Tổng hợp lý thuyết môn Luật hành chính
Tổng hợp lý thuyết môn Luật hành chính của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 36443508 LUẬT HÀNH CHÍNH
CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ NGÀNH LUẬT
HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC – NỘI DUNG
CỦA NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VN 1. Quản lý:
- Các hình thức của quản lý (Theo Ang-ghen có 3 hình thức quản lý: quản lý sinh học,
quảnlý kỹ thuật, quản lý xã hội)
+ Quản lý sinh học: khoa học về cơ thể sống, sinh vật,..
+ Quản lý kỹ thuật: khoa học về kỹ thuật (trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng…)
+ Quản lý xã hội: là hình thức quản lý phức tạp nhất, là con người tác động với con người
- Các khái niệm về quản lý:
- Khái niệm quản lý của “điều khiển học”: quản lý là sự chỉ đạo, tác động, điều khiển lên
mộthệ thống hay một quá trình dựa trên những quy luật, định luật hay những quy tắc tương
ứng để cho quá trình hệ thống ấy vận động theo ý muốn của người quản lý
Quan hệ quản lý là quan hệ mang tính chất không ngang bằng giữa chủ thể này với một
chủ thể khác, người quản lý luôn luôn là người có tầm cao hơn so với người bị quản lý
Quản lý là một hoạt động quy trình, có tính toán, không phải là một hoạt động ngẫu nhiên,
không phải là một hoạt động đơn lẻ Quản lý phải tuân theo các quy luật khách quan Điều kiện quản lý: – Phải có quyền uy. – Có tổ chức
– Và có sức mạnh cưỡng chế.
2. Quản lý xã hội
Là một hình thức của quản lý, đó là sự tác động giữa người với người trên cơ sở tổ chức và
quyền uy nhằm để thiết lập trật tự xã hội trong quá trình tồn tại và phát triển của con người. Đặc trưng cơ bản:
- Quản lý xã hội dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy.
+ Tổ chức: được xem là cơ sở để thiết lập quan hệ quản lý tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa
chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. lOMoARcPSD| 36443508
+ Quyền uy: theo định nghĩa từ Ăng ghen, quyền uy là sự trói buộc, sự áp đặt về mặt ý chí của
kẻ này đối với kẻ khác, buộc kẻ khác phải phục tùng. Quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề.
Nói một cách khác, mục đích của quyền uy là sự phục tùng của đối phương.
Quyền uy được hình thành từ hai yếu tố: quyền lực và uy tín. Trong đó, quyền lực chính là sự
vật chất hóa của quyền uy. Quyền lực là yếu tố quyết định, chỉ cần có quyền lực thì sẽ có quyền uy.
Quản lý xã hội được xuất hiện cùng với nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, nhu cầu đó chính là khách quan.
Sự tác động giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý là khách quan.
3. Quản lý nhà nước
Khái niệm: QLNN là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực Nhà nước đến các đối
tượng quản lý thuộc quyền nhằm thực hiện chức năng đối nội đối ngoại của nhà nước.
Quản lý nhà nước ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước. Khi nhà nước xuất hiện, nhà nước
sẽ quản lý những quan hệ xã hội đặc trưng, đặc biệt có liên quan đến lợi ích của giai cấp thống
trị. Do đó, nhà nước không quản lý hết 100% các quan hệ xã hội
Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư
pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Hình thành công thức:
QLXH = QLNN + QLXH khác (bao gồm: quản lý của gia đình, quản lý của tôn giáo, quản lý của các tổ chức xh…)
Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước, Cơ quan nhà nước, tổ chức nhà nước xã hội và
cá nhân được nhà nước uỷ quyền thực hiện quyền quản lý nhà nước. Được thể hiện thông qua BMNN.
QLNN Việt Nam được tiến hành bởi các cơ quan trong BMNN Việt Nam:
- Cơ quan quyền lực nhà nước:
+ Quốc hội (ở trung ương): lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia.
+ HĐND các cấp (ở địa phương): giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương.
- Chế định Chủ tịch nước: là nguyên thủ QG đại diện nhà nước về đối nội, đối ngoại - Cơ
quan hành chính nhà nước: hoạt động và quản lý hành chính NN
+ Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ (ở trung ương)
+ Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, các phòng (ở địa phương) lOMoARcPSD| 36443508
- Tòa án nhân dân: xét xử
+ Tòa án nhân dân tối cao (ở trung ương)
+ Tòa án nhân dân cấp cao (tòa án chuyên trách của tòa án nhân dân tối cao)
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện (ở địa phương)
- VKSND: thực hành quyền công tố, giám sát tư pháp + VKS nhân dân tối cao + VKS nhân dân cấp cao + VKS nhân dân cấp tỉnh
- Các thiết chế hiến định độc lập:
+ Kiểm toán nhà nước và cquan bầu cử QG: được hình thành nhằm giúp cho QH giám sát tài
chính và kiểm soát bầu cử
Khách thể của quản lý nhà nước: Là trật tự quản lý nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là
một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và uỷ quyền các cơ quan hành chính nhà nước.
Tính chấp hành thể hiện ở chỗ bảo đảm thực hiện thực tế các văn bản pháp luật của cơ quan
quyền lực nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật.
Tính chất điều hành để đảm bảo cho các văn bản pháp luật các cơ quan quyền lực nhà nước
được thực thi.Trong thực tế các chủ thể của quản lý nhà nước tiến hành hoạt động tổ chức và
hoạt động trực tiếp đối với các đối tượng quản lý.
Cơ quan hành chính nhà nước ban hành mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lý phải
thực hiện. Như vậy các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước điều
khiển hoạt động của các đối tượng quản lý. Hoạt động điều hành là nội dung cơ bản của hoạt
động chấp hành quyền lực nhà nước.
4. Hoạt động hành chính Nhà nước
Là một hình thức của quản lý nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cquan
hành chính nhà nước nhằm triển khai và thực hiện trên thực tế các văn bản của cquan nhà nước
cấp trên và cquan quyền lực cùng cấp, nhằm quản lý các hoạt động đời sống xã hội.
Mỗi chủ thể hành chính NN sẽ triển khai thi hành văn bản của cấp trên sau đó sẽ tổ chức điều
hành đối với cấp dưới.
- Vì sao phải chủ động sáng tạo? Để điều hành và đạt hiệu quả cao trong quản lý nhà nước,
phù hợp với thực tiễn biến đối không ngừng, chủ thể quản lý phải có khả năng chủ động sáng
tạo cao để đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Có ba thể hiện: lOMoARcPSD| 36443508 II.
NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VN
Là một ngành Luật trong hệ thống PLVN, có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng.
1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính -
Là những quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước được qui phạm
phápluật Hành chính tác động đến -
Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính được chia thành 4 nhóm: Việc chia nhóm
đốitượng điều chỉnh của Luật hành chính là hoạt động khoa học mang tính nghiên cứu,
không mang tính pháp lý. Vì thế người nghiên cứu có thể chia thành 4 nhóm hoặc 3 nhóm
hoặc nhiều nhóm khác nhau nếu có cơ sở và có căn cứ.
+ Nhóm 1: (quan trọng nhất: những quan hệ xã hội đặc trưng được ngành Luật hành chính điều chỉnh đầu tiên) lOMoARcPSD| 36443508 lOMoARcPSD| 36443508
Bảy: Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội ngoài chịu sự điều chỉnh của các điều lệ quy chế
nội bộ (ví dụ như Điều lệ Đoàn, điều lệ Đảng… thì còn chịu sự quản lý của Nhà nước bằng
pháp luật hành chính. Nhà nước chỉ quản lý hành chính đối với quá trình tổ chức thành lập
hoạt động của tổ chức chính trị, chính trị xã hội.
Tám: Nhà nước quản lý về kinh tế thông qua những hoạt động như: đki thành lập DN, cấp
phép cho DN, thu thuế DN, xử lý các vi phạm về cạnh tranh, về bán phá giá, về chất lượng
sản phẩm… để sàn lập nền kinh tế. Quản lý nhà nước về kinh tế không được can thiệp sâu về
hoạt động kinh tế, chỉ quản lý bằng cách đưa ra những chính sách về kinh tế và những hành
lan pháp lý để doanh nghiệp hoạt động.
Chín: Giữa nhà nước với công dân:
- Người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ VN, chịu sự quản lý của nhà
nước Việt Nam theo quy định PLVN trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà VN ký kết hoặc
tham gia có quy định khác lOMoARcPSD| 36443508
+ Nhóm II: những chủ thể thuộc nhóm II: Văn phòng của các cơ quan Đảng (VP Trung ương
Đảng, VP Tỉnh ủy,…), Văn phòng của tổ chức chính trị- xã hội hoặc các đơn vị sự nghiệp
công lập và tất cả những cơ quan nhà nước khác. Hoạt động quản lý hành chính nội bộ được
thực hiện ở tất cả các cơ quan tổ chức, là những hoạt động nhằm ổn định tình hình nội bộ của
cơ quan, bao gồm: bổ nhiệm, tuyển dụng, bầu cử, khen thưởng, kỷ luật, phân công, điều động…
+ Nhóm III: Các cquan phục vụ của Quốc hội, văn phòng CTN, Kiểm toán nhà nước được
trao quyền… (thuộc cơ quan nhà nước)
+ Nhóm IV: Người điều khiển phương tiện máy bay, tàu biển được quyền tạm giữ người vi
phạm hành chính trên máy bay, tàu biển (dành cho những cá nhân, tổ chức không thuộc cơ quan nhà nước)
2. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính
Là những cách thức, phương thức được nhà nước sử dụng tác động đến các quan hệ xã hội
thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính bảo đảm các quan hệ này phát triển đúng định hướng. -
Nội dung: Luật hành chính sử dụng chủ yếu phương pháp “quyền lực- phục tùng” (quyềnuy, mệnh lệnh) -
Trong khoa học Luật hành chính hiện đại hướng đến nền hành chính phục vụ, để tránh
sựkhắc nghiệt của phương pháp quyền uy truyền thống, chủ thể quản lý trong nhiều trường
hợp có thể sử dụng thêm phương pháp thỏa thuận để đạt được hiệu quả quản lý tốt nhất.
Phương pháp thỏa thuận không phải là phương pháp độc lập, nó phải được áp dụng kèm với
phương pháp quyền uy. Thỏa thuận trong hành chính không tuyệt đối như trong pháp luật dân sự. -
Ý nghĩa: Phương pháp này nhằm tăng hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm sự chấp
hànhtrong quản lý nhà nước lOMoARcPSD| 36443508
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC
TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM lOMoARcPSD| 36443508
CHƯƠNG 2 VÀ CHƯƠNG 3
QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH I.
QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm – đặc điểm: a) Định nghĩa:
QPPL hành chính là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
b) Đặc trưng của quy phạm pháp luật hành chính: Các đặc điểm chung của QPPL: ‒
Là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung ‒
Được áp dụng nhiều lần
‒ Được thể hiện trong các VBQPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình
tự luật định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
VBNN gồm 4 loại sau đây: - Văn bản chủ đạo
- Văn bản quy phạm pháp luật (quy phạm pháp luật chứa đựng ở loại văn bản này) - Văn bản cá biệt
- Văn bản hành chính, công văn thông thường
Thẩm quyền và thủ tục ban hành VBQPPL nói chung sẽ do luật định (Luật ban hành văn bản
quy phạm PL) và sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Đặc điểm riêng của QPPL hành chính: ‒
QPPLHC được phân công điều chỉnh quan hệ quản lý hành chính nhà nước. ‒
QPPLHC mang tính mệnh lệnh: Cho phép/ bắt buộc/ cấm đoán. ‒
QPPLHC có số lượng lớn, ổn định không cao và chủ yếu là quy phạm dưới luật.
