm ngăn
ngừa mọi điều phi pháp có thể xảy ra, hội nghị kết tập lần thứ hai được triệu tập. Hội nghị quy tụ 700 vị trưởng lão tại
thành Phệ Xá Lỵ kéo dài khoảng 8 tháng
- Sau nhiều lần thảo luận với nhiều ý kiến khác nhau, cuối cùng, hội nghị tuyên bố, 10 điều trên vẫn là những giới luật cần
tuân giữ, nếu không sẽ phạm giới. Tuy nhiên, đa số các vị Đông bộ không phục tùng nghị quyết này, họ (gọi là Đại chúng
bộ, là mầm mống của phái Đại thừa sau này) cùng nhau hội họp ở nơi khác để kết tập kinh điển, gọi là Đại chúng kết tập.
Từ đấy, giáo đoàn Phật giáo chia thành hai bộ phái khác nhau. Thượng toạ bộ theo khuynh hướng bảo thủ, Đại chúng bộ
theo khuynh hướng cách tân.
Thứ ba, hội nghị kết tập lần 3
- Diễn ra vào khoảng thế kỷ III TCN với 1000 tăng ni tham dự trong 9 tháng. - Với sự giúp đỡ của Asoka, nhiệm vụ chính
là chấn chỉnh lại tổ chức và giáo lý của giáo hội, đồng thời đặt ra kinh kệ và các nghi thức. Asoka còn cho xây dựng nhiều
chùa tháp, thành lập nhiều tăng đoàn, khuyến khích việc truyền bá đạo Phật đến nhiều vùng đất trên báo đảo Ấn Độ và
một số quốc gia khác (Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan,...). Tuy nhiên, sau khi vương quốc Magada tan rã, đạo Phật cũng
suy yếu dần.
Thứ tư, hội nghị kết tập lần 4
- Diễn ra vào thế kỷ I SCN với sự giúp đỡ của vua Kanisca với 500 tăng ni tham dự ở Casmia. - Trong lịch sử tư tưởng
nhân loại, có một hiện tượng mang tính quy luật, đó là sự phân phái của các hệ thống triết lý tôn giáo lớn trong quá trình
phát triển của chúng. Phật giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thông qua giáo lý của Phật giáo cải cách và phái Phật
giáo này được gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ (gọi là phái Tiểu Thừa). - Phái Tiểu (hay Nam tông)
thừa nghĩa là “cỗ xe nhỏ” hoặc “con đường cứu vớt hẹp”, cho rằng những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt.
+ Quan niệm Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh, gắn với giác ngộ sáng suốt, không còn phiền não khổ đau, không
còn nhân quả luân hồi, cũng tức là hư vô.
+ Phật Thích Ca là người đầu tiên đạt đến cảnh giới Niết bàn lúc 35 tuổi.
+ Được truyền bá từ Ấn Độ sang Sri Lanca rồi đến các quốc gia ở Đông Nam Á như Myanma,Thái Lan, Lào,
Campuchia, Nam Việt Nam,...
- Phái Đại Thừa (Bắc tông) nghĩa là “cỗ xe lớn” hoặc “con đường cứu vớt rộng”, cho rằng không chỉ những tu hành mà cả
những người quy y cũng được cứu vớt.
+ Quan niệm Niết bàn như thiên đường, tức là vương quốc của các vị Phật, cũng là nơi Cực lạc.
+ Đề cao vai trò của tầng lớp tăng ni, coi họ là trung gian giữa tín đồ và Bồ tát.
+ Phật giáo Đại thừa được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Bắc Việt
Nam,... Sau đại hội Phật giáo lần thứ tư, các nhà sư được khuyến khích ra nước ngoài truyền đạo; do đó đạo Phật
càng được truyền bá mạnh mẽ sang Trung Á và Trung Quốc. Những thế kỉ tiếp sau đó, đạo Phật suy dần ở Ấn
Độ, nhưng lại được phát triển ở phần lớn Châu Á và đã trở thành quốc giáo của một số nước như Xri Lanca,
Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia.
Các kì kết tập khác: Các lần kết tập còn lại đều là của riêng bộ phái Thượng Tọa Bộ (còn gọi là Nam Truyền)
tiến hành.
Hội nghị tập kết lần thứ 5
Kết tập lần thứ V được tổ chức vào năm 1871, trong suốt 5 tháng tại thủ đô của Miến Điện lúc bấy giờ là
Mandalay. Số người tham dự gồm 2.400 cao tăng dưới sự bảo trợ của vua Mindon. Kết quả là việc hiệu đính lại
3 tạng kinh và đem khắc trên 729 phiến đá hình vuông được cất vào trong chùa tháp Kuthodaw
Hội nghị tập kết lần thứ 6
Kết tập lần thứ VI bắt đầu ngày 17 tháng 5, nhân dịp lễ Phật Đản, năm 1954, trong suốt thời gian là 2 năm. Địa
điểm kết tập là phía bắc của Ngưỡng Quãng, trên đồi núi Nghệ Cố. Dưới sự khởi xướng của Giáo hội Phật giáo
Miến Điện và bảo trợ của Chính phủ Miến Điện. Kết quả là sự tham khảo lại tất cả kinh điển của các nước Phật
giáo Nam truyền, rồi đúc kết và đem xuất bản để truyền bá.
4. Sự phân hoá trong Phật giáo ở Ấn Độ :
Từ thế kỉ thứ 7 trở đi, đạo Phật đã có nhiều phân hoá. Nhiều tông phái đã xuất hiện lại có đường lối dị biệt và
nhiều lúc chia rẽ nhau. Thời gian đó, cũng là lúc ra đời các tông phái Mật tông. Các phái này đưa ra rất nhiều hình
ảnh bồ tát và có nhiều hoạt động về hình thức tương tự với việc thờ cúng thần linh của Ấn giáo. Do đó, ít nhiều đã
làm lu mờ các điểm đặc thù của Phật giáo. Sự bao dung và tự do của Phật giáo cũng là một tiền đề cho sự suy tàn.
Các vua trong nước Ấn mặc dù rất sùng bái đạo Phật nhưng khó tìm thấy trong đạo này một vị trí tôn xưng xứng
đáng. Do đó, họ có thể sẵn sàng nghe thuyết pháp nhưng vẫn không bỏ quên đạo Bà La Môn và không ngừng phát
huy đạo này thay vì Phật giáo
5. Nguyên nhân suy yếu Đạo Phật ở Ấn Độ:
Sau những thế kỉ rất thịnh đạt trong khoảng 1000 năm, từ triều đại GUPTA (TK 5 sau TC) đạo Phật có biểu hiện suy
thoái, đó là không thống nhất về học thuyết và tổ chức. Chỉ phát triển trong thành phố, những nơi hẻo lánh theo Phật giáo
không nhiều. Trong khi đó Hindu đã có từ rất lâu, bám rễ chặt cả ở nông thôn, còn Phật giáo đã yếu ở thành phố là suy
yếu hẳn.
Một số cho rằng sự suy tàn của Phật giáo Ấn Độ là quy luật tự nhiên khi một hiện tượng nào đó đạt trạng thái đỉnh cao sẽ
đến lúc chìm xuống đáy. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng sự suy tàn của Phật giáo Ấn Độ là do những yếu tố khách
quan và chủ quan của những tăng sư Ấn Độ. Một vài nguyên nhân được sự đồng tình nhiều nhất có thể kể đến như:
-Sự thất bại trong việc truyền đạo ở Ấn Độ: Sau khi Đức Phật nhập niết bàn,những Tỳ-kheo vẫn tiếp tục công việc lập
Tăng đoàn thuyết pháp. Nhưng họ ngày càng chỉ biết chăm lo xây chùa, ở chùa tu dưỡng nên việc giảng đạo truyền đạo
trở nên ngày một ít đi và Phật giáo cũng ngày càng trở nên ít phổ biến trong đời sống người dân
-Sự đồng hóa giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo: nhìn chung Phật giáo vẫn dựa trên những giáo lý cơ bản, những nghi lễ tập
tục của Ấn Độ Giáo khiến cho có những nhìn nhận sai lầm về việc hai tôn giáo này giống nhau. Người Ấn bản địa còn
cho rằng Phật Thích Ca là hóa thân của vị thần Visnu.
-Các đạo sĩ Bà La Môn: Các vị vua theo Bà La Môn hầu như không ủng hộ Phật Giáo sở dĩ là do nền tư tưởng Bà La Môn
đã ăn sâu vào nhận thức của họ. Chính vì thế các nhà sư Ấn Độ và kể cả các Phật tử đều bị đàn áp rất nặng nề dưới giai
đoạn cai trị của các vua Bà-la-môn
-Sự xâm lược của Hồi giáo:Khi người Hồi xâm lược Ấn Độ cũng là lúc Phật giáo Ấn Độ vô cùng suy yếu và sự xâm lược
ấy chính là đòn cuối cùng khiến cho Phật giáo mất đi nhiều giáo dân. Các trường Phật học bị chúng tàn phá, kinh điển bị
đốt cháy, tàn sát các tu sĩ. Hiện nay chỉ còn lại 5% dân số Ấn Độ theo đạo Phật, điều đó cho thấy Phật giáo Ấn Độ sẽ rất
khó để có thể phục hưng cũng như phát triển rực rỡ lại như ban đầu.Và một quốc gia đa thần, đa giáo như Ấn Độ sẽ rất
khó có chỗ đứng cho một tôn giáo trải qua quá nhiều sự đàn áp
Trong 3 thế kỷ,Vaisya cảm thấy không có lợi gì, không phải là chỗ dựa, thay đổi xã hội. Đạo Bàlamôn - Hindu bớt khắt
khe, nới lỏng đồng thời kế thừa một số ưu điểm của Phật giáo nên dần thu hút dân chúng. Đạo Phật được một số vua cho
là quốc giáo nhưng mang tính chất áp đặt nên khi nhà vua chết, đạo Phật cũng dần mất vị trí. Giáo lý ngày càng trở nên
uyên thâm, khó hiểu và xa lạ đối với quần chúng, nên khi đã suy yếu thì không còn cơ hội quay trở lại đời sống tinh thần.
6. Liên hệ Việt Nam:
Còn đối với Việt Nam, gần hai ngàn năm có mặt ở Việt Nam, đạo Phật đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử
dân tộc, song thời nào Phật giáo cũng lấy đức Từ bi để giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Phật giáo Việt Nam
đã xây dựng cho mình truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Với bản chất từ bi, yêu tự do, yêu hoà
bình, tôn trọng sự sống, GHPGVN hôm nay với phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” luôn
tích cực trong các phong trào tương thân tương ái, giúp đỡ cộng đồng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn
kết tôn giáo, xây dựng xã hội bình đẳng và văn minh, xứng đáng là một tôn giáo “Hộ quốc - An dân”.
Câu 2. Mối quan hệ giữa tôn giáo với các thành tựu văn minh trong lịch sử Ấn Độ cổ -trung đại? tôn giáo → chữ
viết→ Kiến trúc,điêu khắc, văn học → hệ thống xã hội→ triết học, khoa học..
Tôn giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng và chi phối sâu sắc vào mọi mặt của cuộc sống người Ấn Độ cổ và trung đại, từ
tư tưởng, xã hội, đến nghệ thuật và khoa học. Tôn giáo là động lực thúc đẩy sáng tạo. Dưới đây là những mối quan hệ
điển hình:
2.1. Chữ viết và ngôn ngữ
- Ngôn ngữ Ấn Độ rất phức tạp, nh ng đó là những đóng góp đặc sắc của c dân nền văn minh sông Ấn là tạo ra chữ viếtƣ ƣ
khắc trên 3.000 con dấu. Loại chữ viết này là chữ ghi âm và ghi vần, viết từ phải sang trái, có 62 dấu sau còn 22.
- Ấn Độ còn có chữ Brami. Chữ Brami là cơ sở để tạo chữ Sankrit (chữ Phạn), là ngôn ngữ Ấn-Âu, gồm: 35 chữ Thánh
phụ âm, 13 nguyên âm, 12 nguyên âm giữa, 200 loại hình kết cấu để ghi tổ hợp giữa nguyên và phụ âm. Trên cơ sở
chữ Brami họ tạo ra chữ viết Sankrit. Trên cơ sở chữ viết của Ấn Độ, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã lấy đó làm nền
tảng cho sự ra đời chữ viết của dân tộc mình
- Cùng với Sankrit, c dân Ấn Độ còn dùng tiếng Pali, mà cơ sở của nó là khẩu ngữ vùng Magada ƣ để viết kinh. Do sự
phát triển của khẩu ngữ này mà tiếng Pali trở thành một loại từ ngữ nh tiếng Phạn.ƣ
- Hiện nay, ở các n ớc Phật giáo phái Tiểu thừa thịnh hành nh Srilanca, Myanmar, Thái Lan, tiếng Pali vẫn đ ợc sử ƣ ƣ ƣ
dụng nh một loại ngôn ngữ mà giới s sãi dùng để tụng kinh.ƣ ƣ
- Ngôn ngữ Ấn Độ phức tạp đã tạo điều kiện cho nhiều học giả chuyên tâm nghiên cứu về ngôn ngữ học. Học giả Panini
là ng ời đã viết ra một quyển ngữ pháp tiếng Phạn có ảnh h ởng rất lớn đối với môn so sánh ngữ học châu Âu hiện đại.ƣ ƣ
2.2.Văn học Ấn Độ
-Văn học phong phú và giàu bản sắc: các lễ hội, tôn giáo, tập tục dân gian làm cho ng ời Ấn Độ sản xuất ra các bản ƣ
tr ờng ca và văn học. Phần lớn các tác phẩm văn học cổ điển Ấn Độ đều đ ợc biểu hiện bằng tiếng Phạn d ới hai dạng ƣ ƣ ƣ
chủ yếu là kinh Vêđa và sử thi.
- Kinh Vêđa: có 4 tập, 3 tập đầu là những bài ca và những lời cầu nguyện phản ánh quá trình ng ời Aryan xâm nhập Ấn ƣ
Độ, sự tan rã của chế độ thị tộc và cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên. Còn tập 4 chủ yếu đề cập đến sự phân biệt đẳng
cấp và cả tình yêu lứa đôi.
- Cư dân Ấn Độ cổ đại để lại 2 bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata và Ramayana.
+ Mahabharata: gồm 18 ch ơng với gần 220.000 câu thơ đ ợc coi là bộ sử thi lớn nhất thế giới. Nội dung cơ bản của nó ƣ ƣ
nói về cuộc nội chiến xảy ra trong nội bộ của dòng họ Bharata ở miền Bắc Ấn Độ.
+ Ramayana: gồm 7 ch ơng với 48.000 câu thơ nói về mối tình giữa hoàng từ Rama và nàng Sita xinh đẹp và thủy ƣ
chung. Hoàng tử Rama đ ợc coi là hóa thân của thần Visnu để bảo vệ cái thiện và diệt trừ cái ác.ƣ
- Hai bộ sử thi này đ ợc coi là lớn nhất Ấn Độ, là hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn học Ấn Độ cổ đại. ƣ
- Thời Trung đại, văn học Ấn Độ có b ớc tiến mới về sân khấu và văn học. Nhà văn xuất sắc Gupta là Katlidasa ở thế kỉ ƣ
V đã có ảnh h ởng lớn đến trào l u văn học mới này. Ông là tác giả của các vở kịch nổi tiếng “Lòng dũng cảm của ƣ ƣ
Vravasi” và truyện “M ời ông hoàng”.ƣ
- Thế kỉ XII - XV, văn học Ấn có điều kiện phát triển mạnh. Thời kì này xuất hiện các tác giả nổi tiếng nh Cabia (1440-ƣ
1518), là một nhà t t ởng, một thi sĩ có tài của Ấn Độ, đã trình bày t t ởng của mình bằng một lối văn giản dị, d ới ƣ ƣ ƣ ƣ ƣ
hình thức những câu thơ bài hát dễ nhớ để nhân dân có thể hiểu đ ƣ
2.5. Kiến trúc và điêu khắc
- Kiến trúc: Đ ợc coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của lịch sử văn minh Ấn Độ, kiến trúc Ấn mang sắc thái ƣ
riêng độc đáo với các kiểu loại hình kiến trúc: cột đá, mộ tháp, chùa chiền, hình tháp, cung điện...
+ Tiêu biểu là tháp Xansi ở Trung Ấn, đ ợc xây dựng từ thế kỉ IV TCN, tháp xây dựng bằng gạch cao 16m, hình quả cầu,ƣ
xung quanh có lan can, có 4 cửa lớn, lan can và cửa đều làm bằng đá và chạm trổ rất đẹp.
+ Loại hình kiến trúc cột đá đ ợc gọi là Xtamba. Cột đá trung bình cao 15m, nặng 50 tấn, đ ợc chạm trổ nhiều con s tửƣ ƣ ƣ
và các hình trang trí khác. Cột đá cũng là loại kiến trúc .để thờ Phật
+ Chùa ở hang Agianta đ ợc xây dựng từ thế kỉ II TCN, tiêu biểu cho loại công trình nghệ thuật kiến trúc kết hợp ƣ
với điêu khắc hội họa.
+ Kiến trúc chịu ảnh h ởng của ƣ đạo Hindu, th ờng là các nền tháp nhọn nhiều tầng t ợng tr ng cho đỉnh núi ƣ ƣ ƣ
thiêng liêng, nơi ngự trị của các thần.
+ Kiến trúc Ấn Độ còn in đậm dấu ấn , những nhà thờ Hồi giáo, các cung điện, lăng tẩm mang dáng dấp Ả của đạo Hồi
Rập, Ba T nh ng đã Ấn hóa với những đặc điểm của kiến trúc Ấn Độ. Điểm chung của loại hình kiến trúc này là mái ƣ ƣ
vòm, cửa vòm, có tháp rộng, sân rộng và hoàn toàn không có hình t ợng của con ng ời. Ba thành phố: Đê li, Acra, ƣ ƣ
Phatêcbua, Sikri là 3 công trình kiến trúc nổi tiếng của các v ơng triều Hồi giáo.ƣ
+ Trong đó, tháp Kubminar ở Đêli đánh dấu sự chuyển biến của hai loại hình , tháp đ ợc xây dựng vào kiến trúc Ấn-Hồi ƣ
năm 1199, cao 75m, có 5 tầng, 3 tầng d ới đ ợc xây bằng đá, hai tầng trên xây bằng đá trắng. Từ nền tháp đến chóp có ƣ ƣ
379 bậc thang đá.
- Điêu khắc Ấn Độ cũng có những tiến bộ đáng kể chủ yếu là khắc t ợng Phật và các t ợng thần của đạo Hinduƣ ƣ . Các
t ợng Phật bằng đá, một số ít bằng đồng phản ánh vẻ từ bi, anh linh khi nhập thiền với cặp mắt sâu lắng, trầm lặng chứa ƣ
đựng nỗi u t h ớng tới cõi vĩnh hằng. Còn các bức t ợng thần đ ợc thể hiện bằng ng ời hoặc là hình ảnh hóa thân ƣ ƣ ƣ ƣ ƣ ƣ
nh lợn rừng, con nhân s ...ƣ ƣ
+ T ợng thần Shiva có mặt khắp nơi, với con mắt thứ 3 nằm giữa trán, với t ợng bò rừng Nantin là vật c ỡi của thần, trụƣ ƣ ƣ
đá Liuga là biểu t ợng sinh thực khí của nam giới. Ngoài các t ợng thần linh là t ợng các thú vật gắn liền với các vấn đềƣ ƣ ƣ
tôn giáo nh cột trụ bằng đá ở Sacnac, t ợng khỉ ở Hanaman miền Nam Ấn Độ.ƣ ƣ
=> Tóm lại, kiến trúc điêu khắc ở Ấn Độ thời cổ-trung đại tuy có gắn liền với vấn đề tôn giáo nh ng do bắt nguồn từ ƣ
cuộc sống của các tác giả có các công trình lại xuất thân từ quần chúng nhân dân lao động nên tính hiện thực đ ợc thể ƣ
hiện một cách rõ nét
- Các nước Đông Nam Á đều chịu ảnh h ởng sâu sắc của nền kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ nh Myanmar, Thái Lan, ƣ ƣ
Lào, Campuchia, Indonesia và Việt Nam.
