-
Thông tin
-
Quiz
Top 26 Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2025
Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Đây là bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 giữa học kì 1 kèm đáp án, ma trận, được xây dựng bám sát chương trình sách giáo khoa mới. Mời thầy cô, phụ huynh, các em học sinh tham khảo và tải file Tiếng Việt lớp 4 ôn tập giữa học kì 1 để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới.
Đề giữa HK1 Tiếng Việt 4 38 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Top 26 Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2025
Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Đây là bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 giữa học kì 1 kèm đáp án, ma trận, được xây dựng bám sát chương trình sách giáo khoa mới. Mời thầy cô, phụ huynh, các em học sinh tham khảo và tải file Tiếng Việt lớp 4 ôn tập giữa học kì 1 để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng Việt 4 38 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg1.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg2.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg3.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg4.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg5.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg6.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg7.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg8.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg9.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bga.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bgb.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bgc.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bgd.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bge.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bgf.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg10.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg11.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg12.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg13.png)
![](/storage/uploads/documents/6de98a681f3e6e63889e37f982f662ee/bg14.png)
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Top 26 Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng
Việt năm 2025 (KNTT, CTST, CD)
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa học kì 1 năm 2025 tải nhiều nhất
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo &
Tải tất cả các File chỉ từ 79.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 79.000đ
Tặng khoá học Trắc nghiệm từ Lớp 8-12
Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án sách Kết nối tri thức, Chân trời
sáng tạo, Cánh Diều. Đây là bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 giữa học kì 1 kèm đáp án,
ma trận, được xây dựng bám sát chương trình sách giáo khoa mới. Mời thầy cô,
phụ huynh, các em học sinh tham khảo và tải file Tiếng Việt lớp 4 ôn tập giữa học kì
1 để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới.
1. Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức
I. TIẾNG VIỆT (4 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản Đọc đoạn văn sau:
THANH KIẾM VÀ HOA HỒNG
Một lần thanh kiếm và hoa hồng cãi nhau, thanh kiếm cao giọng bảo:
– Tôi khoẻ hơn bạn, chắc chắn sẽ giúp ích được cho con người nhiều hơn rồi! Còn
bạn yếu ớt và mảnh dẻ thế kia thì làm sao mà chống chọi với thiên tai, giặc giã được.
Hoa hồng ngạc nhiên:
– Tôi không hiểu vì sao mà anh lại chê tôi như vậy? Hay là anh ganh tị vì anh không
thể có được hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy của tôi?
– Bạn nhầm to. Bạn đẹp thật nhưng vẻ đẹp của bạn chẳng để làm gì. – Thanh kiếm
lắc đầu, mỉa mai.
Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, chúng bèn nhờ ông phân xử.
Nhà thông thái ôn tồn giải thích:
– Con người cần cả kiếm và hoa hồng, các cháu ạ. Kiếm giúp con người chống lại
kẻ thù và tránh được các hiểm hoạ. Còn hoa hồng đem lại hương thơm, sự ngọt
ngào, niềm vui sướng cho cuộc sống và trái tim của họ...
Thanh kiếm và hoa hồng hiểu ra, chúng rối rít cảm ơn nhà thông thái. Cả hai bắt tay
nhau thân thiện và không bao giờ cãi nhau nữa.
(Theo truyện cổ tích Ả Rập)
Câu 1. Tại sao thanh kiếm cho rằng nó có ích còn hoa hồng vô ích?
a. Nó khoẻ mạnh nên nó chống được thiên tai, giặc giã.
b. Hoa hồng yếu ớt không thể có sức lực để chống lại giặc giã.
c. Nó khoẻ, chống được thiên tai, giặc giã; còn hoa hồng yếu ớt.
Câu 2. Hoa hồng hiểu sự chê bai của thanh kiếm xuất phát từ lí do nào?
a. Thanh kiếm ganh tị với hương thơm và vẻ đẹp của hoa hồng.
b. Thanh kiếm không hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa của hoa hồng.
c. Thanh kiếm là một kẻ thiển cận.