Quản lý hành chính diễn ra trên tất cả lĩnh vực đời sống xh nên cần một số lượng lớn QPPL để điều chỉnh.
Hành chính là hđ tổ chức trực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu xh nên pháp luật hành chính
thường xuyên thay đổi và chủ yếu là dưới hình thức văn bản dưới luật.
2. Cơ cấu của QPPLHC:
Về nội dung, quy phạm PL hành chính có 03 bộ phận, gồm: - Giả định - Quy định - Chế tài lOMoARcPSD| 36443508
Về hình thức, QPPLHC có thể khuyết quy định hoặc chế tài, vì:
- Phần bị khuyết có thể được “hiểu ngầm”
- Phần bị khuyết có thể được quy định tại một điều luật khác, một chế định khác, một
VBPLkhác hoặc một ngành luật khác.
3. Hiệu lực của QPPLHC – Văn bản QPPLHC:
Hiệu lực là giá trị thi hành của văn bản quy phạm pháp luật hành chính, xét về thời gian,
không gian và đối tượng.
a) Hiệu lực theo thời gian:
Là thời điểm bắt đầu và chấm dứt hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính.
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực: được quy định trong chính văn bản đó, nhưng không được
sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ký ban hành hoặc thông qua
Trong trường hợp đặc biệt khẩn cấp vì lý do an ninh quốc phòng, quy phạm pháp luật hành
chính có thể có hiệu lực ngay sau khi ký hoặc thông qua Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của QPPLHC:
- Khi hết hiệu lực được quy định trong chính VB đó
- Khi nó bị thay thế bằng một văn bản khác cùng loại - Pháp điển hóa
VD: Trước khi có Luật công chứng thì có Nghị định 75/2000 Để đảm bảo sự lớn mạnh và
nhu cầu khách quan của xã hội thì chúng ta nâng cấp lên thành Luật Công chứng để thay thế cho Nghị định 75.
b) Hiệu lực theo không gian:
Là giá trị thi hành của văn bản quy phạm pháp luật hành chính được xác định theo phạm vi
lãnh thổ, địa giới hành chính.
Quy phạm có hiệu lực trên phạm vi cả nước:
Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở TW ban hành. Trừ trường hợp có giới hạn.
Quy phạm có hiệu lực trong phạm vi từng địa phương:
+ Do chính quyền địa phương ban hành. Địa phương nào ban hành thì sẽ có hiệu lực trong
phạm vi lãnh thổ ở địa phương đó.
+ Do TW ban hành nhưng có giới hạn phạm vi hiệu lực về lãnh thổ.
VD: Quốc hội, Chính phủ ban hành những văn bản áp dụng riêng cho các thành phố trực
thuộc TW: 5 thành phố trực thuộc TW sẽ có 5 NĐ riêng.
c) Hiệu lực theo đối tượng: lOMoARcPSD| 36443508
Là giá trị thi hành của văn bản QPPL hành chính đối với những cá nhân, tổ chức liên quan.
Quy phạm chung: Có hiệu lực đối với mọi công dân, tổ chức
VD: Những quy định về phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, dịch bệnh… là những quy
định chung liên quan đến trật tự công cộng quy phạm chung áp dụng cho tất cả mọi người.
Quy phạm riêng: Có hiệu lực đối với từng nhóm đối tượng nhất định
VD: Luật cán bộ công chứng thì chỉ có hiệu lực đối với cán bộ công chứng. Pháp luật về trẻ
em thì chỉ áp dụng đối với trẻ em. Luật tổ chức Chính phủ thì dành cho Chính phủ và các cơ quan có liên quan.
4. Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính:
a) Khái niệm: Là việc đưa PLHC vào thực tiễn cuộc sống bằng những hình thức khác nhau.
b) Các hình thức thực hiện QPPL hành chính:
‒ Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính:
+ Khái niệm: Là việc mọi cá nhân, cơ quan tổ chức làm đúng những gì pháp luật hành chính quy định
+ Các thể hiện của việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính: •
Không được làm những gì pháp luật hành chính cấm •
Thực hiện những gì pháp luật hành chính buộc phải thực hiện • Sử dụng đúng QPPLHC
+ Sự khác nhau giữa ba thể hiện đó:
Ở hình thức số 1 và số 2 là chấp hành tuyệt đối, nếu như không chấp hành sẽ bị chế tài.
Ở hình thức số 3: Nếu sử dụng không đúng thì không bị chế tài nhưng quyền của cá nhân, tổ
chức sẽ không được bảo đảm trên thực tế (chấp hành tương đối).
VD: Luật hộ tịch quy định muốn thay đổi họ tên phải có những loại giấy tờ cần thiết, nhưng
nếu đưa thiếu 1 loại thì nhà nước sẽ không phạt nhưng không cho phép thay đổi họ tên.
‒ Áp dụng QPPL hành chính:
+ Khái niệm: Là việc cơ quan nhà nước hoặc cán bộ công chức có thẩm quyền căn cứ vào quy
phạm pháp luật để giải quyết các tình huống phát sinh trên thực tế (Áp dụng pháp luật là do người có thẩm quyền)
+ Các hình thức áp dụng QPPLHC: •
Áp dụng PL tích cực nhằm mục đích tổ chức điều hành. VD: Ra quyết định thu hồi
đất, quyết định di dời dân cư, quyết định tuyển dụng, khen thưởng, bổ nhiệm…
nhằm mục đích tổ chức điều hành tích cực (Phổ biến hơn) •
Áp dụng nhằm xử lý vi phạm hành chính: gọi là Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính (Phải có vi phạm hành chính xảy ra) + Các yêu cầu của việc áp dụng QPPLHC: lOMoARcPSD| 36443508 •
Đúng với nội dung và mục đích của QPPLHC •
Phải đúng thẩm quyền, đúng thủ tục •
Phải nhanh chóng, công khai, đúng thời hạn PL quy định Kết quả việc áp
dụng QPPLHC thể hiện bằng văn bản Tuân thủ các nguyên tắc hiệu lực theo quy định pháp luật.
* Kết quả áp dụng còn được gọi là quyết định áp dụng pháp luật hay quyết định cá biệt
* Tuân thủ các nguyên tắc hiệu lực:
+ Chọn văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. (Luật > NĐ > Thông tư)
+ Chọn văn bản được ban hành sau.
+ Chọn văn bản chuyên ngành.
‒ Quan hệ giữa chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:
+ Việc chấp hành có thể dẫn đến việc áp dụng QPPLHC
+ Việc không chấp hành có thể dẫn đến việc áp dụng QPPLHC
+ Việc áp dụng cũng có thể dẫn đến chấp hành QPPLHC
Quan hệ này là quan hệ tương đối. II.
NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Khái niệm: Nguồn của luật hành chính VN là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành, có chứa quy phạm pháp luật hành chính (tức là có quy
phạm pháp luật hành chính là được tính). Các loại nguồn: Chủ thể ban hành
Văn bản quy phạm pháp luật Hiến pháp Bộ luật Quốc hội
Cơ quan quyền lực Nhà Luật nước Nghị quyết Pháp lệnh
Ủy ban thường vụ Quốc hội Nghị quyết Lệnh Chủ tịch nước Chủ tịch nước Nghị quyết Chính phủ Nghị định Cơ quan hành chính Thủ tướng Chính phủ Quyết định nhà nước
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ lOMoARcPSD| 36443508 Thông tư quan ngang bộ
Hội đồng thẩm phán Tòa án Nghị quyết nhân dân tối cao TAND tối cao Chánh án TAND tối cao và VKSND tối cao hoặc Viện trưởng VKSND Thông tư tối cao
Kiểm toán nhà nước
Tổng kiểm toán Nhà nước Quyết định
Bộ liên tịch với TAND tối Thông tư liên tịch cao hoặc VKSND tối cao
Trung ương đoàn Mặt trận
Văn bản liên tịch
tổ quốc Việt Nam liên tịch Nghị quyết liên
tịch với Chính phủ hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội HĐND các cấp Nghị quyết Chính quyền địa Quyết định
phương UBND các cấp
Mọi NĐ đều là nguồn của luật hành chính.
Mọi Chỉ thị và mọi Công văn đều KHÔNG PHẢI là nguồn của luật hành chính
Tất cả các thông tư của bộ và cơ quan ngang bộ đều là nguồn của luật hành chính. Trừ thông
tư của Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao thì cần phải xem xét nội dung.
Quyết định của TTCP có 2 loại: QĐ mang tính quy phạm – có năm theo sau VB (là
nguồn của luật hành chính) và QĐ mang tính cá biệt (không phải nguồn của luật hành chính). III.
QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm – đặc điểm:
- Định nghĩa: Là những quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước được
quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh giữa các bên mang quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau. lOMoARcPSD| 36443508
VD: Tình yêu đôi lứa là quan hệ xã hội, khi tiến đến hôn nhân trở thành quan hệ pháp luật.
Một quan hệ pháp luật khác với quan hệ xã hội là được pháp luật điều chỉnh. Quyền và nghĩa
vụ sẽ được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ.
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính:
(1) Mang tính chấp hành và điều hành.
(2) Không phát sinh quan hệ hành chính giữa những công dân, những tổ chức phi Chính phủ,
nghĩa là một bên phải mang quyền lực nhà nước.
(3) Bất cứ bên nào cũng đều có quyền làm khởi phát quan hệ pháp luật hành chính và
khôngcần sự đồng ý của bên kia thì quan hệ pháp luật hành chính vẫn phát sinh.
(Trong quan hệ pháp luật dân sự thì phải có sự đồng ý của hai bên)
VD: Vượt đèn đỏ bị CSGT xử phạt CSGT không cần hỏi ý kiến Mang tính đơn phương, mệnh lệnh.
(4) Khi có tranh chấp hành chính (giữa nhà nước với công dân mâu thuẫn) thì người dânđược
chọn một trong hai quy trình:
+ Khiếu nại hành chính theo thủ tục hành chính
+ Khởi kiện vụ án hành chính ra TAND (quy trình tố tụng)
Nếu chọn con đường khiếu nại theo thủ tục hành chính thì có quyền chuyển qua con đường
tố tụng hành chính bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, không được áp dụng ngược lại.
Lý do: Giữa thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp thì thủ tục tư pháp đáng tin cậy nhất và
Tòa án là cơ quan bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, tổ chức.
(5) Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm trước Nhà nước. Cán bộ công chức chỉ là
ngườiđại diện nhà nước để xử lý vi phạm.
2. Cơ cấu (thành phần) của quan hệ PL hành chính:
Là những bộ phận cấu thành của một quan hệ pháp luật hành chính. Bao gồm: Chủ thể, khách thể và nội dung
a) Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính:
Là những cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực chủ thể và tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
- Năng lực chủ thể: là khả năng một cá nhân, cơ quan, tổ chức được tham gia vào quan
hệpháp luật hành chính (Đây là điều kiện cần)
- Năng lực chủ thể được đánh giá qua 2 yếu tố: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi lOMoARcPSD| 36443508
+ Năng lực pháp luật: Đối với cá nhân thì năng lực pháp luật được phát sinh khi cá nhân được
sinh ra và mất khi chết. Đối với tổ chức thì năng lực pháp luật phát sinh khi được thành lập và
mất khi giải thể hoặc phá sản.
+ Năng lực hành vi: Được đánh giá thông qua độ tuổi và khả năng nhận thức.
Năng lực hành vi hành chính được phát sinh khi công dân từ đủ 9 tuổi.
