Tổng hợp lý thuyết môn Luật Ngân hàng theo từng chương

Tổng hợp lý thuyết môn Luật Ngân hàng theo từng chương của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

| 1/92

Preview text:

lOMoARcPSD| 36477832 1 CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VÀ
PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
A. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động ngân hàng
Điều kiện ra đời của hoạt động ngân hàng
+ Sự ra đời của tiền tệ
+ Con người biết để dành tiền
+ Xuất hiện nhóm người chuyên nhận giữ hộ tiền
+ Xuất hiện nhóm người có nhu cầu vay tiền để đầu tư/ tiêu dùng
Hình thái sơ khai của hoạt động ngân hàng
+ Hình thức chủ yếu & phổ biến nhất: nhận giữ tiền của dân chúng và cho vay lại
+ Mua bán trao đổi các loại tiền tệ kinh doanh ngoại tệ
+ Thanh toán không dùng tiền mặt: V/d. dùng thẻ thanh toán khi đi siêu thị mua hàng
2. Sự hình thành & phát triển của hệ thống ngân hàngTrải qua 2 giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn hình thành hệ thống ngân hàng một cấp
+ Giai đoạn hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp
Ngân hàng cấp 1 là Ngân hàng Trung ương, ở Việt Nam gọi là Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Ngân hàng cấp 2 là các Tổ chức Tín dụng. Giữa Ngân hàng cấp 1 & Ngân
hàng cấp 2 khác nhau ở những điểm nào?
Ngân hàng cấp 1 (NH TW) Ngân hàng cấp 2 (TCTD) Mục tiêu hoạt (Đ/v NHNNVN: Điều 4Luật Mục tiêu lợi nhuận động NHNNVN)
Đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng, ko để hệ thống ngân hàng bị sụp đổ lOMoARcPSD| 36477832 2
Phạm vi hoạt Phạm vi hoạt động hẹp hơn, Được thực hiện đầy đủ các động không thực
hiện đầy đủ các dịch hoạt động ngân hàng vụ, v/d: NHNNVN không cung
ứng dịch vụ cho thuê tài chính, bao thanh toán
Chức năng vai trò Cơ quan quản lý nhà nước về
Chủ thể kinh doanh đáp ứng
hoạt động ngân hàng Quản lý nhu cầu vốn của nền kinh tế
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cấp 2.
Chức năng của Ngân hàng trung ương
Hệ thống ngân hàng 2 cấp có sự phân định chức năng phát hành tiền & kinh doanh tiền.
Trong hệ thống ngân hàng 1 cấp, không có sự phân định này.
Còn phân chia thành 03 loại hình ngân hàng:
- Ngân hàng đa năng toàn bộ: được hình thành theo hình thức tập đoàn kinh tế, tài
chính tiền tệ được thực hiện toàn bộ chức năng kinh doanh. Đối với mô hình này có
ưu điểm là chủ tập đoàn có thể tập trung được sức cạnh tranh trong thị trường, nơi
nào có có lợi thế thì sẽ trực tiếp đầu tư kinh doanh bằng vốn có được trong quá trình
thực hiện hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên điều này cũng mang lại bất cập là ngân
hàng đa năng toàn bộ sẽ khiến cho chức năng cơ bản của ngân hàng là cấp tín dụng
cho nhu cầu của xã hội và tập trung sự rủi ro cao. Khi công việc làm ăn của ngân
hàng xảy ra vấn đề thì nền kinh tế quốc dân và người gửi tiền phải chịu.
- Ngân hàng đơn năng: được hiểu là những ngân hàng này chỉ thực hiện chức năng
của ngân hàng mà không được phép thực hiện kinh doanh. Tuy mô hình này giảm
thiểu được rủi ro cho các chủ thể nhưng lại không phù hợp với hoàn cảnh các quốc
gia đang phát triển đặc biệt là Việt Nam, đặc biệt khi thị trường chứng khoán đang
còn rất non trẻ và cần sự giúp đỡ của hệ thống ngân hàng.
- Ngân hàng hỗn hợp: được hiểu là mô hình ngân hàng vừa được thực hiện hoạt động
ngân hàng vừa được thực hiện hoạt động kinh doanh (hoạt động kinh doanh phải có
điều kiện là phải thành lập ra các công ty con và các công ty này phải có tư cách
pháp lý độc lập, hơn thế vốn điều lệ của các công ty này đều được hình thành do vốn
tự có của ngân hàng). Điều này đăc khắc phục được nhược điểm của các mô hình
ngân hàng còn lại nên được Việt Nam ÁP DỤNG HIỆN NAY.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay: lOMoARcPSD| 36477832 3
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (bao gồm cả chi nhánh của nó) là cơ quan quản lý
nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, chức năng độc quyền phát hành tiền tệ,
cung cấp dịch vụ tài chính, tiền tệ cho các TCTD và Chính phủ.
- Tổ chức tín dụng: tổ chức kinh tế thành lập theo Luật các TCTD để thực hiện một.
một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng, cung ứng một số nghiệp vụ như: Nhận tiền
gửi, Cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản. (Khoản 12 Điều 4 Luật các TCTD).
+ Ngân hàng: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng hợp tác xã.
+ TCTD phi ngân hàng: Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng khác.
+ Tổ chức tài chính vi mô
+ Quỹ tín dụng nhân dân
- Ngân hàng thương mại có phạm vi hoạt động rộng nhất (có thể - chứ ko đương nhiên
được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng).
- 03 loại hình TCTD còn lại sẽ bị hạn chế về phạm vi hoạt động ngân hàng (chỉ
đượcthực hiện một số hoạt động ngân hàng):
+ TCTD phi ngân hàng không được nhận tiền gửi của cá nhân & cung ứng dịch
vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng (TCTD phi ngân hàng được nhận
tiền gửi của tổ chức;
+ TCTD phi ngân hàng được cung ứng dịch vụ thanh toán = tiền mặt).
+ Tổ chức tài chính vi mô & Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được nhận tiền gửi =
VND, không được nhận tiền gửi = ngoại tệ, không được thực hiện hoạt động bao thanh toán…
2. Khái niệm & đặc điểm của hoạt động Ngân hàng 2.1. Khái niệm
Phân biệt được đâu là hoạt động Ngân hàng, đâu là hoạt động kinh doanh khác?
V/d: không phải mọi hoạt động cho vay của mọi chủ thể đều là hoạt động ngân hàng.
Khoản 1 Điều 6 Luật NHNNVN; Khoản 12 Điều 4 Luật TCTD: Hoạt động ngân
hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;(Khoản 13 Điều 4 LCTCTD)
b) Cấp tín dụng;(Khoản 14 Điều 4 LCTCTD) lOMoARcPSD| 36477832 4
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản(Khoản 15 Điều 4 LCTCTD)
*Xét về mặt kỹ thuật lập pháp hiện nay trên thế giới có 03 kỹ thuật lập pháp chính
về hoạt động ngân hàng: -
Đưa ra định nghĩa và chỉ rõ những đặc điểm cụ thể của hoạt động ngân hàng:
Nhưng cách lập pháp này dễ xảy ra tranh cãi là đặc điểm nào cần hoặc không cần. -
Dùng phương pháp liệt kê: để chỉ ra đâu là hoạt động ngân hàng trong một danh sách
cụ thể. Tuy nhiên, dễ dẫn đến luật bị tụt hậu liên tục phải sửa đổi để theo kịp thị trường. -
Phương pháp hỗn hợp: Việt Nam đang chọn dùng (khắc phục được nhược
điểmcủa hai phương pháp trên) nhưng dễ khiến người đọc nhầm lẫn.
*Chức năng: Truyền dẫn vốn trong nền kinh tế (Vốn được hình thành theo nghĩa rộng:
tiền, vàng, ngoại tệ, …)
2.2. Đặc điểm hoạt động ngân hàng
a) Yếu tố chủ thể:
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh của LCTCTD 2010 thì chủ
thể thực hiện hoạt động ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam gồm: TCTD theo pháp luật
Việt Nam, thành lập và có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, trụ sở chính trên
lãnh thổ Việt Nam; Chi nhánh của các NH nước ngoài được phép hoạt động tại Việt
Nam; Tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Điều 8LTCTD: Nghiên cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực
hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán. lOMoARcPSD| 36477832 5
Lưu ý những nội dung sau:
- Ngân hàng NNVN không là chủ thể thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng vìtheo
khoản 1 Điều 6 Luật NHNNVN thì hoạt động ngân hàng phải là hoạt động kinh
doanh. Các hoạt động như cho vay, bảo lãnh (Điều 23,24 LNHNNVN), mở tài khoản
và thực hiện giao dịch trên tài khoản (Điều 27 LNHNNVN), hoạt động ngoại hối
(Điều 33,34 LNHNNVN) thì đây là những dịch vụ được cung cấp trong thực thi
quyền hạn của cơ quan chính phủ.
- Các TCTD nước ngoài mở văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam nhưng chỉ
thực hiện các hoạt động trong phạm vi văn phòng đại diện mà không thực hiện các
nghiệp vụ thuộc hoạt động ngân hàng.
Hoạt động vay tiền nhàn rỗi của cá nhân, tổ chức khác để phát hành trái phiếu huy -
động vốn phục vụ hoạt động kinh doanh,… nếu không hội tụ đủ dấu hiệu của hoạt động
ngân hàng thì không là hoạt động ngân hàng.(Không mang tính nghề nghiệp, thường
xuyên, liên tục.) Cho các ví dụ sau:
Tình huống 1: A (Đài Loan) muốn thành lập doanh nghiệp tại VN với hoạt động
kinh doanh chính là đại lý ký gửi hàng hóa, đại lý bán vé máy bay và kinh doanh lữ
hành nội địa. Để thuận tiện cho việc cấp GCNĐKKD, A quyết định cho anh B vay 1 tỷ
đồng theo Hợp đồng vay số 01 và chị C vay 1 tỷ đồng theo Hợp đồng vay số 02, thay
mặt mình quản lý vốn và đứng tên trên GCNĐKKD. Sau đó, anh B và chị C đã tiến
hành các thủ tục thành lập công ty TNHH D, gồm 2 thành viên là anh B & chị C, sở hữu
vốn điều lệ (2 tỷ VND)
Đây không phải là hoạt động ngân hàng, do không thỏa mãn yếu tổ chủ thể
Tình huống 2:Ông A, bà B và cô C cùng góp vốn thành lập Cty TNHH D. Ngoài
hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, Cty TNHH D còn thường xuyên nhận tiền gửi
từ các thành viên (A, B và C) và người thân trong gia đình của các thành viên (A,
B và C) để cho vay kiếm lời
Đây không phải là hoạt động ngân hàng, do không thỏa mãn yếu tố chủ thể
Tình huống 3: Công ty TNHH D được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật
và có nhu cầu vay 1 tỷ VND để đầu tư sản xuất. Sau khi xét hồ sơ đề nghị vay, Ngân
hàng TMCP A quyết định cấp tín dụng cho Cty TNHH D theo Hợp đồng tín dụng, có
nội dung sau: vay 1 tỷ VND, với thời hạn vay 06 tháng và lãi suất 1,5%/tháng
Đây là hoạt động ngân hàng
b) Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện (Nghị định
số59/2006/NĐ – CP). lOMoARcPSD| 36477832 6
Nguyên nhân: Đối tượng kinh doanh đặc biệt là tài sản tài chính, tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng; Hoạt động ngân hàng là hoạt động quan trọng của nền kinh tế; Hoạt động
ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro.
Điều kiện kinh doanh hoạt động ngân hàng: vốn pháp định, điều lệ hoạt động, tính
khả thi của phương án kinh doanh & năng lực của người điều hành. Điều 19, Điều 20LCTCTD.
c) Hoạt động ngân hàng: cạnh tranh song hành cùng hợp tác (liên ngân hàng)
- Tính cạnh tranh: Các ngân hàng cạnh tranh để tìm kiếm khách hàng tối đa hóa lợi nhuận
- Tính hợp tác: Hợp tác để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hoạt động ngân hàng
trong hệt hống tránh hiện tượng “domino” hạn chế và phân tán rủi ro nếu có +
cùng nhau chống đỡ với những biến động của nền kinh tế.
d) Hoạt động ngân hàng mang tính rủi ro cao
Ngân hàng là chỗ trũng của nền kinh tế, tất cả các rủi ro của đối tượng kinh doanh
khác đều có thể chuyển qua một phần hoặc toàn bộ cho hoạt động ngân hàng. Khi các
chủ thể kinh doanh vay vốn của ngân hàng rất có thể họ không thể thanh toán nợ cho ngân hàng.
e) Hoạt động quan trọng, chi phối, ảnh hưởng đến các lĩnh vực KT – XH khác.
Tại sao nói hoạt động ngân hàng là một hoạt động quan trọng đến như vậy? Bởi vì:
Khi xem xét trong lịch sử của các cuộc khủng hoảng kinh tế đều có bản chất là cuộc
khủng hoảng tiền tệ tâm điểm của mọi cuộc khủng hoảng đều là hệ thống ngân hàng
vài ngân hàng mất khả năng thanh toán (+ hiệu ứng domino) các định chế tài chính
khác (công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán) sụp đổ ngân hàng với chức năng “bà
đỡ” của nền kinh tế (nhưng thiếu vốn) Nền kinh tế không thể vận hành Thiếu đi hàng
hóa (nhưng lượng tiền giữ nguyên) hàng < tiền lạm phát người dân càng không tin
tưởng đối với hệ thống TCTD không gửi tiền không thể phục hồi được tạo nên
vòng xoáy thiếu vốn trầm trọng lan dần cho cả hệ thống KT khủng hoảng kinh tế
Khung hoảng XH + CT cần phải ngăn chặt kịp thời quan trọng trong việc giữ gìn kinh tế quốc dân.
f) Mang tính nhạy cảm với biến động của KT – CT – XH.
Tất cả những biến động của KT – CT – XH đều có ảnh hưởng đến ngân hàng. lOMoARcPSD| 36477832 7
B. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT NGÂN HÀNG
Luật Ngân hàng không phải là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của
các quốc gia mà nó là sự kết hợp đan xen giao thoa của nhiều lĩnh vực pháp luật khác
nhau như hành chính, kinh doanh, thương mại, … Có thể nói Luật Ngân hàng là một bộ
phận của Luật Tài Chính.
Muốn đề xuất, kiến nghị hình thành một pháp luật để điều chỉnh một mối quan hệ
xã hội thì cần phải chứng minh được:
Văn bản quy phạm pháp luật mới này có điều chỉnh quan hệ xã hội riêng và có tính
đặc thù – pháp luật khác không điều chỉnh hết hay không. Nếu không chứng minh
được điều trên thì nó chỉ đơn thuần là quan hệ pháp luật đã được điều chỉnh bởi các
ngành luật khác không hình thành mới.
1. Khái niệm Luật ngân hàng
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng - Là những QHXH phát sinh trong
lĩnh vực ngân hàng và hoạt động ngân hàng.
Nhóm 1: Các QHXH phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng.
Chủ thể: Chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ, NHNN trong mối quan hệ này với tư
cách là cơ quan CP quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; Cá nhân và tổ chức kinh tế khác – TCTD.
Bao gồm các nhóm nhỏ sau:
- Nhóm QHXH phát sinh trong quá trình (a) tổ chức & hoạt động của NHNNVN và
(b) thành lập, tổ chức lại, giải thể và quản trị - điều hành của TCTD
- Nhóm QHXH phát sinh trong quá trình Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Phương pháp điều chỉnh: phương pháp mệnh lệnh
Nhóm 2: Các QHXH phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động ngân hàng của các
TCTD. Giữa 1 bên là TCTD, 1 bên là khách hàng.
Phương pháp điều chỉnh: Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận
C. QUAN HỆ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
3. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật Ngân hàng: Chủ thể, Khách thể, Nội dung.
V/d: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn lOMoARcPSD| 36477832 8
- Chủ thể tham gia: bên cho vay (ngân hàng), bên vay vốn (khách hàng)
- Khách thể: ngân hàng hướng đến lợi nhuận có được, khách hàng hướng đến nhu cầu vốn được đáp ứng
- Quyền & nghĩa vụ của 2 bên: tương xứng với nhau. Ngân hàng có quyền y/c khách
hàng trả tiền đúng hạn, nghĩa vụ giải ngân đúng hạn & ngược lại…
D. NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT NGÂN HÀNG lOMoARcPSD| 36477832 9 CHƯƠNG II
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM
1. Mô hình ngân hàng nhà nước/ngân hàng trung ương03 mô hình
Ngân hàng nhà nước trên thế giới:
Mô hình 1: Ngân hàng Trung ương không trực thuộc Chính phủ, mà trực thuộc Quốc
hội. Mối quan hệ giữa Chính phủ & Ngân hàng Trung ương: mối quan hệ hợp tác (V/d:
Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản)
- Ưu điểm: Chính phủ là cơ quan hành pháp, muốn thi hành chính sách trên thực
tế, cần phải có tiền. Chính phủ là chủ thể tiêu tiền, không thể để chủ thể phát
hành tiền chịu sự chi phối của chủ thể tiêu tiền. Vấn đề tiền tệ là vấn đề cực kì
quan trọng, nên phải đặt dưới sự giám sát của Quốc hội Đảm bảo tính độc lập
Tác động tốt đến nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỉ lệ tham nhũng giảm.
- Nhược điểm: trường hợp không đạt được sự hợp tác giữa Chính phủ & Ngân
hàng Trung ương, có thể xảy ra trường hợp Chính phủ phá sản, đóng cửa. Chính
sách kinh tế & chính sách tiền tệ nhiều khi không thống nhất được.
Mô hình 2:Ngân hàng Nhà nước trực thuộc Chính phủ. Thực hiện quản lý nhà nước về
tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Chính phủ tác động đến hoạt động của Ngân hàng Nhà
nước: nhân sự, nguồn lực (V/d: Việt Nam):
- Ưu điểm: Chủ động trong việc triển khai chính sách kinh tế của Nhà nước.
- Nhược điểm: Chủ thể tiêu tiền chi phối, tác động đến chủ thể phát hành tiền Làm
giảm thiểu vai trò của Ngân hàng Trung ương & làm phát sinh những hệ lụy không mong muốn.
Mô hình 3: Ngân hàng TW thuộc Bộ TC. Ưu điểm là đạt được sự thống nhất giữa cơ
sở tài chính nói chung. Tuy nhiên, rất khó có thể đạt được sự độc lập trong thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, rất khó tách bạch giữa ngân sách NN và hoạt động ngân hàng.
rất có có thể nào nói là mô hình nào là ưu việt nhất, tuy nhiên, hiện nay mô hình 2 đang phù hợp nhất. 2. Khái niệm
Theo Điều 2 LNHNNVN 2010 thì: lOMoARcPSD| 36477832 10
“1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan
ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.
Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước,
cótrụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. 3.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt
độngngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng
của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và
cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.”
*Vị trí pháp lý của NHNNVN:
(i) là cơ quan công quyền: - Tên gọi
- Vị trí: là cơ quan ngang bộ
- Chức năng: Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngânhàng.
(ii) là NH TW của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.- NH
duy nhất phát hành tiền - Là NH của các NH.
- NH cung ứng dịch vụ tiền tệ cho CP.
3. Đặc điểm của NHNNVN -
Cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ: thực hiện quản lý nhà nước
trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. -
Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng trung ương của Việt Nam. (Do vậy, không gọi NHNN là 1 bộ) -
NHNNVN có tư cách pháp nhân là được thành lập theo pháp luật Việt
Nam có đầy đủ các yếu tố của pháp nhân như: có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tự nhân danh
mình tham gia vào các quan hệ pl, có vốn pháp định thuộc sỡ hữu nhà nước. -
Có sự tách bạch giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh:
không có chức năng nào của HNNVN là hoạt động kinh doanh, hoạt động của
NHNNVN nếu mang lại nguồn thu thì cũng không vì mục đích kinh doanh mà đứng
trên lợi ích toàn cục của nền kinh tế. -
Mục tiêu hoạt động vì lợi ích chung của quốc giamà là ổn định giá trị
đồng tiền, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD. lOMoARcPSD| 36477832 11
(Nếu có phát sinh tiền lời thì gửi về ngân sách nhà nước chứ không giữ lại cho hoạt động của NHNN)
(V/d: NHNN cho ACB vay, có lấy lãi. Tuy nhiên, lãi này là về ngân sách nhà
nước, và để nhằm mục tiêu khác, không vì mục tiêu lợi nhuận)
(Tiền có chức năng là đơn vị đo lường giá trị trong nền kinh tế. Giảm phát hay
lạm phát đều không tốt cho nền kinh tế => cần phải có sự quản lý, ổn định giá trị đồng tiền).
(Hoạt động ngân hàng hiện tại cực kì nhiều rủi ro, nếu các ngân hàng hoạt động
yếu kém, không tốt, số tiền gửi của người dân có thể bị mất. NHNN cần bảo đảm cho
sự an toàn trong hoạt động ngân hàng. 1 ngân hàng khỏe thì sẽ giúp cả hệ thống ngân
hàng, còn nếu 1 ngân hàng có vấn đề, có thể ảnh hưởng, làm ảnh hưởng cả hệ thống).
V/d: Khi có vấn đề, có thể bơm 1 lượng tiền lớn vào nền kinh tế =>Có thể có sự
xung đột giữa 2 mục tiêu “ổn định đồng tiền” với “đảm bảo sự an toàn trong hoạt động
ngân hàng vàhệthống các TCTD”
- NHNN là ngân hàng cung ứng dịch vụ tiền tệ cho CP.NHNN là ngân hàng
của Chính phủ (NHNN Việt Nam tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước trong những
trường hợp thiếu hụt tạm thời. NHNN Việt Nam cung ứng dịch vụ thanh toán cho Chính
phủ (V/d: Kho bạc Nhà nước ở các đơn vị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều
mở tại chi nhánh NHNN thuộc tỉnh, thành phố đó; v/d: Nhà nước phát hành trái phiếu
bán cho người dân NHNN là đại lý phát hành trái phiếu kho bạc nhà nước).
II. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước
1.1. Quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng điều tiết vĩ mô nền kinhtế:
Hoạt động quan trọng nhất là hoạt động tư vấn tài chính tiền tệ cho một quốc gia cụ thể
là chính sách tiền tiền.
V/d: chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng điều tiết vĩ mô nền kinh tế: - Văn bản QPPL
- Chính sách tiền tệ quốc gia
- CQ cấp phép lĩnh vực NH
- Quản lý hoạt động NH của TCTD lOMoARcPSD| 36477832 12
- Ổn định hệ thống tiền tệ- tài chính
- Đại diện VN tại các tổ chức quốc tế
- CQ thẩm định đầu tư về NH
- Quản lý đơn vị dịch vụ công trong NH
- Cơ chế tuyển dụng – đãi ngộ cán bộ
- Các hoạt động khác
- Đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của NN tại các DN có vốn NN
1.2. Chức năng của một Ngân hàng trung ương
(1) NHNN đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn thông qua các hoạt động tín dụng trong các
trường hợp đặc biệt, hỗ trợ cung cấp các thông tin trong hoạt động ngân hàng nhằm đảm
bảo an toàn cho toàn hệ thống. (i) ngân hàng của các TCTD:
+ NHNN Việt Nam tái cấp vốn cho các TCTD (V/d: khi ACB bị thiếu tiền, có thể vay NHNN);
+ NHNN cho vay cứu cánh cho các TCTD (v.d: ngân hàng Eximbank gặp khó khăn
về tài chính, NHNN cấp 1 khoản tiền giúp cho Eximbank khôi phục lại hoạt động bình thường của mình);
+ NHNN cung ứng dịch vụ thanh toán cho các TCTD (hệ thống thanh toán liên ngân hàng)
Việc Ngân hàng NNVN cho các TCTD để có các TCTD tháo gỡ khó khăn,
nhưng không mang tính bao cấp. (ii)
NHNNVN được xem là NH của chính phủ, NHNN cung cấp cho CP
các dịchvụ ngân hàng như một khách hàng, ngoài ra NHNNVN có chức năng quan
trọng trong việc điều phối hoạt động vay – trả nợ của Chính phủ, hỗ trợ CP trong
việc điều hành cán cân thanh toán quốc tế, duy trì dự trữ ngoại hối CP. (2)
NHNN thực hiện điều chuyện lượng tiền trong tài khoản giữa các
TCTD đểđiều hòa lượng tiền trong lưu thông và thực hiện chính sách tiền tệ. (3)
NHNN là cơ quan duy nhất được quyền phát hành tiền trên toàn
lãnh thổ ViệtNam: Ngoài hành vi phát hành tiền đơn thuần, NHNN còn xác
định xem loại tiền tệ nào được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam. V/d: Đồng
Bitcoin, một số loại tiền điện tử, NHNN Việt Nam không thừa nhận những loại
tiền tệ đó là đơn vị tiền tệ trên lãnh thổ Việt Nam. V/d: lOMoARcPSD| 36477832 13
- In, đúc, phát hành tiền.
- Đại lý, dịch vụ NH cho Kho bạc.
- Phát hành trái phiếu Chính phủ trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh (tham gia với Bộ Tài chính).
- Quản lý tài chính – tài sản được NN giao.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Điều 4 Luật NHNN thìCó những nhiệm vụ quyền hạn thuộc về Chức năng quản
lý nhà nước, có nhiệm vụ quyền hạn thuộc về Chức năng của một NH trung ương; Có
những nhiệm vụ, quyền hạn có sự giao thoa giữa 2 chức năng
V/d: Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước Chức năng của 1 Ngân hàng Trung ương
V/d: Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đ/v TCTD vi phạm nghiêm
trọng… Giao thoa 2 chức năng
III. Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của NHNN VN
1. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức được tập trung theo chiều dọc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Vụ - CQ ngang Vụ (cơ quan thanh tra giám sát, vụ kiểm toán nội bộ)
- Chi nhánh tại tỉnh, thành phố
- Văn phòng đại diện
- Đơn vị hành chính sự nghiệp (V/d: Thời báo Ngân hàng, Học viện Ngân hàng)
So với các Bộ khác, thì NHNN có điểm khác biệt ở chỗ: NHNN có Vụ kiểm toán
nội bộ (Kiểm soát và kiểm toán trong nội bộ NHNN) + Chi nhánh tại tỉnh, thành phố
(Hoạt động theo ủy quyền)
2. Cơ cấu quản trị, điều hànhTrên thế giới có 2 mô hình:
- Mô hình lãnh đạo tập thể (Mỹ, Đức, Pháp, Nhật): Sở dĩ hình thành mô hình
này cũng do lịch sử hình thành hệ thống ngân hàng tại nước ngoài do ngân
hàng TM phát triển trước NHTW nên khi thành lập NHTW sẽ là tập hợp các
NHTM lại với nhau kiểm soát tập thể đây được xem như tàn dư của mô hình công ty. lOMoARcPSD| 36477832 14
- Mô hình lãnh đạo thủ trưởng chế (Việt Nam, Trung Quốc): 01 cá nhân đứng
đầu, đại diện cho NHNN để thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của
NHNN, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ. Ở Việt Nam: Thống đốc
NHNN. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng thảo luận quyết sách trong cuộc họp
Chính phủ tương tự như mô hình lãnh đạo tập thể.
IV. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Hoạt động thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Điều 3 LNHNNVN thì Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ
ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ, NHNNVN),
gồm: Quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền; Quyết định sử dụng các công cụ và
biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra Là bộ phận của chính sách kinh tế, tài chính của
NN nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, … ổn định tiền tệ, ổn định
sức mua đối với ngoại của đồng nội tệ và tăng trưởng kinh tế.
V/d: nền kinh tế lạm phát (lượng giá trị thấp, lượng tiền tệ nhiều, làm gia tăng
giá cả hàng hóa dịch vụ), nhằm mục đích ổn định giá trị đồng tiền NHNN rút bớt tiền lưu thông.
V/d: nền kinh tế giảm phát NHNN bơm thêm tiền vào lưu thông.
Chính sách tài khóa:là Hệ thống các chính sách của chính phủ về tài chính,
thường được hoạch định và thực hiện trọn vẹn trong một niên khóa tài chính, nhằm tác
động đến các định hướng phải triển của nền kinh tế, thông qua những thay đổi trong kế
hoạch chi tiêu chính phủ và chính sách thu ngân sách (chủ yếu là các khoản thu về thuế).
*Bản chất của Chính sách tiền tệ quốc gia là thực hiện bơm & rút tiền trong
lưu thông.Dựa vào 05 công cụ: 1) Tái cấp vốn 2) Dự trữ bắt buộc 3) Lãi suất 4) Tỉ giá hối đoái
5) Nghiệp vụ thị trường mở Phân tích:
(1) Tỉ giá hối đoái:Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ
nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ củaViệt Nam. (Điều 13 LNHNNVN) lOMoARcPSD| 36477832 15
Tỷ giá được hình thành trên cơ sở cungcầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiếtcủa
nhà nước: Tỉ giá tăng, có nghĩa là cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ, cung nội tệ > cầu nội
tệ lạm phát Nhà nước rút tiền bằng việc bán ngoại tệ, thu nội tệ.
Nhà nước điều tiết bằng cách:Tham gia vào TT ngoại tệ LNH: TTmua bán ngoại
tệ có tổ chức giữa cácTCTD là thành viên TT & NHNN, doNHNN tổ chức, giám sát và
điềuhành; NHNN tham gia TT với tưcách là người mua, người bán cuốicùng, thực hiện
can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu CTTQG.Tùy theo tình hình là thiểu phát hay giảm
phát mà nhà nước sẽ cân nhắc chọn phương thức thả nổi hay thả nổi có điều tiết.

