Top 20 câu hỏi chương 2 đại cương về pháp luật | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Môn:

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
11 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Top 20 câu hỏi chương 2 đại cương về pháp luật | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

34 17 lượt tải Tải xuống
20 CÂU HỎI CHƯƠNG 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT
Câu 1:(*) Pháp luật có mấy vai trò đối với nhà nước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 5
Đáp án: B
Giải thích: Pháp luật là công cụ để quản lý xã hội của Nhà nước và pháp
luật là cơ sở thực hiện quyền lực Nhà nước.
Câu 2 (*): Quy phạm pháp luật gồm bao nhiêu bộ phận?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Giải thích: Quy phạm pháp luật được cấu thành bởi 3 bộ phận: giả định,
quy định, chế tài.
Câu 3 (*): Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: B
Giải thích: Các hình thức thực hiện pháp luật gồm 4 hình thức: tuân
thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật áp dụng pháp
luật.
Câu 4 (*): Đâu không phải đặc điểm của áp dụng pháp luật?
A. Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước
B. Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt
C. Chỉ có các cơ quan chính phủ mới có quyền áp dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật đòi hỏi tính chủ động, linh hoạt
Đáp án: C
Giải thích: Đặc điểm của áp dụng pháp luật bao gồm:
Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước
Áp dụng pháp luật được thực hiện với điều kiện, quy trình được quy
định chặt chẽ
Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt
Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính chủ động, linh hoạt
Câu 5:(**) Theo học thuyết Mác - Lênin, ý kiến nào sau đây không
đúng về Pháp luật?
A. Nguyên nhân ra đời pháp luật cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự
hình thành Nhà nước
B. Pháp luật có cùng bản chất với Nhà nước ban hành ra nó
C. Pháp luật và Nhà nước ra đời đồng thời, tồn tại, phát triển và tiêu vong
gắn liền với nhau
D.Pháp luật và Nhà nước ban hành ra nó có bản chất hoàn toàn khác
nhau
Đáp án: D
Giải thích: Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: những nguyên nhân làm
xuất hiện nhà nước cũng là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.
Nhà nước cũng như pháp luật không có con đường tồn tại riêng ngoài sự
vận động của kinh tế…….
Câu 6 (**): Loại chế tài nào đã được áp dụng khi cơ quan có thẩm
quyền buộc tiêu hủy số gia cầm bị bệnh mà ông An vận chuyển?
A. Hình sự
B. Hành chính
C. Ký luật
D. Dân sự
Câu 7: (**): Đặc điểm nào dưới dây không dùng để phân biệt quy phạm
pháp luật với các quy phạm xã hội khác?
A.Tính giai cấp
B. Tính xã hội
C. Tính phổ biến
D. Tính nhà nước
Đáp án: C
Giải thích: Những đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật không giống với
các quy phạm xã hội khác (cũng là những đặc điểm của pháp luật nói
chung):
+Tính giai cấp
+Tính xã hội
+Tính quy phạm
+Tính nhà nước
Câu 8 ( **): Đâu là chủ thể có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý ?
A. L 10 tuổi
B. Chị M mắc bệnh tâm thần
C. Anh H là giáo viên
D. Chị C 18 tuổi và nghiện ma túy dẫn đến phá tài sản gia đình
Đáp án:C
Giải thích: Năng lực của chủ thể bao gồm năng lực pháp luật năng lực
hành vi pháp luật
Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi cá nhân được công
nhận về địa vị pháp lý và chấm dứt khi cá nhân chết đi hoặc chấm
dứt tư cách chủ thể (thay đổi quốc tịch, trừ trường hợp bị pháp luật
tước đoạt hoặc hạn chế)
Năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện từ khi cá nhân được sinh ra
được chia thành nhiều cấp độ, phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi: độ tuổi
và khả năng nhận thức của cá nhân
Theo điều 20 Bộ luật dân sự: Điều 20. Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường
hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này
Theo khoản 1 điều 22 Bộ luật dân sự: Điều 22: Mất năng lực
hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần….Tòa án ra quyết định tuyên
bố người này người mất năng lực hành vi dân sự trên sở kết
luận giám định pháp y tâm thần.