- Để tham gia quan hệ pháp luật hành chính thì cá nhân, tổ chức phải trực tiếp tham gia vàtrở
thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính đó (Đây là điều kiện đủ)
‒ Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính:
Chủ thể bắt buộc: •
Cơ quan hành chính nhà nước • Cơ quan nhà nước khác •
Cá nhân, tổ chức được trao quyền quản lý hành chính nhà nước.
Chủ thể thường: •
Cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch) •
Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế.
b) Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính:
Là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được.
Khách thể trong quan hệ pháp luật hành chính được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
nhưng chủ yếu là nhằm hướng đến trật tự xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của cộng
đồng, của nhà nước, của tập thể, của cá nhân, tổ chức.
c) Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính:
Là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
Quyền của chúng ta được bảo đảm từ nghĩa vụ.
3. Phân loại quan hệ pháp luật hành chính:
a) Căn cứ vào tính chất của mối liên hệ giữa các chủ thể, có hai loại:
+ Quan hệ hành chính dọc: Phát sinh giữa các bên có trực thuộc trực tiếp về mặt tổ chức
(VD: cấp trên - cấp dưới, thủ trưởng – nhân viên)
+ Quan hệ hành chính ngang: Phát sinh giữa các bên không có mối quan hệ trực tiếp về mặt
tổ chức (VD: Giữa Bộ với Bộ, Sở với Sở, giữa nhà nước với công dân)
b) Căn cứ vào tính chất của quyền và nghĩa vụ của các bên:
+ Quan hệ hành chính nội dung: Được xác lập trên cơ sở quy phạm hành chính nội dung,
hướng đến các quyền và nghĩa vụ được quy phạm hành chính nội dung quy định.
+ Quan hệ hành chính thủ tục: Được xác lập nhằm triển khai thực hiện các quyền và nghĩa vụ
mà quan hệ nội dung hướng tới. lOMoARcPSD| 36443508
Quan hệ thủ tục được xem là hình thức sống của quan hệ nội dung.
VD: Cơ quan nhà nước muốn thu hồi đất của cơ quan tổ chức Cần có qui trình thủ tục
Phát sinh quan hệ hành chính thủ tục
4. Cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính:
Có ba cơ sở (ba điều kiện hoặc ba căn cứ): (1)
Phải có quy phạm pháp luật hành chính tương ứng điều chỉnh quan hệ đó: Đóng vai
trò là cơ sở pháp lý để chuyển quan hệ xã hội thành quan hệ pháp luật (2)
Năng lực chủ thể: Để bảo đảm có chủ thể tham gia (3)
Sự kiện pháp lý hành chính: Là những sự kiện xảy ra trên thực tế mà việc xuất hiện
chúng dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
VD: Khi bị CSGT xử phạt (Lý do: Vượt đèn đỏ) Vượt đèn đỏ là sự kiện pháp lý dẫn đến
quan hệ pháp luật hành chính.
Sự kiện pháp lý bao gồm:
+ Hành vi: do con người quyết định. Gồm hai dạng: Hành động và Không hành động.
+ Sự biến: không do con người quyết định. Do tự nhiên, sự cố…
VD: Sự biến bão lụt là sự kiện pháp lý dẫn đến cơ quan nhà nước trưng dụng thuyền bè của
người dân để cứu hộ. lOMoARcPSD| 36443508
CHƯƠNG 7. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. KHÁI NIỆM – ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
“Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập để
thực hiện chức năng QLNN”
Bao gồm: Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp, các sở, các phòng. 2. Đặc điểm a)
Đặc điểm chung:
‒ Mang tính độc lập tương đối (Không tách rời với những cơ quan nhà nước khác, luôn
có sự giao thoa với các cơ quan nhà nước khác)
‒ Được thành lập theo quy định của pháp luật (Những văn bản đặc trưng để thành lập nên
cơ quan nhà nước là Hiến pháp và Luật)
‒ Có thẩm quyền do pháp luật quy định (Cơ quan nhà nước có những quyết định pháp
luật mang tính quyền lực nhà nước, còn các tổ chức xã hội thì không có thẩm quyền này) b)
Đặc điểm riêng:
‒ Là cơ quan thực hiện chức năng chấp hành – điều hành
‒ Các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chỉ đạo – điều hành rất chặt chẽ (Chỉ
riêng cơ quan nhà nước là có quan hệ chỉ đạo – điều hành từ trên xuống dưới chặt chẽ.
Còn quan hệ Quốc hội, Tòa án, HĐND thì không có)
‒ Có số lượng lớn cán bộ, công chức, tạo thành một hệ thống chặt chẽ, phức tạp (Số
lượng cán bộ trong cơ quan nhà nước lớn hơn rất nhiều so với số lượng nhân sự trong cơ
quan lập pháp hoặc Tòa án)
‒ Có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc từ Trung ương đến địa phương (Quản lý và phụ
trách cung ứng dịch vụ công. VD: Nhà nước phải gánh trách nhiệm phòng bệnh Covid-
19, để chống được dịch thì Chính phủ phải có các bệnh viện công để thực hiện được điều đó…)
II. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HCNN
III. PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC‒ Ý nghĩa phân loại:
+ Nhằm đánh giá hiệu quả tổ chức và hoạt động của từng loại cơ quan hành chính
+ Nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện phát triển bộ máy hành chính nhà
nước ‒ Các căn cứ phân loại:
+ Căn cứ pháp lý thành lập: •
Cơ quan hiến định: Do Hiến pháp quy định về việc thành lập và hoạt động. Bao
gồm: Chính phủ và UBND các cấp. lOMoARcPSD| 36443508 •
Có quan pháp định: Được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật và văn
bản dưới luật. Bao gồm: Các bộ, cơ quan ngang bộ - Các sở - Các phòng.
+ Căn cứ tính chất thẩm quyền: •
Cơ quan hành chính có thẩm quyền chung: Là những cơ quan có thẩm quyền quản
lý mọi ngành, mọi lĩnh vực trên phạm vi cả nước hoặc địa phương. Bao gồm: Chính phủ và UBND các cấp. •
Cơ quan HCNN có thẩm quyền chuyên môn: Được quản lý một hoặc một nhóm
ngành nhất định. Bao gồm: Các bộ, cơ quan ngang bộ - Các sở - Các phòng + Căn cứ vào
chế độ tổ chức và hoạt động: •
Cơ quan HCNN tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ
trách: Trong cơ quan này, thẩm quyền quyết định cao nhất là thuộc về tập thể (biểu quyết
theo đa số). Người đứng đầu và những cá nhân khác là những thành viên của tập thể,
cùng với tập thể chịu trách nhiệm chung. Bao gồm: Chính phủ và UBND các cấp.
Cơ quan HCNN hoạt động theo chế độ thủ trưởng: Trong cơ quan này, người đứng đầu
được gọi là thủ trưởng, có quyền quyết định tất cả và chịu trách nhiệm tất cả. Bao gồm:
Các bộ, cơ quan ngang bộ - Các sở - Các phòng.
IV. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ
1. Vị trí, tính chất pháp lý của Chính phủ
CSPL: Điều 94 Hiến pháp 2013, Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ 2015.
Chính phủ được xác định có hai vị trí:
‒ Thứ nhất, là cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện quyền hành pháp.
+ Hoạch định chính sách phát triển Quốc gia.
+ Thống nhất quản lý các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước.
+ Bảo đảm việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
+ Thống nhất lãnh đạo hệ thống bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương,
bảo đảm cho bộ máy hành chính Nhà nước hoạt động hiệu lực và hiệu quả + Bảo đảm
đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân.
‒ Thứ hai, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
+ Chính phủ do Quốc hội thành lập và bãi miễn.
+ Chính phủ có trách nhiệm triển khai thực hiện các văn bản của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội
+ Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, báo cáo trước Ủy
ban thường vụ Quốc hội. lOMoARcPSD| 36443508
Quốc hội thành lập Chính phủ Chính phủ triển khai thi hành văn bản của Quốc hội
Quốc hội giám sát Chính phủ (Báo cáo, chất vấn) (Bỏ phiếu bất tín nhiệm, bãi bỏ văn bản của Chính phủ)
Mối quan hệ giữa vị trí hành chính nhà nước và vị trí chấp hành Quốc hội trong Chính phủ:
Chấp hành Hành chính Chấp hành Hành chính Đây là
mối quan hệ tương đối.
2. Nguyên tắc tổ chức (Tự nghiên cứu + Điều 5 Luật Tổ chức Chính phủ)
3. Cơ cấu của Chính Phủ
Về cơ cấu thành phần của Chính Phủ: Trong Chính Phủ có những chức danh nào?
Theo Điều 95 Hiến pháp 2013, Điều 2 của Luật Tổ chức Chính phủ 2015 thì thành phần
của Chính phủ được gọi là cơ cấu thành viên của Chính phủ gồm: - Thủ tướng - Các Phó Thủ tướng
- Các Bộ trưởng (Hiện nước ta có 18 bộ)
- Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (Hiện nước ta có 4 cơ quan ngang bộ)
Thành viên Chính phủ Việt Nam (nhiệm kỳ 2016 – 2021): 27 người
‒ Thủ tướng Chính phủ: Phạm Minh Chính ‒ Phó
Thủ tướng Chính phủ: Trương Hòa Bình Về cơ cấu
tổ chức của Chính Phủ: lOMoARcPSD| 36443508 CHÍNH PHỦ 18 BỘ
4 CƠ QUAN NGANG BỘ
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bộ Công thương Bộ Xây dựng Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giáo dục & Đào tạo Bộ Y tế
Bộ Lao động thương binh xã hội
Bộ Văn hóa thể thao du lịch
Bộ Thông tin truyền thông Bộ Công an Bộ Quốc phòng Bộ Tài chính Bộ Ngoại giao Bộ Nội vụ Bộ Tư pháp Bộ Kế hoạch đầu tư
Nhóm 1 là Bộ quản lý ngành
Nhóm 2 là Bộ quản lý chức năng
Đứng đầu Bộ là Bộ trưởng lOMoARcPSD| 36443508
4 bộ trưởng không bộ: Tổng Thanh tra, Chủ nhiệm UBDT, Thống đốc Ngân hàng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ
Thành lập Chính phủ (Hiến pháp 2013, Luật TTCP 2015): *
Thủ tướng Chính phủ: Quốc hội bầu Chủ tịch nước Quốc hội bầu và bãi miễn
theo đề nghị của Chủ tịch nước. *
Các Phó TTCP và các thành viên khác của Chính Phủ: TTCP đề nghị Quốc
hội phê chuẩn Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (Người có vai trò quyết
định là Quốc hội, khi nhận được kết quả phê chuẩn hoặc không phê chuẩn của Quốc hội
thì Chủ tịch nước không được làm trái). *
Điều kiện: Thủ tướng phải là Đại biểu Quốc hội, các Phó TTCP và các thành viên
khác thì không nhất thiết •
Ý nghĩa chính trị: Phù hợp nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,
người dân sẽ tin tưởng và tín nhiệm khi Thủ tướng ra quyết sách cho đất nước. •
Ý nghĩa về sự kết nối: Cphu là cơ quan triển khai văn bản của Quốc hội, khi TT là
ĐBQH thì TT sẽ được coi là người kết nối giữa Cphu với Quốc hội, TT sẽ nắm rõ
“tâm tư” của Quốc hội và triển khai văn bản của Quốc hội rõ ràng hơn đến Cphu. •
Các Phó Thủ tướng và các thành viên khác không nhất thiết phải là ĐBQH, tăng
ĐBQH chuyên trách, số lượng kiêm nhiệm giảm. Về phía Cphu, khi không đồng thời là
ĐBQH thì tính chuyên môn sẽ được tăng cao hơn. Về phía QH, khi thành viên Cphu
không phải là ĐBQH thì QH sẽ độc lập hơn trong việc giám sát Chính phủ (tránh trường
hợp một người ngồi hai ghế, tránh việc “vừa đá bóng vừa thổi còi”)
4. Hoạt động của Chính phủ (Điều 44 – Điều 46 Luật Tổ chức chính phủ 2015)
a) Tập thể Chính phủ: lOMoARcPSD| 36443508
Chính phủ họp và biểu quyết theo đa số các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ
Vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Chính Phủ?