Chính sách điều hành tỷ giá:
+ Khi tỷ giá giảm Bất lợi cho xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu.
+ Khi tỷ giá tăng xuất khẩu có lãi hơn,hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ.
+ Có nhiều cách để thay đổi tỷ giá: • Thay đổi lãi suất
• Thay đổi bằng cách mua bán cácgiấy tờ có giá Thay đổi
bằng cách mua bán ngoạitệ, vàng...
(2) Hình thức Tái cấp vốn: (công cụ điều tiết 01 chiều) Bản chất của hoạt động tái
cấp vốn là hoạt động cấp tín dụng giữa NHNN & TCTD.(Khoản 1 Điều 11
LNHNNVN thì “Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”
).
+ Đối tượng được tái cấp vốn không phải mọi TCTD mà phải có những điều kiện
cụ thể: TCTD đang trong tình trạng tạm thời thiếu hụt vốn, không rơi vào trường
hợp kiểm soát đặc biệt.
+ Thời hạn tái cấp vốn trong thời gian ngắn hạn.
+ Mục đích tái cấp vốn nhằm phục hồi khả năng chi trả, hỗ trợ phát triển kinh tế.
Có 3 hình thức tái cấp vốn(Khoản 2 Điều 11 LNHNNVN) – khác nhau về có chuyển
gia quyền sở hữu hay không?
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá:V/d: Ngân hàng ACB sở
hữu 10,000 tờ trái phiếu kho bạc, đến 2019 mới được nhận gốc & lãi. Vào tháng
8/2017, ACB cần gấp số tiền là 20 tỷ, nhưng huy động trên thị trường không đủ,
ACB đến NHNN Việt Nam xin vay số tiền 20 tỷ, cầm cố 10,000 trái phiếu kho lOMoARcPSD| 36477832 16
bạc NHNN cầm giữ 10,000 trái phiếu kho bạc này như một tài sản bảo đảm của
ngân hàng ACB. Các loại giấy tờ có giá được chấp nhận được quy định tại Thông
tư 17/2011/TT-NHNN
Thông tư 37/2011/TT-NHNN - Giấy tờ có giá -Điều
6 Luật NHNNVN
về giải thích từ ngữ (hẹp hơn so với khái niệm Giấy tờ có giá trong Luật dân sự).
- Chiết khấu giấy tờ có giá:Thông tư 01/2012/TT – NHNN -
- Hình thức khác :V/d: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. V/d: ACB cho doanh
nghiệp A vay, có bộ hồ sơ vay đi kèm. Hợp đồng vay kéo dài 5 năm (20152020),
năm 2017 ACB cần tiền, cầm bộ hồ sơ vay trên đến NHNN để xin vay NHNN
dựa trên hồ sơ vay trên để cho vay lại rủi ro cao. Đi ngược lại với nguyên tắc
hoạt động của NHNN, tạo ra sự kết nối gián tiếp giữa NHNN với Doanh nghiệp.
Trong luật 2010 đã bỏ hình thức “cho vay lại theo hồ sơ tín dụng” này. Tuy nhiên,
trên thực tế, vẫn tồn tại hình thức này (Thông tư ngân hàng nhà nước hướng dẫn).
- Thông tư 24/2019/TT-NHNN về tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
Cơ chế tác động của công cụ tái cấp vốn đối với lượng tiền tệ trong lưu thông: Lãi
suất tái cấp vốn phụ thuộc vào NHNN Việt Nam Căn cứ vào mục tiêu của nền tiền tệ,
NHNN sẽ quy định lãi suất tái cấp vốn này. V/d: khi nền tiền tệ đang thiếu tiền mặt, lOMoARcPSD| 36477832 17
muốn bơm tiền vào lưu thông NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn thấp. Vì khi lãi suất tái
cấp vốn thấp, TCTD sau khi vay được từ NHNN, có thể cho vay lại với lãi suất thấp khuyến khích vay.
(3) Hình thức dự trữ bắt buộc:
Điều 14 LNHNNVN: Là số tiền mà TCTD phải gửi vào tài khoản tại NHNN nhằm
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.Nhằm mục đích: Tạo tính thanh khoản và đảm
bảo an toàn; Điều tiết khối lượng tiền tệ và thực hiện chính sách tiền tệ
V/d: 06 tháng đầu năm 2017, ACB huy động được 10 đồng tiền trong nền kinh tế.
ACB phải để lại dự trữ để phục vụ cho trường hợp khách hàng đến rút tiền đột xuất.
NHNN ấn định tỉ lệ dự trữ bắt buộc để quản lý nhà nước. V/d: nền kinh tế giảm phát
NHNN giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc xuống mức thấp nhất để khuyến khích tiền vào lưu thông lãi suất giảm
V/d: nền kinh tế lạm phát NHNN tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lãi suất tăng.
+ Tiền DTBB = số dư tiền gửi huy động bình quân của từng loại tiền gửi phải
DTBB của TCTD trong thời kỳ xác định DTBB x tỷ lệ DTBB.
+Tỷ lệ DTBB: NHNN quy địn tùy thuộc vào mục tiêu và yêu cầu của chính sách
tiền tệ trong từng thời kỳ, loại tiền gửi và loại hình TCTD (0% - 20% tổng số dư tiền gửi).
+ Việc trả lãi cho tiền gửi DTBB theo quy định của CP.
Đặc trưng của dự trữ bắt buộc:
Cơ chế tác động kép.
Mang nặng tính quản lý nhà nước, là quan hệ nhà nước hành chính 1 chiều. lOMoARcPSD| 36477832 18
+ T>H: Rút tiền à Tăng tỷ lệ dự
trữ bắt buộc à Giảm vốn khả
dụng của TCTD à hạn chế khả năng cho vay của TCTD à
giảm lượng cung ứng tiền trong lưu thông.
+ Ttrữ bắt buộc tăng khả năng cho vay
Thông tư 30/2019/TT-NHNN
(4) Công cụnghiệp vụ thị trường mở:Hoạt động mua bán các giấy tờ có giá giữa
NHNN và các TCTD – Điều 15 LNHNNVN. Có thể nói rằng đây là công cụ
02 chiều, các tổ chức tín dụng có thể quyết định được giá cả do tín hiệu của
thị trường (thông qua hình thức đấu thầu khối lượng hoặc lãi suất)
Luật 1997 Luật 2003 Luật 2010
Hoạt động mua bán các Mua bán ngắn hạn các giấy Mua bán các giấy tờ có giá giấy tờ
có giá ngắn hạn tờ có giá
NHNN bán giấy tờ có giá trong trường hợp khi nền kinh tế có dấu hiệu của lạm
phát; còn khi nền kinh tế giảm phát, NN muốn bơm tiền vào lưu thông thì NHNN mua giấy tờ có giá.
Mua bán theo cơ chế thị trường nghiệp vụ mang tính chất thị trường. lOMoARcPSD| 36477832 19
Khi NHNN mở bán giấy tờ có giá, thường dưới hình thức đấu thầu cơ chế mở. Điều kiện GTCG:
+ Lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước trước khi đăng ký bán (bao gồm giấy tờ có giá
do tổ chức tín dụng lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước và lưu ký tại tài
khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm giao dịch chứng khoán);
+ Có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại giấy tờ có giá được giao
dịch qua nghiệp vụ thị trường mở.
+ Được phát hành bằng đồng Viêt Naṃ
+ Giấy tờ có giá được mua hẳn hoặc bán hẳn có thời hạn còn lại tối đa là91 ngày.
Phương thức mua hoặc bán GTCG: gồm mua/bán hẳn; mua/bán có kỳ hạn; đấu
thầu; đấu thầu khối lượng; đấu thầu lãi xuất.
(5) Công cụ Lãi suất: Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm so với phần vốn ban đầu
trong khoảng thời gian nhất định giá cả của QSD vốn.“Lãi suất là tỷ lệ phần
trămgiữa khoản tiền người vay phải trả cho người cho vay trên tiền vốn trong
những khoản thời gian nhất định”.
Hay nói cách khác lãi suất chính là cái giá
của quyền được sử dụng tiền tệ (vốn) trong một khoảng thời gian nhất định, mà
người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó.
NHNN quyết định lãi suất tái cấp vốn, sẽ phụ thuộc vào tình hình tiền tệ.
Các loại lãi suất:
+ Lãi suất tái chiết khấu: 6,25%
+ Lãi suất tái cấp vốn: 6,25%
+ Lãi suất cơ bản:Lãi suất cơ bản của NHNN hiện tại vẫn còn tồn tại, tuy nhiên, chỉ
đóng vai trò là lãi suất do NHNN công bố, để TCTD định hướng hoạt động kinh lOMoARcPSD| 36477832 20
doanh mà thôi, chứ ko còn đóng vai trò để xác định trong hoạt động cho vay
trong luật dân sự, cho vay nặng lãi trong luật hình sự.
Cách thức vận hành:
TH1: T > H: Rút tiền Tăng LS TH2: T
3. Hoạt động phát hành tiền
Điều 16 – Điều 23 LNHNNVN
Phát hành tiền là cung ứng tiền vào lưu thông làm phương tiện thanh toán. Nói một
cách khác, phát hành tiền là đưa tiền in sẵn từ trong kho vào lưu thông để đáp ứng các
nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế - xã hội.
Cần phân biệt giữa in tiền và phát hành tiền: in tiền chỉ đơn thuần là tạo ra vật chất
(tờ tiền) khác hoàn toàn với phát hành tiền. lOMoARcPSD| 36477832 21
Vấn đề phát hành tiền phải dựa trên các chỉ số kinh tế mới được phép phát hành tiền.
Việc phát hành tiền phải đảm bảo cho tiền = hàng (ổn định giá trị đồng tiền) kinh tế
mới có thể phát triển giá trị của hàng hóa sẽ được biểu thị chính xác thông qua tiền.
Chủ thể phát hành tiền:
+ NHNNVN là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước CHXHCNVN.
+ Mọi hành vi từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do NHNNVN phát hành đều bị coi
là bất hợp pháp. Cơ sở phát hành tiền:
+ Nhu cầu thanh toán của nền KT
+ Kế hoạch cung ứng tiền tăng thêm
+ Nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. + In đúc tiền mới.
Phương thức phát hành tiền:
- Tạm ứng cho NSNN: Phát hành qua kênh cho vay đối với CP
- Tái cấp vốn: Phát hành tiền qua các ngân hàng trung gian
- Phát hành qua kênh nghiệp vụ thị trường mở
- Phát hành qua kênh thị trường mua ngoại hối
NHTW không thể phát hành tiền khống vào lưu thông được, hoạt động phát hành
tiền luôn luôn đảm bảo nguyên tắc 02 chiều: Ví dụ như:
- NHNN tạm ứng cho NSNN, thì sẽ thu được khối lượng tài sản có là tín
phiếu, trái phiếu kho bạc.
- Tái cấp vốn, NHNN cho TCTD vay, thì sẽ thu được về giấy tờ có giá.
- Thị trường mở: NHNN mua giấy tờ có giá, trả tiền: 1 lượng tiền đưa vào
lưu thông, đồng thời cũng thu về giấy tờ có giá
- Mua ngoại hối: NHNN đưa tiền vào thị trường, đồng thời thu về ngoại tệ.
Các hoạt động có liên quan:
- Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền
- Tiền mẫu, tiền lưu niệm
- Xử lý tiền rách nát, hư hỏng
- Thu hồi, thay thế tiền lOMoARcPSD| 36477832 22
Nguyên tắc của hoạt động phát hành tiền
(1) Cân bằng giữa lượng hàng & lượng tiền trong lưu thông.
(2) Cân đối giữa các mệnh giá của đồng tiền: nguyên tắc có tính chất nghiệp vụ.
Các hoạt động liên quan.
4. Hoạt động cho vay, bảo lãnh, tam ứng cho NSNN: Điều 24 – Điều 26
Hoạt động tín dụng của NHNN NHNN sử dụng các nguồn vốn để thỏa thuận
cho TCTD, Chính phủ sử dụng một khoản tiền Nguyên tắc có hoàn trả Bằng các nghiệp
vụ cho vay, bảo lãnh ngân hàng, tạm ứng cho NSNN theo quy định pháp luật.
Các phương thức cấp tín dụng của NHNN VN
- Hoạt động tái cấp vốn: Cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá.
- Cho vay trong trường hợp đặc biệt đối TCTD: K2Điều 24Luật NHNNVN
+ TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống TCTD.
+ TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.
(Xem thêm tại: Thông tư 01/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
Thông tư 11/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về
kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng)
- Chú ý:
+ Khoản tiền được cho vay ĐB chỉ đượcdùng để chi trả tiền gửi cho cá nhân.
+ Việc chi trả tiền gửi cho các đối tượngkhác do Thống đốc quyết định.
+ Nghiêm cấm chi trả cho người có liênquan TCTD
Câu hỏi: So sánh tái cấp vốn và cho vay trong trường hợp đặc biệt
Cho vay tái cấp vốn và cho vay đặc biệt đều là các hình thức Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) thực hiện hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, giữa cho vay tái cấp vốn và cho
vay đặc biệt lại hoàn toàn khác nhau về mục đích và đối tượng. Chúng ta hãy cùng làm
rõ sự khác biệt giữa hai hình thức cho vay này. Cho vay tái cấp vốn Cho vay đặc biệt
Đối tượng - Các tổ chức tín dụng đang hoạt động - Kể từ ngày Ngân hàng bình thường.
Nhànước đặt tổ chức tín
dụng vào kiểm soát đặc biệt,
khoản cho vay tái cấp vốn lOMoARcPSD| 36477832 23
đối với tổ chức tín dụng đó được chuyển
- Tổ chức tín dụng có nguy cơ
thành khoản cho vay đặc biệt
mấtkhả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.
- Tổ chức tín dụng lâm vào tìnhtrạng mất
- Các TCTD rơi vào trường hợp kiểm soát đặc biệt.
Mục đích Nhằm cung ứng vốn ngắn hạn Nhằm phục hồi khả năng thanh và phương tiện thanh
toán cho tổ toán của các TCTD khi các TCTD chức tín dụng. Mục đích cuối
này lâm và tình trạng mất khả năng cùng là nhằm cung ứng vốn cho thanh
toán để tránh trường hợp các nền kinh tế và thực hiện chính TCTD này đi đến
phá sản; từ đó sách tiền tệ quốc gia gây ảnh hưởng đến và làm mất uy tín cũng
như hoạt động bình thường của hệ thống ngân hàng. Hoạt động này không
nhằm mục tiêu lợi nhuận mà nghiêng về mục đích thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về tiền tệ. Hình thức
- Cho vay theo hồ sơ tín dụng; Cho vay
đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0%.
-Chiết khấu, tái chiết khấu thương
phiếu và các giấy tờ có giá;
-Cho vay có cầm cố bảo lãnh thương
phiếu và các giấy tờ có giá. Thời hạn
Ngắn hạn: dưới 12 tháng
Tối đa không quá 2 năm đối hoặc
khả năng chi trả, đe doạ sự ổn định của hệ
thống các tổ chức tín dụng; Cơ sở pháp
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010; lý Nam 2010;
theo phương án phục hồi đã được phê duyệt -
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt lOMoARcPSD| 36477832 24
- Thông tư 15/2012/TT-NHN N . - Thông tư 01/2018/TT-NHNN .
- Bảo lãnh cho các TCTD vay vốn nước ngoài(Điều 25 LNHNNVN): NHNN không
bảo lãnh đ/v những trường hợp khác. Nguồn vốn 100% từ nước ngoài. V/d:
Vietcombank vay tiền của HSBC Việt Nam thì trường hợp này không được xem là nguồn vốn nước ngoài.
- Tạm ứng cho NSNN(Điều 26 LNHNNVN): NHNN tạm ứng cho NSNN để bù đắp
thiếu hụt tạm thời NSNN, theo quyết định của TTg CP, không rơi vào TT Bội chi NS
(NSNN có 3 trạng thái (cân bằng, bội thu, bội chi), trong đó bội chi là sự thiếu hụt có
tính chất vĩnh viễn, NHNN không cho tạm ứng đối với thiếu hụt có tính chất vĩnh viễn
(khi bội chi), mà chỉ trong TH thiếu hụt tạm thời (khoản chi đã được dự kiến trong
NSNN, tuy nhiên, tiền chưa về kịp)). Tiêu chí
Tạm thời thiếu hụt ngân sách
Bội chi ngân sách nhà nước
Khái niệmChỉ diễn ra tại một thời điểm trongKhoản 1, Điều 4, Luật NSNN 2015 năm ngân
sách mà tại thời điểm đó nhà nước cần tiền chi nhưng không có1. Bội chi ngân
sách nhà nước
bao gồm tiền để chi. bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân
sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh
lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và
tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp
bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch
lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng
thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương
Khoản 1, Điều 4, NĐ 163/2016/NĐ- CP lOMoARcPSD| 36477832 25
Có ở ngân sách trung ương và địa Nơi cấp
Có ở ngân sách trung ương và địaphương là: Ngân sách cấp tỉnh. ngân sách phương là: ngân
sách cấp tỉnh, ngân diễn ra sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Không có bội chi ở ngân
sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Việc dự
Theo Điều 42 Luật NSNN 2015 thì thấy
liệu của Nhà nước không biết trước việc này.
được rằng Nhà nước có thể dự báo trước nhà nước việc này
Cách thức Điều 58. Luật Ngân sách Nhà nướcKhoản 4, Khoản 5, Điều 7 Luật NSNN xử lý 2015 2015
1. Trường hợp quỹ ngân sách trung4. Bội chi ngân sách trung ương được bù ương
thiếu hụt tạm thời thì được tạmđắp từ các nguồn sau:
ứng từ quỹ dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp kháca)
Vay trong nước từ phát hành trái phiếu để xử lý và phải hoàn trả trong nămchính
phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và ngân sách; nếu quỹ dự trữ tài chính vàcác định của
khoản vay trong nước khác theo quy các nguồn tài chính hợp pháp khác
pháp luật; không đáp ứng được thì Ngân hàng
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của
Nhà nước Việt Nam tạm ứng cho ngân
Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế
sách trung ương theo quyết định của và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị
Thủ tướng Chính phủ. Việc tạm ứng trường quốc tế, không bao gồm các
từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khoản vay về cho vay lại.
phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy5.
Bội chi ngân sách địa phương:
ban thường vụ Quốc hội quyết định. a) Chi ngân sách
địa phương cấp tỉnh2. Trường hợp quỹ ngân sách cấp tỉnhđược
bội chi; bội chi ngân sách địa thiếu hụt tạm thời thì được tạm
ứng từphương chỉ được sử dụng để đầu tư các quỹ dự trữ tài
chính địa phương, quỹdự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung
hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; lOMoARcPSD| 36477832 26 b) Bội chi ngân
sách địa phương được bù
dự trữ tài chính trung ương và cácđắp bằng các nguồn vay trong nước từ nguồn
tài chính hợp pháp khác để xửphát hành trái phiếu chính quyền địa lý và phải hoàn
trả trong năm ngânphương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay sách. về cho vay lại và các khoản vay trong
nước khác theo quy định của pháp luật;
3. Trường hợp quỹ ngân sách cấp
huyện và cấp xã thiếu hụt tạm thời thìc) Bội chi ngân sách địa phương được được
tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chínhtổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước địa
phương và các nguồn tài chínhvà do Quốc hội quyết định. Chính phủ hợp pháp
khác để xử lý và phải hoànquy định cụ thể điều kiện được phép bội trả trong năm
ngân sách. chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa
phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
và Khoản 2, Khoản 3, Điều 4 NĐ 163/2016/NĐ-CP Chú ý:
+ Khoản tạm ứng phải được hoàn trả ngay trong năm ngân sách.
+ TH đặc biệt do UBTVQH quyết định
5. Hoạt động mở tài khoản và cung ứng dịch vụ thanh toán (Điều 27 – 30 LNHNNVN)
5.1. Hoạt động mở tài khoản:
- Với chức năng là ngân hàng của các ngân hàng: mở tài khoản cho các tổ chức tíndụng.
- Với chức năng là ngân hàng của Chính Phủ: mở tài khoản cho Kho bạc nhà
nước*Chủ thể mở tài khoản ngân hàng:
- Các tổ chức tín dụng - Kho bạc nhà nước
- Các ngân hàng nước ngoài
- Các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế. lOMoARcPSD| 36477832 27
5.2. Cung ứng dịch vụ thanh toán:
- NHNN tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng căn cứ vào những điều kiện
cụ thể trong giao dịch, cơ sở vật chất kĩ thuật, mạng lưới....để áp dụng hình thức
thanh toán liên ngân hàng phù hợp- đó là hình thức TTLNH song phương và hình thức TTLNH đa phương.
- NHNN cung ứng các phương tiện thanh toán(tiền mặt, sec, ủy nhiệm chi, thẻ
ngân hàng....), thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện
thu hộ, chi hộ và các loại hình dịch vụ khác.
6. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối và quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
(Điều 31 – Điều 34)
Khái niệm ngoại hối: Khoản 2 Điều 6Luật NHNNVN
- Quản lý NN về hoạt động ngoại hối: Điều 31 Luật NHNNVN
- NHNN mua bán ngoại hối ở thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế, để nhằm
mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam so với các ngoại tệ khác trên lãnh thổ Việt Nam
- Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước: Điều 6 Luật NHNNVN.
Phân biệt ngoại tệ và ngoại hối Tiêu Ngoại tệ Ngoại hối chí
Là đồng tiền của nước này đối với
Khái nước khác, nó có thể được chi trảLà ngoại tệ và các phương tiện có giá trị dùng niệm
trực tiếp hoặc thông qua đồng tiềnchi trả trong thanh toán quốc tế. thứ ba trong thanh toán quốc tế.
Bao gồm ngoại tệ; Các phương tiện thanh toán
quốc tế ghi bằng ngoại tệ như hối phiếu, séc, Thành Bao gồm tiền giấy, tiền kim loại,kỳ
phiếu, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền; phần tiền tín dụng Các chứng khoán có giá trị bằng ngoại tệ như
cổ phiếu, trái phiếu quốc gia, vàng tiêu chuẩn quốc tế... Phạm
Có phạm vi hẹp hơn (nằm trong Có phạm vi lớn hơn. lOMoARcPSD| 36477832 28 vi ngoại hối).
7. Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạtđộng
ngân hàng: Điều 49 - 61 LNHNNVN
8. Các hoạt động khác: Điều 35 LNHNNVN
- Hoạt động thông tin: thu nhận, cung cấpthông tin, công bố thông tin và bảo vệ bímật thông tin.
- Hoạt động đào tạo: tổ chức các buổi hộithảo, tập huấn, lớp đào tạo... -
Hoạt động góp vốn, mua cổ phần lOMoARcPSD| 36477832 29 CHƯƠNG III
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI
1. Khái niệm(Điều 4 LCTCTD)
Hình thức pháp lý của TCTD bắt buộc phải dưới hình thức doanh nghiệp.
Doanh nghiệp này có hoạt động ngân hàng là hoạt động chủ yếu & thường xuyên. Khái
niệm Hoạt động ngân hàng Điều 4 Luật TCTD.
TCTD là một định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế (giữa người thiếu vốn
& người thừa vốn; giữa NHNN & nền kinh tế).
2. Bản chất, đặc điểm của TCTD
- Bản chất: TCTD là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. - Đặc điểm:
+ TCTD là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ.
+ Là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang
tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng.
+ TCTD là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý nhà nước của NHNN và thuộc
phạm vi áp dụng pháp luật ngân hàng.
2. Phân loại tổ chức tín dụng
2.1. Dựa vào hình thức SH vốn điều lệ: TCTD Nhà nước, TCTD cổ phần,
TCTD hợp tác, TCTD có vốn NN
2.2. Dựa vào phạm vi và nội dung hoạt động:
2.2.1. TCTD là Ngân Hàng(Khoản 2 Điều 4 Điều 98 LCTCTD):có thể được phép
thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng (NH chính sách, NH Thương mại, NH Hợp tác
xã) – không trực tiếp thực hiện chức năng cho thuê tài chính.
NH chính sách: không vì mục tiêu lợi nhuận (NH Chính sách Xã hội & NH Phát
triển Việt Nam) thường là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước.
NH thương mại:có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận(K3 Điều 4 LCTCTD)
- Gồm có ngân hàng thương mại cổ phần (1) và ngân hàng thương mại nhà nước lOMoARcPSD| 36477832 30
(2): Theo khoản 1 Điều 6 LCTCTD thì (1) sẽ theo hình thức công ty cổ phần;
theo khoản 2 Điều 6 LCTCTD thì (2) theo hình thức công ty TNHH MTV do
nhà nước 100% vốn điều lệ.
NH Hợp tác xã:không vì mục tiêu lợi nhuận - là sự nâng cấp của Quỹ tín dụng
nhân dân trung ương để điều hòa vốn giữa các thành viên.
- Cá nhân phải có quốc tịch Việt Nam mới được thành lập ngân hàng tại Việt Nam.
(Điều 10 Thông tư 40/2011/TT-NHNN)
2.2.2. TCTD phi NH:Khoản 4 Điều 4 LCTCTD - được thực hiện một số hoạt động
ngân hàng, nhưng không được nhận tiền gửi của cá nhân & không được cung
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (cung ứng phương tiện thanh toán;
Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm
thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ; các dịch vụ

