-
Thông tin
-
Quiz
Tổng hợp mở bài về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất | Ngữ văn 12
Quang Dũng (1921 - 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm. Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Ngữ Văn 12 182 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Tổng hợp mở bài về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất | Ngữ văn 12
Quang Dũng (1921 - 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm. Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 12 182 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Tổng hợp mở bài về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
Bài thơ Tây Tiến đã rất thành công khi tái hiện thành công vẻ đẹp thiên nhiên, con người nơi núi rừng
Tây Bắc. Đồng thời khắc họa vẻ đẹp trẻ trung, lạc quan, tâm hồn lãng mạn cùng bức tượng đài bi tráng
về người lính Tây Tiến. Dưới đây Luật Minh Khuê chia sẻ các bạn tổng hợp mẫu mở bài về bài thơ Tây
Tiến của Quang Dũng hay nhất. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Mục lục bài viết
I. Khái quát về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả
- Quang Dũng (1921 - 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm. Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan
Phượng, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm
thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
- Một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
- Tác phẩm chính: Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988) 2. Tác phẩm
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Hoàn cảnh sáng tác
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947 (Đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp, theo tiếng gọi của Đảng, nhiều học sinh - sinh viên đã lên đường tham gia kháng chiến
với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”).
+ Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào.
+ Địa bàn hoạt động: Rộng. Bao gồm các tỉnh Sơn la, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả
Sầm Nưa - Thượng Lào.
+ Thành phần: Phần đông là thanh niên Hà Nội (sinh viên, học sinh).
+ Điều kiện sống và chiến đấu: Gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật.
+ Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn, lạc quan, yêu đời. - Hoàn cảnh sáng tác: Quang Dũng viết bài thơ này
khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến của mình.
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986).
- Nhan đề: Ban đầu là Nhớ Tây Tiến sau đổi thành Tây Tiến
→ Tạo một nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu. Nó cũng tạo cho người đọc
cảm giác sống thực với đất và người Tây Tiến. Ngoài ra, hai chữ Tây Tiến còn gợi cảm giác hiên ngang, chủ động.
b. Bố cục của bài thơ
- Khổ 1: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên
miền Tây hùng vĩ, dữ dội.
- Khổ 2: Kỷ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng.
- Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến
- Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến.
c. Giá trị nội dung
Bài thơ đã tái hiện lại một thời kỳ kháng chiến anh hùng. Hình ảnh người lính Tây Tiến bi tráng, lãng
mạn trên nền thiên nhiên miền Tây vừa dữ dội, hiểm nguy, vừa thơ mộng, trữ tình.
d. Giá trị nghệ thuật
+ Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn
+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa…
+ Ngôn ngữ phong phú, linh hoạt…
II. Tổng hợp mở bài về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất 1. Mở bài mẫu 1
Thơ cách mạng Việt Nam có hai chủ đề lớn là chiến tranh và người lính. Lịch sử đã được văn học ghi
lại từng giai đoạn, từng bước thay đổi rực rỡ, nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao quý thiêng
liêng của mình, không chỉ tái hiện bầu không khí cam go ác liệt của cuộc chiến mà còn vẽ lại những bức
tranh sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính cụ Hồ. Đó là hình tượng của những người lính
từ những nông dân nghèo nhưng có lý tưởng cứu nước lớn lao và thiêng liêng trong “Đồng chí” của
Chính Hữu, hay là những người lính lái xe luôn lạc quan, yêu đời khinh thường gian khổ trong “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính”. Trong mảng chủ đề dường như đã quá quen thuộc ấy, bài thơ Tây Tiến
của Quang Dũng đã tạo nên một tác phẩm vô cùng tráng lệ mà đầy mới lạ về những hình tượng người
lính: kiên cường, quả cảm, anh dũng trong chiến đấu nhưng lại cũng rất lãng mạn, hào hoa trong tâm
hồn cũng như đời sống tinh thần. 2. Mở bài mẫu 2
Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa, ông có thể sáng tác văn thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông nổi