Theo khoản 1 điều 24 Bộ luật dân sự: Hạn chế năng lực hành vi
dân sự
Người nghiện ma túy…..dẫn đến phá tán tài sản của gia đình…Tòa
án thể ra quyết định tuyên bố người này người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
Câu 9: (**) Khẳng định nào là đúng:
A. Muốn trở thành chủ thể QHPL thì trước hết phải là chủ thể pháp luât
B. Đã là chủ thể QHPL thì là chủ thể pháp luât
C. Đã chủ thể QHPL thì thể chủ thể pháp luât, thể không phải
chủ thể pháp luât
D. Không cái nào đúng
E. A, B đúng
Đáp án: E
Giải thích: Chủ thể QHPL những nhân đáp ứng được những điều kiên
pháp luât quy định cho mỗi loại quan hê pháp luât tham gia vào
QHPL đó. Do đó A và B đều đúng
Câu 10 ( ** ): Yếu tố nào không thể hiện mặt khách quan của vi phạm
pháp luật ?
A. Hành vi trái pháp luật
B. Để lại hậu quả nguy hiểm cho xã hội
C. Địa điểm vi phạm pháp luật
D. Động cơ vi phạm pháp luật
Đáp án: D
Giải thích: Động vi phạm pháp luật thể hiện mặt chủ quan của vi phạm
pháp luật
Câu 11: (***) Điều 10. Tiêu chí,Theo luật Doanh nghiệp 2020:
quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
….
2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này,
doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo
thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng
nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
….
Điều luật này thể hiện vai trò gì của Pháp luật?
A. Pháp luật góp phần tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế
B. Pháp luật là cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động và giám sát đối với bộ
máy nhà nước
C. Pháp luật là cơ sở cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu
nghị và hợp tác quốc tế
Đáp án: A
Giải thích: Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước xác định rõ chế độ
kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, các chính sách cề
tài chính, tiền tệ …
Câu 12 (***): Khẳng định nào xác định bộ phận của quy phạm pháp
luật tại Điều luật sau là đúng? Điều 133, Bộ luật Hình sự 2015: “Người
nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa này sẽ được
thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 3 năm.
A. “thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 3 năm” là bộ phận chế tài.
B. “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe
dọa này sẽ được thực hiện” là bộ phận chế tài.
C. “thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 3 năm” là bộ phận giả định.
D. “thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 3 năm” là bộ phận quy định.
Đáp án: A
Giải thích: +Giả định: là bộ phận nêu rõ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể hoặc
những đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của các quan hệ xã hội
đó.
+Quy định: là phần nội dung nêu lên những hành vi xử sự tiêu
chuẩn mà Nhà nước đặt ra khi các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội
đó.
+Chế tài: phần chỉ ra các biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp
dụng đối với chủ thể không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng mệnh
lệnh của Nhà nước đã nêu trong phần quy định của quy phạm.
Đáp án: B
Giải thích: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với các
cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vi phạm các quy định của pháp luật
về quản lý Nhà nước mà không phải là một tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Câu 13 (***): Anh A và chị B đã có một con và muốn ly hôn. Cả anh A
và chị B đều muốn giành quyền nuôi con về mình. Vụ tranh chấp này
được đưa ra tòa án thụ lý và giải quyết. Vậy tòa án đang sử dụng hình
thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Đáp án: D
Giải thích: Áp dụng pháp luật hình thức thực hiện pháp luật theo đó
nhà nước thông qua các chủ thể thẩm quyền đưa ra các quyết định
biệt nhằm hiện thực hóa quy phạm pháp luật trong đời sống pháp lý.
Chẳng hạn một quan nhà nước thẩm quyền giải quyết việc khiếu
nại, tố cáo của các chủ thể pháp luật, hay việc tòa án thẩm quyền giải
quyết các loại vụ án: hình sự, hành chính, các vụ việc về dân sự, kinh
doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình…
Câu 14 (***): Tháng 9 năm 2018, Công ty C và tập đoàn D đã kí kết
hợp đồng về một thỏa thuận thương mại giữa đôi bên có thời hạn hiệu lực
là 5 năm. Tuy nhiên, đến năm 2022, công ty C vì muốn ký hợp đồng thỏa
thuận khác với công ty E nên đã xảy ra mâu thuẫn hợp đồng với tập đoàn
D. Hai bên không thể giải quyết mâu thuẫn nên vụ việc đã được đưa đến
tòa án xử lý giải quyết. Trong tình huống này, những bên nào đang sử
dụng pháp luật?
A. Công ty C, tập đoàn D
B. Công ty C, tập đoàn D, công ty E
C. Tòa án
D. Không bên nào sử dụng pháp luật
Đáp án: A
Giải thích: Sử dụng pháp luật hình thức thực hiện pháp luật theo
đó, các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền pháp của mình theo quy
định của pháp luật. Chẳng hạn việc các chủ thể pháp luật thực hiện quyền
tự do về chỗ ở, tự do lao động, tự do kết hôn, tự do ngôn luận, tự do giao
kết hợp đồng…
Câu 15 (***); Theo Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi , bổ sung 2017),
người nào giết người thuộc 1 trong các trường hợp sau đây thì bị phạt
từ 05 năm đến 10 năm
A. Người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt nên giết con mình đe ra trong 07 ngày tuổi
B. Người thi hành công vụ làm chết người do dùng vũ lực
C. Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
D. Giết người trong trạng thái thần kinh bị kích động mạnh
Đáp án: B
Giải thích: Theo điều 127 Bộ luật hình sự 2015, Người thi hành công vụ
làm chết người do dùng lực ngoài những trường hợp pháp luật cho
phép thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
Câu 16 (***): Đâu khách thể của quan hệ pháp luật sau: “Tháng 10
năm 2020, Chị D vay anh H 200 triệu đồng để đầu bất động sản, chị
D hẹn giấy nợ với anh H đến tháng 5 năm 2021 sẽ trả đủ số tiền đã
vay và 25 triệu đồng tiền lãi cho anh H”
A. Khoản tiền vay, anh H
B. Khoản lãi, chị D
C. Anh H, chị D
D. Khoản lãi và khoản tiền vay
Đáp án:D
Giải thích: Khách thể của quan hệ pháp luật những lợi ích các chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia quan
hệ đó.
Câu 17 (***): Đám cưới có phải là sự kiện pháp lý hay không ? Vì sao?
A. Là sự kiện pháp lý
B. Không là sự kiện pháp lý
Đáp án: Sự kiện pháp những sự kiện xảy ra trong thực tế, phù hợp
với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong các quy phạm pháp
luật làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.
Đám cưới chỉ là sự công khai với họ hàng, người thân của cặp vợ chồng
Theo khoản 1 điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như sau:
Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng do quan nhà nước thẩm quyền
thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng theo quy định tại khoản này thì không
có giá trị pháp lý.
Câu 18 (***) : Cho quan hệ pháp luật sau: Chị B anh H đã yêu
nhau được 3 năm và sau đó hai anh chị quyết định đăng kí kết hôn ”
Xác định nội dung quan hệ pháp luật của các chủ thể trên ?
A. Quyền: Đăng quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung
(Điều 34)
Nghĩa vụ: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau ( điều
21,22)
Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
B. Quyền: Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung
Nghĩa vụ: Lựa chọn tôn giáo theo một bên (Bên vợ hoặc bên chồng)
(Sai)
C. Quyền: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (điều 35)
Nghĩa vụ: Lựa chọn nơi trú theo địa phương nơi đăng hết hôn
(Sai, điều 20)
D. Quyền: Quyền đơn phương xác lập chế độ tài sản vợ chồng (sai, điều
47)
Nghĩa vụ: Nghĩa vụ chung về tài sản
Đáp án: A
Giải thích: Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền nghĩa vụ
pháp lý của chủ thể.
+ Quyền của chủ thể khả năng của chủ thể được xử sự theo cách
thức mà pháp luật cho phép.
+ Nghĩa vụ pháp chủ thể các xử sự các chủ thể của quan
hệ pháp luật bắt buộc phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền của chủ
thể phía bên kia trong quan hệ.
Theo điều 21, 22 và 34,35 luật Hôn nhân và gia đình
Câu 19: (***) Hành động một người nhặt được của rơi đã chủ động
trả lại cho chủ sở hữu tài sản đó hoặc mang đến nộp cho quan nhà
nước là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Chọn B thi hành pháp luật
Câu 20: (***) Nhà hàng X sử dụng nguyên liệu không đạt chuẩn an toàn
thực phẩm nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử vi phạm.
Hành vi xử phạt của Cảnh sát biểu hiện của hình thức thực hiện pháp
luật nào dưới đây ?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Chọn D. áp dụng pháp luật
| 1/11

Preview text:

20 CÂU HỎI CHƯƠNG 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT
Câu 1:(*) Pháp luật có mấy vai trò đối với nhà nước? A. 1 B. 2 C. 3 D. 5 Đáp án: B
Giải thích: Pháp luật là công cụ để quản lý xã hội của Nhà nước và pháp
luật là cơ sở thực hiện quyền lực Nhà nước.
Câu 2 (*): Quy phạm pháp luật gồm bao nhiêu bộ phận? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Đáp án: B
Giải thích: Quy phạm pháp luật được cấu thành bởi 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài.
Câu 3 (*): Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Đáp án: B
Giải thích: Các hình thức thực hiện pháp luật gồm có 4 hình thức: tuân
thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Câu 4 (*): Đâu không phải đặc điểm của áp dụng pháp luật?
A. Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước
B. Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt
C. Chỉ có các cơ quan chính phủ mới có quyền áp dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật đòi hỏi tính chủ động, linh hoạt Đáp án: C
Giải thích: Đặc điểm của áp dụng pháp luật bao gồm:
● Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước
● Áp dụng pháp luật được thực hiện với điều kiện, quy trình được quy định chặt chẽ
● Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt
● Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính chủ động, linh hoạt
Câu 5:(**) Theo học thuyết Mác - Lênin, ý kiến nào sau đây không đúng về Pháp luật?
A. Nguyên nhân ra đời pháp luật cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành Nhà nước
B. Pháp luật có cùng bản chất với Nhà nước ban hành ra nó
C. Pháp luật và Nhà nước ra đời đồng thời, tồn tại, phát triển và tiêu vong gắn liền với nhau
D.Pháp luật và Nhà nước ban hành ra nó có bản chất hoàn toàn khác nhau Đáp án: D
Giải thích: Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: những nguyên nhân làm
xuất hiện nhà nước cũng là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.
Nhà nước cũng như pháp luật không có con đường tồn tại riêng ngoài sự
vận động của kinh tế…….
Câu 6 (**): Loại chế tài nào đã được áp dụng khi cơ quan có thẩm
quyền buộc tiêu hủy số gia cầm bị bệnh mà ông An vận chuyển? A. Hình sự B. Hành chính C. Ký luật D. Dân sự
Câu 7: (**): Đặc điểm nào dưới dây không dùng để phân biệt quy phạm
pháp luật với các quy phạm xã hội khác? A.Tính giai cấp B. Tính xã hội C. Tính phổ biến D. Tính nhà nước Đáp án: C
Giải thích: Những đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật không giống với
các quy phạm xã hội khác (cũng là những đặc điểm của pháp luật nói chung): +Tính giai cấp +Tính xã hội +Tính quy phạm +Tính nhà nước
Câu 8 ( **): Đâu là chủ thể có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý ? A. L 10 tuổi
B. Chị M mắc bệnh tâm thần C. Anh H là giáo viên
D. Chị C 18 tuổi và nghiện ma túy dẫn đến phá tài sản gia đình Đáp án:C
Giải thích: Năng lực của chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật
● Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi cá nhân được công
nhận về địa vị pháp lý và chấm dứt khi cá nhân chết đi hoặc chấm
dứt tư cách chủ thể (thay đổi quốc tịch, trừ trường hợp bị pháp luật
tước đoạt hoặc hạn chế)
● Năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện từ khi cá nhân được sinh ra
được chia thành nhiều cấp độ, phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi: độ tuổi
và khả năng nhận thức của cá nhân
● Theo điều 20 Bộ luật dân sự: Điều 20. Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường
hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này
● Theo khoản 1 điều 22 Bộ luật dân sự: Điều 22: Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần….Tòa án ra quyết định tuyên
bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết
luận giám định pháp y tâm thần.
● Theo khoản 1 điều 24 Bộ luật dân sự: Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Người nghiện ma túy…..dẫn đến phá tán tài sản của gia đình…Tòa
án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
Câu 9: (**) Khẳng định nào là đúng:
A. Muốn trở thành chủ thể QHPL thì trước hết phải là chủ thể pháp luât
B. Đã là chủ thể QHPL thì là chủ thể pháp luât
C. Đã là chủ thể QHPL thì có thể là chủ thể pháp luât, có thể không phải chủ thể pháp luât D. Không cái nào đúng E. A, B đúng Đáp án: E
Giải thích: Chủ thể QHPL là những cá nhân đáp ứng được những điều kiên
mà pháp luât quy định cho mỗi loại quan hê pháp luât và tham gia vào
QHPL đó. Do đó A và B đều đúng
Câu 10 ( ** ): Yếu tố nào không thể hiện mặt khách quan của vi phạm pháp luật ? A. Hành vi trái pháp luật
B. Để lại hậu quả nguy hiểm cho xã hội
C. Địa điểm vi phạm pháp luật
D. Động cơ vi phạm pháp luật Đáp án: D
Giải thích: Động cơ vi phạm pháp luật thể hiện mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Câu 11: (***) Theo luật Doanh nghiệp 2020: Điều 10. Tiêu chí,
quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; ….
2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này,
doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo
thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng
nhận có liên quan theo quy định của pháp luật; ….
Điều luật này thể hiện vai trò gì của Pháp luật?
A. Pháp luật góp phần tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế
B. Pháp luật là cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động và giám sát đối với bộ máy nhà nước
C. Pháp luật là cơ sở cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu
nghị và hợp tác quốc tế Đáp án: A
Giải thích: Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước xác định rõ chế độ
kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, các chính sách cề tài chính, tiền tệ …
Câu 12 (***): Khẳng định nào xác định bộ phận của quy phạm pháp
luật tại Điều luật sau là đúng? Điều 133, Bộ luật Hình sự 2015: “Người
nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa này sẽ được
thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.”
A. “thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 3 năm” là bộ phận chế tài.
B. “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe
dọa này sẽ được thực hiện” là bộ phận chế tài.
C. “thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 3 năm” là bộ phận giả định.
D. “thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 3 năm” là bộ phận quy định. Đáp án: A
Giải thích: +Giả định: là bộ phận nêu rõ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể hoặc
những đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của các quan hệ xã hội đó.
+Quy định: là phần nội dung nêu lên những hành vi xử sự tiêu
chuẩn mà Nhà nước đặt ra khi các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội đó.
+Chế tài: phần chỉ ra các biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp
dụng đối với chủ thể không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng mệnh
lệnh của Nhà nước đã nêu trong phần quy định của quy phạm. Đáp án: B
Giải thích: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với các
cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vi phạm các quy định của pháp luật
về quản lý Nhà nước mà không phải là một tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Câu 13 (***): Anh A và chị B đã có một con và muốn ly hôn. Cả anh A
và chị B đều muốn giành quyền nuôi con về mình. Vụ tranh chấp này
được đưa ra tòa án thụ lý và giải quyết. Vậy tòa án đang sử dụng hình
thức thực hiện pháp luật nào? A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Đáp án: D
Giải thích: Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà theo đó
nhà nước thông qua các chủ thể có thẩm quyền đưa ra các quyết định cá
biệt nhằm hiện thực hóa quy phạm pháp luật trong đời sống pháp lý.
Chẳng hạn một cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc khiếu
nại, tố cáo của các chủ thể pháp luật, hay việc tòa án có thẩm quyền giải
quyết các loại vụ án: hình sự, hành chính, các vụ việc về dân sự, kinh
doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình…
Câu 14 (***): Tháng 9 năm 2018, Công ty C và tập đoàn D đã kí kết
hợp đồng về một thỏa thuận thương mại giữa đôi bên có thời hạn hiệu lực
là 5 năm. Tuy nhiên, đến năm 2022, công ty C vì muốn ký hợp đồng thỏa
thuận khác với công ty E nên đã xảy ra mâu thuẫn hợp đồng với tập đoàn
D. Hai bên không thể giải quyết mâu thuẫn nên vụ việc đã được đưa đến
tòa án xử lý giải quyết. Trong tình huống này, những bên nào đang sử dụng pháp luật? A. Công ty C, tập đoàn D
B. Công ty C, tập đoàn D, công ty E C. Tòa án
D. Không bên nào sử dụng pháp luật Đáp án: A
Giải thích: Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà theo
đó, các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền pháp lý của mình theo quy
định của pháp luật. Chẳng hạn việc các chủ thể pháp luật thực hiện quyền
tự do về chỗ ở, tự do lao động, tự do kết hôn, tự do ngôn luận, tự do giao kết hợp đồng…
Câu 15 (***); Theo Bộ luật hình sự 2015 ( và sửa đổi , bổ sung 2017),
người nào giết người thuộc 1 trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
A. Người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt nên giết con mình đe ra trong 07 ngày tuổi
B. Người thi hành công vụ làm chết người do dùng vũ lực
C. Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
D. Giết người trong trạng thái thần kinh bị kích động mạnh Đáp án: B
Giải thích: Theo điều 127 Bộ luật hình sự 2015, Người thi hành công vụ
làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho
phép thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
Câu 16 (***): Đâu là khách thể của quan hệ pháp luật sau: “Tháng 10
năm 2020, Chị D có vay anh H 200 triệu đồng để đầu tư bất động sản, chị
D hẹn và ký giấy nợ với anh H đến tháng 5 năm 2021 sẽ trả đủ số tiền đã
vay và 25 triệu đồng tiền lãi cho anh H” A. Khoản tiền vay, anh H B. Khoản lãi, chị D C. Anh H, chị D
D. Khoản lãi và khoản tiền vay Đáp án:D
Giải thích: Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ đó.
Câu 17 (***): Đám cưới có phải là sự kiện pháp lý hay không ? Vì sao? A. Là sự kiện pháp lý
B. Không là sự kiện pháp lý
Đáp án: Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế, phù hợp
với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong các quy phạm pháp
luật làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.
Đám cưới chỉ là sự công khai với họ hàng, người thân của cặp vợ chồng
Theo khoản 1 điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như sau:
“Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”
Câu 18 (***) : Cho quan hệ pháp luật sau: “ Chị B và anh H đã yêu
nhau được 3 năm và sau đó hai anh chị quyết định đăng kí kết hôn ”
Xác định nội dung quan hệ pháp luật của các chủ thể trên ?
A. Quyền: Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung (Điều 34)
Nghĩa vụ: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau ( điều 21,22)
Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
B. Quyền: Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung
Nghĩa vụ: Lựa chọn tôn giáo theo một bên (Bên vợ hoặc bên chồng) (Sai)
C. Quyền: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (điều 35)
Nghĩa vụ: Lựa chọn nơi cư trú theo địa phương nơi đăng ký hết hôn (Sai, điều 20)
D. Quyền: Quyền đơn phương xác lập chế độ tài sản vợ chồng (sai, điều 47)
Nghĩa vụ: Nghĩa vụ chung về tài sản Đáp án: A
Giải thích: Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.
+ Quyền của chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo cách
thức mà pháp luật cho phép.
+ Nghĩa vụ pháp lý chủ thể là các xử sự mà các chủ thể của quan
hệ pháp luật bắt buộc phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền của chủ
thể phía bên kia trong quan hệ.
Theo điều 21, 22 và 34,35 luật Hôn nhân và gia đình
Câu 19: (***) Hành động một người nhặt được của rơi và đã chủ động
trả lại cho chủ sở hữu tài sản đó hoặc mang đến nộp cho cơ quan nhà
nước là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Chọn B thi hành pháp luật
Câu 20: (***) Nhà hàng X sử dụng nguyên liệu không đạt chuẩn an toàn
thực phẩm nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm.
Hành vi xử phạt của Cảnh sát là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ? A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Chọn D. áp dụng pháp luật