thanh toán khác). – tức là vẫn có thể nhận tiền gửi từ tổ chức. Được phát
hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín
dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Điểm g khoản 1 điều
108 LCTCTD
Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng cho mục đích tiêu dùng của cá nhân
bằng nghiệp vụ cho vay bao gồm cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng và phát hành
thẻ tín dụng. Khoản 6 điều 3 NĐ 39/2014/NĐ-CP

Gồm: Công ty tài chính (có thể bao trùm cả hoạt động của công ty cho thuê tài chính)
, công ty cho thuê tài chính và các công ty tài chính khác.
- Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Thông qua cho thuê
máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản (CSPL là hợp đồng giữa
bên cho thuê và bên thuê), NDHĐ: Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ
quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh
toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận.Hoạt động cho
thuê tài chính phải thỏa mãn điều kiện tại Điều 113 LTCTD.
- Bản chất của hoạt động thuê tài chính là hoạt động tín dụng (dựa trên niềm tin, có
sự chuyển giao nguồn vốn tiền tệ và có sự hoàn trả); hoạt động cho thuê thông
thường (cho thuê vận hành là hình thức cho thuê hoạt động, theo đó công ty cho
thuê tài chính cho thuê tài sản đối với Bên thuê vận hành để sử dụng trong một
khoảng thời gian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả tài sản khi kết thúc thời
lOMoARcPSD| 36477832 31
hạn thuê tài sản. Công ty cho thuê tài chính sở hữu tài sản thuê trong suốt thời
hạn thuê. Bên thuê vận hành sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong
suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê vận hành.).
Tiêu chí
Công ty tài chính (Điều 108)
Công ty cho thuê tài chính (Điều 112)
Chức năng Sử dụng vốn tự có, vốn huy động Sử dụng vốn tự có, vốn và các
nguồn vốn khác để cho vay, huy động và các nguồn đầu tư;
cung ứng các dịch vụ tư khác để cho thuê tài vấn về tài chính,
tiền tệ và thực chính.
hiện một số dịch vụ khác mà không được vi phạm khái niệm.
Hình thức Công ty CTTC Nhà nước; công ty Công ty tài chính: Nhà CTTC CP;
CTTC; Công ty CTTC nước; cổ phần; thuộc thuộc TCTD; Công
ty CTTC liên TCTD; liên doanh; doanh; Công ty CTTC 100%
vốn 100% vốn nước ngoài. nước ngoài. Cấp tín dụng
Cho vay;Bảo lãnh NH; Chiếu Cho vay bổ sung VLĐ;
khấu, TCK; Phát hành thẻ TD; Bao Cho thuê tài chính; Cho thanh toán; Cho thuê TC thuê vận hành
2.2.3. Tổ chức tài chính vi mô(Khoản 5 Điều 4; Điều 119 – Điều 112 LCTCTD): chủ
yếu nhận tiền gửi & cho vay bằng đồng Việt Nam. Chủ yếu cấp tín dụng cho
doanh nghiệp siêu nhỏ & hộ gia đình nghèo (quyền thoát nghèo của Quốc gia đang phát triển).
2.2.4. Quỹ tín dụng nhân dân(Khoản 6 Điều 4 LCTCTD): chủ yếu nhận tiền gửi &
cho vay bằng đồng Việt Nam. Nhằm mục đích tương trợ các thành viên, là những
tổ chức, cá nhân góp vốn vào Quỹ tín dụng nhân dân này. Hàng năm đóng khoản
phí để duy trì tư cách thành viên, khi cần thiết có thể vay. lOMoARcPSD| 36477832 32
*Dựa vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp - Công ty cổ phần
- Công ty TNHH - Hợp tác xã
Tại sao không có hình thức pháp lý là công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân là bởi
vì cơ cấu tài chính của loại hình này không chặt chẽ không đảm bảo được vai trò làm
trung gian tài chính của mình khó tạo được uy tín ảnh hưởng đến HTNH.
(Điều 6 Luật TCTD)
II. THỦ TỤC THÀNH LẬP, KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, TỔ CHỨC LẠI, PHÁ
SẢN, GIẢI THỂ TCTD
1. Thủ tục thành lập lOMoARcPSD| 36477832 33 X i n g i ấ y p h é p ( Đ i ề u Đ ă n g k ý k i n h d o a n h ( T h ự c h i ệ n t h e o l u ậ t D o a n h C ô n g b ố t h ô n g t i n ( Đ i ề u K h a i t r ư ơ n g h o ạ t đ ộ n g ( Đ i ề u lOMoARcPSD| 36477832 34
Điều kiện chung về thành lập các tổ chức tín dụng:
- Điều kiện về vốn điều lệ
- Điều kiện về chủ sở hữu: cá nhân tổ chức.
- Điều kiện về người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát (Điều 50)
- Điều kiện về Điều lệ.
- Điều kiện về Đề án thành lập, phương án kinh doanh
Cơ quan cấp giấy phép: Theo Điều 18 LCTCTD NHNNVN là cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng (Ngoại lệ tại Điều 17)
2. Quy chế kiểm soát đặc biệt (Điều 145 – Điều 152)
Khái niệm: là việc TCTD được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN; do tổ
chức đó có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, hoặc vi phạm nghiêm
trọng pháp luật dấn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.
Chủ thể áp dụng: NHNNVN. lOMoARcPSD| 36477832 35
Về mục đích kiểm soát đặc biệt: - chắc chắn không phải vì bảo vệ chủ sở hữu mà
bảo vệ an toàn hệ thống ngân hàng nếu không sẽ vi phạm nguyên tắc của NHNN.
- Nhằm mục đích cơ cấu, củng cố TCTD, vượt qua tình trạng khó khăn quay về
trạng thái bình thường.
- Nếu không đưa về bình thường thì tiến hành hợp nhất, sát nhập, giải thể hoặc phá
sản hạn chế rủi ro đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thông TCTD.
Về đối tượng kiểm soát đặc biệt (Khoản 3 Điều 146)
- Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
- Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;
- Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và
các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
- Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều
130 của Luật này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.
Hình thức kiểm soát đặc biệt:
- Giám sát đặc biệt: NHNN áp dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng
ngày của tổ chức tín dụng. giai đoạn đầu.
- Kiểm soát toàn diện:
NHNN áp dụng các biện pháp
kiểm soát trực tiếp, toàn diện can thiệp sâu. hoạt động hàng ngày của TCTD.
Cơ sở ra quyết định kiểm soát đặc biệt: TCTD báo cáo; Thanh tra giám sát.
Thường thì sẽ không thông báo luôn bởi vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân
hàng người dân lo lắng rút tiền hàng loạt trầm trọng mất khả năng chi trả mất
khả năng thanh toán ưu tiên đảm bảo ngân hàng hơn bảo vệ quyền lợi người dân
đảm bảo hệ thống ngân hàng.
Thủ tục tiến hành kiểm soát đặc biệt:
Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt a) Phương án phục hồi; lOMoARcPSD| 36477832 36
b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; c) Phương án giải thể;
d) Phương án chuyển giao bắt buộc; đ) Phương án phá sản.
Lưu ý: nguyên tắc áp dụng phương pháp Kết
thúc kiểm soát đặc biêt:
- Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;
- Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào
một tổ chức tín dụng khác; giải thể
- Tổ chức tín dụng Phá sản
3. Tổ chức lại, phá sản, giải thể tổ chức tín dụng
3.1. Tổ chức lại: Gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý. Sau
khi được NHNN chấp thuận. 3.2. Phá sản TCTD
Áp dụng pháp luật phá sản. Và điều 155 LCTCTD
- Tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu;
- Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm
dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng
kiểm soát đặc biệt thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.
3.3. Giải thể tổ chức tín dụng
Giải thể tuân thủ theo Điều 207 Luật DN 2020.
Giải thể trong các trường hợp sau:
- Tự nguyện giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được NHNN chấp thuận.
- Khi hết hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được NHNN chấp thuận.
- Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.
Ngân hàng NNVN có nên can thiệp rất sâu vào trong TCTD như vậy không?
Có bởi vì TCTD có đặc điểm rủi ro rất cao chỗ trũng của nền KT hứng lOMoARcPSD| 36477832 37
chịu rủi ro dòng vốn phải đảm bảo cần thiết phải can thiệp
III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Hoạt động cấp tín dụng
Hãy chứng minh rằng 01 hoạt động nào đó là hoạt động tín dụng: -
Có sự chuyển giao vốn, tiền tệ hoặc tài sản: nếu như chưa có sự chuyển
giao, mà mới dừng lại ở cam kết, thì chưa t/m thành tố này -
Sự chuyển giao này có thời hạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn): -
Có sự hoàn trả: bao giờ cũng bao gồm đầy đủ cả gốc & lãi -
Tất cả những hoạt động trên phải diễn ra trên cơ sở sự tín nhiệm: Sự tín
nhiệm trong ngành ngân hàng thường được thể hiện thông qua năng lực chủ thể của
người đi vay (v.d: doanh nghiệp hoạt động tốt, tình hình tài chính tốt…); mục đích
sử dụng vốn vay (tiền vay được dùng để làm gì, phương án sử dụng vốn); bảo đảm
của khoản vay (v/d: một khoản vay được bảo đảm bằng BĐS…); lịch sử tín dụng
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, TCTD đi vay để cho vay. -
Đi vay: nghiệp vụ nhận tiền gửi - Cho vay: cấp tín dụng
Hoạt động Cấp tín dụng:việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản Hền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng
và các nghiệp vụ cấp Tn dụng khác”. (K14 Đ4) bao gồm những hoạt động sau:
a. Hoạt động bao thanh toánquy định tạikhoản 17 Điều 4Luật TCTD; Thông tư 02/2017/TT-NHNN
Chủ thể được phép thực hiện bao thanh toán: Ngân hàng Thương mại, công
ty tài chính; các loại hình TCTD khác muốn thực hiện bao thanh toán phải có sự chấp
thuận bằng văn bản của NHNNVN.
V/d: DN A & DN B có quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, A bán cho B số
hàng hóa 1 tỷ; A có quyền đòi nợ trị giá 1 tỷ; DN A đến NH ACB để bán quyền đòi nợ
cho ACB. ACB sẽ thẩm định tín dụng cả 2 doanh nghiệp, vì hoạt động bao thanh toán
có bảo lưu quyền truy đòi. lOMoARcPSD| 36477832 38
Nếu đồng ý, ACB sẽ ký hợp đồng bao thanh toán với DN A, sau đó ký thông báo
đến DN B, sau đó DN B sẽ gửi lại văn bản cam kết tới DN A & NH ACB, cam kết rằng
mình sẽ trả nợ cho NH ACB, trừ một ngoại lệ trong Thông tư 02- Điều 6 . Sau khi
nhận được văn bản cam kết từ DN B, NH ACB sẽ y/c DN A chuyển giao hợp đồng, giấy
tờ khác (v.d: vận đơn, giấy chứng nhận hàng hóa của cơ quan hải quan, biên nhận đã
giao hàng…) để nhằm xác thực quyền đòi nợ có thực trên thực tế.
Sau đó, NH ACB chuyển giao cho DN A một số tiền, thông thường sẽ nhỏ hơn
khoản cần thu đòi (thường ở mức 80%). Đến hạn, DN B sẽ đến NH ACB để trả số tiền
1 tỷ. Nếu DN B không trả hoặc trả thiếu, NH ACB vẫn còn quyền truy đòi DN A. Tình huống:
Tháng 6/2012, công ty AB và công ty GB ký hợp đồng số 188, mua bán 100 tấn
gạo, trong đó, AB là bên bán hàng, GB là bên mua hàng để xuất khẩu sang thị trường
Châu Âu. Trong hợp đồng mua bán thỏa thuận: trong trường hợp AB giao hàng kém
phẩm, hàng không đủ tiêu chuẩn xuất vào Châu Âu, AB sẽ bồi hoàn cho GB số tiền
tương ứng với những chi phí mà GB sẽ bỏ ra để khắc phục hậu quả trên. Hợp đồng được
thanh toán theo phương thức trả chậm.
Tháng 10/2012, AB chuyển nhượng số khoản phải thu từ hợp đồng 188 nói trên
cho NH ACB. ACB đã ứng trước số tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán
cho AB. Tháng 11/2012, AB vi phạm thỏa thuận giao hàng cho GB. GB phải đi mua
hàng ở các đơn vị kinh doanh khác với giá đắt hơn so với giá của AB đến 30%. Đến hạn
thanh toán, GB chấp nhận thanh toán cho ACB nhưng yêu cầu được khấu trừ số tiền mà
GB đã bỏ ra để khắc phục việc AB giao hàng kém phẩm chậm thời hạn. ACB không
đồng ý với yêu cầu này của GB vì cho rằng yêu cầu khấu trừ này tồn tại sau khi ký kết lOMoARcPSD| 36477832 39
hợp đồng bao thanh toán. GB cho rằng, mình có quyền yêu cầu khấu trừ vì thỏa thuận
khấu trừ này đã được quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa gốc.
Có tồn tại quyền khấu trừ của GB trong trường hợp này không? Vì sao Quyền
khấu trừ trong trường hợp nào thì được phép & không được phép.
Theo phán quyết của Tòa án, quyền khấu trừ là có tồn tại:
o Quyền khấu trừ được thỏa thuận trong hợp đồng MBHH, & là bộ phận
không thể tách rời đ/v quyền đòi nợ. Quyền khấu trừ liên quan trực
tiếp đến quyền đòi nợ phát sinh.
o Quyền khấu trừ này đã được thỏa thuận trong HĐMBHH, NH đã đọc,
thẩm định điều khoản này => đã chấp nhận, trừ trường hợp ghi rõ trong
Hợp đồng bao thanh toán là không chấp nhận khấu trừ.
o NH ACB đóng vai trò là người nhận chuyển quyền, bên nhận
chuyển quyền không thể có quyền cao hơn bên thực sự có quyền ấy.
b. Bảo lãnh ngân hàngtheo quy định tạikhoản 18Điều 4 Luật TCTD; Thông tư 07/2015/TT-NHNN
Mang tính chất: Vô điều kiện, độc lập và không hủy ngang.
- Là hoạt động mang tính chất dự phòng (là giao dịch bảo đảm, chỉ phải được bảo
lãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ - đặc trưng của bảo lãnh cấp tính dụng)
- Tính độc lập tương đối của cam kết bảo lãnh
Chủ thể được phép thực hiện bảo lãnh: Ngân hàng Thương mại, công ty tài chính;
các loại hình TCTD khác muốn thực hiện bảo lãnh phải có sự chấp thuận bằng văn bản của NHNNVN. lOMoARcPSD| 36477832 40
V/d: DN A & DN B có quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, A bán cho B số
hàng hóa 1 tỷ, bên B lo sợ rủi ro về chất lượng hàng hóa có thể phát sinh. Bên B y/c bên
A có biện pháp bảo đảm chất lượng sản phẩm. DN A y/c NH ACB đứng ra bảo lãnh cho
nghĩa vụ giao hàng của DN A đ/v DN B. DN A & NH ACB sẽ ký Hợp đồng dịch vụ
bảo lãnh . NH ACB cung cấp dịch vụ cho DN A, thể hiện thông qua thư bảo lãnh do NH
ACB phát hành, cam kết, trong TH DN A giao hàng kém phẩm cho DN B, thì NH ACB
sẽ đứng ra trả tiền cho DN B số tiền 1 tỷ NH ACB sẽ thu phí dịch vụ bảo lãnh Sau
đó ký với nhau Hợp đồng bảo lãnh. (Chú ý: Hợp đồng bảo lãnh <> Hợp đồng dịch vụ
bảo lãnh) Thư bảo lãnh.
Đến ngày giao hàng, vì lí do thời tiết, DN A giao hàng chậm cho DN B mất 1
tuần ACB không bảo lãnh, vì nội dung bảo lãnh chỉ là bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Nếu A giao hàng kém phẩm cho B khi đó phát sinh nghĩa vụ trả tiền của ACB
cho DN B Khi đó, hoạt động bảo lãnh hoạt động cấp tín dụng.
