-
Thông tin
-
Quiz
TOP 4 đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt mới nhất 2024
Xin gửi tới các quý thày cô, các bậc phụ huynh cùng các em học sinh TOP 4 đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt mới nhất 2024. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn ôn tập tốt, đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề ôn luyện vào lớp 6 môn Tiếng Việt 3 tài liệu
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt 9 tài liệu
TOP 4 đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt mới nhất 2024
Xin gửi tới các quý thày cô, các bậc phụ huynh cùng các em học sinh TOP 4 đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt mới nhất 2024. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn ôn tập tốt, đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề ôn luyện vào lớp 6 môn Tiếng Việt 3 tài liệu
Môn: Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt 9 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt
Preview text:
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 1
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng của mỗi câu (từ câu 1 đến câu 8) chép vào bài làm.
Câu 1. Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa? A. Gần nhà xa ngõ. B. Chân lấm tay bùn. C. Ba chìm bảy nổi. D. Lên thác xuống ghềnh.
Câu 2. Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp?
A. Tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rạo rực.
B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ nhặt, nấu nướng.
C. Hư hỏng, bó buộc, mơ mộng, tóc tai.
D. Xanh xao, bọt bèo, yêu thương, đáo để.
Câu 3. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Tối nay, tôi ăn cơm ở nhà bà ngoại.
B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
C. Mỗi bữa, nó chỉ ăn có một bát cơm.
D. Mẹ tôi là người làm công ăn lương.
Câu 4. Câu nào sau đây là câu cầu khiến?
A. Lan làm bài tập này thế nào nhỉ?
B. Cậu đứng xa chỗ đó ra!
C. Bông hoa này đẹp thật!
D. Thôi, mình làm vỡ mất lọ hoa này rồi!
Câu 5. Câu nào dưới đây đặt dấu gạch chéo (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?
A. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như / tấm kính lau hết mây hết bụi.
B. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch / như tấm kính lau hết mây hết bụi.
C. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính / lau hết mây hết bụi.
D. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể / sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
Câu 6. Kết hợp nào không phải là một từ? A. Nước biển. B. Xe đạp. C. Học hát. D. Xe cộ.
Câu 7. Hai câu thơ sau trong bài “Tiếng vọng” của Nguyễn Quang Thiều sử
dụng biện pháp tu từ gì?
“Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.” A. Điệp từ - so sánh. B. Ẩn dụ - so sánh. C. Nhân hóa - so sánh.
D. Không có sử dụng biện pháp tu từ.
Câu 8. Các vế câu trong câu ghép “Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.” có quan
hệ ý nghĩa với nhau như thế nào? A. Quan hệ tăng tiến.
B. Quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả. D. Quan hệ tương phản.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Xếp các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào bảng phân loại cho phù hợp:
"Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt
trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một
quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt
lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai
nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để
mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.” (Cô Tô - Nguyễn Tuân) Động từ Tính từ Quan hệ từ Câu 2. (3,5 điểm)
Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng
chúng bay về tổ, con thuyền sẽ tới được bờ.
b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.
c) Những chú dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ.
d) Những kiến trúc sư thiết kế công trình đang miệt mài làm việc.
Câu 3. (2,0 điểm) Chữa lại mỗi dòng sau đây thành câu theo hai cách khác nhau:
a) Những người ngư dân vẫn vượt sóng ra khơi ấy
b) Mặc dù tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam Câu 4. (2,5 điểm)
Trong bài “Bác ơi!”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.”
Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu?
Câu 5. Em hãy tả lại cảnh vật thiên nhiên và con người mỗi dịp tết đến xuân về. Đáp án:
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Học sinh chọn đúng chữ cái đứng trước đáp án đúng, mỗi câu cho 0,5 đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B C D B D C C A
Phần II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1. (1,0 đ) Xếp đúng mỗi từ vào đúng bảng phân loại. Mỗi từ xếp đúng cho 0,1 đ Động từ Tính từ Quan hệ từ lau, nhú, đặt
sạch, đầy đặn, hồng hào, rộng rồi, như, của
Câu 2. (3,5 đ) Xác định mỗi thành phần đúng cho 0,25 điểm
Câu 3. (2,0 đ) Học sinh chữa đúng mỗi dòng thành câu theo hai cách khác
nhau mỗi cách đúng cho 0,5 điểm. a) * Cách 1: Bỏ từ.