Trách nhiệm của Chính phủ: ‒
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội (nhưng báo cáo thì phải báo cáo đến
Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, toàn thể nhân dân). ‒
Báo cáo công tác trước Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước 1 năm 2 lần. ‒
Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước. ‒ Báo
cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
b) Hoạt động lãnh đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ:
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước
nên Thủ tướng Chính phủ hoạt động thông qua việc lãnh đạo, điều hành hoạt động của
Chính phủ và nền hành chính Quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ báo cáo công tác trước Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước và
trước dân nhân, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
c) Hoạt động của các thành viên khác của Chính phủ:
Hoạt động của các Phó Thủ tướng: ‒
Làm việc theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. lOMoARcPSD| 36443508 ‒
Khi TTCP vắng mặt, Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ lãnh đạo và điều hành công tác
của Chính phủ khi được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ:
‒ Với tư cách là thành viên của Chính phủ Bộ trưởng cùng với tập thể Chính phủ chịu
trách nhiệm liên đới trước Quốc hội về hiệu quả hoạt động của Chính phủ
(Điều 33, 37 Luật Tổ chức Chính phủ 2015)
‒ Với tư cách là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang bộ Bộ trưởng chịu trách nhiệm
cá nhân (Điều 34, 37 Luật Tổ chức Chính phủ 2015)
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ (Điều 6 đến Điều 27 Luật TCCP 2015): Chính
phủ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trên tất cả các lĩnh vực bao gồm: Thi hành Hiến pháp
và Pháp luật, hoạch định chính sách và trình dự án luật, kinh tế, môi trường, khoa học
công nghệ, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, thông tin, truyền thông, y tế, tín ngưỡng tôn
giáo, an ninh quốc phòng, cơ yếu, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, khiếu nại, tố cáo, nhân sự BMNN.
Các cấp độ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính Phủ trên các lĩnh vực:
- Thống nhất quản lý (tầm vĩ mô)
- Chỉ đạo thực hiện (mang tính chiến lược) - Quyết định cụ thể
Trong các nhiệm vụ, quyền hạn thì những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây được xem
là quan trọng và có thể mang tư cách là phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn trên các lĩnh vực:
Đối với Chính phủ:
‒ Tổ chức triển khai thi hành pháp luật (Nghị định của Chính phủ giữa vị trí nòng cốt
trong hệ thống pháp luật thành văn ở Việt Nam), bảo đảm tính thống nhất và chấp hành
Hiến pháp và pháp luật từ trung ương đến địa phương.
Được thể hiện thông qua thẩm quyền lập quy của Chính Phủ.
‒ Hoạch định các chính sách, tham gia ban hành Luật, Pháp lệnh:
+ Trình Quốc hội, UBTVQH dự thảo Nghị quyết
+ Ban hành các Nghị quyết đưa ra các chương trình, kế hoạch chiến lược
+ Trình Dự án Luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước UBTVQH.
Cơ quan tiềm năng và lợi thể nhất trong việc Soạn thảo các dự thảo luật, dự thảo pháp
lệnh để trình cho Quốc hội là Chính phủ. Bởi vì Chính phủ là cơ quan chấp hành pháp lOMoARcPSD| 36443508
luật, triển trai pháp luật vào cuộc sống. Sự va chạm pháp luật với cuộc sống của Chính
phủ là nhiều nhất, từ đó Chính phủ là cơ quan chuẩn bị dự thảo chất lượng nhất. Có đến
90% dự thảo luật là từ Chính phủ trình cho Quốc hội để Quốc hội thông qua.
VD: NQ30 về cải cách thủ tục hành chính Phương pháp cắt xén tinh gọn thủ tục hành
chính Chất lượng mang tầm quốc tế.
‒ Thủ tướng Chính phủ có nhiều quyền hạn quan trọng với hai vai trò vừa là người
đứng đầu Chính phủ vừa là người đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Chính phủ
+ Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung
ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính Quốc gia.
+ Ban hành quyết định quy phạm thực hiện thẩm quyền cá nhân
+ Xử lý văn bản trái pháp luật theo thẩm quyền
6. Bộ, cơ quan ngang bộ
Xem văn bản pháp luật: Nghị định số 123/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chứ của Bộ, cơ quan ngang Bộ - Sửa đổi, bổ sung bởi NDD101/2020) a)
Vị trí, tính chất pháp lý ‒
Là cơ quan của Chính phủ ‒
Là cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực: thực hiện hai chức năng:
+ Quản lý về ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước
+ Quản lý dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thộc phạm vi cả nước
Số lượng Bộ và cơ quan ngang Bộ ở Việt Nam hiện nay: 22 (trung bình thế giới là 17) lOMoARcPSD| 36443508 b)
Cơ cấu tổ chức (1)
Văn phòng Bộ (Điều 19 Nghị định 123) (2)
Thanh tra Bộ (Điều 20 Nghị định 123) (3)
Vụ (Điều 18 Nghị định 123) (4)
Cục (Điều 21, 22 Nghị định 123) (5)
Tổng cục (Điều 21, 22 Nghị định 123) (6)
Đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 23 Nghị định 123)
Cấu thành 1, 2, 3 gọi là cơ cấu bắt buộc (Bộ nào cũng phải có)
Cấu thành 4, 5, 6 gọi là cơ cấu linh động. (VD: Bộ giáo dục đào tạo và các cơ quang
ngang bộ không có Tổng cục)
Cơ cấu tổ chức Bộ Tư pháp: lOMoARcPSD| 36443508
Cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính: lOMoARcPSD| 36443508
TRÌNH TỰ THÀNH LẬP: Bộ trưởng: Do TT đề nghị Quốc hội phê chuẩn
CTN bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng:
Do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng
Người đứng đầu thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ:
Do Bộ trưởng bổ nhiệm trực tiếp
Các thành viên còn lại: (Cấp phó của Nhóm 3): Do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức c)
Hình thức hoạt động: ‒
Hình thức hoạt động quan trọng nhất của Bộ là sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, của
Bộ trưởng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền. ‒
Hoạt động của những cán bộ, công chức có thẩm quyền như Thủ trưởng,
người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ như Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh thành tra… d)
Nhiệm vụ, quyền hạn:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ (Điều 6 – 16 Nghị định 123)
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng: xem Điều 24 – 29 Nghị định 123 Bộ
là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng nên những nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ
không tách rời với nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng.
‒ Bộ trưởng có quyền ban hành “Thông tư” (Mang tính chuyên môn của lĩnh vực) VD:
Thông tư của Bộ tài chính về thuế lOMoARcPSD| 36443508
Thông tư là văn bản chi tiết của Nghị định (dành riêng cho ngành và lĩnh vực)
‒ Bộ có quyền thanh tra, kiểm tra các Bộ khác.
VD: Bộ tài chính có quyền thanh tra, kiểm tra tài chính các Bộ khác.
‒ Bộ có quyền đình chỉ, kiến nghị theo thẩm quyền.
7. Cơ quan thuộc Chính phủ
‒ Vị trí, chức năng: Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức năng
phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc
điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo (Nghị định 10/2016/NĐ- CP ngày 01/02/2016).
‒ Cơ quan thuộc Chính phủ đặt dưới sự quản lý của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Chỉ có cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam không phải cơ quan sự nghiệp.
8 cơ quan thuộc Chính phủ (KHÔNG GIỐNG Bộ): Thông tấn xã Việt Nam Đài tiếng nói Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Do Chính phủ thành lập, sáp nhập và giải thể trực tiếp
- Người đứng đầu cơ quan do Thủ tướng bổ nhiệm và miễn nhiệm
- Không có quyền biểu quyết tại phiên họp của Chính phủ- Không có quyền ban hành VBQPPL. V.
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Ủy ban nhân dân các cấp
a) Vị trí, tính chất pháp lý:
“UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành
của HĐND, CQHC nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan
HCNN cấp trên” (Điều 114 Hiến pháp 2013)
Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất ở Trung ương, còn UBND là cơ quan hành
chính cao nhất ở địa phương. ‒
Vị trí thứ nhất, là cơ quan chấp hành cơ quan quyền lực cùng cấp:
+ Do HĐND cùng cấp bầu và bãi nhiệm
+ Có nhiệm vụ triển khai thực hiện các văn bản của HĐND
+ Chịu sự giám sát của HĐND lOMoARcPSD| 36443508
+ HĐND có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm các thành viên UBND. ‒
Vị trí thứ hai, UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
+ Quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực trong phạm vi địa phương
+ Đảm bảo việc chấp hành Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương
+ Góp phần đảm bảo tính thống nhất của bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương.
+ Chăm lo đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân địa phương.
Trong hệ thống cơ quan nhà nước thì UBND là cơ quan gần nhân dân nhất. Những vấn đề
liên quan đến vật chất, tài sản, văn hóa,… đều liên quan tới UBND.
b) Thành phần, cơ cấu tổ chức:
Chủ tịch Các phó chủ tịch Các ủy viên
Số lượng Phó chủ tịch và thành viên UBND các cấp ở đơn vị hành chính nông thôn:
tỉnh, huyện, xã:
Đơn vị hành chính tỉnh:
+ UBND tỉnh loại I: có không quá 04 phó chủ tịch
+ UBND tỉnh loại II và loại III: có không quá 03 phó chủ tịch
+ Số ủy viên: Ủy viên UBND tỉnh gồm các người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh, ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách công an.
Chia thành loại I, II, III dựa vào: số lượng và mật độ dân cư, năng lực phát triển (đo
lường dựa trên chỉ số PCI năng lực cạnh tranh) và GDP thu nhập tính trên đầu người ở địa phương.
Đơn vị hành chính huyện:
+ UBND huyện loại I: có không quá 03 phó chủ tịch
+ UBND huyện loại II và loại III: có không quá 02 phó chủ tịch
+ Số ủy viên: ủy viên UBND huyện gồm các ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện, ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách công an.
Đơn vị hành chính xã:
+ UBND xã gồm chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách công an.
+ UBND xã loại I: có không quá 02 phó chủ tịch
+ UBND xã loại II và loại III: có 01 phó chủ tịch lOMoARcPSD| 36443508
Ở xã không có cơ quan chuyên môn Không có người đứng đầu cơ quan chuyên môn ở
xã. (Trưởng chỉ huy quân sự xã, Trưởng chỉ huy công an xã)
Số lượng Phó chủ tịch và Ủy viên UBND ở các đơn vị hành chính lãnh thổ đô thị (Thành
phố trực thuộc TW, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố, quận – thị xã,
phường – thị trấn):
Đơn vị hành chính TP thuộc TW: ‒
Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh: có không quá 05 Phó chủ tịch UBND ‒
Các thành phố khác trực thuộc TW: có không quá 04 Phó chủ tịch UBND ‒ Ủy
viên UBND thành phố trực thuộc trung ước gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan
chuyên môn thuộc UBND thành phố trực thuộc TW, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố: ‒ UBND quận
loại I: có không quá 03 Phó chủ tịch ‒
UBND quận loại II và loại III: có không quá 02 Phó chủ tịch ‒
Ủy viên UBND quận gồm các Ủy viên là người đứng đầu có quan chuyên môn
thuộc UBND quận, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là đô thị đặc biệt: không quá năm Phó Chủ tịch UBND.