Lưu ý: Hoạt động bảo lãnh NH là một hoạt động cấp tín dụng có điều kiện.
Điều kiện ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Chỉ khi thỏa mãn
điều kiện đó, thì mới trở thành hoạt động cấp tín dụng
.
Bài tập thư bảo lãnh
“Ngân hàng X cam kết thanh toán số tiền … tỷ cho bên nhận bảo lãnh sau khi
bên nhận bảo lãnh xuất trình thư bảo lãnh kèm theo bộ hồ sơ chứng minh bên được bảo
lãnh đã vi phạm nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng mua bán số… đã ký giữa bên
được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Thư bảo lãnh này được lập thành một bản gốc
duy nhất, không hủy ngang và không có giá trị chuyển nhượng”

Nhận xét về nội dung trên trong thư bảo lãnh
Quy định về “bộ hồ sơ chứng minh…” là chưa rõ ràng. Cần phải quy định rõ cụ thể
Bài tập 2: Ngân hàng A phát hành một thư bảo lãnh theo yêu cầu của doanh nghiệp X
với nội dung: sau 5 ngày kể từ ngày 9/3/2017, doanh nghiệp X không thanh toán số tiền
mua hàng (giá trị 5 tỷ đồng) cho công ty Y thì ngân hàng sẽ trả số tiền 5 tỷ cho công ty

Y trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo vi phạm của công ty Y. Vì sự
cố cúp điện, không sản xuất kịp đơn hàng nên công ty X và công ty Y ký phụ lục hợp
đồng thỏa thuận gia hạn thực hiện hợp đồng them 30 ngày. Nghĩa vụ thanh toán của
công ty Y vì vậy được chuyển thành ngày 9/4/2017. Sau khi nhận được hàng, công ty X
lOMoARcPSD| 36477832 41
đã không trả đủ tiền hàng cho công ty Y mặc cho nhiều lần bị công ty Y nhắc nhở. Công
ty Y, sau đó, yêu cầu ngân hàng A thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Yêu cầu này của Y có thể được chấp nhận hay không?
Giữa các bên đã có sự gia hạn trong hợp đồng gốc
Khi gia hạn hợp đồng như vậy, mà không thông báo cho NH, không kéo dài thời
hạn thư bảo lãnh, thì yêu cầu của Y không được chấp nhận
Trong thông lệ quốc tế, bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập, được thể hiện ở chỗ,
thừa nhận những cam kết bảo lãnh kể cả khi không có sự vi phạm ở hợp đồng gốc. Tuy
nhiên, pháp luật Việt Nam, bão lãnh ngân hàng không độc lập, luôn luôn phụ thuộc vào
có sự vi phạm phát sinh hợp đồng gốc mới phát sinh nghĩa vụ của ngân hàng.
c. Cho thuê tài chính tuân thủ theo Điều 113 LCTCTD và Nghị định 39/2014/NĐ – CP.
Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng
cho thuê tài chính giữa Bên cho thuê tài chính với Bên thuê tài chính. (hợp đồng không hủy ngang).
Bên cho thuê: công ty cho thuê tài chính; công ty tài chính đủ điều kiện tại Điều 13 Nghị định 39/2014.
Bên thuê: tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
Các bên không thể thỏa thuận khác các quy định về quyền và nghĩa vụ mà Nghị
định 39/2014 quy định, nhằm đảm bảo hoạt động đúng bản chất của cấp tín dụng.
Hạn chế được việc sử dụng vốn sai mục đích
- Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về việc tài sản cho thuê không được giao
hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thỏa thuận với bên cung
ứng(Mặc dù bên cho thuê ký hợp đồng mua bán với bên cung ứng)
- Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính kết thúc trường hạn thì bên thuê phải
thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng cho bên cho thuê.
Điều 22 Nghị định 39/2014: bên cho thuê có thể thu hồi toàn bộ tài sản cho thuê
nếu bên thuê vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.Nếu bênthuê vi phạm nghĩa vụ trả nợ,
TCTD có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản đó mà không cần phải đợi phán quyết của Tòa án. lOMoARcPSD| 36477832 42
Sau khi kết thúc hợp đồng thuê tài chính, tài sản cho thuê thuộc sở hữu của ai là do
các bên thỏa thuận. Tuy nhiên bên thuê được ưu tiên mua lại tài sản đóvới giá trị danh
nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại (Khoản 2Điều 113 Luật CTCTD)
Hoạt động cho thuê tài chính được thực hiện bởi công ty cho thuê tài chính.
Ngân hàng TM muốn thực hiện hoạt động này phải thành lập công ty độc lập và
có tư cách pháp nhân.

Đọc Điều 113, Luật tổ chức tín dụng & phân biệt giữa hoạt động cho thuê tài
chính với hoạt động thông thường
Mục đích của TCTD quan tâm liệu số tiền gốc + lãi đã thu hồi được chưa, chứ không
phải là quan tâm đến tài sản đó. Trong thời gian thuê tín dụng, người đi thuê đã trả tiền
thuê bao gồm tiền gốc + lãi TCTD đã đạt được mục đích. Cho thuê tài chính ở Việt
nam thông thường là những tài sản tương đối lớn, V/d: tàu biển, dàn máy móc thiết bị
giá trị lớn… chỉ có bên thuê mới hiểu rõ công dụng, khai thác tối đa tài sản đó. Vì vậy,
khi kết thúc hợp đồng thuê, bên đi thuê được quyền ưu tiên mua với giá trị danh nghĩa
thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại (K2, Điều 113)
Tình huống cho thuê tài chính:
Bên cho thuê & bên thuê ký 2 hợp đồng cho thuê tài chính để tài trợ vốn cho bên
thuê mua 4 thiết bị sản xuất đĩa CD trắng. Bên thuê trả tiền thuê hàng tháng. Trong thời
hạn hợp đồng thuê, các thiết bị trên bị cơ quan công an tịch thu vì bên thuê sử dụng để
sản xuất CD có nội dung bị cấm. Cơ quan công an sau đó đã trả lại TS cho bên cho thuê
khi chưa có sự đồng ý của bên thuê. Bên cho thuê ủy quyền cho một công ty đấu giá để
bán đấu giá thiết bị. Công ty bán đấu giá nhiều lần thông báo bán đấu giá TS trên báo
lOMoARcPSD| 36477832 43
(muaban.net) nhưng không có ai đăng ký mua. Bên cho thuê đã thuê định giá lại TS với
giá thấp hơn và 10 ngày sau, có khách hàng mua với giá 879 triệu đồng. Số nợ còn lại là 3,2 tỷ VND.

Bên cho thuê khởi kiện yêu cầu bên thuê thanh toán số tiền nợ còn thiếu. Bên thuê
phản đối, cho rằng bên cho thuê tự động thu hồi TS và bán TS mà không có sự đồng ý
của bên thuê, giá bán lại quá thấp (giá trị ban đầu của TS là 5,7 tỷ). Bên cho thuê bác
lại rằng đã gửi thông báo về việc bán đấu giá tới địa chỉa của bên thuê nhưng thư gửi
đi bị bưu điện trả lại vì không gửi được.

- Bên cho thuê có quyền xử lý TS không khi bên thuê chưa vi phạm nghĩa vụ thanh toán?
- Giả sử bên thuê sử dụng dây chuyền trên vào mục đích hợp pháp khác nhưng
không giống mục đích thỏa thuận trong hợp đồng thì bên cho thuê có quyền thu
hồi tài sản hay không, biết rằng, trong hợp đồng cho thuê tài chính, không có điều
khoản về chấm dứt hợp đồng trước hạn trong trường hợp này? Tại sao
- Hậu quả pháp lý của việc không thông báo về việc bán TS của bên cho thuê? Như
thế nào được gọi là thông báo hợp lệ?
Điều 17, Điều 21, Điều 22, Nghị định 39/2014
Đây là vụ việc thực tế, Tòa án cho phép Cty cho thuê tài chính được xử lý tài sản
Lưu ý về hoạt động cho thuê tài chính
- Thời hạn cho thuê tài chính: trung hạn & dài hạn
- Đối tượng là động sản (không thừa nhận cho thuê tài chính với BĐS)- Điều 132 Luật CTCTD 2010) d.
Cho vay(theo quy định tại khoản 16 Điều 4) đây là một hình thức chuyển
giao quyền sử dụng vốn tiền tệ.
Dựa trên cơ sở pháp lý: là hợp đồng tín dụng.
Thời hạn vay là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Chủ thể được thực hiện hoạt động cho vay: ngân hàng TM (được phép cho vay
với nhiều thời hạn vay); CTTC(chỉ cho vay trả góp và vay tiêu dùng), CTCTTC(vay
bổ sung vốn lưu động)
, TCTCVM (cho phép vay bằng đồng Việt Nam), Quỹ tín dụng
ND (cho phép vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là thành viên và khách
hàng không phải là thành viên theo quy định của NHNN)
lOMoARcPSD| 36477832 44 e.
Chiết khấu Giấy tờ có giá & các công cụ chuyển nhượng – Thông
tư04/2013/TT – NHNN.
Chiết khấu được quy định tại Khoản 19 Điều 4 LCTCTD: chiết khấu có thời hạn
và chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi.
V/d: B mua hàng của A, phương thức thanh toán là trả chậm A có quyền tài sản
A có thể phát hành hối phiếu đòi nợ hoặc B phát hành hối phiếu nhận nợ (công cụ
chuyển nhượng) Vốn hóa quyền tài sản vô hình.
V/d: Ông A sở hữu 1,000 tờ trái phiếu của doanh nghiệp X. Đến 2019 là đến hạn
thanh toán. Vào tháng 8 năm 2017, ông phát sinh nhu cầu cần số tiền mặt ông đến bán
lại cho ngân hàng ACB 1,000 tờ trái phiếu này, cam kết mua lại (Cam kết tối đa đến
tháng 8/2018, ông A sẽ mua lại Giấy tờ có giá này) Hình thức này là mua có thời hạn.
(Chiết khấu có thời hạn).
V/d: Ông A sở hữu 1,000 tờ trái phiếu của doanh nghiệp X. Đến 2019 là đến hạn
thanh toán. Vào tháng 8 năm 2017, ông phát sinh nhu cầu cần số tiền mặt => ông đến
bán lại cho ngân hàng ACB 1,000 tờ trái phiếu này, không tồn tại cam kết mua lại của lOMoARcPSD| 36477832 45
A Hình thức mua đứt bán đoạn Nếu đến 2019, ACB không thể lấy được gốc & lãi từ
1,000 tờ trái phiếu này Truy đòi ông A Bảo lưu quyền truy đòi.
2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng được hiểu là các TCTD tập trung
những giá trị tiền tệ từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá
trình thực hiện nghiệp vụ ngân hàng và được dùng để làm vốn kinh doanh.
a. Nhận tiền gửi (Theo khoản 13 Điều 4 LCTCTD)
- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi TK thanh toán
- Tiền gửi tiết kiệm: Người gửi tiền phải là cá nhân. Nhà làm luật tiếp cận theo
hướng, từ “tiết kiệm” chỉ áp dụng đ/v cá nhân. Còn mục đích tồn tại của doanh
nghiệp không phải là “tiết kiệm”.
Cơ sở pháp lý của việc nhận tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi, Sổ tiết kiệm, tài khoản
và việc chuyển, nộp tiền vào tài khoản,…
Bản chất của nhận tiền gửi là một hợp đồng nhận tiền gửi – Dựa vào Khoản 13 Điều 4 LCTCTD
Nhận tiền gửi là một hoạt động huy động vốn đặc biệt mà chỉ có các tổ chức tín
dụng và các tổ chức có hoạt động ngân hàng được phép nhận tiền gửimới được phép thực hiện.
Những loại hình tổ chức tín dụng được phép huy động vốn thông qua hình thức tiền gửi:
- Ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: pháp
luật không hạn chế về loại hình và chủ thể mà tổ chức này tiến hành hoạt động.
- Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức.
- Ngân hàng hợp tác xã chỉ được phép nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các
thành viên, nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của NHNN.
- Tổ chức tài chính vi mô: Chỉ được phép nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Tổ
chức này được nhận tiền gửi dưới các hành thức: tiết kiệm bắt buộc theo quy định lOMoARcPSD| 36477832 46
của tổ chức tài chính vi mô, tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi
tự nguyên của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán.
a.1. Quy định về BẢO HIỂM TIỀN GỬIđược thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi.
Khái niệm: Bảo hiểm tiền gửi là một loại bảo hiểm đối với hoạt động ngân hàng,
là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả
tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả
năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Bảo hiểm tiền gửi là một loại hình bảo hiểm bắt buộc. Bởi vì bảo hiểm tiền gửi
ra đời nhằm bảo vệ quyền và lợi cish hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì
sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của
hoạt động ngân hàng. Đồng thời, góp phần tránh khỏi hiện tượng hoảng loạn ngân hàng. *Chủ thể tham gia: -
Tổ chức tín dụng nhận tiền gửi (bắt buộc phải tham gia bảo hiểm
tiềngửi): Tổ chức tín dụngđược nhận tiền gửi cá nhân, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi cá
nhân (trừ ngân hàng chính sách) – Theo Điều 6 Luật BHTG 2012.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng và công ty tài chính không cần phải tham gia
bảo hiểm tiền gửi vì những chủ thể này không thể nhận tiền gửi cá nhân. -
Người gửi tiền: Là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi.
-Tổ chức trả bảo hiểm: là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, là tổ chức tài chính nhà
nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền
gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát
triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
*Loại tiền được bảo hiểm:Tiền VNĐ của người gửi là cá nhân. Hình thức tiền
gửi là có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, tín phiếu và hình thức tiền gửi khác theo quy định của LCTCTD. Ngoại trừ
các khoản tiền gửi tại Điều 19 LBHTG 2012. lOMoARcPSD| 36477832 47
*Phí bảo hiểm:là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp
cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm
tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
*Mức chi trả bảo hiểm: Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức
bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại
một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm (75 triệu).
*Nguyên tắc trả tiền BH: số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền
gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bải hiểm tiền gửi bao
gồm tiền gốc và lãi, tối đa bằng mức trả tiền bảo hiểm.
*Căn cứ trả bảo hiểm: Nghĩa vụ phát sinh từ thời điểm, NHNNVN có văn bản
chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp
dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD là tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng phá sản hoặc NHNNVN có văn bản xác định chi
nhánh NH nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả
tiền người cho người gửi tiền.
*Thời hạn trả BH: Trong thời hạn 60 ngày kể từ thời đểm phát sinh nghĩa vụ
trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho
người được bảo hiểm tiền gửi.
Câu hỏi: tìm trường hợp cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính
tổ chức tín dụng? Tình huống:
Tháng 4/2014, bà K mang 02 sổ tiết kiệm số 1180 (lập vào ngày 5/6/2012) và
1190 (lập vào ngày 5/6/2013) đến NH Sacombank yêu cầu rút cả gốc và lãi. Tuy nhiên,
NH chỉ công nhận một sổ tiết kiệm số 1190 & chấp nhận trả cho bà số tiền gốc & lãi
ghi trong số này. Bà K không đồng ý và cho rằng NH có trách nhiệm phải trả cho bà
đầy đủ số tiền gốc & lãi của 02 sổ tiết kiệm.