2.6. Y học
Y học Ayurveda: Y học Ayurveda, một trong những hệ thống y học cổ truyền lâu đời nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ
các kinh Vệ Đà.
Khoa học: Nhiều nhà khoa học Ấn Độ cổ đại là những nhà tu hành, họ đã nghiên cứu về thiên văn học, toán học, y học...
với mục đích phục vụ cho việc thờ cúng và giải thích các hiện tượng tự nhiên.
Câu 2/ Mối quan hệ giữa tôn giáo với các thành tựu VM trong lịch sử Ấn Độ cổ - trung đạia.
a.Ảnh hưởng của tôn giáo đến chữ viết
Một trong những đặc trưng tôn giáo trong những ngôn ngữ Ấn Độ có thể là đối tượng quan sát một cách rõ ràng mà trong
đó các nhà lôgic học phương Tây gọi là “những phán đoán khách quan”. Người Ấn Độ cổ đại, khi họ nghĩ về các hiện
tượng tự nhiên,họ luôn luôn tưởng tượng ra một vị thần tạo ra các hiện tượng đó như thể là chúng tồn tại một cách một
cách bí mật.Ở Ấn Độ, họ đã phát triển một quan niệm rất phức tạp về thần linh. Họ có nhiều từ ngữ để chỉ thần linh. Thời
đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng
3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30
bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami,thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của
nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
b. Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn học
Ấn Độ là nước có nền văn học rất phát triển, gồm có 2 bộ phận chính là Vêđa và sử thi.Những tập Vêđa gồm những bài
cầu nguyện, thần chú, những nghi thức cúng bái,những bài thuyết pháp, những lời giải thích triết lí trong kinh Vêđa. Sử
thi Ấn Độ có hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm
220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi
là một bộ “bách khoa toàn thư”phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48000
câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên Tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân
gian một số nước Đông Nam Á. Ví dụ Riêmkê ởCampuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ
Ramayana. Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong
ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu. Ngoài văn học tiếng Xanxcrit ra, còn có những tác phẩm viết bằng các thứ ngôn ngữ
khác, trong đó trước hết phải kể đến những tác phẩm viết bằng tiếng Pali về chủ đề Phật giáo
c. Ảnh hưởng của tôn giáo đến nghệ thuật
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn
Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng
nghệ thuật: Hinđu giáo,Phật giáo, Hồi giáo. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang
Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình
vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp. Các công
trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII – XI.
Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ
nước và những cánh đồng. Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng
thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII. Nói chung nghệ thuật tạo hình Ấn Độ phần lớn
nhằm vào chủ đề tôn giáo, nhưng vì bắt nguồn từ cuộc sống thực tế nên tính hiện thực vẫn thể hiện rất rõ rệt, ví dụ tượng
nhiều tay nhiều đầu là phỏng theo tư thế của các đội múa trong đền và cung đình.
d. Ảnh hưởng của tôn giáo đến khoa học tự nhiên
Do nhu cầu cuộc sống hằng ngày nhân dân Ấn Độ đã có nhiều phát minh quan trọng về một số môn khoa học tự nhiên
như thiên văn, toán học, vật lí…. nhưng vẫn chịu ảnh hưởng rất mạnh của tôn giáo.
Về Thiên văn: người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng,
mỗi tháng có 30 ngày. ( Như vậy năm bình thường có 360 ngày ). Cứ sau 5 năm thì họ
lại thêm vào một tháng nhuận.
Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng
góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây
Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu
biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,1416.
Về vật lý: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “…
trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”.
Y học: cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép
xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển
sách là “ Y học toát yếu” và “ Luận khảo về trị liệu”
Câu 3. Vì sao Ấn Độ đ ợc mệnh danh là “xứ sở của Thần linh”?ƣ (Khẳng định Ấn Độ có
nhiều đạo)
Ấn Độ được mệnh danh là “xứ sở của thần linh” bởi vì đây chính là mảnh đất sản sinh ra rất nhiều tôn giáo ra nhiều tôn
giáo lớn trên thế giới và mỗi tôn giáo đều có những nghi thức thờ phụng thần linh riêng.
+Đạo Bà La Môn là một tôn giáo đa thần, vị thần gần gũi nhất là Indra thần mưa bão, sấm sét. Brahma là vị thần sáng tạo
thế giới, Shiva là thần hủy diệt thế giới, Vishnu là thần bảo vệ ánh sáng, bảo tồn vũ trụ, bốn mùa, thần làm cho nước sông
Hằng dâng lên và làm mưa để tưới tiêu cho đồng ruộng… Cho tới đầu công nguyên, đạo Bà La Môn phân chia thành 2
phái: phái thờ thần Shiva và phái thờ thần Vishnu. Để thống nhất về tư tưởng, đạo Bà La Môn đưa ra quan niệm rằng 3 vị
thần đó tuy là ba nhưng vốn là một. Ngoài ra, đạo Bà La Môn sùng bái rất nhiều loài vật như voi,khỉ, bò,…
+Đạo Hindu: sùng bái chủ yếu ba vị thần Brahma, Vishnu và Shiva; chia thành hai phái là phái thờ thần Vishnu và phái
thờ thần Shiva.
Luận điểm:
Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới là : Phật giáo và Hin-đu giáo. Ấn Độ cũng là nơi du nhập phát triển
của Hồi giáo.
1. Tôn giáo là nền tảng của văn hóa Ấn Độ
- Văn hóa Vệ Đà: Giai đoạn đầu tiên của lịch sử Ấn Độ, văn hóa Vệ Đà đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển
của các tôn giáo Ấn Độ. Các kinh Vệ Đà không chỉ chứa đựng những bài ca ngợi thần linh mà còn là kho tàng kiến thức
về vũ trụ, xã hội và đời sống con người.
- Sự ra đời của các tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jain giáo và Sikh giáo đều có nguồn gốc từ đất nước này.
Mỗi tôn giáo đều để lại những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử và văn hóa Ấn Độ.
- Thờ nhiều thần linh:..
2. Tôn giáo ảnh hưởng đến xã hội Ấn Độ
- Hệ thống đẳng cấp: Hệ thống đẳng cấp (varna) trong Ấn Độ giáo đã chi phối sâu sắc vào
xã hội Ấn Độ trong hàng ngàn năm. Mỗi đẳng cấp có những quy định nghiêm ngặt về nghề nghiệp, hôn nhân và địa vị xã
hội.
- Lễ hội và nghi thức: Các lễ hội tôn giáo như Diwali, Holi... đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống
của người dân Ấn Độ. Những lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là dịp để mọi người sum họp, giao lưu
và thể hiện bản sắc văn hóa.
3. họ luôn tin tưởng và kính trọng , tôn thờ các vị thần linh, vị thần tự nhiênCon người:
4. Tôn giáo là nguồn động lực sáng tạo KHKT
5. Chính trị:
- Các vương quốc cổ đại: Nhiều vương quốc cổ đại ở Ấn Độ được thành lập dựa trên cơ sở tôn giáo. Các vị vua
thường tự nhận mình là hiện thân của thần linh để củng cố quyền lực.
- Phong trào độc lập: Tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong phong trào độc lập của Ấn Độ. Mahatma Gandhi
đã sử dụng tôn giáo như một công cụ để đoàn kết nhân dân và đấu tranh chống lại ách thống trị của người Anh.
- Do chiến tranh, và mỗi thời kì thì mỗi đạo lại có sự ko phù hợp, bất công nên có nhiều đạo được sản sinh ra
Mở rộng: Hãy kể tên một số thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến Việt Nam.
Một số thành tựu về tôn giáo và kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến Việt Nam:
* Tôn giáo ( Phật giáo)
- Thông qua hoạt động truyền giáo và thương mại của các nhà sư và thương nhân Ấn Độ,Phật giáo đã được du nhập vào
Việt Nam từ những thế kỉ đầu công nguyên.Có thể nói, ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa – xã hội Việt
Nam là khá toàn diện và sâu sắc:
+ Đạo phật với các thuyết luân hồi, nghiệp báo, nhân quả... có tác dụng duy trì trật tự xã hội, giáo dục đạo đức, điều
chỉnh những hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội (ví dụ: Dù xây chín bậc phù đồ / Không bằng
làm phúc cứu cho một người; Ở hiền thì lại gặp lành / Những người nhân đức trời dành phúc cho….)
+ Phật giáo có tác động lớn, góp thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc,
văn học, giáo dục... (Ví dụ: chùa Một cột; chùa Dâu; tượng phật Quan âm nghìn mắt, nghìn tay; giáo lý Phật giáo thấm
nhuần trong văn học dân gian của Việt Nam…).
- Phật giáo khi xâm nhập vào Việt Nam không tồn tại một cách thuần khiết, mà có sự hòa hợp, dung nạp với các yếu tố
văn hóa của tín ngưỡng bản địa. Ví dụ: trong các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam không chỉ thờ phụng các vị Phật, Bồ
tát cũng như các vị hộ trì Phấp pháp, mà còn thờ nhiều vị thần/ thánh của các tôn giáo/ tín ngưỡng khác, như: thờ Mẫu;
thờ Đức Thánh Trần…
* Kiến trúc:
- Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ cùng với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo đã được truyền bá vào Việt
Nam ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên và liên tục phát huy ảnh hưởng trong thời gian dài.Tiếp thu nghệ thuật tạo
hình của Ấn Độ, người Việt đã tạo nên nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, thuộc nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.
Trong đó, có 2 kiểu kiến trúc nổi bật nhất là:
+ Kiến trúc đền – núi (ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo). Quần thể kiến trúc đền – núi tiêu biểu ở Việt
Nam là: Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
+ Kiến trúc chùa tháp (ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo). Quần thể kiến trúc chùa – tháp tiêu biểu ở Việt
Nam là: chùa Thiên Mụ (Huế), tháp Báo Thiên (Hà Nội),…
VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI KÌ PHỤC HƯNG
Trong cuốn sách “Biện chứng tự nhiên”, Engels từng nhận định rằng: “Đây là một sự cải cách vĩ đại nhất, tiến bộ nhất
mà từ trước tới nay nhân loại chưa bao giờ trải qua”. Văn hóa Phục hưng (hay Văn nghệ Phục hưng) là một phong trào
cách mạng mới, tư tưởng mới, văn hóa mới của giai cấp tư sản châu Âu trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, triết học,
khoa học tự nhiên,…, là một thời đại huy hoàng trong lịch sử châu Âu. Văn hoá Phục hưng là một bước tiến kì diệu
trong lịch sử văn minh, mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá châu Âu và văn hóa nhân loại. Đây là nền văn
hóa đã đánh thức châu Âu thoát khỏi “Đêm trường trung cổ” tăm tối.
Câu 1. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của phong trào
Phục hưng.
1. Nguyên nhân và điều kiện của phong trào Văn hóa Phục hưng
- Những điều kiện lịch sử:
+ Sự ra đời của CNTB
+ Sự xuất hiện của chủ nghĩa nhân văn
- Những thành tựu tiêu biểu: văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên và triết học.
1. Sự suy yếu của chế độ phong kiến:
Giáo hội La Mã mất uy tín: Sự tham nhũng và xa hoa của Giáo hội đã làm mất lòng tin của người dân, tạo điều kiện cho
những tư tưởng mới nổi lên.
Sự trỗi dậy của giai cấp tư sản: Giai cấp tư sản, với nhu cầu phát triển kinh tế và khẳng định vị thế xã hội, đã tìm kiếm
những tư tưởng mới để phù hợp với lợi ích của mình.
2. Sự phát triển của thương nghiệp và các thành thị:
Sự giao lưu văn hóa: Việc giao thương phát triển đã thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho
các tư tưởng mới được tiếp thu và phát triển.
Sự ra đời của tầng lớp trí thức: Ở các thành thị, tầng lớp trí thức như thương nhân, thợ thủ công đã có điều kiện tiếp xúc
với các tác phẩm văn hóa cổ đại, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu và sáng tạo.
3. Sự phục hưng các giá trị văn hóa cổ đại:
4. Khám phá lại di sản Hy Lạp và La Mã: Các học giả Phục hưng đã tìm tòi, nghiên cứu và phát hiện lại những giá trị
văn hóa, khoa học của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Tôn vinh con người: Tư tưởng nhân văn, coi trọng giá trị con người, đã được đặt lên hàng đầu, thay thế cho quan niệm
thần quyền của thời Trung đại.
4. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật:
Phát minh về máy in: Máy in đã giúp cho các ý tưởng mới được truyền bá rộng rãi, thúc đẩy sự phát triển của tư tưởng.
Các khám phá địa lý: Các cuộc khám phá địa lý đã mở rộng tầm nhìn của con người, tạo ra những hiểu biết mới về thế
giới.
5. Những biến động xã hội:
Cuộc chiến tranh Trăm năm: Cuộc chiến tranh này đã gây ra nhiều đau thương, mất mát, khiến người dân khao khát một
cuộc sống hòa bình và hạnh phúc hơn.
Các cuộc khởi nghĩa nông dân: Những cuộc khởi nghĩa này đã phản ánh sự bất mãn của nhân dân đối với chế độ phong
kiến, tạo điều kiện cho những tư tưởng mới nổi lên.
- Nguyên nhân Văn hóa Tây Âu Trong phần lớn thời kỳ trung đại, những tư tưởng của giáo hội Kitô đã thống trị mọi
mặt đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của nhân dân. Trong suốt giai đoạn sơ và trung kỳ trung đại thì tất cả các ngành
khoa học, duy vật chủ nghĩa đều bị coi là kẻ thù không đội trời chung của Giáo hội. Tầng lớp tăng lữ tự trói mình trong
chủ nghĩa khổ hạnh, còn quý tộc võ sĩ thì chỉ suốt ngày tiệc tùng, săn bắn, gây chiến tranh cướp bóc lẫn nhau, không
quan tâm đến phát triển văn hóa – xã hội.Những nền móng vững chắc của chế độ phong kiến bắt đầu bị rạn nứt trước sự
phát triển của kinh tế hàng hóa và thủ công nghiệp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần được hình thành. Thành
thị trung đại ra đời ở nhiều nơi và bằng hoạt động kinh tế của mình đã dần tách khỏi nền kinh tế tự nhiên và dần chi phối
được nền kinh tế. Thành thị ngày càng phát triển, giai cấp tư sản ra đời, giai cấp tư sản ra đời, quan hệ tư bản chủ nghĩa
thay thế dần quan hệ phong kiến.Trong tình hình đó, thế giới quan, hệ tư tưởng cũ của chế độ phong kiến trở nên lỗi thời
và là trở ngại nặng nề cho sự phát triển của tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh về tư tưởng giữa giai cấp tư sản và giai cấp
phong kiến nổ ra. Cuộc đấu tranh về tư tưởng diễn ra trên nhiều mặt và nhiều lĩnh vực khác nhau, diễn ra thành hai
phong trào lớn ở thời hậu kì trung đại, là phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo.
o Ở Ý:
- Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở Ý. Với những điều kiện thuận lợi về địa lí, quan hệ tư bản chủ
nghĩa ra đời sớm nhất ở đây . Sự phát triển về kinh tế và sự manh nha chủ nghĩa tư bản ở Ý đã cung cấp cơ sở
vật chất cho phong trào Văn hóa phục hưng.
- Di sản văn hóa và kết cấu nhân tài của bản thân nước Ý chính là cơ sở và điều kiện quan trọng đểsản sinh phong
trào Văn hóa Phục hưng trong thời kì đầu. Truyền thống văn hóa cổ điển của Hy Lạp, La Mã đã được bảo tồn
rất nhiều trong thời trung đại tại nước Ý.
- Bên cạnh đó, kỹ thuật làm giấy và in ấn của Trung Quốc được truyền vào và sử dụng rộng rãi ở một số nước Tây
Âu trong đó có Ý đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào Văn hóa Phục hưng.
o Ở châu Âu
- Từ giữa thế kỉ XVI trở về sau, trên cơ sở chủ nghĩa tư sản và nền kinh tế của một số nước gần Ý như Đức ,Pháp,
Thụy Sĩ, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan...đều phát triển, phong trào cũng nối gót nhau xuất hiện. Tại những quốc
gia này đã xuất hiện một số nhân vật và tác phẩm tiêu biểu cho phong trào Văn hóa Phục hưng
-Diễn biến: Phong trào bắt đầu bùng nổ ở Ý vào thế kỉ XIV sau đó đã lan rộng đến các quốc gia Tây Âu, cũng như các
quốc gia Đông, Bắc Âu, và đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XVI
2. Tính chất, đặc điểm
Tính chất tư sản tiến bộ thể hiện qua các nội dung
- Chống Giáo hội và phong kiến: Trong thời trung đại, Giáo hội chi phối con người , cản trở bước tiến của xã hội.
Giai cấp tư sản có những yêu cầu mới về văn hóa đòi hỏi phải thủ tiêu sự kiểm soát của Giáo hội đối với tư
tưởng. Vì vậy họ đả kích Giáo hội và đưa văn hóa thoát khỏi sự ràng buộc của thần học, tôn giáo.
- Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân: Con người trong Văn hóa Phục hưng không còn là trò chơi của tầng lớp
thống trị nữa mà trở thành "Mẫu mực và kích thước đo lường của vạn vật”. Đề cao giá trị con người đi đôi với
quan niệm tự do hưởng lạc trong khi Gíao hội và chế độ phong kiến giam hãm con người trong vòng khổ hạnh,
các nhà nhân văn chủ nghĩa Phục hưng kêu gọi mọi người đi vào cuộc sống tự do, vui vẻ, hưởng lạc.
- Đề cao tinh thần dân tộc: Đó là vì giai cấp tư sản muốn kinh doanh làm giàu phải xóa bỏ cát cứ địa phương để xây
dựng quốc gia thống nhất. Xu hướng mang vào văn nghệ tinh thần mới, tinh thần dân tộc quốc gia. Tinh thần
dân tộc biểu hiện qua lòng yêu nước, tin tưởng ở khả năng của dân tộc, của tiếng nói, chữ viết của dân tộc.
- Phục hồi truyền thống văn hóa cổ điển của Hy Lạp, La Mã và làm nó trở nên hoàn hảo hơn: Văn minh Hy-La vô
cùng xán lạn là nền tảng vững chắc cho văn minh phương Tây và cơ sở của văn minh Tây Âu – châu Âu cận
hiện đại. Trong diễn trình lịch sử, Hy Lạp cổ đại là khởi đầu của lịch sử văn minh phương Tây. Xuất hiện muộn
hơn các nền văn minh khác nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại nên nền văn
minh này vẫn phát triển mạnh mẽ và mang nhiều dấu ấn riêng biệt. Sự thành công của nền văn minh Hy-La
được kiến tạo nên từ những giá trị cốt lõi như tầm ảnh hưởng rộng lớn, sự hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo
không ngừng nghỉ cùng chiến lược đúng đắn – tinh thần đoàn kết. Nền văn minh Hy-La đã đóng góp cho nhân
loại nhiều phát kiến vĩ đại, tạo nền tảng vững chắc, có tầm ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của văn minh phương
Tây cổ đại trong suốt chiều dài lịch sử của châu Âu. Không ngừng học hỏi,bổ sung và hoàn thiện những tri thức
từ những nền văn minh này; đảm bảo sự đi lên của tinh hoa nhân loại, bởi sự thịnh vượng của nhân loại không
chỉ đến từ một nền tảng mà phải đến từ tư duy luôn vận động và phát triển.
Hạn chế
Tuy nhiên là một phong trào văn hóa của giai cấp tư sản. Văn hóa Phục hưng không tránh khỏi những hạn chế: Giai cấp
tư sản chưa triệt để chống Giáo hội, phong kiến. Đó là do giai cấp tư sản mới trỗi dậy nên khi chống Giáo hội, phong
kiến vẫn phải e dè, có khi còn dựa vào phong kiến và Giáo hội. Do vậy, họ không tránh khỏi mặt hạn chế, thỏa hiệp.Bên
cạnh đó, trong khi đề cao giá trị của con người, giai cấp tư sản lại ủng hộ sự bóc lột để làm giàu. Một số nhà nhân văn đã
nêu cao các đức tính của tư sản như “khôn ngoạn’, “nghị lực”, “kiên nhẫn” mà thực chất là đức tính gian ngoan, xảo
huyệt. Ủng hộ bóc lột để làm giàu, đó là mặt hạn chế chủ yếu của phong trào Văn hóa Phục hưng.