Câu 3 . Nhà thông thái đã giải thích điều gì cho thanh kiếm và hoa hồng?
a. Công dụng của thanh kiếm đối với cuộc sống của con người.
b. Vẻ đẹp của hoa hồng, sự cần thiết của hoa hồng.
c. Vai trò của thanh kiếm và hoa hồng đối với cuộc sống của con người.
Câu 4 . Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
a. Không nên cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống.
b. Không nên kiêu căng, tự phụ, tự cho mình hơn hẳn người khác.
c. Con người cần cả sức mạnh, hương thơm, niềm tin và sự ngọt ngào.
2. Luyện từ và câu
Câu 5 . Em hãy gạch chân dưới các động từ trong câu sau: “Bỗng lúc đó có một nhà
thông thái đi tới, hoa hồng và thanh kiếm bèn nhờ ông phân xử”
Câu 6. Tìm các danh từ chỉ hiện tượng và điền vào chỗ chấm trong các câu sau:
a. Trong mưa xuất hiện những ................ long trời, lở đất.
b. Chúng tôi phản đối ................ và mong muốn hòa bình.
c. Thảm họa ................ đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.
d. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra ................ hằng năm.
Câu 7. Đặt câu theo gợi ý sau:
a. Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người.
b. Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa danh.
II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
1. Nghe – viết (điểm) Cây đa làng
Cây đa tỏa rợp bóng mát. Thân cây chia thành nhiều múi, có chỗ trưởng như do
nhiều cây ghép lại. Những cái rễ lớn bắt đầu từ trên nửa thân cây, “vuốt nặn” cho
thân bành ra, rất nhiều góc cạnh, trông như cái cổ của một người khổng lồ gầy
guộc, già nua, đang nổi gân lên trong cuộc cãi vã. Rồi ai đó đắp lên đây những cái
mụn to như chiếc thủng, làm cho thân cây sần sùi, hang hốc. Trẻ em chui gọn vào
trong các hốc cây chơi trò trốn tìm, đánh trận giả.
2. Tập làm văn (8 điểm)
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ
suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.
1.1. Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
I. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 c a c c
Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới , hoa hồng và thanh kiếm bèn nhờ ông phân xử ”
Câu 6 : Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
a. Trong mưa xuất hiện những tiếng ầm long trời, lở đất.
b. Chúng tôi phản đối chiến tranh và mong muốn hòa bình.
c. Thảm họa sóng thần đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.
d. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra lũ lụt hằng năm.
Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm (HS luyện tập đặt câu sáng tạo)
a. Con mèo nhà bạn Linh thật là xinh.
b. Hà Nội là nơi em sinh ra và lớn lên.
II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
1. Nghe – viết (2 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,25 điểm):
● 0,25 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
● 0,15 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1,5 điểm):
● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm
● 0,75 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,25 điểm):
● 0,25 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
● 0,15 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Tập làm văn (4 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp,
bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài): 4 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Tham khảo:
2. Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án Cánh Diều PHÒNG GD& ĐT …
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024- 2025 TRƯỜNG TH …
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4 ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC
1/ ĐỌC TIẾNG/ (3 điểm)
* Học sinh bốc thăm phiếu rồi đọc thành tiếng một trong các đoạn văn sau và
trả lời câu hỏi tương ứng đoạn vừa đọc.
Bài 1: Cái răng khểnh. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 9).
Đoạn: Từ đầu đến “tôi ít khi cười”.
Hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?
Bài 2: Những vết đinh (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 14).
Đoạn: Từ đầu đến “đóng một cái đinh lên hàng rào”
Hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
Bài 3: Cô giáo nhỏ. (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 26).
Đoạn: Từ đầu đến “em được đi học”.
Hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?
Bài 4: Một người chính trực (Sách TV lớp 4, tập 1, trang 38).