Ủy viên TPHCM: Các Giám đốc sở
Trưởng Chỉ huy quân sự của quận, trưởng công an quận…
Phường, thị trấn:
‒ UBND phường gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
‒ UBND phường loại I: có không quá 02 Phó chủ tịch ‒
UBND phường loại II và loại III: có 01 Phó chủ tịch. => Công thức chung: lOMoARcPSD| 36443508
Các phó chủ tịch: 5 (đô thị đặc biệt), 4, 3, 2,…
Quân sự + Công an có cả ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Thành lập: ‒
Chủ tịch UBND các cấp: Do HĐND cùng cấp bầu ra theo sự đề nghị của Chủ tịch HĐND cùng cấp ‒
Các Phó Chủ tịch và các ủy viên: Do Chủ tịch UBND giới thiệu hoặc đề nghị và
HĐND cùng cấp bầu (Tuy nhiên tại phiên họp có người khác ứng cử hoặc đề cử thì vẫn được) ‒
Kết quả bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp dưới phải được Chủ tịch UBND
cấp trên hoặc Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn (song trùng trực thuộc)
Cơ cấu tổ chức: ‒
Bao gồm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
+ UBND tỉnh, TP thuộc TW: Các sở, cơ quan ngang sở
+ UBND cấp huyện: Phòng, cơ quan tương đương phòng ‒
Số lượng cơ quan chuyên môn tùy thuộc từng loại đơn vị hành chính lãnh thổ và
tùy vào tình hình thực tế của từng địa phương.
c) Hình thức hoạt động: ‒
Hoạt động của tập thể UBND: UBND họp định kỳ mỗi tháng 1 lần, họp bất
thường trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất
Điều kiện: Có triệu tập của Chủ tịch UBND hoặc đề nghị của 2/3 thành viên UBND ‒
Chủ tịch UBND là người chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND, các thành
viên khác làm việc theo sự phân công của Chủ tịch và của UBND ‒ Hoạt động của các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Một số quyền hạn quan trọng của UBND và Chủ tịch UBND: ‒
UBND có quyền ban hành VBQPPL với tên gọi là “Quyết định” (của tập thể
UBND chứ không phải của Chủ tịch UBND) ‒
Chủ tịch UBND có quyền điều động, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó chủ
tịch UBND cấp dưới trực tiếp
‒ Chủ tịch UBND có quyền đình chỉnh và bãi bỏ văn bản sai trái theo quy định pháp luật.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND:
Sở, tương đương sở: UBND cấp tỉnh
Phòng, tương đương phòng: UBND cấp huyện
Công chức chuyên môn: xã
Ở xã không tổ chức cơ quan chuyên môn. a)
Vị trí, chức năng của cơ quan chuyên môn: lOMoARcPSD| 36443508
‒ Là cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện ‒ Gồm 02 chức năng:
+ Tham mưu giúp UBND quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương
+ Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công, ủy quyền của UBND, chủ tịch UBND
Cơ quan chuyên môn không có chức năng quản lý nhà nước nên chỉ được gọi là cơ quan
hành chính nhà nước chứ không được gọi là cơ quan quản lý nhà nước Vì không có
chức năng quản lý nhà nước nên cơ quan chuyên môn không có thẩm quyền ban hành VBQPPL. ‒
Nguyên tắc tổ chức: Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo nguyên tắc song
trùng trực thuộc: Chiều ngang trực thuộc UBND, chiều dọc trực thuộc cơ quan chuyên
môn có thẩm quyền cấp trên.
VD: Phòng Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chiều ngang và trực
thuộc Sở Tư pháp theo chiều dọc.
Chiều ngang trực thuộc về tổ chức và hoạt động, chiều dọc là trực thuộc về chuyên môn. ‒
Các loại cơ quan chuyên môn:
+ Cơ quan chuyên môn thống nhất: Là những cơ quan chuyên môn được tổ chức ở tất cả
các địa phương (Tỉnh nào cũng có sở: Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở
Giáo dục và đào tạo…)
+ Cơ quan chuyên môn đặc thù: Chỉ được tổ chức ở một số địa phương theo nhu cầu và
tình hình ở địa phương đó lOMoARcPSD| 36443508
Sở Ngoại vụ: địa phương giáp ranh biên giới hoặc có di sản UNESCO… (TP.HCM, Đà Nẵng)
Sở Quy hoạch- Kiến trúc (TP. HCM; Hà Nội) Ban dân tộc Phòng Kinh tế
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tổng kết: Không nhất thiết ở Trung ương có Bộ nào thì ở địa phương phải có cơ quan
chuyên môn tương ứng và ngược lại. lOMoARcPSD| 36443508
CHƯƠNG 8 – CHƯƠNG 9. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
I. KHÁI NIỆM – ĐẶC ĐIỂM – PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 1. Khái niệm:
Định nghĩa cán bộ, công chức: Điều 4 Luật Cán bộ công chức 2008, sửa đổi 2019.
+ Định nghĩa cán bộ (khoản 1 Điều 4 Luật CBCC2008/2019): •
Là công dân Việt Nam (Quốc tịch VN) Trung thành với Đảng và nhà nước Con
đường hình thành: Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm (chỉ có 2 con đường chính:
Bầu cử độc lập – Bổ nhiệm độc lập, từ đó kết hợp với phê chuẩn) Bầu cử độc
lập, bầu cử phê chuẩn, phê chuẩn bổ nhiệm, bổ nhiệm độc lập.
→ VD: Bầu cử: Những chức danh trong cơ quan Đảng (Tổng bí thư), những chức dannh
trong cơ quan dân cử, những chức danh trong Quốc hội và HĐND, Thủ tướng, Viện trưởng VKSNDTC… →
VD: Bầu cử phê chuẩn: HĐND bầu ra UBND và Chủ tịch UBND cấp trên phê chuẩn.
→ VD: Phê chuẩn bổ nhiệm: Cơ quan hành chính nhà nước: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
được Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm. →
VD: Bổ nhiệm: Chưa có cán bộ được hình thành qua con đường này. •
Có chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ (có nhiệm kỳ để tránh lạm quyền) •
Nơi làm việc: Trong cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội Cán
bộ có mặt trong cả hệ thống chính trị •
Ba cấp: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện •
Trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+ Định nghĩa công chức (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008/2019): • Là công dân Việt Nam •
Con đường hình thành: tuyển dụng. Mọi công chức sau khi được tuyển dụng, hết
tập sự và trở thành công chức chính thức sẽ được bổ nhiệm vào ngạch công chức.
Với những công chức quản lý sẽ được bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh
VD: Ngạch công chức: Chuyên viên Chuyên viên chính Chuyên viên cao cấp
VD: Chức vụ: Trưởng phòng
VD: Chức danh: Thẩm phán, Kiểm sát viên •
Nơi làm việc: Cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vụ
trang Trong hệ thống chính trị, trong đơn vị quân đội nhân dân và công an nhân dân.
VD: Lực lượng công an: Nhóm 1 là những người được phong hàm cấp là lực lượng vũ
trang chuyên nghiệp (Sỹ quan quân nhân áp dụng pháp luật riêng trong ngành). Nhóm 2
là Công chức: Không hoạt động chuyên nghiệp, không được phong hàm cấp, chỉ làm những
việc mang tính chất hành chính văn phòng (áp dụng pháp luật công chức) Trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. lOMoARcPSD| 36443508
+ Định nghĩa cán bộ, công chức cấp xã (khoản 3 Điều 4 Luật CBCC 2008/2019):
Cán bộ làm việc tại xã, phường, thị trấn không được gọi là “Cán bộ”, “Công chức” vì trong
các cấp chính quyền địa phương thì ở cấp xã rất khác với những cấp khác từ huyện trở lên,
cấp xã là cấp thực hiện tốt về chức năng chính trị (gần gũi với nhân dân), chứ không đòi
hỏi cao về chức năng chuyên môn. Vì vậy, khi đưa “cán bộ công chức cấp xã” thành “cán
bộ công chức”, thì sẽ không đạt được hiệu quả và quản lý không thành công. Những người
ở xã mà khi được “công chức hóa” thì họ sẽ xa dân và có khoảng cách với nhân dân, sau
đó sẽ xảy ra tình trạng quan liêu.
+ Định nghĩa viên chức (Điều 2 Luật Viên chức): • Là công dân Việt Nam •
Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ Hợp đồng (HĐ làm việc) •
Nơi làm việc: Đơn vị sự nghiệp công lập (Trường học, Đài truyền hình, Viện
nghiên cứu, Đài phát thanh, Cơ quan báo chí…) •
Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Từ Ngân sách + Nguồn thu.
VD: Lương bác sĩ BV Chợ rẫy thuộc Bộ Y Tế sẽ được trả từ Ngân sách + Nguồn thu.
2. Một số đặc điểm của cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ là người đầu tàu, nắm giữ những khâu quyền lực chính của bộ máy chính trị, là
người lãnh đạo đưa ra những chính sách, chiến lược phát triển Quốc gia. Cán bộ là những
chức vụ cốt cán và có tầm nhìn giỏi.
Công chức là người thừa hành chuyên môn để triển khai những sách lược của cán bộ đề ra.
Cán bộ và công chức phối hợp với nhau để phát triển nền công vụ.
Đặc điểm chung của Cán bộ, công chức, viên chức: ‒
Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam ‒
Làm việc trong khu vực công (nhà nước)
Một số đặc điểm riêng cơ bản để phân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức: Cán bộ Công chức Viên chức Hệ thống chính trị Trong hệ thống và lực lượng vũ
Đơn vị sự nghiệp công Nơi làm việc chính trị trang (Quân đội và lập công an) Phương thức Bầu cử, phê chuẩn, lOMoARcPSD| 36443508
Tuyển dụng Tuyển dụng hình thành bổ nhiệm Tính chất ổn Làm việc theo Ổn định lâu dài Không ổn định do áp nhiệm kỳ nên không
ổn định (mang tính dụng chế độ HĐ (mang định bị động do Pháp luật tính chủ động) quy định) Tính chất chuyên môn Tính chất Không được xếp Được xếp vào ngạch mang tính nghiệp vụ chuyên môn ngạch công chức cao
Từ quỹ lương của đơn
vị sự nghiệp công lập (Ngân sách + Nguồn thu của đơn vị sự
Nhận lương từ ngân Nhận lương từ ngân nghiệp). Lương sách nhà nước sách nhà nước
Đối với những đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu thì Ngân sách nhà nước chi 100%.
3. Phân loại công chức, viên chức Ý nghĩa:
‒ Nhằm đánh giá năng lực, trình độ của lực lượng công chức, viên chức và có kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng thích hợp
‒ Nhằm sắp xếp vị trí công tác, phân công nhiệm vụ thích hợp với từng loại công chức, viên chức
‒ Nhằm xây dựng chế độ đãi ngộ thích hợp với từng loại công chức, viên chức.
Các căn cứ phân loại công chức: ‒
Công chức loại A: ngạch chuyên viên cao cấp ‒
Công chức loại B: ngạch chuyên viên chính ‒
Công chức loại C: ngạch chuyên viên ‒
Công chức loại D: ngạch cán sự và nhân viên.
Phân loại công chức theo vị trí công tác:
‒ Công chức lãnh đạo, quản lý
‒ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. lOMoARcPSD| 36443508
Các căn cứ phân loại viên chức (Nghị định 115/2020):
‒ Phân loại theo chức danh nghề nghiệp:
Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, II, III, IV.