Chủ nghĩa nhân văn
Chủ nghĩa nhân văn là nội dung tư tưởng thể hiện trong các mặt triết học, văn học, nghệ thuật, giáo dục… trong thời kỳ
Văn hóa Phục hưng. Người theo chủ nghĩa nhân văn là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản. Họ tuy chống lại giáo hội phong
kiến, nhưng họ không phải là người vô thần,không chống Tôn giáo và Thượng đế. Đồng thời, họ cũng chưa bao giờ phụ
nhận giáo lý của Kitô giáo.
3. Ý nghĩa và tác động
Văn hóa Phục hưng, bóng đêm thời trung cổ và sự thống trị của giáo hội ở châu Âu đã bị đẩy lùi,chủ nghĩa tư bản phát
triển nhanh chóng. Cuộc vận động tư tưởng và văn hóa Phục Hưng đã gặt hái được những mùa hoa trái tốt đẹp, phong
phú vô cùng Nếu gọi thời kỳ phong kiến Trung đại ở phương Tây là “Đêm trường Trung cổ” thì xin được ví thời kỳ văn
hóa Phục hưng như ánh mặt trời rực rỡ, xóa tan đi màn đêm tăm tối Nó mang đến sinh khí mới trên mọi phương diện,
mở đường cho xã hội tư bản chủ nghĩa tiêu diệt chế độ phong kiến, chuẩn bị mở đường cho một cuộc cách mạng xã hội,
đưa những nước này tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch sử cận đại. Nền văn hóa xán lạn do phong trào Văn hóa Phục hưng
tạo nên đã mở ra một trang mới cho nền văn minh thế giới. Văn hóa Phục Hưng vì vậy được thừa nhận là một trong
những nền văn hóa rực rỡ của loài người. Thời kì văn hoá Phục hưng kéo dài suốt 4 thế kỉ có tác động thúc đẩy quan
trọng với sự phát triển văn hoá xã hội của châu Âu và toàn thế giới
Ý nghĩa: Là 1 phong trào CM về văn hóa và tư tưởng, phong trào Văn hóa Phục hưng có những ý nghĩa quan trọng:
-Đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên Chúa do đó giải phóng tư tưởng tình cảm con người
khỏi mọi sự kìm hãm và trói buộc. Từ đó chủ nghĩa nhân văn với các nội dung nhân quyền, nhân tính, cá tính ngày càng
giữ vai trò chi phối không những về văn học nghệ thuật mà cả trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
-Văn hóa Phục hưng là 1 bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Các văn nghệ sĩ, các nhà KH, triết học đóng
góp trí tuệ và tài năng của mình vào phong trào văn hóa bằng những tác phẩm và công trình bất hủ, làm phong phú thêm
kho tàng văn hóa của nhân loại. Hơn nữa những công trình văn hóa đó về nhiều mặt là chuẩn mực, là sự mở đầu cho đời
sau noi theo: khai thác đề tài cuộc sống hiện thực, phát minh ra cách vẽ tranh sơn dầu, quan điểm mới về thiên văn
học…Như vậy phong trào Phục hưng đã đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong những thế
kỉ tới
Câu 2. So sánh và phân tích những điểm khác biệt giữa nghệ thuật thời Trung đại và
nghệ thuật thời Phục hưng. Lấy ví dụ minh họa.
Nghệ thuật thời Trung đại và thời Phục hưng mang những đặc trưng riêng biệt, phản ánh rõ nét sự thay đổi trong tư
tưởng và xã hội của hai thời kỳ này.
1. Chủ đề và nội dung:
Thời Trung đại:
Tôn giáo: Chủ đề chính là các câu chuyện trong Kinh thánh, cuộc đời của các thánh, các sự kiện tôn giáo.
Thế giới tâm linh: Tác phẩm thường mang tính biểu tượng, nhấn mạnh thế giới tâm linh, thiên đường và địa ngục.
Hình tượng: Các nhân vật thường được thể hiện một cách kinh điển, ít có sự khác biệt cá nhân.
Thời Phục hưng:
Con người: Con người được coi là trung tâm của vũ trụ, được thể hiện với vẻ đẹp lý tưởng, sức sống và cá tính riêng
biệt.
Cổ điển: Hồi sinh các chủ đề và hình thức nghệ thuật của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Thế giới hiện thực: Các tác phẩm thường miêu tả cuộc sống đời thường, các sự kiện lịch sử, các nhân vật có thật.
2. Kỹ thuật và phong cách:
Thời Trung đại:
Mặt phẳng: Các hình khối được thể hiện bằng những đường nét đơn giản, phẳng, ít tạo cảm giác chiều sâu.
Màu sắc: Màu sắc thường mang tính tượng trưng, ít có sự pha trộn và chuyển tiếp.
Bố cục: Bố cục tĩnh, các nhân vật thường được sắp xếp theo hàng ngang.
Thời Phục hưng:
Không gian: Tạo cảm giác chiều sâu, không gian ba chiều nhờ kỹ thuật phối cảnh.
Ánh sáng: Sử dụng ánh sáng và bóng tối để tạo khối, tăng cường hiệu quả biểu cảm.
Cơ thể người: Nghiên cứu kỹ về giải phẫu để thể hiện cơ thể người một cách chính xác và sinh động.
3. Ví dụ minh họa:
Thời Trung đại:
Tranh: Các bức tranh về ngày tận thế, các vị thánh, các sự tích trong Kinh thánh (ví dụ: tranh về Chúa Kitô đóng đinh).
Kiến trúc: Các nhà thờ Gothic với những vòm nhọn, cửa sổ kính màu, tạo cảm giác hướng lên trời cao.
Thời Phục hưng:
Tranh: "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci, "Đại hội các vị thần" của Raphael, "Bữa ăn tối cuối cùng" của Leonardo da
Vinci.
Kiến trúc: Nhà thờ Thánh Peter ở Rome, với kiến trúc hài hòa, cân đối, lấy cảm hứng từ kiến trúc cổ đại.
Câu 3. Trình bày những thành tựu nổi bật của phong trào Phục hưng trên các lĩnh vực
văn học, nghệ thuật, khoa học. Đánh giá ý nghĩa của phong trào Phục hưng đối với sự
phát triển của lịch sử nhân loại.
1. Văn học:
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa nhân văn: Con người được đặt vào trung tâm của mọi sự quan tâm, đề cao giá trị cá nhân, lý trí
và sự tự do.
Các tác phẩm kinh điển: Ra đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị lớn như "Thần khúc" của Dante Alighieri, các vở kịch
của William Shakespeare (Romeo và Juliet, Hamlet,...).
Phát triển các thể loại văn học: Tiểu thuyết, kịch, thơ... phát triển đa dạng, phong phú.
Sự mở rộng của giáo dục với việc thành lập các trường đạihọc mới như Đại học Oxford và Đại học Cambridge.Sự gia
tăng quan tâm vào việc nghiên cứu và khám phá trithức, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và triết học
2. Nghệ thuật:
Hồi sinh nghệ thuật cổ điển: Các nghệ sĩ Phục hưng đã nghiên cứu và học hỏi từ nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Thay đổi quan niệm về vẻ đẹp: Vẻ đẹp lý tưởng của con người được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm điêu khắc và hội
họa.
Các nghệ sĩ nổi tiếng: Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael... là những cái tên tiêu biểu, để lại nhiều tác phẩm bất
hủ.
3. Khoa học:
Phát triển các ngành khoa học tự nhiên: Thiên văn học, vật lý học, toán học... đạt được nhiều tiến bộ đáng kể nhờ những
nhà khoa học như Copernicus, Galileo Galilei.
Phương pháp thực nghiệm: Các nhà khoa học bắt đầu quan sát, thí nghiệm để tìm ra quy luật của tự nhiên.
Phát minh ra máy in: Đây là một phát minh quan trọng, giúp cho sách vở được phổ biến rộng rãi, thúc đẩy sự phát triển
của khoa học và văn hóa.
è Đặc điểm chung của nghệ thuật hội họa thời kỳ này là tuy đề tài vẫn khai thác trong kinh thánh hoặc thần thoại, nh ng ƣ
nội dung thì hoàn toàn hiện thực, thể hiện giá trị nhân văn, chống lại giáo hội. Đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật: Hình khối
chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc; Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ lệ; Không gian trong tranh rõ
ràng cụ thể, rộng, có sự kết hợp con ng ời với thiên nhiên…; Xa gần trong tranh đ ợc áp dụng một cách triệt để; Đặc tả ƣ ƣ
cảm xúc, nội tâm nhân vật.
Ý nghĩa của phong trào Phục hưng đối với lịch sử nhân loại
Phong trào Phục hưng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại:
Khởi đầu cho sự chuyển đổi từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa: Phong trào Phục hưng đã tạo ra những
tiền đề tư tưởng, văn hóa cho sự phát triển của xã hội tư bản.
Đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học hiện đại: Các phát minh và khám phá khoa học trong thời kỳ Phục hưng đã
mở đường cho những tiến bộ khoa học sau này.
Thay đổi quan niệm về con người và xã hội: Con người được coi trọng hơn, xã hội trở nên cởi mở và dân chủ hơn.
Để lại một di sản văn hóa vô giá: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật của thời kỳ Phục hưng vẫn được đánh giá cao và
nghiên cứu cho đến ngày nay.
Câu 4. Vị trí của phong trào “Văn hóa Phục h ng” trong lịch sử văn minh châu Âu?ƣ
Phong trào Văn hóa Phục hưng được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử văn minh châu Âu, đánh dấu sự
chuyển giao từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa. Nó là một cuộc cách mạng về tư tưởng, văn hóa và nghệ
thuật, mở ra một kỷ nguyên mới với những giá trị nhân văn sâu sắc.
Chuyển đổi từ thần quyền sang nhân quyền: Phong trào này đã đặt con người vào trung tâm của vũ trụ, thay thế quan
niệm thần quyền của thời Trung đại. Con người được coi là thước đo của mọi giá trị, có quyền tự do tư duy và sáng tạo.
Phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa cổ đại: Phục hưng đã hồi sinh và phát triển những giá trị văn hóa của Hy Lạp
và La Mã cổ đại, tạo ra một nền văn hóa mới, hiện đại hơn.
Đặt nền móng cho khoa học hiện đại: Phong trào này đã khuyến khích tinh thần khám phá, nghiên cứu khoa học, đặt
nền móng cho sự phát triển của khoa học hiện đại.
Thay đổi quan niệm về nghệ thuật: Nghệ thuật không còn chỉ phục vụ cho tôn giáo mà còn phản ánh cuộc sống, con
người và xã hội.
Kết thúc thời kỳ Trung đại: Phong trào Phục hưng đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Trung đại với những quan niệm bảo
thủ, giáo điều.
Mở đầu thời kỳ cận đại: Nó là bước đệm quan trọng cho sự hình thành và phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa, với
những giá trị dân chủ, tự do và tiến bộ.
Là một cuộc cách mạng về tư tưởng: Phong trào này đã giải phóng tư duy con người, khuyến khích sự sáng tạo và đổi
mới.Đặt nền móng cho sự phát triển của các ngành khoa học: Nhiều phát minh khoa học quan trọng đã ra đời trong thời
kỳ này, tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghệ.Để lại một di sản văn hóa đồ sộ: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật
của thời kỳ Phục hưng vẫn được đánh giá cao và nghiên cứu cho đến ngày nay.
Câu 5. Tại sao phong trào Phục hưng lại được coi là một cuộc cách mạng về tư tưởng?Liên hệ
với thực tế, em thấy những giá trị nào của phong trào Phục hưng còn có ý nghĩa đến ngày nay
Phong trào Phục hưng được xem là một cuộc cách mạng về tư tưởng bởi nó đã tạo ra một cuộc
lột xác sâu sắc trong cách nhìn nhận về thế giới và con người. Cụ thể:
Đặt con người vào trung tâm vũ trụ: Khác với quan niệm thần quyền của thời Trung đại, Phục hưng đề cao giá trị của con
người, coi con người là trung tâm của mọi sự quan tâm. Điều này đã tạo ra một cuộc cách mạng tư tưởng lớn, giải phóng
con người khỏi những ràng buộc của giáo hội và những quan niệm lỗi thời.Phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa cổ
đại: Việc khám phá lại và phát triển các giá trị văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại đã mang đến một nguồn cảm hứng
mới cho nghệ thuật, khoa học và tư tưởng.Khuyến khích tinh thần tự do tư duy và sáng tạo: Phong trào Phục hưng đã tạo
điều kiện cho sự phát triển của tư duy độc lập, khuyến khích con người khám phá và sáng tạo.Đặt nền móng cho khoa học
hiện đại: Tinh thần khoa học, phương pháp thực nghiệm được đề cao trong thời kỳ Phục hưng đã tạo điều kiện cho sự
phát triển của khoa học hiện đại.
Những giá trị của phong trào Phục hưng vẫn còn rất ý nghĩa trong xã hội hiện đại ngày nay:
Giá trị nhân văn: Việc đề cao giá trị con người, quyền tự do, dân chủ, bình đẳng vẫn là những giá trị cốt lõi của xã hội
hiện đại.
Tinh thần sáng tạo: Tinh thần sáng tạo, khám phá và đổi mới luôn được khuyến khích và là động lực phát triển của xã hội.
Quan tâm đến khoa học: Khoa học và công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, và tinh thần khoa
học được hình thành từ thời Phục hưng vẫn tiếp tục được phát triển.
Tôn trọng đa dạng văn hóa: Việc tìm hiểu và học hỏi từ các nền văn hóa khác nhau, như tinh thần của thời Phục hưng,
giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn và hiểu biết.
Liên hệ với thực tế:
Giáo dục: Trong giáo dục, chúng ta vẫn luôn khuyến khích học sinh phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, tìm tòi khám phá.
Nghệ thuật: Nghệ thuật hiện đại vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển những giá trị nhân văn của nghệ thuật Phục hưng.
Khoa học công nghệ: Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu và khám phá để tìm ra những chân lý mới về thế giới.
Xã hội: Chúng ta luôn hướng tới một xã hội dân chủ, công bằng, nơi mọi người được tôn trọng và có cơ hội phát triển bản
thân.
Câu 6 Sự tiếp xúc giữa các nền văn minh trên thế giới.
4.1. Cuộc phát kiến địa lý
Nguyên nhân
- Từ thế kỷ XIV nhu cầu giao l u giữa Tây Âu và ph ơng Đông trở nên cấp thiết. Sự phát triển nền kinh tế hàng hóa , ƣ ƣ
sự khao khát gia vị, h ơng liệu quý, vàng bạc của ph ơng Đông đã thúc đẩy th ơng nhân tăng c ờng giao l u với ƣ ƣ ƣ ƣ ƣ
Trung Hoa, Ấn Độ. Nh ng con đ ờng quen thuộc sang ph ơng Đông ngang qua Bidantin đã bị ng ời Tuốc và ng ời ƣ ƣ ƣ ƣ ƣ
Ả Rập chiếm giữ..
- Thế kỉ XV, ng ời Tây Âu đã có nhiều tiến bộ về kỹ thuật hàng hải: ƣ
+ Nhận thức đ ợc quả đất hình tròn, biết sử dụng la bàn để đi biển, hoa tiêu đã xác định vĩ độ, xác định đ ợc chỉ số hải ƣ ƣ
lý của vùng gió, mật độ vĩ tuyến của thủy triều.
+ Dùng loại tàu Caraven (có nhiều kiểu) nhanh, nhẹ, đ ợc cải tiến để chở nhiều khách, liên lạc nhanh với các ƣ
điểm rải rác trên biển.
+ Dịch và xuất bản “chỉ dẫn về địa lý” Năm 1502 đã ra đời binh đồ địa cầu gọi là Bản đồ Cantino. Trên bản đồ này lần
đầu tiên đã vẽ đ ờng xích đạo và 2 chí tuyến. Năm 1504, lần đầu tiên trong lịch sử trên một bản đồ Đại Tây D ơng ƣ ƣ
Pedro Reinel đã đ a vào một thang vĩ độ.ƣ
Một số cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu
- Ng ời Bồ Đào Nha đã nhiều lần tổ chức các cuộc đi trên biển để tìm đ ờng vòng quanh Châu Phi đến Ấn Độ. Từ cuối ƣ ƣ
năm 1416, năm nào cũng có đoàn đi nh ng rồi lại quay về trong đó có 3 lần đi quan trọng nhất.ƣ
- Năm 1487, Điaxơ men theo bờ biển đến đ ợc cực Nam Châu Phi, tại đây gặp sóng lớn nên ông đặt tên là “ Mũi bão ƣ
táp” về sau vua đặt tên là “ Mũi Hảo Vọng”.
- Tháng 7/1497, Vaxcô Dơ Gama đã đi qua Mũi Hảo Vọng, đi vào Ấn Độ D ơng và cuối cùng đến đ ợc Caliút (phía ƣ ƣ
Tây Ấn Độ ) vào ngày 20/5/1498.
- Ngày 3/8/1492, Colombo đã v ợt Đại Tây D ơng đến lục địa Châu Mỹƣ ƣ
- Từ 1519-1522, Magienlăng thực hiện cuộc hành trình vòng quanh thế giới. Nh ng khi đến Philippin, ông bị chết. Đoàn ƣ
tiếp tục cuộc hành trình về lại Tây Ban Nha. Lần đầu tiên đã chứng minh trong thực tế quả đất là một quả cầu mà ng ời ƣ
ta di vòng quanh đ ợc.ƣ
Hệ quả của những phát kiến địa lý.
* Hệ quả tích cực:
- Về địa lý: tìm ra châu lục mới là châu Mỹ, đại d ơng mới là Thái Bình D ơng vàƣ ƣ
những con đ ờng biển mới đến các châu lục đã tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, giao l u kinh tế, văn hóa.ƣ ƣ
- Về kinh tế:
+ Mở rộng lãnh thổ th ơng mại thế giới và phạm vi kinh tế của t bản châu Âu, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.ƣ ƣ
+ Hoạt động th ơng mại thế giới trở nên sôi động hơn, những tuyến đ ờng th ơng mại đ ợc hình thành nối liền các ƣ ƣ ƣ ƣ
châu lục Á, Âu, Phi và tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây D ơng (Âu - Phi - Mỹ).ƣ
+ Tạo nên sự chuyển dịch trung tâm th ơng mại: từ Địa Trung Hải ra Đại Tây D ơng, từ Lixbon đến Amtecdam và Luânƣ ƣ
Đôn.
+ Hệ quả quan trọng nhất về mặt kinh tế là cuộc “cách mạng giá cả”, thúc đẩy nhanh quá trình tích lũy t bản nguyên ƣ
thủy.
- Về xã hội: làm nảy sinh phong trào di thực giữa các châu lục trên quy mô lớn...
- Về văn hóa: thúc đẩy giao l u văn hóa, tạo điều kiện cho các ngành khoa học phát triển... ƣ
* Hệ quả tiêu cực:
- Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, nạn c ớp bóc thuộc địa. ƣ
- Buôn bán nô lệ da đen
.2. Sự hình thành các con đường thương mại và giao lưu giữa các nền văn minh
* Quan hệ thương mại:
- Buôn bán Âu-Á ngày càng mở rộng, đặc biệt là các n ớc Bồ Đào Nha, Italia, Hà Lan, Ý và Đức. Cuối thế kỷ XVI, đầu ƣ
thế kỷ XVII, giai cấp t sản Hà Lan đã có 10.000 tàu biển với 168.000 thủy thủ. Họ đ ợc mệnh danh là “những kẻƣ ƣ
vận chuyển đ ờng biển”, những kẻ khuận vác của thế giới. Họ lập công ty Hà Lan xứ Đông Ấn Độ. ƣ
- Buôn bán Âu-Mỹ : Tây Ban Nha tổ chức “Hệ thống hai đoàn tàu” đi về luân chuyển trong 1 năm. Tây Ban Nha đ a đếnƣ
Mỹ hàng năm 100 con tàu có sức chở 300-500 tấn, các trang bị quân sự, nhà buôn và ngựa, da lụa, vải, sắt, r ợu và chở ƣ
về Tây Ban Nha vàng bạc và các loại đá quý.