Đoạn: Từ đầu “vua Lý Cao Tông”
Hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?
ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG
Bài 1: Cái răng khểnh.
Hỏi: Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?
Trả lời: Vì bạn nhỏ có một cái răng khểnh và bị bạn bè trêu là do không chịu đánh
răng. Bạn nhỏ nghĩ cái răng khểnh làm cho bạn xấu đi.
Bài 2: Những vết đinh
Hỏi: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
Trả lời: Người cha khuyên con mỗi lần cáu kỉnh với ai đó thì đóng một chiếc đinh lên hàng rào gỗ.
Bài 3: Cô giáo nhỏ.
Hỏi: Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?
Trả lời: Trường học của Giên ở một vùng quên hẻo lánh châu Phi. Gọi là trường
nhưng thực chất là một lớp dạy chữ miễn phí. HS là con cháu của những người
nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng.
Bài 4: Một người chính trực
Hỏi: Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?
Trả lời: Đỗ thái hậu và vua hỏi Tô Hiến Thành định tiến cử ai thay ông. Ông tiến cử
giá nghị đại phu Trần Trung Tá.
2.1. Hướng dẫn chấm thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Cánh Diều HƯỚNG DẪN CHẤM
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (100 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ
(không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)
* Lưu ý: Điểm đọc thành tiếng: Có thể cho điểm thập phân đến 0,25.
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (Khoảng 35 phút):
Đọc thầm bài văn sau: CHẬM VÀ NHANH
Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng
nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen.
Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.
Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy,
Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.
“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm
để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ
hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.
Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay:
- Em xin được học cùng với bạn Minh.
Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:
- Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em
mong được bạn Minh giúp em chậm lại.
Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng: - Cảm ơn cậu.
- Sao cậu lại cảm ơn tớ?
- Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ. Dũng cười:
- Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý.
Theo Những hạt giống tâm hồn
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4 và 7) và làm các câu
còn lại vào giấy kiểm tra:
Câu 1: Cô giáo nói với lớp nên làm gì?
1. Lập ra những đôi bạn cùng tiến.
2. Lập ra những bạn học hành chăm chỉ.
3. Lập ra những học sinh giỏi.
Câu 2: Minh là một cậu bé như thế nào?
1. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.
2. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.
3. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.
Câu 3: Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh?
1. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh.
2. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cô và các bạn khen.
3. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt.
Câu 4: Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh?
1. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.
2. Minh và Dũng rất thân nhau.
3. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.
Câu 5: Nội dung bài văn em vừa đọc nói lên điều gì?
Câu 6: Qua bài văn em đã đọc. Theo em chúng ta cần phải đối xử với bạn bè như
thế nào? Câu 7: Từ nào dưới đây là từ láy: 1. Đất đai 2. Tóc tai 3. Nhanh nhẹn
Câu 8: Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của
dấu ngoặc kép ở cột bên phải: Câu
Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu
1. Dũng nghĩ: “Chậm đâu phải lúc
a. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nào cũng không tốt” ý nghĩa đặc biệt.
2 Bạn Dũng tự nhận mình là người “ b. Đánh dấu từ ngữ mượn của “ẩu đoảng”. người khác.
Câu 9: Tìm các danh từ riêng chỉ tên người có trong phần bài đọc?
Câu 10: Đặt một câu với có từ cố gắng. II. KIỂM TRA VIẾT:
Tập làm văn: (Thời gian 30 - 35 phút)
Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích.