‒ Phân loại theo trình độ đào tạo:
TS – Ths – Đại học – Cao đẳng – Trung cấp.
‒ Phân loại theo vị tí việc làm: + Viên chức quản lý
+ Viên chức chuyên môn nghiệp vụ.
So sánh phạm vi công chức theo Pháp lệnh cán bộ công chức và Luật? II. CÔNG VỤ Đọc giáo trình III.
QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Tuyển dụng công chức, viên chức ‒ Cán bộ:
Được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm theo quy định của Hiến pháp và các luật khác về tổ chức
bộ máy nhà nước (Luật TCQH, Luật TCCP, Luật TCTAND, Luật TCVKSND, Luật
TCCQĐP và Điều lệ quy chế của Tổ chức chính trị, chính trị xã hội) VD: Tổng bí thư do
Điều lệ Đảng quy định.
‒ Công chức, viên chức:
Điều kiện dự tuyển:
+ Điều kiện chung: Công chức áp dụng Điều 36 của Luật cán bộ công chức. Viên chức áp
dụng Điều 22 của Luật Viên chức. + Điều kiện riêng: Điều kiện
Điều 36 Luật Công chức
Điều 22 Luật Viên chức
Có quốc tịch Việt Nam (Có
Chỉ có một quốc tịch Việt
thể quốc tịch nước ngoài) Quốc tịch Nam, không được mang quốc tịch khác
Quy định cởi mở nhằm thu hút nhân tài
Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối
Đã thành niên đủ 18 tuổi trở
với một số lĩnh vực: Văn Độ tuổi lên
hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao có thể nhỏ hơn
Văn bằng chung (bằng cấp
Bằng cấp cơ bản + Chứng lOMoARcPSD| 36443508
Văn bằng, chứng chỉ cơ bản) chỉ riêng đặc thù
Phẩm chất chính trị là một
Phẩm chất chính trị Luật không đặt ra điều kiện bắt buộc
Những trường hợp
- Bị mất năng lực hành vi - Không cần xóa án tích không được dự tuyển
dân sự - Người đưa vào trường
- Người bị truy cứu trách
giáo dưỡng (vì chưa thành
nhiệm hình sự (chấp hành niên) án phạt tù)
Phải được xóa án tích mới
được thi dự tuyển công chức
- Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Ngoài những điều kiện chung, tùy vị trí công việc, người dự tuyển cần đáp ứng một số điều kiện riêng khác.
VD: Viên chức làm việc tại Đài phát thanh: Phải có giọng nói hay theo từng vùng miền.
Hình thức tuyển dụng:
Thi tuyển: Áp dụng phổ biến trong hầu hết các trường hợp Xét tuyển: Được áp
dụng với các trường hợp sau:
TH1: Người tình nguyện công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người từ 05 năm trở lên
TH2: Người có bằng cấp cao hơn yêu cầu của vị trí dự tuyển.
VD: Cần bằng Ths nhưng người dự tuyển có bằng TS.
Xét tuyển đặc cách: Được áp dụng với những người được cơ quan cử đi học, được
áp dụng với những nhà khoa học trẻ tài năng.
Tiếp nhận đối với các trường hợp sau: (mới, được bổ sung trong luật) a)
Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập (từ đủ 5 năm trở lên) b)
Cán bộ, công chức cấp xã (từ đủ 5 năm trở lên) c)
Người công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân, cơ yếu không phải là công
chức (từ đủ 5 năm trở lên) d)
Người giữ chức vụ chủ chốt trong Doanh nghiệp nhà nước: Chủ tịch HĐQT;
Thành viên HĐQT; Giám đốc, Tổng giám đốc; Kế toán trưởng trong DNNN (từ đủ 5 năm trở lên) e)
Người từng là cán bộ công chức nhưng được luân chuyển sang vị trí không là cán bộ công chức.
Quy trình tuyển dụng: lOMoARcPSD| 36443508
Thông báo tuyển dụng Nhận hồ sơ dự tuyển Tổ chức sơ tuyển (nếu có quá nhiều hồ sơ)
Tổ chức thi tuyển/ xét tuyển Thông báo trúng tuyển và nhận việc (Trong vòng 30 ngày
có thông báo thì phải đến cơ quan nhận việc, nếu không sẽ lấy người có điểm cao kế tiếp). Các môn thi như sau:
- Môn 1: Thi tuyển kiến thức chung- Môn 2: Thi chuyên ngành - Môn 3: Thi tổ hợp điều kiện:
+ Tiếng anh hoặc các ngôn ngữ khác (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc). Miễn thi ngoại
ngữ nếu có bằng Cử nhân ngoại ngữ. + Tin học.
Khi có 2 người bằng điểm, bài thi nào có môn chuyên ngành cao hơn thì trúng tuyển.
Đối tượng được cộng điểm: Thương binh, con của thương binh, con của liệt sĩ, con của lực
lượng vũ trang, con của người nhiễm chất độc da cam (con ruột hay con nuôi đều được,
phải đăng kí khi còn dưới 16 tuổi, con của người nhiễm chất độc da cam thì chỉ có con ruột
mới được cộng). (CSPL: khoản 2 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP).
Chế độ tập sự của công chức, viên chức:
- Chế độ tập sự của công chức:
Công chức loại C: tập sự 12 tháng
Công chức loại D: tập sự 06 tháng
- Chế độ tập sự của viên chức (Điều 27 luật viên chức):
Theo luật viên chức: Viên chức tập sự từ 3 – 12 tháng được xác định trong HĐLV Tính
theo trình độ đào tạo: ĐH trở lên 12 tháng (Bác sĩ 09 tháng); Cao đẳng: 6 tháng; Trung cấp: 3 tháng.
- Chấm dứt tập sự:
Không hoàn thành nhiệm vụ/ kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (đối với CC: Từ khiển trách trở lên).
Hợp đồng làm việc của Viên chức:
- Các loại HĐ làm việc:
+ HĐ làm việc có thời hạn từ đủ 12 – 60 tháng
+ HĐ làm việc không xác định thời hạn
- Phương thức áp dụng các loại HĐ làm việc:
+ HĐLV có thời hạn: được áp dụng với người được tuyển dụng từ 01/07/2020.
+ HĐLV không xác định thời hạn: •
Với những người tuyển dụng trước ngày 01/07/2020 •
CBCC chuyển sang làm Viên chức lOMoARcPSD| 36443508 •
Người được tuyển dụng làm việc tại vùng kinh tế khó khăn.
(Xem thêm những trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLV tại Điều 29 Luật Viên chức)
2. Nghĩa vụ, quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức. Những việc cán bộ, công chức,
viên chức không được làm (Điều 8 – Điều 20 Luật CBCC, Điều 11 – Điều 19 Luật Viên chức)
Khoản 5 Điều 9 Luật CBCC # Khoản 6 Điều 11 Luật Viên chức: -
Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, phải báo cáo bằng văn bản khi có căn cứ cho
rằngquyết định đó là trái PL, trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành
thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành Nghĩa vụ (được miễn trách nhiệm,
đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định) -
Được lựa chọn làm hoặc không làm nhiệm vụ trái quy định PL Quyền (phải chịu trách nhiệm)
Công chức: Không được quyền kinh doanh (Điều 20 Luật CBCC)
Viên chức: Được kinh doanh, góp vốn kinh doanh, đầu tư… nhưng không được quản lý
(tại Điều 14 Luật Viên chức)
3. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức (Điều 55 - Điều 58 Luật CBCC, Điều 39 –Điều
44 Luật Viên chức)
‒ Được tiến hành hằng năm
‒ Kết quả đánh giá được xếp thành 4 loại:
Loại A: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ Loại C: Hoàn thành
Loại D: Không hoàn thành nhiệm vụ
‒ Nếu cán bộ, công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp bị xếp loại D thì sẽ bị miễn nhiệm
cho thôi làm nhiệm vụ hoặc giải quyết cho thôi việc.
4. Điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức (Điều 50, 52, 53 Luật
CBCC) – (Điều 39 Luật Viên chức)
‒ Do nhu cầu công việc nên phải cần điều phối lại lực lượng cán bộ, công chức, viên chức
‒ Điều động: Được áp dụng với mọi công chức. Chuyển hẳn biên chế sang cơ quan khác,
trở thành người của cơ quan mới (đi làm lính, đi luôn không về)
‒ Biệt phái: Được áp dụng với mọi công chức. Chuyển đi có thời hạn (đi làm lính, đi rồi
về). Thời gian mỗi lần biệt phái không quá 03 năm (Trừ trường hợp Chính phủ quy định
về các ngành về đặc biệt, nhưng hiện nay thì chưa quy định). Không được biệt phái đối với
đối tượng sau: Phụ nữ mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
‒ Luân chuyển: Cách hiểu giống như điều động, tuy nhiên áp dụng cho những người có
chức vụ quản lý (đi làm sếp) lOMoARcPSD| 36443508
5. Hưu trí, cho thôi việc, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (Điều 54, 59,
60 Luật CBCC) – (Điều 45, 46 Luật Viên chức) Hưu trí:
‒ Tuổi nghỉ hưu hiện nay tăng theo lộ trình, nam tăng thêm 02 tuổi, nữ tăng thêm 05 tuổi.
‒ Bắt đầu từ năm 2021: Nam nghỉ hưu cộng 03 tháng mỗi năm (60 + 3). Nữ nghỉ hưu
cộng 04 tháng mỗi năm (55 + 4).
‒ Nghỉ hưu sớm: Đối với người làm việc trong khu vực độc hại từ 15 năm trở lên và suy
giảm lao động từ 60%, sớm hơn 05 năm của tuổi nghỉ hưu.
‒ Kéo dài tuổi nghỉ hưu: •
Cán bộ từ Bộ trưởng trở lên trong trường hợp đặc biệt •
Cán bộ công chức theo NDD53/2013 (CBCC nữ là Phó chủ nhiệm Văn
phòng Chủ tịch nước; Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Thứ trưởng và
tương đương; Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh; Phó chủ tịch HĐND, UBND
TP Hà Nội, HCM; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao) Kéo dài 05 năm. •
Người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở Trung ương có học hàm, học vị (05 năm) •
Người công tác ngành giáo dục (Nghị định số 141/2013/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giáo dục đại học: TS, PGS, GS.
‒ Chế độ hưu trí được nhận bằng 02 cách: Nhận 1 lần hoặc nhận hàng tháng. ‒ Chỉ được
trả lương hưu hàng tháng khi CB, CC, VC có từ 20 năm trở lên đóng BHXH.
Các trường hợp cho thôi việc: ‒
TH1: Có đơn xin thôi việc ‒
TH2: Sắp xếp lại cơ quan (tinh giảm biên chế) ‒
TH3: Hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ. ‒
Công chức, viên chức thôi việc sẽ được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp thất nghiệp ‒
Với công chức: được nhận trợ cấp thôi việc theo công thức:
Một năm làm việc = Một nửa tháng lương. Nếu dưới 07 tháng thì được tính là nửa năm.
Từ dưới 07 tháng trở lên được tính trọn năm. Nửa năm thì được ¼ tháng lương.
‒ Với viên chức: được nhận trợ cấp thôi việc đến ngày 31/12/2008. Từ ngày 01/01/2009
trở đi, không được nhận trợ cấp thôi việc, thay vào đó sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp.
Trợ cấp thôi việc: Lấy nguồn từ Ngân sách nhà nước
Trợ cấp thất nghiệp: Lấy nguồn từ BHXH (Luật lao động) IV.