Phía Sacombank giải trình: năm 2012, bà K có gửi số tiền 2 tỷ đồng tại NH, lãi suất
6,5%/tháng, thời hạn là 12 tháng tại sổ tiết kiệm số 1180. Đến hạn, ngày 5/6/2013, bà
K đã đến nhận gốc và lãi của số tiền trên. Ngay thời điểm đó (tức 9h30 sáng ngày
5/6/2013), bà có lập một sổ tiết kiệm mới số 1190 với số tiền là gốc & lãi của sổ tiết
kiệm 1180 gộp lại, thời hạn 1 năm. Số tiền ghi trên sổ tiết kiệm 1190 hoàn toàn trùng
lOMoARcPSD| 36477832 48
khớp với gốc & lãi của sổ 1180. Hơn nữa, trong lịch sử giao dịch kế toán của NH, hoàn
toàn lưu giữ các số liệu về xuất và nhập tiền, đã được hạch toán đầy đủ. Do bà K là
khách hàng quen của Sacombank chi nhánh quận 7 nên do nhân viên sai soát, quên thu
lại sổ tiết kiệm số 1180. Mặc dù vậy, với các bằng chứng về hình ảnh, dữ liệu kế toán,
cho thấy, số tiền của số 1190 và gốc và lãi của số 1180. Thực sự, NH và bà Khanh đã
tất toán các số tiền trong sổ 1180, do đó, sổ tiết kiệm 1180 đã không còn giá trị pháp lý nữa.

Mối quan hệ giữa nguyên tắc thiện chí, trung thực & nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Phán quyết của Tòa án là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Bằng chứng pháp lý cao nhất là “sổ tiết kiệm”.
Dưới góc nhìn của cơ quan xét xử, những bằng chứng khác của Sacombank không
phải là bằng chứng pháp lý cao nhất.
Quy định về tiền gửi tiết kiệm: Thủ tục gửi tiền tiết kiệm lần đầu: Người gửi tiền phải
trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền Vụ án Huyền Như, 15 kế
toán của ngân hàng ACB không đến trực tiếp tại Vietinbank để gửi tiền.
b. Phát hành Giấy tờ có giá
Khái niệm: GTCG là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành
GTCG với người sở hữu GTCG trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản khác. Phân loại:
Căn cứ vào thời hạn GTCG:
- Ngắn hạn: Phải thông báo cho NHNNVN trước mỗi đợt phát hành (tổng lượng
tiền phát hành, mục đích sử dụng vốn, lãi suất, quyền lợi của người mua CCTG…)
- Trung hạn: xin phép & phải được sự chấp thuận của NHNNVN
- Dài hạn: xin phép & phải được sự chấp thuận của NHNNVN
Căn cứ vào tên chủ sở hữu được ghi trên GTCG:
- GTCG ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ
có ghi tên người sở hữu. lOMoARcPSD| 36477832 49
- GTCG vô danh là giấy tổ chó giá phát hành heo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu
Có ý nghĩa trong thủ tục chuyển nhượng
Chủ thể được phát hành giấy tờ có giá: Ngân hàng TM, công ty tài chính, công ty
cho thuê tài chính, chi nhánh ngân hàng NN tại Việt Nam.
Điều kiện phát hành giấy tờ có giá: tuân thủ theo quy định tại TT 01/2021/TT –
NHNN, Điều 4 Thông tư 12/2021/TT-NHNN
*So sánh ưu và nhước điểm của phát hành GTCG và nhận tiền gửi:thông quan
03 yếu tố là tư cách chủ thể; Đối tượng và điều kiện thực hiện.
c. Vay của các TCTD khác (thực hiện theo quy định tại TT21/2012/TT – NHNN)
Nghiêm cấm hành vi gửi tiền giữa các TCTD Dòng tiền bị sai lệch.
Thời hạn vay phải từ 1 năm trở xuống, để tránh trường hợp các ngân hàng cho
vay lẫn nhau; nếu vay dài hạn, thì tiền chạy kín trong hệ thống NH, không tốt cho
nền kinh tế; khoản vay có thể có bảo đảm hoặc không (thông thường là không có
bảo đảm); các bên tự thỏa thuận về lãi suất (không có ngưỡng: do bởi NH là các tổ
chức chuyên nghiệp trong kinh doanh tiền, nên NN không cần can thiệp sâu) d. Vay của NHNNVN
III. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(nghiên cứu trong Giáo trình Luật Ngân hàng)
Lưu ý: TCTD phải xin giấy phép ngoại hối trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại hối.
IV. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN VÀ NGÂN QUỸ
DVTT bao gồm Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng và Dịch
vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng thông qua
các hoạt động được quy định tại Điều 98 LCTCTD.
V. HOẠT ĐỘNG KHÁC lOMoARcPSD| 36477832 50
Mô hình ngân hàng kinh doanh bảo hiểm bán đa năng, phải thành lập công ty độc lập
để thực hiện các hoạt động kinh doanh riêng
- Kinh doanh ngoại hối và vàng Điều 105 LCTCTD
- Kinh doanh và dịch vụ Bảo hiểm Điều 103 LCTCTD
- Ủy thác, đại lý tư vấn
- Tham gia thị trường tiền tệ Điều 104 LCTCTD
- Góp vốn, mua cổ phần Điều 103 và 129 LCTCTD.
- Hoạt động kinh doanh BĐS trừ Điều 132 Luật Kinh doanh bất động sản.
VI. VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Hạn chế liên quan đến hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
(Điều 125 – 135 Luật các tổ chức tín dụng)
1. Cấm cấp tín dụng
TCTD (trừ quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh NH
nước ngoại không được cấp tín dụng đối với những trường hợp được quy định tại Điều 126 LCTCTD.
Vì họ là người quyết định việc cấp tín dụng của TCTD đó nên pháp luật cấm
do sợ dễ dẫn tới lạm quyền Họ dễ có được những đặc quyền không có sự khách
quan trong quá trình thẩm định và xét duyệt rủi ro cao.
Đồng thời không được phép cấp tín dụng cho những đối tượng liên qua trực tiếp
với những đối tượng trên. Ngoài ra, pháp luật Ngân hàng cón cấm việc các TCTD cấp
tín dụng cho DN hoạt động trong lĩnh vực KDCK mà các tổ chức tín dụng nắm quyền
kiểm soát. TCTD không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của
chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của TCTD. TCTD không cho vay để góp vốn
vào một tổ chức tín dụng khác dựa trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu
của chính TCTD nhận vốn góp.

Ngoại lệ: khoản 2 Điều 126 đối với quỹ tính dụng nhân dân. Sở dĩ không áp
dụng cho quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô là bởi vì đặc thù của hai loại
hình này nhằm tương trợ vốn giữa các thành viên. lOMoARcPSD| 36477832 51
2. Hạn chế cấp tín dụng (Điều 127 Luật CTCTD)
Việc hạn chế cấp tín dụng trên nhằm tránh tình trạng gây ảnh hưởng đến quyết
định của các tổ chức tín dụng có thể dựa vào thế lực của mình mà ép buộc cho vay với
điều kiện ưu đãi. Hạn chế lại tính khách quan trong xét duyệt hồ sơ tín dụng.
3. Giới hạn cấp tín dụng (Điều 128 Luật CTCTD)
Việc quy định giới hạn cấp tín dụng nhằm giúp cho tổ chức tín dụng phân tán rủi
ro tín dụng. Thay vì dồn vốn vào ít khách hàng thì phân tán ra nhiều khách hàng. có
khả năng thu hồi vốn tránh phá sản tạo uy tín. pháp luật quy định ra việc đồng tài trợ.
Cho vay đồng tài trợ là một hình thức phân tán rủi ro. Có ưu điểm như sau: -
Khắc phục được trường hợp nhu cầu vay của doanh nghiệp quá lớn,
vượt rakhỏi mức tối đa. -
Hạn chế được rủi ro khi cho vay. -
Phân tán rủi ro tín dụng -
Sử dụng nhanh nguồn vốn huy động của mình.
4. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần – Điều 103 và Điều 129 LCTCTD.
Không được phép dùng vốn huy động mà phải dùng vốn tự có tránh trở thành cá
mập kinh tế (cạnh tranh không lành mạnh) rủi ro kinh tế lớn ảnh hưởng cả nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại không được trực tiếpkinh doanh bất động sản theo quy
định tại Điều 132 Luật CTCTD 2010. Tuy nhiên ngân hàng thương mại có thể góp
vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con để kinh doanh bất động sản
theo quy
định tại điểm b khoản 4 Điều 103 Luật CTCTD với điều kiện là không được vượt
quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp (khoản 1 Điều 129 Luật
CTCTD – hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư 36/2014/TT-NHNN).
5. Các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn - Điều 130 LCTCTD. lOMoARcPSD| 36477832 52
6. Quy định về dự phòng rủi ro – Điều 131 LCTCTD. (trích lập theo tỷ lệ) CHƯƠNG V
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm tín dụng và đặc điểm
Tín dụng là tổng hợp các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chuyển giao và
sử dụng tạm thời các nguồn vốn tiền tệ, tài sản nhất định dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi.
Đặc điểm của tín dung:
- Có yếu tố tín nhiệm.
- Có sự chuyển giao tạm thời một lượng giá trị.
- Có hoàn trả: về nguyên tắc lượng giá trị hoàn trả bao giờ cũng lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
- Đối tượng của tín dụng: Tiền (cho vay) hoặc hiện vật (cho thuê).
*Chứng minh hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá là một hình thức cấp tín dụng
(Đối tượng chuyển giao, Thời hạn chuyển giao, Hoàn trả, Tín nhiệm)
2. Vai trò tín dụng trong nền kinh tế.
- Đáp ứng như cầu vốn của nền kinh tế xã hội, điều tiết phân phối lại nguồn vốn.
- Là kênh chuyển tải tác động của nhà nướ đến các mục tiêu vĩ mô: giá cả; tạo công
ănviệc làm và tăng trưởng kinh tế.
3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường
Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng lOMoARcPSD| 36477832 53 -
Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa NN – tầng lớp dân cư hoặc
TCKT, XH khác, nguồn vốn từ quỹ NSNN – tổ chức, cá nhân vay. Trường hợp NN đi
vay nước ngoài đáp ứng đầu tư ngắn hạn và dài hạn của đất nước. Phạm vi TDNN rất
rộng (trong và ngoài nước), với những hình thức đa dạng, và không vì mục đích lợi nhuận. + Góc độ 1: NN cho vay; + Góc độ 2: NN đi vay. -
Tín dụng thương mại: (chủ thể là các doanh nghiệp) là quan hệ tín dụng
thực hiện thông qua các doanh nghiệp mua bán chị hàng hóa cho nhau. – có yếu tố lãi –
phần tăng thêm do thời gian chậm trả (Hồi phiếu đòi nợ và hồi phiếu nhận nợ). Đây là
tín dụng ngắn hạn và hình thức tín dụng không chuyên nghiệp. -
Tín dụng tự huy động vốn: DN NN hoặc CTCP phát hành trái phiếu tiến
hành huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. (Được điều chỉnh theo pháp
luật chứng khoán và pháp luật doanh nghiệp, thương mại,..) -
TD ngân hàng:là quan hệ TD giữa các TCTD với các chủ thể khác trong
xã hội(cá nhân, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước…), trong đó TCTD giữ vai trò vừa là
người đi vay vừa là người cho vay. – Đối tượng là tiền tệ, hạn mức đa dạng, thời hạn
cũng đa dạng có nhiều tính ưu việt để phát triển nền kinh tế.
+ Nghĩa rộng: huy động vốn và cấp tín dụng
+ Nghĩa hẹp: hoạt động cấp TD của TCTD - TD quốc tế
So sánh TD ngân hàng & TD thương mại
Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Ngắn, trung và dài hạn.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tiêu dùng và sản xuất.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng: Tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm.
II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC HÌNH THỨC CẤP TÍN DỤNG CỦA TCTD
Đặc điểm của hình thức cấp tính dụng:
- Đối tương cho vay: tiền, tài sản.
- Thời hạn cho vay rất đa dạng (ngắn, trung và dài hạn).
- Chủ thể: một bên luôn luôn là TCTD. - Phải có lãi suất. lOMoARcPSD| 36477832 54
- Xuất phát từ lòng tin.
- Rủi ro cao (được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự và pháp luật ngân hàng bởi vì: chủ
thể là các TCTD – mang tính đặc thù trong pháp luật ngân hàng; hạn mức tín dụng
thường lớn, Nguồn vốn là được huy động trong xã hội rủi ro cao phải đảm bảo lòng tin an toàn hệ thống NH.
A. Hình thức cấp tín dụng 1.
Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay và bảo đảm tiền vay (Thông tư
39/2016;thông tư 43/2016; Nghị định 21/2021)
1.1. Khái niệm và đặc trưng của hoạt động cho vay
Theo khoản 16 Điều 4 LCTCTD - Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho
vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Đặc điểm của cho vay -
Đối tương cho vay: tiền. -
Thời hạn cho vay rất đa dạng (ngắn, trung và dài hạn). -
Chủ thể: một bên luôn luôn là TCTD.
1.2. Các nguyên tắc của hoạt động cho vay -
Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả kinh tếBên
đi vay phải giải trình với TCTD về mục đích sử dụng vốn vay.
Nguyên tắc này không phải lúc nào cũng áp dụng vì đối với hình thức cho vay như cho
vay thấu chi, cho vay theo tín dụng dự phòng, cho vay trong trường hợp phát hành thẻ
biết được mục đích của người vay.
Nguyên tắc này tránh gây thất thoát, lãng phí vốn.
Những nhu cầu vốn không được cho vay: Điều 8 Thông tư 39/2016. -
Nguyên tắc đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro trong hoạt động cho
vay (giáo trình)Điều 126, 127, 128, Luật các TCTD. lOMoARcPSD| 36477832 55 -
Nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi
Lãi là khoản tiền dôi ra trong quá trình sử dụng vốn.
Nếu không thực hiện đúng sẽ có phương thức giải quyết như sau: -
Châm trả nợ vì lý khách quan bên đi vay làm đơn gia hạn nợ tổ chức
tín dụng chấp thuận thì thời gian trả nợ được kéo dài. -
Chậm trả nợ vì lý do chủ quan or không xin gia hạn chuyển sang nợ quá hạn. -
Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ được xem là điều khoản sửa đổi hợp đồng, vì thế
TCTD không thể áp dụng chế tài đối với khách hàng.
Lãi suất nợ quá hạn <=150% lãi suất nợ trong hạn
Nợ gốc: LSNQH <=150% LSN trong hạn
Nợ lãi: LSNQH<=10% LSN trong hạn 1.3.
Chế độ pháp lý về hợp đồng tín dụng a. Khái niệm
Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bảngiữa TCTD với tổ chức, cá nhân
có đủ những điều kiện do Luật định, theo đó TCTD thoả thuận ứng trước một số tiền
cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và
lãi dựa trên sự tín nhiệm. b. Đặc điểm -
Hình thức hợp đồng phải được lập bằng văn bản (Viết hoặc cả
thông điệp dữliệu dưới dạng điện tử) Bản chất là hoạt động cho vay lại phần đi
vay để cho vay cần bảo đảm nguồn vốn này. -
Một bên chủ thể của hợp đồng tín dụng luôn luôn là tổ chức tín
dụng hoặc chinhánh NHNN tại Việt Nam. -
Pháp luật không yêu cầu phải công chứng, chứng thực hợp đồng
tín dụng, cácbên nếu muốn có thể thỏa thuận về vấn đề công chứng, chứng thực. -
Đối tượng của hợp đồng tín dụng là vốn tiền tệ - tiền đồng Việt, vàng hoặcngoại tệ. lOMoARcPSD| 36477832 56 -
HĐ tín dụng thường là hợp đồng ưng thuận đặc trưng của hoạt
động kinh doanh tiền tệ mang nhiều rủi ro và phức tạp lập hợp đồng mẫu do TCTD biên soạn.
c. Chủ thể của hợp đồng tín dụng ngân hàngBên cho vay, bên đi vay, bên bảo đảm. -
Bên đi vay: thỏa điều kiện Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN. -
Điều kiện cho vay phải tuân thủ tại Điều 7 TT39/2016/TT – NHNN.
Những nhu cầu vay mà không được cho vay tuân thủ theo quy định tại khoản 6
Điều 8 TT 39/2016/TT – NHNN
d. Trình tự kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng
- Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng.
- Thẩm định hồ sơ: 5C:
+ Nội dung thẩm định HS: Tính cách người đi vay (character), năng lực hoặc khả
năng (vay và trả nợ) của khách hàng (Capacity), vốn (Capital), tài sản cầm cố,
thế chấp (Collateral), điều kiện (Conditions); 5P:Mục đích (purpose), thanh toán
(payment), bảo vệ (protection), chính sách (policy), định giá (Pricing).
+ Theo quy định của PL: Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể người đi vay; Giấy tờ
chứng minh mục đích sử dung vốn; Giấy tờ chứng minh tính hiệu quả khả thi của
phương án sử dụng vốn; Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính; Giấy tờ chứng
minh tài sản bảo đảm (Lưu ý)
+ Quy trình thẩm định HS: Xem xét hồ sơ vay của khách hàng; thu thập thông tin
cần thiết bổ sung; Thẩm định khả năng thu hồi nợ thông qua thông tin thu thập
được; Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng; Kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ.
e. Nội dung Hợp đồng (Thông tư 39/2016/TT-NHNN) lOMoARcPSD| 36477832 57
*Điều khoản bắt buộc gồm (khoản 1 Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN):
Thông tin về chủ thể; Số tiền vay; Đồng tiền cho vay; Mục đích vay; Phương thức cho
vay; Lãi suất (buộc phải > 0% nếu không có sẽ không đảm bảo mục đích sinh lợi) ; Thời
hạn vay; Phương thức giải ngân
2; Việc trả nợ; Cơ cấu thời hạn trả nợ; Trách nhiệm của khách hàng; Các trường hợp
chấm dứt CV, thu nợ trước hạn…; Thỏa thuận phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; HL của thỏa thuận cho vay. -
Điều khoản về điều kiện vay vốn: ĐK chung về chủ thể vay vốn: năng lực
chủthể (CN, PN); ĐK đặc thù (Đối tượng cấmCV; Đối tượng hạn chếCV; Giới hạn CV)
Chú ý: Hệ thống xếp hạngTD nội bộ, CIC). -
Điều khoản về mục đích sử dụng vốn: Hiệu lực của hợp đồng; Căn cứ để
giámsát, theo dõi; Số tiền vay; Thời hạn vay; Phương thức cho vay. -
Điều khoản về phương thức cho vay: Cho vay từng lần; Cho vay theo
hạnmức TD ;Cho vay theo dự án đầu tư; Cho vay hợp vốn; Cho vay trả góp; Cho vay
theo hạn mức tín dụng dự phòng; Cho vay qua nghiệp vụ phát hành thẻ TD; Cho vay
theo hạn mức thấu chi… -
Điều khoản về số vốn vay: Ghi rõ số tiền vay bằng số hay bằng chữ, loại
tiềncho vay (chú ý: cân nhắc mức cho vay – vốn tự có, khả năng tài chính, phương án
sử dụng vốn; giới hạn cấp tín dụng; hạn chế cấp tín dụng). -
Điều khoản về lãi suất: Tự do thỏa thuận (Lãi suất trong hạn; lãi suất quá
hạn= 150% lãi suất trong hạn). -
Điều khoản về thời hạn vay: Cân nhắc thời hạn cho vay; xem xét thời hạn
chovay và thời hạn hoạt động của khách hàng vay; Thời hạn cho vay tính từ thời điểm
nào (Ngày có hiệu lực hợp đồng; ngày giải ngân vốn; ngày nhận được vốn; thời hạn cho
vay kết thức; Mốc thời điểm cụ thể) xác định lãi xuất được áp dụng phân biệt thời
hạn vay và thời hạn có hiệu lực của hợp đồng; Vấn đề gia hạn hợp đồng và thu hồi nợ trước hạn. -
Điều khoản về hình thức bảo đảm:
+ Trường hợp cho vay có tài sản đảm bảo (ghi rõ tên tài sản; Trị giá tài sản đảm
bảo quyền và nghĩa vụ cụ thể dẫn chiếu đến hợp đồng bảo đảm cụ thể) lOMoARcPSD| 36477832 58
+ Trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo (nếu vi phạm cam kết thực
hiện BPĐB bằng TS; Không thực hiện thu hồi nợ trước hạn). -
Điều khoản về phương thức trả nợ (Kỳ hạn trả nợ gốc, lãi, gốc cùng lãi)
dựatrên công thức: Số tiền lãi phải trả = dư nợ tính lãi x lãi suất vay(tháng) x Số ngày
vay thực tế/30 Hoặc: Số tiền lãi phải trả=nợ gốc x lãi suất vay x thời hạn vay.
Chú ý:Có thể thỏa thuận thay đổi loại tiền trả nợ khác với loại tiền cho vay; Thứ
tự thu hồi nợ: Trước khi khoản nợ đến hạn có thể thoả thuận thứ tự; Sau khi đến hạn
thu nợ gốc/nợ lãi/phí/các khoản phải trả khác (nsếu có).
*Điều khoản tùy nghi:Điều khoản về quyền và nghĩa vụ; Điều khoản gia hạn
nợ và chuyển nợ quá hạn; Điều khoản về giải quyết tranh chấp; Điều khoản thu hồi nợ
trước hạn; Điều khoản về cơ cấu thời hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn; Điều khoản
thông báo thông tin; Điều khoản về chuyển nhượng hợp đồng; Điều khoản hủy bỏ việc
cho vay, đình chỉ thực hiện hợp đồng; Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng.
*Công ty hợp danh muốn vay phải có văn bản đồng thuận của các thành viên hợp danh.
IV. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY
1. Khái niệm, nguyên tắc áp dụng biện pháp bảo đảm (7 biện pháp bảo đảm trong BLDS)
Biện pháp bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm
phòng ngừa rủi ro tạo cở sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Quyền được xử lý tài sản bảo đảm: trong các trường hợp điều 56; Hướng dẫn
nguyên tắc Điều 58; Phương thức Điều 59; Trường hợp đặc biệt Điều 57;65;66;67;68;70. lOMoARcPSD| 36477832 59 Phân loại:
- Dựa vào đối tượng thì: bằng tài sản hoặc không bằng tài sản.
- Dựa vào chủ thể thì: TS bên vay và TS bên thứ 3.
- Dựa vào tính chất: Đối nhân, đối vật thừa.
? Có cần chữ ký của bên bảo đảm không?
Có đủ chữ ký 03 hay 02? 03 chữ ký thừa những vô hại.
? Nghĩa vụ BĐ phải có trước?
Dưới góc độ chính phụ thì NV bảo đảm phải có trước.
Trong hợp đồng bảo đảm cần xem xét kỹ câu chữ (bỏ chữ trong tương lai và các khoản
chi phí) đảm bảo quyền lợi. Trong đảm bảo toàn bộ thì không xem xét thứ tự ưu tiên
cái nào dễ xử lý thì thanh lý.
Trong soạn thảo hợp đồng có hai phương án chính là: Ưu tiên hoặc dung hòa biện
pháp bảo đảm ký chung hay ký riêng đều được quan trong là giới hạn bảo đảm ra sao.
*Lưu ý: Quyền sở hữu tài sản, tài sản chung vợ chồng, tài sản hộ gia đình, tổ hợp tác và
các chủ thể không có tư cách pháp nhân, tài sản bảo đảm dùng để thực hiện nhiều nghĩa
vụ, tài sản được bảo đảm hình thành trong tương lai, Định giá tài sản bảo đảm. lOMoARcPSD| 36477832 60
2. Biện pháp bảo đảm tiền vay
a. Biện pháp bảo đảm tiền vay không bằng tài sản
Tín chấp(Điều 45, Điều 46 Nghị định 21/2021) -
Chủ thể:Cho vay đối với cán bộ công nhân viên; Chính sách tín dụng ngân hàng
phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. -
Điều kiện cho vay: Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng
hạntrong KH vay vốn với TCTD; DA, PA khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy định
của PL; Có khả năng TC để thực hiện NV trả nợ; Cam kết thực hiện BP BĐ bằng TS
theo yêu cầu của TCTD nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong HĐTD, cam
kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các BP BĐ bằng TS. -
Chú ý: TCTD không được cho vay không có bảo đảm bằng TS đối với các đối
tượngbị hạn chế cho vay.
Bên bảo đảm: tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở (Bên này không có nghĩa vụ trả nợ
thay cho bên được bảo đảm).
Bảo lãnh quy định tại Điều 335 BLDS: Cho vay trên cơ sở thư bảo lãnh của các
tổ chức tín dụng khác.
Nếu bên đi vay không trả được nợ, TCTD có thể yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay,
tuy nhiên TCTD không thể xử lý tài sản của bên bảo lãnh (tài sản này không phải là
tài sản bảo đảm).

b. Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng bảo đảm bằng tài sản
Cầm cốquy định tại Điều 309 BLDS khác với chiết khấu. Cầm cố Chiết khấu
TCTD là người quản lý, khi chưa có TCTD mua lại GTCG chuyển vấn đề
xảy ra thì không làm chuyển giao quyền sở hữu hình thức cấp đổi quyền sở
hữu. là biện pháp bảo tín dụng. đảm nghĩa vụ trả nợ.

Thế chấpquy định tại Điều 317 BLDS.
- Thế chấp, cầm cố tài sản của người thứ ba: là việc tổ chức, cá
nhân (không phải là bên vay vốn) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình lOMoARcPSD| 36477832 61
để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (một phần hoặc toàn bộ nợ vay bao gồm
nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn) cho bên đi vay.
- Không quy định đối tượng của thế chấp là động sản hay bất động
sản. Chỉ có thế chấp BĐS quyền sử dụng đất mới phải đưa giấy chứng nhận
sở hữu. Việc giao GCN do các bên thỏa thuận. BÀI TẬP
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Vũ (“Công ty”) do ông Huỳnh Nguyên
làm giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty, được thành
lập và hoạt động theo đúng pháp luật hiện hành. Ngày 02/03/2013, Công ty có yêu
cầu xin vay 2 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Duyên Hải (“Ngân hàng
Duyên Hải”), với thời hạn vay là 06 tháng, lãi suất là 1,5%/tháng, và mục đích sử
dụng vốn vay là kinh doanh.
Hỏi:
1. Ông Nguyên và vợ là bà Thúy (đang trong thời kỳ hôn nhân) dùngquyền
sử dụng của lô đất 300 m2 ở quận Gò Vấp, TP.HCM, thuộc sở hữu của
mình và được định giá là 4,5 tỷ đồng, thế chấp để đảm bảo khoản vay
trên của Công ty được không? Vì sao?

Ông Nguyên và bà Thúy có thể dùng quyền sử dụng lô đất 300m2 này để thế
chấp đảm bảo khoản vay trên của công ty. Trường hợp này ông Nguyên và
bà Thúy thuộc trường hợp thế chấp tài sản của bên thứ ba. Công ty
Nguyên Vũ có tư cách pháp nhân, độc lập đi vay, ông Nguyên thế chấp tài
sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho công ty. CSPL: Điều 317 BLDS.
2. Giả sử đến tháng 5 năm 2013, vợ chồng ông Nguyên, bà Thúy có nhucầu
vay vốn để cho con trai du học nước ngoài với số tiền 300 triệu đồng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam (“Ngân hàng Đông Nam”).
Ông Nguyên, bà Thúy muốn sử dụng quyền sử dụng lô đất nói trên để
thế chấp ở Ngân hàng Đông Nam, bảo đảm cho khoản vay này có đc không?

Lô đất này đã được thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay 2 tỷ
đồng của công ty Nguyên Vũ, tuy nhiên định giá là 4.5 tỷ đồng, và vc ông
Nguyên muốn vay 300tr tại Ngân hàng Đông Nam, giá trị tài sản này lớn hơn
tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm. Vì thế vc ông Nguyên có thể sử dụng lOMoARcPSD| 36477832 62
quyền sử dụng lô đất nói trên thế chấp ở Ngân hàng Đông Nam. CSPL:
khoản 1 Điều 296 BLDS.

3. Giả sử khi khoản nợ của Công ty đến hạn nhưng Công ty kinh doanhthua
lỗ không trả được nợ cho Ngân hàng Duyên Hải; trong khi đó, khoản nợ
của ông Nguyên, bà Thúy chưa đến hạn, Ngân hàng Duyên Hải có được
xử lý quyền sử dụng lô đất tại quận Gò Vấp là tài sản thế chấp để thu nợ hay không? Tại sao?

Nghĩa vụ của công ty đến hạn nhưng không thực hiện được, tuy nhiên khoản
nợ của ông Nguyên, bà Thúy chưa đến hạn, nhưng Ngân hàng Duyên Hải vẫn
được quyền xử lý tài sản là quyền sử dụng lô đất này để thu nợ. Vì trường
hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ
khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận
bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản.khoản 3 Điều 296 BLDS.
c. Mối quan hệ giữa giao dịch đảm bảo và hợp đồng tín dụng (Điều 29 Nghị định21/2021/NĐ-CP)
Hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện không
làm chấm dứt hợp đồng tín dụng.
Trường hợp hợp đồng tín dụng bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực
hiện thì giải quyết như sau:
- Các bên chưa thực hiện hợp đồng tín dụng thì hợp đồng bảo đảm chấm dứt;
- Các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng tín dụng thì hợp đồng bảođảm
không chấm dứt. Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán
nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
d. Tài sản đảm bảo điều quan trọng cần xác định quyền quyết định (lưu ý: Đất
NN trồng lúa của HGĐ/CN)
*Các loại tài sản dung để bảo đảm tiền vay (Điều 8 Nghị định 21/2021)
- Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ
luậtDân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển
giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu; lOMoARcPSD| 36477832 63
- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm
đốivới biện pháp cầm giữ;
- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quyđịnh.
*Các điều kiện TS bảo đảm
- TS thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
- TS không thuộc diện bị cấm giao dịch
- TS bảo đảm là TS hiện có hoặc TS hình thành trong tương lai, giá trị của
tàisản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm (xác định bằng cách thẩm định
giá – việc định giá chỉ mang giá trị tham khảo sau khi xử lý tài sản bảo đảm cần
dựa vào giá đấu thầu).
- Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản. Phạm vi
bảođảm thực hiện nghĩa vụ của từng tài sản trong số các tài sản bảo đảm được xác
định theo thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Trường hợp không có
thỏa thuận thì bất kỳ tài sản nào trong số đó được dùng để bảo đảm thực hiện toàn
bộ nghĩa vụ (tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn so với nghĩa vụ được bảo đảm, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác). Điều 5 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
- Không có tranh chấp tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.
- Mua bảo hiểm (nếu bắt buộc)
- Đăng kí giao dịch bảo đảm (nếu bắt buộc)
*Chú ý với những điều kiện của một số tài sản đặc biệt như đất đai, nhà ở, tài sản hình thành trong TL.
*Lưu ý đến vấn đề: DN Phá sản, Tài sản thuộc vụ án HS, thế chấp nhiều ngân
hàng, chết, mất tích, bỏ trốn hoặc tấu tán tài sản liên quan đến nhiều QHPL khác nhau
đơn giản nhất vẫn là thỏa thuận giữa các bên mới đến khởi kiện ra tòa án.
*Hình thức của giao dịch bảo đảm
- Lập thành văn bản (văn bản riêng hoặc một/ một số điều khoản HĐ tín dụng) lOMoARcPSD| 36477832 64
- Công chứng, chứng thực (Giao dịch bảo đảm không bắt buộc công
chứng,chứng thực nhưng với các giao dịch bắt buộc công chứng, chứng thực theo
luật chuyên ngành thì phải công chứng, chứng thực)
- ĐK giao dịch bảo đảm - Xử lý TS bảo đảm
(Người thứ ba ngay tình là người không biết & không thể biết)
*Đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ phát sinh hệ quả như sau (xem thêm điều 297 và 298 BLDS).
- Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo
đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
+GDBĐ có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng kí.
+GDBĐ có ý nghĩa trong việc xác định ưu tiên thứ tự thanh toán.
+GDBĐ còn có ý nghĩa trong việc ngăn chặn, phòng ngừa các trường hợp lừa
đảo nhằm chiếm dụng vốn ngân hàng.
- Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp
pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn
bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện
yêu cầu công chứng. có giá trị chứng cứ, hợp thức giao dịch giữa các bên không
có giá trị với bên thứ 3.
- Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ
luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm
được công chứng, chứng thực. (khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP).

- Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-
CP có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận (không cần công chứng, chứng
thực). Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
- Cơ quan đăng kí GDBĐ: Cục Hàng không Việt Nam; Chi cục hàng hải
hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam; Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc lOMoARcPSD| 36477832 65
tỉnh; Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
3. XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm: Chương IV Nghị định 21/2021/NĐ-CP. *Lưu ý:
- Ngân hàng căn cứ vào nội dung thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật
để tiến hành xử lý tài sản bảo; đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền hoặc
văn bản đồng ý của chủ sở hữu tài sản bảo đảm (khoản 2, 3 Điều 49 Nghị định 21/2021).

- Trong trường hợp tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ tạinhiều
TCTD, nếu phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn, thì các
nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và TCTD được
xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi.