- Buôn bán Phi-Âu-Mỹ: buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi sang châu Mỹ đã mang rất nhiều lợi cho th ơng nhân châu ƣ
Âu, một số thành phố của châu Âu đã giàu lên nhanh chóng nhờ việc buôn bán nô lệ da đen.
* Ngôn ngữ văn hóa
- Châu Âu tiếp xúc nhiều loại cây trồng và nguyên liệu của ng ời da đỏ, nhất là biết đến thuốc lá đầu tiên ở châu Mỹ đó ƣ
là loại xì gà “Tobacos”.
- Châu Ấu lần đầu tiên biết đ ợc các từ: ngô, cà chua, ca cao… các từ “mais”, “tubac”, “tomate”, “chocolat”… ƣ
có nguồn gốc từ ng ời Anhđian ở châu Mỹ.ƣ
- “Cao su” cũng là ngôn ngữ của ng ời dân da đỏ châu Mỹ, “ Cao” có nghĩa là cây và u-ch có nghĩa là chảy. Ng ời da đỏƣ ƣ
gọi “khóc cao u –chu” là “nhũng giọt n ớc mắt của cây”. Sau cuộc thám hiểm của Côlômbô, ng ời Châu Âu mới biết ƣ ƣ
cây này…
* Giao lưu văn hóa:
- Sau khi Côlômbô phát hiện ra châu Mỹ, miền Trung và Nam của lục địa này là nơi gặp gỡ giao thoa của văn hóa thuộc 3
nhóm chủng tộc lớn: ng ời Anhđian, ng ời da đen châu Phi và ng ời da trắng…ƣ ƣ ƣ
- Nh vậy, những cuộc đi lại của các th ơng nhân nhà truyền giáo, dân di thực, quân lính, nô lệ…ng ời châu Âu tiếp ƣ ƣ ƣ
nhận văn minh truyền thống của ph ơng Đông, ng ời châu Á và châu Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn của ƣ ƣ
ng ời châu Âu. Ở châu Mỹ, dần dần hình thành nên nền văn minh rất đa dạng, sự hòa hợp giữa các yếu tố văn ƣ
hóa của ng ời Âu, ng ời Phi và ng ời bản địa. Đặc biệt là sự phát hiện của nền văn minh vốn có từ lâu đời của châu ƣ ƣ ƣ
Mỹ đ ợc gọi là văn minh tiền Côlômbô mà tr ớc đây châu Phi ch a hềƣ ƣ ƣ
biết đến. Ở đó có 3 bộ tộc ng ời chính là Maya, Aztếch và Inca.ƣ
- Ng ời Maya và Aztếch là chủ nhân của lãnh thổ Pêru ngày nay. Kinh tế căn bản là nông nghiệp, tổ chức xã hội thành ƣ
những công xã nông thôn. Nhiều công trình kiến trúc bằng đá đồ sộ, có dán hình và cấu tạo giống khu kim tự tháp Ai
Cập, có chữ viết và tôn giáo riêng.
- Kết quả tất nhiên của những cuộc di chuyển dân c là sự tăng c ờng giao l u văn hóa giữa c dân các châu lục, giữa ƣ ƣ ƣ ƣ
các dân tộc, trao đổi giống cây trồng ( ca cao, thuốc lá, cà phê, chè, khoai tây…), kỹ thuật sản xuất (nông nghiệp, thủ
công nghiệp), các hình thức sinh hoạt văn hóa (lễ hội, phong tục, các điệu múa, nhạc….).
- Một số ngôn ngữ châu Âu đ ợc sử dụng rộng rãi trong các thuộc địa nh tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng ƣ ƣ
Anh, tiếng Pháp…
- Đó là trình vừa ảnh h ởng lẫn nhau giữa 3 dòng văn hóa Âu, Phi, Anhđian là quá trình giao thoa, kết hợp hữa cơ để ƣ
khai sinh ra một nền văn hóa mới- văn hóa Mỹ Latinh, làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn
bạo.
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG
Phong trào Văn hoá Phục hưng tuy danh nghĩa là phục hưng lại sự huy hoàng của văn hoá Hy-La cổ đại, nó có tiếp thu
những yếu tố từ nền văn hoá Hy-La cổ đại, nhưng thực chất đây là một nền văn hoá hoàn toàn mới, dựa trên nền tảng kinh
tế-xã hội mới và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên.
Qua các tác phẩm của mình, các nhà văn hoá thời Phục hưng đã thể hiện những tư tưởng chính sau:
• Phong trào văn hoá Phục hưng chống lại những quan niệm không hợp thời của giáo hội lúc bấy giờ cùng tầng lớp quí
tộc phong kiến. Nhiều tác phẩm văn hoá đã công khai đả kích, châm biếm thói đạo đức giả, dốt nát của tầng lớp quí tộc,
phong kiến. Các nhà văn hoá thời Phục hưng đấu tranh đòi văn hoá phải không bị kiểm soát bởi nhà thờ.
• Nhiều tác phẩm công khai ca ngợi quyền được sống tự do phóng khoáng, quyền được hưởng thụ. Họ chủ trương văn hoá
phát triển phải lấy mục đích vì hạnh phúc con người; đối tượng ca ngợi phải là con người... Có thể nói tư tưởng chủ đạo là
chủ nghĩa nhân văn (humannisme).
• Phong trào Văn hoá Phục hưng còn ca ngợi tình yêu tổ quốc, tinh thần dân tộc và ý thức các tác phẩm văn hoá phải
hướng về phục vụ tầng lớp bình dân. Vì vậy các tác phẩm văn hoá giai đoạn này phần nhiều không còn sử dụng chữ Latin
mà sử dụng chữ viết riêng của mỗi dân tộc.
• Nhiều nhà văn hoá thời Phục hưng đã dũng cảm chống lại những quan điểm phản khoa học của những thế lực cầm
quyền đương thời, bất chấp sự đe doạ của những hình phạt, kể cả dàn thiêu. Các tác phẩm của họ đã giáng những đòn
quyết liệt vào triết học kinh viện và chủ nghĩa duy tâm đương thời, làm lung lay quyền uy của các tăng lữ.
• Phong trào Văn hoá Phục hưng là tấm gương phản chiếu sức sống mãnh liệt của xã hội phương Tây lúc đó và đã đạt
được nhiều thành tựu rực rỡ.
Ý NGHĨA
Phong trào Văn hoá Phục hưng là một cuộc cách mạng trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên chống
lại xã hội phong kiến, để chuẩn bị mở đường cho một cuộc cách mạng xã hội. Phong trào này đã đặt cơ sở, mở đường cho
văn hoá Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo sau. Phong trào Văn hoá Phục hưng còn có nhiều đóng góp quan
trọng vào kho tàng văn hoá nhân loại.
Câu 7. Cho biết thành tựu và ý nghĩa của phong trào văn hóa phực hưng
Phong trào văn hóa phục hưng thời Trung cổ có nhiều nguyên nhân, và chúng thường phản ánh sự phục hồi và phát triển
sau những giai đoạn khó khăn. Dưới đây là một số nguyên nhân quan trọng:
Kết Thúc Thời Kỳ Tối Cổ (Dark Ages):Phong trào văn hóa phục hưng thường xuất hiện sau thời kỳ Tối Cổ khi châu Âu
chìm trong sự hỗn loạn và suy thoái. Sự hồi sinh này là một nỗ lực để khôi phục và xây dựng lại xã hội và văn hóa.
Những Nỗ Lực của Người Học Giả và Nghệ Sĩ: Sự nghiên cứu và biên soạn lại tác phẩm của các tác giả cổ điển La Mã và
Hy Lạp thường được coi là một phần quan trọng của phong trào phục hưng. Người học giả như Petrarch và Boccaccio tìm
kiếm và phục dựng các văn bản cổ để tạo ra một sự đổi mới văn hóa.
Những Ảnh Hưởng của Nhà Trí Thức: Sự xuất hiện của những nhà trí thức và học giả như Leonardo da Vinci, Galileo
Galilei và Erasmus đã thúc đẩy sự đổi mới trong khoa học, triết học và văn hóa. Họ đóng góp vào việc mở rộng kiến thức
và tinh thần sáng tạo.
Sự Hỗ Trợ Tài Chính từ Các Quốc Gia và Nhà Nước: Một số quốc gia và nhà nước đã hỗ trợ tài chính cho các hoạt động
nghệ thuật và văn hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển của nghệ thuật, kiến trúc, và tri thức.
Sự Lên Ngôi của Thương Nghiệp và Thị Trường: Sự tăng cường của thương nghiệp và thị trường đã tạo ra điều kiện cho
sự giàu có và sự hỗ trợ tài chính cho các nghệ sĩ và nhà văn, thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa. Những yếu tố này cùng nhau
tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phục hưng văn hóa, giúp hình thành lại xã hội và văn hóa sau những giai đoạn khó
khăn
Kết quả:
Nghệ thuật và Văn hóa: Xuất hiện sự phát triển mạnh mẽ trong nghệ thuật, với phong cách nghệ thuật phục hưng nổi
tiếng. Nghệ sĩ như Leonardo da Vinci, Michelangelo, và Raphael đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật lâu dài.
Giáo dục và Tri thức: Phong trào này đã thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, với sự tăng cường quan tâm vào việc nghiên
cứu và khám phá tri thức. Xuất hiện các trường đại học và viện nghiên cứu mới
Đổi mới Khoa học: Sự bùng nổ trong nghiên cứu khoa học và đổi mới, với các nhà khoa học như Galileo
Galilei và Nicolaus Copernicus có những đóng góp quan trọng về hiểu biết vũ trụ.
Ý nghĩa:
Tình Thần Nghệ Thuật và Sáng Tạo: Phong trào văn hóa phục hưng tạo ra một tinh thần mới đầy sáng tạo và nghệ thuật,
góp phần vào việc định hình nền văn hóa Châu Âu.
Chuyển Động Giáo Dục và Nhân Quyền: Sự phát triển của giáo dục và sự tăng cường nhận thức về nhân quyền đã đánh
dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử châu Âu.
Thách Thức Tư Duy Quan Đại: Sự mở cửa của tri thức và sự đổi mới khoa học đã thách thức quan điểm truyền thống, đặt
nền móng cho sự phát triển của Kỷ nguyên Giáo lý
Tóm lại, phong trào văn hóa phục hưng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật, giáo dục, và
tư duy trong lịch sử châu Âu, tạo ra những đổi mới quan trọng và làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội
.
Câu 8.Cho biết kết quả của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu thế kỷ XVI-XVIII?
Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu thế kỷ XVI-XVIII bao gồm Cách mạng Tư sản Hà Lan, Cách mạng Tư sản Anh,
Cách mạng Tư sản Pháp và Cách mạng Tư sản Bắc Mỹ. Các cuộc cách mạng này đều có nguyên nhân chung là phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội phong kiến. Giai cấp vô sản và tư sản mâu thuẫn với giai cấp
phong kiến đang ra sức ngăn cẳn, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế bản chủ nghĩa, muốn lật đổ chế độ phong kiến và
thiết lập nền dân chủ tư sản. Các cuộc cách mạng này đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực
lượng sản xuất, đồng thời có một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã
hội loài người. Kết quả của các cuộc cách mạng này là lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển, thể hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến, báo hiệu sự suy vong của giai cấp phong kiến.
Nguyên nhân các cuộc cách mạng
-Cách mạng tư sản Hà Lan (1568-1648): Cuộc cách mạng này nổ ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: Sự phát
triển mạnh mẽ của công thương nghiệp ở Hà Lan đã làm cho quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lạc hậu, kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Giai cấp tư sản Hà Lan đã phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng kinh tế và chính trị
quan trọng ở Hà Lan. Chế độ phong kiến Tây Ban Nha ngày càng suy yếu, không còn đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển của Hà Lan
-Cách mạng tư sản Anh (1642-1649): Cuộc cách mạng này nổ ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: Sự phát triển
của công thương nghiệp ở Anh đã làm cho quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Giai cấp tư sản Anh đã phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng kinh tế và chính trị quan trọng ở Anh.
Chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh ngày càng suy yếu, không còn đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của Anh
-Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1775-1783): Cuộc chiến tranh này nổ ra do sự kết hợp của
nhiều yếu tố, bao gồm: Sự phát triển của công thương nghiệp ở các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã làm cho quan hệ sản xuất
phong kiến trở nên lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Giai cấp tư sản ở các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
đã phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng kinh tế và chính trị quan trọng ở các thuộc địa. Chế độ thực dân Anh ngày
càng hà khắc, bóc lột nhân dân các thuộc địa.
-Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799): Cuộc cách mạng này nổ ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: Sự phát triển
của công thương nghiệp ở Pháp đã làm cho quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lạc
hậu, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Giai cấp tư sản Pháp đã phát triển mạnh mẽ, trở
thành lực lượng kinh tế và chính trị quan trọng ở Pháp. Chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp ngày càng
suy yếu, không còn đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của Pháp. Có thể thấy, nguyên nhân của các cuộc cách mạng
tư sản tiêu biểu của thế kỉ XVI-XVIII là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự
ra đời của giai cấp tư sản là những nguyên nhân quan trọng nhất
4 cuộc cách mạng tư sản ( HÀ LAN, ANH,PHÁP,BẮC MỸ)
1. Cuộc cách mạng tư sản Hà Lan: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Vùng đất thấp chống lại sự cai trị của
Felipe II của Tây Ban Nha. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự chuyển giao lịch sử giữa thời kỳ Trung
| 1/25

Preview text:

TỔNG HỢP LẠI KIẾN THỨC LSVMTG ẤN ĐỘ
Câu 1.Trình bày sự ra đời của Phật giáo Ấn Độ (Bối cảnh xã hội,Thời gian , người sáng lập, thuyết TỨ DIỆU ĐẾ
“Nếu ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này” là lời thề nổi tiếng
của Thái tử Tất Đạt Đa – người sáng lập ra Phật giáo. Thái tử sinh khoảng năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ
Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra
sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của
đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái tử
nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Sau 49 ngày đêm
thiền định dưới gốc cây Bồ đề, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật
Thích Ca Mâu Ni.Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu
khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc
thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và
có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo…
1. Bối cảnh lịch sử ra đời trước Phật giáo
- Tư tưởng luân hồi và cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng
Veda). Đạo này còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật đó là Brahman (hay Phạm Thiên). Do việc giai cấp tăng lữ
được đề cao và được hưởng mọi ưu đãi bổng lộc trong xã hội đã tạo điều kiện cho việc phân hoá thành phần này ra rất
nhiều hướng triết lý hay hành đạo khác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau. Trong thời gian trưóc khi Thích Ca
thành đạo đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết lý cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng khoái lạc,
ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí ma thuật, khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh... Chính sự phức tạp của xã
hội, các tư tưởng về nhân sinh quan vũ trụ quan khá phong phú, và sự xuất hiện của các phương thức tu tập dị biệt nhau
đã là một môi trường giúp cho Thích Ca từ đó tìm ra con đường riêng cho đạo Phật về sau.
2. Bối cảnh ra đời của Phật giáo, Cụ thể hơn, xã hội Ấn Độ cổ đại có những đặc điểm sau: Kinh tế - Chính trị -
Xã hôi đầy những mẫu thuẫn và bất bình đẳng.
a. Xã hội: phân chia giai cấp
- Vào khoảng giữa thiên niên kỷ I Trước công nguyên, Ấn Độ xưa đã hình thành hàng loạt tiểu quốc. Các vương
quốc có điều kiện tự nhiên khác nhau. Kinh tế, xã hội, chính trị phát triển không đều nhau. Do vậy, các vương
quốc luôn mâu thuẫn, cạnh tranh và thôn tính nhau làm tình hình chính trị bất ổn, tâm lý dân chúng bất an.
Đến thế kỷ V Trước công nguyên chỉ còn 4 quốc gia: Kashi, Koshala, Magadha, Virigis. Mâu thuẫn đẳng cấp
tăng lữ, quý tộc và sự phân hoá giai cấp mạnh mẽ, trở thành nỗi bức xúc lớn trong xã hội bấy giờ.
- Tăng lữ thao túng toàn bộ đời sống chính trị, tinh thần, vơ vét tài sản, bắt dân chúng nộp thuế cao và nghĩa vụ khác.
- Quý tộc bảo vệ và trực tiếp cai trị đất nước, là người giữ vai trò quyết định trong chiến tranh nhưng địa vị lãnh
đạo lại không rõ ràng do ở dưới đẳng cấp tăng lữ.
- Dân thường có cuộc sống không ổn định do chiến tranh, mất mùa nhưng thuế không giảm và những áp lực của tôn giáo đè nặng.
- Nô lệ là kẻ thấp hèn, có một số dân thường bị phá sản trở thành nô lệ, một số phải đi ăn xin. Họ chịu cuộc sống
cực khổ dẫn đến tâm lí chán nản, tuyệt vọng.
- Trong đó, giai cấp Bà la môn ( tăng lữ, quý tộc) là giai cấp thống trị, nắm giữ mọi quyền lực về kinh tế, chính trị
và tôn giáo. Các giai cấp khác chịu sự áp bức, bóc lột của giai cấp Bà la môn.
b. Chế độ đẳng cấp: Xã hội Ấn Độ cổ đại có chế độ đẳng cấp rấtnghiêm ngặt. Mỗi giai cấp được quy
định những quyền lợi vànghĩa vụ nhất định. Người dân không được phép thay đổi giai cấp của mình
è Mâu thuẫn đẳng cấp và sự phân hoá giai cấp mạnh mẽ, trở thành nỗi bức xúc lớn trong xã hội bấy giờ.
c. Kinh tế: Công cụ bằng kim loại đã làm thay đổi bản chất của sản xuất. Nhiều ngành kinh tế đã ra đời và
ngày càng mở rộng, làm xuất hiện tầng lớp mới, trong đó có thương nhân. Thương nhân là tầng lớp có tiềm lực về kinh tế,
nên muốn thay đổi địa vị trong hệ thống đẳng cấp. Tầng lớp này lúc đầu không được xếp vào đẳng cấp nào và cuối cùng
bị đẩy xuống đẳng cấp nô lệ, đẳng cấp thấp hèn nhất. Cùng với đó, kinh tế phát triển làm quá trình phân hóa xã hội ở Ấn
Độ diễn ra sâu sắc hơn đẩy một bộ phận lớn dân cư vào chỗ khốn cùng.
d. Tôn giáo : Cuộc sống khổ cực càng làm cho nhân dân lao động thêm căm ghét những kẻ bóc lột mình,oán
ghét chế độ đẳng cấp, không còn tin vào các vị thần Bàlamôn. Những nghi lễ phức tạp, những nghĩa vụ phiền toái, giáo lí
ngày càng khó hiểu làm cho người dân ngày càng xa rời tôn giáo này. Trong bối cảnh đó vào thế kỷ VI TCN ở Ấn Độ đã
xuất hiện nhiều trường phái tôn giáo, triết học mới chủ trương xa lánh thực tại, khổ hạnh, ép xác, tiêu cực, tự kỉ nhưng có
1 điểm chung là trực tiếp và gián tiếp chống lại đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp. Phật giáo cũng là một trong những trào
lưu đó và được xem là một phản đề của đạo.
Trước bối cảnh xã hội như vậy, nhiều người dân Ấn Độ đã tìm kiếm một con đường giải thoát khỏi khổ đau.