Những người ngư dân vẫn vượt sóng ra khơi. * Cách 2: Thêm vị ngữ.
VD: Những người ngư dân vẫn vượt sóng ra khơi ấy đã góp phần bảo vệ chủ
quyền biển đảo Việt Nam. b) * Cách 1: Bỏ từ.
Tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam.
* Cách 2: Thêm Chủ ngữ , vị ngữ.
VD: Mặc dù tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam
nhưng các chiến sĩ vẫn bình tĩnh, tránh va chạm, khiêu khích. Câu 4. (2,5 đ)
Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản sau:
* Về hình thức : Học sinh trình bày cảm nhận những nét đẹp cuộc sống Bác Hồ
dưới hình thức một đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. * Về kiến thức:
- Giới thiệu khái quát xuất xứ đoạn thơ: Đoạn thơ trên trong bài thơ “Bác ơi!”
của nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi cuộc sống đẹp của Bác Hồ.
- Nhà thơ so sánh cuộc sống của Bác như “trời đất của ta”. Bác vừa cao cả, vĩ
đại mà cũng gần gũi, thân thương. 0,25 đ
- Bác có một tình yêu thương bao la rộng lớn. Đó là tình yêu đất nước, thiên
nhiên, yêu nhân loại cần lao, yêu trẻ em, người già và yêu cả “từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa”.
- Tình yêu thương của Bác là tình yêu thương thiết thực, là sự ân cần, quan tâm
với tất cả mọi người. Đặc biệt với trẻ thơ, với các cụ già “Sữa để em thơ, lụa tặng già”.
- Cuộc sống của Bác là cuộc sống vì hạnh phúc của con người. Bác hy sinh cả
cuộc đời vì cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho “mỗi người nô lệ”, cho hạnh phúc của nhân dân. Câu 5.
1. Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh biết biết làm văn miêu tả về cảnh vật, thiên nhiên và con người mỗi
khi tết đến xuân về. (Kết hợp tả cảnh và tả sinh hoạt)
Bài văn viết phải có bố cụ rõ ràng, chặt chẽ, đủ ba phần. Văn viết trôi chảy, lưu
loát, mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc (đặc biệt thể hiện tâm trạng, cảm xúc
trước vẻ đẹp của thiên nhiên, niềm vui của mọi người khi xuân về) và biết sử
dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa. . trong khi tả.
2. Yêu cầu kiến thức:
Bài văn của học sinh cần đạt những yêu cầu cơ bản sau đây: 1) Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tâm trạng, cảm xúc về mùa xuân, về cảnh vật, con người khi tết đến, xuân về. 2) Thân bài :
a) Tết đến xuân về mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời:
+ Xuân về là thay đổi cảnh vật thiên nhiên:
- Bầu trời: cao hơn, rộng hơn sau những ngày đông âm u, lạnh giá
- Mặt đất: tràn đầy nhựa sống,. . - Không khí: ấm áp
- Mưa xuân: lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: ấm áp chiếu xuống vạn vật
như muốn đánh thức tất cả. .)
+ Mùa xuân về làm cho mọi vật được sinh sôi nảy nở:
- Cây cối: đâm chồi nẩy lộc, trỗi dậy những mầm xanh tươi non. .
- Hoa: sắc màu rực rỡ của muôn hoa của đào, mai ngày tết. . .
- Chim chóc: ca vang,. . từng đàn én rộn ràng bay liệng trên bầu trời. .
- Không gian: chan hoà hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh.
b) Tết đến xuân về mang lại niềm vui cuộc sống của con người.
+ Cảnh đoàn tụ, sum họp trong mỗi gia đình sau một năm bận rộn với bao công việc.