- Xử lý TSBĐ không thuộc sở hữu của bên BĐ:
• Nếu TSBD không thuộc sở hữu của bên BĐ. Do đó nếu tài sản bảo đảm chưa xử
lý thì người chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại các Điều 166,
167, 168 BLDS. Nếu tài sản bảo đảm đã bị xử lý thì bên nhận bảo đảm bị mất
quyền thanh toán đối với tài sản đó.
• TH TSBĐ là TS mua trả chậm, trả dần, tài sản thuế có thời hạn từ 1 năm trở lên
của doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh
*Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm – Nghị định 21/2021
*Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm – Nghị định 21/2021
4. Chế độ pháp lý về các hành thức tín dụng khác
4.1. Chế độ pháp lý về cho thuê tài chính – hình thức cấp tín dụng
Khái niệm theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ – CP thì Cho thuê tài chính là
hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa
bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính, Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài
sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối
với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng
tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp
đồng cho thuê tài chính. lOMoARcPSD| 36477832 66
Cơ chế cho thuê tài chính:
*Đặc điểm của cho thuê tài chính:
- Đối tượng: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, động sản khác. - Chủ thể tham gia. lOMoARcPSD| 36477832 67
- Thời hạn tín dụng: trung và dài hạn. - Biện pháp bảo đảm không bắt buộc.
- Hình thức pháp lý: Hợp đồng cho thuê tài chính.
Chú ý: tính không hủy ngang của HĐ cho thuê TC: Bên thuê không thể đơn phương
chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng cho thuê tài chính chỉ bị hủy trước hạn
trong trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định 39/2014. Tuy nhiên khi hợp đồng bị
hủy, bên thuê phải thanh toán toàn bộ tiền thuê còn lại cho bên cho thuê; nếu bên thuê
không thanh toán thì xử lý như khoản 1 Điều 22 Nghị định 39/2014, ngoài ra bên thuê
còn bị buộc phải nhận nợ bắt buộc để xử lý chi phí nhằm thu hồi tài sản.
- Hầu hết các quyền năng của chủ sở hữu (bên cho thuê) được chuyển giao cho bênthuê
*Quyền và nghĩa vụ của các bên tuân thủ theo quy định tại Nghị định 39/2014/NĐCP.
*Nội dung cơ bản của hợp đồng cho thuê tài chính:
- Điều khoản khi kết thúc thời hạn cho thuê tài chính quyền ưu tiên tiếp tục thuê
hoặc ưu tiên được mua lại tài sản.
- Giá mua lại thường sẽ ít hơn do đã trả tiền thuê.
- Thời hạn thuê tài chính ít nhất 60% thời hạn cho thuê tài chính khấu hao bù tiền khi cho thuê.
- Tiền thuê >= tài sản thuê
- Chủ thể: Công ty cho thuê TC và TC/CN cần bổ sung vốn cố định do không đủ tiền.
- Đối tượng phải là động sản.
- Thời gian phải là trung và dài hạn.
- Tính không hủy ngang – đảm bảo rủi ro đôi bên.
- Chấm dứt trước thời hạn thì bên thuê phải trả cho bên cho thuê tổng số tiền thuêtrong HĐ.
4.2. Chế độ pháp lý về chiết khấu giấy tờ có giá
- Khái niệm chiết khấu được quy định tại Khoản 19 Điều 4 LCTCTD
Chủ thể: Bên mua: TCTD; Bên bán: TC/CN (sở hữu GTCG); Bên phát hành GTCG
(chủ thể có liên quan) – đây là bên phải trả gốc và lãi.
- Các loại giấy tờ có giá được chiết khấu và tái chiết khấu: lOMoARcPSD| 36477832 68
1.Hối phiếu, séc& các CCCN khác.
2.Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
3.Trái phiếu: Tín phiếu kho bạc; Trái phiếu kho bạc; Trái phiếu công trình trung
ương; Trái phiếu đầu tư; Trái phiếu ngoại tệ; Công trái xây dựng Tổ quốc; Trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu Chính quyền địa phương.
4.Các tín phiếu, kỳ phiếu, CCTG, trái phiếu do TCTD, tổ chức khác phát hành
và được chiết khấu, theo quy định của pháp luật.
- Phương thức chiết khấu, tái chiết khấu: toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có và cóthời hạn.
- Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá có 02 dạng là Mua bán có kỳ hạn và bảo lưuquyền
truy đòi bảo vệ quyền lợi cho tổ chức tín dụng.
- CSPL: Hợp đồng chiết khấu GTCG.
4.3. Chế độ pháp lý về bao thanh toán – đây là một hình thức trả thay – chuyển quyền đòi nợ.
- Khái niệm được quy định tại khoản 17 Điều 4 LCTCTD *Chủ thể:
- Bên bao thanh toán: Tổ chức tín dụng; Ngân hàng thương mại nhà nước; Ngân
hàngthương mại cổ phần; Ngân hàng liên doanh; Ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Công ty tài chính. Công ty CTTC.
Lưu ý: Các tổ chức tín dụng này muốn được thực hiện hoạt động bao thanh toán phải
được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
- Bên được bao thanh toán: Các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài cung ứnghàng
hoá và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá theo
thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng (sau đây
được viết tắt là bên bán hàng).
*Đối tượng: là các khoản phải thu hoặc phải đòi (bảo lưu quyền truy đòi – không bị lệ thuộc vào bên thứ 03)
CSPL: Hợp đồng bao thanh toán.
Mang tính ngắn hạn vì rủi ro cao cho TCTD.
*Các khoản thu không được bao thanh toán: Điều 19 Quyết định 1096/2004/QĐ- lOMoARcPSD| 36477832 69 NHNN
4.4. Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng
- Khái niệm được quy định tại khoản 18 Điều 4 LCTCTD và TT 07/2015/TTNHNN. - Quy trình:
*03 mối quan hệ hợp đồng: lOMoARcPSD| 36477832 70
- Người yêu cầu phát hành thư BL (người được BL) & TCTD phát hành thư BL: Đơn
y/c phát hành thư BL & việc phát hành thư BL.
- TCTD phát hành thư BL & Người nhận BL(người thụ hưởng): Thư BL & việc đòi
tiền theo thư BL (xuất trình giấy tờ theo quy định)
- Người được BL & Người nhận BL: HĐ *Đặc điểm:
- Tính độc lập của HĐBL(Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc
vào hợp đồng phụ; Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng
chính; Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định).
- Ngân hàng bảo lãnh luôn thực hiện nghĩa vụ của mình (nếu có) bằng tiền. - Tính không hủy ngang - Tính vô điều kiện
- Việc thực hiện bảo lãnh phải dựa vào các chứng từ.
*Các loại bảo lãnh và ví dụ đọc thêm giáo trình trang 369.
- Theo mục đích sử dụng thì có:Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh dự
thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; Bảo
lãnh hoàn trả tiền ứng trước; Bảo lãnh đối ứng; Xác nhận bảo lãnh.
- Theo phương thức phát hành thì có: BL trực tiếp; BL gián tiếp; BL có xác nhận; Đồng BL; BL khác
- Theo bản chất của BL thì có: BL theo yêu cầu: là một BL mà điều kiện thanh toán
của nó là người nhận BL(người thụ hưởng) chỉ cần xuất trình một văn bản yêu cầu
thanh toán. Ngoài văn bản yêu cầu thanh toán ra, BL không yêu cầu một chứng từ
nào khác. Và BL kèm chứng từ: là một BL trong đó có yêu cầu xuất trình chứng từ
của một bên thứ ba khi người thụ hưởng có yêu cầu thanh toán.)
Một vài sơ đồ minh họa lOMoARcPSD| 36477832 71
*Bảo đảm an toàn trong bảo lãnh ngân hàng: Điều 126, 127,128 LCTCTD
*Bảo lãnh có thể được thực hiện bởi bất kỳ tổ chức tín dụng nào dựa vào NLCT.
Vậy có cần thiết phải có chữ ký của 03 bên hay không? không bởi vì đây là
nghiệp vụ dựa vào khả năng và tài chính vốn của NH đó đối với cam kết bảo
lãnh rồi thì bên được bảo lãnh sẽ được đảm bảo.
CHƯƠNG VI
PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN
QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUA TỔ CHỨC
CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
1. Khái niệm dịch vụ thanh toán
a. Khái niệm hoạt động thanh toán lOMoARcPSD| 36477832 72
Thanh toán là sự trang trải, chi trả cho phần lợi ích mà mình được hưởng thông qua các
giao dịch mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ hoặc chi trả cho nghĩa vụ pháp luật quy định.
Thanh toán theo nghĩa rộng được hiểu là việc trả nợ giữa bên có nghĩa vụ (con nợ) và bên có quyền (chủ nợ)
Sự phát triển của phương thức thanh toán - Hàng đổi hàng
- Bằng tiền mặt: kiểm đếm, lưu giữ, vận chuyển, mất nhiều thời gian & có nhiều rủi ro
- Không bằng tiền mặt
Hoạt động thanh toán không bằng tiền mặt phát triển từ rất sớm, trước cả sự ra đời của tiền tệ.
b. Thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: hình thức thanh toán
trong nền kinh tế nhằm thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền của người có nghĩa
vụ cho người thụ hưởng thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng phương
tiện thanh toán không phải bằng tiền mặt. (VBHN 43/VBHN – NHNN)
thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là dịch vụ thanh toán không dùng tiền măt.
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm:(Khoản 1 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP)
- Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán bao gồm:
+ Cung ứng phương tiện thanh toán;
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu,
thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ; + Các dịch vụ thanh toán khác.
NHNN, CNNHNN, các loại ngân hàng (NHTM, NHCS, NHHTX) lOMoARcPSD| 36477832 73
- Một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng gồm:
dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và một số dịch vụ thanh toán khác. các đối
tượng tê, và quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức khác.
*Thanh toán dùng tiền mặt (NĐ 222/2013/NĐ -CP) những giao dịch chứng
khoán, tài chính doanh nghiệp buộc phải thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng
tránh rủi ro với giao dịch giá trị lớn và thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước dễ
xác nhận giao dịch – tránh vi phạm pháp luật.
c. Thanh toán không bằng tiền mặt
Là hoạt động thanh toán thực hiện thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán bằng các phương tiện thanh toán mà không có sự trao đổi tiền mặt thực tế diễn ra
giữa các bên trong giao dịch.
d. Đặc điểm thanh toán không bằng tiền mặt
- Không có sự hiện hữu của tiền mặt: thực hiện bằng cách ghi nhận
biến động tài khoản của các chủ tài khoản. Thực hiện thông qua các nghiệp
vụ ghi nợ & ghi có của ngân hàng. Đối tượng là bút tệ (bút toán ghi sổ): ghi
nhận sự biến động trên tài khoản
- Thực hiện thông qua trung gian thanh toán: trong quan hệ thanh
toán này luôn luôn có sự tham gia của ít nhất một chủ thể thứ ba. Đây là khác
biệt đặc trưng nhất giữa thanh toán không bằng tiền mặt với thanh toán bằng
tiền mặt. (thường là ngân hàng TM)
- Người sử dụng dịch vụ thanh toán phải có tài khoản tại tổ chức
cung ứngdịch vụ thanh toán: Quan hệ mở & sử dụng tài khoản là quan hệ
hợp đồng, quyền & nghĩa vụ của các bên được xác lập dựa trên hợp đồng &
quy định của pháp luật.
- Thanh toán không dùng tiền mặt luôn đi kèm với các chứng từ
thanhtoán:Chứng từ thanh toán thể hiện yêu cầu của người gửi tiền đối với
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong bất kì trường hợp nào có tranh
chấp xảy ra, chứng từ này là bằng chứng chứng minh quyền & nghĩa vụ của
các bên. Chứng từ có thể là chứng từ bằng giấy hoặc chứng từ điện tử. (lệnh chi, …)
Quan hệ thanh toán thường mang tính chất của hợp đồng ủy quyền hay hợp đồng đại lý. lOMoARcPSD| 36477832 74
TH1: A thanh toán cho B 2 tỷ, A sử dụng ACB, B sử dụng Đông Á. Thỏa thuận
là trễ nhất ngày 27/8 phải thanh toán. Vào ngày 27/8 A đã gửi lệnh thanh toán cho B.
Tuy nhiên, do lỗi của nhân viên ngân hàng ACB, đã chuyển nhầm sang cho C. Nên ngày
27/8 B vẫn chưa nhận được khoản thanh toán. Vậy trong trường hợp này ai phải chịu
trách nhiệm cho việc chậm thanh toán?
Ông B khởi kiện ông A trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa.Trong Trường
hợp này, A sẽ chịu trách nhiệm đối với việc hết ngày 27/8 ông B vẫn chưa nhận được tiền.
Còn việc thanh toán sai, ACB phải chịu trách nhiệm với ông A căn cứ trên hợp
đồng mở & sử dụng tài khoản.
Hệ thống ngân hàng chỉ là người thanh toán thay theo yêu cầu của khách hàng.
Bản chất của quan hệ thanh toán là Khách hàng ủy quyền cho ngân hàng thanh toán.
Chứng từ ngân hàng là bằng chứng chứng minh cho sự ủy quyền của ông A cho ACB.
TH2: Trường hợp thư tín dụng: Nếu A mua hàng của B. B không tin tưởng rằng
A có khả năng trả tiền, B yêu cầu một ngân hàng nào đó cam kết trả tiền. Nếu ACB phát
hành thư tín dụng, nghĩa vụ trả tiền ko còn là nghĩa vụ của người mua, mà là nghĩa vụ
của ngân hàng. Trong TH này, ACB nhân danh chính mình để thực hiện nghĩa vụ thanh
toán Trong thư tín dụng, là quan hệ đại lý, không phải quan hệ ủy quyền.
e. Các hệ thống thanh toán
*Thanh toán nội bộ
*Thanh toán liên ngân hàng lOMoARcPSD| 36477832 75
*Thanh toán quốc tế *Đặc điểm:
+ Việc thanh toán được thực hiện qua trung gian là TCCUDVTT.
+ Được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của người sử dụng DVTT.
+ Người sử dụng dịch vụ thanh toán phải có tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
+ Được thực hiện chủ yếu thông qua các bút toán ghi nợ (-) và ghi có (+) của TCCƯ DVTT.
f. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: Ngân hàng Nhà nước;Ngân hàng thương
mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã (sau đây gọi tắt là ngân hàng);Chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
g. Rủi ro của thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
+ Rủi ro về tín dụng
+ Rủi ro về tính thanh khoản
+ Rủi ro liên quan đến hoạt động lOMoARcPSD| 36477832 76 + Rủi ro pháp lý
+ Rủi ro hệ thống
h. Tài khoản thanh toán
- Tài khoản là công cụ để ghi chép, phản ánh vốn tiền tệ của chủ tài khoản;
- Là bảng kê chi tiết các khoản nợ (-) và có (+) của khách hàng, phản ánh tương
quan tình hình tài chính giữa khách hàng với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Số dư trên TK:
+ Kinh tế: tiền của chủ TK
+ Pháp lý: số tiền mà TC CƯ DVTT huy động vốn từ khách hàng(nợ KH)
Cơ sở pháp lý của thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (qua trung gian
thanh toán) là hợp đồng mở tài khoản thanh toán và cung cấp dịch vụ thanh toán mà
thực chất là hợp đồng ủy thác hay hợp đồng đại lý.
*Ưu điểm của thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Đối với người sử dụng dịch vụ thanh toán:
- Giảm CP kiểm, đếm, cất giữ, bảo quản vận chuyển tiền mặt.
- Có độ an toàn cao; hạn chế bị cướp giật, tiền giả.
- Thuận tiện trong việc thanh toán.
Đối với TCCUDVTT: có thể sử dụng số tiền mà khách hàng gửi nhằm phục vụ
cho các hoạt động kinh doanh của mình, tăng tốc độ quay của vốn tiền tệ. Đối với Nhà nước:
- Giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí in đúc, thu hồi và thay thếtiền hư hỏng;
- Quản lý tốt sự vận động của nền kinh tế, hạn chế tới mức thấp nhất các hoạtđộng gian lận trốn thuế;
- Hạn chế và kiểm soát sự phát triển của nền kinh tế ngầm, hạn chế các hành vibuôn
lậu, lừa đảo, tham nhũng, và nhiều hành vi phạm pháp khác,… KẾT LUẬN: lOMoARcPSD| 36477832 77
- Pháp luật về thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là tổng hợp các
quy phạm pháp luật do NN ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán của TCCUDVTT.
+ QPPL quy định về các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán (TCCUDVTT và
người sử dụng DVTT) và quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ QPPL quy định về lệnh thanh toán, chứng từ thanh toán, phương thức và phương
tiện thanh toán, quy trình thanh toán.
2. Quan hệ pháp luật về tài khoản thanh toán *Quy
chế pháp lý về tài khoản thanh toán
a. Khái niệm về tài khoản thanh toán
Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại
ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng đó cung ứng.
Quan hệ gửi tiền ngân hàng ko phải là quan hệ gửi giữ tài sản, mà là quan hệ cho
vay. Đ/v tiền gửi không kỳ hạn, số tiền trong tài khoản bản chất cũng là số tiền Ngân
hàng đang vay khách hàng, tuy nhiên, khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào. b. Phân loại
- Chủ sở hữu: Xem thêmThông tư 23/2014/TT-NHNN
+ Tài khoản cá nhân: Thông tư 23/2014/TT-NHNN, trẻ em dưới 15 tuổi cũng được
mở tài khoản thanh toán, nhưng phải thông qua người đại diện theo pháp luật…
+ Tài khoản tổ chức (là pháp nhân): Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức
mở tài khoản. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi
chung là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở tài khoản thanh toán thay mặt
tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm
vi đại diện.(Khoản 3 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN)
+ Tài khoản chung: việc sử dụng tài khoản chung, thực hiện thông qua thỏa thuận
giữa các chủ sở hữu chung. - Đồng tiền + Tài khoản VND lOMoARcPSD| 36477832 78
+ Tài khoản ngoại tệ: phải phù hợp với quy định của pháp luật về ngoại hối.
c. Chủ thể mở và sử dụng tài khoản thanh toánTheo Thông tư 23/2014/TT-NHNN:
- Ngân hàng Nhà nước: được mở tài khoản cho TCTD (trụ sở chính), Chi nhánh
nước ngoài tại Việt Nam, kho bạc nhà nướctrung ương (Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-NHNN).
+ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở tài
khoản thanh toán cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho
bạc Nhà nước trên địa bàn.
- Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã; Chi
nhánh ngân hàng nước ngoài: được mở tài khoản cho tổ chức, cá nhân, TCTD
khác(Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN).
d. Thủ tục mở và đóng tài khoản
- Đề nghị mở tài khoản - Chấp nhận đề nghị - Đóng tài khoản
Hồ sơ có thể được nộp: trực tiếp, thông qua bưu điện, hồ sơ điện tử.
Thế nào là nộp trực tiếp?V/d: tân sinh viên nhập học, có nhân viên đến tận
trường để mở thẻ cho sinh viên; hoặc khách hàng VIP được nhân viên đến tận nơi mở
tài khoản có phải là nộp trực tiếp hay không theo quan điểm của giảng viên, không
phải là hình thức nộp trực tiếp đặt mình vào tình huống không được pháp luật bảo vệ.
V/d: vụ án Huyền Như, doanh nghiệp, cá nhân giao hồ sơ cho Huyền Như không đúng
quy định trình tự của pháp luật. Huyền Như đến tận nơi khách hàng để lấy hồ sơ, sau
khi có được hồ sơ, Huyền Như đã mang mẫu dấu của khách hàng đi làm giả con dấu,
sau đó giả chữ kí khách hàng để mở tài khoản, rồi sau đó rút tiền từ tài khoản. Tòa phúc
thẩm tuyên rằng: Hành vi lừa đảo trước khi tiền vào tài khoản của Vietinbank Do vậy,
việc nộp tiền không trực tiếp tại địa điểm chi nhánh của ngân hàng, khách hàng đã tự
đặt mình vào tình trạng pháp luật không thể bảo vệ.
Vậy như thế nào được xem là nộp trực tiếp. Có nhiều quan điểm, nhưng quan
điểm hiện nay: nộp trực tiếp là nộp tại địa điểm giao dịch của hệ thống ngân hàng. Còn lOMoARcPSD| 36477832 79
việc nhân viên đến nhà nộp hồ sơ, có thể xảy ra việc đánh trao… mà hệ thống ngân hàng không kiểm soát được.
Tạm khóa tài khoản:Điều 16. Ngân hàng tạm khóa tài khoản theo ý chí của
khách hàng hoặc trong TH có thỏa thuận giữa Ngân hàng & khách hàng, trừ trường hợp
điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-NHNN.
Phong tỏa tài khoản: Điều 17: nằm ngoài khả năng tác động của chủ tài khoản:
V/d: có y/c của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (v/d: cơ quan thi hành án). Nếu tài
khoản bị phong tỏa 1 phần thì phần còn lại vẫn có thể sử dụng bình thường.
Đóng tài khoản:Điều 18
Sử dụng tài khoản thanh toán
Quyền & nghĩa vụ của Chủ tài khoản và Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Chủ tài khoản
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Sử dụng tiền trên TK
Được chủ động trích tiền trong TK của
Được cung cấp thông tin KH Tạm khóa
Từ chối trích tiền trong TK của KH
Thông báo sai sót nhầm lẫn
Thực hiện ghi có, ghi nợ
Hoàn trả tiền nhầm lẫn Thông tin
Chịu trách nhiệm do sai sót hoặc bị lợi Bảo đảm an toàn dụng tài khoản do
lỗi của mình Chịu trách nhiệm do sai sót, lỗi
V/d: nếu anh A do nhầm lẫn, nên đã y/c ngân hàng ACB chuyển tiền vào tài
khoản Agribank của anh B khi đó, lỗi là của anh A, nên anh A không thể y/c ACB,
Agribank phong tỏa tài khoản của anh B được. Anh A phải trực tiếp yêu cầu anh B hoàn
trả tiền cho mình, nếu anh B không chịu trả, đó là anh B đang vi phạm hình sự.
V/d: anh A y/c ngân hàng ACB chuyển tiền vào tài khoản cho anh C, tuy nhiên,
do nhầm lẫn của ACB, nên ACB đã chuyển tiền sang tài khoản của anh B. Anh B đã rút
tiền ra ra tiêu hết Trong TH này, lỗi là của ACB, nên ACB phải hoàn trả lại tiền cho
anh A, sau đó việc đòi tiền anh B là thuộc về ngân hàng ACB.
Trên nguyên tắc, lỗi bên nào bên đó chịu. Vậy trường hợp không biết lỗi của ai.
V/d: Tội phạm công nghệ cao lấy thông tin ngân hàng, chiếm đoạt tài khoản. Không thể
tìm ra lỗi thì sẽ như thế nào? Thông tư 23/2014/TT-NHNN, sau 30 ngày kể từ ngày
nhận được khiếu nại, ngân hàng phải hoàn trả tiền cho khách hàng nếu ko phải lỗi khách lOMoARcPSD| 36477832 80
hàng. Trừ trường hợp có liên quan đến hình sự. Trường hợp hệ thống ngân hàng bị
hacker xâm nhập, đương nhiên xem đó là lỗi của ngân hàng.
Có 1 nguyên tắc như sau: về mặt lý luận là tiền mà ngân hàng đang vay chúng ta,
pháp luật dân sự về quan hệ cho vay, hợp đồng vay: chủ sở hữu của tài sản vay trong
quá trình hợp đồng vay diễn ra là bên đi vay. Do đó, quy định về xử lý : nếu ko do lỗi
của khách hàng thì ngân hàng phải bồi hoàn cho khách hàng trong vòng 5 ngày.
Trường hợp không biết lỗi của ai, 2 bên thỏa thuận về việc xử lý. Hiện nay, đối
với 1 số ngân hàng, đa số hoàn trả trước tiền cho khách hàng trong quá trình xử lý khiếu nại.
Quan hệ giữa ngân hàng & khách hàng là quan hệ dân sự thương mại, không phải
là quan hệ hành chính nhà nước, nên trường hợp khách hàng có khiếu nại, thì khiếu nại
trực tiếp ngân hàng, chứ không khiếu nại lên NHNNVN.
Thảo luận: Cty TNHH A mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Phương Đông.
Đồng thời trong quá trình hoạt động công ty A có vay ngân hàng Phương Đông 1 khoản
vay 5 tỷ đồng. Khi đến hạn công ty A không trả được nợ vay, nhưng cùng thời điểm đó
trên tài khoản thanh toán của công ty còn số dư 2 tỷ đồng. Ngân hàng Phương Đông
thực hiện cấn trừ 2 tỷ hiện có trên tài khoản của công ty để bù đắp cho khoản vay đến
hạn. Hỏi việc trích tiền trên tài khoản của ngân hàng nêu trên đúng hay sai? Tại sao?
Điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2014, quy định về quyền của ngân hàng:
chủ động quyền thu lãi, thu phí, thu nợ trên tài khoản thanh toán, nhưng phí, lãi, nợ ở
đây chỉ là liên quan đến quá trình mở, quản lý tài khoản thôi. V.d: tài khoản có sử dụng
thấu chi, trong tháng đó chi hết 50 triệu, đến tháng sau lương trả vào tài khoản 100 triệu,
thì ngân hàng được khấu trừ 50 triệu.
Còn các khoản nợ khác, chỉ được trích nếu như có thỏa thuận. Còn nếu không có
thỏa thuận, thì đây là 2 hợp đồng độc lập với nhau, ngân hàng không được cấn trừ số
tiền trên tài khoản thanh toán để thanh toán cho khoản vay.
Tình huống:ông A thế chấp nhà 5 tỷ, để vay tiền ngân hàng. Ông A cho thuê căn
nhà, mỗi tháng được 20 triệu, ông gửi tiền 20 triệu vào tài khoản thanh toán mở tại chính
ngân hàng. Khi ông A không trả được nợ, ngân hàng tự động trích số tiền từ tài khoản
thanh toán của ông A để trả nợ. Hỏi số tiền này đúng hay sai?
Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thế chấp chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có
trong thỏa thuận. Còn nếu không có thỏa thuận, thì là tài sản riêng của người đi vay. lOMoARcPSD| 36477832 81 3.
Pháp luật điều chỉnh các phương thức thanh toán qua tổ chức cung ứng dịchvụ thanh toán - Séc - Ủy nhiệm chi - Ủy nhiệm thu - Thư tín dụng - Thẻ ngân hàng
3.1. Pháp luật Thanh toán bằng Séc
Khái niệm: Khoản 4 Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng. Séc là giấy tờ
có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của NHNN trích một số tiền nhất định từ tài
khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