tiếng nhất trong lĩnh vực viết thơ văn, với tâm hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã tạo ra
cho thơ văn kháng chiến một nét mới lạ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa anh
dũng kiên cường vừa hào hoa phong nhã. Những nét mới lạ này được phản ánh rõ qua bài thơ được
xem là tuyệt phẩm thơ văn của Quang Dũng - Tây Tiến. Tây Tiến được viết năm 1947 khi Quang Dũng
rời xa những người đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để sang đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang
Dũng không chỉ bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm gắn kết với những người đồng đội và miền đất Tây Bắc mà
còn khắc họa đầy sinh động chân dung những người lính Tây Tiến vừa quả cảm, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn. 3. Mở bài mẫu 3
Trong thơ ca cách mạng, chiến tranh và người lính là chủ đề lớn được đề cập, ghi lại những bước
chuyển mình trong lịch sử và văn học. Với nhiệm vụ thiêng liêng của mình, văn học không chỉ tái hiện
không khí chiến đấu ác liệt mà còn tạo ra những bức chân dung sống động và đẹp đẽ nhất về hình
tượng người lính. Từ những người nông dân nghèo với lý tưởng cứu nước thiêng liêng trong bài thơ
Chính Hữu - Đồng chí, đến những người lính lái xe lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong Bài thơ
về tiểu đội xe không kính. Trong những tác phẩm nổi tiếng như Tây Tiến của Quang Dũng, hình tượng
người lính được thể hiện một cách kiên cường và quả cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất lãng mạn
và hào hoa trong cuộc sống tinh thần, mang đến một bức tượng đài tráng lệ và mới mẻ. 4. Mở bài mẫu 4
Quang Dũng là một nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống lại thực dân Pháp. Ông
đã tham gia hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, và những trải nghiệm và khó khăn trong
những ngày đó đã ghi sâu vào ký ức của ông và không bao giờ được quên. Trải nghiệm của ông về
chiến tranh và cuộc sống của người lính đã trở thành nguồn cảm hứng quan trọng cho các sáng tác
thơ của ông, với nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài chiến tranh và người lính. Trong số đó, Tây Tiến
là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Quang Dũng, được viết vào năm 1947. Tây Tiến không
chỉ tái hiện không khí kháng chiến ác liệt và những khó khăn mà còn tạo ra bức chân dung về người
lính với những vẻ đẹp đáng trân trọng. 5. Mở bài mẫu 5
Một bài thơ gây ấn tượng cho người đọc bởi nét tài hoa và anh dũng của những người chiến sĩ cách
mạng, họ anh dũng luôn kiên cường không chịu khuất phục trên mọi chặng đường, hình ảnh đó đã
cho chúng ta thấy được một tâm hồn giàu lòng yêu thương và tinh thần anh dũng, tác phẩm đó chính
là Tây Tiến của Quang Dũng. Tây tiếng là một địa danh mà tác giả đã từng gắn bó cuộc sống của mình
để chiến đấu và vất vả trên từng chặng đường ở đây tác giả đang phải trải qua những năm tháng khó
khăn và nguy hiểm nhất. Tây Tiến là cái tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, mang một
nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào để thực hiện việc bảo vệ biên giới Việt - Lào, làm yếu đi lực lượng
quân thù. Xuất thân của những người lính Tây Tiến là đa số người Hà Nội, trong đây có rất nhiều học
sinh, sinh viên. Nhà thơ Quang Dũng viết bài thơ để biểu lộ mọi nỗi nhớ với đoàn quân Tây Tiến sau
khi chuyển sang công tác ở đơn vị khác. Quang Dũng đã mang đến tượng đài người lính Tây Tiến giữa
ngàn non ngàn mây, ngàn cây Tây Bắc. Đồng thời bài thơ thể hiện thành công bức tranh thiên nhiên
Tây Bắc oai hùng, hung dữ, nhà thơ còn khắc họa lên hình tượng người lính đầy bi tráng, nhưng cũng
rất đỗi lạc quan, yêu đời.
6. Mở bài mẫu số 6
Những dấu tích của cuộc kháng chiến chống Pháp còn đọng lại mãi trong tâm hồn của dân tộc ta, đó là
sự hội tụ của triệu tấm lòng yêu nước, trong môi trường thử thách tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và
bất khuất. Cuộc kháng chiến còn tạo nên nhiều hình ảnh đẹp, trong đó hình ảnh của người lính là điển
hình. Ngoài những tác phẩm văn học nổi tiếng như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên,
Tây Tiến của Quang Dũng cũng là một tác phẩm xuất sắc. Cuộc Tây Tiến đã tập hợp một đội quân đông
đảo gồm các thanh niên đến từ mọi tầng lớp, bao gồm cả học sinh và tiểu tư sản. Tất cả những con
người ấy ra đi với lý tưởng chung của dân tộc là chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ ra đi
không hẹn ngày trở về chiến đấu với mục đích “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Cái ảnh thần ấy là
hào khí của cả một thế hệ, đã từng được phản ánh trong một bài hát thời đó.