Thái tử Tất Đạt Đa cũng là một trong những người đó. Sau khi chứng kiến những nỗi khổ đau của cuộc đời, ngài đã quyết
định từ bỏ cuộc sống xa hoa, đi tu để tìm ra chân lý giải thoát cho con người.Trải qua nhiều năm tu hành gian khổ, cuối
cùng ngài cũng đạt được giác ngộ, trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ đó, ngài bắt đầu truyền bá giáo lý của mình cho
nhân loại. Giáo lý của Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu giải thoát của người dân Ấn Độ, vì vậy Phật giáo đã nhanh
chóng phát triển và trở thành một tôn giáo lớn ở Ấn Độ. Tôn giáo này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của
người dân Ấn Độ và lan tỏa sang nhiều nước khác trên thế giới
( Nguyên nhân thêm: Giai cấp cầm quyền cho rằng Phật giáo không làm tổn hại đến lợi ích của họ, đồng thời cũng
không hài lòng với địa vị ưu đãi của những người theo đạo Bàlamôn nên họ ủng hộ đạo Phật.) 1.
Phật giáo ra đời vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên (TCN) ở Ấn Độ. Người sáng lập Phật giáo là Thời gian:
Siddhartha Gautama, được biết đến nhiều nhất với danh xưng là Đức Phật.Siddhartha Gautama sinh vào
khoảng thế kỷ thứ 6 TCN,trong một gia đình quý tộc ở Lumbini, gần thành phố Kapilavastu, ngày nay
thuộc Nepal.Đức Phật bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm sự giác ngộ và giải thoát khỏi chuỗi luân phiên tái
sinh khi ông rời bỏ cuộc sống xa hoa và tiện nghi gia đình. Sau nhiều năm tu hành và những trải nghiệm sâu
sắc, ông đạt được giác ngộ dưới cây Bodhi ở Bodh Gaya, Ấn Độ, và trở thành Đức Phật –"Người Thức
Tỉnh" hay "Người Thức Dậy."Sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật dành phần lớn cuộc đời còn lại để truyền dạy
những bản giáo lý của mình cho người khác. Những người học giáo lý của ông được gọi là các tăng ni và tín
đồ Phật giáo. Các giáo lý của Đức Phật sau đó được tổ chức và truyền bá rộng rãi, đặt nền móng cho sự phát
triển của Phật giáo trong lịch sử văn hóa và tôn giáo thế giới
2. Giáo lý: Thuyết Tứ diệu đế là giáo lý nền tảng của Phật giáo, do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy lần
đầu tiên sau khi Ngài thành đạo. Tứ diệu đế bao gồm bốn chân lý cao quý,giải thích bản chất của khổ đau và con đường giải thoát.
- Khổ đế: Khổ đế là chân lý thứ nhất, chỉ ra bản chất của cuộc đời là khổ đau, Suy xét về sự khổ cực, luân hồi,
nghiệp báo của chúng sinh. Khổ đau là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống của con người, bao
gồm:Khổ sinh: Khổ đau khi sinh ra , Khổ lão: Khổ đau khi già, Khổ bệnh: Khổ đau khi bệnh tật, Khổ tử: Khổ
đau khi chết, Khổ ái biệt ly: Khổ đau khi chia ly người thân, Khổ cầu bất đắc: Khổ đau khi không đạt được
những gì mình mong muốn, Khổ oán tắng hội: Khổ đau khi gặp phải những người mình ghét
- Tập đế: là chân lý thứ hai, chỉ ra nguyên nhân của khổ đau.Nguyên nhân của khổ đau là do vô minh, tham ái và
sân hận.Vô minh là sự thiếu hiểu biết về bản chất của cuộc đời, dẫn đến những hành động sai lầm.Tham ái là
sự khao khát những thứ không thuộc về mình.Sân hận là sự căm ghét, thù hận đối với những người khác
- Diệt đế: là chân lý thứ ba, chỉ ra sự diệt vong của khổ đau.Khổ đau có thể được diệt trừ bằng cách đoạn trừ
nguyên nhân của nó, tức là đoạn trừ vô minh, tham ái và sân hận.
- Đạo đế: là chân lý thứ tư, chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ là con đường Trung đạo, tránh xa hai
thái cực là dục lạc và khổ hạnh. Con đường này bao gồm tám chi phần, gọi là Bát chánh đạo gồm Chính kiến,
chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn, chính niệm, chính định.
3. Quá trình truyền bá và phát triển: Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ khoảng giữa thiên niên kỷ I TCN, vào thời
điểm rất hưng thịnh của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp. Với giáo lý đề cao lòng từ bi của con người với
đồng loại,chống lại chế độ đẳng cấp, với tinh thần bác ái, đạo Phật nhanh chóng chinh phục được đông đảo
các tầng lớp nhân dân Ấn Độ từ vua chúa đến nhân dân lao động. Từ thế kỷ V TCN đến thế kỷ V SCN là
quá trình truyền bá và phát triển đạo Phật, từ khi Đức Phật viên tịch cho đến khi đạo Phật không còn phổ
biến ở Ấn Độ. Quá trình đó trải qua 4 hội nghị kết tập:
Thứ nhất, hội nghị kết tập lần 1
- Ngay sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, một số tăng sỹ bắt đầu có những biểu hiện sống tự do vượt ra ngoài những giới
luật ràng buộc. Trước tình hình đó, Ca Diếp - đệ tử tối cao của Đức Phật đã triệu tập một đại hội kết tập lại giáo pháp Phật
tổ dạy một cách thống nhất để mọi người tuân theo. Hội nghị kết tập lần này diễn ra ở thành Vương Xá, kinh đô nước Ma
Kiệt Đà, kéo dài bảy tháng. Thành phần hội nghị gồm 500 vị đã chứng quả A La Hán. - Cuộc kết tập này có ý nghĩa quan
trọng hàng đầu trong lịch sử Phật giáo. Bước đầu hình thành nên cơ cấu tổ chức giáo hội, Luật và Pháp được phân chia rõ
ràng: Pháp gồm những lời thuyết giáo của Phật được nhớ lại theo ký ức của các đệ tử lúc bấy giờ; Luật là quy chế của hội
Phật giáo do Đại hội thảo ra.
Thứ hai, hội nghị kết tập lần 2
- 100 năm sau kỳ kết tập lần thứ nhất, 12.000 tăng sỹ thành Tỳ Xá Lỵ không sống theo tất cả
giới luật. Theo họ, trong giới luật có 10 điều được châm chế và họ đã không giữ những giới luật
này. Để xem xét lại 10 điều luật trên, cũng là để một lần nữa xác định lại giới pháp nhằm ngăn
ngừa mọi điều phi pháp có thể xảy ra, hội nghị kết tập lần thứ hai được triệu tập. Hội nghị quy tụ 700 vị trưởng lão tại
thành Phệ Xá Lỵ kéo dài khoảng 8 tháng
- Sau nhiều lần thảo luận với nhiều ý kiến khác nhau, cuối cùng, hội nghị tuyên bố, 10 điều trên vẫn là những giới luật cần
tuân giữ, nếu không sẽ phạm giới. Tuy nhiên, đa số các vị Đông bộ không phục tùng nghị quyết này, họ (gọi là Đại chúng
bộ, là mầm mống của phái Đại thừa sau này) cùng nhau hội họp ở nơi khác để kết tập kinh điển, gọi là Đại chúng kết tập.
Từ đấy, giáo đoàn Phật giáo chia thành hai bộ phái khác nhau. Thượng toạ bộ theo khuynh hướng bảo thủ, Đại chúng bộ
theo khuynh hướng cách tân.
Thứ ba, hội nghị kết tập lần 3
- Diễn ra vào khoảng thế kỷ III TCN với 1000 tăng ni tham dự trong 9 tháng. - Với sự giúp đỡ của Asoka, nhiệm vụ chính
là chấn chỉnh lại tổ chức và giáo lý của giáo hội, đồng thời đặt ra kinh kệ và các nghi thức. Asoka còn cho xây dựng nhiều
chùa tháp, thành lập nhiều tăng đoàn, khuyến khích việc truyền bá đạo Phật đến nhiều vùng đất trên báo đảo Ấn Độ và
một số quốc gia khác (Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan,...). Tuy nhiên, sau khi vương quốc Magada tan rã, đạo Phật cũng suy yếu dần.
Thứ tư, hội nghị kết tập lần 4
- Diễn ra vào thế kỷ I SCN với sự giúp đỡ của vua Kanisca với 500 tăng ni tham dự ở Casmia. - Trong lịch sử tư tưởng
nhân loại, có một hiện tượng mang tính quy luật, đó là sự phân phái của các hệ thống triết lý tôn giáo lớn trong quá trình
phát triển của chúng. Phật giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thông qua giáo lý của Phật giáo cải cách và phái Phật
giáo này được gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ (gọi là phái Tiểu Thừa). - Phái Tiểu (hay Nam tông)
thừa nghĩa là “cỗ xe nhỏ” hoặc “con đường cứu vớt hẹp”, cho rằng những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt.
+ Quan niệm Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh, gắn với giác ngộ sáng suốt, không còn phiền não khổ đau, không
còn nhân quả luân hồi, cũng tức là hư vô.
+ Phật Thích Ca là người đầu tiên đạt đến cảnh giới Niết bàn lúc 35 tuổi.
+ Được truyền bá từ Ấn Độ sang Sri Lanca rồi đến các quốc gia ở Đông Nam Á như Myanma,Thái Lan, Lào, Campuchia, Nam Việt Nam,...
- Phái Đại Thừa (Bắc tông) nghĩa là “cỗ xe lớn” hoặc “con đường cứu vớt rộng”, cho rằng không chỉ những tu hành mà cả
những người quy y cũng được cứu vớt.
+ Quan niệm Niết bàn như thiên đường, tức là vương quốc của các vị Phật, cũng là nơi Cực lạc.
+ Đề cao vai trò của tầng lớp tăng ni, coi họ là trung gian giữa tín đồ và Bồ tát.
+ Phật giáo Đại thừa được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Bắc Việt
Nam,... Sau đại hội Phật giáo lần thứ tư, các nhà sư được khuyến khích ra nước ngoài truyền đạo; do đó đạo Phật
càng được truyền bá mạnh mẽ sang Trung Á và Trung Quốc. Những thế kỉ tiếp sau đó, đạo Phật suy dần ở Ấn
Độ, nhưng lại được phát triển ở phần lớn Châu Á và đã trở thành quốc giáo của một số nước như Xri Lanca,
Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia.
Các kì kết tập khác: Các lần kết tập còn lại đều là của riêng bộ phái Thượng Tọa Bộ (còn gọi là Nam Truyền) tiến hành.
Hội nghị tập kết lần thứ 5
Kết tập lần thứ V được tổ chức vào năm 1871, trong suốt 5 tháng tại thủ đô của Miến Điện lúc bấy giờ là
Mandalay. Số người tham dự gồm 2.400 cao tăng dưới sự bảo trợ của vua Mindon. Kết quả là việc hiệu đính lại
3 tạng kinh và đem khắc trên 729 phiến đá hình vuông được cất vào trong chùa tháp Kuthodaw
Hội nghị tập kết lần thứ 6
Kết tập lần thứ VI bắt đầu ngày 17 tháng 5, nhân dịp lễ Phật Đản, năm 1954, trong suốt thời gian là 2 năm. Địa
điểm kết tập là phía bắc của Ngưỡng Quãng, trên đồi núi Nghệ Cố. Dưới sự khởi xướng của Giáo hội Phật giáo
Miến Điện và bảo trợ của Chính phủ Miến Điện. Kết quả là sự tham khảo lại tất cả kinh điển của các nước Phật
giáo Nam truyền, rồi đúc kết và đem xuất bản để truyền bá.
4. Sự phân hoá trong Phật giáo ở Ấn Độ :
Từ thế kỉ thứ 7 trở đi, đạo Phật đã có nhiều phân hoá. Nhiều tông phái đã xuất hiện lại có đường lối dị biệt và
nhiều lúc chia rẽ nhau. Thời gian đó, cũng là lúc ra đời các tông phái Mật tông. Các phái này đưa ra rất nhiều hình
ảnh bồ tát và có nhiều hoạt động về hình thức tương tự với việc thờ cúng thần linh của Ấn giáo. Do đó, ít nhiều đã
làm lu mờ các điểm đặc thù của Phật giáo. Sự bao dung và tự do của Phật giáo cũng là một tiền đề cho sự suy tàn.
Các vua trong nước Ấn mặc dù rất sùng bái đạo Phật nhưng khó tìm thấy trong đạo này một vị trí tôn xưng xứng
đáng. Do đó, họ có thể sẵn sàng nghe thuyết pháp nhưng vẫn không bỏ quên đạo Bà La Môn và không ngừng phát
huy đạo này thay vì Phật giáo
5. Nguyên nhân suy yếu Đạo Phật ở Ấn Độ:
Sau những thế kỉ rất thịnh đạt trong khoảng 1000 năm, từ triều đại GUPTA (TK 5 sau TC) đạo Phật có biểu hiện suy
thoái, đó là không thống nhất về học thuyết và tổ chức. Chỉ phát triển trong thành phố, những nơi hẻo lánh theo Phật giáo
không nhiều. Trong khi đó Hindu đã có từ rất lâu, bám rễ chặt cả ở nông thôn, còn Phật giáo đã yếu ở thành phố là suy yếu hẳn.
Một số cho rằng sự suy tàn của Phật giáo Ấn Độ là quy luật tự nhiên khi một hiện tượng nào đó đạt trạng thái đỉnh cao sẽ
đến lúc chìm xuống đáy. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng sự suy tàn của Phật giáo Ấn Độ là do những yếu tố khách
quan và chủ quan của những tăng sư Ấn Độ. Một vài nguyên nhân được sự đồng tình nhiều nhất có thể kể đến như:
-Sự thất bại trong việc truyền đạo ở Ấn Độ: Sau khi Đức Phật nhập niết bàn,những Tỳ-kheo vẫn tiếp tục công việc lập
Tăng đoàn thuyết pháp. Nhưng họ ngày càng chỉ biết chăm lo xây chùa, ở chùa tu dưỡng nên việc giảng đạo truyền đạo
trở nên ngày một ít đi và Phật giáo cũng ngày càng trở nên ít phổ biến trong đời sống người dân
-Sự đồng hóa giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo: nhìn chung Phật giáo vẫn dựa trên những giáo lý cơ bản, những nghi lễ tập
tục của Ấn Độ Giáo khiến cho có những nhìn nhận sai lầm về việc hai tôn giáo này giống nhau. Người Ấn bản địa còn
cho rằng Phật Thích Ca là hóa thân của vị thần Visnu.
-Các đạo sĩ Bà La Môn: Các vị vua theo Bà La Môn hầu như không ủng hộ Phật Giáo sở dĩ là do nền tư tưởng Bà La Môn
đã ăn sâu vào nhận thức của họ. Chính vì thế các nhà sư Ấn Độ và kể cả các Phật tử đều bị đàn áp rất nặng nề dưới giai
đoạn cai trị của các vua Bà-la-môn
-Sự xâm lược của Hồi giáo:Khi người Hồi xâm lược Ấn Độ cũng là lúc Phật giáo Ấn Độ vô cùng suy yếu và sự xâm lược
ấy chính là đòn cuối cùng khiến cho Phật giáo mất đi nhiều giáo dân. Các trường Phật học bị chúng tàn phá, kinh điển bị
đốt cháy, tàn sát các tu sĩ. Hiện nay chỉ còn lại 5% dân số Ấn Độ theo đạo Phật, điều đó cho thấy Phật giáo Ấn Độ sẽ rất
khó để có thể phục hưng cũng như phát triển rực rỡ lại như ban đầu.Và một quốc gia đa thần, đa giáo như Ấn Độ sẽ rất
khó có chỗ đứng cho một tôn giáo trải qua quá nhiều sự đàn áp
Trong 3 thế kỷ,Vaisya cảm thấy không có lợi gì, không phải là chỗ dựa, thay đổi xã hội. Đạo Bàlamôn - Hindu bớt khắt
khe, nới lỏng đồng thời kế thừa một số ưu điểm của Phật giáo nên dần thu hút dân chúng. Đạo Phật được một số vua cho
là quốc giáo nhưng mang tính chất áp đặt nên khi nhà vua chết, đạo Phật cũng dần mất vị trí. Giáo lý ngày càng trở nên
uyên thâm, khó hiểu và xa lạ đối với quần chúng, nên khi đã suy yếu thì không còn cơ hội quay trở lại đời sống tinh thần.
6. Liên hệ Việt Nam:
Còn đối với Việt Nam, gần hai ngàn năm có mặt ở Việt Nam, đạo Phật đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử
dân tộc, song thời nào Phật giáo cũng lấy đức Từ bi để giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Phật giáo Việt Nam
đã xây dựng cho mình truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Với bản chất từ bi, yêu tự do, yêu hoà
bình, tôn trọng sự sống, GHPGVN hôm nay với phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” luôn
tích cực trong các phong trào tương thân tương ái, giúp đỡ cộng đồng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn
kết tôn giáo, xây dựng xã hội bình đẳng và văn minh, xứng đáng là một tôn giáo “Hộ quốc - An dân”.
Câu 2. Mối quan hệ giữa tôn giáo với các thành tựu văn minh trong lịch sử Ấn Độ cổ -trung đại? tôn giáo → chữ
viết→ Kiến trúc,điêu khắc, văn học → hệ thống xã hội→ triết học, khoa học..
Tôn giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng và chi phối sâu sắc vào mọi mặt của cuộc sống người Ấn Độ cổ và trung đại, từ
tư tưởng, xã hội, đến nghệ thuật và khoa học. Tôn giáo là động lực thúc đẩy sáng tạo. Dưới đây là những mối quan hệ điển hình:
2.1. Chữ viết và ngôn ngữ
- Ngôn ngữ Ấn Độ rất phức tạp, nh ng đó là những đóng góp đặc sắc của c ƣ
dân nền văn minh sông Ấn là tạo ra chữ viết ƣ
khắc trên 3.000 con dấu. Loại chữ viết này là chữ ghi âm và ghi vần, viết từ phải sang trái, có 62 dấu sau còn 22.
- Ấn Độ còn có chữ Brami. Chữ Brami là cơ sở để tạo chữ Sankrit (chữ Phạn), là ngôn ngữ Ấn-Âu, gồm: 35 chữ Thánh
phụ âm, 13 nguyên âm, 12 nguyên âm giữa, 200 loại hình kết cấu để ghi tổ hợp giữa nguyên và phụ âm. Trên cơ sở
chữ Brami họ tạo ra chữ viết Sankrit. Trên cơ sở chữ viết của Ấn Độ, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã lấy đó làm nền
tảng cho sự ra đời chữ viết của dân tộc mình
- Cùng với Sankrit, c dân Ấn Độ còn dùng tiếng Pali, mà cơ sở của nó là khẩu ngữ vùng Magada ƣ
để viết kinh. Do sự
phát triển của khẩu ngữ này mà tiếng Pali trở thành một loại từ ngữ nh tiếng Phạn. ƣ
- Hiện nay, ở các n ớc Phật giáo phái Tiểu thừa thịnh hành nh ƣ
Srilanca, Myanmar, Thái Lan, tiếng Pali vẫn đ ƣ ợc sử ƣ
dụng nh một loại ngôn ngữ mà giới s ƣ sãi dùng để tụng kinh. ƣ
- Ngôn ngữ Ấn Độ phức tạp đã tạo điều kiện cho nhiều học giả chuyên tâm nghiên cứu về ngôn ngữ học. Học giả Panini
là ng ời đã viết ra một quyển ngữ pháp tiếng Phạn có ảnh h ƣ
ởng rất lớn đối với môn so sánh ngữ học châu Âu hiện đại. ƣ
2.2.Văn học Ấn Độ
-Văn học phong phú và giàu bản sắc: các lễ hội, tôn giáo, tập tục dân gian làm cho ng ời Ấn Độ sản xuất ra các bản ƣ
tr ờng ca và văn học. Phần lớn các tác phẩm văn học cổ điển Ấn Độ đều đ ƣ
ợc biểu hiện bằng tiếng Phạn d ƣ ới hai dạng ƣ
chủ yếu là kinh Vêđa và sử thi.
- Kinh Vêđa: có 4 tập, 3 tập đầu là những bài ca và những lời cầu nguyện phản ánh quá trình ng ời Aryan xâm nhập Ấn ƣ
Độ, sự tan rã của chế độ thị tộc và cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên. Còn tập 4 chủ yếu đề cập đến sự phân biệt đẳng
cấp và cả tình yêu lứa đôi.
- Cư dân Ấn Độ cổ đại để lại 2 bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata và Ramayana.
+ Mahabharata: gồm 18 ch ơng với gần 220.000 câu thơ đ ƣ
ợc coi là bộ sử thi lớn nhất thế giới. Nội dung cơ bản của nó ƣ
nói về cuộc nội chiến xảy ra trong nội bộ của dòng họ Bharata ở miền Bắc Ấn Độ.
+ Ramayana: gồm 7 ch ơng với 48.000 câu thơ nói về mối tình giữa hoàng từ Rama và nàng Sita xinh đẹp và thủy ƣ
chung. Hoàng tử Rama đ ợc coi là hóa thân của thần Visnu để bảo vệ cái thiện và diệt trừ cái ác. ƣ
- Hai bộ sử thi này đ ợc coi là lớn nhất Ấn Độ, là hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn học Ấn Độ cổ đại. ƣ
- Thời Trung đại, văn học Ấn Độ có b ớc tiến mới về sân khấu và văn học. Nhà văn xuất sắc Gupta là Katlidasa ở thế kỉ ƣ
V đã có ảnh h ởng lớn đến trào l ƣ
u văn học mới này. Ông là tác giả của các vở kịch nổi tiếng “Lòng dũng cảm của ƣ
Vravasi” và truyện “M ời ông hoàng”. ƣ
- Thế kỉ XII - XV, văn học Ấn có điều kiện phát triển mạnh. Thời kì này xuất hiện các tác giả nổi tiếng nh Cabia (1440- ƣ 1518), là một nhà t t ƣ
ởng, một thi sĩ có tài của Ấn Độ, đã trình bày t ƣ t ƣ
ởng của mình bằng một lối văn giản dị, d ƣ ới ƣ
hình thức những câu thơ bài hát dễ nhớ để nhân dân có thể hiểu đ ợ ƣ
2.5. Kiến trúc và điêu khắc
- Kiến trúc: Đ ợc coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của lịch sử văn minh Ấn Độ, kiến trúc Ấn mang sắc thái ƣ
riêng độc đáo với các kiểu loại hình kiến trúc: cột đá, mộ tháp, chùa chiền, hình tháp, cung điện...
+ Tiêu biểu là tháp Xansi ở Trung Ấn, đ ợc xây dựng từ thế kỉ IV TCN, tháp xây dựng bằng gạch cao 16m, hình quả cầu, ƣ
xung quanh có lan can, có 4 cửa lớn, lan can và cửa đều làm bằng đá và chạm trổ rất đẹp.
+ Loại hình kiến trúc cột đá đ ợc gọi là Xtamba. Cột đá trung bình cao 15m, nặng 50 tấn, đ ƣ
ợc chạm trổ nhiều con s ƣ tử ƣ
và các hình trang trí khác. Cột đá cũng là loại kiến trúc để thờ Phật.
+ Chùa ở hang Agianta đ ợc xây dựng từ thế kỉ II TCN, tiêu biểu cho loại công trình nghệ thuật kiến trúc kết hợp ƣ
với điêu khắc hội họa.
+ Kiến trúc chịu ảnh h ởng của ƣ
đạo Hindu, th ờng là các nền tháp nhọn nhiều tầng t ƣ ợng tr ƣ ng cho đỉnh núi ƣ
thiêng liêng, nơi ngự trị của các thần.
+ Kiến trúc Ấn Độ còn in đậm dấu ấn của đạo Hồi, những nhà thờ Hồi giáo, các cung điện, lăng tẩm mang dáng dấp Ả Rập, Ba T nh ƣ
ng đã Ấn hóa với những đặc điểm của kiến trúc Ấn Độ. Điểm chung của loại hình kiến trúc này là mái ƣ
vòm, cửa vòm, có tháp rộng, sân rộng và hoàn toàn không có hình t ợng của con ng ƣ
ời. Ba thành phố: Đê li, Acra, ƣ
Phatêcbua, Sikri là 3 công trình kiến trúc nổi tiếng của các v ơng triều Hồi giáo. ƣ
+ Trong đó, tháp Kubminar ở Đêli đánh dấu sự chuyển biến của hai loại hình kiến trúc Ấn-Hồi, tháp đ ợc xây dựng vào ƣ
năm 1199, cao 75m, có 5 tầng, 3 tầng d ới đ ƣ
ợc xây bằng đá, hai tầng trên xây bằng đá trắng. Từ nền tháp đến chóp có ƣ 379 bậc thang đá.
- Điêu khắc Ấn Độ cũng có những tiến bộ đáng kể chủ yếu là khắc t ợng Phật và các t ƣ
ƣợng thần của đạo Hindu. Các
t ợng Phật bằng đá, một số ít bằng đồng phản ánh vẻ từ bi, anh linh khi nhập thiền với cặp mắt sâu lắng, trầm lặng chứa ƣ đựng nỗi u t ƣ h ƣ ớng tới ƣ
cõi vĩnh hằng. Còn các bức t ợng thần đ ƣ ợc thể hiện bằng ng ƣ
ời hoặc là hình ảnh hóa thân ƣ nh lợn rừng, con nhân s ƣ ... ƣ
+ Tƣợng thần Shiva có mặt khắp nơi, với con mắt thứ 3 nằm giữa trán, với t ợng bò rừng Nantin là vật c ƣ ỡi của thần, trụ ƣ
đá Liuga là biểu t ợng sinh thực khí của nam giới. Ngoài các t ƣ ợng thần linh là t ƣ
ợng các thú vật gắn liền với các vấn đề ƣ
tôn giáo nh cột trụ bằng đá ở Sacnac, t ƣ
ợng khỉ ở Hanaman miền Nam Ấn Độ. ƣ
=> Tóm lại, kiến trúc điêu khắc ở Ấn Độ thời cổ-trung đại tuy có gắn liền với vấn đề tôn giáo nh ng do bắt nguồn từ ƣ
cuộc sống của các tác giả có các công trình lại xuất thân từ quần chúng nhân dân lao động nên tính hiện thực đ ợc thể ƣ hiện một cách rõ nét
- Các nước Đông Nam Á đều chịu ảnh h ởng sâu sắc của nền kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ nh ƣ Myanmar, Thái Lan, ƣ
Lào, Campuchia, Indonesia và Việt Nam. 2.6. Y học
Y học Ayurveda: Y học Ayurveda, một trong những hệ thống y học cổ truyền lâu đời nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ các kinh Vệ Đà.
Khoa học: Nhiều nhà khoa học Ấn Độ cổ đại là những nhà tu hành, họ đã nghiên cứu về thiên văn học, toán học, y học...
với mục đích phục vụ cho việc thờ cúng và giải thích các hiện tượng tự nhiên.
Câu 2/ Mối quan hệ giữa tôn giáo với các thành tựu VM trong lịch sử Ấn Độ cổ - trung đạia.
a.Ảnh hưởng của tôn giáo đến chữ viết
Một trong những đặc trưng tôn giáo trong những ngôn ngữ Ấn Độ có thể là đối tượng quan sát một cách rõ ràng mà trong
đó các nhà lôgic học phương Tây gọi là “những phán đoán khách quan”. Người Ấn Độ cổ đại, khi họ nghĩ về các hiện
tượng tự nhiên,họ luôn luôn tưởng tượng ra một vị thần tạo ra các hiện tượng đó như thể là chúng tồn tại một cách một
cách bí mật.Ở Ấn Độ, họ đã phát triển một quan niệm rất phức tạp về thần linh. Họ có nhiều từ ngữ để chỉ thần linh. Thời
đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng
3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30
bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami,thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của
nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
b. Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn học
Ấn Độ là nước có nền văn học rất phát triển, gồm có 2 bộ phận chính là Vêđa và sử thi.Những tập Vêđa gồm những bài
cầu nguyện, thần chú, những nghi thức cúng bái,những bài thuyết pháp, những lời giải thích triết lí trong kinh Vêđa. Sử
thi Ấn Độ có hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm
220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi
là một bộ “bách khoa toàn thư”phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48000
câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên Tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân
gian một số nước Đông Nam Á. Ví dụ Riêmkê ởCampuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ
Ramayana. Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong
ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu. Ngoài văn học tiếng Xanxcrit ra, còn có những tác phẩm viết bằng các thứ ngôn ngữ
khác, trong đó trước hết phải kể đến những tác phẩm viết bằng tiếng Pali về chủ đề Phật giáo
c. Ảnh hưởng của tôn giáo đến nghệ thuật
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn
Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng
nghệ thuật: Hinđu giáo,Phật giáo, Hồi giáo. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang
Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình
vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp. Các công
trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII – XI.
Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ
nước và những cánh đồng. Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng
thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII. Nói chung nghệ thuật tạo hình Ấn Độ phần lớn
nhằm vào chủ đề tôn giáo, nhưng vì bắt nguồn từ cuộc sống thực tế nên tính hiện thực vẫn thể hiện rất rõ rệt, ví dụ tượng
nhiều tay nhiều đầu là phỏng theo tư thế của các đội múa trong đền và cung đình.
d. Ảnh hưởng của tôn giáo đến khoa học tự nhiên
Do nhu cầu cuộc sống hằng ngày nhân dân Ấn Độ đã có nhiều phát minh quan trọng về một số môn khoa học tự nhiên
như thiên văn, toán học, vật lí…. nhưng vẫn chịu ảnh hưởng rất mạnh của tôn giáo.
Về Thiên văn: người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng,
mỗi tháng có 30 ngày. ( Như vậy năm bình thường có 360 ngày ). Cứ sau 5 năm thì họ
lại thêm vào một tháng nhuận.
Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng
góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây
Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu
biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,1416.
Về vật lý: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “…
trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”.
Y học: cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép
xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển
sách là “ Y học toát yếu” và “ Luận khảo về trị liệu”
Câu 3. Vì sao Ấn Độ đ ợc mệnh danh là “xứ sở của Thần linh”? ƣ
(Khẳng định Ấn Độ có nhiều đạo)
Ấn Độ được mệnh danh là “xứ sở của thần linh” bởi vì đây chính là mảnh đất sản sinh ra rất nhiều tôn giáo ra nhiều tôn
giáo lớn trên thế giới và mỗi tôn giáo đều có những nghi thức thờ phụng thần linh riêng.
+Đạo Bà La Môn là một tôn giáo đa thần, vị thần gần gũi nhất là Indra thần mưa bão, sấm sét. Brahma là vị thần sáng tạo
thế giới, Shiva là thần hủy diệt thế giới, Vishnu là thần bảo vệ ánh sáng, bảo tồn vũ trụ, bốn mùa, thần làm cho nước sông
Hằng dâng lên và làm mưa để tưới tiêu cho đồng ruộng… Cho tới đầu công nguyên, đạo Bà La Môn phân chia thành 2
phái: phái thờ thần Shiva và phái thờ thần Vishnu. Để thống nhất về tư tưởng, đạo Bà La Môn đưa ra quan niệm rằng 3 vị
thần đó tuy là ba nhưng vốn là một. Ngoài ra, đạo Bà La Môn sùng bái rất nhiều loài vật như voi,khỉ, bò,…
+Đạo Hindu: sùng bái chủ yếu ba vị thần Brahma, Vishnu và Shiva; chia thành hai phái là phái thờ thần Vishnu và phái thờ thần Shiva. Luận điểm:
Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới là : Phật giáo và Hin-đu giáo. Ấn Độ cũng là nơi du nhập phát triển của Hồi giáo.
1. Tôn giáo là nền tảng của văn hóa Ấn Độ
- Văn hóa Vệ Đà: Giai đoạn đầu tiên của lịch sử Ấn Độ, văn hóa Vệ Đà đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển
của các tôn giáo Ấn Độ. Các kinh Vệ Đà không chỉ chứa đựng những bài ca ngợi thần linh mà còn là kho tàng kiến thức
về vũ trụ, xã hội và đời sống con người.
- Sự ra đời của các tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jain giáo và Sikh giáo đều có nguồn gốc từ đất nước này.
Mỗi tôn giáo đều để lại những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử và văn hóa Ấn Độ. - Thờ nhiều thần linh:..
2. Tôn giáo ảnh hưởng đến xã hội Ấn Độ
- Hệ thống đẳng cấp: Hệ thống đẳng cấp (varna) trong Ấn Độ giáo đã chi phối sâu sắc vào
xã hội Ấn Độ trong hàng ngàn năm. Mỗi đẳng cấp có những quy định nghiêm ngặt về nghề nghiệp, hôn nhân và địa vị xã hội.
- Lễ hội và nghi thức: Các lễ hội tôn giáo như Diwali, Holi... đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống
của người dân Ấn Độ. Những lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là dịp để mọi người sum họp, giao lưu
và thể hiện bản sắc văn hóa.
3. Con người: họ luôn tin tưởng và kính trọng , tôn thờ các vị thần linh, vị thần tự nhiên
4. Tôn giáo là nguồn động lực sáng tạo KHKT 5. Chính trị:
- Các vương quốc cổ đại: Nhiều vương quốc cổ đại ở Ấn Độ được thành lập dựa trên cơ sở tôn giáo. Các vị vua
thường tự nhận mình là hiện thân của thần linh để củng cố quyền lực.
- Phong trào độc lập: Tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong phong trào độc lập của Ấn Độ. Mahatma Gandhi
đã sử dụng tôn giáo như một công cụ để đoàn kết nhân dân và đấu tranh chống lại ách thống trị của người Anh.
- Do chiến tranh, và mỗi thời kì thì mỗi đạo lại có sự ko phù hợp, bất công nên có nhiều đạo được sản sinh ra
Mở rộng: Hãy kể tên một số thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến Việt Nam .
Một số thành tựu về tôn giáo và kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến Việt Nam:
* Tôn giáo ( Phật giáo)
- Thông qua hoạt động truyền giáo và thương mại của các nhà sư và thương nhân Ấn Độ,Phật giáo đã được du nhập vào
Việt Nam từ những thế kỉ đầu công nguyên.Có thể nói, ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa – xã hội Việt
Nam là khá toàn diện và sâu sắc:
+ Đạo phật với các thuyết luân hồi, nghiệp báo, nhân quả... có tác dụng duy trì trật tự xã hội, giáo dục đạo đức, điều
chỉnh những hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội (ví dụ: Dù xây chín bậc phù đồ / Không bằng
làm phúc cứu cho một người; Ở hiền thì lại gặp lành / Những người nhân đức trời dành phúc cho….)
+ Phật giáo có tác động lớn, góp thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc,
văn học, giáo dục... (Ví dụ: chùa Một cột; chùa Dâu; tượng phật Quan âm nghìn mắt, nghìn tay; giáo lý Phật giáo thấm
nhuần trong văn học dân gian của Việt Nam…).
- Phật giáo khi xâm nhập vào Việt Nam không tồn tại một cách thuần khiết, mà có sự hòa hợp, dung nạp với các yếu tố
văn hóa của tín ngưỡng bản địa. Ví dụ: trong các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam không chỉ thờ phụng các vị Phật, Bồ
tát cũng như các vị hộ trì Phấp pháp, mà còn thờ nhiều vị thần/ thánh của các tôn giáo/ tín ngưỡng khác, như: thờ Mẫu; thờ Đức Thánh Trần… * Kiến trúc:
- Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ cùng với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo đã được truyền bá vào Việt
Nam ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên và liên tục phát huy ảnh hưởng trong thời gian dài.Tiếp thu nghệ thuật tạo
hình của Ấn Độ, người Việt đã tạo nên nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, thuộc nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.
Trong đó, có 2 kiểu kiến trúc nổi bật nhất là:
+ Kiến trúc đền – núi (ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo). Quần thể kiến trúc đền – núi tiêu biểu ở Việt
Nam là: Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
+ Kiến trúc chùa tháp (ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo). Quần thể kiến trúc chùa – tháp tiêu biểu ở Việt
Nam là: chùa Thiên Mụ (Huế), tháp Báo Thiên (Hà Nội),…
VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI KÌ PHỤC HƯNG
Trong cuốn sách “Biện chứng tự nhiên”, Engels từng nhận định rằng: “Đây là một sự cải cách vĩ đại nhất, tiến bộ nhất
mà từ trước tới nay nhân loại chưa bao giờ trải qua”. Văn hóa Phục hưng (hay Văn nghệ Phục hưng) là một phong trào
cách mạng mới, tư tưởng mới, văn hóa mới của giai cấp tư sản châu Âu trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, triết học,
khoa học tự nhiên,…, là một thời đại huy hoàng trong lịch sử châu Âu. Văn hoá Phục hưng là một bước tiến kì diệu
trong lịch sử văn minh, mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá châu Âu và văn hóa nhân loại. Đây là nền văn
hóa đã đánh thức châu Âu thoát khỏi “Đêm trường trung cổ” tăm tối.
Câu 1. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của phong trào Phục hưng.
1. Nguyên nhân và điều kiện của phong trào Văn hóa Phục hưng
- Những điều kiện lịch sử: + Sự ra đời của CNTB
+ Sự xuất hiện của chủ nghĩa nhân văn
- Những thành tựu tiêu biểu: văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên và triết học.
1. Sự suy yếu của chế độ phong kiến:
Giáo hội La Mã mất uy tín: Sự tham nhũng và xa hoa của Giáo hội đã làm mất lòng tin của người dân, tạo điều kiện cho
những tư tưởng mới nổi lên.
Sự trỗi dậy của giai cấp tư sản: Giai cấp tư sản, với nhu cầu phát triển kinh tế và khẳng định vị thế xã hội, đã tìm kiếm
những tư tưởng mới để phù hợp với lợi ích của mình.
2. Sự phát triển của thương nghiệp và các thành thị:
Sự giao lưu văn hóa: Việc giao thương phát triển đã thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho
các tư tưởng mới được tiếp thu và phát triển.
Sự ra đời của tầng lớp trí thức: Ở các thành thị, tầng lớp trí thức như thương nhân, thợ thủ công đã có điều kiện tiếp xúc
với các tác phẩm văn hóa cổ đại, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu và sáng tạo.
3. Sự phục hưng các giá trị văn hóa cổ đại:
4. Khám phá lại di sản Hy Lạp và La Mã: Các học giả Phục hưng đã tìm tòi, nghiên cứu và phát hiện lại những giá trị
văn hóa, khoa học của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Tôn vinh con người: Tư tưởng nhân văn, coi trọng giá trị con người, đã được đặt lên hàng đầu, thay thế cho quan niệm
thần quyền của thời Trung đại.
4. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật:
Phát minh về máy in: Máy in đã giúp cho các ý tưởng mới được truyền bá rộng rãi, thúc đẩy sự phát triển của tư tưởng.
Các khám phá địa lý: Các cuộc khám phá địa lý đã mở rộng tầm nhìn của con người, tạo ra những hiểu biết mới về thế giới.
5. Những biến động xã hội:
Cuộc chiến tranh Trăm năm: Cuộc chiến tranh này đã gây ra nhiều đau thương, mất mát, khiến người dân khao khát một
cuộc sống hòa bình và hạnh phúc hơn.
Các cuộc khởi nghĩa nông dân: Những cuộc khởi nghĩa này đã phản ánh sự bất mãn của nhân dân đối với chế độ phong
kiến, tạo điều kiện cho những tư tưởng mới nổi lên.
- Nguyên nhân Văn hóa Tây Âu Trong phần lớn thời kỳ trung đại, những tư tưởng của giáo hội Kitô đã thống trị mọi
mặt đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của nhân dân. Trong suốt giai đoạn sơ và trung kỳ trung đại thì tất cả các ngành
khoa học, duy vật chủ nghĩa đều bị coi là kẻ thù không đội trời chung của Giáo hội. Tầng lớp tăng lữ tự trói mình trong
chủ nghĩa khổ hạnh, còn quý tộc võ sĩ thì chỉ suốt ngày tiệc tùng, săn bắn, gây chiến tranh cướp bóc lẫn nhau, không
quan tâm đến phát triển văn hóa – xã hội.Những nền móng vững chắc của chế độ phong kiến bắt đầu bị rạn nứt trước sự
phát triển của kinh tế hàng hóa và thủ công nghiệp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần được hình thành. Thành
thị trung đại ra đời ở nhiều nơi và bằng hoạt động kinh tế của mình đã dần tách khỏi nền kinh tế tự nhiên và dần chi phối
được nền kinh tế. Thành thị ngày càng phát triển, giai cấp tư sản ra đời, giai cấp tư sản ra đời, quan hệ tư bản chủ nghĩa
thay thế dần quan hệ phong kiến.Trong tình hình đó, thế giới quan, hệ tư tưởng cũ của chế độ phong kiến trở nên lỗi thời
và là trở ngại nặng nề cho sự phát triển của tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh về tư tưởng giữa giai cấp tư sản và giai cấp
phong kiến nổ ra. Cuộc đấu tranh về tư tưởng diễn ra trên nhiều mặt và nhiều lĩnh vực khác nhau, diễn ra thành hai
phong trào lớn ở thời hậu kì trung đại, là phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo. o Ở Ý:
- Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở Ý. Với những điều kiện thuận lợi về địa lí, quan hệ tư bản chủ
nghĩa ra đời sớm nhất ở đây . Sự phát triển về kinh tế và sự manh nha chủ nghĩa tư bản ở Ý đã cung cấp cơ sở
vật chất cho phong trào Văn hóa phục hưng.
- Di sản văn hóa và kết cấu nhân tài của bản thân nước Ý chính là cơ sở và điều kiện quan trọng đểsản sinh phong
trào Văn hóa Phục hưng trong thời kì đầu. Truyền thống văn hóa cổ điển của Hy Lạp, La Mã đã được bảo tồn
rất nhiều trong thời trung đại tại nước Ý.
- Bên cạnh đó, kỹ thuật làm giấy và in ấn của Trung Quốc được truyền vào và sử dụng rộng rãi ở một số nước Tây
Âu trong đó có Ý đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào Văn hóa Phục hưng. o Ở châu Âu
- Từ giữa thế kỉ XVI trở về sau, trên cơ sở chủ nghĩa tư sản và nền kinh tế của một số nước gần Ý như Đức ,Pháp,
Thụy Sĩ, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan...đều phát triển, phong trào cũng nối gót nhau xuất hiện. Tại những quốc
gia này đã xuất hiện một số nhân vật và tác phẩm tiêu biểu cho phong trào Văn hóa Phục hưng
-Diễn biến: Phong trào bắt đầu bùng nổ ở Ý vào thế kỉ XIV sau đó đã lan rộng đến các quốc gia Tây Âu, cũng như các
quốc gia Đông, Bắc Âu, và đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XVI
2. Tính chất, đặc điểm
Tính chất tư sản tiến bộ thể hiện qua các nội dung
- Chống Giáo hội và phong kiến: Trong thời trung đại, Giáo hội chi phối con người , cản trở bước tiến của xã hội.
Giai cấp tư sản có những yêu cầu mới về văn hóa đòi hỏi phải thủ tiêu sự kiểm soát của Giáo hội đối với tư
tưởng. Vì vậy họ đả kích Giáo hội và đưa văn hóa thoát khỏi sự ràng buộc của thần học, tôn giáo.
- Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân: Con người trong Văn hóa Phục hưng không còn là trò chơi của tầng lớp
thống trị nữa mà trở thành "Mẫu mực và kích thước đo lường của vạn vật”. Đề cao giá trị con người đi đôi với
quan niệm tự do hưởng lạc trong khi Gíao hội và chế độ phong kiến giam hãm con người trong vòng khổ hạnh,
các nhà nhân văn chủ nghĩa Phục hưng kêu gọi mọi người đi vào cuộc sống tự do, vui vẻ, hưởng lạc.
- Đề cao tinh thần dân tộc: Đó là vì giai cấp tư sản muốn kinh doanh làm giàu phải xóa bỏ cát cứ địa phương để xây
dựng quốc gia thống nhất. Xu hướng mang vào văn nghệ tinh thần mới, tinh thần dân tộc quốc gia. Tinh thần
dân tộc biểu hiện qua lòng yêu nước, tin tưởng ở khả năng của dân tộc, của tiếng nói, chữ viết của dân tộc.
- Phục hồi truyền thống văn hóa cổ điển của Hy Lạp, La Mã và làm nó trở nên hoàn hảo hơn: Văn minh Hy-La vô
cùng xán lạn là nền tảng vững chắc cho văn minh phương Tây và cơ sở của văn minh Tây Âu – châu Âu cận
hiện đại. Trong diễn trình lịch sử, Hy Lạp cổ đại là khởi đầu của lịch sử văn minh phương Tây. Xuất hiện muộn
hơn các nền văn minh khác nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại nên nền văn
minh này vẫn phát triển mạnh mẽ và mang nhiều dấu ấn riêng biệt. Sự thành công của nền văn minh Hy-La
được kiến tạo nên từ những giá trị cốt lõi như tầm ảnh hưởng rộng lớn, sự hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo
không ngừng nghỉ cùng chiến lược đúng đắn – tinh thần đoàn kết. Nền văn minh Hy-La đã đóng góp cho nhân
loại nhiều phát kiến vĩ đại, tạo nền tảng vững chắc, có tầm ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của văn minh phương
Tây cổ đại trong suốt chiều dài lịch sử của châu Âu. Không ngừng học hỏi,bổ sung và hoàn thiện những tri thức
từ những nền văn minh này; đảm bảo sự đi lên của tinh hoa nhân loại, bởi sự thịnh vượng của nhân loại không
chỉ đến từ một nền tảng mà phải đến từ tư duy luôn vận động và phát triển. Hạn chế
Tuy nhiên là một phong trào văn hóa của giai cấp tư sản. Văn hóa Phục hưng không tránh khỏi những hạn chế: Giai cấp
tư sản chưa triệt để chống Giáo hội, phong kiến. Đó là do giai cấp tư sản mới trỗi dậy nên khi chống Giáo hội, phong
kiến vẫn phải e dè, có khi còn dựa vào phong kiến và Giáo hội. Do vậy, họ không tránh khỏi mặt hạn chế, thỏa hiệp.Bên
cạnh đó, trong khi đề cao giá trị của con người, giai cấp tư sản lại ủng hộ sự bóc lột để làm giàu. Một số nhà nhân văn đã
nêu cao các đức tính của tư sản như “khôn ngoạn’, “nghị lực”, “kiên nhẫn” mà thực chất là đức tính gian ngoan, xảo
huyệt. Ủng hộ bóc lột để làm giàu, đó là mặt hạn chế chủ yếu của phong trào Văn hóa Phục hưng. Chủ nghĩa nhân văn
Chủ nghĩa nhân văn là nội dung tư tưởng thể hiện trong các mặt triết học, văn học, nghệ thuật, giáo dục… trong thời kỳ
Văn hóa Phục hưng. Người theo chủ nghĩa nhân văn là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản. Họ tuy chống lại giáo hội phong
kiến, nhưng họ không phải là người vô thần,không chống Tôn giáo và Thượng đế. Đồng thời, họ cũng chưa bao giờ phụ
nhận giáo lý của Kitô giáo.
3. Ý nghĩa và tác động
Văn hóa Phục hưng, bóng đêm thời trung cổ và sự thống trị của giáo hội ở châu Âu đã bị đẩy lùi,chủ nghĩa tư bản phát
triển nhanh chóng. Cuộc vận động tư tưởng và văn hóa Phục Hưng đã gặt hái được những mùa hoa trái tốt đẹp, phong
phú vô cùng Nếu gọi thời kỳ phong kiến Trung đại ở phương Tây là “Đêm trường Trung cổ” thì xin được ví thời kỳ văn
hóa Phục hưng như ánh mặt trời rực rỡ, xóa tan đi màn đêm tăm tối Nó mang đến sinh khí mới trên mọi phương diện,
mở đường cho xã hội tư bản chủ nghĩa tiêu diệt chế độ phong kiến, chuẩn bị mở đường cho một cuộc cách mạng xã hội,
đưa những nước này tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch sử cận đại. Nền văn hóa xán lạn do phong trào Văn hóa Phục hưng
tạo nên đã mở ra một trang mới cho nền văn minh thế giới. Văn hóa Phục Hưng vì vậy được thừa nhận là một trong
những nền văn hóa rực rỡ của loài người. Thời kì văn hoá Phục hưng kéo dài suốt 4 thế kỉ có tác động thúc đẩy quan
trọng với sự phát triển văn hoá xã hội của châu Âu và toàn thế giới
Ý nghĩa: Là 1 phong trào CM về văn hóa và tư tưởng, phong trào Văn hóa Phục hưng có những ý nghĩa quan trọng:
-Đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên Chúa do đó giải phóng tư tưởng tình cảm con người
khỏi mọi sự kìm hãm và trói buộc. Từ đó chủ nghĩa nhân văn với các nội dung nhân quyền, nhân tính, cá tính ngày càng
giữ vai trò chi phối không những về văn học nghệ thuật mà cả trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
-Văn hóa Phục hưng là 1 bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Các văn nghệ sĩ, các nhà KH, triết học đóng
góp trí tuệ và tài năng của mình vào phong trào văn hóa bằng những tác phẩm và công trình bất hủ, làm phong phú thêm
kho tàng văn hóa của nhân loại. Hơn nữa những công trình văn hóa đó về nhiều mặt là chuẩn mực, là sự mở đầu cho đời
sau noi theo: khai thác đề tài cuộc sống hiện thực, phát minh ra cách vẽ tranh sơn dầu, quan điểm mới về thiên văn
học…Như vậy phong trào Phục hưng đã đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong những thế kỉ tới
Câu 2. So sánh và phân tích những điểm khác biệt giữa nghệ thuật thời Trung đại và
nghệ thuật thời Phục hưng. Lấy ví dụ minh họa.
Nghệ thuật thời Trung đại và thời Phục hưng mang những đặc trưng riêng biệt, phản ánh rõ nét sự thay đổi trong tư
tưởng và xã hội của hai thời kỳ này.
1. Chủ đề và nội dung: Thời Trung đại:
Tôn giáo: Chủ đề chính là các câu chuyện trong Kinh thánh, cuộc đời của các thánh, các sự kiện tôn giáo.
Thế giới tâm linh: Tác phẩm thường mang tính biểu tượng, nhấn mạnh thế giới tâm linh, thiên đường và địa ngục.
Hình tượng: Các nhân vật thường được thể hiện một cách kinh điển, ít có sự khác biệt cá nhân. Thời Phục hưng:
Con người: Con người được coi là trung tâm của vũ trụ, được thể hiện với vẻ đẹp lý tưởng, sức sống và cá tính riêng biệt.
Cổ điển: Hồi sinh các chủ đề và hình thức nghệ thuật của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Thế giới hiện thực: Các tác phẩm thường miêu tả cuộc sống đời thường, các sự kiện lịch sử, các nhân vật có thật.
2. Kỹ thuật và phong cách: Thời Trung đại:
Mặt phẳng: Các hình khối được thể hiện bằng những đường nét đơn giản, phẳng, ít tạo cảm giác chiều sâu.
Màu sắc: Màu sắc thường mang tính tượng trưng, ít có sự pha trộn và chuyển tiếp.
Bố cục: Bố cục tĩnh, các nhân vật thường được sắp xếp theo hàng ngang. Thời Phục hưng:
Không gian: Tạo cảm giác chiều sâu, không gian ba chiều nhờ kỹ thuật phối cảnh.
Ánh sáng: Sử dụng ánh sáng và bóng tối để tạo khối, tăng cường hiệu quả biểu cảm.
Cơ thể người: Nghiên cứu kỹ về giải phẫu để thể hiện cơ thể người một cách chính xác và sinh động. 3. Ví dụ minh họa: Thời Trung đại:
Tranh: Các bức tranh về ngày tận thế, các vị thánh, các sự tích trong Kinh thánh (ví dụ: tranh về Chúa Kitô đóng đinh).
Kiến trúc: Các nhà thờ Gothic với những vòm nhọn, cửa sổ kính màu, tạo cảm giác hướng lên trời cao. Thời Phục hưng:
Tranh: "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci, "Đại hội các vị thần" của Raphael, "Bữa ăn tối cuối cùng" của Leonardo da Vinci.
Kiến trúc: Nhà thờ Thánh Peter ở Rome, với kiến trúc hài hòa, cân đối, lấy cảm hứng từ kiến trúc cổ đại.
Câu 3. Trình bày những thành tựu nổi bật của phong trào Phục hưng trên các lĩnh vực
văn học, nghệ thuật, khoa học. Đánh giá ý nghĩa của phong trào Phục hưng đối với sự
phát triển của lịch sử nhân loại. 1. Văn học:
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa nhân văn: Con người được đặt vào trung tâm của mọi sự quan tâm, đề cao giá trị cá nhân, lý trí và sự tự do.
Các tác phẩm kinh điển: Ra đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị lớn như "Thần khúc" của Dante Alighieri, các vở kịch
của William Shakespeare (Romeo và Juliet, Hamlet,...).
Phát triển các thể loại văn học: Tiểu thuyết, kịch, thơ... phát triển đa dạng, phong phú.
Sự mở rộng của giáo dục với việc thành lập các trường đạihọc mới như Đại học Oxford và Đại học Cambridge.Sự gia
tăng quan tâm vào việc nghiên cứu và khám phá trithức, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và triết học 2. Nghệ thuật:
Hồi sinh nghệ thuật cổ điển: Các nghệ sĩ Phục hưng đã nghiên cứu và học hỏi từ nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Thay đổi quan niệm về vẻ đẹp: Vẻ đẹp lý tưởng của con người được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm điêu khắc và hội họa.
Các nghệ sĩ nổi tiếng: Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael... là những cái tên tiêu biểu, để lại nhiều tác phẩm bất hủ. 3. Khoa học:
Phát triển các ngành khoa học tự nhiên: Thiên văn học, vật lý học, toán học... đạt được nhiều tiến bộ đáng kể nhờ những
nhà khoa học như Copernicus, Galileo Galilei.
Phương pháp thực nghiệm: Các nhà khoa học bắt đầu quan sát, thí nghiệm để tìm ra quy luật của tự nhiên.
Phát minh ra máy in: Đây là một phát minh quan trọng, giúp cho sách vở được phổ biến rộng rãi, thúc đẩy sự phát triển
của khoa học và văn hóa.
è Đặc điểm chung của nghệ thuật hội họa thời kỳ này là tuy đề tài vẫn khai thác trong kinh thánh hoặc thần thoại, nh ng ƣ
nội dung thì hoàn toàn hiện thực, thể hiện giá trị nhân văn, chống lại giáo hội. Đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật: Hình khối
chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc; Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ lệ; Không gian trong tranh rõ
ràng cụ thể, rộng, có sự kết hợp con ng ời với thiên nhiên…; Xa gần trong tranh đ ƣ
ợc áp dụng một cách triệt để; Đặc tả ƣ
cảm xúc, nội tâm nhân vật.
Ý nghĩa của phong trào Phục hưng đối với lịch sử nhân loại
Phong trào Phục hưng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại:
Khởi đầu cho sự chuyển đổi từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa: Phong trào Phục hưng đã tạo ra những
tiền đề tư tưởng, văn hóa cho sự phát triển của xã hội tư bản.
Đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học hiện đại: Các phát minh và khám phá khoa học trong thời kỳ Phục hưng đã
mở đường cho những tiến bộ khoa học sau này.
Thay đổi quan niệm về con người và xã hội: Con người được coi trọng hơn, xã hội trở nên cởi mở và dân chủ hơn.
Để lại một di sản văn hóa vô giá: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật của thời kỳ Phục hưng vẫn được đánh giá cao và
nghiên cứu cho đến ngày nay.
Câu 4. Vị trí của phong trào “Văn hóa Phục h ng” trong lịch sử văn minh châu Âu? ƣ
Phong trào Văn hóa Phục hưng được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử văn minh châu Âu, đánh dấu sự
chuyển giao từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa. Nó là một cuộc cách mạng về tư tưởng, văn hóa và nghệ
thuật, mở ra một kỷ nguyên mới với những giá trị nhân văn sâu sắc.
Chuyển đổi từ thần quyền sang nhân quyền: Phong trào này đã đặt con người vào trung tâm của vũ trụ, thay thế quan
niệm thần quyền của thời Trung đại. Con người được coi là thước đo của mọi giá trị, có quyền tự do tư duy và sáng tạo.
Phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa cổ đại: Phục hưng đã hồi sinh và phát triển những giá trị văn hóa của Hy Lạp
và La Mã cổ đại, tạo ra một nền văn hóa mới, hiện đại hơn.
Đặt nền móng cho khoa học hiện đại: Phong trào này đã khuyến khích tinh thần khám phá, nghiên cứu khoa học, đặt
nền móng cho sự phát triển của khoa học hiện đại.
Thay đổi quan niệm về nghệ thuật: Nghệ thuật không còn chỉ phục vụ cho tôn giáo mà còn phản ánh cuộc sống, con người và xã hội.
Kết thúc thời kỳ Trung đại: Phong trào Phục hưng đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Trung đại với những quan niệm bảo thủ, giáo điều.
Mở đầu thời kỳ cận đại: Nó là bước đệm quan trọng cho sự hình thành và phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa, với
những giá trị dân chủ, tự do và tiến bộ.
Là một cuộc cách mạng về tư tưởng: Phong trào này đã giải phóng tư duy con người, khuyến khích sự sáng tạo và đổi
mới.Đặt nền móng cho sự phát triển của các ngành khoa học: Nhiều phát minh khoa học quan trọng đã ra đời trong thời
kỳ này, tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghệ.Để lại một di sản văn hóa đồ sộ: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật
của thời kỳ Phục hưng vẫn được đánh giá cao và nghiên cứu cho đến ngày nay.
Câu 5. Tại sao phong trào Phục hưng lại được coi là một cuộc cách mạng về tư tưởng?Liên hệ
với thực tế, em thấy những giá trị nào của phong trào Phục hưng còn có ý nghĩa đến ngày nay
Phong trào Phục hưng được xem là một cuộc cách mạng về tư tưởng bởi nó đã tạo ra một cuộc
lột xác sâu sắc trong cách nhìn nhận về thế giới và con người. Cụ thể:
Đặt con người vào trung tâm vũ trụ: Khác với quan niệm thần quyền của thời Trung đại, Phục hưng đề cao giá trị của con
người, coi con người là trung tâm của mọi sự quan tâm. Điều này đã tạo ra một cuộc cách mạng tư tưởng lớn, giải phóng
con người khỏi những ràng buộc của giáo hội và những quan niệm lỗi thời.Phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa cổ
đại: Việc khám phá lại và phát triển các giá trị văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại đã mang đến một nguồn cảm hứng
mới cho nghệ thuật, khoa học và tư tưởng.Khuyến khích tinh thần tự do tư duy và sáng tạo: Phong trào Phục hưng đã tạo
điều kiện cho sự phát triển của tư duy độc lập, khuyến khích con người khám phá và sáng tạo.Đặt nền móng cho khoa học
hiện đại: Tinh thần khoa học, phương pháp thực nghiệm được đề cao trong thời kỳ Phục hưng đã tạo điều kiện cho sự
phát triển của khoa học hiện đại.
Những giá trị của phong trào Phục hưng vẫn còn rất ý nghĩa trong xã hội hiện đại ngày nay:
Giá trị nhân văn: Việc đề cao giá trị con người, quyền tự do, dân chủ, bình đẳng vẫn là những giá trị cốt lõi của xã hội hiện đại.
Tinh thần sáng tạo: Tinh thần sáng tạo, khám phá và đổi mới luôn được khuyến khích và là động lực phát triển của xã hội.
Quan tâm đến khoa học: Khoa học và công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, và tinh thần khoa
học được hình thành từ thời Phục hưng vẫn tiếp tục được phát triển.