Chủ thể không phải lúc nào cũng là 03 bên mà có thể là 02 bên người ký phát
cũng chính là người thụ hưởng.
1-Hình ảnh 01 tờ séc
V/d: ông Lại Văn Sâm ký séc (người ký phát), ra lệnh cho BIDV (người bị ký
phát), trích tiền từ tài khoản của VTV để thanh toán cho người chơi.
Tiền bằng chữ và số phải đảm bảo trùng khớp không được sai biệt.
*Đặc điểm của séc
- Tính trừu tượng: Trên tờ sẽ không thể hiện nội dung của giao dịch đã làm phát sinh tờ séc. lOMoARcPSD| 36477832 82
+ Tranh chấp phát sinh trong quá trình phát hành, chuyển nhượng hay
thanh toán séc được giải quyết độc lập với giao dịch làm phát sinh séc.
V/d: Ông A mua của ông B một lượng hàng, thay vì thanh toán bằng tiền
mặt, A thanh toán cho B bằng séc. Khi B cầm tờ séc xong, A phát hiện ra
B giao hàng cho A không đúng chất lượng theo hợp đồng. Trong TH này,
A không thể y/c ngân hàng của A ngừng thanh toán séc cho B.
+ Người thụ hưởng séc không có nghĩa vụ chứng minh quyền hưởng số
tiền ghi trên séc mà việc chứng minh ngược lại do người phát hành, tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán hay người khác có liên quan.Chỉ trừ
một số trường hợp nhất định mà pháp luật quy định được ngưng thanh

toán séc.V/d: nhận được thông tin người phát hành séc bị mất séc, hoặc
trường hợp khác mà pháp luật quy định, nếu ko, ko được y/c người thụ
hưởng chứng minh rằng có được tờ séc một cách hợp pháp.
- Tính bắt buộc thanh toán:Nếu xuất trình đúng quy định thì bắt buộc phải thanh
toán vô điều kiện, trừ các trường hợp pháp luật quy định được ngừng thanh toán
hoặc TH séc về ngân hàng nhưng trong tài khoản không đủ tiền, thì ngân hàng
cũng không có nghĩa vụ phải thanh toán. Nếu là khống thì được quyền truy đòi hoặc khởi kiện đòi.
- Tính chuyển nhượng (lưu thông): Séc là giấy tờ có giá được phép chuyển
nhượng bằng cách trao tay hoặc thủ tục ký hậu (tính chuyển nhượng chỉ mất trong
các trường hợp pháp luật quy định).V/d: séc vô danh (trên tờ séc không ghi tên
người thụ hưởng), việc chuyển nhượng được tiến hành bằng cách trao tay. Người
cầm séc, đương nhiên là người thụ hưởng tờ séc (xét trong quan hệ thanh toán
séc, còn trong quan hệ dân sự, cần xem có phải là người có được tờ séc hợp pháp không) .
+ Nếu đó là séc ghi danh, việc chuyển nhượng séc được thực hiện thông qua thủ
tục ký hậu chuyển nhượng. Mặt trước tờ séc có thông tin về người phát hành séc,
người ký phát séc, người thụ hưởng…; mặt sau sẽ có thông tin về chuyển nhượng
séc. Ông A là người thụ hưởng đầu tiên, ông A ký chuyển nhượng cho ông B,
ông B tiếp tục ký chuyển nhượng cho ông C…Nếu séc ghi danh, tờ séc khi về
đến ngân hàng là tờ séc hợp lệ nếu như dãy chữ kí trên tờ séc liên tục. Ngoại lệ
là có đóng dấu cấm chuyển nhượng.
- Tính hình thức: Phải tuân theo hình thức nhất định phù hợp với quy định của
pháp luật và ngân hàng. Nếu vi phạm hình thức thì có thể từ chối thanh toán. lOMoARcPSD| 36477832 83
- Tính thời hạn: chỉ được thanh toán trong thời hạn nhất định. Quá thời hạn này
séc mất giá trị và chức năng của một công cụ chuyển nhượng. Điều 69, Điều 71
Luật Công cụ chuyển nhượng
. Xem thêm Quy chế truy đòi séc trong Luật Công cụ chuyển nhượng.
*Nội dung cơ bản của Séc
Lưu ý: có 07 nội dung cơ bản, trong đó có 1 nội dung có thể có hoặc không trên tờ
séc, đó là “địa điểm thanh toán séc”. Nếu trên tờ séc không có nội dung về địa điểm
thanh toán, thì được hiểu là địa điểm kinh doanh của người bị ký phát. Còn tất cả nội
dung khác thì buộc phải có trên tờ séc.
07 nội dung cơ bản
- Từ “Séc” được in phía trên séc
- Số tiền xác định
- Tên người bị ký phát
- Tên của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán
séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữa
- Địa điểm thanh toán - Ngày ký phát
- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đ/v cá nhân với chữ ký của người ký phát *Phân loại séc
- Người thụ hưởng:
o Séc đích danh/ghi danh o Séc vô danh: “trả cho người cầm séc”
o Séc trả theo lệnh: tờ séc này sẽ được trả theo yêu cầu của người thụ hưởng.
“trả theo lệnh của X” - Hình thức thanh toán:
o Séc tiền mặt: Hưởng tiền mặt trực tiếp tại quầy giao dịch.
o Séc chuyển khoản: Không thể rút tiền trực tiếp tại quầy giao dịch mà phải
buộc phải chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng, kể cả khi cụm từ “chuyển
vào tài khoản” bị gạch bỏ.
Điều 61, 62 Luật các CCCN lOMoARcPSD| 36477832 84
- Xét về mặt hình thức, Séc chuyển khoản có 2 gạch chéo song song trên mặt trước
tờ Séc. Nếu giữa 2 gạch chéo song song có ghi tên TCTD, thì có nghĩa là tờ séc
này chỉ được trả vào tài khoản của người mở tài khoản tại TCTD này.
(Hãy nêu ý nghĩa của gạch chéo song song trên mặt trước tờ Séc)
- Thanh toán (Đảm bảo sự thanh toán) o Séc bảo chi: tổ chức ký phát đảm bảo
cho việc thanh toán, nhưng không phải bằng chính tiền của TCTD để chi trả, mà
bằng các nghiệp vụ ngân hàng, để luôn đảm bảo khi séc về đến ngân hàng, trên
tài khoản của khách hàng vẫn đủ số dư để thanh toán.(Nhận định: Bảo chi séc là
việc ngân hàng đảm bảo, cam kết dùng tiền của mình để đảm bảo cho việc thanh
toán nếu như trên tài khoản của người ký phát không còn đủ số

dư? Sai) - Điều 67 Luật các CCCN
o Séc được bảo lãnh: Bên bảo lãnh séc không bao giờ là bên bị ký phát séc- Điều 68 Luật CCCN
Thời hạn & địa điểm xuất trình séc:Điều 69, Điều 71 Luật các CCCN.
Tình huống:Ngày 15/03/2012, ông A ký phát hành séc trị giá 200 triệu VND để trả
tiền mua hàng cho người bán là ông B. Ngày 30/03/2012, do cần tiền sửa nhà nên
ông B ký hậu chuyển nhượng séc cho doanh nghiệp C chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng.

Ngày 20/04/2012, doanh nghiệp C đem tờ séc nói trên tới Ngân hàng TMCP X là
tổ chức cung ứng séc, để yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP X đã
từ chối thanh toán cho doanh nghiệp C với lý do đã hết thời hạn thanh toán.

Hỏi: lý do từ chối thanh toán séc của ngân hàng X đúng hay sai? (Bản chất đây là
quan hệ ủy quyền xuất phát từ ý chí của người ký phát phải thanh toán) Sai
Chưa quá 6 tháng, vẫn có thể thanh toán, nếu ko nhận được thông báo đình chỉ
thanh toán và còn đủ tiền trong tài khoản thanh toán(khoản 4 Điều 71 Luật CCCCN)
(6 tháng ở đây là tính từ ngày phát hành séc, chứ không phải tính tiếp từ thời
điểm sau 30 ngày kể từ ngày ký phát) – Nếu có SKBKK thì thời gian này không
được tính vào thời hạn thanh toán séc.
Giả sử ngày 10/04/2012, doanh nghiệp C đem tờ séc nói trên tới Ngân hàng TMCP
X để yêu cầu thanh toán, nhưng bị Ngân hàng TMCP X từ chối với lý do tiền trong
tài khoản của ông A không đủ để thanh toán
lOMoARcPSD| 36477832 85
Hỏi: Lý do từ chối thanh toán của ngân hàng đúng hay sai? Sai
Thông báo tiền trong tài khoản còn bao nhiêu. Nếu người thụ hưởng có yêu cầu
nhận một phần thanh toán, thì ngân hàng vẫn phải thanh toán một phần đó(khoản
5 Điều 71 Luật CCCCN)

Phần còn thiếu, người thụ hưởng đòi từ người ký phát.
Giả sử ngày 10/04/2012, ông A ra thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng TMCP
X yêu cầu đình chỉ thanh toán séc nêu trên. Do đó, khi doanh nghiệp C xuất trình
tờ séc tại Ngân hàng TMCP X, yêu cầu thanh toán, thì Ngân hàng TMCP X từ chối
với lý do đã có yêu cầu đình chỉ thanh toán séc từ người ký phát séc.

Hỏi: Lý do từ chối thanh toán séc đúng hay sai? Sai
Trong hạn 30 ngày, tức từ ngày ký phát đến 30 ngày sau, không thể đình chỉ thanh
toán (tính bắt buộc trả tiền)(khoản 1 Điều 73 Luật CCCCN; khoản 1 Điều 8
Thông tư 22/2015/TT-NHNN).

Lưu ý: y/c đình chỉ thanh toán séc chỉ có hiệu lực kể từ sau 30 ngày. Tờ séc là một
lệnh thanh toán, thay thế với việc nhận tiền thanh toán, thì phải đảm bảo tính hiệu
lực cao, để đảm bảo khả năng nhận được tiền của người nhận được tờ séc, đảm
bảo tính lưu thông của séc.
Người ký phát có quyền yêu cầu đình chỉ thanh toán séc mà mình đã ký phát bằng
việc thông báo bằng văn bản cho người bị ký phát yêu cầu đình chỉ thanh toán
séc khi séc này được xuất trình yêu cầu thanh toán. Thông báo đình chỉ thanh
toán chỉ có hiệu lực 30 ngày kể từ ngày ký phát.

*Quy trình thanh toán lOMoARcPSD| 36477832 86
Tiền phải đủ khi xuất trình séc
*Quyền và nghĩa vụ các bên trong thanh toán bằng séc (Điều 58 – 75 LCCCCN)
(i) Người ký phát séc (là người lập và ký phát séc, là chủ tài khoản thanh toán hoặc
người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về ủy quyền).
- Lập séc đúng quy định
- Mất séc (trắng/ký phát) thông báo
- Bảo đảm khả năng thanh toán cho tờ séc (K3 Đ8 TT 22/2015) - Tại thời điểm phát hành séc?
- Tại thời điểm tờ séc được xuất trình tại đơn vị thanh toán
- Quyền đình chỉ thanh toán séc sau khi hết thời hạn xuất trình séc (30 ngày) (Đ73
và K1 Đ8 TT 22/2015)
- Hoàn trả số tiền bị truy đòi trên séc + lãi phạt chậm trả khi người bị ký phát chậm
thanh toán séc (Lãi suất = 150% lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức cung
ứng séc niêm yết tại thời điểm thanh toán séc. (Đ25 TT22)
(ii) Người thụ hưởng séc - Chuyển nhượng séc
- Xuất trình séc tại địa điểm xuất trình đòi thanh toán trong thời hạn xuất trình (trực
tiếp hoặc thông qua người thu hộ) - 30 ngày kể từ ngày ký phát, Bất khả kháng: ≤6
tháng (nếu séc chưa bị đình chỉ thanh toán) Ø Quyền y/c thanh toán một phần số tiền ghi trên séc.
- Quyền truy đòi: Đ48-52 LCCCCN - Quyền khởi kiện lOMoARcPSD| 36477832 87
- Nếu quá thời hạn xuất trình séc: bằng chứng nhận nợ
- NV thông báo khi mất séc - Quyền & NV khác
(iii) Người bị ký phát
- Kiểm tra khả năng thanh toán của séc (hợp pháp, hợp lệ & đủ số dư) thanh toán trong ngày xuất trình +1. - Thanh toán chậm. - Bồi thường?.
- Nếu có thông báo mất séc & séc đó được xuất trình
- Lập biên bản & giữ lại tờ séc đó
- Thông báo cho người ra thông báo đến để giải quyết.
- Bảo chi séc lưu ký số tiền vào TK riêng/phong tỏa số tiền đó.
*Lưu ý: Thứ tự ưu tiên thanh toán séc: Ngày phát hành; Thứ tự số séc (số series)
3.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – lệnh chuyển tiền – Quan hệ ủy quyền giữa
người chuyển tiền và ngân hàng
Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi: là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh
toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất
định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
*Đặc điểm:Người lập – Người trả tiền; Người nhận – TCCUDVTT nơi người trả tiền
mở TK; Mục đích – Yêu cầu trích
tiền trả cho người thụ hưởng. lOMoARcPSD| 36477832 88 So sánh UNC và SEC UNC SEC
Không phải GTCG chuyển cho NH Lệnh chi tiền của TKTT là GTCG không
bảo đảm tiền không bị xử lý
chuyển nhượng được chuyển cho người thụ hưởng
đảm bảo số tiền trong TKTT nếu không sẽ bị xử phạt.
3.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: là phương
tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập
lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho
tổ chức cung ứng địch vụ thanh toán uỷ
thác thu hộ mình một số tiền nhất định.
Đặc điểm: Người lập – Người thụ hưởng
(người nhận tiền); Người nhận –
TCCUDVTT nơi người thụ hưởng mở TK; Mục đích - Ủy thác thu hộ (nhờ thu). Phân loại: - Nhờ thu trơn;
- Nhờ thu kèm chứng từ; -
Nhờ thu trả tiền ngay: D/P; - Nhờ thu
trả tiền có kỳ hạn: D/A. lOMoARcPSD| 36477832 89 Ưu và nhược:
- Đơn giản, tiết kiệm chi phí, nhanh chóng.
- Bên mua hành từ chối thanh toán.
- Bên bán hàng giao hàng không đúng trong hợp đồng.
Đòi hỏi phải hoàn toàn tin tưởng nhau. -
Hợp đồng mua bán có giá trị nhỏ.
3.4. Chế độ pháp lý về thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) – Thanh toán quốc tế
Thư tín dụng hiểu theo nghĩa chung nhất là cam kết của một ngân hàng (tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán) theo yêu cầu của khách hàng(người xin mở thư TD) đối
với bên thứ ba (người thụ hưởng), theo đó ngân hàng sẽ thanh toán cho bên thứ ba với
ĐK người này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng các
chứng từ thanh toán phù hợp với các quy định đã ghi rõ trong thư TD. có ưu điểm là
thanh toán dù khoảng cách địa lý ở xa và tránh được các rủi ro.
Nội dung thư tín dụng: 1. Số hiệu của L/C 2. Địa điểm mở L/C 3. Ngày mở L/C 4. Loại L/C 5. Số tiền của L/C 6.
Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứngtừ. lOMoARcPSD| 36477832 90 7.
Thời hạn có hiệu lực, thời hạn thanh toán 8. Thời hạn giao hàng 9.
Điều khoản về hàng hóa: tên, số lượng, chất lượng, giá cả, phẩm
chất, kíhiệu, bao bì…. 10.
Nội dung về vận chuyển và giao nhận hàng hóa 11.
Các chứng từ nhà Xk phải xuất trình 12.
Cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành L/C
Các chứng từ trong L/C 1. Chứng từ vận tải:
- Vận đơn đường biển;
- Chứng từ vận tải đa phương thức;
- Biên lai gửi hàng đường biển;
- Vận đơn đường sông, đường sắt, đường bộ; - Vận đơn hàng không. 2. Chứng từ bảo hiểm: -
Giấy chứng nhận bảo hiểm - Hợp đồng bảo hiểm - Phiếu bảo hiểm 3. Chứng từ hàng hóa - Hóa đơn thương mại -
Giấy chứng nhận xuất xứ - Phiếu đóng gói - Giấy kiểm định -
Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng
Cơ sở pháp lý: UCP – quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng
chứng từ 1933; Incoterm 2020 – Các điều kiện thương mại quốc tế. lOMoARcPSD| 36477832 91
*Đặc điểm của L/C: - Tính độc lập
TTD là giao dịch riêng biệt với HĐ mua bán hoặc các HĐ khác mà các HĐ này có thể
làm cơ sở cho TTD Các NH không bị liên quan đến hay ràng buộc bởi các HĐ, thậm
chí ngay cả trong trường hợp TTD có dẫn chiếu đến các HĐ đó.
Cam kết của NH để trả tiền/thực hiện bất cứ NV nào khác qđ trong TTD không
bị ràng buộc bởi các khiếu nại/bảo vệ nào của người xin phát hành TTD phát sinh
từ quan hệ của họ với NHPH/người hưởng lợi
Người thụ hưởng không được sử dụng (lợi dụng). QHHĐ giữa các NH hoặc giữa
NHPH và người yêu cầu mở TTD (Đ.4 UCP600)
- NH chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào HH, DV /giao dịch
khácmà các chứng từ có thể liên quan (Đ.5 UCP 600)
- Tính không hủy ngang (Đ.3 + 7.b UCP 600)
- Tính bắt buộc thanh toán (Đ7 UCP 600)
3.5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng: là công cụ thanh toán do ngânhàng phát hành thẻ cấp cho kháchhàng
sử dụngtheo hợp đồng kí kết giữa ngân hàng phát hànhthẻ và chủ thể. lOMoARcPSD| 36477832 92
*Mục đích và phân loại:
- Mục đích: Thanh toán, Rút tiền mặt. - Phân loại:
+ Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ nội địa và thẻ quốc tế.
+ Theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín
dụng và thẻ trả trước.
*Thẻ tín dụng (credit card): Chủ thể thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức
tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. “pay later” card.
* Thẻ ghi nợ (debit card) - Chủ thể thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên
TK tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một TCCƯ DVTT được phép nhận tiền
gửi không kỳ hạn. “pay now” card.
* Thẻ trả trước (prepaid card). * Thẻ ATM.
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Thông tư 19/2016/TT-NHNN của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.(sửa đổi bởi Thông tư
26/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 của Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng)