Tổng hợp trắc nghiệm môn Kinh tế vĩ mô | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Tổng hợp trắc nghiệm môn Kinh tế vĩ mô | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 95 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (KTCT)
Trường: Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
788 CÂU TRẮC NGHIỆM KT VĨ MÔ NGUỒN: vietlod.com Edit: Song Song =)) PHẦN 1:
MACRO_2_P1_1: Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu (chọn 2 đáp án đúng):
○ Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn.
● Các tổng lượng phản ánh hoạt động của nền kinh tế.
● Nền kinh tế tổng thể.
○ Nghiên cứu về hành vi của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế.
MACRO_2_P1_2: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu:
○ Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn.
○ Mức giá chung và lạm phát.
○ Tỉ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán.
● Tất cả các điều trên.
MACRO_2_P1_3: Kinh tế vĩ mô ít đề cập nhất đến:
● Sự thay đổi giá cả tương đối.
○ Sự thay đổi mức giá chung. ○ Thất nghiệp. ○ Mức sống.
MACRO_2_P1_4: Chỉ tiêu nào dưới đây được coi là quan trọng nhất để đánh giá thành tựu
kinh tế của một quốc gia trong dài hạn?
○ Tăng trưởng GDP danh nghĩa.
○ Tăng trưởng GDP thực tế.
● Tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người
○ Tăng trưởng khối lượng tư bản.
MACRO_2_P1_5: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là:
○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định
● Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo ra trên lãnh thổ một nước trong
một thời kỳ nhất định
○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do các công dân trong nước sản
xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra tại một thời điểm nhất định, ví dụ ngày 31 tháng 12 năm 2009.
MACRO_2_P1_6: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam đo lường thu nhập.
○ Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.
○ Của khu vực dịch vụ trong nước.
○ Của khu vực sản xuất vật chất trong nước.
● Tổng sản phẩm được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam không kể là người Việt Nam hay người nước ngoài tạo ra
MACRO_2_P1_7: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam đo lường thu nhập.
● Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước.
○ Tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.
○ Của khu vực dịch vụ trong nước.
○ Của khu vực sản xuất vật chất trong nước.
MACRO_2_P1_8: Một ví dụ về chuyển giao thu nhập trong hệ thống tài khoản quốc gia là: ○ Tiền thuê.
● Trợ cấp cho đồng bào miền Trung sau cơn bão số 6.
○ Kinh phí mà nhà nước cấp cho Bộ giáo dục & Đào tạo để trả lương cho cán bộ công nhân viên. ○ Câu 2 và 3 đúng.
MACRO_2_P1_9: Giá trị hao mòn của nhà máy và các trang thiết bị trong quá trình sản xuất
hàng hoá và dịch vụ được gọi là: ○ Tiêu dùng. ● Khấu hao. ○ Đầu tư. ○ Hàng hoá trung gian.
MACRO_2_P1_10: 10 Khoản mục nào sau đây được coi là đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân?
● Một người thợ gốm mua một chiếc xe tải mới để chở hàng và đi dự các buổi trưng bày nghệ thuật vào cuối tuần.
○ Gia đình bạn mua 100 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
○ Gia đình bạnmua một ngôi nhà 100 năm tuổi nằm trong khu di tích lịch sử được bảo vệ.
○ Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P1_11: Sản phẩm trung gian có thể được định nghĩa là sản phẩm:
○ Được bán cho người sử dụng cuối cùng.
● Được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác.
○ Được tính trực tiếp vào GDP.
○ Được mua trong năm nay, nhưng được sử dụng trong những năm sau đó.
MACRO_2_P1_12: Lợi nhuận do một công ty Việt Nam tạo ra tại Mátxcơva sẽ được tính vào:
○ Cả GDP và GNP của Việt Nam.
○ GDP của Việt Nam và GNP của Nga.
○ Cả GDP và GNP của Nga.
● GNP của Việt Nam và GDP của Nga.
MACRO_2_P1_13: Lợi nhuận do một công ty Nhật Bản tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào:
○ Cả GDP và GNP của Việt Nam.
● GDP của Việt Nam và GNP của Nhật Bản
○ Cả GDP và GNP của Nhật Bản.
○ GNP của Việt Nam và GDP của Nhật Bản.
MACRO_2_P1_14: Giả sử hãng Honda vừa xây một nhà máy mới ở Vĩnh Phúc, thì:
● Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn GNP.
○ Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng chậm hơn GNP.
○ Trong tương lai, cả GDP và GNP của Việt Nam đều giảm vì một phần thu nhập tạo ra phải trả cho người nước ngoài.
○ Đã có sự tăng lên về đầu tư nước ngoài gián tiếp tại Việt Nam.
MACRO_2_P1_15: Giả sử rằng khối lượng tư bản trong năm của một nền kinh tế tăng lên. Điều gì đã xảy ra?
○ Đầu tư ròng lớn hơn tổng đầu tư.
● Đầu tư ròng lớn hơn không.
○ Khấu hao lớn hơn đầu tư ròng.
○ Khấu hao mang giá trị dương.
MACRO_2_P1_16: Điều nào dưới đây không phải là cách mà các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm của mình?
○ Cho chính phủ vay tiền.
○ Cho người nước ngoài vay tiền.
○ Cho các nhà đầu tư vay tiền. ● Đóng thuế.
MACRO_2_P1_17: Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm trung gian được gọi là: ○ Xuất khẩu ròng. ● Giá trị gia tăng. ○ Lợi nhuận. ○ Khấu hao
MACRO_2_P1_18: Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng:
○ Giống như sự khác nhau giữa GNP và GDP.
○ Giống như xuất khẩu ròng.
● Giống như sự khác nhau giữa GNP và NNP.
○ Không phải những điều trên.
MACRO_2_P1_19: Muốn tính GNP từ GDP của một nước chúng ta phải:
○ Trừ đi chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình.
○ Cộng với thuế gián thu.
○ Cộng với xuất khẩu ròng.
● Cộng với thu nhập ròng của dân cư trong nước kiếm được ở nước ngoài.
MACRO_2_P1_20: Muốn tính thu nhập quốc dân NI từ GNP, chúng ta phải trừ đi: ○ Khấu hao.
● khấu hao và thuế gián thu.
○ Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận công ty.
○ Khấu hao, thuế gián thu, lợi nhuận công ty và đóng bảo hiểm xã hội.
MACRO_2_P1_21: Chủ đề nào dưới đây được kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu? ○ Chính sách tài khóa. ○ Chính sách tiền tệ. ○ Lạm phát.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P1_22: Các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: ○ Thất nghiệp thấp. ○ Giá cả ổn định.
○ Tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền vững.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P1_23: Điều nào dưới đây không thuộc chính sách tài khóa?
○ Chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ.
○ Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình.
● NHNN Việt Nam mua trái phiếu chính phủ.
○ Chính phủ vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu.
MACRO_2_P1_24: Vấn đề nào sau đây không được các nhà kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu
○ Các yếu tố quyết định lạm phát.
● Thị phần tương đối giữa ACB và SACOMBANK trên thị trường.
○ Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam.
○ Cán cân thương mại của Việt Nam.
MACRO_2_P1_25: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2006 là: ○ 7,8%. ○ 8,4%. ● 8,2%. ○ 6,6%
MACRO_2_P1_26: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2005 là ○ 7,8%. ● 8,4%. ○ 8,2%. ○ 6,6%
MACRO_2_P1_27: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam
năm 2006 là 8,2%. Điều đó có nghĩa là:
○ GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc.
○ GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005.
○ GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc.
● GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005.
MACRO_2_P1_28: Sự thay đổi của khối lượng tư bản bằng:
○ Đầu tư cộng khấu hao.
○ Đầu tư nhân khấu hao.
● Đầu tư trừ khấu hao.
○ Đầu tư chia khấu hao.
MACRO_2_P1_29: Trong tài khoản thu nhập quốc dân, khoản mục nào dưới đây không được tính trong đầu tư:
○ Các doanh nghiệp mua máy móc và thiết bị mới.
● Việc mua cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
○ Hộ gia đình mua nhà ở mới.
○ Sự gia tăng của lượng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp.
MACRO_2_P1_30: Khoản mục nào dưới đây không được coi là mua hàng của chính phủ:
○ Chính phủ mua một máy bay ném bom.
● Khoản tiền trợ cấp xã hội mà bà của bạn nhận được.
○ Chính phủ xây một con đê mới.
○ Thành phố Hà Nội tuyển dụng thêm một nhân viên cảnh sát mới.
MACRO_2_P1_31: Thành phần lớn nhất trong GDP của Việt Nam là: ● Tiêu dùng. ○ Đầu tư.
○ Mua hàng của chính phủ. ○ Xuất khẩu ròng.
MACRO_2_P1_32: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản tiền mà thành phố
Hà Nội chi để nâng cấp các đường giao thông nội thị được tính là: ○ Tiêu dùng. ○ Đầu tư.
● Mua hàng của chính phủ. ○ Xuất khẩu ròng.
MACRO_2_P1_33: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi tiêu của các
hộ gia đình mua nhà ở mới được tính là: ○ Tiêu dùng. ● Đầu tư.
○ Mua hàng của chính phủ. ○ Xuất khẩu ròng.
MACRO_2_P1_34: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP cho năm 2006, một lô hàng
may mặc được sản xuất vào năm 2006 và được bán trong năm 2007 được tính là: ○ Tiêu dùng. ● Đầu tư.
○ Mua hàng của chính phủ. ○ Xuất khẩu ròng.
MACRO_2_P1_35: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi trả lương
cho công nhân viên chức làm việc cho bộ máy quản lý nhà nước được tính là: ○ Tiêu dùng. ○ Đầu tư.
● Mua hàng của chính phủ.
○ Không được tính vào GDP.
MACRO_2_P1_36: Khoản mục nào sau đây không được tính một cách trực tiếp trong GDP của
Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu?
○ Dịch vụ giúp việc mà một gia đình thuê.
○ Dịch vụ tư vấn luật mà một gia đình thuê.
● Sợi bông mà công ty dệt 8-3 mua và dệt thành vải.
○ Giáo trình bán cho sinh viên.
MACRO_2_P1_37: Khoản mục nào sau đây được tính một cách trực tiếp trong GDP theo cách tiếp cận chi tiêu? ○ Công việc nội trợ.
○ Hoạt động mua bán ma tuý bất hợp pháp.
○ Giá trị hàng hóa trung gian. ● Dịch vụ tư vấn.
MACRO_2_P1_38: Những khoản mục nào sau đây sẽ được tính vào GDP năm nay?
● Máy in mới sản xuất ra trong năm nay được một công ty xuất bản mua.
○ Máy tính cá nhân sản xuất trong năm trước được một sinh viên mua để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ.
○ Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài.
○ Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước.
MACRO_2_P1_39: Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP năm 2006 của Việt Nam?
○ Một chiếc xe đạp sản xuất năm 2006 tại công ty xe đạp Thống nhất.
○ Dịch vụ cắt tóc trong năm 2006.
○ Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản trong năm 2006.
● Một căn hộ được xây dựng năm 2005 và được bán lần đầu tiên trong năm 2006.
MACRO_2_P1_40: Những khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của năm nay?
○ Máy tính cá nhân sản xuất từ năm trước được một sinh viên mua để chuẩn bị cho thi học kỳ.
○ Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài.
○ Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P1_41: Câu bình luận về GDP nào sau đây là sai?
○ GDP có thể được tính bằng cách sử dụng giá cả hiện hành hoặc giá cả năm gốc.
● Cả hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng đều được tính vào GDP.
○ Chỉ tính những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ nghiên cứu.
○ GDP không tính các hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
MACRO_2_P1_42: Tổng sản phẩm trong nước có thể được tính bằng tổng của:
● Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng tiêu dùng.
○ Chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận.
○ Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận, và hàng hoá trung gian.
○ Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, hàng hoá trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuê
MACRO_2_P1_43: Tổng sản phẩm trong nước không thể được tính bằng tổng của.
○ Tiêu dùng, chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận.
○ Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận, và hàng hóa trung gian.
○ Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, hàng hóa trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuê.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P1_44: GDP danh nghĩa:
○ Được tính theo giá của năm gốc.
○ Được tính theo giá cố định.
○ Được sử dụng để phản ánh sự thay đổi của phúc lợi kinh tế theo thời gian.
● Được tính theo giá hiện hành.
MACRO_2_P1_45: Nếu bạn muốn so sánh sản lượng giữa hai năm, bạn cần dựa vào: ○ GDP thực tế. ○ GDP danh nghĩa.
○ GDP tính theo giá cố định của năm gốc. ● 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P1_46: Câu nào dưới đây phản ánh sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế?
○ GDP thực tế chỉ bao gồm hàng hoá, trong khi GDP danh nghĩa bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ.
● GDP thực tế được tính theo giá cố định của năm gốc, trong khi GDP danh nghĩa được tính theo giá hiện hành.
○ GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa trừ đi khấu hao.
○ GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa nhân với chỉ số điều chỉnh GDP.
MACRO_2_P1_47: Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hoá đều tăng gấp đôi, khi đó:
○ Cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế đều không thay đổi.
○ GDP thực tế không đổi, trong khi GDP danh nghĩa giảm một nửa.
● GDP thực tế không đổi, còn GDP danh nghĩa tăng gấp đôi.
○ GDP thực tế tăng gấp đôi, còn GDP danh nghĩa không đổi.
MACRO_2_P1_48: Nếu mức sản xuất không thay đổi và giá của mọi sản phẩm đều tăng gấp
đôi so với năm gốc, khi đó chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) bằng: ○ 50 ○ 100 ● 200
○ Không đủ thông tin để tính.
MACRO_2_P1_49: GDP thực tế đo lường theo mức giá ___________, còn GDP danh nghĩa đo
lường theo mức giá ___________
○ Năm hiện hành, năm cơ sở.
● Năm cơ sở, năm hiện hành.
○ Của hàng hóa trung gian, của hàng hóa cuối cùng.
○ Quốc tế, trong nước.
MACRO_2_P1_50: Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng?
● Chi tiêu của chính phủ với tiền lương.
○ Lợi nhuận công ty và tiền lãi nhận được từ việc cho công ty vay tiền.
○ Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ.
○ Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ.
MACRO_2_P1_51: Giá trị gia tăng của một công ty được tính bằng:
○ Doanh thu của công ty đó.
○ Lợi nhuận của công ty đó.
● Giá trị tổng sản lượng trừ đi chi tiêu mua các sản phẩm trung gian.
○ Bằng 0 xét trong dài hạn.
MACRO_2_P1_52: Giả sử gia đình bạn mua một căn hộ mới với giá 1,5 tỉ đồng và dọn đến đó
ở. Trong tài khoản thu nhập quốc dân, chi tiêu cho tiêu dùng sẽ: ○ Tăng 1,5 tỉ đồng.
○ Tăng 1,5 tỉ đồng chia cho số năm bạn sẽ ở trong căn nhà đó.
○ Tăng một lượng bằng giá cho thuê của một căn hộ tương tự. ● Không thay đổi.
MACRO_2_P1_53: Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bởi công thức:
● GDP danh nghĩa chia cho GDP thực tế.
○ GDP danh nghĩa nhân với GDP thực tế.
○ GDP danh nghĩa trừ đi GDP thực tế.
○ GDP danh nghĩa cộng với GDP thực tế
MACRO_2_P1_54: Chỉ số điều chỉnh GDP có thể tăng trong khi GDP thực tế giảm. Trong
trường hợp này, GDP danh nghĩa sẽ: ○ Tăng. ○ Giảm. ○ Không thay đổi.
● Có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.
MACRO_2_P1_55: Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hoá đều giảm một nửa, khi đó:
○ Cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế đều không thay đổi.
● GDP thực tế không đổi, trong khi GDP danh nghĩa giảm một nửa.
○ GDP thực tế không đổi, còn GDP danh nghĩa tăng gấp đôi.
○ GDP thực tế giảm một nửa, còn GDP danh nghĩa không đổi.
MACRO_2_P1_56: Nếu mức sản xuất không thay đổi và mọi giá cả đều giảm một nửa so với
năm gốc, khi đó chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) có giá trị bằng: ● 50 ○ 100 ○ 200
○ Không đủ thông tin để tính.
MACRO_2_P1_57: Khoản tiền 100 triệu USD do Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chi để
mua máy bay sản xuất tại Mỹ được tính vào GDP của Việt Nam được tính như thế nào theo
cách tiếp cận chi tiêu (chọn 2 đáp án đúng)?
● Đầu tư tăng 100 triệu USD.
○ Tiêu dùng tăng 100 triệu USD.
● Xuất khẩu ròng giảm 100 triệu USD.
○ Đầu tư giảm 100 triệu USD.
MACRO_2_P1_58: Một công ty vừa mua chiếc xe CAMRY sản xuất tại Nhật Bản với giá 1 tỉ
đồng. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam được tính như thế nào theo cách tiếp
cận chi tiêu (chọn 2 đáp án đúng)?
● Đầu tư tăng 1 tỉ đồng.
○ Tiêu dùng tăng 1 tỉ đồng.
● Xuất khẩu ròng giảm 1 tỉ đồng.
○ Xuất khẩu ròng tăng 1 tỉ đồng.
MACRO_2_P1_59: Gia đình bạn vừa mua chiếc xe Honda Accord sản xuất tại Nhật Bản với giá
800 triệu đồng. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam được tính như thế nào theo
cách tiếp cận chi tiêu (chọn 2 đáp án đúng)?
○ Đầu tư tăng 800 triệu đồng.
● Tiêu dùng tăng 800 triệu đồng.
● Xuất khẩu ròng giảm 800 triệu đồng.
○ Đầu tư giảm 800 triệu đồng.
MACRO_2_P1_60: Giả sử gia đình bạn vừa mua một chiếc xe SuperDream được sản xuất tại
Việt Nam từ tháng 12 năm 2005 với giá 1 nghìn USD. Giao dịch này được tính vào GDP của
Việt Nam năm 2006 theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào?
○ Đầu tư tăng 1 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 1 nghìn USD.
○ Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quan đến giá trị sản xuất hiện tại.
○ Tiêu dùng tăng 1 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 1 nghìn USD.
● Tiêu dùng tăng 1 nghìn USD và đầu tư giảm 1 nghìn USD.
MACRO_2_P1_61: Giả sử một công ty vừa mua một chiếc xe Spacy được sản xuất tại Việt
Nam từ tháng 12 năm 2005 với giá 2 nghìn USD. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt
Nam năm 2006 theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào?
○ Tiêu dùng tăng 2 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 2 nghìn USD.
○ Tiêu dùng tăng 2 nghìn USD và đầu tư giảm 2 nghìn USD.
○ Đầu tư tăng 2 nghìn USD.
● Tổng đầu tư không thay đổi nhưng cơ cấu đầu tư thay đổi.
MACRO_2_P1_62: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất
bánh mì với giá 10 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với
giá 14triệu. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 16triệu. Đóng góp của cửa hàng bán bánh. ● 2 triệu. ○ 4 triệu. ○ 6 triệu. ○ 16 triệu.
MACRO_2_P1_63: Ngày 20-11-2006, bạn bán một chiếc máy tính với giá 2 triệu đồng mà cách
đây hai năm bạn đã mua với giá 8 triệu đồng. Để bán được chiếc máy tính này bạn phải trả cho
người môi giới 50 nghìn đồng. Sau khi thực hiện giao dịch bán chiếc máy này, GDP của Việt Nam: ○ Tăng 2 triệu đồng. ○ Giảm 6 triệu đồng. ● Tăng 50 nghìn đồng.
○ Không bị ảnh hưởng.
MACRO_2_P1_64: Để tính được phần đóng góp của một doanh nghiệp vào GDP, chúng ta
phải lấy giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp trừ đi:
○ Toàn bộ thuế gián thu.
● Chi tiêu cho các sản phẩm trung gian. ○ Khấu hao. ○ 2 và 3 đúng.
MACRO_2_P1_65: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất
bánh mì với giá 1 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá
2 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 3 triệu đồng. Các hoạt động này làm tăng: ○ 1 triệu đồng. ○ 2 triệu đồng. ● 3 triệu đồng. ○ 6 triệu đồng.
MACRO_2_P1_66: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất
bánh mì với giá 3 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá
5 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng. Đóng góp của cửa hàng là: ● 1 triệu đồng. ○ 2 triệu đồng. ○ 3 triệu đồng. ○ 6 triệu đồng.
MACRO_2_P1_67: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất
bánh mì với giá 3 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá
5 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng. Đóng góp của người sản xuất bánh mì: ○ 1 triệu đồng. ● 2 triệu đồng. ○ 3 triệu đồng. ○ 6 triệu đồng.
MACRO_2_P1_68: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất
bánh mì với giá 3 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá
5 triệu đồng. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng. Đóng góp của người nông: ○ 2 triệu đồng. ● 3 triệu đồng. ○ 5 triệu đồng. ○ 6 triệu đồng.
MACRO_2_P1_69: Một giám đốc bị mất việc do công ty hoạt động không hiệu quả. Anh ta
được nhận khoản trợ cấp thôi việc là 30 triệu đồng. Tiền lương của anh ta khi làm việc là 30
triệu đồng / năm. Vợ anh ta bắt đầu đi làm với mức lương 10 triệu đồng/năm. Con gái anh ta vẫn: ○ Giảm 30 triệu đồng. ○ Giảm 19 triệu đồng. ● Giảm 20 triệu đồng. ○ Tăng 11 triệu đồng.
MACRO_2_P1_70: Nếu một công dân Việt Nam làm cho một công ty của Việt Nam tại Nga, thu nhập của anh ta là:
○ Một phần trong GDP của Việt Nam và GNP của Nga.
○ Một phần trong GDP của Việt Nam và GDP của Nga.
○ Một phần trong GNP của Việt Nam và GNP của Nga.
● Một phần trong GNP của Việt Nam và GDP của Nga.
MACRO_2_P1_71: Giả sử vào năm 2006, Honda Việt Nam buộc phải tăng số lượng xe máy
tồn kho do chưa bán được. Như vậy, trong năm 2006:
○ Tổng thu nhập lớn hơn tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ.
○ Tổng thu nhập nhỏ hơn tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ.
● Tổng thu nhập vẫn bằng tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ.
○ Đầu tư của Honda Việt Nam nhỏ hơn 0.
MACRO_2_P1_72: Giả sử rằng Thép Việt-Úc bán thép cho Honda Việt Nam với giá 300 USD.
Sau đó thép được sử dụng để sản xuất ra 1 chiếc xe máy Super Dream. Chiếc xe này được
bán cho đại lí với giá 1200 USD. Đại lí bán chiếc xe này cho người tiêu dùng với giá 1400 USD. Ta có: ○ 2900 USD. ○ 2600 USD. ● 1400 USD. ○ 1200 USD.
MACRO_2_P1_73: Nếu cả mức giá và sản lượng trong năm 2 đều cao hơn trong năm 1 thì:
● GDP thực tế của năm 2 thấp hơn so với năm 1.
○ GDP danh nghĩa của năm 2 thấp hơn so với năm 1.
○ GDP danh nghĩa của năm 2 cao hơn so với năm 1, nhưng GDP thực tế của năm 2 lại thấp hơn năm 1.
○ Cả GDP thực tế và GDP danh nghĩa của năm 2 đều cao hơn so với năm 1.
MACRO_2_P1_74: Từ năm 2001 đến 2006, GDP thực tế của Việt Nam luôn tăng chậm hơn
GDP danh nghĩa. Điều này cho thấy:
○ Mức sống của người dân Việt Nam đã tăng lên trong giai đoạn này.
○ Người dân Việt Nam phải trả phần lớn thu nhập dưới dạng thuế thu nhập.
● Mức giá chung đã tăng trong thời kỳ này.
○ Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP danh nghĩa.
MACRO_2_P1_75: Nếu quan sát sự biến động của GDP thực tế và GDP danh nghĩa bạn nhận
thấy rằng trước năm 1994, GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa, nhưng sau năm 1994, GDP
danh nghĩa lại lớn hơn GDP thực tế, bạn có thể khẳng định rằng:
○ Lạm phát đã tăng từ năm 1994.
○ Lạm phát đã giảm từ năm 1994.
● Năm 1994 là năm cơ sở.
○ Năng suất lao động tăng mạnh sau năm 1994.
MACRO_2_P1_76: GDP danh nghĩa sẽ tăng:
○ Chỉ khi mức giá chung tăng.
○ Chỉ khi lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn.
○ Chỉ khi cả mức giá chung và lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra đều tăng.
● Khi mức giá chung tăng và /hoặc lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn.
MACRO_2_P1_77: Giả sử năm 2000 là năm cơ sở và tỉ lệ lạm phát hàng năm từ 1990 tới nay
của Việt Nam đều mang giá trị dương. Khi đó:
○ GDP thực tế luôn lớn hơn GDP danh nghĩa trong suốt thời gian từ 1990 tới nay.
○ GDP danh nghĩa luôn lớn hơn GDP thực tế trong suốt thời gian từ 1990 tới nay.
○ GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa trong giai đoạn 1990-1999 và điều ngược lại xảy ra
trong giai đoạn 2001 tới nay.
● GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa trong giai đoạn 1990-1999 và điều ngược lại xảy ra
trong giai đoạn 2001 tới nay.
MACRO_2_P1_78: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (D) khác nhau ở chỗ:
○ D phản ánh giá cả của tất cả hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra trong nước, còn CPI phản
ánh giá cả của giỏ hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đại diện mua.
○ Giá hàng tiêu dùng nhập khẩu không được phản ánh trong D, nhưng lại được phản ánh trong CPI.
○ CPI sử dụng quyền số cố định, còn D sử dụng quyền số thay đổi.
● Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P1_79: Nếu GDP danh nghĩa là 4410 tỉ đồng và chỉ số điều chỉnh GDP là 105, khi đó GDP thực tế là: ○ 4305 tỉ đồng. ○ 4000 tỉ đồng. ● 4200 tỉ đồng. ○ 4515 tỉ đồng.
MACRO_2_P1_80: GDP danh nghĩa của năm gốc là 1000 tỉ đồng. Giả sử đến năm thứ 5, mức
giá chung tăng 2 lần và GDP thực tế tăng 30%. Chúng ta có thể dự đoán rằng GDP danh nghĩa của năm thứ 5 sẽ là: ○ 1300 tỉ đồng. ○ 2000 tỉ đồng. ○ 2300 tỉ đồng. ● 2600 tỉ đồng.
MACRO_2_P1_81: Nếu GDP danh nghĩa là 2000 tỉ đồng năm 1 và 2150 tỉ đồng năm 2 và giá
cả năm 2 cao hơn năm 1, khi đó:
○ GDP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.
○ GDP thực tế năm 2 lớn hơn năm 1.
○ GNP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.
● Chưa đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi của GDP hay GNP thực tế.
MACRO_2_P1_82: Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng:
● Chi tiêu của chính phủ với tiền lương.
○ Lợi nhuận của công ty và lợi tức nhận được từ việc cho công ty vay tiền.
○ Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ.
○ Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ
MACRO_2_P1_83: Giả sử chính phủ trợ cấp 1 tỉ đồng cho các hộ gia đình, sau đó các hộ gia
đình đã dùng khoản tiền này mua thuốc y tế. Khi tính GDP theo cách tiếp cận chi tiêu, thì khoản
chi tiêu trên sẽ được tính vào:
○ Chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ.
○ Trợ cấp của chính phủ cho các hộ gia đình.
● Tiêu dùng của các hộ gia đình.
○ Đầu tư của chính phủ.
MACRO_2_P1_84: Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thì thu nhập khả dụng tăng khi: ○ Tiết kiệm tăng. ● Thuế thu nhập giảm. ○ Tiêu dùng tăng.
○ Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P1_85: Nếu GDP danh nghĩa tăng từ 8.000 tỉ trong năm cơ sở lên 8.400 tỉ trong
năm tiếptheo, và GDP thực tế không đổi. Điều nào dưới đây sẽ đúng?
○ Chỉ số điều chỉnh GDP tăng từ 100 lên 110.
● Giá cả của hàng sản xuất trong nước tăng trung bình 5%. ○ CPI tăng trung bình 5%.
○ Mức giá không thay đổi.
MACRO_2_P1_86: Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng.
○ Giống như sự khác nhau giữa GDP và thu nhập khả dụng.
○ Giống như sự khác nhau giữa GDP và thu nhập khả dụng.
○ Giống như chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
● Không phải những điều trên.
MACRO_2_P1_87: Câu nào dưới đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa GNP và NNP?
○ NNP lớn hơn GNP nếu mức giá giảm.
○ NNP lớn hơn GNP nếu mức giá tăng.
● NNP không thể lớn hơn GNP. ○ NNP luôn lớn hơn GNP.
MACRO_2_P1_88: Nếu GDP danh nghĩa là 4000 tỉ đồng trong năm 1 và 4300 tỉ đồng trong
năm 2 và mức giá của năm 2 cao hơn năm 1, khi đó
○ GDP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.
○ GDP thực tế năm 2 lớn hơn năm 1.
○ NNP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2.
● Không đủ thông tin để kết luận.
MACRO_2_P1_89: Nếu GDP danh nghĩa là 4410 tỉ đồng và chỉ số điều chỉnh GDP là 105, khi đó GDP thực tế là: ○ 4630 tỉ đồng. ○ 4000 tỉ đồng. ● 4200 tỉ đồng. ○ 4515 tỉ đồng.
MACRO_2_P1_90: Điều nào dưới đây không phải là cách mà các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm của mình?
○ Cho chính phủ vay tiền.
○ Cho người nước ngoài vay tiền.
○ Cho các nhà đầu tư vay tiền. ● Đóng thuế.
MACRO_2_P1_91: Nếu chỉ số giá tiêu dùng của năm 2004 là 129,5 (2000 là năm cơ sở), thì
chi phí sinh hoạt của năm 2004 đã tăng thêm: ○ 129,5% so với năm 2000. ● 29,5% so với năm 2000. ○ 129,5% so với năm 2004. ○ 29,5% so với năm 2004.
MACRO_2_P1_92: Nếu chỉ số giá tiêu dùng của năm 2004 là 119 (2000 là năm cơ sở), thì chi
phí sinh hoạt của năm 2004 đã tăng thêm: ○ 119% so với năm 2003. ○ 19% so với năm 2003. ○ 119% so với năm 2000. ● 19% so với năm 2000.
MACRO_2_P1_93: Nếu CPI của năm 2006 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 2006 là 5%, thì CPI của năm 2005 là: ○ 135 ○ 125 ○ 131,5. ● 130
MACRO_2_P1_94: Nếu chỉ số giá tiêu dùng là 120 năm 1994 và tỉ lệ lạm phát của năm 1995 là
10%, thì chỉ số giá tiêu dùng của năm 1995 là: ○ 130 ● 132 ○ 144 ○ 110
MACRO_2_P1_95: Nếu mức giá chung là 130 cho năm 2005 và 136,5 cho năm 2006, thì tỉ lệ
lạm phát của năm 2006 là: ● 5%. ○ 6,5%. ○ 36,5%.
○ Không thể tính được vì không biết năm cơ sở.
MACRO_2_P1_96: Điều nào sau đây sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số điều chỉnh GDP? ○ Giá giáo trình tăng.
○ Giá xe tăng mà quân đội mua tăng.
● Giá xe máy được sản xuất ở Thái Lan và được bán ở Việt Nam tăng.
○ Giá máy kéo sản xuất tại Việt Nam tăng.
MACRO_2_P1_97: “Giỏ hàng hoá” được sử dụng để tính CPI bao gồm:
○ Nguyên vật liệu được các doanh nghiệp mua.
○ Tất cả các sản phẩm được sản xuất trong nước.
● Các sản phẩm được người tiêu dùng điển hình mua.
○ Tất cả các sản phẩm tiêu dùng.
MACRO_2_P1_98: Nếu lãi suất danh nghĩa là7% và tỉ lệ lạm phát là 3% thì lãi suất thực tế là: ○ -4%. ○ 3%. ● 4%. ○ 10%.
MACRO_2_P1_99: Nếu tỉ lệ lạm phát là 8% và lãi suất thực tế là 3%, thì lãi suất danh nghĩa là: ○ (3/8)%. ○ 5%. ● 11%. ○ -5%. PHẦN 2:
MACRO_2_P2_1: Nhận định nào sau đây là đúng?
○ Lãi suất thực tế bằng tổng của lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát.
● Lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát.
○ Lãi suất danh nghĩa bằng tỉ lệ lạm phát trừ đi lãi suất thực tế
○ Lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế trừ đi tỉ lệ lạm phát.
MACRO_2_P2_2: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá của
nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?
○ Thiết bị và đồ dùng gia đình. ● Thực phẩm. ○ Y tế và giáo dục.
○ Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.
MACRO_2_P2_3: Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng,
trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 160. Nhìn chung mức sống của bạn đã ● Giảm. ○ Tăng. ○ Không thay đổi.
○ Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.
MACRO_2_P2_4: Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng,
trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 150. Nhìn chung mức sống của bạn đã ○ Giảm. ● Tăng. ○ Không thay đổi.
○ Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.
MACRO_2_P2_5: Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng,
trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 154. Nhìn chung mức sống của bạn đã ○ Giảm. ○ Tăng. ● Không thay đổi.
○ Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.
MACRO_2_P2_6: Với tư cách là người đi vay bạn sẽ thích tình huống nào sau đây nhất?
● Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25%.
○ Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14%.
○ Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9%.
○ Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1%.
MACRO_2_P2_7: Với tư cách là người cho vay bạn sẽ thích tình huống nào sau đây nhất?
○ Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25%.
○ Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14%.
○ Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9%.
● Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1%.
MACRO_2_P2_8: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 5% của nhóm
hàng tiêu dùng nào dưới đây?
○ Thiết bị và đồ dùng gia đình. ● Thực phẩm. ○ Lương thực.
○ Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.
MACRO_2_P2_9: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 15% của
nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?
○ Thiết bị và đồ dùng gia đình. ● Thực phẩm. ○ Y tế và giáo dục.
○ Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.
MACRO_2_P2_10: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 5% của
nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?
○ Thiết bị và đồ dùng gia đình. ● Lương thực. ○ Y tế và giáo dục.
○ Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.
MACRO_2_P2_11: Giả sử tiền lương tối thiểu đã tăng từ 120 nghìn đồng vào năm 1993 lên
350 nghìn đồng vào năm 2005 trong khi đó CPI tăng tương ứng từ 87,4 lên 172,7. Tiền lương
tối thiểu thực tế của năm 2005 so với năm 1993 đã ○ Giảm. ● Tăng. ○ Không thay đổi.
○ Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.
MACRO_2_P2_12: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 15% của
nhóm hàng tiêu dùng nào sau đây?
○ May mặc, mũ nón, giày dép.
○ Phương tiện đi lại, bưu điện.
○ Văn hóa, thể thao và giải trí.
● Lương thực, thực phẩm.
MACRO_2_P2_13: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến mức sản lượng thực tế trong dài hạn?
○ Mức cung ứng tiền tệ.
● Cung về các yếu tố sản xuất.
○ Cán cân thương mại quốc tế.
○ Tổng cầu của nền kinh tế.
MACRO_2_P2_14: Thước đo tốt về mức sống của người dân một nước là
● GDP thực tế bình quân đầu người. ○ GDP thực tế.
○ GDP danh nghĩa bình quân đầu người.
○ Tỉ lệ tăng trưởng của GDP danh nghĩa bình quân đầu người.
MACRO_2_P2_15: Vận dụng quy tắc 70, nếu thu nhập của bạn tăng 10% một năm, thì thu
nhập của bạn sẽ tăng gấp đôi sau khoảng ● 7 năm. ○ 10 năm. ○ 70 năm. ○ 14 năm.
MACRO_2_P2_16: Chi phí cơ hội của tăng trưởng cao hơn trong tương lai là
○ Sự giảm sút về đầu tư hiện tại.
○ Sự giảm sút về tiết kiệm hiện tại.
● Sự giảm sút về tiêu dùng hiện tại.
○ Sự giảm sút về thuế.
MACRO_2_P2_17: Sự gia tăng nhân tố nào sau đây không làm tăng năng suất của một quốc gia?
○ Vốn nhân lực bình quân một công nhân.
○ Tư bản hiện vật bình quân một công nhân. ● Lao động. ○ Tiến bộ công nghệ.
MACRO_2_P2_18: Dầu mỏ là một ví dụ về ○ Vốn nhân lực. ○ Tư bản hiện vật.
○ Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được.
● Tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được.
MACRO_2_P2_19: Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam?
● Công ty Bến Thành xây dựng một nhà hàng ở Mát-xcơ-va.
○ Hãng phim truyện Việt Nam bán bản quyền của một phim cho một trường quay Nga.
○ Công ty chế tạo ôtô Hoà Bình mua cổ phần của Toyota (Nhật Bản). ○ Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P2_20: Nhân tố nào dưới đây không làm tăng GDP trong dài hạn (chọn 2 đáp án đúng)?
○ Công nhân được đào tạo tốt hơn. ● Tăng mức cung tiền.
● Đầu tư thay thế bộ phận tư bản đã hao mòn. ○ Giảm thuế.
MACRO_2_P2_21: Câu nào dưới đây biểu thị tiến bộ công nghệ?
● Một nông dân phát hiện ra rằng trồng cây vào mùa xuân tốt hơn trồng vào mùa hè.
○ Một nông dân mua thêm một máy kéo.
○ Một nông dân thuê thêm lao động.
○ Một nông dân gửi con đến học tại trường đại học nông nghiệp để sau này trở về làm việc trong trang trại gia đình.
MACRO_2_P2_22: Điều nào dưới đây là nhân tố chủ yếu quyết định mức sống của chúng ta?
○ Mức độ làm việc chăm chỉ của chúng ta.
○ Cung về tư bản vì tất cả những gì có giá trị đều do máy móc sản xuất ra.
○ Cung về tài nguyên thiên nhiên, vì chúng chỉ có hạn.
● Năng suất của chúng ta, vì thu nhập của chúng ta chính bằng những gì chúng ta sản xuất ra.
MACRO_2_P2_23: Chính sách nào dưới đây có ít khả năng làm tăng tốc độ tăng trưởng của một quốc gia?
○ Tăng chi tiêu cho giáo dục cộng đồng.
● Dựng lên các rào cản đối với việc nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài.
○ Ổn định chính trị và đảm bảo quyền sở hữu tư nhân.
○ Giảm rào cản đối với đầu tư nước ngoài.
MACRO_2_P2_24: Để nâng cao mức sống cho người dân ở các nước đang phát triển, chính
phủ không nên làm điều gì sau đây?
○ Thúc đẩy thương mại tự do.
○ Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
● Khuyến khích tăng dân số.
○ Khuyến khích nghiên cứu và triển khai công nghệ.
MACRO_2_P2_25: Để góp phần nâng caomức sống cho người dân ở các nước đang phát
triển, chính phủ không nên làm điều gì sau đây?
○ Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
○ Hạn chế tăng trưởng dân số.
○ Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và triển khai.
● Dựng lên các rào cản thương mại như thuế quan và hạn ngạch.
MACRO_2_P2_26: Để nâng cao mức sống cho người dân ở một nước nghèo, thì chính phủ
không nên làm điều gì sau đây?
○ Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
○ Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
● Khuyến khích tăng dân số. ○ Phát triển giáo dục.
MACRO_2_P2_27: Để nâng cao mức sống cho người dân của một quốc gia, thì chính phủ nên làm điều gì sau đây?
○ Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
○ Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. ○ Phát triển giáo dục.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P2_28: Ví dụ về tài trợ cổ phần là ○ Trái phiếu công ty.
○ Trái phiếu địa phương. ● Cổ phiếu.
○ Ngân hàng cho vay tiền.
MACRO_2_P2_29: Rủi ro tín dụng là
○ Do trái phiếu có kỳ hạn.
● Có thể không được hoàn trả tiền lãi hoặc vốn gốc.
○ Bị đánh thuế thu nhập từ tiền lãi.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P2_30: Tiết kiệm quốc dân bằng
● Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm Chính phủ. ○ Đầu tư + Tiêu dùng. ○ GDP – Tiêu dùng.
○ GDP – Chi tiêu chính phủ.
MACRO_2_P2_31: Tiết kiệm quốc dân bằng
○ Tiết kiệm tư nhân + Thâm hụt ngân sách chính phủ. ○ Đầu tư + Tiêu dùng.
● GDP tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ. ○ GDP – đầu tư.
MACRO_2_P2_32: Nếu chi tiêu chính phủ lớn hơn tổng thuế thu được thì (chọn 2 đáp án đúng)
○ Chính phủ có thặng dư ngân sách.
● Chính phủ có thâm hụt ngân sách.
● Tiết kiệm chính phủ sẽ âm.
○ Chính phủ gia tăng tiết kiệm.
MACRO_2_P2_33: Nếu chi tiêu chính phủ nhỏ hơn tổng thuế thu được thì
● Chính phủ có thặng dư ngân sách.
○ Chính phủ có thâm hụt ngân sách.
○ Tiết kiệm chính phủ sẽ âm. ○ Câu 2 và 3 đúng.
MACRO_2_P2_34: Nếu công chúng giảm tiêu dùng 1000 tỉ đồng và chính phủ tăng chi tiêu
1000 tỉ đồng (các yếu tố khác không đổi), thì trường hợp nào sau đây là đúng?
○ Tiết kiệm quốc dân tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn.
○ Tiết kiệm quốc dân giảm và nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn.
● Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.
○ Chưa có đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi của tiết kiệm quốc dân.
MACRO_2_P2_35: Nếu công chúng tăng tiêu dùng 500 tỉ đồng và chính phủ giảm chi tiêu 500
tỉ đồng (các yếu tố khác không đổi), thì trường hợp nào sau đây là đúng?
○ Tiết kiệm quốc dân tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởngnhanh hơn.
○ Tiết kiệm quốc dân giảm và nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn.
● Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.
○ Chưa có đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi của tiết kiệm quốc dân.
MACRO_2_P2_36: Chứng khoán nào trên thị trường tài chính có nhiều khả năng phải trả lãi suất cao nhất?
○ Ttrái phiếu địa phương do UBND TP Hồ Chí Minh phát hành.
○ Trái phiếu do chính phủ Việt Nam phát hành.
○ Trái phiếu do Vietcombank phát hành.
● Trái phiếu do một công ty mới thành lập phát hành.
MACRO_2_P2_37: Đầu tư là
○ Việc mua cổ phiếu và trái phiếu.
● Việc mua thiết bị và xây dựng nhà xưởng.
○ Việc chúng ta gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
○ Tất cả các câu trên đúng.
MACRO_2_P2_38: Nếu người dân Việt Nam tiết kiệm nhiều hơn do bi quan vào tình hình kinh
tế tương lai, thì theo mô hình về thị trường vốn vay,
○ Đường cung vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất tăng.
● Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất giảm.
○ Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng.
○ Đường cầu vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất giảm.
MACRO_2_P2_39: Nếu người Việt Nam tiết kiệm ít hơn do lạc quan vào tình hình kinh tế
tương lai, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay?
○ Lãi suất thực tế giảm và đầu tư giảm.
○ Lãi suất thực tế giảm và đầu tư tăng.
● Lãi suất thực tế tăng và đầu tư giảm.
○ Lãi suất thực tế tăng và đầu tư tăng.
MACRO_2_P2_40: Nếu chính phủ tăng thời gian miễn thuế cho các dự án đầu tư, thì theo mô
hình về thị trường vốn vay,
○ Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng.
○ Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất giảm.
● Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng.
○ Đường cầu vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất giảm
MACRO_2_P2_41: Nếu chính phủ giảm thời gian miễn thuế cho các dự án đầu tư, thì theo mô
hình về thị trường vốn vay,
○ Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng.
○ Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất giảm.
○ Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng.
● Đường cầu vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất giảm.
MACRO_2_P2_42: Những chính sách nào của chính phủ sẽ làm kinh tế tăng trưởng nhiều nhất
○ Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư và giảm thâm hụt ngân sách chính phủ.
● Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư, và tăng thâm hụt ngân sách chính phủ.
○ Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư và giảm thâm hụt ngân sách chính phủ.
○ Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư, và giảm thâm hụt ngân sách chính phủ.
MACRO_2_P2_43: Theo mô hình về đồ thị thị trường vốn vay, tăng thâm hụt ngân sách khiến
chính phủ đi vay nhiều hơn sẽ làm
○ Dịch chuyển đường cầu vốn sang phải và làm tăng lãi suất.
○ Dịch chuyển đường cầu vốn sang trái và làm giảm lãi suất.
● Dịch chuyển đường cung vốn sang trái và làm tăng lãi suất.
○ Dịch chuyển đường cung vốn sang phải và làm giảm lãi suất.
MACRO_2_P2_44: Theo mô hình thị trường vốn vay, giảm thâm hụt ngân sách sẽ làm
○ Dịch chuyển đường cầu vốn sang phải và làm tăng lãi suất.
○ Dịch chuyển đường cầu vốn sang trái và làm giảm lãi suất.
○ Dịch chuyển đường cung vốn sang trái và làm tăng lãi suất.
● Dịch chuyển đường cung vốn sang phải và làm giảm lãi suất.
MACRO_2_P2_45: Trong tài khoản thu nhập quốc dân, những giao dịch nào sau đây được coi là đầu tư?
○ Bạn mua 100 cổ phiếu của FPT.
○ Bạn mua một máy tính của FPT cho con bạn để phục vụ việc học hành.
● Công ty FPT xây dựng một nhà máy mới để sản xuất máy tính.
○ Bạn ăn một quả táo.
MACRO_2_P2_46: Trong tài khoản thu nhập quốc dân, những giao dịch nào sau đây được coi là đầu tư?
○ Bạn dành 10 triệu đồng để mua trái phiếu chính phủ.
○ Bạn dành 10 triệu đồng để mua cổ phiếu của FPT.
○ Một bảo tàng nghệ thuật mua một bức tranh của Picasso với giá 20 triệu USD.
● Gia đình bạn mua một căn hộ mới xây.
MACRO_2_P2_47: Lãi suất của trái phiếu phụ thuộc vào ○ Thời hạn.
○ Tính rủi ro của trái phiếu.
○ Chính sách thuế đối với tiền lãi.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P2_48: Nhận định nào dưới đây về tiết kiệm quốc dân là sai?
● Tiết kiệm quốc dân là tổng số gửi trong các NHTM.
○ Tiết kiệm quốc dân là tổng của tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ.
○ Tiết kiệm quốc dân phản ánh phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi chi cho tiêu dùng của
các hộ gia đình và chi tiêu chính phủ.
○ Tiết kiệm quốc dân bằng đầu tư tại trạng thái cân bằng trong một nền kinh tế đóng.
MACRO_2_P2_49: Tiết kiệm chính phủ có giá trị bằng
○ Thuế cộng với khoản chuyển giao thu nhập của chính phủ cho cá nhân trừ đi mua hàng của chính phủ.
● Thuế trừ đi chi tiêu chính phủ (bao gồm cả chuyển giao thu nhập cho khu vực tư nhân và chi
mua hàng hóa và dịch vụ).
○ Thuế cộng với khoản chuyển giao thu nhập của chính phủ cho cá nhân cộng với mua hàng của chính phủ.
○ Thâm hụt ngân sách của chính phủ.
MACRO_2_P2_50: Tiết kiệm tư nhân phụ thuộc vào ○ Thu nhập quốc dân.
○ Thuế thu nhập cá nhân.
○ Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P2_51: Trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm bằng (chọn 2 đáp án đúng)
● Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm chính phủ.
○ Đầu tư + chi tiêu cho tiêu dùng.
● GDP – tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ. ○ Chi tiêu cho tiêu dùng.
MACRO_2_P2_52: Trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm bằng
○ Tiết kiệm tư nhân – Thâm hụt ngân sách chính phủ. ○ Đầu tư + Tiêu dùng.
○ GDP – Tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ. ● Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P2_53: Xét một nền kinh tế đóng có Y = 5000; C = 500 +0,6(Y – T); T = 600; G =
1000; I = 2160 – 100r. Theo mô hình về thị trường vốn vay, lãi suất cân bằng là ○ 5%. ○ 8%. ○ 10%. ● 0.13
MACRO_2_P2_54: Xét một nền kinh tế đóng có Y = 5140; C = 500 +0,6(Y – T); T = 600; G =
1000; I = 1716 – 100r. Theo mô hình về thị trường vốn vay, lãi suất cân bằng là ○ 5%. ● 8%. ○ 10%. ○ 13%.
MACRO_2_P2_55: Xét một nền kinh tế đóng có Y = 5140; C = 500 +0,6(Y – T); T = 600; G =
1000; I = 1916 – 100r. Theo mô hình về thị trường vốn vay, lãi suất cân bằng là ○ 5%. ○ 8%. ● 10%. ○ 0.13
MACRO_2_P2_56: Xét một nền kinh tế đóng. Nếu GDP = 2000, C = 1200, T = 200, và G = 400, thì ○ S = 200, I = 400. ○ S = 400, I = 200. ● S = I = 400. ○ S = I = 600
MACRO_2_P2_57: Xét một nền kinh tế đóng. Nếu Y = 1000, tiết kiệm bằng 200, T = 100, và G = 200 thì
○ Tiết kiệm tư nhân bằng 100, C = 700.
● Tiết kiệm tư nhân bằng 300, C = 600.
○ Tiết kiệm tư nhân bằng C = 300.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P2_58: Nếu một nền kinh tế đóng có thu nhập là 2000 tỉ đồng, tiết kiệm quốc dân là
400 tỉ đồng; tiêu dùng là 1200 tỉ đồng và thuế là 500 tỉ đồng. Tiết kiệm chính phủ sẽ là ○ -100 tỉ đồng. ○ -200 tỉ đồng. ● 100 tỉ đồng. ○ 200 tỉ đồng.
MACRO_2_P2_59: Nếu một nền kinh tế đóng có thu nhập là 1000 tỉ đồng, tiết kiệm quốc dân là
200 tỉ đồng ; tiêu dùng là 600 tỉ đồng, thuế là 250 tỉ đồng. Tiết kiệm chính phủ sẽ là ○ -50 tỉ đồng. ○ -100 tỉ đồng. ● 50 tỉ đồng. ○ 100 tỉ đồng.
MACRO_2_P2_60: Theo mô hình thị trường vốn vay, nếu đường cung vốn vay rất dốc, chính
sách nào sau đây có hiệu quả nhất trong việc khuyến khích tiết kiệm và đầu tư?
○ Giảm thuế cho các dự án đầu tư.
● Giảm thâm hụt ngân sách.
○ Tăng thâmhụt ngân sách.
○ Các câu trên đều sai.
MACRO_2_P2_61: Xét một nền kinh tế đóng. Giả sử chính phủ đồng thời giảm thuế cho đầu tư
và miễn thuế đánh vào tiền lãi từ tiết kiệm trong khi giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi.
Theo mô hình về thị trường vốn vay thì điều gì sẽ xảy ra?
○ Cả đầu tư và lãi suất thực tế sẽ tăng.
○ Cả đầu tư và lãi suất thực tế sẽ giảm.
○ Cả đầu tư và lãi suất thực tế đều không thay đổi.
● Đầu tư sẽ tăng, nhưng lãi suất thực tế có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.
MACRO_2_P2_62: Giả sử chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân 100 tỉ đồng và giảm chi tiêu
100 tỉ đồng. Theo mô hình về thị trường vốn vay cho một nền kinh tế đóng trong dài hạn, thì
trường hợp nào sau đây đúng?
● Tiết kiệm tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởngnhanh hơn.
○ Tiết kiệm giảm và nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn.
○ Tiết kiệm không đổi và tăng trưởng kinh tế không bị ảnh hưởng.
○ Chưa có đủ thông tin để kết luận về ảnh hưởng đến tiết kiệm.
MACRO_2_P2_63: Lực lượng lao động
○ Bao gồm tất cả mọi người có khả năng lao động.
○ Không bao gồm những người đang tìm việc.
● Là tổng số người đang có việc và thất nghiệp.
○ Không bao gồm những người tạm thời mất việc.
MACRO_2_P2_64: Lực lượng lao động
○ Bao gồm những người trưởng thành có khả năng lao động.
○ Không bao gồm những người đang tìm việc.
● Bao gồm những người trưởng thành có nhu cầu làm việc.
○ Chỉ bao gồm những đang làm việc.
MACRO_2_P2_65: Mức thất nghiệp mà nền kinh tế thông thường phải chịu là
○ Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả.
○ Thất nghiệp tạm thời. ○ Thất nghiệp chu kỳ.
● Thất nghiệp tự nhiên.
MACRO_2_P2_66: Theo các nhà thống kê lao động, khi người vợ quyết định ở nhà để chăm
sóc gia đình thì cô ta được coi là ○ Thất nghiệp. ○ Có việc làm.
● Không nằm trong lực lượng lao động. ○ Công nhân thất vọng.
MACRO_2_P2_67: Sự kiện nào sau đây làm tăng số người thất nghiệp trong nền kinh tế?
○ Một phụ nữ bỏ việc để ở nhà chăm sóc gia đình.
● Một công nhân bị đuổi việc do vi phạm kỉ luật lao động.
○ Một người được nghỉ hưu theo chế độ.
○ Một người ngừng tìm việc do nhận thấy không có cơ hội tìm được việc.
MACRO_2_P2_68: Sự kiện nào sau đây làm giảm số người thất nghiệp trong nền kinh tế?
○ Một công nhân bị sa thải.
○ Một nhân viên vừa được nghỉ hưu theo chế độ.
○ Một sinh viên mới ra trường tìm được việc làm ngay.
● Một người đã tìm việc trong 4 tháng qua và vừa quyết định thôi không tìm việc nữa để theo
học một lớp đào tạo nghề.
MACRO_2_P2_69: Tỉ lệ thất nghiệp được định nghĩa là
○ Số người thất nghiệp chia cho số người có việc.
○ Số người có việc chia cho dân số của nước đó.
○ Số người thất nghiệp chia cho dân số của nước đó.
● Số người thất nghiệp chia cho lực lượng lao động.
MACRO_2_P2_70: Giả sử một nước có dân số là 40 triệu người, trong đó 18 triệu người có
việc làm và 2 triệu người thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp của nước này là bao nhiêu? ○ 11%. ○ 8%. ○ 5%. ● 0.1
MACRO_2_P2_71: Giả sử một nước có dân số là 20 triệu người, trong đó 8 triệu người có việc
làm và 1 triệu người thất nghiệp. Lực lượng lao động của nước này là bao nhiêu? ○ 11 triệu. ○ 20 triệu. ● 9 triệu. ○ 8 triệu.
MACRO_2_P2_72: Giả sử một nước có dân số là 20 triệu người, trong đó 9 triệu người có việc
làm và 1 triệu người thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp của nước này là bao nhiêu? ○ 5%. ● 10%. ○ 11%.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P2_73: Những người nào sau đây được coi là thất nghiệp
○ Một người đang làm việc nhưng muốn được nghỉ phép khi cuộc điều tra về thất nghiệp tiến hành.
○ Một sinh viên đang tìm một việc làm thêm suốt cả tháng qua.
○ Một kế toán có chứng chỉ CPA không thể tìm được việc và quyết định ngừng tìm việc.
● Một người mới bỏ việc và đang nộp hồ sơ để tuyển dụng vào một công việc mới.
MACRO_2_P2_74: Nếu bạn đang không có việc làm bởi vì bạn đã bỏ công việc cũ và đang đi
tìm kiếm một công việc tốt hơn, các nhà kinh tế xếp bạn vào nhóm
● Thất nghiệp tạm thời. ○ Thất nghiệp chu kỳ. ○ Thất nghiệp cơ cấu.
○ Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển.
MACRO_2_P2_75: Những người thất nghiệp do thiếu những kỹ năng lao động mà thị trường đang cần được gọi là
○ Thất nghiệp tạm thời. ○ Thất nghiệp chu kỳ. ● Thất nghiệp cơ cấu.
○ Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
MACRO_2_P2_76: Loại thất nghiệp nào sau đây là do tiền lương được ấn định cao hơn mức cân bằng thị trường? ○ Thất nghiệp cơ cấu.
○ Thất nghiệp tạm thời. ○ Thất nghiệp chu kỳ.
● Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển.
MACRO_2_P2_77: 2 loại thất nghiệp nào sau đây tồn tại ngay cả khi tiền lương ở mức cân bằng? ● Thất nghiệp cơ cấu.
○ Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả.
● Thất nghiệp tạm thời.
○ Thất nghiệp theo chu kì.
MACRO_2_P2_78: Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp chu kỳ?
○ Một người nông dân bị mất ruộng và trở thành thất nghiệp cho tới khi anh ta được đào tạo lại.
○ Một công nhân làm việc trong ngành thuỷ sản đang tìm kiếm một công việc tốt hơn ở gần nhà.
○ Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ việc nhưng anh ta hy vọng sớm được gọi trở lại.
● Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái.
MACRO_2_P2_79: Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp cơ cấu?
● Một người nông dân bị mất ruộng và trở thành thất nghiệp cho tới khi anh ta được đào tạo lại.
○ Một công nhân làm việc trong ngành thuỷ sản đang tìm kiếm một công việc tốt hơn ở gần nhà.
○ Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ tạm thời do nhà máy đang lắp đặt thiết bị mới.
○ Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái.
MACRO_2_P2_80: Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp tạm thời?
○ Một người nông dân bị mất ruộng và trở thành thất nghiệp cho tới khi anh ta được đào tạo lại.
● Một công nhân làm việc trong ngành thuỷ sản đang tìm kiếm một công việc tốt hơn ở gần nhà.
○ Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ việc trong 2 tuần do nhà máy đang lắp đặt thiết bị mới.
○ Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái.
MACRO_2_P2_81: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra thất nghiệp chu kỳ?
○ Thất nghiệp tăng là do sự thu hẹp của ngành dệt may và sự mở rộng của ngành công nghệ thông tin.
○ Thất nghiệp tăng là do tiền lương thực tế được qui định cao hơn mức cân bằng thị trường lao động.
● Thất nghiệp tăng là do sự suy giảm của tổng cầu.
○ Các cá nhân thay đổi công việc của mình.
MACRO_2_P2_82: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra thất nghiệp cơ cấu?
● Thất nghiệp tăng là do sự thu hẹp của ngành dệt may và sự mở rộng của ngành công nghệ thông tin.
○ Thất nghiệp tăng là do tiền lương thực tế được qui định cao hơn mức cân bằng thị trường lao động.
○ Thất nghiệp tăng là do sự suy giảm của tổng cầu.
○ Các cá nhân thay đổi công việc của mình.
MACRO_2_P2_83: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển?
○ Thất nghiệp tăng là do sự thu hẹp của ngành dệt may và sự mở rộng của ngành công nghệ thông tin.
● Thất nghiệp tăng là do tiền lương thực tế được qui định cao hơn mức cân bằng thị trường lao động.
○ Thất nghiệp tăng là do sự suy giảm của tổng cầu.
○ Các cá nhân thay đổi công việc của mình.
MACRO_2_P2_84: Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp tạm thời? Một công nhân ngành thép
○ Mất việc do sự thay đổi của công nghệ.
● Bỏ việc và đang đi tìm một công việc tốt hơn.
○ Quyết định ngừng làm việc để trở thành sinh viên chính qui của một trường đại học.
○ Bỏ việc để ở nhà chăm sóc gia đình.
MACRO_2_P2_85: Nếu tiền lương được qui định cao hơn mức tiền lương cân bằng thì nền kinh tế sẽ xuất hiện
● Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
○ Thất nghiệp tạm thời. ○ Thất nghiệp chu kỳ. ○ Thất nghiệp cơ cấu.
MACRO_2_P2_86: Tăng cung tiền có tác động yếu đến tổng cầu khi (chọn 2 đáp án đúng)
● Đầu tư ít co dãn với sự thay đổi của lãi suất.
○ Cầu tiền ít co dãn với sự thay đổi của lãi suất. ● MPC nhỏ.
○ Đầu tư co dãn theo lãi suất.
MACRO_2_P2_87: Điều nào sau đây không phải là lí do làm cho mục tiêu thất nghiệp bằng
không là không thực tế và có thể không đáng mong muốn?
○ Cần có thời gian để công việc và công nhân khớp nhau.
● Sẽ là vô nhân đạo nếu buộc người già phải làm việc.
○ Luật tiền lương tối thiểu, hạn chế các cơ hội làm việc.
○ Một số người thất nghiệp không sẵn sàng chấp nhận các công việc sẵn có.
MACRO_2_P2_88: Với L là lực lượng lao động, E là số lao động có việc làm, và U là số lao
động thất nghiệp, thì tỉ lệ thất nghiệp được tính bằng ○ (L-E)/L. ○ U/L. ○ 1-(E/L).
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P2_89: Thị trường lao động có hiện tượng dư cầu khi
○ Mức tiền lương thực tế cao hơn mức tiền lương cân bằng thị trường lao động.
● Mức tiền lương thực tế thấp hơn mức tiền lương cân bằng thị trường lao động.
○ Nhiều người tham gia vào lực lượng lao động hơn.
○ Nhiều người bị sa thải.
MACRO_2_P2_90: Thất nghiệp vẫn tồn tại ở trạng thái toàn dụng nhân công bởi vì
○ Một số người trưởng thành không có khả năng lao động.
● Mọi người cần thời gian để tìm việc và trong nền kinh tế luôn xuất hiện sự sự không ăn khớp
giữa cung và cầu lao động theo ngành, nghề, địa bàn.
○ Sự biến động theo chu kỳ là điều không tránh khỏi.
○ Có những người trưởng thành không có nhu cầu tìm việc.
MACRO_2_P2_91: Điều nào sau đây không phải là chi phí của thất nghiệp?
● Bạn có nhiều thời gian để nâng cao trình độ chuyên môn và tìm kiếm các thông tin về việc làm mới.
○ Giảm sút sản lượng và thu nhập.
○ Kĩ năng lao động bị xói mòn khi thất nghiệp kéo dài.
○ Sự ức chế về tinh thần.
MACRO_2_P2_92: Chính sách nào dưới đây của chính phủ sẽ giảm được thất nghiệp cơ cấu?
● Mở rộng các khoá đào tạo lại nghề cho các công nhân mất việc để thích hợp với nhu cầu mới của thị trường.
○ Giảm tiền lương tối thiểu.
○ Phổ biến rộng rãi thông tin về những công việc đang cần tuyển người làm. ○ Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P2_93: Chính sách nào dưới đây của chính phủ sẽ giảm được thất nghiệp tạm thời?
○ Mở rộng cáckhoá đào tạo lại nghề cho các công nhân mất việc để thích hợp với nhu cầu mới của thị trường.
○ Giảm tiền lương tối thiểu.
● Phổ biến rộng rãi thông tin về những công việc đang cần tuyển người làm.
○ Không phải các chính sách trên.
MACRO_2_P2_94: Chính sách nào dưới đây của chính phủ sẽ giảm được thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển?
○ Mở rộng các khoá đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thị trường.
● Giảm tiền lương tối thiểu.
○ Phổ biến rộng rãi thông tin về những công việc đang cần tuyển người làm. ○ Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P2_95: Trợ cấp thất nghiệp có xu hướng làm tăng thất nghiệp tạm thời do
○ Làm cho công nhân mất việc cảm thấy cấp bách hơn trong việc tìm kiếm công việc mới.
○ Buộc công nhân phải chấp nhận ngay công việc đầu tiên mà họ nhận được.
○ Làm cho các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong việc sa thải công nhân.
● Làm giảm áp lực phải tìm việc để có thu nhập trang trải cho cuộc sống của những người bị thất nghiệp.
MACRO_2_P2_96: Biện pháp nào dưới đây có hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên?
○ Tăng tiền lương tối thiểu.
○ Thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng.
● Trợ cấp cho các chương trình đào tạo lại và hỗ trợ cho công nhân đến làm việc ở các vùng xa và vùng sâu.
○ Tăng trợ cấp thất nghiệp.
MACRO_2_P2_97: Biện pháp nào dưới đây có hiệu quả trong việc giảm thất nghiệp chu kỳ?
○ Tăng tiền lương tối thiểu.
● Thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng.
○ Trợ cấp cho các chương trình đào tạo lại và hỗ trợ cho công nhân đến làm việc ở các vùng xa và vùng sâu.
○ Tăng trợ cấp thất nghiệp.
MACRO_2_P2_98: Luật tiền lương tối thiểu có khuynh hướng
○ Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường lao động lành nghề so với trong thị trường lao động giản đơn.
● Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường lao động giản đơn so với trong thị trường lao động lành nghề.
○ Không tác động đến thất nghiệp nếu nó cao hơn mức lương cân bằng thị trường lao động.
○ Trợ giúp tất cả thanh niên bởi họ nhận được tiền lương cao hơn so với khi họ tự xoay sở.
MACRO_2_P2_99: Luật tiền lương tối thiểu có khuynh hướng
○ Không tác động đến thất nghiệp nếu nó cao hơn mức lương cân bằng.
● Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn cho những lao động trẻ không có bằng đại học so với lao động trẻ có bằng đại học.
○ Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn cho những lao động trẻ có bằng đại học so với những lao động
trẻ không có bằng đại học.
○ Trợ giúp tất cả thanh niên bởi họ nhận được tiền lương cao hơn so với khi họ tự xoay sở. PHẦN 3:
MACRO_2_P3_1: Công đoàn có xu hướng làm tăng chênh lệch tiền lương giữa người trong
cuộc và người ngoài cuộc do làm:
● Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng tăng cung về lao
động trong khu vực không có công đoàn.
○ Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng giảm cung về lao
động trong khu vực không có công đoàn
○ Giảm cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn.
○ Tăng cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn.
MACRO_2_P3_2: Nhận định nào sau đây về lý thuyết tiền lương hiệu quả là đúng?
○ Đó là mức tiền lương do chính phủ quy định doanh nghiệp trả lương cho công nhân càng thấp càng tốt.
○ Việc trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường tạo ra rủi ro về đạo đức vì nó làm cho
công nhân trở nên vô trách nhiệm.
○ Việc trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường có thể cải thiện sức khoẻ, giảm bớt tốc
độ thay thế, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân.
● Việc trả tiền lương theo mức cân bằng thị trường có thể cải thiện sức khoẻ, giảm bớt tốc độ
thay thế, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân.
MACRO_2_P3_3: Chính sách nào sau đây của chính phủ không thể giảm được tỉ lệ thất nghiệp?
○ Thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm.
○ Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo lại các công nhân bị thất nghiệp.
○ Giảm tiền lương tối thiểu.
● Tăng trợ cấp thất nghiệp.
MACRO_2_P3_4: Chính sách nào dưới đây của chính phủ sẽ làm tăng thất nghiệp tạm thời?
○ Mở rộng các chương trình đào tạo nghề.
● Tăng trợ cấp thất nghiệp.
○ Giảm tiền lương tối thiểu.
○ Phổ biến rộng rãi thông tin về các công việc cần tuyển người làm.
MACRO_2_P3_5: Thất nghiệp tạm thời không phát sinh trong trường hợp nào dưới đây?
○ Sinh viên mới tốt nghiệp đi tìm việc làm.
○ Một số doanh nghiệp bị phá sản.
○ Một số công nhân từ bỏ công việc hiện tại để tìm việc làm mới.
● Các công nhân từ bỏ các công việc hiện tại và thôi không tìm việc nữa.
MACRO_2_P3_6: Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển xuất hiện khi:
○ Tiền lương hoàn toàn linh hoạt.
● Các công việc chỉ có hạn.
○ Cầu về lao động vượt quá cung về lao động tại mức lương hiện hành.
○ Thị trường lao động là cạnh tranh hoàn hảo.
MACRO_2_P3_7: Các nhà kinh tế tin rằng sự cứng nhắc của tiền lương có thể là do: ○ Công đoàn
○ Luật về tiền lương tối thiểu.
○ Tiền lương hiệu quả.
● Tất cả các câu trên đều đúng
MACRO_2_P3_8: Theo lý thuyết về tiền lương hiệu quả, điều nào dưới đây không phải là
nguyên nhân làm cho năng suất cao hơn đi cùng với tiền lương cao hơn?
○ Tiền lương cao hơn cho phép công nhân mua được thức ăn giàu dinh dưỡng hơn.
○ Tiền lương cao hơn thu hút được các công nhân có chất lượng cao hơn.
○ Tiền lương cao hơn có thể làm tăng nỗ lực của công nhân do làm tăng chi phí mất việc.
● Tiền lương cao hơn chuyển công nhân vào các thang thuế cao hơn, do đó họ cần làm việc
tích cực hơn để duy trì mức thu nhập sau thuế như cũ.
MACRO_2_P3_9: Trong mô hình AS-AD, đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa:
○ Tổng chi tiêu thực tế và GDP thực tế.
○ Thu nhập thực tế và GDP thực tế.
● Mức giá chung và tổng lượng cầu.
○ Mức giá chung và GDP danh nghĩa.
MACRO_2_P3_10: Trong mô hình AS-AD, đường tổng cung phản ánh mối quan hệ giữa:
○ Tổng chi tiêu thực tế và GDP thực tế.
○ Thu nhập thực tế và GDP thực tế.
● Mức giá chung và tổng lượng cung.
○ Mức giá chung và GDP danh nghĩa.
MACRO_2_P3_11: Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không làm dịch chuyển đường tổng cầu: ○ Lãi suất. ● Mức giá chung. ○ Thuế thu nhập. ○ Cung tiền.
MACRO_2_P3_12: Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không làm dịch chuyển đường tổng cung:
○ Giánhiên liệu nhập khẩu. ● Mức giá chung.
○ Thuế đánh vào nguyên liệu. ○ Tiền công.
MACRO_2_P3_13: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của mức giá có nghĩa là:
○ Đường tổng cầu dịch trái.
○ Đường tổng cầu dịch phải.
○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.
● Sẽ có sự di chuyển lênp hía trên dọc một đường tổng cầu
MACRO_2_P3_14: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm mức giá có nghĩa là:
○ Đường tổng cầu dịch phải.
○ Đường tổng cầu dịch trái.
● Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.
○ Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cầu.
MACRO_2_P3_15: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của mức giá cónghĩa là:
○ Đường tổng cung dịch phải.
○ Đường tổng cung dịch trái.
○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cung.
● Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cung.
MACRO_2_P3_16: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm mức giá có nghĩa là:
○ Đường tổng cung dịch phải.
○ Đường tổng cung dịch trái.
● Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cung.
○ Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cung.
MACRO_2_P3_17: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của cung tiền danh nghĩa có nghĩa là:
● Đường tổng cầu dịch phải.
○ Đường tổng cầu dịch trái.
○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.
○ Sẽ có sự di chuyển xuống lên phía trên dọc một đường tổng cầu.
MACRO_2_P3_18: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm cung tiền danh nghĩa có nghĩa là:
○ Đường tổng cầu dịch phải.
● Đường tổng cầu dịch trái.
○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.
○ Sẽ có sự di chuyển xuống lên phía trên dọc một đường tổng cầu.
MACRO_2_P3_19: Chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho:
○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.
● Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
○ Đường tổng cung dịch chuyển sang phải.
MACRO_2_P3_20: Chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng sẽ làm cho:
● Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.
○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
○ Đường tổng cung dịch chuyển sang phải.
MACRO_2_P3_21: Các nhà hoạch định chính sách được gọi là đã “thích ứng” với một cú sốc cung bất lợi nếu họ:
● Tăng tổng cầu và làm giá tăng hơn nữa.
○ Làm giảm tổng cầu và làm giá giảm.
○ Làm giảm tổng cung ngắn hạn
○ Để nền kinh tế tự điều chỉnh.
MACRO_2_P3_22: Cú sốc cung có lợi là những thay đổi trong nền kinh tế:
○ Làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái kéo theo hiện tượng lạm phát đi kèm suy thoái.
○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.
● Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.
○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ lạm phát trong nền kinh tế.
MACRO_2_P3_23: Cú sốc cung bất lợi là những thay đổi trong nền kinh tế:
● Làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái kéo theo hiện tượng lạm phát đi kèm suy thoái.
○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.
○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.
○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ lạm phát trong nền kinh tế.
MACRO_2_P3_24: Đường tổng cung ngắn hạn được xây dựng dựa trên giả thiết: ○ Mức giá cố định.
● Giá các yếu tố sản xuất cố định.
○ Sản lượng cố định.
○ Lợi nhuận cố định.
MACRO_2_P3_25: Độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng:
○ Giảm khi sản lượng tăng.
○ Không thay đổi khi sản lượng tăng.
● Tăng khi sản lượng tăng. ○ Cả 3 ý kiến trên.
MACRO_2_P3_26: Đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng tương đối thoải ở mức sản lượng thấp bởi vì:
○ Nhu cầu về tiêu dùng ít co dãnvới giá cả ở mức sản lượng thấp.
● Các doanh nghiệp có các nguồn lực chưa sử dụng.
○ Lợi nhuận thông thường cao ở phần này của đường tổng cung do đó các doanh nghiệp sẵn
sàng mở rộng sản xuất.
○ Sản lượng cố định.
MACRO_2_P3_27: Đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng:
● Tăng mức giá sẽ không ảnh hưởng đến mức sản lượng của nền kinh tế.
○ Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt được một mức sản lượng cao hơn.
○ Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
○ Đường tổng cung dài hạn không bao giờ thay đổi vị trí.
MACRO_2_P3_28: Một lý do làm cho đường tổng cầu có độ dốc âm là:
○ Mọi người chuyển sang mua sản phẩm thay thế khi giá cả của một loại hàng nào đó mà họ đang tiêu dùng tăng.
○ Giống với lý do làm cho đường cầu đối với một mặt hàng cụ thể có độ dốc âm.
● Dân cư trở nên khá giả hơn khi mức giá giảm và sẵn sàng mua nhiều hàng hơn.
○ Khi mức giá trong nước tăng, mọi người sẽ chuyển từ mua hàng ngoại sang mua hàng sản xuất trong nước.
MACRO_2_P3_29: Theo hiệu ứng lãi suất, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
○ Mức giá thấp hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên.
○ Mức giá thấp hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắmgiữ và tiêu dùng giảm đi.
● Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi
tiêu cho đầu tư tăng lên.
○ Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm.
MACRO_2_P3_30: Theo hiệu ứng lãi suất, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
○ Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên.
○ Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắmgiữ và tiêu dùng giảm đi.
○ Mức giá cao hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng.
● Mức giá cao hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu cho đầu tư giảm.
MACRO_2_P3_31: Theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
● Mức giá thấp hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên.
○ Mức giá thấp hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắmgiữ và tiêu dùng giảm đi.
○ Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền nắm giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm đi.
○ Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi
tiêu cho đầu tư tăng lên
MACRO_2_P3_32: Theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
○ Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên.
● Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng giảm đi.
○ Mức giá cao hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu cho đầu tư giảm.
○ Mức giá cao hơn làm giảm lượng tiền cầngiữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng.
MACRO_2_P3_33: Theo hiệu ứng tỉ giá hối đoái, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
○ Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi
tiêu cho đầu tư tăng lên.
○ Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền nắm giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm đi.
● Mức giá của nước A trở nên thấp hơn làm cho người nước ngoài mua nhiều hàng của nước A hơn.
○ Mức giá của nước A trở nên thấp hơn làm cho người nước ngoài mua ít hàng của nước A hơn.
MACRO_2_P3_34: Theo hiệu ứng tỉ giá hối đoái, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
○ Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên.
○ Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng giảm đi.
● Mức giá trong nước cao hơn làm cho một số người tiêu dùng chuyển từ mua hàng nội sang mua hàng ngoại.
○ Mức giá trong nước cao hơn làm cho một số người tiêu dùng chuyển từ mua hàng ngoại sang mua hàng nội.
MACRO_2_P3_35: Yếu tố nào sau đây không phải là lý do giải thích đường tổng cầu dốc xuống? ○ Hiệu ứng của cải. ○ Hiệu ứng lãi suất.
○ Hiệu ứng tỉ giá hối đoái.
● Sự thay đổi các biến danh nghĩa không tác động đến các biến thực tế.
MACRO_2_P3_36: Trong mô hình AS-AD, 2 điều nào sau đây có thể làm cho đường AD dịch chuyển sang phải?
● Giảm thuế thu nhập cá nhân.
○ Các hộ gia đình và doanh nghiệp bi quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai.
● Tăng cung tiền danh nghĩa.
○ Tăng thuế thu nhập cá nhân.
MACRO_2_P3_37: Trong mô hình AS-AD, điều nào sau đây có thể làm cho đường AD dịch chuyển sang trái?
○ Giảm thuế thu nhập cá nhân.
● Các hộ gia đình và doanh nghiệp bi quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai.
○ Tăng cung tiền danh nghĩa. ○ Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P3_38: Trong ngắn hạn, theo lí thuyết tiền lương cứng nhắc sự dịch chuyển sang
bên phải của đường tổng cầu có thể làm cho:
● Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm.
○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều tăng.
○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều giảm.
○ Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng.
MACRO_2_P3_39: Trong ngắn hạn, theo lí thuyết tiền lương cứng nhắc sự dịch chuyển sang
bên trái của đường tổng cầu có thể làm cho:
○ Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm.
○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều tăng.
○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều giảm.
● Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng.
MACRO_2_P3_40: Trong mô hình AD-AS, sự cắt giảm mức giá làm tăng cung tiền thực tế và
tăng lượng tổng cầu được biểu diễn bằng:
○ Sự dịch chuyển của đường AD sang phải.
○ Sự dịch chuyển của đường AD sang trái.
● Sự trượt dọc đường AD xuống phía dưới.
○ Sự trượt dọc đường AD lên phía trên.
MACRO_2_P3_41: Trong mô hình AD-AS, sự gia tăng mức giá làm giảm cung tiền thực tế và
giảm lượng tổng cầu được biểu diễn bằng:
○ Sự dịch chuyển của đường AD sang phải.
○ Sự dịch chuyển của đường AD sang trái.
○ Sự trượt dọc đường AD xuống phía dưới.
● Sự trượt dọc đường AD lên phía trên.
MACRO_2_P3_42: Vì đường tổng cung dài hạn là thẳng đứng, do đó trong dài hạn:
○ Sản lượng thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cầu.
○ Sản lượng thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cung.
● Sản lượng thực tế được quyết định bởi tổng cung, còn mức giá được quyết định bởi tổng cầu.
○ Sản lượng thực tế được quyết định bởi tổng cầu, còn mức giá được quyết định bởi tổng cung.
MACRO_2_P3_43: Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang bên trái? ○ Tiền lương tăng.
○ Giá cả các nguyên liệu thiết yếu tăng.
○ Năng suất lao động giảm.
● Các doanh nghiệp dự tính mức giá sẽ giảm mạnh trong tương lai.
MACRO_2_P3_44: Điều nào dưới đây có thể làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang bên trái? ○ Tiến bộ côngnghệ.
● Giá các yếu tố đầu tăng. ○ Tổng cầu giảm.
○ Các doanh nghiệp dự tính mức giá sẽ giảm mạnh trong tương lai.
MACRO_2_P3_45: Trạng thái lạm phát đi kèm với suy thoái sẽ xuất hiện khi:
○ Đường tổng cung dịch chuyển sang phải.
● Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.
○ Đường tổng cầu dịch trái.
○ Đường tổng cầu dịch phải.
MACRO_2_P3_46: Khi OPEC tăng giá dầu, thì:
○ Tỉ lệ lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu mỏ tăng.
○ GDP thực tế ở các nước nhập khẩu dầu mỏ giảm.
○ Thu nhập quốc dân được phân phối lại từ các nước nhập khẩu dầu sang các nước xuất khẩu dầu.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P3_47: Sự kiện nào sau đây sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn,
nhưng không làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn:
○ Sự thay đổi khối lượng tư bản.
○ Sự thay đổi công nghệ.
● Sự thay đổi tiền lương danh nghĩa.
○ Sự thay đổicung về lao động.
MACRO_2_P3_48: Giả sử rằng khối lượng tư bản trong nền kinh tế giảm. Khi đó đường AS ngắn hạn,
● Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang trái.
○ Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang phải.
○ Không thay đổi vị trí, nhưng đường AS dài hạn dịch chuyển sang trái.
○ Sẽ dịch chuyển sang trái, nhưng đường AS dài hạn không thay đổi vị trí.
MACRO_2_P3_49: Tiến bộ công nghệ sẽ làm dịch chuyển:
○ Cả đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cầu sang phải.
○ Đường tổng cung ngắn hạn sang phải, nhưng đường tổng cung dài hạn không thay đổi vị trí.
○ Đường tổng cung dài hạn sang phải, nhưng đường tổng cung ngắn hạn không thay đổi vị trí.
● Cả hai đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải.
MACRO_2_P3_50: Sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu không ảnh hưởng đến mức giá hàm ý rằng:
○ Sản lượng thực tế phải bằng sản lượng tiềm năng. ● Đường AS nằm ngang.
○ Đường AS thẳng đứng.
○ Đường AD thẳng đứng.
MACRO_2_P3_51: Khi chính phủ giảm thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu:
○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
● Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.
○ Cả đường tổng cầu và tổng cung đều dịch chuyển sang trái.
MACRO_2_P3_52: Khi chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu:
● Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.
○ Cả đường tổng cầu và tổng cung đều dịch chuyển sang trái.
MACRO_2_P3_53: Khi chính phủ giảm thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu:
○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
● Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải.
○ Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.
○ Cả đường tổng cầu và tổng cung ngắn hạn đều dịch chuyển sang phải.
MACRO_2_P3_54: Khi chính phủ tăng thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu:
○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
○ Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải.
● Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.
○ Cả đường tổng cầu và tổng cung ngắn hạn đều dịch chuyển sang phải.
MACRO_2_P3_55: Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, trong dài hạn, một sự tăng lên trong cung tiền sẽ làm:
○ Mức giá tăng và sản lượng tăng.
○ Mức giá giảm và sản lượng giảm.
● Mức giá tăng và sản lượng không đổi.
○ Mức giá giảm và sản lượng không đổi.
MACRO_2_P3_56: Giả sử ban đầu một nền kinh tế nhập khẩu dầu mỏ đang ở trạng thái toàn
dụng nhân công. Sau đó giá dầu trên thế giới tăng mạnh. NHTW đã đối phó bằng cách tăng
cung tiền. So với trạng thái ban đầu, trong dài hạn:
○ Thất nghiệp sẽ tăng và lạm phát sẽ giảm.
○ Thất nghiệp sẽ giảm và lạm phát sẽ tăng.
○ Thất nghiệp và lạm phát sẽ không thay đổi.
● Thất nghiệp có thể không thay đổi, nhưng lạm phát sẽ tăng.
MACRO_2_P3_57: Muốn đưa giá cả trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, các nhà
hoạch định chính sách cần:
● Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. ○ Giảm thuế thu nhập.
○ Tăng chi tiêu chính phủ.
○ Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.
MACRO_2_P3_58: Muốn đưa giá cả trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, các nhà
hoạch định chính sách cần: ○ Tăng cung tiền. ○ Giảm thuế thu nhập.
○ Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.
● Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P3_59: Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng nhân công. Với đường tổng
cung ngắn hạn có độ dốc dương, sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu sẽ làm tăng:
● Sản lượng và mức giá.
○ Tỉ lệ thất nghiệp và sản lượng.
○ Tỉ lệ thất nghiệp và mức giá. ○ Câu 2 và 3.
MACRO_2_P3_60: Nếu đường tổng cung là thẳng đứng, tổng cầu tăng làm tăng (chọn 2 đáp án đúng): ○ GDP thực tế ● GDP danh nghĩa ● mức giá ○ lãi suất
MACRO_2_P3_61: Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn đưa lạm phát trở lại mức ban
đầu sau một cú sốc cung bất lợi, họ cần phải:
● Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. ○ Giảm thuế.
○ Tăng chi tiêu chính phủ.
○ Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.
MACRO_2_P3_62: Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn đưa sản lượng trở lại mức ban
đầu sau một cú sốc cung bất lợi, họ có thể: ○ Giảm thuế.
○ Tăng chi tiêu chính phủ.
○ Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P3_63: Nhân tố nào dưới đây có thể ảnh hưởng đến cả GDP thực tế và GDP tiềm năng? ○ Tiến bộ công nghệ.
○ Tăng khối lượng tư bản.
○ Tăng lực lượng lao động.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P3_64: Tiết kiệm nhỏ hơn không khi các hộ gia đình:
○ Chi tiêu ít hơn thu nhập khả dụng.
○ Chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm.
○ Tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu.
● Chi tiêu nhiều hơn thu nhập khả dụng.
MACRO_2_P3_65: Tiết kiệm lớn hơn không khi các hộ gia đình:
● Chi tiêu ít hơn thu nhập khả dụng.
○ Chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm.
○ Tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu.
○ Chi tiêu nhiều hơn thu nhập khả dụng.
MACRO_2_P3_66: Xu hướng tiêu dùng cận biên được tính bằng:
○ Tổng tiêu dùng chia cho sự thay đổi của thu nhập khả dụng.
● Sự thay đổi của tiêu dùng chia cho sự thay đổi của thu nhập khả dụng.
○ Tổng tiêu dùng chia cho tổng thu nhập khả dụng.
○ Sự thay đổi của tiêu dùng chia cho tiết kiệm.
MACRO_2_P3_67: Xu hướng tiết kiệm cận biên được tính bằng:
○ Tổng tiết kiệm chia cho sự thay đổi của thu nhập khả dụng.
● Sự thay đổi của tiết kiệm chia cho sự thay đổi của thu nhập khả dụng.
○ Tổng tiết kiệm chiacho tổng thu nhập khả dụng.
○ Sự thay đổi của tiết kiệm chiacho tiêu dùng.
MACRO_2_P3_68: Xu hướng tiêu dùng cận biên:
○ Có giá trị âm khi tiêu dùng lớn hơn thu nhập khả dụng.
○ Phải có giá trị lớn hơn 1.
● Phải có giá trị giữa 0 và 1.
○ Phải có giá trị trong khoảng 1/2 đến 1.
MACRO_2_P3_69: Xu hướng tiết kiệm cận biên:
○ Có giá trị âm khi tiết kiệm nhỏ hơn không.
○ Phải có giá trị lớn hơn 1.
● Phải có giá trị giữa 0 và 1.
○ Phải có giá trị trong khoảng 1/2 đến 1.
MACRO_2_P3_70: Đường tiêu dùng mô tả mối quan hệ giữa:
● Mức tiêu dùng và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.
○ Mức tiêu dùng và mức tiết kiệm của các hộ gia đình.
○ Mức tiết kiệm và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.
○ Mức tiêu dùng của các hộ gia đình và mức GDP thực tế.
MACRO_2_P3_71: Đường tiết kiệm mô tả mối quan hệ giữa:
○ Mức tiêu dùng và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.
○ Mức tiết kiệm và mức tiêu dùng của các hộ gia đình.
● Mức tiết kiệm và mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.
○ Mức tiết kiệm của các hộ gia đình và mức GDP thực tế.
MACRO_2_P3_72: “Điểm vừa đủ” trên đường tiêu dùng là điểm mà tại đó:
○ Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng đầu tư của các doanh nghiệp.
○ Tiết kiệm của cáchộ gia đình bằng đầu tư của các doanh nghiệp.
○ Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng tiết kiệm của các hộ gia đình.
● Tiêu dùng bằng với thu nhập khả dụng.
MACRO_2_P3_73: Nếu chi tiêu cho tiêu dùng của một hộ gia đình tăng từ 500 nghìn đồng lên
800 nghìn đồng khi thu nhập khả dụng tăng từ 400 nghìn đồng lên 800 nghìn đồng, thì xu
hướng tiêu dùng cận biên của hộ gia đình đó: ○ Bằng 1. ● Bằng 0,75. ○ Mang giá trị âm. ○ Bằng 1,33.
MACRO_2_P3_74: Nếu chi tiêu cho tiêu dùng của một hộ gia đình tăng từ 500 nghìn đồng lên
800 nghìn đồng khi thu nhập khả dụng tăng từ 400 nghìn đồng lên 800 nghìn đồng, thì xu
hướng tiết kiệm cận biên của hộ gia đình đó: ● Bằng 0,25. ○ Mang giá trị âm. ○ Bằng 1,33.
○ Không đủ dữ liệu để tính.
MACRO_2_P3_75: Giả sử thu nhập khả dụng bằng 800; tiêu dùng tự định bằng 100; xu hướng
tiết kiệm cận biên bằng 0,3. Tiêu dùng bằng: ○ 590 ○ 490 ● 660 ○ 560
MACRO_2_P3_76: Giả sử thu nhập khả dụng bằng 800; tiêu dùng tự định bằng 100; xu hướng
tiết kiệm cận biên bằng 0,3.: ○ 100 ● 140 ○ 460 ○ 660
MACRO_2_P3_77: Nếu xuất khẩu là X bằng 400,và hàm nhập khẩu là IM = 100 + 0,4Y, thì hàm xuất khẩu ròng là: ○ NX = 500 + 0,4Y. ○ NX = 500 – 0,4Y. ○ NX = 300 + 0,6Y. ● NX = 300 – 0,4Y.
MACRO_2_P3_78: Nếu xuất khẩu là X bằng 800,và hàm nhập khẩu là IM = 200 + 0,3Y, thì hàm xuất khẩu ròng là: ○ NX = 1000 + 0,3Y. ○ NX = 1000 – 0,3Y. ○ NX = 600 + 0,7Y. ● NX = 600 – 0,3Y.
MACRO_2_P3_79: Chi tiêu tự định:
○ Luôn phụ thuộc vào mức thu nhập.
○ Không phải là thành phần của tổng cầu.
● Không phụ thuộc vào mức thu nhập.
○ Cao hơn khi thu nhập lớn hơn.
MACRO_2_P3_80: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, sản lượng cân bằng đạt được khi:
○ Tiêu dùng bằng với tiết kiệm.
○ Cán cân thương mại cân bằng.
○ Sản lượng thực tế bằng với sản lượng tiềm năng.
● Sản lượng thực tế bằng với tổng chi tiêu dự kiến.
MACRO_2_P3_81: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, sản lượng cân bằng trong một nền
kinh tế giản đơn đạt được khi:
○ Tiết kiệm thực tế bằng đầu tư thực tế.
○ Tiết kiệm bằng đầu tư theo kế hoạch.
○ Sản lượngthực tế bằng với tổng chi tiêu dự kiến. ● Câu 2 và 3 đúng.
MACRO_2_P3_82: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm tăng sản lượng cân bằng?
○ Sự gia tăng của tiết kiệm.
● Sự gia tăng của xuất khẩu.
○ Sự giảm xuống của đầu tư.
○ Sự gia tăng của thuế.
MACRO_2_P3_83: Giá trị của số nhân chi tiêu phụ thuộc vào: ○ MPS. ○ MPM. ○ Thuế suất biên.
● Tất cả các điều kể trên.
MACRO_2_P3_84: Nhìn chung, sự gia tăng thu nhập gây ra do đầu tư tăng thêm sẽ càng lớn khi: ○ MPC càng nhỏ. ○ MPM càng lớn. ○ Thuế suất càng lớn. ● MPS càng nhỏ.
MACRO_2_P3_85: Số nhân đầu tư được sử dụng để tính:
○ Sự thay đổi đầu tư gây ra từ sự thay đổi một đơn vị thu nhập.
● Sự thay đổi thu nhập gây ra do sự thay đổi một đơn vị đầu tư.
○ Sự thay đổi đầu tư gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiêu dùng.
○ Sự thay đổi thu nhập gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiết kiệm.
MACRO_2_P3_86: Số nhân chi tiêu chính phủ được sử dụng để tính:
○ Sự thay đổi chi tiêu chính phủ gây ra từ sự thay đổi một đơn vị sản lượng.
● Sự thay đổi sản lượng gây ra do sự thay đổi một đơn vị chi tiêu chính phủ.
○ Sự thay đổichi tiêu chính phủ gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiêu dùng.
○ Sự thay đổi sản lượng gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiết kiệm.
MACRO_2_P3_87: Số nhân thuế được sử dụng để tính:
○ Sự thay đổi mức thu thuế gây ra từ sự thay đổi một đơn vị sản lượng.
● Sự thay đổi sản lượng gây ra do sự thay đổi một đơn vị thuế.
○ Sự thay đổi mức thu thuế gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiêu dùng.
○ Sự thay đổi sản lượng gây ra từ sự thay đổi một đơn vị tiết kiệm.
MACRO_2_P3_88: Giảm chi tiêu chính phủ sẽ không nhất thiết làm giảm thu nhập quốc dân
nếu có sự tăng thêm của (chọn 2 đáp án): ● Đầu tư. ● Xuất khẩu. ○ Nhập khẩu. ○ Thuế.
MACRO_2_P3_89: Nếu đầu tư, thuế và chi tiêu chính phủ được giữ cố định, thì đường tổng chi
tiêu cho một nền kinh tế đóng:
● Dốc lên và có độ dốc bằng MPC.
○ Dốc xuống và có độ dốc bằng MPC. ○ Là đường 45 độ.
○ Là đường thẳng đứng.
MACRO_2_P3_90: Dọc đường 45 độ trên hệ trục AE-Y:
○ Thu nhập tăng bất kỳ khi nào tiêu dùng tăng.
● Sản lượng luôn bằng tổng chi tiêu dự kiến.
○ Mức thu nhập cân bằng tăng bất kỳ khi nào thu nhập thực tế tăng.
○ Tất cả các câu trên đúng.
MACRO_2_P3_91: Tại mức thu nhập cân bằng:
○ Sự tích tụ hàng tồn kho ngoài kế hoạch bằng không.
○ Chi tiêu dự kiến bằng chi tiêu thực tế.
○ GDP không có xu hướng thay đổi.
● Tất cả các câu trên đúng.
MACRO_2_P3_92: Nếu mức sản xuất lớn hơn tổng chi tiêu dự kiến, các doanh nghiệp sẽ cắt
giảm sản lượng bởi vì sự tích luỹ hàng tồn kho ngoài kế hoạch sẽ: ● Dương. ○ Âm. ○ Bằng không. ○ Bằng vô cùng.
MACRO_2_P3_93: Xét nền kinh tế giản đơn, nếu đầu tư thực tế bằng 10 trong khi đầu tư theo
kế hoạch bằng 20,khi đó:
● Đầu tư không dự kiến bằng – 10.
○ Đầu tư không dự kiến bằng 30.
○ Đầu tư không dự kiến bằng 10.
○ Thu nhập thực tế cao hơn mức cân bằng và đầu tư không dự kiến bằng 10.
MACRO_2_P3_94: Trong nền kinh tế giản đơn, ở trạng thái cân bằng lượng hàng tồn kho ngoài kế hoạch:
○ Phụ thuộc vào mức tiêu dùng. ● Bằng không.
○ Bằng sản lượng trừ tiêu dùng. ○ Luôn dương.
MACRO_2_P3_95: Xét nền kinh tế giản đơn. Giả sử thu nhập bằng 800; tiêu dùng tự định bằng
200; xu hướng tiết kiệm cận biên bằng 0,3. Tiêu dùng bằng ○ 690 ○ 590 ● 760
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P3_96: Xét nền kinh tế giản đơn. Khi tiết kiệm theo kế hoạch bằng đầu tư theo kế hoạch, thì:
○ Tiêu dùng cộng đầu tư theo kế hoạch bằng thu nhập.
○ Sản lượng thực tế bằng tổng chi tiêu theo kế hoạch.
○ Không có sự thay đổi hàng tồn kho ngoài kế hoạch.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P3_97: Nhìn chung, sự gia tăng thu nhập gây ra do tăng đầu tư sẽ càng lớn khi (chọn 2 đáp án đúng): ● MPM càng nhỏ. ● MPS càng nhỏ. ○ Thuế suất càng cao. ○ MPM càng lớn
MACRO_2_P3_98: Nhìn chung, sự gia tăng thu nhập gây ra do tăng tiêu dùng tự định sẽ càng nhỏ khi: ○ MPM càng lớn. ○ MPS càng lớn. ○ Thuế suất càng cao.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P3_99: Số nhân đầu tư được sử dụng để tính:
○ Sự thay đổi đầu tư gây ra do sự thay đổi 1 đơn vị thu nhập.
● Sự thay đổi thu nhập cân bằng gây ra do sự thay đổi 1 đơn vị đầu tư.
○ Sự thay đổi đầu tư gây ra do sự thay đổi 1 đơn vị tiêu dùng.
○ Sự thay đổi thu nhập gây ra do sự thay đổi 1 đơn vị tiết kiệm. PHẦN 4:
MACRO_2_P4_1: Khi tính số nhân chi tiêu chính phủ, chúng ta:
○ Giả thiết chi tiêu chính phủ là trung lập – chúng không ảnh hưởng đến chi tiêu tư nhân.
○ Đã tự lừa dối mình vì chi tiêu chính phủ cần được tài trợ và thuế tăng sẽ làm triệt tiêu bất cứ
ảnh hưởng kích thích nào từ tăng chi tiêu chính phủ.
○ Đã ngầm định giả thiết rằng các khoản mục chính phủ mua sẽ có ích cho xã hội và không
phải là các dự án đơn thuần tạo việc làm.
● Cần phải biết giá trị của MPC.
MACRO_2_P4_2: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho
các hộ gia đình tăng tiết kiệm?
○ Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
○ Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
○ Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
● Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
MACRO_2_P4_3: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho
các hộ gia đình giảm mức tiết kiệm?
○ Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
○ Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
○ Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình. ● Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P4_4: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho
các hộ gia đình giảm mức tiết kiệm?
○ Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
○ Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
○ Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
● Tất cả các câu trên đúng.
MACRO_2_P4_5: Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng xuống dưới?
○ Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
● Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
○ Thu nhập khả dụng giảm. ○ Câu 2 và 3 đúng.
MACRO_2_P4_6: Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng lên trên?
○ Thu nhập khả dụng tăng.
● Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
○ Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai. ○ Câu 1 và 2 đúng.
MACRO_2_P4_7: Độ dốc của đường tiết kiệm bằng (chọn 2 đáp án đúng): ○ S/Yd. ● 1 – MPC. ● MPS. ○ MPC.
MACRO_2_P4_8: Độ dốc của đường C = (chọn 2 đáp án đúng): ○ C/Yd. ● MPC. ● 1 – MPS. ○ MPS.
MACRO_2_P4_9: Nếu hàm tiết kiệm là S = -25 + 0,4Yd, thì hàm tiêu dùng sẽ có dạng: ○ C = -25 + 0,4Yd ○ C = 25 – 0,4Yd ● C = 25 + 0,6Yd ○ C = 25 – 0,4Yd
MACRO_2_P4_10: Nếu hàm tiêu dùng là C = 50 + 0,8Yd, thì hàm tiết kiệm sẽ là: ○ S = 50 + 0,2Yd ○ S = 50 – 0,2Yd ● S = -50 + 0,2Yd ○ S = -50 + 0,8Yd
MACRO_2_P4_11: Trên phần đường tiêu dùng nằm bên dưới đường 45 độ, thì các hộ gia đình:
○ Chi tiêu tất cả phần thu nhập tăng thêm.
○ Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng của họ.
● Đang tiết kiệm một phần thu nhập khả dụng của họ. ○ Tiết kiệm tăng.
MACRO_2_P4_12: Trên phần đường tiêu dùng nằm phía trên đường 45 độ, các hộ gia đình:
○ Chi tiêu tất cả phần thu nhập tăng thêm.
● Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng của họ.
○ Đang tiết kiệm một phần thu nhập khả dụng của họ. ○ Tiết kiệm tăng.
MACRO_2_P4_13: Câu nào dưới đây là đúng khi đề cập đến mối quan hệ giữa MPC và MPS?
○ Nếu MPC tăng, thì MPS cũng tăng.
○ Nếu MPS giảm, thì MPC cũng giảm. ○ MPC – MPS = 1. ● MPC + MPS = 1
MACRO_2_P4_14: Điều nào dưới đây được coi là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự
biến động của đầu tư?
○ Sự thay đổi lãi suất thực tế.
● Sự thay đổi kỳ vọng về triển vọng thị trường trong tương lai.
○ Sự thay đổi lạm phát dự tính.
○ Sự thay đổi lãi suất danh nghĩa.
MACRO_2_P4_15: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu sự khác nhau giữa sản lượng thực
tế và tổng chi tiêu dự kiến:
○ Giống như sự khác nhau giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng.
○ Bằng với thâm hụt ngân sách của chính phủ.
○ Bằng với cán cân thương mại.
● Phản ánh sự thay đổi hàng tồn kho ngoài kế hoạch của các doanh nghiệp.
MACRO_2_P4_16: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu nếu sản lượng không ở trạng thái cân bằng:
○ Sự can thiệp của chính phủ là cần thiếtnhằm đảm bảorằng sản lượng thay đổi theo hướng hợp lý.
○ Sản lượng sẽ thay đổi cho tới khi đạt trạng thái cânbằng ở mức sản lượng trong dài hạn của nền kinh tế.
○ Thất nghiệp phải quá nhiều trong nền kinh tế.
● Sản lượng luôn có xu hướng thay đổi cho tới khi cân bằng với tổng chi tiêu dự kiến.
MACRO_2_P4_17: Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại
những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm phía trên đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng:
○ Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
● Tiết kiệm dự kiếnlớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
○ Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
○ Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
MACRO_2_P4_18: Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại
những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm bên dưới đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng:
○ Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
○ Tiết kiệm dự kiếnlớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
● Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
○ Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
MACRO_2_P4_19: Giả sử hàm tiết kiệm của một nền kinh tế đóng có dạng S = -100 + 0,2Yd
và thuế suất biên là 25%. Ảnh hưởng đến thu nhập cân bằng của việc giảm tiêu dùng tự định 50 là: ○ Thu nhập giảm 250. ● Thu nhập giảm 125. ○ Thu nhập giảm 200. ○ Thu nhập giảm 100.
MACRO_2_P4_20: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập. Giả sử chính phủ
giảm bớt cả thuế và chi tiêu cùng một lượng như nhau. Khi đó:
○ Cả thu nhập quốc dân và cán cân ngân sách đều không thay đổi.
○ Thu nhập quốc dân sẽ không thay đổi.
○ Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ tăng.
● Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm.
MACRO_2_P4_21: Trong mô hình thu nhập – chi tiêu về nền kinh tế giản đơn, đầu tư tăng 20
sẽ làm cho sản lượng tăng 100,nếu ● MPS = 1/5. ○ MPC = 1/5.
○ Tỉ lệ thu nhập so với đầu tư là 4/5.
○ Nếu sự thay đổi tiêu dùng chia cho sự thay đổi thu nhập bằng 5/4.
MACRO_2_P4_22: Lý do mà sự gia tăng của chi tiêu tự định dẫn đến sự gia tăng lớn hơn của thu nhập cân bằng là:
● Khi các doanh nghiệp tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu, điều này đến lượt nó sẽ làm tăng tiêu dùng.
○ Số nhân tăng lên cùng với sự gia tăng của chi tiêu tự định.
○ Khi sản lượng tăng, giá cả tăng, và điều nàylàm sản lượng tiếp tục tăng.
○ Khi sản lượng tăng, dân cư giảm tiết kiệm, do đó làm tăng tiêu dùng và tổng cầu.
MACRO_2_P4_23: Trong nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập, nếu MPS = 0,25, giá
trị của số nhân thuế là: ○ -0,75. ○ -1,50. ● -3,00. ○ -4,00.
MACRO_2_P4_24: Trong nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập, nếu MPS = 0,25, giá
trị của số nhân chi tiêu là: ○ 0,75. ○ 1,50. ○ 3,00. ● 4,00
MACRO_2_P4_25: Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8, thuế suất bằng 0,2 và xu
hướng nhập khẩu cận biên bằng 0,3, thì khi xuất khẩu tăng thêm 66 tỉ đồng, sản lượng cân
bằng của nền kinh tế sẽ tăng thêm: ○ 66 tỉ. ○ 120 tỉ. ○ 16 tỉ. ● 100 tỉ.
MACRO_2_P4_26: Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8, thuế suất bằng 0,2 và xu
hướng nhập khẩu cận biên bằng 0,3, thì khi đầu tư giảm bớt 132 tỉ đồng, sản lượng cân bằng
của nền kinh tế sẽ giảm bớt: ○ 132 tỉ. ○ 240 tỉ. ○ 32 tỉ. ● 200 tỉ.
MACRO_2_P4_27: Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập. Nếu hàm tiêu dùng
là C = 400 + 0,75Yd, thì ảnh hưởng của việc giảm thuế đi 100 đến mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
○ Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 400.
● Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 300.
○ Sản lượng cân bằng sẽ giảm đi 300.
○ Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 100.
MACRO_2_P4_28: Giả sử đầu tư tăng thêm 250 và xuất khẩu tăng thêm 650. Với xu hướng
tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân (MPC = C/Y) là 0,8 và MPM bằng 0,05, thì thu nhập quốc dân sẽ tăng thêm: ○ 900 ○ 2025 ● 3600 ○ 4500
MACRO_2_P4_29: 2 điều nào dưới đây là ví dụ về chính sách tài khoá mở rộng?
● Tăng chi tiêu chính phủ. ○ Tăng thuế.
● Tăng trợ cấp cho các hộ gia đình.
○ Giảm chi tiêu chính phủ.
MACRO_2_P4_30: 2 yếu tố nào dưới đây được coi là cơ chế tự ổn định của nền kinh tế?
● Thuế thu nhập luỹ tiến. ○ Xuất khẩu.
● Trợ cấp thấp nghiệp.
○ Thuế thu nhập cá nhân.
MACRO_2_P4_31: Yếu tố nào dưới đây được coi là cơ chế tự ổn định của nền kinh tế?
○ Thuế không phụ thuộc vào thu nhập. ○ Xuất khẩu.
● Trợ cấp thấp nghiệp. ○ Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P4_32: Thâm hụt ngân sách phát sinh khi nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công được gọi là: ○ Thâm hụt thực tế. ○ Thâm hụt chu kỳ. ● Thâm hụt cơ cấu. ○ Thâm hụt dự kiến.
MACRO_2_P4_33: Chính phủ có thể khắc phục thâm hụt ngân sách cơ cấu bằng cách:
○ Tăng chi tiêu chính phủ vì nó làm tăng thu nhập và tổng doanh thu từ thuế.
○ Tăng trợ cấp thất nghiệp nhằm kích thích tiêu dùng của các hộ gia đình.
● Giảm chi tiêu và tăng thuế.
○ Không thể khắc phục được bởi vì đây là hiện tượng cố hữu của nền kinh tế.
MACRO_2_P4_34: Cán cân ngân sách chính phủ:
○ Luôn thâm hụt trong thời kỳ suy thoái.
○ Luôn thặng dư trong thời kỳ bùng nổ.
● Có phụ thuộc vào những biến động kinh tế trong ngắn hạn
○ Luôn thâm hụt ở tất cả các nước.
MACRO_2_P4_35: Tăng chi tiêu chính phủ sẽ:
○ Không ảnh hưởng đến tổng cầu trừ khi được tài trợ bằng thuế.
○ Không ảnh hưởng đến tổng cầu trừ khi được tài trợ bằng phát hành tiền.
○ Không ảnh hưởng đến tổng cầu nếu nó được sử dụng cho quốc phòng.
● Làm tổng cầu tăng nhiều hơn so với giảm thuế cùng một lượng.
MACRO_2_P4_36: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiết kiệm là S
= -100 + 0,2Yd. Số nhân chi tiêu chính phủ là: ○ 0,8. ○ 1,25. ○ 4 ● 5
MACRO_2_P4_37: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là
C = 100 + 0,8Yd. Số nhân thuế là: ○ -0,8. ○ -1,25. ● -4 ○ -5
MACRO_2_P4_38: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là
C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu chính phủ giảm chi tiêu 1tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ: ○ Giảm 5 tỉ đồng. ○ Giảm 4 tỉ đồng. ● Tăng 5 tỉ đồng. ○ Tăng 4 tỉ đồng.
MACRO_2_P4_39: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là
C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu chính phủ tăng chi tiêu 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ: ○ Giảm 5 tỉ đồng. ○ Giảm 4 tỉ đồng. ● Tăng 5 tỉ đồng. ○ Tăng 4 tỉ đồng.
MACRO_2_P4_40: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là
C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu thuế giảm 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ: ○ Giảm 5 tỉ đồng. ○ Giảm 4 tỉ đồng. ○ Tăng 5 tỉ đồng. ● Tăng 4 tỉ đồng.
MACRO_2_P4_41: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là
C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu thuế tăng 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ: ○ Giảm 5 tỉ đồng. ● Giảm 4 tỉ đồng. ○ Tăng 5 tỉ đồng. ○ Tăng 4 tỉ đồng.
MACRO_2_P4_42: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là
C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu cả thuế và chi tiêu chính phủ đều tăng 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ: ○ Không thay đổi. ○ Tăng 3 tỉ đồng. ● Tăng 1 tỉ đồng. ○ Giảm 4 tỉ đồng.
MACRO_2_P4_43: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là
tăng C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu cả thuế và chi tiêu chính phủ đều giảm 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ: ○ Không thay đổi. ○ Tăng 3 tỉ đồng. ○ Tăng 1 tỉ đồng. ● Giảm 1 tỉ đồng.
MACRO_2_P4_44: Nếu đầu tư tăng 100, và chi tiêu chính phủ giảm 100, điều nào dưới đây sẽ đúng? ○ Thu nhập sẽ tăng 100.
○ Thu nhập sẽ tăng một lượng bằng tích của số nhân với 100.
● Thu nhập sẽ không thay đổi.
○ Thu nhập sẽ tăng, nhưng chúng ta không biết chính xác bao nhiêu.
MACRO_2_P4_45: Nếu hàm tiết kiệm có dạng S = -200 + 0,1Yd và thuế suất biên là 0,2, khi đó
tăng thu nhập 200 sẽ làm tăng tiêu dùng. ● 144 ○ 200 ○ 288
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P4_46: Nếu hàm tiết kiệm có dạng S = -200 + 0,1Yd và thuế suất biên là 0,2. Khi
đó thu nhập giảm 200 sẽ làm tiêu dùng giảm ● 144 ○ 200 ○ 288
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P4_47: Xét một nền kinh tế đóng. Hàm tiêu dùng: C = 400 + 0,5Yd; đầu tư: I = 600;
Chi tiêu chính phủ: G = 300; Thuế ròng: T = 200. Khi thuế tăng thêm 150, thì sản lượng cân bằng: ○ Giảm bớt 75. ○ Giảm bớt 150. ○ Giảm bớt 120.
● Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P4_48: Xét một nền kinh tế đóng với các hàm số sau đây: Hàm tiêu dùng: C = 400
+ 0,6Yd; Hàm đầu tư: I = 500. Muốn tăng sản lượng cân bằng 50 và giữ cho cán cân thương
mại cân bằng thì sản lượng cân bằng sẽ: ○ Tăng thêm 20. ○ Giảm bớt 50. ● Tăng thêm 50.
○ Không phải các kết quả trên. MACRO_2_P4_50: Tiền:
○ Là một phương tiện có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch.
○ Bao gồm những đồng tiền giấy trong tay công chúng.
○ Là một phương tiện có thể sử dụng để chuyển sức mua sang tương lai và là đơn vị hạch toán.
● Tất cả các điều trên.
MACRO_2_P4_51: Chức năng bảo tồn giá trị của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
○ Một thước đo quy ước để ấn định giá cả.
○ Sự đảm bảo cho sự trùng hợp về nhu cầu.
● Một phương tiện có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hoá khác.
○ Một phương tiện được chấp nhận chung để thực hiện các giao dịch.
MACRO_2_P4_52: Chức năng phương tiện trao đổi của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
○ Một thước đo quy ước để ấn định giá cả.
○ Sự đảm bảo cho sự trùng hợp về nhu cầu.
○ Một phương tiện có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hoá khác.
● Một phương tiện được chấp nhận chung để thực hiện các giao dịch.
MACRO_2_P4_53: Chức năng đơn vị hạch toán của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
● Một thước đo quy ước để ấn định giá cả.
○ Sự đảm bảo cho sự trùng hợp về nhu cầu.
○ Một phương tiện có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hoá khác.
○ Một phương tiện được chấp nhận chung để thực hiện các giao dịch.
MACRO_2_P4_54: Khoản mục nào dưới đây thuộc M2, nhưng không thuộc M1? ○ Tiền mặt.
○ Tiền gửi có thể viết séc tại các NHTM.
● Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân tại các NHTM. ○ Câu 2 và 3 đúng.
MACRO_2_P4_55: Một người chuyển 1 triệu đồng từ sổ tiết kiệm có kỳ hạn sang tài khoản tiền
gửi có thể viết séc. Khi đó:
○ Cả M1 và M2 đều không thay đổi.
○ Cả M1 và M2 đều tăng.
○ M1 giảm, còn M2 không thay đổi.
● M1 tăng, còn M2 không thay đổi.
MACRO_2_P4_56: Một người chuyển 1 triệu đồng từ tài khoản tiền gửi có thể viết séc sang sổ
tiết kiệm có kỳ hạn. Khi đó:
○ Cả M1 và M2 đều không thay đổi. ○ M1 giảm, còn M2 tăng.
● M1 giảm, còn M2 không thay đổi.
○ M1 tăng, còn M2 không thay đổi.
MACRO_2_P4_57: Một NHTM có thể tạo tiền bằng cách:
○ Bán trái phiếu cho chính phủ. ○ Tăng mức dự trữ.
● Cho vay một phần số tiền huy động được.
○ Bán trái phiếucho NHTW.
MACRO_2_P4_58: Điều nào sau đây không làm thay đổi cơ sở tiền tệ?
● Chính phủ bán trái phiếu cho các NHTM.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ từ các NHTM.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ cho một NHTM.
MACRO_2_P4_59: 2 điều nào sau đây không làm thay đổi cơ sở tiền?
● Chính phủ bán trái phiếu cho các NHTM.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ từ các NHTM.
● Chính phủ bán trái phiếu cho công chúng.
○ Các NHTM bán trái phiếu cho nhau.
MACRO_2_P4_60: Sự cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định sẽ:
○ Không tác động đến những NHTM (NHTM) không có dự trữ dôi ra.
○ Dẫn tới mở rộng các khoản tiền gửi.
● Làm giảm dự trữ thực tế của các NHTM và làm tăng các khoản cho vay (giả định các NHTM
luôn dự trữ đúng bằng tỉ lệ dự trữ bắt buộc).
○ Không phải các điều nêu trên.
MACRO_2_P4_61: Nếu tất cả các NHTM đều không cho vay số tiền huy động được, thì số nhân tiền sẽ là: ○ 0 ● 1 ○ 10 ○ 100
MACRO_2_P4_62: Giá trị của số nhân tiền tăng khi:
○ Các NHTM (NHTM) cho vay nhiều hơn và dự trữ ít hơn.
○ Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm và các NHTM luôn dự trữ đúng bằng mức bắt buộc.
○ Tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi giảm.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P4_63: Giá trị của số nhân tiền giảm khi:
○ Các NHTM (NHTM) cho vay nhiều hơn và dự trữ ít hơn.
○ Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm và các NHTM luôn dự trữ đúng bằng mức bắt buộc.
● Tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi tăng.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P4_64: Biện pháp tài trợ cho tăng chi tiêu chính phủ nào dưới đây sẽ làm tăng cung tiền mạnh nhất?
○ Chính phủ bán trái phiếu cho công chúng.
● Chính phủ bán trái phiếu cho NHNW.
○ Chính phủ bán trái phiếu cho các NHTM. ○ Câu 2 và 3.
MACRO_2_P4_65: Hoạt động thị trường mở:
○ Liên quan đến việc NHTW mua và bán các trái phiếu công ty.
● Liên quan đến việc NHTW mua và bán trái phiếu chính phủ.
○ Liên quan đến việc NHTW cho các ngân hàng thươngmại vay tiền.
○ Liên quan đến việc NHTW kiểm soát tỉ giá hối đoái.
MACRO_2_P4_66: Dưới đây là ba kênh mà NHTW có thể sử dụng để giảm cung tiền:
○ Bán trái phiếu chính phủ, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
○ Bán trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu.
● Bán trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
○ Mua trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu
MACRO_2_P4_67: Dưới đây là ba kênh mà NHTW có thể sử dụng để tăng cung tiền:
○ Bán trái phiếu chính phủ, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
● Mua trái phiếu chính phủ, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu.
○ Bán trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
○ Mua trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
MACRO_2_P4_68: Quá trình mở rộng tiền tệ còn có thể tiếp tục cho đến khi:
○ Các NHTMkhông còn dự trữ bắt buộc.
○ NHTW bãi bỏ qui định về dự trữ bắt buộc.
○ Lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường.
● Các NHTMkhông còn dự trữ dôi ra.
MACRO_2_P4_69: Hoạt động nào dưới đây không phải là chức năng của NHTW?
○ Đóng vai trò là “người cho vaycuối cùng trong nền kinh tế” đối với các NHTM.
○ Giữ tiền gửi của các NHTM.
● Giữ tiền gửi của công chúng.
○ Điều tiết lãi suất thị trường.
MACRO_2_P4_70: Các nền kinh tế không sử dụng tiền đòi hỏi
○ Sử dụng tiền pháp định.
○ Sử dụng tiền hàng hóa.
● Sự trùng lặp kép về sở thích trong các giao dịch.
○ Tiền đóng vai trò là phương tiện cất trữ giá trị nhưng không phải là phương tiện trao đổi.
MACRO_2_P4_71: Tiền pháp định:
○ Được bảo chứng bằng vàng.
○ Được sử dụng với tư cách là tiền bởi một doanh nghiệp sản xuất ôtô của Ý.
○ Bao gồm tiền vàng được giữ trong két của các ngân hàng.
● Là một loại tiền mà không có giá trị thực.
MACRO_2_P4_72: Cung tiền tăng khi:
○ Chính phủ tăng chi tiêu.
● NHNN mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
○ Một người dân mua trái phiếu của FPT.
○ FPT bán cổ phiếu cho công chúng và sử dụng doanh thu để xây dựng một nhà máy mới.
MACRO_2_P4_73: Khoản mục nào dưới đây không thuộc M1:
○ Tiền mặt ngoài ngân hàng.
○ Tiền gửi không thời hạn.
● Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. ○ Séc cá nhân.
MACRO_2_P4_74: Lượng tiền M1 xấp xỉ bằng lượng tiền mặt được giữ bởi: ○ Người dân.
● Người dân và tiền gửi có thể rút theo nhu cầu.
○ Người dân và dự trữ của các ngân hàng.
○ Người dân và các khoản ngân hàng cho vay.
MACRO_2_P4_75: Trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100%, nếu một ngân hàng nhận 500
nghìn đồng tiền mới gửi thì:
○ Bên có của ngân hàng sẽ tăng 500 nghìn đồng.
○ Bên nợ của ngân hàng sẽ tăng 500 nghìn đồng.
○ Khoản tiền ngân hàng cho vay sẽ vẫn bằng không.
● Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P4_76: Cở sở tiền tệ bằng:
● Tiền mặt ngoài ngân hàng cộng với dự trữ của các ngân hàng.
○ Tiền mặt ngoài ngân hàng cộng với tiền gửi ngân hàng. ○ M1.
○ Tổng tiền gửi ngân hàng.
MACRO_2_P4_77: Khoản mục nào dưới đây được coi là một khoản mục nợ đối với một NHTM?
○ Khoản tiền mà ngân hàng cho các cá nhân vay.
○ Khoản tiền mà ngân hàng cho các ngân hàng khác vay.
○ Trái phiếu mà ngân hàng mua.
● Tiền gửi tại ngân hàng.
MACRO_2_P4_78: Với giả thiết tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, một ngân hàng nhận được khoản
tiền gửi 100 triệu đồng sẽ có thể:
○ Cho vay thêm 500 triệu đồng.
○ Cho vay thêm 100 triệu đồng.
● Cho vay thêm 80 triệu đồng.
○ Cho vay thêm 20 triệu đồng.
MACRO_2_P4_79: Xét một nền kinh tế không có rò rỉ tiền mặt ngoài ngân hàng. Nếu cung tiền
tăng 400 triệu đồng khi NHTW mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ, thì tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM phải là: ○ 40%. ● 25%. ○ 4%. ○ 2,5%.
MACRO_2_P4_80: Nếu như bạn tìm thấy một người có thể đổi những thứ bạn có lấy những
những thứ bạn muốn thì:
○ Cần phải có tiền để tiến hành trao đổi.
○ Việc chuyên môn hoá là điều không thể trong xã hội bạn đang sống.
● Xuất hiện sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu.
○ Xuất hiện hệ thống trao đổi bằng tiền.
MACRO_2_P4_81: Chức năng cất trữ giá trị của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
○ Là một thước đo quy ước để định giá cả.
○ Là sự đảm bảo cho sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu.
● Là một thứ có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hoá khác.
○ Là một đơn vị trao đổi có thể được chấp nhận chung.
MACRO_2_P4_82: Khoản mục nào dưới đây không nằm trong lượng cung tiền M2?
○ Tiền lưu hànhngoài hệ thống ngân hàng.
○ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của các cá nhân tại các NHTM.
● Trái phiếu chính phủ.
○ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của các cá nhân tại các NHTM.
MACRO_2_P4_83: Nếu như giá cả của hàng hóa và dịch vụ được tính bằng số kg muối thì lúc đó muối sẽ là: ● Đơn vị hạch toán.
○ Phương tiện cất trữ giá trị.
○ Phương tiện trao đổi.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P4_84: Tiền do NHNN Việt Nam phát hành hiện nay là một ví dụ về: ● Tiền pháp định. ○ Tiền hàng hoá.
○ Tiền có thể chuyển đổi tự do. ○ Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P4_85: Khoản mục nào dưới đây kém hiệu quả nhất để chuyển sức mua từ hiện tại đến tương lai? ● Tiền mặt.
○ Tiền gửi không kỳ hạn.
○ Tiền gửi có kỳ hạn.
○ Trái phiếu chính phủ.
MACRO_2_P4_86: Một người chuyển 10 triệu đồng từ sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng sang sổ tiết
kiệm không kỳ hạn, khi đó: ○ M1 và M2 giảm.
○ M1 giảm và M2 tăng lên.
○ M1 giảm và M2 không thay đổi.
● M1 tăng và M2 không thay đổi.
MACRO_2_P4_87: Tỉ lệ dự trữ của một NHTM là:
○ Tỉ lệ dự trữ dôi ra so với tổng tiền gửi.
● Tỉ lệ giữa tổng lượng tiền được giữ trong két và được gửi tại NHTW so với tổng tiền gửi.
○ Tỉ lệ giữa tổng tiền dự trữ bằng tiền mặt được giữ trong két của ngân hàng đó so với tổng tiền gửi.
○ Tỉ lệ giữa tổng tiền dự trữ được gửi tại NHTW so với tổng tiền gửi.
MACRO_2_P4_88: Tài khoản tiền gửi có thể phát séc của bạn là:
○ Tài sản nợ của bạn và là tài sản có của ngân hàng.
● Tài sản có của bạn và là tài sản nợ của ngân hàng.
○ Là tài sản nợ của bạn và cũng là tài sản nợ của ngân hàng.
○ Là tài sản có của bạn và cũng là tài sản có của ngân hàng.
MACRO_2_P4_89: Khoản mục nào dưới đây có tính thanh khoản cao nhất
● Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. ○ Cổ phiếu.
○ Trái phiếu chính phủ.
○ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
MACRO_2_P4_90: Giả sử bạn vừa gửi 2000 USD vào một ngân hàng. Ngân hàng đó muốn
giữ dự trữ bằng 20% số tiền đó. Hỏi ngân hàng đó có thể cho vay thêm bao nhiêu tiền? ○ 200 USD. ○ 400 USD. ○ 1800 USD. ● 1600 USD.
MACRO_2_P4_91: Bất kỳ khi nào dự trữ mong muốn lớn hơn so với dự trữ thực tế, ngân hàng:
○ Có thể cho vay nhiều hơn.
● Sẽ hạn chế cho khách hàng vay tiền. ○ Phá sản. ○ Có dự trữ dôi ra.
MACRO_2_P4_92: Bất kỳ khi nào dự trữ thực tế lớn hơn so với mức mong muốn, ngân hàng:
● Có thể khuyến khích khách hàng vay nhiều tiền hơn.
○ Sẽ đi đến phá sản.
○ Sẽ phải vay tiền ở ngân hàng khác.
○ Đang trong thời điểm thu nhiều lợi nhuận.
MACRO_2_P4_93: Khoản mục nào dưới đây có tính thanh khoản thấp nhất?
○ Tiền gửi có thể rút theo theo yêu cầu. ● Bất động sản.
○ Trái phiếu chính phủ.
○ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
MACRO_2_P4_94: Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ sẽ làm cho:
○ Lãi suất giảm xuống.
● Dự trữ của các NHTM giảm xuống.
○ Lượng cung tiền tăng lên.
○ Lượng tiền mà các NHTM cho dân cư vay tăng lên.
MACRO_2_P4_95: Việc NHTW mua trái phiếu chính phủ sẽ làm cho: ○ Lãi suất tăng lên.
○ Dự trữ của các NHTM (NHTM) giảm xuống.
○ Các khoản cho vay của các NHTM giảm xuống. ● Tổng cầu tăng lên.
MACRO_2_P4_96: Việc NHTW mua trái phiếu chính phủ sẽ:
○ Làm cho dự trữ của các NHTM (NHTM) giảm.
● Làm cho các khoản cho vay của các NHTM tăng lên.
○ Là công cụ tốt để chốnglại lạm phát.
○ Thắt chặt điều kiện tín dụng.
MACRO_2_P4_97: Nếu NHTW bán trái phiếu chính phủ với trị giá là 1 triệu USD thì lượng cung tiền sẽ: ○ Giảm đi 1 triệu USD. ○ Tăng thêm 1 triệu USD.
● Giảm nhiều hơn 1 triệu USD.
○ Tăng nhiều hơn 1 triệu USD.
MACRO_2_P4_98: Biện pháp nào trong số các biện pháp dưới đây được coi là công cụ của
chính sách tiền tệ thu hẹp?
○ Giảm giá đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối.
○ NHTW khuyến khích các NHTM cho vay.
● NHTW bán trái phiếu chính phủ.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ.
MACRO_2_P4_99: Một chính sách tiền tệ mở rộng có thể bao gồm:
○ tăng lãi suất chiết khấu.
● Các hoạt động thị trường mở làm giảm lãi suất.
○ Việc ngân hàng NHTW thuyết phục các NHTM thu hẹp các khoản cho vay.
○ Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ. PHẦN 5:
MACRO_2_P5_1: Để kích thích tổng cầu, NHTW có thể:
○ Mua trái phiếu chính phủ.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
○ Nới lỏng điềukiện tín dụng.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_2: Nhằm hạn chế đầu tư, NHTW có thể (chọn 2 đáp án đúng):
● Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
● Thắt chặt điều kiện tín dụng.
○ Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc
MACRO_2_P5_3: Để hạ thấp lãi suất, NHTW có thể:
○ Mua trái phiếu chính phủ.
○ Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_4: Để giảm tổng cầu, NHTW có thể:
● Thu hẹp lượng cung tiền và tăng lãi suất.
○ Mở rộng cung tiền và giảm lãi suất.
○ Thu hẹp cung tiền và giảm lãi suất.
○ Mở rộng cung tiền và tăng lãi suất.
MACRO_2_P5_5: Điều nào sau đây không xảy ra nếu NHTW mua trái phiếu chính phủ?
○ Dự trữ của các ngân hàng tăng lên.
○ Lượng cung tiền tăng.
● Lãi suất ngân hàng tăng lên.
○ Điều kiện tín dụng được nới lỏng.
MACRO_2_P5_6: Dự trữ của các NHTM giảm xuống có thể là do:
○ Các hộ gia đình quyết định giữ ít tiền mặt hơn.
● NHTW bán trái phiếu chính phủ.
○ Lãi suất ngân hàng giảm.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ.
MACRO_2_P5_7: Số nhân tiền tệ có thể được tính bằng:
● Thay đổi của lượng cung tiền chia cho thay đổi của lượng tiền cơ sở.
○ Thay đổi của lượng tiền giấy có thể chuyển đổi chia cho thay đổi của lượng tiền cơ sở.
○ Thay đổi của lượng tiền cơ sở chia cho thay đổi của lượng tiền mặt nằm trong tay các hộ gia đình.
○ Thay đổi của lượng tiền cơ sở chia cho thay đổi của lượng cung tiền.
MACRO_2_P5_8: Nhân tố nào sau đây không gây ảnh hưởng đến lượng tiền cơ sở?
● Một NHTM chuyển số tiền mặt nằm trong két của họ vào tài khoản tiền gửi tại NHTW.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ từ một NHTM.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ cho một NHTM.
MACRO_2_P5_9: Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở sẽ làm:
○ Dự trữ của NHTM tăng lên và vì thế mà làm tăng lượng tiền cơ sở.
● Dự trữ của NHTM giảm xuống và vì thế mà làm giảm lượng tiền cơ sở.
○ Dự trữ của các NHTM tăng lên và vì thế làm giảm lượng tiền cơ sở.
○ Dự trữ của cácNHTM giảm đi và vì thế làm tăng lượng tiền cơ sở.
MACRO_2_P5_10: Nhân tố nào dưới đây có tác động đến lượng tiền cơ sở?
○ Một NHTM mua trái phiếu chính phủ từ một khách hàng.
○ Một NHTM chuyển tiền mặt từ két sang tài khoản tiền gửi tại NHTW.
● Một cá nhânmua trái phiếu chính phủ từ NHTW.
○ Chính phủ bán trái phiếu cho một NHTM và sau đó sử dụng số tiền đó chi cho quốc phòng.
MACRO_2_P5_11: Việc giảm tỉ lệ dự trữ/tiền gửi sẽ làm tăng cung ứng tiền tệ thông qua:
○ Tăng cở sở tiền tệ. ● Tăng số nhân tiền.
○ Giảm tỉ lệ tiền mặt/tiền gửi.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
MACRO_2_P5_12: Số nhân tiền sẽ tăng nếu
○ Ngân hàng trung ương quyết định mua trái phiếu chính phủ.
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ.
● Người dân quyết định giữ ít tiền mặt hơn so với tiền gửi.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_13: Các ngân hàng có xu hướng giảm tỉ lệ dự trữ đến mức tối thiểu vì:
● Dự trữ không có lãi suất.
○ Dự trữ lớn hơn có nghĩa khả năng thanh khoản thấp hơn.
○ tiền gửi là tài sản của ngân hàng, còn dự trữ thì không.
○ Tỉ lệ dự trữ càng lớn thì vị thế của ngân hàng càng yếu.
MACRO_2_P5_14: Giá trị của số nhân tiền
○ Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi
○ Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ
○ Do NHTW trực tiếp điều tiết
● Tăng khi tỉ lệ dự trữ giảm.
MACRO_2_P5_15: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỉ lệ tiền mặt càng nhỏ thì:
○ Tỉ lệ dự trữ càng lớn.
○ Số nhân tiền càng nhỏ.
● Số nhân tiền càng lớn.
○ Cơ sở tiền càng nhỏ.
MACRO_2_P5_16: Thước đo chi phí cơ hội của việc giữ tiền là: ○ Lãi suất thực tế.
○ Tiền mặt không được trả lãi. ○ Tỉ lệ lạm phát. ● Lãi suất danh nghĩa.
MACRO_2_P5_17: Động cơ chủ yếu để mọi người giữ tiền là: ● Để giao dịch. ○ Để dự phòng.
○ Để chuyển sức mua sang tương lai.
○ Giảm rủi ro cho danh mục đầu tư.
MACRO_2_P5_18: Nếu bạn mang tiền khi đến lớp để phòng trường hợp giáo viên yêu cầu
phải mua ngay tài liệu, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
● Cầu dự phòng về tiền.
○ Cầu đầu cơ về tiền.
○ Cầu giao dịch về tiền.
○ Không phải các động cơ trên.
MACRO_2_P5_19: Cân bằng thị trường tiền tệ xuất hiện khi:
○ Lãi suất không thay đổi.
○ GDP thực tế không thay đổi.
● Cung tiền bằng với cầu tiền. ○ Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P5_20: Nếu GDP thực tế tăng lên, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang:
○ Trái và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Trái và lãi suất sẽ giảm đi.
● Phải và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.
MACRO_2_P5_21: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến vị trí của đường cung tiền?
○ Quyết định chính sách của NHTW. ● Lãi suất.
○ Quyết định cho vay của các NHTM.
○ Hoạt động thị trường mở
MACRO_2_P5_22: Với các yếu tố khác không đổi, lượng cầu về tiền lớn hơn khi:
○ Chi phí cơ hội của việc giữ tiền thấp hơn. ○ Thu nhập cao hơn. ○ Mức giá cao hơn.
● Tất cả các câu trên đúng.
MACRO_2_P5_23: Lý thuyết ưa thích thanh khoản về lãi suất của Keynes cho rằng lãi suất
được quyết định bởi. ○ Cung và cầu vốn. ● Cung và cầu tiền.
○ Cung và cầu lao động.
○ Tổng cung và tổng cầu.
MACRO_2_P5_24: Khi cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất còn trục
hoành là lượng tiền, việc cắt giảm lãi suất:
● Làm tăng lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái.
○ Làm giảm lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải.
MACRO_2_P5_25: Khi cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất còn trục
hoành là lượng tiền, tăng lãi suất:
○ Làm tăng lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái.
● Làm giảm lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải
MACRO_2_P5_26: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi
suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá tăng:
● Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và giảm lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất.
MACRO_2_P5_27: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi
suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá giảm:
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và giảm lãi suất.
● Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất.
MACRO_2_P5_28: Trên thị trường sản phẩm, ảnh hưởng ban đầu của sự gia tăng trong cung tiền là:
● Làm dịch chuyển tổng cầu sang phải.
○ Làm dịch chuyển tổng cầu sang trái.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang phải.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang trái
MACRO_2_P5_29: Trên thị trường sản phẩm, ảnh hưởng ban đầu của sự cắt giảm mức cung tiền là:
○ Làm dịch chuyển tổng cầu sang phải.
● Làm dịch chuyển tổng cầu sang trái.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang phải.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang trái.
MACRO_2_P5_30: Động cơ chủ yếu để mọi người giữ tiền là: ● Để giao dịch. ○ Để dự phòng. ○ Để đầu cơ
○ Vì thu nhập từ tiền lãi.
MACRO_2_P5_31: Nếu như lý do để bạn giữ tiền là để trả tiền thuê nhà thì các nhà kinh tế học
sẽ xếp khoản tiền đó vào:
○ Động cơ đầu cơ của bạn.
○ Động cơ thu nhập của bạn.
○ Động cơ dự phòng của bạn. ● Động cơ giao dịch.
MACRO_2_P5_32: Lý do nào dưới đây để mọi người giữ tiền cho những khoản chi tiêu theo kế hoạch? ○ Đơn vị hạch toán. ● Động cơ giao dịch. ○ Động cơ đầucơ. ○ Động cơ dự phòng.
MACRO_2_P5_33: Lượng tiền mà mọi người nắm giữ để dùng cho giao dịch:
○ Là một số không đổi theo thời gian.
○ Không có quan hệ gì với lãi suất.
○ Không có quan hệ gì với thu nhập mà mọi người kiếm được.
● Phụ thuộc dương vào thu nhập và phụ thuộc âm vào lãi suất.
MACRO_2_P5_34: Nếu bạn mang tiền theo mình nhiều để đề phòng trường hợp các bạn rủ ở
lại ăn trưa, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
● Cầu tiền dự phòng của bạn.
○ Cầu tiền đầu cơ của bạn.
○ Cầu tiền giao dịch của bạn. ○ Câu 1 và 3.
MACRO_2_P5_35: Nếu bạn gửi tiền trong tài khoản để chờ mua khi giá cổ phiếu giảm, thì các
nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
○ Cầu tiền dự phòng của bạn.
● Cầu tiền đầu cơ của bạn.
○ Cầu tiền giao dịch của bạn.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_36: Giả sử bạn đang xem xét để quyết định mua một cổ phiếu. Nếu bạn nghĩ
giá cổ phiếu sẽ thấp hơn trong tuần tới thì lý do để bây giờ bạn giữ tiền trong tay mà không
mua cổ phiếu được coi là:
○ Cầu tiền dự phòng của bạn.
● Cầu tiền đầu cơ của bạn.
○ Cầu tiền giao dịch của bạn.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_37: Chi phí của việc giữ tiền tăng lên khi:
○ Sức mua của đồng tiền tăng lên. ● Lãi suất tăng lên.
○ Giá của hàng hóa và dịch vụ giảm.
○ Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.
MACRO_2_P5_38: Lượng tiền danh nghĩa là:
● Lượng tiền được tính theo số đơn vị tiền tệ hiện hành.
○ Lượng tiền được tính theo số đơn vị tiền tệ vào năm gốc.
○ Lượng tiền được tính bằng số đơn vị GDP.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_39: Khi các yếu tố khác không đổi, mức giá tăng lên gấp 2 lần có nghĩa là:
○ Cầu tiền thực tế tăng lên gấp 2 lần.
● Cầu tiền danh nghĩa tăng lên gấp 2 lần.
○ Cung tiền danh nghĩa tăng lên gấp 2 lần.
○ Cầu tiền danh nghĩa vẫn không thay đổi.
MACRO_2_P5_40: Lượng tiền thực tế bằng:
○ Thu nhập danh nghĩa chia cho mức giá.
● Lượng tiền danh nghĩa chia cho mức giá.
○ Mức giá chia cho lượng tiền danh nghĩa.
○ Lượng tiền danh nghĩa chia cho thu nhập danh nghĩa.
MACRO_2_P5_41: Lượng tiền danh nghĩa bằng:
● Lượng tiền thực tế nhân với mức giá.
○ GDP thực tế nhân với mức giá.
○ GDP nhân với chỉ số điều chỉnh GDP.
○ Lượng tiền thực tế chia cho mức giá.
MACRO_2_P5_42: Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, GDP thực tế tăng lên thì:
● Cầu tiền thực tế tăng lên.
○ Cầu tiền thực tế giảm đi.
○ Không có ảnh hưởng gì đến cầu tiền thực tế.
○ Cầu tiền thực tế sẽ tăng lên đến một mức nào đó, và sau đó nó sẽ tự động giảm xuống.
MACRO_2_P5_43: Lượng tiền thực tế mà mọi người muốn nắm giữ sẽ tăng lên nếu hoặc thu
nhập thực tế tăng lên hoặc: ○ Mức giá tăng lên. ○ Mức giá giảm đi. ○ Lãi suất tăng lên. ● Lãi suất giảm đi.
MACRO_2_P5_44: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sự dịch chuyển của đường cầu tiền danh nghĩa sang trái?
○ GDP thực tế tăng lên. ○ Lãi suất tăng. ● Mức giá chung giảm. ○ Câu 2 và 3.
MACRO_2_P5_45: Nếu hộ gia đình và các hãng nhận thấy rằng lượng tiền mình đang nắm giữ
thấp hơn so với dự kiến, họ sẽ:
● Bán các tài sản tài chính và làm cho lãi suất tăng lên.
○ Bán các tài sản tài chính và làm cho lãi suất giảm xuống.
○ Mua các tài sản tài chính và làm cho lãi suất tăng lên.
○ Mua các tài sản tài chính và làm cho lãi suất giảm đi.
MACRO_2_P5_46: 2 nguyên nhân nào sau đây làm cho đường cầu tiền danh nghĩa dịch chuyển sang phải?
● GDP thực tế tăng lên. ● Mức giá chung tăng. ○ Lãi suất giảm. ○ Mức giá chung giảm
MACRO_2_P5_47: Nếu bạn tin rằng lãi suất sẽ giảm xuống trong thời gian tới, bạn có thể sẽ muốn:
● Mua trái phiếu tại mức giá hiện hành.
○ Mua trái phiếu sau khi lãi suất giảm.
○ Bán ngay trái phiếu từ bây giờ.
○ Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ngắn hạn và một thời gian sau mới mua trái phiếu.
MACRO_2_P5_48: Chi phí cơ hội của việc giữ tiền so với các tài sản khác, ví dụ như trái phiếu, sẽ là: ○ Lạm phát.
○ Mức tiêu dùng bị bỏ qua.
○ Khả năng thanh khoản bị bỏ qua. ● Tiền lãi bỏ qua.
MACRO_2_P5_49: Cân bằng thị trường tiền tệ xuất hiện khi: ○ Lãi suất không đổi.
○ GDP thực tế không đổi.
● Cung tiền cân bằng với cầu tiền. ○ Câu 1 và 3.
MACRO_2_P5_50: Trái phiếu và tiền:
● Là những tài sản thay thế.
○ Là những tài sản bổ sung.
○ Không có mối quan hệ kinh tế nào.
○ Đều là phương tiện trao đổi.
MACRO_2_P5_51: Định nghĩa đúng nhất về NHTW là:
○ Một tổ chức đặt trụ sở tại trung tâm của một nước.
○ Một tổ chức đảm bảo sự tiện lợi cho người gửi tiền.
○ Ngân hàng của một nước mà chỉ khi có nó, các ngân hàng nước ngoài mới có thể chuyển đổi
đồng ngoại tệ thành đồng nội tệ.
● Là tổ chức có chức năng kiểm soát cung tiền và điều tiết các tổ chức tài chính – tiền tệ của một nước.
MACRO_2_P5_52: Nỗ lực nhằm kiểm soát lạm phát và giảm bớt chu kỳ kinh doanh bằng cách
thay đổi lượng tiền trong lưu thông và điều chỉnh lãi suất được gọi là: ○ Chính sách tín dụng. ● Chính sách tiền tệ. ○ Chính sách tài khoá.
○ Chính sách tỉ giá hối đoái.
MACRO_2_P5_53: Các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm:
○ Lãi suất chiết khấu, và lãi suất của ngân hàng.
○ Lãi suất ngân hàng và các nghiệp vụ thị trường mở.
● Các nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất chiết khấu.
○ Lãi suất chiết khấu và tỉ giá hối đoái.
MACRO_2_P5_54: Hoạt động nào sau đây không phải là chức năng của NHTW?
○ Đóng vai trò là “người cho vay cuối cùng” đối với các NHTM.
● Kinh doanh tiền tệ để tối đa hoá lợi nhuận.
○ Điều chỉnh lượng cung tiền.
○ Điều tiết lãi suất ngân hàng.
MACRO_2_P5_55: Công cụ nào dưới đây thường được ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử
dụng để điều tiết cung tiền hiện nay?
○ Lựa chọn chế độ tỉ giá hối đoái.
○ Quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
○ Thay đổi lãi suất chiết khấu.
● Nghiệp vụ thị trưởng mở.
MACRO_2_P5_56: Lãi suất mà NHTW nhận được khi cho các NHTM vay tiền được gọi là:
○ Lãi suất thị trường mở.
● Lãi suất chiết khấu. ○ Lãi suất ngân hàng. ○ Lãi suất cơ bản.
MACRO_2_P5_57: Số nhân tiền tăng lên nếu tỉ lệ tiền mặt mà hộ gia đình và các hãng kinh doanh muốn giữ:
○ Tăng lên hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế tăng lên.
● Giảm xuống hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM giảm xuống.
○ Giảm xuống hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM tăng lên.
○ Tăng lên hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM giảm xuống.
MACRO_2_P5_58: Giả sử tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 23%, tỉ lệ dự trữ thực tế của các
NHTM là 7%, và cung tiền là 820 tỉ đồng. Cơ sở tiền tệ là: ○ 120 tỉ. ● 200 tỉ. ○ 410 tỉ. ○ 820 tỉ.
MACRO_2_P5_59: Giả sử tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và các ngân hàng không có dự trữ dôi
ra. Nếu không có rò rỉ tiền mặt ngoài hệ thống NHTM và NHTW mua 1.000 tỉ đồng trái phiếu
chính phủ, thì lượng cung tiền: ○ Không thay đổi. ○ Tăng 1.000 tỉ đồng. ● Tăng 10.000 tỉ đồng.
○ Giảm 10.000 tỉ đồng.
MACRO_2_P5_60: Giả sử tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và các ngân hàng không có dự trữ dôi
ra. Nếu không có rò rỉ tiền mặt ngoài hệ thống NHTM và NHTW bán 1.000 tỉ đồng trái phiếu
chính phủ, thì lượng cung tiền: ○ Không thay đổi. ○ Giảm 1.000 tỉ đồng. ○ Tăng 10.000 tỉ đồng.
● Giảm 10.000 tỉ đồng.
MACRO_2_P5_61: Ngân hàng trung ương có thể điều tiết tốt nhất đối với: ○ Cung tiền. ● Cơ sở tiền tệ. ○ Số nhân tiền.
○ Tỉ lệ dữ trữ thực tế của các NHTM.
MACRO_2_P5_62: Điều nào dưới đây làm tăng lãi suất. Chọn 2 đáp áp đúng nhất từ các lựa chọn sau: ● cầu tiền tăng ○ cung tiền tăng
○ tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm ● cung tiền giảm
MACRO_2_P5_63: Điều nào dưới đây làm giảm lãi suất, hãy chọn 2 đáp án đúng nhất: ● cầu tiền giảm ○ cung tiền giảm
○ tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng ● cung tiền tăng
MACRO_2_P5_64: Điều nào dưới đây làm tăng lãi suất: ○ thu nhập giảm
○ tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm ○ cầu tiền giảm.
● NHTW bán trái phiếu chính phủ
MACRO_2_P5_65: Điều nào dưới đây làm giảm lãi suất: ● thu nhập giảm
● tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ. ○ cầu tiền tăng
MACRO_2_P5_66: Trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100%, số nhân tiền bằng: ○ 0 ● 1 ○ 10 ○ 100
MACRO_2_P5_67: Nếu cơ sở tiền tệ bằng 60 tỉ đồng và số nhân tiền bằng 3 thì cung tiền bằng: ○ 20 tỉ đồng. ○ 60 tỉ đồng. ○ 63 tỉ đồng. ● 180 tỉ đồng.
MACRO_2_P5_68: Nếu cơ sở tiền tệ tăng gấp đôi trong khi cả tỉ lệ tiền mặt/tiền gửi và tỉ lệ dự
trữ/tiền gửi không thay đổi thì cung ứng tiền tệ sẽ: ○ Giảm một nửa. ○ Không đổi. ● Tăng gấp đôi. ○ Tất cả đều sai.
MACRO_2_P5_69: Việc tăng tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi sẽ dẫn đến:
○ Tăng cung ứng tiền tệ.
● Giảm cung ứng tiền tệ. ○ Tăng số nhân tiền.
○ Tăng tỉ lệ dự trữ/tiền gửi.
MACRO_2_P5_70: Nghiệp vụ thị trường mở xảy ra khi (chọn 2 đáp án đúng):
○ Chính phủ bán trái phiếu cho các NHTM.
● NHNN Việt Nam mua trái phiếu chính phủ từ các NHTM.
● NHNN Việt Nam bán trái phiếu chính phủ cho các NHTM.
○ Các NHTM mua bán trái phiếu chính phủ với nhau.
MACRO_2_P5_71: Việc giảm dự trữ bắt buộc sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến cung ứng tiền tệ nếu:
● Các ngân hàng không thay đổi tỉ lệ dự trữ/tiền gửi.
○ Tỉ lệ tiền mặt/ tiền gửi không thay đổi.
○ Lượng dự trữ dôi ra của các ngân hàng không thay đổi.
○ Cơ sở tiền tệ không thay đổi.
MACRO_2_P5_72: Lãi suất chiết khấu là:
○ Sự chênh lệch giữa giá của một mặt hàng bán tại Metro và giá của mặt hàng tương tự tại Big C.
○ Lãi suất mà những khách hàng tốt nhất của ngân hàng phải trả khi vay tiền của ngân hàng.
● Lãi suất màcác ngân hàng phải trả NHNN Việt Nam khi vay để bổ sung dự trữ từ NHNN Việt Nam.
○ Sự chênh lệch giữa lãi suất của trái phiếu kho bạc và lãi suất cơ bản.
MACRO_2_P5_73: Muốn tăng cung ứng tiền tệ, NHNN Việt Nam có thể:
○ Thực hiện nghiệp vụ mua trái phiếu trên thị trường mở.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
○ Giảm dự trữ bắt buộc.
● Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P5_74: Cơ sở tiền tăng khi NHTW
○ Bán trái phiếu trên thị trường mở.
○ Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc. ○ Bán ngoại tệ. ● Cho các NHTM vay tiền.
MACRO_2_P5_75: Khi can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ, NHTW
thường bán trái phiếu trên thị trường mở. Tại sao?
○ Nếu không bán trái phiếu trên thị trường mở, ảnh hưởng của việc mua ngoại tệ sẽ làm giảm
cung tiền trong nước và do vậy có thể gây ra suy thoái.
○ Muốn nền kinh tế trong nước không bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh từ nước ngoài.
● Để trung hoà ảnh hưởng của việc mua ngoại tệ đến cung tiền trong nước.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_76: Biện pháp tài trợ cho tăng chi tiêu chính phủ nào dưới đây sẽ làm tăng cung tiền mạnh nhất?
○ Bán trái phiếu cho công chúng.
● Bán trái phiếu cho NHTW.
○ Bán trái phiếu cho các NHTM.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_77: Giá trị của số nhân tiền tăng khi:
○ Lãi suất chiết khấu giảm.
○ Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm.
○ Tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng giảm.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_78: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt là làm giảm sản lượng bằng cách:
○ Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư.
○ Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.
● Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư.
○ Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư.
MACRO_2_P5_79: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng là làm tăng sản lượng bằng cách:
○ Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư.
● Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.
○ Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư.
○ Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư.
MACRO_2_P5_80: Kết quả cuối cùng của sự thay đổi chính sách của chính phủ là lãi suất
giảm, tiêu dùng tăng, và đầu tư tăng. Đó là do kết quả của việc áp dụng:
● Chính sách tiền tệ mở rộng.
○ Chính sách tiền tệ thắt chặt.
○ Chính sách tài khoá thắt chặt.
○ Chính sách tài khoá mở rộng.
MACRO_2_P5_81: Giả sử NHTW giảm cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu, chính phủ cần:
○ Giảm chi tiêu chính phủ. ● Giảm thuế.
○ Yêu cầu NHTW bán trái phiếu trên thị trường mở.
○ Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau.
MACRO_2_P5_82: Giả sử NHTW tăng cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu, chính phủ cần:
○ Tăng chi tiêu chính phủ. ○ Giảm thuế.
○ Yêu cầu NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở.
● Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau.
MACRO_2_P5_83: Giả sử NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau đối
với tổng cầu. Nếu chính phủ giảm thuế, thì NHTW cần:
○ Mua trái phiếu chính phủ.
○ Yêu cầu chính phủ tăng chi tiêu.
○ Giảm lãi suất cơ bản.
● Bán trái phiếu chính phủ.
MACRO_2_P5_84: Giả sử NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau đối
với tổng cầu. Nếu chính phủ tăng thuế, thì NHTW cần:
● Mua trái phiếu chính phủ.
○ Yêu cầu chính phủ tăng chi tiêu.
○ Giảm lãi suất cơ bản.
○ Bán trái phiếu chính phủ.
MACRO_2_P5_85: Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Sau đó, làn sóng bi quan của các nhà đầu tư và người tiêu dùng làm giảm chi tiêu. Nếu
quyết định áp dụng chính sách bình ổn chủ động, thì NHNW sẽ:
○ Tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế.
○ Giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế.
● Tăng cung tiền và giảm lãi suất.
○ Giảm cung tiền và tăng lãi suất.
MACRO_2_P5_86: Câu nào sau đây miêu tả rõ nhất sự gia tăng của cung tiền làm dịch chuyển đường tổng cầu?
○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng, đầu tư giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
● Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm, đầu tư tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá tăng, chi tiêu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá sụt giảm, chi tiêu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
MACRO_2_P5_87: Câu nào sau đây miêu tả rõ nhất sự cắt giảm cung tiền làm dịch chuyển đường tổng cầu?
● Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, lãi suất tăng, đầu tư giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
○ Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, lãi suất giảm, đầu tư tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
○ Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, giá cả giảm, chi tiêu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá cả giảm, chi tiêu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
MACRO_2_P5_88: NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau nhằm tác
động đến tổng cầu. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thì NHTW phải (chọn 2 đáp án đúng):
○ Mua trái phiếu chính phủ.
● Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
● Bán trái phiếu chính phủ.
○ Mua trái phiếu chính phủ
MACRO_2_P5_89: Nếu NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở thì đường cung
tiền sẽ dịch chuyển sang:
○ Trái và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Trái và lãi suất sẽ giảm xuống.
○ Phải và lãi suất sẽ tăng lên.
● Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.
MACRO_2_P5_90: Nếu GDP thực tế tăng lên, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang:
○ Trái và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Trái và lãi suất sẽ giảm đi.
● Phải và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.
MACRO_2_P5_91: Vị trí của đường cung tiền được xác định bởi:
○ Mức độ phảnứng của cầu tiền với lãi suất.
○ Mức độ phản ứng của cầu tiền với thu nhập.
○ Mức độ phản ứng của đầu tư với lãi suất.
● Hành vi chính sách của NHTW.
MACRO_2_P5_92: Nhân tố nào sau đây không xác định vị trí của đường cung tiền danh nghĩa?
○ Hành vi chính sách của NHTW. ● Lãi suất.
○ Chính sách cho vay của các ngân hàng thươngmại.
○ Hành vi giữ tiền của người dân.
MACRO_2_P5_93: Nhân tố nào sau đây xác định vị trí của đường cung tiền danh nghĩa?
○ Hành vi chính sách của NHTW.
○ Chính sách cho vay của các NHTM.
○ Hành vi giữ tiền của người dân.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P5_94: Nếu lãi suất tăng lên:
○ Đường cầu đầu tư sẽ dịch sang trái.
● Lượng cầu về đầu tư sẽ giảm.
○ Đường cầu tiền sẽ dịch sang phải.
○ Đường cầu tiền sẽ dịch sang trái.
MACRO_2_P5_95: Lãi suất thay đổi gây ra sự thay đổi của tổng cầu thông qua một trong các quá trình sau đây:
○ Cả đường cầu tiền và đường cầu đầu tư cùng dịch chuyển.
○ Cả đường cầu đầu tư và đường tổng cầu cùng dịch chuyển .
○ Có sự di chuyển dọccả đường cầu đầu tư và đường tổng cầu.
● Có sự di chuyển dọc đường cầu đầu tư, còn đường tổng cầu dịch chuyển.
MACRO_2_P5_96: Lượng cầu tiền thực tế giảm xuống khi lãi suất tăng lên là vì:
○ Bộ Tài chính vay tiền nhiều hơn ở mức lãi suất cao hơn.
○ Giá của trái phiếu tăng khi lãi suất tăng.
● Chi phí cơ hội của việc giữ tiền với vai trò là một tài sản tăng lên khi lãi suất tăng.
○ Khi lãi suất tăng lên, các nhà ngân hàng lo sợ rằng mức lãi suất đó lại giảm nên họ không muốn cho vay.
MACRO_2_P5_97: Chuỗi sự kiện nào dưới đây là một phần trong các kết quả do tác động của
NHTW nhằm hạn chế tổng cầu?
○ Cung tiền giảm, lãi suất giảm, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm.
○ Hàng tồn kho không dự kiến tăng, GDP thực tế bắt đầu giảm, cầu tiền tăng lên.
● Cung tiền giảm, lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm.
○ Cung tiền tăng, lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm.
MACRO_2_P5_98: Cung tiền giảm có thể làm:
○ Cả lãi suất, đầu tư và tổng cầu cùng tăng.
● Lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng cầu giảm.
○ Lãi suất giảm, đầu tư tăng, tổng cầu tăng.
○ Cả lãi suất, đầu tư và tổng cầu đều giảm.
MACRO_2_P5_99: Trật tự chính xác của chuỗi sự kiện khi NHTW áp dụng chính sách tiền tệ
để làm thay đổi GDP thực tế là:
○ C + I + G + NX, cung tiền, lãi suất, đầu tư.
○ C + I + G + NX, đầu tư, cung tiền, lãi suất.
● Cung tiền, lãi suất, đầu tư, C + I + G + NX.
○ Lãi suất và cầu tiền, đầu tư, C + I + G + NX. PHẦN 6:
MACRO_2_P6_1: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ
thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000. Với số liệu trên, số nhân tiền là: ○ 3 ● 4 ○ 5
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_2: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ
thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000. Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là: ● 1.000 tỉ đồng. ○ 600 tỉ đồng. ○ 3.000 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_3: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ
thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 2.000; Với số liệu trên, cung tiền là: ○ 6.000 tỉ đồng. ● 8.000 tỉ đồng. ○ 10.000 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_4: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ
thực tế của các NHTM (rr)20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là: ● 3 ○ 4 ○ 5
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_5: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ
thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là: ○ 41915 ● 2 ○ 2,5
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_6: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ dự trữ
thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là: ● 4,1 ○ 4,3 ○ 14,3
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_7: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ dự trữ
thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, số nhân tiền là: ○ 5 ● 5,5 ○ 10
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_8: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự trữ
thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 14.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là: ○ 10 ○ 2,5 ● 2,8
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_9: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ
thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000; Với số liệu trê, muốn giảm cung
tiền 1 tỉ đồng, NHTW cần:
○ Mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
● Bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
MACRO_2_P6_10: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000; Với số liệu trên, muốn giảm cung
tiền 3 tỉ đồng, NHTW cần:
○ Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
● Bán 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
○ Mua 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ
MACRO_2_P6_11: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự trữ
thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 2.000; Với số liệu trên, muốn tăng cung
tiền 1 tỉ đồng, NHTW cần:
○ Mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
● Mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
MACRO_2_P6_12: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là: ○ 1.500 tỉ đồng. ● 2.000 tỉ đồng. ○ 6.000 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_13: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, muốn giảm
bớt cung tiền 1 tỉ đồng NHTW cần:
○ Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 1 tỉ triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
● Bán 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
MACRO_2_P6_14: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu trên, cung tiền là: ○ 5.000 tỉ đồng. ● 20.500 tỉ đồng. ○ 21.500 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_15: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 10.000; Với số liệu trên, muốn tăng
cung tiền thêm 1 tỉ đồng, NHTW cần:
○ Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 1 tỉ đồng đồng trái phiếu chính phủ.
● Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_16: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cung tiền (tỉ đồng) 41.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền là: ● 10.000 tỉ đồng. ○ 41.000 tỉ đồng. ○ 20.500 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_17: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 14.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là: ○ 1.400 tỉ đồng. ● 5.000 tỉ đồng. ○ 5.600 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_18: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, giả sử NHNW bán 600 tỉ đồng trái phiếu
chính phủ. Điều gì xảy ra lượng cung tiền:
○ Cung tiền tăng 600 tỉ đồng.
○ Cung tiền tăng 3.300 tỉ đồng.
● Cung tiền giảm 3.300 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_19: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, giả sử NHTW mua 100 tỉ đồng trái phiếu
chính phủ. Điều gì xảy ra với lượng cung tiền:
○ Cung tiền tăng 250 tỉ đồng.
● Cung tiền tăng 280 tỉ đồng.
○ Cung tiền tăng 1.000 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_20: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 22.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ của nền kinh tế là: ○ 2.200 tỉ đồng. ○ 4.400 tỉ đồng. ● 4.000 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_21: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000; Với số liệu ở trên và giả sử
các NHTM luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Muốn giảm lượng cung tiền, NHTW cần:
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
● Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%.
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 30%.
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộclà 40%.
MACRO_2_P6_22: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000; Với số liệu ở trên, điều gì xảy ra
với nền kinh tế nếu các NHTM giảm tỉ lệ dự trữ xuống 10%:
○ Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng tăng.
○ Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng giảm.
● Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng tăng.
○ Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng giảm.
MACRO_2_P6_23: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ dự
trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu ở trên và giả sử các
NHTM luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Muốn tăng cung tiền, NHTW cần:
● Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%.
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 30%.
○ Không phải các kết quả trên.
MACRO_2_P6_24: Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của:
○ Giá cả của một số loại hàng hóa thiết yếu.
○ Tiền lương trả cho công nhân. ● Mức giá chung. ○ GDP danh nghĩa.
MACRO_2_P6_25: Giảm phát xảy ra khi:
○ Khi giá cả của một mặt hàng quan trọng trên thị trường giảm đáng kể.
○ Tỉ lệ lạm phát giảm.
○ Mức giá chung ổn định ● Mức giá chung giảm.
MACRO_2_P6_26: Sức mua của tiền thay đổi:
○ Tỉ lệ thuận với tỉ lệ lạm phát.
● Tỉ lệ nghịch với tỉ lệ lạm phát.
○ Không phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát.
○ Khi cung về vàng thay đổi.
MACRO_2_P6_27: Nếu mức giá tăng nhanh hơn thu nhập danh nghĩa của bạn và mọi thứ
khác vẫn như cũ, thì mức sống của bạn sẽ: ● Giảm. ○ Tăng. ○ Không thay đổi.
○ Chỉ không thay đổi khi mức giá tăng với tỉ lệ ổn định hàng năm.
MACRO_2_P6_28: Giả sử rằng mọi người dự đoán rằng tỉ lệ lạm phát là 10%. Nhưng trên thực
tế lạm phát chỉ là 8%. Trong trường hợp này:
○ Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 8%.
○ Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 10%
○ Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 2%.
● Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là -2%.
MACRO_2_P6_29: Lạm phát được dự tính trước:
○ Gây ra nhiều tổn thất hơn so với lạm phát không được dự tính trước.
○ Có khuynh hướng làm tăng tiết kiệm.
● Không gây ra nhiều tổn thất như trong trường hợp lạm phát không được dự tính trước.
○ Làm tăng lãi suất ít hơn so với lạm phát không được dự tính trước.
MACRO_2_P6_30: Lạm phát cao hơn mức được dự tính trước có xu hướng phân phối lại thu
nhập theo hướng có lợi cho:
○ Những người có thu nhập cố định.
○ Những người cho vay theo lãi suất được ấn định trước.
● Những ngườiđi vay theo lãi suất được ấn định trước.
○ Những người tiết kiệm.
MACRO_2_P6_31: Một sự gia tăng của tỉ lệ lạm phát hoàn toàn được dự tính trước:
● Không gây tác hại lớn bởi vì hợp đồng về các biến danh nghĩa có thể được điều chỉnh thích ứng.
○ Có lợi cho cả công nhân và chủ doanh nghiệp.
○ Cũng gây ra chi phí cho xã hội bởi vì nó làm giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
○ Cũng gây ra chi phí cho xã hội bởi vì nó tái phân phối từ người cho vay sang người đi vay.
MACRO_2_P6_32: Nhận định nào dưới đây là sai?
○ Khi tỉ lệ lạm phát là dương, sức mua của đồng nội tệ giảm.
○ Lạm phát không được dự kiến trước gây ra phân phối lại thu nhập và của cải.
○ Lạm phát cao hơn được dự kiến trước có xu hướng làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
● Khi tỉ lệ lạm phát là dương, mọi người chi ít tiền hơn.
MACRO_2_P6_33: Mức sống giảm xảy ra khi:
○ Thu nhập bằng tiền giảm. ○ CPI tăng.
● Tốc độ giảm giá chậm hơn tốc độ giảm thu nhập bằng tiền.
○ Tốc độ tăng giá chậm hơn tốc độ tăng thu nhập bằng tiền.
MACRO_2_P6_34: Tỉ lệ lạm phát được dự kiến trước gây ra tổn thất cho xã hội bởi vì nó:
○ Làm giảm khối lượng và tần suất giao dịch.
○ Làm giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
● Làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
○ Phân phối lại của cải từ người cho vay sang người đi vay.
MACRO_2_P6_35: Nếu tỉ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất danh nghĩa, thì lãi suất thực tế sẽ: ○ Lớn hơn 0. ○ Không âm. ● Nhỏ hơn 0. ○ Không dương.
MACRO_2_P6_36: Điều nào dưới đây là nguyên nhân gây ra lạm phát do cầu kéo:
● Tăng chi tiêu chính phủ cách phát hành tiền.
○ Giá dầu thế giới tăng.
○ Tăng thuế giá trị gia tăng (VAT).
○ Giảm xu hướng tiêu dùng cận biên của các hộ gia đình.
MACRO_2_P6_37: Trong trường hợp lạm phát do cầu kéo:
○ Cả lạm phát và thất nghiệp đều có xu hướng tăng.
○ Thất nghiệp tăng, trong khi lạm phát giảm.
● Lạm phát có xu hướng tăng, trong khi thất nghiệp giảm.
○ Cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm.
MACRO_2_P6_38: Trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy:
● Cả lạm phát và thất nghiệp đều có xu hướng tăng.
○ Thất nghiệp tăng, trong khi lạm phát giảm.
○ Lạm phát tăng, trong khi thất nghiệp giảm.
○ Cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm.
MACRO_2_P6_39: Để kiềm chế lạm phát, NHTW cần:
○ Giảm lãi suất ngân hàng.
○ Mua trái phiếu trên thị trường mở.
○ Tăng tốc độ tăng của cung tiền.
● Giảm tốc độ tăng của cung tiền.
MACRO_2_P6_40: Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên của:
○ Giá cả của một số loại hàng hóa cụ thể.
○ Lương trả cho công nhân. ● Mức giá chung. ○ GDP danh nghĩa.
MACRO_2_P6_41: Mức giá năm nay là 180 và tỉ lệ lạm phát là 20%. Hỏi mức giá năm ngoái là bao nhiêu? ○ 144 ● 150 ○ 160 ○ 216
MACRO_2_P6_42: Mức giá của một nền kinh tế tăng lên từ 200 đến 230 trong vòng 1 năm. Tỉ
lệ lạm phát của năm đó là bao nhiêu? ○ 0.13 ○ 0.6 ○ 0.3 ● 0.15
MACRO_2_P6_43: Nguyên nhân nào sau đây khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển sang
phải từ năm này qua năm khác?
○ Do chính phủ cắt giảm thuế một lần duy nhất.
○ Do chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ một lần duy nhất.
○ Do giá các đầu vào mà doanh nghiệp phải nhập khẩu tăng mạnh.
● Lượng tiền liên tục tăng lên.
MACRO_2_P6_44: Lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi (chọn 2 đáp án đúng):
● Các hộ gia đình tăng mạnh chi tiêu khi thị trường chứng khoán bùng nổ.
○ Giá nhiên liệu mà doanh nghiệp phải nhập khẩu tăng mạnh.
● Chính phủ phát hành tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách. ○ NHTW tăng lãi suất.
MACRO_2_P6_45: Lạm phát do tổng cầu tăng lên được gọi là:
○ Lạm phát do chi phí đẩy. ● Lạm phát do cầu kéo.
○ Lạm phát được dự kiến trước.
○ Lạm phát không được dự kiến trước.
MACRO_2_P6_46: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra lạm phát do cầu kéo?
○ Giá dầu lửa tăng mạnh.
○ Mức lương theo thoả thuận với công đoàn tăng lên.
● NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
MACRO_2_P6_47: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra lạm phát do chi phí đẩy?
○ Giá dầu lửa tăng mạnh.
○ Mức lương theo thoả thuận với công đoàn tăng lên.
● NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. ○ Câu 1 và 2
MACRO_2_P6_48: Cú sốc cung bất lợi gây ra:
○ Lạm phát và tăng trưởng.
○ Giảm phát và suy thoái.
● Lạm phát và suy thoái.
○ Giảm phát và tăng trưởng.
MACRO_2_P6_49: Tình trạng lạm phát đìnhtrệ xuất hi ện khi nền kinh tế phải trải qua cả:
○ Lạm phát và tăng trưởng.
○ Giảm phát và suy thoái.
● Lạm phát và suy thoái.
○ Giảm phát và tăng trưởng.
MACRO_2_P6_50: Giả sử một nền kinh tế bắt đầu ở trạng thái cân bằng dài hạn. Kết quả nào
sau đây không phải là ảnh hưởng trong ngắn hạn của cú một sốc cung bất lợi?
● GDP thực tế tăng lên cao hơn mức tự nhiên.
○ Mức giá chung tăng lên.
○ GDP thực tế giảm xuống.
○ Thất nghiệp tăng lên.
MACRO_2_P6_51: Kết quả nào sau đây không phải là ảnh hưởng trong ngắn hạn của một cú sốc cung bất lợi?
○ Mức giá chung tăng lên.
○ GDP thực tế giảm xuống.
○ Thất nghiệp tăng lên. ● Việc làm tăng lên.
MACRO_2_P6_52: Giả sử rằng Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) bị tan rã mà
không được dự báo trước, khiến cho giá dầu lửa giảm xuống. Kết quả là, mức giá sẽ:
○ Tăng lên và GDP thực tế tăng.
○ Tăng và GDP thực tế giảm.
● Giảm và GDP thực tế tăng.
○ Giảm và GDP thực tế giảm.
MACRO_2_P6_53: Mức giá tăng lên do giá dầu lửa tăng:
○ Sẽ gây ra tình trạng lạm phát đình trệ trong ngắn hạn.
○ Có thể làm giảm lương thực tế.
○ Có thể làm tăng thất nghiệp.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P6_54: Lạm phát do chi phí đẩy có thể xuất hiện khi: ○ Thuế thu nhập giảm. ○ Thuế thu nhập tăng.
○ Chi tiêu chính phủ tăng. ● Tăng lương.
MACRO_2_P6_55: Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát đình trệ là sự dịch chuyển của:
○ Đường tổng cầu sang phải.
● Đường tổng cung sang trái.
○ Đường tổng cung sang phải.
○ Đường tổng cầu sang phải, tiếp đó là đường tổng cung dịch sang trái.
MACRO_2_P6_56: Hiện tượng lạm phát đình trệ sẽ dịu đi nếu phản ứng chính sách làm cho:
○ Đường tổng cầu sang phải.
○ Đường tổng cung sang trái.
● Đường tổng cung sang phải.
○ Đường tổng cầu sang trái.
MACRO_2_P6_57: Giả sử những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh
nghĩa dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại cao hơn mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
● Người đi vay sẽ được lợi và người cho vay bị thiệt.
○ Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt.
○ Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi bởi vì lãi suất danh nghĩa được cố định theo hợp đồng.
○ Không phải các điều kể trên.
MACRO_2_P6_58: Giả sử những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh
nghĩa dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại thấp hơn mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
○ Người đi vay sẽ được lợi và người cho vay bị thiệt.
● Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt.
○ Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi bởi vì lãi suất danh nghĩa được cố định theo hợp đồng.
○ Không phải các điều kể trên.
MACRO_2_P6_59: Giả sử những người lao động và các chủ doanh nghiệp thống nhất về việc
gia tăng tiền lương dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại cao hơn
mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
● Chủ doanh nghiệp sẽ được lợi, còn người lao động bị thiệt.
○ Người lao động được lợi còn chủ doanh nghiệp bị thiệt.
○ Cả người lao động và chủ doanh nghiệp đều không được lợi bởi vì sự gia tăng tiền lương
được ấn định theo hợp đồng lao động.
○ Không phải các điều kể trên.
MACRO_2_P6_60: Giả sử những người lao động và các chủ doanh nghiệp thống nhất về việc
gia tăng tiền lương dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế lạm phát lại thấp hơn
mức mà họ kỳ vọng ban đầu, thì:
○ Chủ doanh nghiệp sẽ được lợi, còn người lao động bị thiệt.
● Người lao động được lợi, còn chủ doanh nghiệp bị thiệt.
○ Cả người lao động và chủ doanh nghiệp đều không được lợi bởi vì sự gia tăng tiền lương
được ấn định theo hợp đồng lao động.
○ Không phải các điều kể trên.
MACRO_2_P6_61: Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 4%, tỉ lệ lạm phát là 6% và thuế suất đánh
vào tiền lãi là 20%, thì lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu? ○ 1%. ● 2%. ○ 3%. ○ 4%.
MACRO_2_P6_62: Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 2%, tỉ lệ lạm phát là 8% và thuế suất đánh
vào tiền lãi là 10%, thì lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu? ○ -1%. ○ 0%. ● 1%. ○ 2%.
MACRO_2_P6_63: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1999-2002 là:
○ Xu hướng giảm lạm phát đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
○ Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
● Lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
○ Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
MACRO_2_P6_64: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2004-2006 là:
○ Xu hướng giảm lạm phát đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
○ Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
○ Lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp.
● Lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao.
MACRO_2_P6_65: Đường Phillips biểu diễn:
○ Mối quan hệ giữa mức tiền lương và mức thất nghiệp.
○ Mối quan hệ giữa mức giá và mức thất nghiệp.
● Mối quan hệ giữa tốc độ tăng giá và tỉ lệ thất nghiệp.
○ Mối quan hệ giữa sự thay đổi của tỉ lệ lạm phát và sự thay đổi của tỉ lệ thất nghiệp.
MACRO_2_P6_66: Đường Phillips phản ánh mối quan hệ đánh đổi giữa tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ
thất nghiệp. Mối quan hệ này xảy ra khi (chọn 2 đáp án đúng): ● trong ngắn hạn.
○ nền kinh tế phi đối phó với các cú sốc từ phía tổng cung.
● nền kinh tế phi đối phó với các cú sốc từ phía tổng cầu. ○ trong dài hạn
MACRO_2_P6_67: Câu nào sau đây đúng khi đề cập đến chi phí cơ hội của việc giữ tiền trong thời kỳ có lạm phát?
○ Nếu lạm phát dự đoán được thì nó có thể được tính vào lãi suất và không gây ra tổn thất gì.
○ Tỉ lệ lạm phát càng cao thì lượng tiền thực tế mọi người nắm giữ trong tay càng lớn.
○ Tỉ lệ lạm phát càng cao thì chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng nhỏ.
● Tỉ lệ lạm phát càng cao thì lượng tiền thực tế mọi người nắm giữ trong tay càng nhỏ.
MACRO_2_P6_68: Nhìn chung, lạm phát được dự kiến trước có khuynh hướng:
○ Làm giảm mức sống trung bình và mức sản lượng đầu ra.
○ Làm cho thu nhập danh nghĩa tăng nhanh hơn mức giá.
○ Gây ra sự phân phối lại thu nhâp từ người đi vay sang người cho vay.
● Gây ra tổn thất không nhiều cho xã hội nếu lạm phát ổn định ở mức thấp.
MACRO_2_P6_69: Đường Phillips
● Minh hoạ sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.
○ Mối quan hệ thuận chiều giữa lạm phát và thất nghiệp.
○ Sự đánh đổi giữa sản lượng và thất nghiệp.
○ Mối quan hệ thuận chiều giữa sản lượng và thất nghiệp.
MACRO_2_P6_70: Đường Phillips là sự mở rộng mô hình tổng cung và tổng cầu bởi vì trong
ngắn hạn, tăng tổng cầu làm tăng giá và ○ Giảm tăng trưởng ○ Giảm lạm phát. ○ Tăng thất nghiệp. ● Giảm thất nghiệp.
MACRO_2_P6_71: Dọc theo đường Phillips ngắn hạn:
○ Tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn.
○ Tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn.
● Tỉ lệ lạm phát cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn.
○ Tỉ lệ lạm phát cao hơn kết hợp với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn.
MACRO_2_P6_72: Theo đường Phillips, trong ngắn hạn, nếu các nhà hoạch định chính sách
chọn chính sách mở rộng để giảm tỉ lệ thất nghiệp,
○ Nền kinh tế sẽ trải qua một thời kỳ có lạm phát thấp hơn.
● Nền kinh tế sẽ trải qua một thời kỳ có lạm phát cao hơn.
○ Lạm phát không bị tác động nếu kỳ vọng về giá cả không thay đổi.
○ Không phải những nhận định trên.
MACRO_2_P6_73: Đường cong Phillips mô tả mối quan hệ giữa:
○ Tỉ lệ lạm phát với tốc độ tăng trưởng.
○ Tỉ lệ thất nghiệp với tốc độ tăng trưởng.
● Tỉ lệ lạm phát với tỉ lệ thất nghiệp.
○ Tỉ lệ lạm phát với tốc độ tăng của tiền lương danh nghĩa.
MACRO_2_P6_74: Lạm phát được dự kiến trước gây tổn hại cho:
○ Những người giữ tiền.
○ Những người nhận lương hưu cố định bằng tiền và những người thoả thuận về lương hưu
của họ trước khi lạm phát được dự kiến.
○ Các nhà hàng do phải in lại thực đơn.
● Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P6_75: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm
phát thực tế là 3%. Trong trường hợp này:
● Lãi suất thực tế dự kiến là 4%.
○ Lãi suất thực tế thực hiện là 4%.
○ Lãi suất thực tế dự kiến là 6%.
○ Lãi suất thực tế thực hiện là 2%.
MACRO_2_P6_76: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm
phát thực tế là 3%. Trong trường hợp này lãi suất sẽ (chọn 2 đáp án):
● Lãi suất thực tế dự kiến là 4%.
● Lãi suất thực tế thực hiện là 6%.
○ Lãi suất thực tế dự kiến là 6%.
○ Lãi suất thực tế là 2%.
MACRO_2_P6_77: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm
phát thực tế là 3%. Trong trường hợp này:
● Thu nhập được phân phối lại từ những người đi vay sang những ngườicho vay.
○ Thu nhập được phân phối lại từ những người cho vay sang những người đi vay.
○ Không ai được lợi vì lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
○ Những người giữ tiền được lợi.
MACRO_2_P6_78: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 9% và tỉ lệ lạm phát dự kiến là 5%, và tỉ lệ lạm
phát thực tế là 8%. Trong trường hợp này:
○ Thu nhập được phân phối lại từ những người đi vay sang những ngườicho vay.
● Thu nhập được phân phối lại từ những người cho vay sang những người đi vay.
○ Không ai được lợi vì lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
○ Những người giữ tiền được lợi.
MACRO_2_P6_79: Trong thời kỳ có lạm phát, chi phí cơ hội của việc giữ tiền bằng (chọn 2 đáp án đúng): ● Lãi suất danh nghĩa.
● Lãi suất thực tế dự kiến cộng tỉ lệ lạm phát dự kiến.
○ Lãi suất thực tế thực hiện.
○ Lãi suất của ngân hàng.
MACRO_2_P6_80: Trong thời kỳ có lạm phát cao hơn mức dự kiến:
● Lãi suất thực tế dự kiến cao hơn lãi suất thực tế thực hiện.
○ Lãi suất thực tế thực hiện cao hơn lãi suất thực tế dự kiến.
○ Không ai bị tổn thất vì lãi suất danh nghĩa không thay đổi.
○ Những người giữ tiền được lợi.
MACRO_2_P6_81: Lạm phát dự kiến:
○ Gây ra nhiều vấn đề phức tạp hơn so với lạm phát không dự kiến.
○ Có khuynh hướng làm tăng tiết kiệm.
● Không gây ra những tổn thất lớn như lạm phát không dự kiến.
○ Làm tăng lương ít hơn so với lạm phát không dự kiến.
MACRO_2_P6_82: Lạm phát cao hơn mức dự kiến trước có khuynh hướng phân phối lại thu nhập có lợi cho:
○ Những người nhận thu nhập cố định.
○ Những người cho vay theo lãi suất cố định.
● Những người đi vay theo lãi suất cố định.
○ Những người tiết kiệm.
MACRO_2_P6_83: Lạm phát thấp hơn mức dự kiến trước có khuynh hướng phân phối lại thu nhập có lợi cho:
○ Những người nhận thu nhập cố định.
● Những người cho vay theo lãi suất cố định.
○ Những người đi vay theo lãi suất cố định.
○ Những người tiết kiệm.
MACRO_2_P6_84: Trong mọi trường hợp lạm phát sẽ:
● Làm giảm thu nhập thực tế của một số người.
○ Làm giảm lãi suất theo thời gian.
○ Làm cho người đi vay được lợi khi họ vay tiền theo lãi suất cố định. ○ Câu 1 và 3.
MACRO_2_P6_85: Một nền kinh tế có quan hệ thương mại và tài chính với các nền kinh tế khác được gọi là:
○ Nnền kinh tế xuất khẩu.
○ Nền kinh tế nhập khẩu. ○ Nền kinh tế đóng. ● Nền kinh tế mở.
MACRO_2_P6_86: Điều nào sau đây đúng với một nền kinh tế có thâm hụt thương mại? ● Xuất khẩu ròng âm.
○ Xuất khẩu ròng dương.
○ Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
○ Không điều nào trong những điều ở trên.
MACRO_2_P6_87: Sự kiện nào sau đây trực tiếp làm tăng đầu tư ra nước ngoài ròng của Việt Nam?
○ Công ty Honda Việt Nam bán một dây chuyền lắp ráp xe máy cho Lào.
● Cà phê Trung nguyên xây dựng một hệ thống phân phối mới ở Nga.
○ Honda xây dựng một nhà máy mới ở Vĩnh Phúc.
○ Mead Johnsonmua cổ phần của Vinamilk.
MACRO_2_P6_88: Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam?
● KFC xây dựng một nhà hàng ở Hà Nội.
○ Hãng phim Columbia bán bản quyền của một phim cho truyền hình Việt Nam.
○ HSBC mua cổ phần của ACB.
○ Lào mua thép của Tổng công ty Thép Việt Nam.
MACRO_2_P6_89: Nếu Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, thì (chọn 2 đáp án đúng):
● Xuất khẩu ròng của Việt Nam là âm.
● Việt Nam đang có thâm hụt thương mại.
○ Việt Nam đang có thặng dư thương mại.
○ Đồng tiền Việt Nam mất giá.
MACRO_2_P6_90: Nếu Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu,
○ Xuất khẩu ròng của Việt Nam là âm.
○ Việt Nam đang có thâm hụt thương mại.
● Việt Nam đang có thặng dư thương mại. ○ Câu 1 và 2 đúng.
MACRO_2_P6_91: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam:
○ Nhật Bản mua gạo của Việt Nam.
○ Nhật Bản mua trái phiếu của chính phủ Việt Nam.
● Việt Nam mua xe Toyota của Nhật Bản.
○ Việt Nam bán than cho Nhật Bản.
MACRO_2_P6_92: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai
của Việt Nam (chọn 2 đáp án đúng):
● Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam.
○ Việt Nam mua xe Toyota của Nhật Bản.
● Việt Nam bán than cho Nhật Bản.
○ Khuyến khích sinh viên Việt Nam sang Nhật du học.
MACRO_2_P6_93: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm tăng thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam:
○ Việt Nam viện trợ cho Lào.
● Cà phê Trung nguyên xây dựng một hệ thống phân phối tại Lào.
○ Việt Nam vay tiền của Nhật Bản. ○ Câu 1 và 2 đúng.
MACRO_2_P6_94: Hoạt động nào sau đây sẽ trực tiếp làm tăng thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam:
○ Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam.
○ Cà phê Trung Nguyên xây dựng một hệ thống phân phối tại Lào.
● Việt Nam vay tiền của Nhật Bản. ○ Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P6_95: Khi tỉ giá hối đoái thực tế của đồng Việt Nam tăng:
○ Hàng hoá nước ngoài trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa của Việt Nam.
○ Thâm hụt thương mại của Việt Nam tăng.
○ Thặng dư thương mại của Việt Nam giảm.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P6_96: Giả sử tỉ giá được định nghĩa là số đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một
đơn vị nội tệ (ví dụ, 0,000063 USD đổi lấy một đồng). Tỉ giá cao hơn:
○ Làm cho hàng nội rẻ hơn một cách tương đối so với hàng ngoại.
○ Khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
● Làm giảm xuất khẩu ròng. ○ Làm tăng thu nhập.
MACRO_2_P6_97: Các tài khoản chính của cán cân thanh toán bao gồm: ○ Tài khoản vãng lai. ○ Tài khoản vốn.
○ Tài khoản kết toán chính thức.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P6_98: Khoản mục nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tài khoản vãng lai của Việt Nam?
○ Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu.
● Giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
○ Thu nhập nhân tố trả cho nước ngoài.
○ Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam.
MACRO_2_P6_99: Cán cân thương mại là:
○ Chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu về hàng hoá.
○ Chênh lệch giữa giá trị của tài khoản vãng lai với tài khoản vốn.
○ Chênh lệch giá trị thương mại trong nước và nước ngoài.
● Chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ. PHẦN 7:
MACRO_2_P7_1: Tài khoản vốn đo lường:
● Chênh lệch giữa luồng vốn từ nước ngoài chảy vào và luồng vốn chảy ra.
○ Chênh lệch giữa khoản tiền vay ở nước ngoài với khoản tiền mà nước ngoài vay trong nước.
○ Chênh lệch giá trị thương mại trong nước và nước ngoài.
○ Chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
MACRO_2_P7_2: Tài khoản kết toán chính thức đo lường:
○ Giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài.
○ Giá trị ròng của hàng hoá nước ngoài chính thức được trong nước mua.
○ Giá trị ròng của xuất khẩu chính thức.
● Sự thay đổi dự trữ ngoại tệ của quốc gia.
MACRO_2_P7_3: Một nước có thâm hụt thương mại khi:
○ Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
● Giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu nhỏ hơn giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
○ Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu.
○ Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng hoá xuất khẩu.
MACRO_2_P7_4: Một nước có thặng dư thương mại khi:
● Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
○ Giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu nhỏ hơn giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
○ Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu.
○ Tài khoản vãng lai có thặng dư.
MACRO_2_P7_5: Thay đổi dự trữ chính thức của một nước bằng:
● Giá trị của cán cân thanh toán.
○ Thâm hụt thương mại.
○ Chênh lệch giữa thâm hụt thương mại hữu hình với khoản vay ròng từ nước ngoài.
○ Chênh lệch giữa thâm hụt tài khoản vãng lai với khoản vay ròng từ nước ngoài.
MACRO_2_P7_6: Giá trị xuất khẩu được ghi trong cán cân thanh toán:
○ Là một khoản mục Nợ.
● Là một khoản mục Có
○ Cả ở bên Có và bên Nợ.
○ Không phải các điều ở trên.
MACRO_2_P7_7: Giá trị nhập khẩu được ghi trong cán cân thanh toán:
● Là một khoản mục Nợ.
○ Là một khoản mục Có
○ Cả ở bên Có và bên Nợ.
○ Không phải các điều ở trên.
MACRO_2_P7_8: Khoản tiền mà chính phủ Việt Nam vay nước ngoài được ghi trong cán cân thanh toán:
○ Là một khoản mục Nợ.
● Là một khoản mục Có
○ Cả ở bên Có và bên Nợ.
○ Không phải các điều ở trên.
MACRO_2_P7_9: Khoản tiền mà các NHTM Việt Nam gửi ở nước ngoài được ghi trong cán
cân thanh toán với tư cách là:
● Là một khoản mục Nợ.
○ Là một khoản mục Có
○ Cả ở bên Có và bên Nợ.
○ Không phải các điều ở trên.
MACRO_2_P7_10: Giao dịch nào dưới đây được ghi là một khoản mục Có trong cán cân thanh toán của Việt Nam?
○ Một người dân trong nước đi du lịch ở nước ngoài và tiêu 3000 USD.
○ Một người dânViệt Nam mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành.
○ Một doanh nghiệp trong nước trả lãi trái phiếu cho một công dân ở nước ngoài.
● Không có khoản mục nào.
MACRO_2_P7_11: 699 giao dịch nào dưới đây được ghi là một khoản mục Nợ trong cán cân thanh toán của Việt Nam?
○ một người dân trong nước đi du lịch ở nước ngoài và tiêu 3000 USD.
○ Một người dân Việt Nam mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành.
○ Một doanh nghiệp trong nước trả lãi trái phiếu cho một công dân ở nước ngoài.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P7_12: Giả sử tài khoản vãng lai của một nước có thâm hụt 300 triệu USD, trong
khi đó tài khoản vốn có thặng dư 700 triệu USD. Khi đó, cán cân thanh toán của quốc gia đó có:
● Thặng dư 400 triệu USD.
○ Thặng dư 700 triệu USD.
○ Thâm hụt 300 triệu USD.
○ Thâm hụt 400 triệu USD.
MACRO_2_P7_13: Giả sử tài khoản vãng lai của một nước có thặng dư 300 triệu USD, trong
khi đó tài khoản vốn có thâm hụt 700 triệu USD. Khi đó, cán cân thanh toán của quốc gia đó có:
○ Thặng dư 400 triệu USD.
○ Thặng dư 700 triệu USD.
○ Thâm hụt 300 triệu USD.
● Thâm hụt 400 triệu USD.
MACRO_2_P7_14: Những khoản tiền mà Việt kiều gửi về cho người thân của họ ở Việt Nam sẽ làm:
○ Tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
● giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
○ Giảm thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam.
○ Không ảnh hưởng gì đến tài khoản vãng lai hay tài khoản vốn của Việt Nam.
MACRO_2_P7_15: Những khoản tiền mà các tổ chức quốc tế viện trợ cho Việt Nam sẽ làm:
● Giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
○ Tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
○ Tăng thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam.
○ Không ảnh hưởng gì đến tài khoản vãng lai hay tài khoản vốn của Việt Nam.
MACRO_2_P7_16: Tiền lãi mà Việt Nam phải trả cho các tổ chức tài chính quốc tế sẽ làm:
○ Giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
● Tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
○ Giảm thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam.
○ Không ảnh hưởng gì đến tài khoản vãng lai hay tài khoản vốn của Việt Nam.
MACRO_2_P7_17: Điều nào sau đây không làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của Việt Nam:
○ Khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam tăng.
○ Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng.
○ Cổ tức màcác công dân Việt Nam nhận được từ nước ngoài tăng.
● Chính phủ Việt Nam bán trái phiếu ra nước ngoài.
MACRO_2_P7_18: Cán cân thanh toán bao gồm 3 tài khoản chính:
○ Tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản thương mại dịch vụ.
○ Tài khoản vốn, tài khoản tài trợ chính thức, và tài khoản thương mại hữu hình.
● Tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản tài trợ chính thức.
○ Tài khoản tài trợ chính thức, tài khoản vốn và tài khoản thương mại hữu hình.
MACRO_2_P7_19: Cán cân thương mại là:
○ Chênh lệch giữa tài khoản vãng lai với tài khoản vốn.
○ Chênh lệch giữa thương mại trong nước và thương mại với nước ngoài.
● Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ.
○ Chênh lệch giữa luồng vốn chảy vào và chảy ra.
MACRO_2_P7_20: Cán cân tài khoản vốn đo lường:
● Chênh lệch giữa luồng vốn chảy vào một quốc gia và chảy ra khỏi quốc gia đó.
○ Chênh lệch giá trị thương mại trong nước và thương mại với nước ngoài.
○ Chênh lệch giá trị giữa xuất khẩu và nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ.
○ Sự tăng thêm hoặc giảm bớt của dự trữ ngoại tệ ở trong nước.
MACRO_2_P7_21: Tỉ giá hối đoái danh nghĩa là tỉ lệ:
○ Trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
○ Trao đổi giữa tiền của nước này với hàng hoá của một nước khác.
● Trao đổi giữa tiền của hai nước.
○ Trao đổi giữa tiền của một nước với đồng USD.
MACRO_2_P7_22: Nếu tỉ giá hối đoái danh nghĩa tăng từ 15.500 đồng Việt Nam/USD lên
16.000 đồng Việt Nam/USD,.
● Đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối.
○ Đồng Việt Nam lên giá trên thị trường ngoại hối.
○ Đồng Việt Nam lên giá hay giảm giá còn phụ thuộc vào điều gì xảy ra với giá tương đối giữa Việt Nam và Mỹ.
○ Các câu trên đều sai.
MACRO_2_P7_23: Nếu tỉ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng Bảng Anh và USD Mỹ là 0,5
Bảng/USD thì 1 Bảng có thể đổi được bao nhiêu USD? ● 2 USD. ○ 1,5 USD. ○ 1 USD. ○ 0,5 USD.
MACRO_2_P7_24: Giả sử tỉ giá hối đoái giữa đồng VND và đồng USD là 16100 VND bằng 1
USD. Nếu một chiếc ô tô được bán với giá 20000 USD, thì giá của nó tính theo đồng VND sẽ là: ○ 161 triệu. ○ 200 triệu. ○ 320 triệu. ● 322 triệu.
MACRO_2_P7_25: Đồng nội tệ giảm giá thực tế hàm ý:
○ Hàng ngoại trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng nội.
○ Khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng nội giảm.
● Giá hàng ngoại tính bằng nội tệ tăng một cách tương đối so với giá hàng sản xuất trong nước.
○ Một ngoại tệ đổi được nhiều đơn vị nội tệ hơn.
MACRO_2_P7_26: Trong điều kiện vốn tự do chu chuyển , cán cân thanh toán của một nước chịu ảnh hưởng bởi:
○ Tình hình tăng trưởng trong nước và ở nước ngoài.
○ Sự thay đổi tỉ giá hối đoái thực tế.
○ Sự thay đổi lãi suất tương đối giữa trong nước và quốc tế.
● Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P7_27: Giả sử cán cân tài khoản vãng lai (CA) và cán cân tài khoản vốn (KA) của
một nước lần lượt được thể hiện qua các phương trình CA = 500 – 0,1Y và KA bằng -200. Tại
mức thu nhập quốc dân là 3000 thì cán cân thanh toán của nước đó: ○ Thâm hụt 500. ○ Thâm hụt 200. ● Cân bằng. ○ Thặng dư 200
MACRO_2_P7_28: Giả sử cán cân tài khoản vãng lai (CA) và cán cân tài khoản vốn (KA) của
một nước lần lượt được thể hiện qua các phương trình CA = 500 – 0,1Y và KA bằng 300. Tại
mức thu nhập quốc dân là 3000 thì cán cân thanh toán của nước đó: ○ Thâm hụt 500. ○ Thâm hụt 200. ○ Thặng dư 200. ● Thặng dư 500
MACRO_2_P7_29: Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam?
○ Giá cả hàng hóa và dịch vụ của thế giới giảm.
○ GDP thực tế của Việt Nam tăng.
● Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh.
○ GDP thực tế của thế giới giảm.
MACRO_2_P7_30: Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng cầu về nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới bên ngoài?
○ Giá cả hàng hóa và dịch vụ của thế giới tăng.
● GDP thực tế của Việt Nam tăng.
○ Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh.
○ GDP thực tế của thế giới giảm.
MACRO_2_P7_31: Lượng cầu về nhập khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào: ○ GDP của quốc gia đó.
○ Xu hướng nhập khẩu cận biên. ○ Tỉ giá hối đoái.
● Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P7_32: Lượng cầu về nhập khẩu của một quốc gia không phụ thuộc vào: ○ GDP của quốc gia đó.
● Tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài.
○ Xu hướngnhập khẩu cận biên. ○ Tỉ giá hối đoái.
MACRO_2_P7_33: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam?
○ Tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài.
● GDP thực tế của Việt Nam. ○ Tỉ giá hối đoái.
○ Giá tương đối của hàng hoá sản xuất ở Việt Nam so với giá của hàng hoá tương tự sản xuất ở nước ngoài.
MACRO_2_P7_34: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam?
○ Tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài. ○ Tỉ giá hối đoái.
○ Giá tương đối của hàng hóa sản xuất ở Việt Nam so với giá của hàng hoá tương tự sản xuất ở nước ngoài.
● Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P7_35: Các nhà kinh tế thường giả thiết rằng xuất khẩu ròng với tư cách là một
thành tố trong tổng cầu về hàng Việt Nam:
○ Tăng khi thu nhập của Việt Nam tăng.
○ Giảm khi thu nhập ở nước ngoài tăng.
● Giảm khi thu nhập của Việt Nam tăng.
○ Không bị ảnh hưởng bởi thu nhập của Việt Nam.
MACRO_2_P7_36: Các nhà kinh tế thường giả thiết rằng xuất khẩu ròng với tư cách là một
thành tố trong tổng cầu về hàng Việt Nam:
○ Giảm khi thu nhập của Việt Nam giảm.
○ Tăng khi thu nhập ở nước ngoài giảm.
● Tăng khi thu nhập của Việt Nam giảm.
○ Không bị ảnh hưởng bởi thu nhập của Việt Nam.
MACRO_2_P7_37: Các nhà kinh tế thường giả thiết rằng xuất khẩu ròng với tư cách là một
thành tố trong tổng cầu về hàng Việt Nam sẽ (chọn 2 đáp án):
● Tăng khi thu nhập của Việt Nam giảm.
● Tăng khi thu nhập ở nước ngoài tăng.
○ Giảm khi thu nhập của Việt Nam giảm.
○ Giảm khi thu nhập của nước ngoài tăng.
MACRO_2_P7_38: Lượng cầu về nhập khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào: ○ GDP của quốc gia đó.
○ Xu hướng nhập khẩu cận biên. ○ Tỉ giá hối đoái.
● Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P7_39: Nếu giá USD Mỹ (USD) tính bằng số đồng Việt Nam (VND) trên thị trường
Hà Nội thấp hơn so với thị trường Tp. Hồ Chí Minh, các nhà đầu cơ sẽ có xu hướng:
● Mua USD ở Hà Nội và bán ở Tp.HCM.
○ Bán USD ở Hà Nội và mua ở Tp.HCM.
○ Mua USD ở Hà Nội và Tp.HCM.
○ Mua USD ở Hà Nội và cho vay ở Tp.HCM.
MACRO_2_P7_40: Nếu giá USD Mỹ (USD) tính bằng số đồng Việt Nam (VND) trên thị trường
Hà Nội cao hơn so với thị trường Tp. Hồ Chí Minh, các nhà đầu cơ sẽ có xu hướng:
○ Mua USD ở Hà Nội và bán ở Tp.HCM.
● Bán USD ở Hà Nội và mua ở Tp.HCM.
○ Mua USD ở Hà Nội và Tp.HCM.
○ Mua USD ở Hà Nội và cho vay ở Tp.HCM.
MACRO_2_P7_41: Thị trường mà ở đó đồng tiền của nước này được trao đổi với đồng tiền
của các nước khác được gọi là:
○ Thị trường tiền tệ. ○ Thị trường vốn.
● Thị trường ngoại hối.
○ Thị trường thương mại quốc tế.
MACRO_2_P7_42: Trên thị trường trao đổi giữa VND và USD, nếu giá của USD càng thấp thì (chọn 2 đáp án):
○ Lượng cung USD trên thị trường ngoại hối càng cao.
● Lượng cầu USD trên thị trường ngoại hối càng cao.
● Lượng cung USD trên thị trường ngoại hối càng thấp.
○ Lượng cầu USD trên thị trường ngoại hối càng thấp.
MACRO_2_P7_43: Trong chế độ tỉ giá hối đoái linh hoạt, nếu cung về ngoại tệ trên thị trường
ngoại hối tăng lên thì NHTW: ○ Phải bán ngoại tệ. ○ Phải mua ngoại tệ. ● Không làm gì cả.
○ Phải giảm cầu về nội tệ.
MACRO_2_P7_44: Giả sử trong tiến trình hội nhập, xuất khẩu của Việt Nam tăng nhiều hơn
nhập khẩu của Việt Nam, thì trên thị trường ngoại hối chúng ta có thể dự tính rằng:
○ Chỉ đường cầu ngoại tệ dịch phải.
○ Cả đường cung và đường cầu ngoại tệ đều dịch phải và đồng ngoại tệ lên giá.
● Cả đường cung và đường cầu ngoại tệ đều dịch phải và đồng ngoại tệ giảm giá.
○ Cả đường cung và đường cầu ngoại tệ đều dịch phải, nhưng tỉ giá không thay đổi.
MACRO_2_P7_45: Điều nào dưới đây sẽ làm dịch chuyển đường cung về ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối sang phải?
○ Cầu về hàng hóa nước ngoài của dân cư trong nước tăng lên.
○ Cầu về hàng hoá trong nước của người nước ngoài giảm.
● Người ta dự đoán đồng nội tệ sẽ lên giá mạnh trên thị trường ngoại hối trong thời gian tới.
○ Ngân sách chính phủ thâm hụt.
MACRO_2_P7_46: Điều nào dưới đây sẽ làm dịch chuyển đường cung về ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối sang trái?
○ Cầu về hàng nước ngoài của dân cư trong nước tăng lên.
● Cầu về hàng hoá trong nước của người nước ngoài giảm.
○ Người ta dự đoán đồng nội tệ sẽ lên giá mạnh trên thị trường ngoại hối trong thời gian tới. ○ Câu 1 và 2 đúng.
MACRO_2_P7_47: Trên thị trường trao đổi giữa tiền đồng Việt Nam và USD Mỹ, khi người tiêu
dùng Việt Nam ưa thích hàng hoá của Mỹ hơn sẽ làm:
○ Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm tăng giá trị của đồng USD.
● Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm tăng giá trị của đồng USD.
○ Đường cungvề USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm giảm giá trị của đồng USD.
○ Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm giảm giá trị của đồng USD.
MACRO_2_P7_48: Trên thị trường ngoại hối, sự gia tăng nhập khẩu của Việt Nam, người Việt
Nam đi du lịch nước ngoài và dòng vốn chảy ra nước ngoài nhiều hơn làm (chọn 2 đáp án):
○ Cung về ngoại tệ tăng.
● Cầu về ngoại tệ tăng.
● Đồng Việt Nam giảm giá.
○ Đồng Việt Nam tăng giá.
MACRO_2_P7_49: Trên thị trường ngoại hối, sự gia tăng xuất khẩu ra nước ngoài, người nước
ngoài đi du lịch Việt Nam và dòng vốn chảy từ nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn làm:
○ Tăng cung về ngoại tệ.
○ Tăng cầu về ngoại tệ.
○ Đồng Việt Nam lên giá. ● Câu 1 và 3 đúng.
MACRO_2_P7_50: Điều nào dưới đây mô tả thị trường trao đổi giữa USD Mỹ (USD) và tiền đồng Việt Nam là đúng?
○ Cung USD bắt nguồn từ cầu về hàng Việt Nam của các nhà nhập khẩu nước ngoài.
○ Cầu USD bắt nguồn từ cầu của Việt Nam về tài sản Mỹ.
○ Cầu USD bắt nguồn từ cầu của Việt Nam về hàng nhập khẩu
● Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P7_51: Điều nào dưới đây sẽ làm dịch chuyển đường cầu về ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối sang phải?
○ Cầu của người dân trong nước về hàng hoá nước ngoài giảm.
○ Cầu của người nước ngoài về hàng hoá trong nước tăng.
● Người ta dự đoán đồng nội tệ sẽ giảm giá mạnh trên thị trường ngoại hối trong thời gian tới.
○ Ngân sách chính phủ thâm hụt.
MACRO_2_P7_52: Với các yếu tố khác không đổi, đường cầu về đồng Việt Nam trên thị trường
trao đổi với USD Mỹ dịch sang phải là do:
○ Đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối.
○ Giá hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam tăng.
● Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng.
○ Lãi suất tiền gửi bằng USD Mỹ tăng.
MACRO_2_P7_53: Với các yếu tố khác không đổi, đường cầu về đồng USD Mỹ trên thị trường
trao đổi với đồng Việt Nam dịch sang phải là do:
○ Đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối.
○ Giá hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam giảm.
○ Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng.
● Lãi suất tiền gửi bằng USD Mỹ tăng.
MACRO_2_P7_54: Với các yếu tố khác không đổi, đường cầu về đồng USD Mỹ trên thị trường
trao đổi với đồng Việt Nam dịch sang phải là do:
○ Đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối.
○ Giá hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam giảm.
○ Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng.
● Nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam.
MACRO_2_P7_55: Nguyên nhân nào sau đây làm tăng giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối?
○ Giá hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam tăng.
● Llãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng.
○ Lãi suất tiền gửi bằng USD Mỹ tăng.
○ Nhập khẩu từ nước ngoài tăng lên.
MACRO_2_P7_56: Nguyên nhân nào sau đây làm giảm giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối?
○ Giá hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam giảm.
○ Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng.
● Lãi suất tiền gửi bằng USD Mỹ tăng.
○ Xuất khẩu ra nước ngoài tăng lên.
MACRO_2_P7_57: Nguyên nhân nào sau đây làm tăng giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối?
○ Giá hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam tăng.
● Nhiều nhà đầu tư nước đầu tư mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua.
○ Lãi suất tiền gửi bằng USD Mỹ tăng.
○ Nhập khẩu từ nước ngoài tăng lên.
MACRO_2_P7_58: Ai sẽ vui khi đồng USD Mỹ giảm giá trên thị trường tiền tệ quốc tế?
○ Một khách du lịch Mỹ đến Châu Âu.
○ Một công ty Mỹ nhập khẩu Vốt-ka của Nga.
○ Một công ty Pháp xuất khẩu rượu sang Mỹ.
● Một công ty Italia nhập khẩu thép của Mỹ.
MACRO_2_P7_59: Ai sẽ vui khi đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối?
○ Khách Việt Nam đi du lịch châu Âu.
○ Một công ty Việt Nam nhập khẩu Vốtka từ Nga.
○ Một công ty Pháp xuất khẩu rượu sang Việt Nam.
● Một công ty Đức nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam.
MACRO_2_P7_60: Ai sẽ vui khi đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối?
○ Khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam.
○ Một công ty Việt Nam xuất khẩu hàng thủy sản sang Châu Âu.
○ Một công ty Hà Lan nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam.
● Tất cả các câu trên đúng.
MACRO_2_P7_61: Ai sẽ vui khi đồng Việt Nam lên giá trên thị trường ngoại hối (chọn 2 đáp án)?
● Khách Việt Nam đi du lịch châu Âu.
● Một công ty Pháp xuất khẩu rượu sang Việt Nam.
○ Một công ty Đức nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam.
○ Nhà xuất khẩu Việt Nam
MACRO_2_P7_62: Ai sẽ vui khi đồng Việt Nam lên giá trên thị trường ngoại hối?
○ Khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam.
○ Một công ty Hà Lan nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam.
● Một công ty Pháp xuất khẩu rượu vang sang Việt Nam. ○ Câu 1 và 2.
MACRO_2_P7_63: Giả sử người dân Việt Nam ưa thích hàng hoá của Mỹ hơn trên thị trường ngoại hối:
○ Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm tăng giá trị của đồng USD.
● Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm tăng giá trị của đồng USD.
○ Đường cungvề USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm giảm giá trị của đồng USD.
○ Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm giảm giá trị của đồng USD.
MACRO_2_P7_64: Giả sử lãi suất tiền gửi USD tăng mạnh trong khi lãi suất tiền gửi VND
không thay đổi. Trên thị trường ngoại hối:
○ Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm tăng giá trị của đồng USD.
● Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm tăng giá trị của đồng USD.
○ Đường cungvề USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm giảm giá trị của đồng USD.
○ Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm giảm giá trị của đồng USD.
MACRO_2_P7_65: Giả sử người dân Việt Nam dự tính VND sẽ giảm giá mạnh so với USD
trong thời gian tới. Trên thị trường ngoại hối:
○ Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm tăng giá trị của đồng USD.
● Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm tăng giá trị của đồng USD.
○ Đường cungvề USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm giảm giá trị của đồng USD.
○ Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm giảm giá trị của đồng USD.
MACRO_2_P7_66: Giả sử người Mỹ ưa thích hàng hoá của Việt Nam hơn. Trên thị trường ngoại hối:
○ Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sangtrái và làm tăng giá trị của đồng USD.
○ Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm tăng giá trị của đồng USD.
● Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm giảm giá trị của đồng USD.
○ Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm giảm giá trị của đồng USD.
MACRO_2_P7_67: Giả sử lãi suất tiền gửi VND tăng mạnh trong khi lãi suất tiền gửi USD
không thay đổi. Trên thị trường ngoại hối:
○ Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm tăng giá trị của đồng USD.
○ Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm tăng giá trị của đồng USD.
● Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm giảm giá trị của đồng USD.
○ Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm giảm giá trị của đồng USD.
MACRO_2_P7_68: 757 Giả sử người dân Việt Nam dự tính VND sẽ lên giá mạnh so với USD
trong thời gian tới. Trên thị trường ngoại hối:
○ Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm tăng giá trị của đồng USD.
○ Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm tăng giá trị của đồng USD.
● Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm giảm giá trị của đồng USD.
○ Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang trái và làm giảm giá trị của đồng USD.
MACRO_2_P7_69: Việc đồng Việt Nam lên giá so với USD Mỹ sẽ (chọn 2 đáp án đúng):
● Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài.
○ Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
● Khuyến khích người Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
○ Tạo áp lực lên các doanh nghiệp nước ngoài rời bỏ Việt Nam
MACRO_2_P7_70: Việc đồng Việt Nam giảm giá so với USD Mỹ có xu hướng (chọn 2 đáp án đúng):
○ Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài.
● Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
● Khuyến khích người Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
○ Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
MACRO_2_P7_71: Việc đồng Việt Nam lên giá trên thị trường ngoại hối sẽ:
○ Không ảnh hưởng đến các nhà nhập khẩu và xuất khẩu.
○ Cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và làm giảm khả năng cạnh tranh của các
nhà nhập khẩu so với khu vực sản xuất hàng trong nước để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
● Làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và làm tăng khả năng cạnh tranh của các
nhà nhập khẩu so với khu vực sản xuất hàng trong nước.
○ Giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và làm tăng khả năng cạnh tranh của khuvực
sản xuất hàng trong nước để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
MACRO_2_P7_72: Việc đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối sẽ:
○ Không ảnh hưởng đến các nhà nhập khẩu và xuất khẩu.
○ Làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và làm giảm khả năng cạnh tranh của các
nhà nhập khẩu so với khu vực sản xuất hàng trong nước để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
○ Làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và làm tăng khả năng cạnh tranh của các
nhà nhập khẩu so với khu vực sản xuất hàng trong nước.
● Tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và làm tăng khả năng cạnh tranh của khuvực
sản xuất hàng trong nước để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
MACRO_2_P7_73: Nếu giá hàng ngoại tính bằng đồng VN tăng, trong khi giá hàng Việt Nam
không thay đổi, chúng ta có thể dự tính:
○ Cả xuất và nhập khẩu của VN đều tăng.
● Xuất khẩu tăng nhưng nhập khẩu giảm.
○ Nhập khẩu tăng nhưng xuất khẩu không bị ảnh hưởng.
○ Xuất khẩu ròng giảm.
MACRO_2_P7_74: Hệ thống tỉ giá hối đoái cố định là hệ thống trong đó:
● NHTW các nước phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ tỉ giá hối
đoái danh nghĩa cố định.
○ Tiền của quốc gia đó phải có khả năng chuyển đổi với vàng tại một mức giá cố định.
○ Cán cân thanh toán của quốc gia đó luôn cân bằng.
○ Tỉ giá hối đoái thực tế luôn cố định.
MACRO_2_P7_75: Hệ thống tỉ giá hối đoái thả nổi là hệ thống trong đó:
○ Các nhà kinh doanh chỉ quan tâm đến giá hàng hoá mà không cần quan tâm đến cung và cầu tiền tệ.
○ Các chính phủ xác định giá trị đồng tiền của nước mình theo đồng tiền của một nước khác,
sau đó họ sẽ duy trì mức tỉ giá đã xác định.
● Tỉ giá hối đoái được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối chứ không phải do NHTW qui định.
○ Tỉ giá sẽ luôn biến động tương ứng với sự thay đổi lạm phát tương đối giữa các nước.
MACRO_2_P7_76: Chế độ tỉ giá thả nổi có quản lý là chế độ trong đóng NHNW:
○ Cho phép các hãng kinh doanh được hưởng các mức tỉ giá khác nhau nhằm khuyến khích
xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
● Đôi khi can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hạn chế sự biến động bất lợi của tỉ giá hối đoái.
○ Không cho phép các ngân hàng tư nhân được xác định tỉ giá mà can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối.
○ Cố định tỉ giá ở mức đã được công bố trước.
MACRO_2_P7_77: Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu cung về ngoại tệ trên thị trường
ngoại hối tăng lên thì NHTW phải:
○ Thay đổi mức giá trong nước. ● Mua ngoại tệ.
○ Đề nghị IMF giúp đỡ.
○ Để thị trường tự điều chỉnh đến điểm cân bằng mới.
MACRO_2_P7_78: Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng mạnh
so với lãi suất tiền gửi nội tệ, NHTW sẽ cần:
○ Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
● Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
○ Phá giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
MACRO_2_P7_79: Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu lãi suất tiền gửi VND tăng mạnh so
với lãi suất tiền gửi USD, thì NHTW sẽ cần:
● Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
○ Phá giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
MACRO_2_P7_80: Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, thì NHTW sẽ cần:
● Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
○ Phá giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
MACRO_2_P7_81: Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh, thì NHTW sẽ cần:
○ Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
● Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
○ Phá giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
MACRO_2_P7_82: Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu người dân tin rằng đồng Việt Nam
sẽ giảm giá mạnh so với USD trong tương lai, thì NHNW mua USD để:
○ Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
● Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
○ Phá giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
MACRO_2_P7_83: Khoản tiền 10 tỉ đồng do chính phủ cấp cho Bộ giáo dục và Đào tạo để mua
thiết bị được sản xuất tại Trung Quốc được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào?
● Chi tiêu chính phủ tăng 10 tỉ đồng và xuất khẩu ròng giảm 10 tỉ đồng.
○ Cả xuất khẩu ròng và GDP đều giảm 10 tỉ đồng.
○ Đầu tư tăng 10 tỉ đồng và xuất khẩu ròng giảm 10 tỉ đồng.
○ Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quan đến sản xuất trong nước.
MACRO_2_P7_84: Tháng 2 năm 2006 Công ty Lương thực miền Nam xuất khẩu 1000 tấn gạo
trị giá 200 nghìn USD được thu hoạch từ năm 2005. Theo cách tiếp cận chi tiêu giao dịch đó
được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 như thế nào?
● Đầu tư giảm 200 nghìn USD và xuất khẩu ròng tăng 200 nghìn USD.
○ Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quan đến sản xuất hiện tại.
○ Tiêu dùng giảm 200 nghìn USD và xuất khẩu ròng tăng 200 nghìn USD.
○ Tiêu dùng tăng 200 nghìn USD và đầu tư giảm 200 nghìn USD.
MACRO_2_P7_85: Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thì thu nhập khả dụng tăng khi:
● Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình tăng. ○ Thuế gián thu giảm. ○ Tiêu dùng tăng.
○ Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P7_86: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá của
nhóm mặt hàng nào dưới đây?
● Phương tiện đi lại, bưu điện.
○ May mặc, giày dép, mũ nón. ○ Giáo dục.
○ Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.
MACRO_2_P7_87: Vận dụng qui tắc 70 hãy cho biết tỉ lệ lạm phát hàng năm sẽ là bao nhiêu
nếu tỉ lệ lạm phát hàng tháng là (70/6)%? ○ (700/6)% ○ 1.4 ● 3 ○ 4
MACRO_2_P7_88: Giả sử lãi suất trả định kỳ hàng năm là 14%. Theo qui tắc 70, lãi suất của
khoản tiền cho vay sau 10 năm sẽ là: ○ 1.4 ○ 2.8 ○ 4 ● 3
MACRO_2_P7_89: Giả sử tỉ lệ lạm phát hàng năm là 14%. Theo qui tắc 70, tỉ lệ lạm phát sau một thập kỷ sẽ là: ○ 1.4 ○ 2.8 ● 3 ○ 4
MACRO_2_P7_90: Giả sử lãi suất trả định kỳ hàng năm là 7%. Theo qui tắc 70, lãi suất của
khoản tiền cho vay sau 10 năm sẽ là: ○ 0.7 ○ 1.4 ○ 2 ● 1
MACRO_2_P7_91: Vận dụng qui tắc 70 hãy cho biết tỉ lệ lạm phát hàng năm sẽ là bao nhiêu
nếu tỉ lệ lạm phát hàng tháng là (70/12)%? ○ 0.7 ○ 1.4 ● 1 ○ 2
MACRO_2_P7_92: Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài hạn, điều gì xảy ra khi chính
phủ giảm thuế thu nhập cá nhân và giảm chi tiêu cùng một lượng như nhau:
○ Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều không thay đổi.
○ Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều giảm.
○ Tăng trưởng không thay đổi, còn đầu tư và tiêu dùng giảm.
● Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều tăng.
MACRO_2_P7_93: Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài hạn, điều gì xảy ra khi chính
phủ tăng thuế thu nhập cá nhân và tăng chi tiêu cùng một lượng như nhau:
○ Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều không thay đổi.
● Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều giảm.
○ Tăng trưởngkhông thay đổi, còn đầu tư và tiêu dùng giảm.
○ Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều tăng.
MACRO_2_P7_94: Xét một nền kinh tế đóng. Theo mô hình về thị trường vốn vay, điều gì xảy
ra tại trạng thái cân bằng khi chính phủ Việt Nam tăng chi tiêu 200 tỉ đồng (chọn 2 đáp án đúng)?
○ Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân giảm 200 tỉ đồng.
● Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân giảm ít hơn 200 tỉ đồng.
● Tiết kiệm tư nhân tăng ít hơn 200 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm quốc dân giảm nhiều hơn 200 tỉ đồng.
MACRO_2_P7_95: Xét một nền kinh tế đóng. Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài
hạn, điều gì xảy ra tại trạng thái cân bằng khi chính phủ Việt Nam giảm chi tiêu 500 tỉ đồng (chọn 2 đáp án đúng)?
○ Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân tăng 500 tỉ đồng.
● Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân tăng ít hơn 500 tỉ đồng.
● Tiết kiệm tư nhân giảm ít hơn 500 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm quốc dân tăng nhiều hơn 500 tỉ đồng.
MACRO_2_P7_96: Nhận định nào dưới đây không đúng?
○ GDP tính được thấp hơn so với hoạt động kinh tế thực do một số hoạt động kinh tế không đưa ra thị trường.
○ Sự gia tăng tỉ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi ngân hàng có thể được xem là một bằng chứng
về sự gia tăng của các hoạt động kinh tế ngầm.
○ Nếu các hoạt động kinh tế ngầm tăng nhanh, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tính được sẽ bị đánh giá thấp.
● Nếu các hoạt động kinh tế ngầm tăng nhanh, thì mức sống sẽ giảm.
MACRO_2_P7_97: Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân và
tăng chi tiêu chính cùng một lượng như nhau, thì điều gì xảy ra trong dài hạn theo mô hình về thị trường vốn vay?
○ Cả lãi suất và đầu tư đều không thay đổi.
● Lãi suất tăng, còn đầu tư giảm.
○ Lãi suất giảm, còn đầu tư tăng.
○ Cả lãi suất và đầu tư đều giảm.
MACRO_2_P7_98: Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân và
giảm chi tiêu chính cùng một lượng như nhau, thì điều gì xảy ra trong dài hạn theo mô hình về thị trường vốn vay?
○ Cả lãi suất và đầu tư đều không thay đổi.
○ Lãi suất tăng, còn đầu tư giảm.
● Lãi suất giảm, còn đầu tư tăng.
○ Cả lãi suất và đầu tư đều giảm. PHẦN 8:
MACRO_2_P8_1: Xét một nền kinh tế đóng với MPC = 0,75. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập
cá nhân 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay?
○ Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 1000 tỉ đồng.
● Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 750 tỉ đồng.
○ Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên phải một đoạn bằng 250 tỉ đồng.
○ Cả đường cung vốn vay và đường cầu vốn vay đều không dịch chuyển.
MACRO_2_P8_2: Xét một nền kinh tế đóng với MPC = 0,75. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập
cá nhân 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay?
○ Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 1000 tỉ đồng.
● Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên phải một đoạn bằng 750 tỉ đồng.
○ Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 250 tỉ đồng.
○ Cả đường cung vốn vay và đường cầu vốn vay đều không dịch chuyển.
MACRO_2_P8_3: Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ tăng chi tiêu thêm 1000 tỉ đồng
trong khi duy trì mức thu thuế không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng?
○ Tiết kiệm quốc dân giảm một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm tư nhân tăng một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng.
○ Tổng đầu tư tư nhân giảm một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng.
● Tất cả các câu trên đúng.
MACRO_2_P8_4: Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ giảm chi tiêu 1000 tỉ đồng trong khi
duy trì mức thu thuế không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng
○ Tiết kiệm quốc dân tăng 1000 tỉ đồng.
● Tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 1000 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm quốc dân tăng nhiều hơn 1000 tỉ đồng
○ Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.
MACRO_2_P8_5: Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và MPC = 0,75. Khi
chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không
thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng (chọn 2 đáp án đúng)?
○ Tiết kiệm quốc dân giảm 750 tỉ đồng.
● Tiết kiệm tư nhân tăng một lượng ít hơn 750 tỉ đồng.
● Tổng đầu tư tư nhân giảm một lượng ít hơn 750 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm quốc dân giảm nhiều hơn 750 tỉ đồng
MACRO_2_P8_6: Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và MPC = 0,75. Khi
chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không
thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng?
○ Tiết kiệm quốc dân tăng 750 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm quốc dân tăng 1000 tỉ đồng.
● Tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 750 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.
MACRO_2_P8_7: Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất
biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến
sản lượng cân bằng của việc tăng thuế tự định 50 là:
○ Sản lượng cân bằng giảm 50.
● Sản lượng cân bằng giảm 80.
○ Sản lượng cân bằng giảm 100.
○ Sản lượng cân bằng giảm 125.
MACRO_2_P8_8: Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất
biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến
sản lượng cân bằng của việc giảm thuế tự định 50 là:
○ Sản lượng cân bằng tăng 50.
● Sản lượng cân bằng tăng 80.
○ Sản lượng cân bằng tăng 100.
○ Sản lượng cân bằng tăng 125.
MACRO_2_P8_9: Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất
biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến
sản lượng cân bằng của việc giảm chi tiêu chính phủ 50 là:
○ Sản lượng cân bằng giảm 50.
● Sản lượng cân bằng giảm 100.
○ Sản lượng cân bằng giảm 125.
○ Sản lượng cân bằng tăng 50.
MACRO_2_P8_10: Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế
suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng
đến sản lượng cân bằng của việc tăng chi tiêu chính phủ 50 là:
○ Sản lượng cân bằng tăng 50.
● Sản lượng cân bằng tăng 100.
○ Sản lượng cân bằng tăng 125.
○ Sản lượng cân bằng tăng 50.
MACRO_2_P8_11: Cơ sở tiền tệ thay đổi khi:
● Ngân hàng nhà nước Việt Nam mua trái phiếu chính phủ.
○ Chính phủ Việt Nam bán trái phiếu cho các NHTM.
○ Kho bạc Nhà nước bán tín phiếu cho cán bộ công nhân viên trường ĐH kinh tế TpHCM.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P8_12: Cơ sở tiền tệ thay đổi khi (chọn 2 đáp án đúng):
● Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) bán trái phiếu chính phủ.
○ Chính phủ Việt Nam bán trái phiếu cho các NHTM.
● NHNN mua USD Mỹ trên thị trường ngoại hối.
○ Các NHTM mua bán trái phiếu lẫn nhau.
MACRO_2_P8_13: Cơ sở tiền tệ tăng khi:
○ Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) bán trái phiếu chính phủ.
○ Chính phủ Việt Nam bán trái phiếu cho các NHTM.
● NHNN mua USD Mỹ trên thị trường ngoại hối. ○ Câu 2 và 3 đúng.
MACRO_2_P8_14: Cơ sở tiền tệ giảm khi:
○ Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) mua trái phiếu chính phủ.
○ Chính phủ Việt Nam bán trái phiếu cho các NHTM.
● NHNN bán USD Mỹ trên thị trường ngoại hối. ○ Câu 2 và 3 đúng
MACRO_2_P8_15: Nếu ban đầu lãi suất đang cao hơn mức cân bằng thì quá trình nào sau đây
sẽ làm cho lãi suất trở về mức cân bằng?
○ Mọi người mua hàng hoá để tiêu hết số tiền thừa, làm giảm giá hàng hoá, và làm giảm lãi suất về mức cân bằng.
○ Mọi người bán hàng hoá để tiêu hết số tiền thừa, làm giảm giá hàng hóa, và làm giảm lãi suất về mức cân bằng.
○ Mọi người bán trái phiếu để tiêu hết số tiền thừa, làm tăng giá trái phiếu, và làm giảm lãi suất về mức cân bằng.
● Mọi người mua trái phiếu để tiêu hết số tiền thừa, làm tăng giá trái phiếu, và làm giảm lãi suất về mức cân bằng.
MACRO_2_P8_16: Nếu ban đầu lãi suất đang thấp hơn mức cân bằng thì quá trình nào sau
đây sẽ làm cho lãi suất tăng lên mức cân bằng?
○ Mọi người bánh àng hoá để có đủ tiền tiêu, làm giảm giá hàng hoá, và làm tăng lãi suất lên mức cân bằng.
○ Mọi người bán trái phiếu để tiêu hết số tiền thừa, làm giảm giá trái phiếu và làm tăng lãi suất lên mức cân bằng.
● Mọi người bán trái phiếu để có đủ tiền tiêu, làm giảm giá trái phiếu, và làm tăng lãi suất lên mức cân bằng.
○ Mọi người mua trái phiếu để tiêu hết số tiền thừa, làm tăng giá trái phiếu, và làm tăng lãi suất lên mức cân bằng.
MACRO_2_P8_17: Lượng tiền cơ sở không thay đổi trong tình huống nào dưới đây?
○ Một NHTM mua trái phiếu chính phủ từ một khách hàng.
○ Một NHTM chuyển tiền mặt từ két sang tài khoản tiền gửi tại NHNW.
○ Chính phủ bán trái phiếu cho một NHTM và sau đó sử dụng số tiền đó chi cho quốc phòng.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P8_18: Hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết tổng cầu phụ thuộc vào (chọn 2 đáp án đúng):
● Độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất.
● Độ co dãnm của cầu tiền đối với lãi suất.
○ Độ co dãn của cầu tiêu dùng đối với tỉ giá hối đoái.
○ Độ co dãn của cầu đầu tư đối với tỉ giá hối hoái.
MACRO_2_P8_19: Với một thay đổi nhất định của lượng cung tiền thì (chọn 2 đáp án đúng):
● Tổng cầu thay đổi mạnh hơn khi đường cầu tiền rất dốc.
○ Tổng cầu thay đổi mạnh hơn khi đường cầu tiền rất thoải.
● Tổng cầu thay đổi mạnh hơn khi đường cầu đầu tư rất thoải.
○ Tổng cầu không thay đổi.
MACRO_2_P8_20: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với tổng cầu sẽ càng lớn khi:
○ Đường cầu tiền và đường cầu đầu tư càng thoải.
○ Đường cầu tiền càng thoải, và đường cầu đầu tư càng dốc.
● Đường cầu tiền càng dốc, và đường cầu đầu tư càng thoải.
○ Đường cầu tiền càng dốc, và đường AE càng thoải.
MACRO_2_P8_21: Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đối với tổng cầu sẽ càng lớn khi:
○ Đường cầu tiền càng dốc.
○ Đường cầu đầu tư càng thoải. ○ Đường AE càng dốc.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P8_22: Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đối với tổng cầu sẽ càng yếu khi:
○ Đường cầu tiền càng thoải.
○ Đường cầu đầu tư càng dốc.
○ Đường AE càng thoải.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P8_23: Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đối với tổng cầu sẽ càng lớn khi (chọn 2 đáp án đúng):
● Đường cầu tiền càng dốc.
○ Đường cầu đầu tư càng dốc. ● Đường AE càng dốc.
○ Đường AE càng thoải.
MACRO_2_P8_24: Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đối với tổng cầu sẽ càng yếu khi:
○ Đường cầu tiền càng dốc.
● Đường cầu đầu tư càng dốc. ○ Đường AE càng dốc. ○ Câu 2 và 3.
MACRO_2_P8_25: Chính sách tiền tệ ít hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu khi:
○ Cả đường cầu tiền và đường cầu đầu tư đều tương đối thoải.
○ Đường cầu tiền tương đối dốc và đường cầu đầu tư tương đối thoải.
● Đường cầu tiền tương đối thoải và đường cầu đầu tư tương đối dốc.
○ Đường AE tương đối dốc.
MACRO_2_P8_26: Chính sách tiền tệ sẽ có ảnh hưởng yếu đến tổng cầu khi độ co dãn của
cầu tiền với lãi suất là:
○ Lớn, và độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất lớn.
● Lớn, và độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất nhỏ.
○ Nhỏ, và độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất lớn.
○ Nhỏ, và độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất nhỏ.
MACRO_2_P8_27: Giả sử một nền kinh tế có cầu tiền rất co dãn với sự thay đổi của lãi suất.
Vấn đề nảy sinh khi thực hiện chính sách tiền tệ ở nước đó là:
○ Chính sách tiền tệ rất hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu.
○ Sự thay đổi của lãi suất sẽ ít tác động tới cầu đầu tư.
○ Sự thay đổi lượng cung tiền sẽ gây ra sự thay đổi rất lớn của lãi suất.
● Sự thay đổi lượng cung tiền sẽ gây ra sự thay đổi rất nhỏ của lãi suất.
MACRO_2_P8_28: Các ngân hàng có xu hướng giữ dự trữ dư thừa cho mục đích dự phòng
○ Để tránh tình trạng không có khả năng thanh toán.
○ Để tránh chi phí vay nóng với lãi suất cao từ các ngân hàng khác.
○ Để tránh chi phí vay chiết khấu từ NHTW.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P8_29: Theo cách tiếp cận thu nhâp-chi tiêu, tăng thâm hụt ngân sách cơ cấu sẽ làm:
○ Tăng thu nhập quốc dân.
○ Không ảnh hưởng đến tiêu dùng tự định.
○ Không ảnh hưởng đến đầu tư.
● Tất cả các điềukể trên.
MACRO_2_P8_30: Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Tiếp đó giả sử rằng chính phủ giảm chi tiêu. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, điều gì
sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn?
○ Mức giá tăng, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
● Mức giá giảm, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
○ Sản lượng tăng, mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
○ Cả sản lượng và mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
MACRO_2_P8_31: Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Tiếp đó giả sử rằng các hộ gia đình tăng tiêu dùng. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu,
điều gì sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn?
● Mức giá tăng, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
○ Mức giá giảm, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
○ Sản lượng tăng, mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
○ Cả sản lượng và mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
MACRO_2_P8_32: Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Tiếp đó giả sử rằng giá các nguyên liệu thiết yếu nhập khẩu tăng mạnh. Theo mô hình
tổng cung và tổng cầu, điều gì sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn?
○ Mức giá tăng, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
○ Mức giá giảm, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
○ Sản lượng tăng, mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
● Cả sản lượng và mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
MACRO_2_P8_33: Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Tiếp đó giả sử rằng giá các nguyên liệu thiết yếu nhập khẩu giảm mạnh. Theo mô hình
tổng cung và tổng cầu, điều gì sẽ xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn?
○ Mức giá tăng, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
○ Mức giá giảm, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
○ Sản lượng tăng, mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
● Cả sản lượng và mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
MACRO_2_P8_34: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, nếu sản lượng nhỏ hơn tổng chi tiêu
dự kiến thì (chọn 2 đáp án đúng):
● Tổng chi tiêu dự kiến sẽ tăng. ● Sản lượng sẽ tăng.
○ Mức giá phải tăng để khôi phục trạng thái cân bằng.
○ Tổng mức chi tiêu dự kiến sẽ không đổi.
MACRO_2_P8_35: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, nếu sản lượng lớn hơn tổng chi tiêu
dự kiến thì (chọn 2 đáp án đúng):
● Tổng chi tiêu dự kiến sẽ giảm.
● Sản lượng sẽ giảm.
○ Mức giá phải giảm để khôi phục trạng thái cân bằng.
○ Tổng mức chi tiêu dự kiến sẽ không đổi.
MACRO_2_P8_36: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập. Giả sử chính phủ
tăng thêm cả thuế và chi tiêu cùng một lượng như nhau. Khi đó theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu:
○ Cả tiêu dùng và thu nhập quốc dân đều giảm.
○ Tiêu dùng giảm, còn thu nhập quốc dân tăng.
○ Cả tiêu dùng và thu nhập quốc dân đều không thay đổi.
● Tiêu dùng sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ tăng.
MACRO_2_P8_37: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập. Giả sử chính phủ
giảm bớt cả thuế và chi tiêu cùng một lượng như nhau. Khi đó theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu:
○ Cả tiêu dùng và thu nhập quốc dân đều giảm.
○ Tiêu dùng giảm, còn thu nhập quốc dân giảm.
○ Cả tiêu dùng và thu nhập quốc dân đều không thay đổi.
● Tiêu dùng sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm.
MACRO_2_P8_38: Trong nền kinh tế đóng với: T = To + tY, nếu chính phủ tăng chi tiêu và thuế
tự định (To) cùng một lượng như nhau, thì điều gì sẽ xảy ra?
○ Sản lượng tăng một lượng tương ứng.
○ Sản lượng tăng, trong khi cán cân ngân sách không thay đổi.
○ Sản lượng tăng, trong khi thâm hụt ngân sách tăng.
● Sản lượng tăng, trong khi thâm hụt ngân sách giảm.
MACRO_2_P8_39: Xét một nền kinh tế đóng với thuế không phụ thuộc vào thu nhập và xu
hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 10 tỉ đồng. Muốn sản
lượng không thay đổi, thì số thu về thuế cần thiết phải tăng một lượng là:
○ Nhỏ hơn 10 tỉ đồng. ○ 10 tỉ đồng. ● 12,5 tỉ đồng.
○ Lớn hơn 12,5 tỉ đồng.
MACRO_2_P8_40: Giả sử ngân sách cơ cấu có thặng dư, nhưng ngân sách thực tế bị thâm
hụt. Chúng ta có thể kết luận điều gì?
○ Tiết kiệm lớn hơn đầu tư.
○ Cán cân thương mại bị thâm hụt.
● Chính phủ đang thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt trong khi sản lượng thực tế đang thấp hơn mức tiềm năng.
○ Chính phủ đang thực hiện chính sách tài khoá mở rộng trong khi sản lượng thực tế đang thấp hơn mức tiềm năng.
MACRO_2_P8_41: Sự thay đổi cung tiền có tác động mạnh đến tổng cầu khi:
○ Đầu tư rất co dãn với sự thay đổi của lãi suất.
○ Cầu tiền ít co dãn với sự thay đổi của lãi suất. ○ MPC lớn.
● Tất cả các điều trên.
MACRO_2_P8_42: Với các yếu tố khác không đổi, giả sử các bạn hàng của Việt Nam tăng
trưởng mạnh thì điều nào sau đây có thể xảy ra trên thị trường ngoại hối?
○ Xuất khẩu Việt Nam tăng làm đồng nội tệ giảm giá trên thị trường ngoại hối.
● Xuất khẩu của Việt Nam tăng làm đồng nội tệ lên giá trên thị trường ngoại hối.
○ Nhập khẩu của Việt giảm làm đồng nội tệ lên giá trên thị trường ngoại hối.
○ Nhập khẩu của Việt Nam tăng làm đồng nội tệ giảm giá trên thị trường ngoại hối.
MACRO_2_P8_43: Giả sử Việt Nam thực hiện chế độ tỉ giá hối đoái cố định. Nếu giá của đồng
USD trên thị trường tự do đang cao hơn mức cố định mà NHNN Việt Nam (NHNN) đặt ra, thì
các nhà đầu cơ có thể kiếm lời bằng 2 cách nào?
○ Mua USD trên thị trường ngoại hối và bán chúng cho NHNN.
● Mua USD từ NHNN và bán chúng trên thị trường ngoại hối.
● Mua đồng Việt Nam trên thị trường tự do và bán chúng cho NHNN.
○ Mua đồng Việt Nam từ NHNN và bán chúng trên thị trường ngoại hối.
MACRO_2_P8_44: Số liệu thống kê cho thấy cán cân thanh toán của Việt Nam luôn có thặng
dư từ năm 1996 đến nay. Điều này hàm ý:
○ Dự trữ ngoại hối của NHNN Việt Nam (NHNN) liên tục tăng lên từ năm 1996 đến nay.
○ NHNN đã mua được lượng USD Mỹ trên thị trường ngoại hối nhiều hơn so với lượng USD
Mỹ bán ra từ năm 1996 đến nay. ○ Hai câu trên đúng.
● Không đủ thông tin để kết luận.
MACRO_2_P8_45: Xét một nền kinh tế đóng với thuế tỉ lệ thuận với thu nhập. Theo cách tiếp
cận thu nhập – chi tiêu, sự cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ làm
○ Giảm thu nhập, trong khi cán cân ngân sách không thay đổi.
● Giảm cả thu nhập và thâm hụt ngânsách.
○ Giảm thu nhập nhưng làm tăng thâm hụt ngân sách.
○ Giảm thu nhập, nhưng thâm hụt ngân sách có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.
MACRO_2_P8_46: Xét một nền kinh tế đóng với thuế tỉ lệ thuận với thu nhập. Theo cách tiếp
cận thu nhập – chi tiêu, sự gia tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm:
○ Tăng thu nhập, trong khi cán cân ngân sách không thay đổi.
○ Tăng thu nhập và giảm thâm hụt ngân sách.
● Tăng cả thu nhập và thâm hụt ngân sách.
○ Tăng thu nhập, nhưng thâm hụt ngân sách có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.
MACRO_2_P8_47: Thâm hụt ngân sách cơ cấu có thể tăng lên chỉ khi:
○ Thu nhập quốc dân giảm. ○ Thuế thu nhập tăng.
● Chính phủ chủ động tăng chi tiêu hay giảm thuế.
○ Nền kinh tế lâm vào suy thoái.
MACRO_2_P8_48: Câu nào dưới đây không đúng?
○ Lãi suất cao sẽ góp phần làm tăng thâm hụt ngân sách.
○ Thâm hụt ngân sách cao sẽ góp phần làm tăng lãi suất.
● Tăng thuế suất chắc chắn sẽ làm tăng thu nhập từ thuế. ○ Câu 1 và 3.
MACRO_2_P8_49: Xét một nền kinh tế đóng với thuế là tự định và xu hướng tiêu dùng cận
biênlà 0,5. Giả sử chính phủ giảm chi tiêu 10 tỉ đồng. Muốn sản lượng không thay đổi, thì số thu
về thuế cần thiết phải giảm một lượng là:
○ Nhỏ hơn 10 tỉ đồng. ○ 10 tỉ đồng. ● 20 tỉ đồng.
○ Lớn hơn 20 tỉ đồng.
MACRO_2_P8_50: Xét một nền kinh tế đóng với thuế là tự định và xu hướng tiêu dùng cận
biên là 0,5. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu 10 tỉ đồng. Muốn sản lượng không thay đổi, thì số thu
về thuế cần thiết phải tăng một lượng là:
○ Nhỏ hơn 10 tỉ đồng. ○ 10 tỉ đồng. ● 20 tỉ đồng.
○ Lớn hơn 20 tỉ đồng.
MACRO_2_P8_51: Xét một nền kinh tế đóng với thuế là tự định và xu hướng tiêu dùng cận
biên là 0,5. Giả sử chính phủ tăng thuế 100 tỉ đồng. Muốn sản lượng không thay đổi, thì chi tiêu
chính phủ cần thiết phải tăng một lượng là:
○ Nhỏ hơn 50 tỉ đồng. ○ 100 tỉ đồng. ● 50 tỉ đồng.
○ Lớn hơn 100 tỉ đồng.
MACRO_2_P8_52: Xét một nền kinh tế đóng với thuế là tự định và xu hướng tiêu dùng cận
biên là 0,5. Giả sử chính phủ giảm thuế 100 tỉ đồng. Muốn sản lượng không thay đổi, thì chi tiêu
chính phủ cần thiết phải giảm một lượng là:
○ Nhỏ hơn 50 tỉ đồng. ○ 100 tỉ đồng. ● 50 tỉ đồng.
○ Lớn hơn 100 tỉ đồng.
MACRO_2_P8_53: Chính sách tài khóa rất hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu khi (chọn 2 đáp án đúng): ● MPS nhỏ. ○ Thuế suất biên lớn.
● Xu hướng nhập khẩu cận biên nhỏ. ○ MPS lớn.
MACRO_2_P8_54: Chính sách tài khóa mở rộng rất hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng
kinh tế trong ngắn hạn khi: ○ MPS nhỏ. ○ MPM nhỏ.
○ Đường tổng cung rất thoải.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P8_55: Chính sách tài khóa ít hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu khi: ○ MPS nhỏ. ● Thuế suất biên lớn.
○ Xu hướng nhập khẩu cận biên nhỏ.
○ Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P8_56: Chính sách tài khóa mở rộng ít hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng
kinh tế trong ngắn hạn khi (chọn 2 đáp án đúng): ○ MPS nhỏ. ● Thuế suất biên lớn.
● Đường tổng cung rất dốc.
○ Đường tổng cung rất thoải.
MACRO_2_P8_57: Sự gia tăng cung tiền rất hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế
trong ngắn hạn khi (chọn 2 đáp án đúng):
○ Cầu tiền rất co dãn với lãi suất.
● Đầu tư rất co dãn với lãi suất.
● Đường tổng cung rất thoải.
○ Đường tổng cung rất dốc.
MACRO_2_P8_58: Sự gia tăng cung tiền ít hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế
trong ngắn hạn khi (chọn 2 đáp áp đúng):
● Cầu tiền rất co dãn với lãi suất.
○ Đầu tư rất co dãn với lãi suất.
● Đường tổng cung rất dốc.
○ Đường tổng cung rất thoải.
MACRO_2_P8_59: Sự gia tăng cung tiền ít hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn khi:
○ Cầu tiền rấtco dãn với lãi suất.
○ Đầu tư ít nhạycảm với lãi suất.
○ Đường tổng cung rất dốc.
● Tất cả các câu trên.
MACRO_2_P8_60: Điều nào dưới đây có thể được coi là lí do để NHNN Việt Nam duy trì tỉ giá
hối đoái giữa đồng Việt Nam và USD Mỹ ổn định từ năm 2004 đến nay
○ Nhằm khuyến khích xuất khẩu.
○ Nhằm hạn chế nhập khẩu.
● Nhằm kiềm chế lạm phát.
○ Tất cả các câu trên đúng.
MACRO_2_P8_61: Nguyên nhân nào dưới đây có thể được coi là nguyên nhân làm cho đồng
Việt Nam lên giá so với USD Mỹ trong 1 năm qua?
○ Lạm phát ở Việt Nam cao hơn ở Mỹ.
○ Việt Nam có thâm hụt cán cân thương mại.
○ NHNN Việt Nam đã bán USD Mỹ ra thị trường nhiều hơn so với lượng mua vào.
● Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
MACRO_2_P8_62: Chiếm nhiều nhất trong lượng cung tiền M2 của Việt Nam hiện nay là:
○ Tiền lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng.
● Các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
○ Tiền gửi không kỳ hạn tại các NHTM.
○ Tiền gửi bằng ngoại tệ.
MACRO_2_P8_63: Giả sử nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Nếu chính phủ muốn kích cầu để đối phó với một cú sốc cung bất lợi, thì
○ Tỉ lệ lạm phát sẽ giảm.
○ Tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng nhưng tỉ lệ lạm phát sẽ giảm.
● Thất nghiệp có thể giảm nhưng với chi phí là lạm phát cao hơn.
○ Tỉ lệ lạm phát giữ nguyên trong khi tỉ lệ thất nghiệp sẽ giảm.
MACRO_2_P8_64: Giả sử nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Sau đó để đối phó với giá dầu tăng lên, NHNW đã tăng cung tiền. Điều gì xảy ra với thất
nghiệp và lạm phát trong dài hạn?
○ Thất nghiệp sẽ tăng và lạm phát sẽ giảm.
○ Thất nghiệp sẽ giảm và lạm phát sẽ tăng.
○ Thất nghiệp và lạm phát sẽ không thay đổi.
● Thất nghiệp không thay đổi nhưng lạm phát sẽ tăng.
MACRO_2_P8_65: Khi siêu lạm phát chấm dứt, lượng tiền thực tế thường tăng bởi vì:
○ Ngân hàng trung ương thủ tiêu lạm phát bằng cách in nhiều tiền hơn.
● Khi mọi người dự tính lạm phát thấp hơn thì lãi suất danh nghĩa sẽ giảm và do đó lượng cầu
về tiền thực tế sẽ tăng. Kết quả là giá cả vẫn có thể ổn định tại mức cung tiền thực tế cao hơn.
○ Lạm phát dự kiến thấp hơn làm giảm lãi suất thực tế dự kiến, điều này làm tăng lượng cầu về tiền thực tế.
○ Mọi người có xu hướng giữ nhiều tài sản dưới hình thái tiền tệ hơn khi lãi suất thực tế tăng.
MACRO_2_P8_66: Trong mọi trường hợp lạm phát:
● Làm giảm thu nhập thực tế của một số người.
○ Làm giảm lãi suất theo thời gian.
○ Làm cho người đi vay được lợi khi họ vay tiền theo lãi suất cố định. ○ Câu 1 và 3.
MACRO_2_P8_67: Các nhà hoạch định chính sách cần phải nhận thấy rằng họ không bao giờ
có thể giảm được thất nghiệp mà không làm tăng mạnh lạm phát.
○ Có thể giảm thất nghiệp mà không gây ra lạm phát nếu họ kích cầu từ từ, nhưng sẽ tăng.
○ Cường độ khi nền kinh tế ở gần mức toàn dụng nhân công.
● Có thể theo đuổi chính sách thúc đẩy tăng trưởng khi nền kinh tế đang ở trạng thái suy thoái
trầm trọng mà ít có mạo hiểm là lạm phát sẽ tăng mạnh.
○ Luôn phải đốiphó với sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
MACRO_2_P8_68: Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng mạnh
so với lãi suất tiền gửi nội tệ, NHTW sẽ cần:
○ Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
● Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
○ Phá giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
MACRO_2_P8_69: Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu lãi suất tiền gửi VND tăng mạnh so
với lãi suất tiền gửi USD, thì NHTW sẽ cần:
● Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
○ Phá giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
MACRO_2_P8_70: Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, thì NHTW sẽ cần:
● Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
○ Phá giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
MACRO_2_P8_71: Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh, thì NHTW sẽ cần:
○ Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
● Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
○ Phá giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
MACRO_2_P8_72: Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu người dân tin rằng đồng Việt Nam
sẽ giảm giá mạnh so với USD trong tương lai, thì NHNW mua USD để:
○ Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
● Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
○ Tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
○ Phá giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
MACRO_2_P8_73: Khoản tiền 10 tỉ đồng do chính phủ cấp cho Bộ giáo dục và Đào tạo để mua
thiết bị được sản xuất tại Trung Quốc được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào?
● Chi tiêu chính phủ tăng 10 tỉ đồng và xuất khẩu ròng giảm 10 tỉ đồng.
○ Cả xuất khẩu ròng và GDP đều giảm 10 tỉ đồng.
○ Đầu tư tăng 10 tỉ đồng và xuất khẩu ròng giảm 10 tỉ đồng.
○ Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quan đến sản xuất trong nước.
MACRO_2_P8_74: Ngày 25. 2. 2006 Công ty giày Thượng Đình xuất khẩu một lô hàng 80 triệu
USD được sản xuất từ tháng 12 năm 2005. Theo cách tiếp cận chi tiêu giao dịch đó được tính
vào GDP của Việt Nam năm 2006 như thế nào?
○ Đầu tư giảm 80 triệu USD.
○ Xuất khẩu ròng tăng 80 triệu USD.
○ Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quanđến sản xuất hiện tại. ● Câu 1 và 2 đúng.
MACRO_2_P8_75: Tháng 2 năm 2006 Công ty Lương thực miền Nam xuất khẩu 1000 tấn gạo
trị giá 200 nghìn USD được thu hoạch từ năm 2005. Theo cách tiếp cận chi tiêu giao dịch đó
được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 như thế nào?
● Đầu tư giảm 200 nghìn USD và xuất khẩu ròng tăng 200 nghìn USD.
○ Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quan đến sản xuất hiện tại.
○ Tiêu dùng giảm 200 nghìn USD và xuất khẩu ròng tăng 200 nghìn USD.
○ Tiêu dùng tăng 200 nghìn USD và đầu tư giảm 200 nghìn USD.
MACRO_2_P8_76: Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thì thu nhập khả dụng tăng khi:
● Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình tăng. ○ Thuế gián thu giảm. ○ Tiêu dùng tăng.
○ Tất cả các câu trên đều đúng.
MACRO_2_P8_77: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá của
nhóm mặt hàng nào dưới đây?
● Phương tiện đi lại, bưu điện.
○ May mặc, giày dép, mũ nón. ○ Giáo dục.
○ Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.
MACRO_2_P8_78: Vận dụng qui tắc 70 hãy cho biết tỉ lệ lạm phát hàng năm sẽ là bao nhiêu
nếu tỉ lệ lạm phát hàng tháng là (70/6)%? ○ (700/6)% ○ 1.4 ● 3 ○ 4
MACRO_2_P8_79: Giả sử lãi suất trả định kỳ hàng năm là 14%. Theo qui tắc 70, lãi suất của
khoản tiền cho vay sau 10 năm sẽ là: ○ 1.4 ○ 2.8 ○ 4 ● 3
MACRO_2_P8_80: Giả sử tỉ lệ lạm phát hàng năm là 14%. Theo qui tắc70, tỉ lệ lạm phát sau một thập kỷ sẽ là: ○ 1.4 ○ 2.8 ● 3 ○ 4
MACRO_2_P8_81: Giả sử lãi suất trả định kỳ hàng năm là 7%. Theo qui tắc 70, lãi suất của
khoản tiền cho vay sau 10 năm sẽ là: ○ 0.7 ○ 1.4 ○ 2 ● 1
MACRO_2_P8_82: Vận dụng qui tắc 70 hãy cho biết tỉ lệ lạm phát hàng năm sẽ là bao nhiêu
nếu tỉ lệ lạm phát hàng tháng là (70/12)%? ○ 0.7 ○ 1.4 ● 1 ○ 2
MACRO_2_P8_83: Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài hạn, điều gì xảy ra khi chính
phủ giảm thuế thu nhập cá nhân và giảm chi tiêu cùng một lượng như nhau:
○ Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều không thay đổi.
○ Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều giảm.
○ Tăng trưởng không thay đổi, còn đầu tư và tiêu dùng giảm.
● Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều tăng.
MACRO_2_P8_84: Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài hạn, điều gì xảy ra khi chính
phủ tăng thuế thu nhập cá nhân và tăng chi tiêu cùng một lượng như nhau:
○ Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều không thay đổi.
● Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều giảm.
○ Tăng trưởngkhông thay đổi, còn đầu tư và tiêu dùng giảm.
○ Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều tăng.
MACRO_2_P8_85: Xét một nền kinh tế đóng. Theo mô hình về thị trường vốn vay, điều gì xảy
ra tại trạng thái cân bằng khi chính phủ Việt Nam tăng chi tiêu 200 tỉ đồng (chọn 2 đáp án đúng)?
○ Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân giảm 200 tỉ đồng.
● Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân giảm ít hơn 200 tỉ đồng.
● Tiết kiệm tư nhân tăng ít hơn 200 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm tư nhân tăng 200 tỉ đồng.
MACRO_2_P8_86: Xét một nền kinh tế đóng. Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài
hạn, điều gì xảy ra tại trạng thái cân bằng khi chính phủ Việt Nam giảm chi tiêu 500 tỉ đồng (chọn 2 đáp án đúng)?
○ Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân tăng 500 tỉ đồng.
● Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân tăng ít hơn 500 tỉ đồng.
● Tiết kiệm tư nhân giảm ít hơn 500 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm quốc dân tăng 500 tỉ đồng.
MACRO_2_P8_87: Nhận định nào dưới đây không đúng?
○ GDP tính được thấp hơn so với hoạt động kinh tế thực do một số hoạt động kinh tế không đưa ra thị trường.
○ Sự gia tăng tỉ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi ngân hàng có thể được xem là một bằng chứng
về sự gia tăng của các hoạt động kinh tế ngầm.
○ Nếu các hoạt động kinh tế ngầm tăng nhanh, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tính được sẽ bị đánh giá thấp.
● Nếu các hoạt động kinh tế ngầm tăng nhanh, thì mức sống sẽ giảm.
MACRO_2_P8_88: Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân và
tăng chi tiêu chính cùng một lượng như nhau, thì điều gì xảy ra trong dài hạn theo mô hình về thị trường vốn vay?
○ Cả lãi suất và đầu tư đều không thay đổi.
● Lãi suất tăng, còn đầu tư giảm.
○ Lãi suất giảm, còn đầu tư tăng.
○ Cả lãi suất và đầu tư đều giảm.
MACRO_2_P8_89: Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân và
giảm chi tiêu chính cùng một lượng như nhau, thì điều gì xảy ra trong dài hạn theo mô hình về thị trường vốn vay?
○ Cả lãi suất và đầu tư đều không thay đổi.
○ Lãi suất tăng, còn đầu tư giảm.
● Lãi suất giảm, còn đầu tư tăng.
○ Cả lãi suất và đầu tư đều giảm.
MACRO_2_P8_90: Xét một nền kinh tế đóng với MPC = 0,75. Khi chính phủ giảm thuế thu
nhập cá nhân 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay?
○ Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 1000 tỉ đồng.
● Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 750 tỉ đồng.
○ Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên phải một đoạn bằng250 tỉ đồng.
○ Cả đường cung vốn vay và đường cầu vốn vay đều không dịch chuyển.
MACRO_2_P8_91: Xét một nền kinh tế đóng với MPC = 0,75. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập
cá nhân 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay?
○ Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 1000 tỉ đồng.
● Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên phải một đoạn bằng 750 tỉ đồng.
○ Đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 250 tỉ đồng.
○ Cả đường cung vốn vay và đường cầu vốn vay đều không dịch chuyển.
MACRO_2_P8_93: Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ giảm chi tiêu 1000 tỉ đồng trong khi
duy trì mức thu thuế không thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng?
○ Tiết kiệm quốc dân tăng 1000 tỉ đồng.
● Tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 1000 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm quốc dân tăng nhiều hơn 1000 tỉ đồng
○ Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.
MACRO_2_P8_95: Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và MPC = 0,75. Khi
chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không
thay đổi, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng?
○ Tiết kiệm quốc dân tăng 750 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm quốc dân tăng 1000 tỉ đồng.
● Tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 750 tỉ đồng.
○ Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.
MACRO_2_P8_96: Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế
suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng
đến sản lượng cân bằng của việc tăng thuế tự định 50 là:
○ Sản lượng cân bằng giảm 50.
● Sản lượng cân bằng giảm 80.
○ Sản lượng cân bằng giảm 100.
○ Sản lượng cân bằng giảm 125.
MACRO_2_P8_97: Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế
suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng
đến sản lượng cân bằng của việc giảm thuế tự định 50 là:
○ Sản lượng cân bằng tăng 50.
● Sản lượng cân bằng tăng 80.
○ Sản lượng cân bằng tăng 100.
○ Sản lượng cân bằng tăng 125.
MACRO_2_P8_98: Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế
suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng
đến sản lượng cân bằng của việc giảm chi tiêu chính phủ 50 là:
○ Sản lượng cân bằng giảm 50.
● Sản lượng cân bằng giảm 100.
○ Sản lượng cân bằng giảm 125.
○ Sản lượng cân bằng tăng 50.
MACRO_2_P8_99: Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế
suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng
đến sản lượng cân bằng của việc tăng chi tiêu chính phủ 50 là:
○ Sản lượng cân bằng tăng 50.
● Sản lượng cân bằng tăng 100.
○ Sản lượng cân bằng tăng 125.
○ Sản lượng cân bằng tăng 50.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................