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Các loại trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức:
‒ Trách nhiệm hình sự: Phát sinh khi cán bộ, công chức, viên chức thực hiện một hành
vi phạm tội được quy định trong BLHS.
+ Điểm khác so với công dân bình thường: lOMoARcPSD| 36443508
→ Những tội mà CBCCVC vi phạm là những tội phạm về chức vụ (tham ô, nhận hối lộ,
cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ…).
→ Cán bộ công chức viên chức phạm tội ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự còn bị
xử lý kỷ luật (Khi có bản án có hiệu lực của Tòa án thì được coi là phạm tội).
‒ Trách nhiệm hành chính: Phát sinh khi cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
+ Điểm khác so với công dân bình thường:
→ Với những vi phạm hành chính có liên quan đến công vụ và đạo đức thì ngoài bị xử
phạt hành chính còn bị xử lý kỷ luật.
→ VD: Vượt đèn đỏ, đánh bạc, nghiện ma túy, sử dụng bằng cấp giả, đánh nhau gây rối
trật tự công cộng, gây ô nhiễm môi trường…
‒ Trách nhiệm kỷ luật:
Khái niệm: Là những hậu quả bất lợi mà cán bộ, công chức, viên chức phải chịu khi thực
hiện hành vi vi phạm các qui định PL mà theo quy định PL phải bị xử lý kỷ luật.
a) Cơ sở làm phát sinh trách nhiệm kỷ luật: hành vi vi phạm kỷ luật (Điều 6 NĐ 112)
‒ Vi phạm luật cán bộ, công chức, viên chức
‒ Vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị
‒ Vi phạm pháp luật khác
Cụm từ “PL khác” được qui định tại khoản 1 Điều 6 bao gồm: tội phạm (vi phạm PLHS), vi phạm hành chính.
b) Hình thức xử lý kỷ luật:
Cán bộ: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm
Công chức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc
Viên chức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc (Luật Viên chức)
(Đọc Điều 7 – Điều 19 NĐ 112)
Lưu ý về hình thức giáng chức, cách chức:
- Chỉ áp dụng hình thức giáng chức, cách chức đối với công chức và viên chức quản lý.
- Không áp dụng hình thức hạ bậc lương đối với công chức đang hưởng lương bậc 1 -
Giáng chức được áp dụng cho những chức vụ có nhiều cấp bậc nên không áp dụng cho
người giữ chức vụ thấp nhất hoặc không có nhiều cấp bậc chức vụ.
- Khi không áp dụng được hình thức hiện tại thì chuyển sang hình thức kỷ luật tiếp
theo.c) Nguyên tắc xử lý kỷ luật CBCCVC (Điều 2 NĐ 112): Định nghĩa:
Một số nguyên tắc quan trọng: lOMoARcPSD| 36443508
+ Nguyên tắc 2 (khoản 2 Điều 2 NĐ 112): Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng
một hình thức kỷ luật. Hai hành vi trở lên thì lấy mức hành vi cao hơn và cộng 1 bậc.
VD1: Một cán bộ, công chức bị phát hiện 02 hành vi:
Hành vi 1: Bị xử lý kỷ luật khiển trách Hành vi 2: Bị cảnh cáo
Giáng chức đối với công chức giữ chức vụ quản lý
Hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ quản lý VD2:
Một cán bộ bị phát hiện thực hiện 02 hành vi:
Hành vi 1: Bị khiển trách Hành vi 2: Bị bãi nhiệm Bãi nhiệm
+ Nguyên tắc 3 (khoản 3 Điều 2 NĐ 112): Hai hành vi trở lên thì lấy mức hành vi cao hơn và cộng 1 bậc.
VD: Đang trong thời gian hạ bậc lương thì công chức thực hiện một hành vi khiển trách
nữa Buộc thôi việc
+ Nguyên tắc 6 (khoản 6 Điều 2 NĐ 112): Công chức là Đảng viên thì xử lý kỷ luật Đảng.
+ Nguyên tắc 8 (khoản 8 Điều 2 NĐ 112): Trong vòng 24 tháng vi phạm thì bị coi là tái
phạm; ngoài 24 tháng thì hành vi đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng. lOMoARcPSD| 36443508
d) Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật (Điều 80 Luật CBCC, Điều 53 Luật VC, Điều 5 Nghị định 112):
Khái niệm thời hiệu: Là khoảng thời gian phải xử lý kỷ luật, thời hạn mà khi hết thời hạn
đó thì CBCCVC có hành vi vi phạm sẽ không bị xử lý kỷ luật nữa. Thời hiệu được tính từ thời điểm có hành vi. Thời hiệu:
+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách
+ 05 năm đối với hành vi vi phạm khác (trừ trường hợp không áp dụng thời hiệu) không
thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Thời hạn xử lý kỷ luật: Là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của
cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
‒ Thời hạn xử lý kỷ luật: 90 ngày – 150 ngày.
‒ Thời gian không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật:
+ Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật (Điều 3 Nghị định 112)
+ Thời gian điều tra, truy tố, xét xử
+ Thời gian khiếu nại, khởi kiện quyết định kỷ luật
‒ Ý nghĩa của thời hiệu xử lý kỷ luật CBCCVC: lOMoARcPSD| 36443508
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật nhằm ràng buộc người có thẩm quyền phải tiến hành xử
lý kỷ luật, phải có trách nhiệm xử lý kỷ luật, tránh trường hợp bao che, đồng thời nhanh
chóng ổn định tình hình cơ quan.
e) Quy trình xử lý kỷ luật CBCCVC:
- Tổ chức họp kiểm điểm
- Thành lập Hội đồng kỷ luật:
+ Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức, viên chức: •
Thành phần kỷ luật công chức (Điều 28 NĐ 112): 05 người •
Thành phần kỉ luật viên chức (Điều 35 NĐ 112): 03 người áp dụng đối với đơn vị
sự nghiệp không có cấu thành; 05 người đối với đơn vị sự nghiệp có cấu thành bên trong.
+ Vai trò Hội đồng kỷ luật công chức, viên chức: Để tư vấn tham mưu cho người có thẩm
quyền về hình thức kỷ luật thích hợp (không có thẩm quyền quyết định)
+ Điều kiện họp Hội đồng kỷ luật cán bộ công chức: Khi có từ 03 thành viên trở lên có
mặt, trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch và thư ký.
+ Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật: Thảo luận công khai và bỏ phiếu kín lOMoARcPSD| 36443508
B2: Triệu tập CCVC vi phạm. •
Triệu tập trước ít nhất 07 ngày Hội đồng họp •
Triệu tập đến lần thứ ba, nếu công chức viên chức không đến và không có lý do
chính đáng thì cuộc họp vẫn diễn ra và vắng mặt người vi phạm.
B3: Họp Hội đồng kỷ luật
B4: Ra quyết định kỷ luật
B5: Khiếu nại, khởi kiện •
Khiếu nại: Mọi công chức, viên chức khi bị xử lý kỷ luật nếu có căn cứ cho rằng
quyết định kỷ luật không hợp pháp xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của
mình thì có quyền khiếu nại trong thời hạn 90 ngày theo thủ tục chung của pháp
luật về khiếu nại Khởi kiện:
+ Đối với công chức: Người giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng trở xuống bị
kỷ luật hình thức buộc thôi việc được khởi kiện vụ án hành chính ra TAND.
(Lý do tại sao phải là Tổng cục trưởng trở xuống: Vì trên Tổng cục trưởng
là Thứ trưởng, mà ở trên Thứ trưởng để có thể xử lý kỷ luật Thứ trưởng là
Thủ tướng, mà nếu kiện Thủ tướng thì phải ra Tòa án Hiến pháp, vì lý do
đó mà không xử lý được Thủ tướng, vì vậy phải hạn chế quyền của người
có khả năng kiện Thủ tướng). (Lý do tại sao chỉ có hình thức buộc coi việc
được khởi kiện: Nếu như hình thức kỷ luật nào cũng cho kiện thì trách
nhiệm kỷ luật không còn giá trị nữa, bởi vì lúc nào bị xử lý kỷ luật thì phía
sau nó đều phát sinh quyền khởi kiện, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật sẽ
rơi vào thế “Bị đơn”, làm cho chế tài kỷ luật bị giảm sút và người bị xử lý kỷ luật sẽ không sợ) lOMoARcPSD| 36443508
+ Đối với viên chức: Không được khởi kiện quyết định kỷ luật, chỉ được
khởi kiện những tranh chấp liên quan đến Hợp đồng làm việc (khởi kiện vụ án lao động)
* Hiệu lực của Quyết định kỷ luật: Quyết định kỷ luật có quyết định ngay sau khi ký, trừ
trường hợp có quy định khác.
* Đình chỉ công tác CBCCVC khi bị xử lý kỷ luật:
- Trong quá trình xử lý kỷ luật, khi cần thiết, CBCCVC có thể bị tạm đình chỉ công tác từ 15 ngày đến 30 ngày.
- Khi tạm đình chỉ, CBCCVC có thể bị trừ 50% lương.
+ Nếu không có vi phạm sẽ được trả lại 50% lương đó.
+ Nếu có vi phạm sẽ không được trả lại 50% lương đó.
* Các hậu quả pháp lý khác của CBCCVC bị xử lý kỷ luật (Điều 39, 40 Nghị định 112).
* Lưu ý: Theo PL CBCC hiện hành, CBCCVC đã nghỉ hưu, nghỉ việc mới phát hiện có
hành vi vi phạm kỷ luật trong thời gian đương nhiệm thì vẫn xử lý kỷ luật bình thường,
tuy nhiên hình thức kỷ luật khác so với CBCCVC đương nhiệm. Gồm 03 hình thức:
Khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ.
Trách nhiệm bồi thường hoàn trả là trách nhiệm bồi thường bằng tiền của công chức viên
chức đối với cơ quan tổ chức đơn vị do làm mất mát, hư hỏng tài sản của cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức bên ngoài trong quá trình thi hành công vụ. lOMoARcPSD| 36443508
Hành chính hoặc hình sự (không đi chung) lOMoARcPSD| 36443508
CHƯƠNG 10. CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH I. CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH
a) Biện pháp phòng ngừa: Được áp dụng khi chưa có vi phạm hành chính xảy ra
+ Biện pháp phòng ngừa trực tiếp: Kiểm tra hành lý, kiểm tra giấy tờ tùy thân…
+ Biện pháp phòng ngừa hạn chế quyền: Dịch bệnh Covid 19 sẽ khiến cho quyền tự do đi
lại bị hạn chế, trong những trường hợp về an ninh quốc phòng sẽ bị hạn chế quyền về tài sản. lOMoARcPSD| 36443508
b) Biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong các TH sau:
+ TH1: Vi phạm hành chính đang xảy ra
+ TH2: Vi phạm hành chính chưa xảy ra nhưng tin chắc sẽ xảy ra
+ TH3: Vi phạm hành chính đã xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện để xử phạt, xử lý
(Đọc Điều 119 – Điều 132 Luật xử lý vi phạm hành chính)
c) Nhóm các biện pháp trách nhiệm hành chính: Được áp dụng khi có vi phạm hành
chính xảy ra và đủ điều kiện để xử phạt
d) Nhóm các biện pháp xử lý hành chính: Được áp dụng với những đối tượng đặc
biệt bao gồm: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu
tội phạm (chưa phải là tội phạm) hoặc người vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự an toàn xã hội (VD: Nghiện ma túy, trộm cắp, lừa đảo…) Đọc Điều 89
– Điều 118 Luật xử lý vi phạm hành chính. II. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH 1. Vi phạm hành chính
a) Khái niệm, dấu hiệu vi phạm hành chính lOMoARcPSD| 36443508
Mặt khách quan của vi phạm hành chính: Là những biểu hiện bên ngoài, có thể nhìn thấy,
nghe thấy và nhận biết được. - Hành vi trái pháp luật
- Hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
Lỗi cố ý: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp
Lỗi vô ý: vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. lOMoARcPSD| 36443508
Ý nghĩa của lỗi trong việc:
+ Vi phạm hành chính phải có lỗi, nếu không có lỗi thì không đủ để cấu thành vi phạm,
người thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm hành chính.
+ Các trường hợp thực hiện hành vi không có lỗi: Chưa đủ tuổi (nhỏ nhất để xử phạt vi
phạm hành chính là đủ 14 tuổi) – Không có khả năng nhận thức – Thực hiện hành vi
trong các tình trạng thuộc tình thế cấp thiết phòng vệ chính đáng sự kiện bất ngờ.
Chủ thể vi phạm hành chính:
Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Chỉ bị phạt khi vi phạm lỗi cố ý
- Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi: Chịu trách nhiệm với mọi hành vi, tuy nhiên không
được áp dụng hình thức phạt tiền.
Nhóm chủ thể thông thường: từ đủ 18 tuổi: Bị xử phạt theo quy định chung
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài: Bị xử phạt theo quy định PL Việt Nam, trừ trường hợp
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. lOMoARcPSD| 36443508
Khái niệm trách nhiệm hành chính: là việc người có thẩm quyền áp dụng những hậu quả
pháp lý bất lợi đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính. lOMoARcPSD| 36443508
Các hình thức xử phạt chính: Được áp dụng độc lập hoặc đi kèm với nó là hình thức phạt
bổ sung. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị áp dụng một hình thức phạt chính. - Cảnh cáo:
Được áp dụng với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
Người từ đủ 16 tuổi trở lên vi phạm ít nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ - Phạt tiền:
+ Cách xác định mức phạt tiền:
Cách 1: Xác định theo khung tiền phạt
TH1: Nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt là mức trung bình của khung
TH2: Nếu có tình tiết giảm nhẹ (Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính) thì mức phạt là
từ mức thấp nhất đến mức dưới trung bình.
TH3: Nếu có tình tiết tăng nặng (Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính) thì mức phạt là
từ trên mức trung bình đến mức cao nhất. Lưu ý:
Với một số lĩnh vực pháp luật không đưa ra khung tiền phạt mà đưa ra cách tính tiền phạt
theo tỷ lệ (VD lĩnh vực Thuế: Gian lận thuế lần thứ nhất: phạt 100% số tiền trốn thuế,
Gian lận thuế lần thứ hai: phạt 200% số tiền trốn thuế)
Chỉ được phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên lOMoARcPSD| 36443508
Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi: Mức phạt tiền không được quá ½ mức phạt của
người từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Tước quyền: Thời hạn tước thấp nhất là 01 tháng – cao nhất là 24 tháng và được quy
định thành khung và có cách tính tương tự cách tính tiền phạt.
Nếu có nhiều hành vi cùng bị tước quyền sử dụng giấy phép thì không cộng lại thành
mức phạt chung mà lấy mức cao nhất.
- Tịch thu tang vật, phương tiện
- Trục xuất: Buộc người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo pháp luật Việt Nam
Trục xuất được áp dụng với người nước ngoài và người không quốc tịch.
Thẩm quyền trục xuất: Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh – Giám đốc Công an cấp tỉnh. lOMoARcPSD| 36443508
Một hành vi vi phạm có thể bị áp dụng đồng thời nhiều hình thức phạt bổ sung.
Tước quyền giấy phép + Tịch thu + Trục xuất: Vừa là hình thức phạt chính, vừa là hình thức phạt bổ sung.
Đọc Điều 21 – Điều 27 về các hình thức xử phạt.
VD: Công ty Vedan gây ô nhiễm sông Đồng Nai Bị phạt 300 triệu nhưng sông vẫn bị ô
nhiễm Phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường) lOMoARcPSD| 36443508
Có ba trường hợp được áp dụng độc lập: “Hết thời hiệu…” “Hết thời hạn…”
Với ba trường hợp này, người vi phạm sẽ không bị áp dụng các hình thức xử phạt nhưng
vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả Biện pháp khắc phục hậu quả có tính cưỡng chế rất lớn.
Ý nghĩa của Biện pháp khắc phục hậu quả: Nhằm khôi phục triệt để các hậu quả do vi
phạm hành chính gây ra, trả lại trật tự quản lý hành chính đúng tình trạng trước khi vi phạm.
Người có thẩm quyền quy định vi phạm hành chính bao gồm: + Quốc hội + UBTVQH + Chính phủ
+ HĐND thành phố trực thuộc TW (chỉ được quy định mức phạt tiền cao hơn gấp hai lần
so với mức quy định chung trên ba lĩnh vực: ATGT đường bộ, môi trường, trật tự an toàn xã hội)
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (Điều 38, Điều 39…): lOMoARcPSD| 36443508
Thẩm quyền phạt tiền: Được xác định dựa vào mức cao nhất của khung tiền phạt. Nếu
mức cao nhất của khung tiền phạt bằng hoặc thấp hơn mức phạt tiền cao nhất được luật
quy định cho một chủ thể thì chủ thể đó có quyền xử phạt.
VD: Ông A thực hiện vi phạm hành chính, hành vi này có mức phạt từ 4 triệu đến 6 triệu đồng. -
Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt không? (Không, vì theo Luật “… không vượt quá5 triệu”) Vd: ông A th ực hi n vi ph
(ệạm hc, hành vi này có mức
ịch thu tang v ậ t ph ươ ng ti n
pháp bu ộ c khôi ph ụ c l ạ i tình tr ấp xã có quy ề n
ạ t k, ng ban đầồ u. CT UBND c pồ h
phạt từ 4-6 triệu đồồng, bị tện
và tang vật đc định giá là 4 tr đồồng, đc áp dụng biệ ạầ ng 2 hình th ức sau, suy ra c c phép, đ c áp d v ụ CT xã không có
trong c ơ quan thanh tra thì ai
đ c ph ạ t. CT xã k đượ c ph ạ t ti ề n do mồ ức ph ạ t cao hơn CT xã đụả quy ề ồn, ừ
ả n 2 iềồ u 46 tr ở lên đ c phép.) t kho đ -
Trong cơ quan thanh tra thì ai có quyền phạt hành vi đó? (Điều 46 Luật Xử lý vi
phạm hành chính): từ Chánh thanh tra và tương đương trở lên. lOMoARcPSD| 36443508
Thẩm quyền giải quyết đối với toàn vụ việc với các hình thức và biện pháp xử lý khác
nhau: Một chủ thể có thẩm quyền xử phạt toàn vụ việc khi được quyền áp dụng tất cả các
hình thức và biện pháp, chỉ cần 1 hình thức vượt quyền thì người đó không có thầm
quyền xử phạt vụ đó.
Thứ nhất: Phạt tiền / Phạt bổ sung.
Thứ hai: Bị tịch thu tang vật phương tiện và tang vật phương tiện là 04 triệu đồng.
Thứ ba: Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Một số nguyên tắc xác định thẩm quyền
Thẩm quyền xử phạt của UBND các cấp: UBND các cấp được phạt mọi ngành, mọi lĩnh
vực trên phạm vi lãnh thổ theo thẩm quyền được quy định.
Thẩm quyền của cơ quan quản lý chuyên ngành: Được phạt ngành lĩnh vực mình quản lý
và những ngành có liên quan.
(Ở địa phương, thẩm quyền xử phạt chủ yếu là thuộc về Thanh tra sở)
Khi một người thực hiện nhiều hành vi khác nhau: Nếu trong cùng một lĩnh vực thì cơ
quan chuyên ngành có thể phạt. Nếu các hành vi thuộc các lĩnh vực khác nhau thì chuyển
toàn bộ vụ việc về cho Chủ tịch UBND.
Khi một người thực hiện một hành vi thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan: Cơ quan nào
thụ lý trước thì cơ quan đó có thẩm quyền xử phạt. Thụ lý ở đây phải thông qua bước đầu
tiên là lập biên bản vi phạm. lOMoARcPSD| 36443508
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: Là khoảng thời gian người có thẩm quyền được
xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hết khoảng thời gian này thì không được phạt nữa,
nhưng được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
5 năm: Được áp dụng duy nhất với hành vi trốn thuế, vi phạm thuế (Được quy phạm trong Luật thuế)
2 năm: Được áp dụng với các lĩnh vực sau: Môi trường, đất đai, xây dựng, xuất nhập
khẩu, xuất nhập cảnh, buôn lậu, sở hữu trí tuệ,… 1 năm: Được áp dụng với những lĩnh vực còn lại. - Cách tính:
+ Từ thời điểm chấm dứt hành vi nếu vi phạm đã kết thúc
+ Từ thời điểm phát hiện nếu hành vi đang được thực hiện
VD: Thanh tra xây dựng phát hiện hành vi xây nhà trái phép và nhà đó đã xây xong rồi.
Thời hiệu được tính từ lúc căn nhà xây xong (2 năm)
VD: Thanh tra xây dựng phát hiện hành vi xây nhà trái phép và nhà đó chưa xây xong.
Thời hiệu được tính từ lúc thanh tra phát hiện. lOMoARcPSD| 36443508
Nhằm khuyến khích người vi phạm không tái phạm nữa.
Áp dụng thủ tục đơn giản (phạt tại chỗ): Không lập biên bản Áp dụng xử phạt Biên lai thu tiền.
Thủ tục thông thường (thủ tục có lập biên bản): trên 250.000 lOMoARcPSD| 36443508
VD: Trong lĩnh vực giao thông, chạy xe quá tốc độ phải nhờ vào phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 58)
Lưu ý về trường hợp người vi phạm không ký tên vào biên bản: Biên bản vẫn có giá trị
khi áp dụng các điều kiện tại Điều 58.
Bước 2: Xác minh, giải trình (Điều 59, Điều 61)
Điều kiện giải trình: Điều 61 Bước 3:
+ Thời hạn: 07 ngày đối với vụ việc đơn giản và 30 ngày đối với vụ việc phức tạp, 60
ngày đối với những vi phạm phức tạp được gia hạn thêm.
Nếu hết thời hạn thì không được phạt nữa nhưng được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
+ Hiệu lực: Quyết định xử phạt có hiệu lực ngay sau khi ký, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. lOMoARcPSD| 36443508
Bước 4: Trao quyết định xử phạt cho người vi phạm:
Bước 5: Chấp hành quyết định xử phạt
+ Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt: 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
+ Chuyển…: Một người cư trú ở địa phương này nhưng vi phạm ở địa phương khác thì có
thể chuyển quyết định xử phạt về nơi cư trú để chấp hành.
+ Thu tiền phạt tại chỗ: Nếu xử phạt tại vùng xa xôi hẻo lánh, trên sông trên biển thì được
thu tiền phạt tại chỗ. Bước 6: lOMoARcPSD| 36443508
+ Điều kiện cưỡng chế: Hết thời hạn chấp hành nhưng không chấp hành
+ Thời hạn cưỡng chế: 01 năm tính từ ngày ra quyết định xử phạt.
Nếu đã hết thời hạn cưỡng chế thì không được cưỡng chế nữa, chỉ được áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả.
+ Các biện pháp cưỡng chế: Trừ lương, trừ tại tài khoản mở tại Ngân hàng, kê biên tài sản
bán đấu giá, buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
+ Trách nhiệm của tổ chức tín dụng: Ngân hàng phải phối hợp để trích chuyển đến Kho bạc Nhà nước. lOMoARcPSD| 36443508