+ Không khí mọi người tất bật, niềm vui hân hoan đón tết, xuân về: đường sá
như đông hơn, cảnh mua sắm, trang hoàng nhà cửa. .
+ Niềm vui của trẻ thơ khi tết đến xuân về: được mặc áo mới, được đi chợ tết
du xuân, được mừng tuổi. .
3) Kết bài : Nêu cảm nghĩ và tình yêu của mình về mùa xuân.
(Ai cũng yêu mùa xuân. Mùa xuân đã gieo vào lòng người mơ, hy vọng, về
một ngày mai tốt đẹp. Mùa Xuân sẽ mãi trong lòng mọi người.) 0,75 đ * Biểu điểm: - Điểm 7:
Bài làm đáp ứng đầy đủ các nội dung trên, kết hợp tả và bộc lộ cảm xúc hợp lý,
văn viết giàu hình ảnh, sử dụng yếu tố nghệ thuật tu từ trong miêu tả, lời văn
trôi chảy, mạch lạc, có bố cục rõ ràng, không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, trình bày sạch, đẹp. - Điểm 5- 6:
Bài làm đáp ứng đầy đủ các nội dung trên, kết hợp tả và bộc lộ cảm xúc hợp lý,
có sử dụng các biện pháp tu từ trong miêu tả, văn viết mạch lạc, trôi chảy, bố
cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, song còn mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 3- 4:
Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, bố cục mạch lạc, song đôi chỗ
diễn đạt lủng củng, mắc một vài lỗi chính tả dùng từ đặt câu. - Điểm 1-2:
Bài làm sơ sài, diễn đạt còn lủng củng. - Điểm 0 : Lạc đề.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản. Khi chấm giáo viên cần vận
dụng linh hoạt và cho điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích
những bài viết tốt, có cảm xúc, biết tả và bộc lộ cảm xúc hợp lý, sinh động,
hấp dẫn, chữ viết sạch đẹp. Bài làm:
Tháng giêng là tháng của mùa xuân. Tháng mang một vẻ đẹp mà ai ai cũng chuộng, cũng say sưa.
Mùa xuân về, đất trời lũ lượt thay áo mới. Bao nhiêu nhựa sống, bao nhiêu say
mê đã được ấp ủ dưới lớp vỏ xơ xác của mùa đông, nay được bung tỏa hết.
Trên những cành cây, vườn hoa, những chồi non lộc biếc đua nhau nhô lên, vẫy
chào đàn én đang chao lượn trên bầu trời cao trong xanh. Những nụ hoa cũng
đàn đàn lớp lớp hé nở, với muôn vàn màu sắc, hương thơm. Chúng kéo đàn
ong, lũ bướm đến rập rờn tụ hội. Vẫy gọi cả những chú chim non ra khỏi tổ tập
bay, ca lên khúc ca chào năm mới. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp tràn đầy sức sống,
nhộn nhịp rất riêng cho mùa xuân.
Cùng với đất trời, con người cũng thay đổi. Mùa xuân khiến cho lòng người
thêm rộn ràng và phơi phới. Họ tươi vui hơn, nô nức mua sắm, sửa soạn chuẩn
bị cho dịp Tết Nguyên Đán. Từ những ngôi nhà, những cửa hiệu, đến những
cột đèn đường, những tấm biển quảng cáo. Đâu đâu cũng là sắc đỏ, sắc vàng
rực rỡ. Nhưng tươi tắn nhất vẫn là nụ cười trên môi của mọi người. Đó là nụ
cười háo hức cho những khoảnh khắc đoàn viên sắp về.
Những hình ảnh rạo rực ấy, nhờ nàng xuân mới có được. Chính vì thế, đã bao
đời nay, xuân vẫn khiến thi ca phải hát mãi, khiến lòng người cứ xuyến xao và ngóng đợi không thôi. Câu 4. (2,5 đ)
Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản sau:
* Về hình thức : Học sinh trình bày cảm nhận những nét đẹp cuộc sống Bác Hồ
dưới hình thức một đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. * Về kiến thức:
- Giới thiệu khái quát xuất xứ đoạn thơ: Đoạn thơ trên trong bài thơ “Bác ơi!”
của nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi cuộc sống đẹp của Bác Hồ.