2.2. Đáp án đề kiểm tra Tiếng Việt 4 Cánh Diều giữa kì 1 PHÒNG GD& ĐT …
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH … NĂM HỌC: 2024- 2025
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Hướng dẫn chấm 1
A. Lập ra những đôi bạn cùng 0,5đ Chọn đúng như đáp tiến. án mỗi câu đạt 0,5 điểm 2
B. Không nhanh nhẹn, có nhiều 0,5đ hạn chế 3
C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm 0,5đ chưa hẳn là không tốt. 4
C. Dũng mong được Minh giúp 0,5đ Dũng chậm lại. 5
Nói về sự khó khăn của Minh 1đ Diễn đạt như đáp án
và được Dũng nhận lời giúp hoặc có cách diễn
đỡ, hai bạn kết thân và cùng đạt khác đúng vẫn tiến. ghi điểm tối đa 6
Chúng ta cần đối xử tốt, đoàn 1đ Diễn đạt như đáp án
kết yêu thương giúp đỡ bạn bè hoặc có cách diễn
cùng nhau phấn đấu học tập đạt khác đúng vẫn tốt. ghi điểm tối đa. 7 C. Nhanh nhẹn 0,5 8 1 – b 2 –a 0,5 9
Danh từ riêng chỉ tên người: 1 HS tìm đúng mỗi từ Dũng, Minh được 0,5 điểm 10
VD: Em luôn cố gắng học tập 1 Đặt được câu có từ
tốt để cha mẹ vui lòng.
“cố gắng”, đúng hình thức câu ghi điểm tối đa Show more
II. PHẦN VIẾT: Tập làm văn: (10 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài viết. (2 điểm)
- Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng cú pháp, tả cây mà em yêu
thích, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) (8 điểm)
+ Mở bài (1 điểm): Giới thiệu cây định tả.
+ Thân bài (6 điểm): Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm của cây được tả.
+ Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về cây được tả theo cách kết bài đã học.
*Lưu ý: Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên cho điểm 8,7,6,5,4,3;
2,5; 2; 1,5; 1 điểm cho phù hợp. Tham khảo thêm:
3. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo PHÒNG GD& ĐT …
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TRƯỜNG TH …
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (4 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản Đọc đoạn văn sau:
MỘT VIỆC NHỎ THÔI
Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ đi nghỉ mát ở một bãi biển vào
dịp hè. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng
thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa. Thế rồi, họ trông
thấy một bà cụ nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang
tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn
nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi
xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải
tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà nghe thấy để
bà đi chỗ khác kiếm ăn.
Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ
từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ
ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại mà giả vờ ngó lơ đi chỗ
khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia
thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Trò chuyện với những người trong quán. Hai vợ chồng hỏi bà cụ khả nghi kia là ai và
họ… sững sờ: Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng
rong trên bãi biển, vô tình giẫm phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng sốt cao, đưa
đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván. Thương cháu
đến ngẩn ngơ, từ dạo ấy, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai,
mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lí do thì bà cụ đáp mà đôi mắt ướt
nhòe : “Ô, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên
bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi”.
Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói
một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ
còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống…
(Theo Internet Những câu chuyện cảm động – Diễn đàn làm cha mẹ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khi ngồi trên bãi biển, gia đình nọ đã nhìn thấy điều gì lạ?
a. Một cụ già đang lẩm bẩm, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những
thứ gì đó trên bãi biển bỏ vào cái túi.
b. Bọn trẻ tắm biển và xây những toà lâu đài trên cát.
c. Một cụ già tóc bạc trắng như cước, khuôn mặt nhăn nheo dắt đứa cháu đi dạo trên bãi biển.
Câu 2. Những chi tiết nào mô tả thái độ coi thường, e ngại của gia đình đó đối với bà cụ ?
a. Quát bọn trẻ tránh xa cụ già và đuổi cụ già ra chỗ khác kiếm ăn.
b. Vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa; cố ý nói to để bà cụ
nghe thấy mà đi chỗ khác kiếm ăn.
c. Bà cụ mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.
d. Chẳng hứng thú tắm biển nữa, kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Câu 3. Điều gì về bà cụ khiến gia đình nọ ngạc nhiên, sững sờ?
a. Bà cụ từng có đứa cháu ngoại bị chết do đạp phải một mảnh chai khi bán hàng rong trên bãi biển.
b. Bà cụ là người dân ở đây. Việc nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có
cạnh sắc là một thú vui của bà.
c. Từ khi đứa cháu chết vì giẫm phải mảnh chai trên bãi biển, bà cụ cứ lặng lẽ đi dọc
bãi biển tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc những hòn đá có cạnh sắc để
các cháu bé có thể vui chơi mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của bà.