Tôn trọng đa dạng văn hóa: Việc tìm hiểu và học hỏi từ các nền văn hóa khác nhau, như tinh thần của thời Phục hưng,
giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn và hiểu biết.
Liên hệ với thực tế:
Giáo dục: Trong giáo dục, chúng ta vẫn luôn khuyến khích học sinh phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, tìm tòi khám phá.
Nghệ thuật: Nghệ thuật hiện đại vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển những giá trị nhân văn của nghệ thuật Phục hưng.
Khoa học công nghệ: Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu và khám phá để tìm ra những chân lý mới về thế giới.
Xã hội: Chúng ta luôn hướng tới một xã hội dân chủ, công bằng, nơi mọi người được tôn trọng và có cơ hội phát triển bản thân.
Câu 6 Sự tiếp xúc giữa các nền văn minh trên thế giới .
4.1. Cuộc phát kiến địa lý Nguyên nhân
- Từ thế kỷ XIV nhu cầu giao l u giữa Tây Âu và ph ƣ
ơng Đông trở nên cấp thiết. Sự phát triển nền kinh tế hàng hóa , ƣ
sự khao khát gia vị, h ơng liệu quý, vàng bạc của ph ƣ
ơng Đông đã thúc đẩy th ƣ ơng nhân tăng c ƣ ờng giao l ƣ u ƣ với
Trung Hoa, Ấn Độ. Nh ng con đ ƣ ờng quen thuộc sang ph ƣ
ơng Đông ngang qua Bidantin đã bị ng ƣ ời Tuốc và ng ƣ ời ƣ Ả Rập chiếm giữ..
- Thế kỉ XV, ng ời Tây Âu đã có nhiều tiến bộ về kỹ thuật hàng hải: ƣ
+ Nhận thức đ ợc quả đất hình tròn, biết sử dụng la bàn để đi biển, hoa tiêu đã xác định vĩ độ, xác định đ ƣ ợc chỉ số hải ƣ
lý của vùng gió, mật độ vĩ tuyến của thủy triều.
+ Dùng loại tàu Caraven (có nhiều kiểu) nhanh, nhẹ, đ ợc cải tiến để chở nhiều khách, liên lạc nhanh với các ƣ
điểm rải rác trên biển.
+ Dịch và xuất bản “chỉ dẫn về địa lý” Năm 1502 đã ra đời binh đồ địa cầu gọi là Bản đồ Cantino. Trên bản đồ này lần
đầu tiên đã vẽ đ ờng xích đạo và 2 chí tuyến. Năm 1504, lần đầu tiên trong lịch sử trên một bản đồ Đại Tây D ƣ ơng ƣ
Pedro Reinel đã đ a vào một thang vĩ độ. ƣ
Một số cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu
- Ng ời Bồ Đào Nha đã nhiều lần tổ chức các cuộc đi trên biển để tìm đ ƣ
ờng vòng quanh Châu Phi đến Ấn Độ. Từ cuối ƣ
năm 1416, năm nào cũng có đoàn đi nh ng rồi lại quay về trong đó có 3 lần đi quan trọng nhất. ƣ
- Năm 1487, Điaxơ men theo bờ biển đến đ ợc cực Nam Châu Phi, tại đây gặp sóng lớn nên ông đặt tên là “ Mũi bão ƣ
táp” về sau vua đặt tên là “ Mũi Hảo Vọng”.
- Tháng 7/1497, Vaxcô Dơ Gama đã đi qua Mũi Hảo Vọng, đi vào Ấn Độ D ơng và cuối cùng đến đ ƣ ợc Caliút (phía ƣ
Tây Ấn Độ ) vào ngày 20/5/1498.
- Ngày 3/8/1492, Colombo đã v ợt Đại Tây D ƣ
ơng đến lục địa Châu Mỹ ƣ
- Từ 1519-1522, Magienlăng thực hiện cuộc hành trình vòng quanh thế giới. Nh ng khi đến Philippin, ông bị chết. Đoàn ƣ
tiếp tục cuộc hành trình về lại Tây Ban Nha. Lần đầu tiên đã chứng minh trong thực tế quả đất là một quả cầu mà ng ời ƣ ta di vòng quanh đ ợc. ƣ
Hệ quả của những phát kiến địa lý.
* Hệ quả tích cực:
- Về địa lý: tìm ra châu lục mới là châu Mỹ, đại d ơng mới là Thái Bình D ƣ ơng và ƣ
những con đ ờng biển mới đến các châu lục đã tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, giao l ƣ u kinh tế, văn hóa. ƣ - Về kinh tế:
+ Mở rộng lãnh thổ th ơng mại thế giới và phạm vi kinh tế của t ƣ
bản châu Âu, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. ƣ
+ Hoạt động th ơng mại thế giới trở nên sôi động hơn, những tuyến đ ƣ ờng th ƣ ơng mại đ ƣ
ợc hình thành nối liền các ƣ
châu lục Á, Âu, Phi và tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây D ơng (Âu - Phi - Mỹ). ƣ
+ Tạo nên sự chuyển dịch trung tâm th ơng mại: từ Địa Trung Hải ra Đại Tây D ƣ
ơng, từ Lixbon đến Amtecdam và Luân ƣ Đôn.
+ Hệ quả quan trọng nhất về mặt kinh tế là cuộc “cách mạng giá cả”, thúc đẩy nhanh quá trình tích lũy t bản nguyên ƣ thủy.
- Về xã hội: làm nảy sinh phong trào di thực giữa các châu lục trên quy mô lớn...
- Về văn hóa: thúc đẩy giao l u văn hóa, tạo điều kiện cho các ngành khoa học phát triển... ƣ
* Hệ quả tiêu cực:
- Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, nạn c ớp bóc thuộc địa. ƣ - Buôn bán nô lệ da đen
.2. Sự hình thành các con đường thương mại và giao lưu giữa các nền văn minh
* Quan hệ thương mại:
- Buôn bán Âu-Á ngày càng mở rộng, đặc biệt là các n ớc Bồ Đào Nha, Italia, Hà Lan, Ý và Đức. Cuối thế kỷ XVI, đầu ƣ
thế kỷ XVII, giai cấp t sản Hà Lan đã có 10.000 tàu biển với 168.000 thủy thủ. Họ đ ƣ
ợc mệnh danh là “những kẻ ƣ
vận chuyển đ ờng biển”, những kẻ khuận vác của thế giới. Họ lập công ty Hà Lan xứ Đông Ấn Độ. ƣ
- Buôn bán Âu-Mỹ : Tây Ban Nha tổ chức “Hệ thống hai đoàn tàu” đi về luân chuyển trong 1 năm. Tây Ban Nha đ a đến ƣ
Mỹ hàng năm 100 con tàu có sức chở 300-500 tấn, các trang bị quân sự, nhà buôn và ngựa, da lụa, vải, sắt, r ợu và chở ƣ
về Tây Ban Nha vàng bạc và các loại đá quý.
- Buôn bán Phi-Âu-Mỹ: buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi sang châu Mỹ đã mang rất nhiều lợi cho th ơng nhân châu ƣ
Âu, một số thành phố của châu Âu đã giàu lên nhanh chóng nhờ việc buôn bán nô lệ da đen. * Ngôn ngữ văn hóa
- Châu Âu tiếp xúc nhiều loại cây trồng và nguyên liệu của ng ời da đỏ, nhất là biết đến thuốc lá đầu tiên ở châu Mỹ đó ƣ
là loại xì gà “Tobacos”.
- Châu Ấu lần đầu tiên biết đ ợc các từ: ngô, cà chua, ca cao… các từ “mais”, “tubac”, “tomate”, “chocolat”… ƣ
có nguồn gốc từ ng ời Anhđian ở châu Mỹ. ƣ
- “Cao su” cũng là ngôn ngữ của ng ời dân da đỏ châu Mỹ, “ Cao” có nghĩa là cây và u-ch có nghĩa là chảy. N ƣ g ời da đỏ ƣ
gọi “khóc cao u –chu” là “nhũng giọt n ớc mắt của cây”. Sau cuộc thám hiểm của Côlômbô, ng ƣ ời Châu Âu mới biết ƣ cây này… * Giao lưu văn hóa:
- Sau khi Côlômbô phát hiện ra châu Mỹ, miền Trung và Nam của lục địa này là nơi gặp gỡ giao thoa của văn hóa thuộc 3
nhóm chủng tộc lớn: ng ời Anhđian, ng ƣ ời da đen châu Phi và ng ƣ ời da trắng… ƣ
- Nh vậy, những cuộc đi lại của các th ƣ
ơng nhân nhà truyền giáo, dân di thực, quân lính, nô lệ…ng ƣ ời châu Âu tiếp ƣ
nhận văn minh truyền thống của ph ơng Đông, ng ƣ
ời châu Á và châu Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn của ƣ
ng ời châu Âu. Ở châu Mỹ, dần dần hình thành nên nền văn minh rất đa dạng, sự hòa hợp giữa các yếu ƣ tố văn hóa của ng ời Âu, ng ƣ ời Phi và ng ƣ
ời bản địa. Đặc biệt là sự phát hiện của nền văn minh vốn có từ lâu đời của châu ƣ
Mỹ đ ợc gọi là văn minh tiền Côlômbô mà tr ƣ ớc đây châu Phi ch ƣ a hề ƣ
biết đến. Ở đó có 3 bộ tộc ng ời chính là Maya, Aztếch và Inca. ƣ
- Ng ời Maya và Aztếch là chủ nhân của lãnh thổ Pêru ngày nay. Kinh tế căn bản là nông nghiệp, tổ chức xã hội thành ƣ
những công xã nông thôn. Nhiều công trình kiến trúc bằng đá đồ sộ, có dán hình và cấu tạo giống khu kim tự tháp Ai
Cập, có chữ viết và tôn giáo riêng.
- Kết quả tất nhiên của những cuộc di chuyển dân c là sự tăng c ƣ ờng giao l ƣ u văn hóa giữa c ƣ
dân các châu lục, giữa ƣ
các dân tộc, trao đổi giống cây trồng ( ca cao, thuốc lá, cà phê, chè, khoai tây…), kỹ thuật sản xuất (nông nghiệp, thủ
công nghiệp), các hình thức sinh hoạt văn hóa (lễ hội, phong tục, các điệu múa, nhạc….).
- Một số ngôn ngữ châu Âu đ ợc sử dụng rộng rãi trong các thuộc địa nh ƣ
tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng ƣ Anh, tiếng Pháp…
- Đó là trình vừa ảnh h ởng lẫn nhau giữa 3 dòng văn hóa Âu, Phi, Anhđian là quá trình giao thoa, kết hợp hữa cơ để ƣ
khai sinh ra một nền văn hóa mới- văn hóa Mỹ Latinh, làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG
Phong trào Văn hoá Phục hưng tuy danh nghĩa là phục hưng lại sự huy hoàng của văn hoá Hy-La cổ đại, nó có tiếp thu
những yếu tố từ nền văn hoá Hy-La cổ đại, nhưng thực chất đây là một nền văn hoá hoàn toàn mới, dựa trên nền tảng kinh
tế-xã hội mới và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên.
Qua các tác phẩm của mình, các nhà văn hoá thời Phục hưng đã thể hiện những tư tưởng chính sau:
• Phong trào văn hoá Phục hưng chống lại những quan niệm không hợp thời của giáo hội lúc bấy giờ cùng tầng lớp quí
tộc phong kiến. Nhiều tác phẩm văn hoá đã công khai đả kích, châm biếm thói đạo đức giả, dốt nát của tầng lớp quí tộc,
phong kiến. Các nhà văn hoá thời Phục hưng đấu tranh đòi văn hoá phải không bị kiểm soát bởi nhà thờ.
• Nhiều tác phẩm công khai ca ngợi quyền được sống tự do phóng khoáng, quyền được hưởng thụ. Họ chủ trương văn hoá
phát triển phải lấy mục đích vì hạnh phúc con người; đối tượng ca ngợi phải là con người... Có thể nói tư tưởng chủ đạo là
chủ nghĩa nhân văn (humannisme).
• Phong trào Văn hoá Phục hưng còn ca ngợi tình yêu tổ quốc, tinh thần dân tộc và ý thức các tác phẩm văn hoá phải
hướng về phục vụ tầng lớp bình dân. Vì vậy các tác phẩm văn hoá giai đoạn này phần nhiều không còn sử dụng chữ Latin
mà sử dụng chữ viết riêng của mỗi dân tộc.
• Nhiều nhà văn hoá thời Phục hưng đã dũng cảm chống lại những quan điểm phản khoa học của những thế lực cầm
quyền đương thời, bất chấp sự đe doạ của những hình phạt, kể cả dàn thiêu. Các tác phẩm của họ đã giáng những đòn
quyết liệt vào triết học kinh viện và chủ nghĩa duy tâm đương thời, làm lung lay quyền uy của các tăng lữ.
• Phong trào Văn hoá Phục hưng là tấm gương phản chiếu sức sống mãnh liệt của xã hội phương Tây lúc đó và đã đạt
được nhiều thành tựu rực rỡ. Ý NGHĨA
Phong trào Văn hoá Phục hưng là một cuộc cách mạng trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên chống
lại xã hội phong kiến, để chuẩn bị mở đường cho một cuộc cách mạng xã hội. Phong trào này đã đặt cơ sở, mở đường cho
văn hoá Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo sau. Phong trào Văn hoá Phục hưng còn có nhiều đóng góp quan
trọng vào kho tàng văn hoá nhân loại.
Câu 7. Cho biết thành tựu và ý nghĩa của phong trào văn hóa phực hưng
Phong trào văn hóa phục hưng thời Trung cổ có nhiều nguyên nhân, và chúng thường phản ánh sự phục hồi và phát triển
sau những giai đoạn khó khăn. Dưới đây là một số nguyên nhân quan trọng:
Kết Thúc Thời Kỳ Tối Cổ (Dark Ages):Phong trào văn hóa phục hưng thường xuất hiện sau thời kỳ Tối Cổ khi châu Âu
chìm trong sự hỗn loạn và suy thoái. Sự hồi sinh này là một nỗ lực để khôi phục và xây dựng lại xã hội và văn hóa.
Những Nỗ Lực của Người Học Giả và Nghệ Sĩ: Sự nghiên cứu và biên soạn lại tác phẩm của các tác giả cổ điển La Mã và
Hy Lạp thường được coi là một phần quan trọng của phong trào phục hưng. Người học giả như Petrarch và Boccaccio tìm
kiếm và phục dựng các văn bản cổ để tạo ra một sự đổi mới văn hóa.
Những Ảnh Hưởng của Nhà Trí Thức: Sự xuất hiện của những nhà trí thức và học giả như Leonardo da Vinci, Galileo
Galilei và Erasmus đã thúc đẩy sự đổi mới trong khoa học, triết học và văn hóa. Họ đóng góp vào việc mở rộng kiến thức và tinh thần sáng tạo.
Sự Hỗ Trợ Tài Chính từ Các Quốc Gia và Nhà Nước: Một số quốc gia và nhà nước đã hỗ trợ tài chính cho các hoạt động
nghệ thuật và văn hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển của nghệ thuật, kiến trúc, và tri thức.
Sự Lên Ngôi của Thương Nghiệp và Thị Trường: Sự tăng cường của thương nghiệp và thị trường đã tạo ra điều kiện cho
sự giàu có và sự hỗ trợ tài chính cho các nghệ sĩ và nhà văn, thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa. Những yếu tố này cùng nhau
tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phục hưng văn hóa, giúp hình thành lại xã hội và văn hóa sau những giai đoạn khó khăn Kết quả:
Nghệ thuật và Văn hóa: Xuất hiện sự phát triển mạnh mẽ trong nghệ thuật, với phong cách nghệ thuật phục hưng nổi
tiếng. Nghệ sĩ như Leonardo da Vinci, Michelangelo, và Raphael đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật lâu dài.
Giáo dục và Tri thức: Phong trào này đã thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, với sự tăng cường quan tâm vào việc nghiên
cứu và khám phá tri thức. Xuất hiện các trường đại học và viện nghiên cứu mới
Đổi mới Khoa học: Sự bùng nổ trong nghiên cứu khoa học và đổi mới, với các nhà khoa học như Galileo
Galilei và Nicolaus Copernicus có những đóng góp quan trọng về hiểu biết vũ trụ. Ý nghĩa:
Tình Thần Nghệ Thuật và Sáng Tạo: Phong trào văn hóa phục hưng tạo ra một tinh thần mới đầy sáng tạo và nghệ thuật,
góp phần vào việc định hình nền văn hóa Châu Âu.
Chuyển Động Giáo Dục và Nhân Quyền: Sự phát triển của giáo dục và sự tăng cường nhận thức về nhân quyền đã đánh
dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử châu Âu.
Thách Thức Tư Duy Quan Đại: Sự mở cửa của tri thức và sự đổi mới khoa học đã thách thức quan điểm truyền thống, đặt
nền móng cho sự phát triển của Kỷ nguyên Giáo lý
Tóm lại, phong trào văn hóa phục hưng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật, giáo dục, và
tư duy trong lịch sử châu Âu, tạo ra những đổi mới quan trọng và làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội .
Câu 8.Cho biết kết quả của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu thế kỷ XVI-XVIII?
Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu thế kỷ XVI-XVIII bao gồm Cách mạng Tư sản Hà Lan, Cách mạng Tư sản Anh,
Cách mạng Tư sản Pháp và Cách mạng Tư sản Bắc Mỹ. Các cuộc cách mạng này đều có nguyên nhân chung là phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội phong kiến. Giai cấp vô sản và tư sản mâu thuẫn với giai cấp
phong kiến đang ra sức ngăn cẳn, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế bản chủ nghĩa, muốn lật đổ chế độ phong kiến và
thiết lập nền dân chủ tư sản. Các cuộc cách mạng này đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực
lượng sản xuất, đồng thời có một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã
hội loài người. Kết quả của các cuộc cách mạng này là lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển, thể hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến, báo hiệu sự suy vong của giai cấp phong kiến.
Nguyên nhân các cuộc cách mạng
-Cách mạng tư sản Hà Lan (1568-1648): Cuộc cách mạng này nổ ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: Sự phát
triển mạnh mẽ của công thương nghiệp ở Hà Lan đã làm cho quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lạc hậu, kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Giai cấp tư sản Hà Lan đã phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng kinh tế và chính trị
quan trọng ở Hà Lan. Chế độ phong kiến Tây Ban Nha ngày càng suy yếu, không còn đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của Hà Lan
-Cách mạng tư sản Anh (1642-1649): Cuộc cách mạng này nổ ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: Sự phát triển
của công thương nghiệp ở Anh đã làm cho quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Giai cấp tư sản Anh đã phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng kinh tế và chính trị quan trọng ở Anh.
Chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh ngày càng suy yếu, không còn đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của Anh
-Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1775-1783): Cuộc chiến tranh này nổ ra do sự kết hợp của
nhiều yếu tố, bao gồm: Sự phát triển của công thương nghiệp ở các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã làm cho quan hệ sản xuất
phong kiến trở nên lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Giai cấp tư sản ở các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
đã phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng kinh tế và chính trị quan trọng ở các thuộc địa. Chế độ thực dân Anh ngày
càng hà khắc, bóc lột nhân dân các thuộc địa.
-Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799): Cuộc cách mạng này nổ ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: Sự phát triển
của công thương nghiệp ở Pháp đã làm cho quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lạc
hậu, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Giai cấp tư sản Pháp đã phát triển mạnh mẽ, trở
thành lực lượng kinh tế và chính trị quan trọng ở Pháp. Chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp ngày càng
suy yếu, không còn đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của Pháp. Có thể thấy, nguyên nhân của các cuộc cách mạng
tư sản tiêu biểu của thế kỉ XVI-XVIII là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự
ra đời của giai cấp tư sản là những nguyên nhân quan trọng nhất
4 cuộc cách mạng tư sản ( HÀ LAN, ANH,PHÁP,BẮC MỸ)
1. Cuộc cách mạng tư sản Hà Lan: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Vùng đất thấp chống lại sự cai trị của
Felipe II của Tây Ban Nha. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự chuyển giao lịch sử giữa thời kỳ Trung