- Nhà thơ so sánh cuộc sống của Bác như “trời đất của ta”. Bác vừa cao cả, vĩ
đại mà cũng gần gũi, thân thương. 0,25 đ
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 2
Câu 1 (1 điểm): Xếp những từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:
lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.
Câu 2 (1 điểm): Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa: - Muối nhạt - Đường nhạt - Màu áo nhạt - Tình cảm nhạt Câu 3 (2 điểm):
(1) Bầu trời sáng như vừa được gội rửa.
(2) Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chót.
(3) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.
(4) Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực trong ánh mặt trời.
a) Hãy sắp xếp lại trật tự các câu trên để tạo thành một đoạn văn.
b) Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn trên.
Câu 4 (1 điểm): Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã đặt dấu chấm vào
những vị trí thích hợp:
“Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy
dọc theo bờ sông chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông
hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của
hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.”
Câu 5 (5 điểm): Hãy tả quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.
Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 2
Câu 1 (1 điểm): Xếp những từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa: Xếp như sau: 1. Lấp lánh, lóng lánh. 2. Tràn ngập, đầy ắp. 3. Thiết tha, da diết. 4. Dỗ dành, vỗ về.
Câu 2 (1 điểm): Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:
- Muối nhạt: Muối mặn
- Đường nhạt: Đường ngọt
- Màu áo nhạt: Màu áo đậm
- Tình cảm nhạt: Tình cảm sâu nặng Câu 3 (2 điểm):
(1) Bầu trời sáng như vừa được gội rửa.
(2) Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chót.
(3) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.
(4) Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực trong ánh mặt trời.
a) Hãy sắp xếp lại trật tự các câu trên để tạo thành một đoạn văn.
Sau trận mưa rào,mọi vật đều sáng và tươi.Bầu trời sáng như vừa được gội
rửa.Mấy đám mây trôi bồng bềnh trôi nhởn nhơ,sáng rực trong ánh mặt
trời.Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chót. Trình tự:(3);(1);( 4);(2)
b) Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn trên.
Bầu trời /sáng như vừa được gội rửa. CN VN
Những đóa hoa râm bụt /thêm màu đỏ chót. CN VN
Câu 4 (1 điểm): Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã đặt dấu chấm vào
những vị trí thích hợp:
Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những hàng tre xanh chạy
dọc theo bờ sông. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông
hóng mát. Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của
hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.
Câu 5 (5 điểm): Hãy tả quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3
Câu 1 (2 điểm): Cho hai câu sau:
(1) Mẹ em mua đường để nấu chè.
(2) Đi như thế này thì đúng là mua đường rồi!
a) Tại sao trong hai câu trên từ “mua” có quan hệ nhiều nghĩa, còn từ “đường” có quan hệ đồng âm?
b) Trong hai câu đó, mua đường trong câu nào là hai từ, mua đường trong câu nào là một từ?
Câu 2 (1 điểm): Cho biết tác dụng của từng dấu phẩy trong câu sau:
Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm
chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ. Câu 3 (1 điểm):
“Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu
đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng
tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin:
“Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi”.
(Cánh diều tuổi thơ – Theo Tạ Duy Anh)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước
mơ thời niên thiếu của mình. Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh như thế có gì hay?
Câu 4 (1 điểm): Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết
câu đó là câu đơn hay câu ghép:
a) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra
mênh mông trên khắp các sườn đồi.
b) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. Câu 5 (5 điểm):
Một cơn mưa phùn buổi đầu xuân hay một trận mưa rào ngày mùa hạ đều có
thể mang đến cho thiên nhiên một nét đẹp riêng, quyến rũ. .
Em hãy tả lại một cảnh đẹp của quê hương em trong hoặc sau cơn mưa đó.
Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt Đề 3
Câu 1 (2 điểm): Cho hai câu sau:
(1) Mẹ em mua đường để nấu chè.