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về việc làm của bà cụ?
a. Nó đem lại sự bình yên cho cuộc sống.
b. Bà cụ là tấm gương sống vì người khác. Việc làm của bà cụ tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn.
c. Việc làm của bà cụ rất đáng được trả công.
d. Đó là một việc làm khó khăn, không phải ai cũng có thể làm được.
2. Luyện từ và câu
Câu 5. Em hãy gạch chân dưới các danh từ có trong đoạn thơ sau:
Những lời cô giáo giảng Ấm trang vở thơm tho Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
(Trích Cô giáo lớp em)
Câu 6. Em tìm và điền động từ vào ô trống dưới đây:
● Khi mẹ vắng nhà, em .............. khoai
● Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị .............. gạo
● Khi mẹ vắng nhà, em .............. cơm
● Khi mẹ vắng nhà, em .............. cỏ vườn.
Câu 7. Em hãy viết thếp vào chỗ trống để hoàn thành câu (yêu cầu có sử dụng ít nhất 1 động từ): a. Vì trời mưa to
nên........................................................................................................... b. Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện
thì..............................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (6 điểm)
1. Nghe – viết (2 điểm)
Chiều trên quê hương
Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời
vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao
ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và
thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen.
2. Tập làm văn (4 điểm)
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em đã làm.
3.1. Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 CTST
A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 a b c b
Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
● Những lời cô giáo giảng
● Ấm trang vở thơm tho
● Yêu thương em ngắm mãi
● Những điểm mười cô cho.
Câu 6: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
● Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
● Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
● Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
● Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn.
Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm (HS luyện tập đặt câu sáng tạo)
a. Vì trời mưa to nên chúng em được nghỉ học.
b. Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì hôm nay em đã không bị buồn ngủ trong giờ học.
B. KIỂM TRA VIẾT: (6 điểm)
1. Chính tả (2 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,25 điểm):
• 0,25 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
• 0,15 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1,5 điểm):
• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm
• 0,75 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,25 điểm):
• 0,25 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
• 0,15 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Tập làm văn (4 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, thuật lại một việc tốt mà em đã làm, câu
văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài): 4 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Tham khảo:
4. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 giữa học kì 1 số 1 A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: Có chí thì nên
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 108)
- Đọc đúng, mạch lạc, trôi chảy.
- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 109.
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
- Bài đọc: Ông Trạng thả diều
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 104)
- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Lúc nhỏ Nguyễn Hiền có sở thích gì nhất? A. Chơi bi. B. Thả diều. C. Đá bóng. D. Các ý trên đều sai.
Câu 2: Những chi tiết nào nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền?
A. Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó.
B. Có trí nhớ lạ thường.
C. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơi thả diều.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 3: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
A. Vì nghèo không được học nên đứng ngoài để nghe giảng nhờ.
B. Đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.
C. Không có vở, Nguyễn Hiền tận dụng lưng trâu hoặc nền cát, bút là ngón tay hay
mảnh gạch vở, còn đèn là vở trứng thả đom đóm vào trong. Bài thi làm trên lá chuối
khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. D. Tất cả ý trên.
Câu 4: Câu tục ngữ nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện trên? A. Có chí thì nên.
B. Giấy rách phải giữ lầy lề. C. Máu chảy, ruột mền.
D. Thẳng như ruột ngựa.
Câu 5: Từ nào dưới đây là động từ? A. Học. B. Đèn. C. Tốt. D. Hay. B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nhớ – viết): (5 điểm)
Bài viết: Nếu chúng mình có phép lạ
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 76).
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều bằng lời kể của Nguyễn Hiền.