(2) Đi như thế này thì đúng là mua đường rồi!
a) Giải thích vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn
“đường” có quan hệ đồng âm:
- Trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa vì “mua” trong câu (1)
mang nghĩa là dùng tiền để đổi lấy vật ngang giá, “mua” trong câu (2) mang
nghĩa là chuốc lấy một điều gì, một việc gì đó không cần thiết. Hai nghĩa này có liên quan đến nhau.
- Trong hai câu trên, “đường” có quan hệ đồng âm vì nghĩa của “đường” trong
hai câu không có điểm nào chung: “đường” trong câu (1) mang nghĩa là hợp
chất có vị ngọt, “đường” trong câu (2) mang nghĩa là nơi để đi lại.
b) Trong hai câu đã cho, “mua đường” trong câu (1) là hai từ, “mua đường” trong câu (2) là một từ.
Câu 2 (1 điểm): Cho biết tác dụng của từng dấu phẩy trong câu sau:
Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm
chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ. Gợi ý
Tác dụng của từng dấu phảy là :
Dấu phẩy (1) : Ngăn cách hai bộ phận cũng giữ chức vụ như nhau trong câu.
Dấu phẩy (2) : Ngăn cách TN với CN và VN.
Dấu phảy (3) : Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 3 (1 điểm):
“Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu
đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng
tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin:
“Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi”.
(Cánh diều tuổi thơ – Theo Tạ Duy Anh)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước
mơ thời niên thiếu của mình. Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh như thế có gì hay? Gợi ý
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước
mơ thời niên thiếu của mình.Các từ ngữ "cháy lên","cháy mãi","khát
vọng","ngửa cổ","tha thiết","cầu xin"," khát khao ". .cùng với hình ảnh " một
thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời " và " cánh
diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao " đã cộng hưởng nhằm
nhấn mạnh niềm hi vọng thiết tha,ước mơ,khát khao cháy bỏng của tác giả
trong thời thiếu niên.
Câu 4 (1 điểm): Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết
câu đó là câu đơn hay câu ghép:
a) Sau những cơn mưa xuân,/ một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát/ trải ra mênh TN CN VN
mông trên khắp các sườn đồi. Đây là câu đơn
b) Dưới ánh trăng/, dòng sông / sáng rực lên, những con sóng nhỏ / vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. TN CN VN CN VN Đây là câu ghép Câu 5 (5 điểm):
Một cơn mưa phùn buổi đầu xuân hay một trận mưa rào ngày mùa hạ đều có
thể mang đến cho thiên nhiên một nét đẹp riêng, quyến rũ. .
Em hãy tả lại một cảnh đẹp của quê hương em trong hoặc sau cơn mưa đó.
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 4
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái
(A,B,C…) đầu dòng câu trả lời đúng.
"Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền
ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng
ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao
tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo
đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương.”
(Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh – Nguyễn Mạnh Tuấn)
Câu 1: Đoạn văn trên có mấy câu? A. Một câu. B. Hai câu. C. Ba câu. D. Bốn câu.
Câu 2: Thành phần chủ ngữ của câu: "Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã
biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông.” là: A. Mảng thành phố.
B. Mảng thành phố hiện ra.
C. Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi.
Câu 3: Từ "thành phố” thuộc loại từ nào? A. Từ đơn. B. Từ láy. C. Từ ghép tổng hợp. D. Từ ghép phân loại.
Câu 4: Câu ghép: "Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng
ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao
tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.” có mấy vế câu? A. Hai vế câu. B. Ba vế câu. C. Bốn vế câu. D. Năm vế câu.
Câu 5: Dòng nào sau đây đều là từ láy?
A. Nguy nga, tầng tầng lớp lớp, không gian.
B. Nguy nga, tầng tầng lớp lớp, bồng bềnh.
C. Bồng bềnh, hoạt động, nguy nga.
Câu 6: Câu: "Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương.” sử
dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Điệp ngữ.
Câu 7: Từ "huyền ảo” thuộc từ loại gì? A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ. D. Đại từ.
Câu 8: Dòng nào sau đây có cấu tạo là cụm danh từ.
A. Nổi giữa một biển hơi sương.
B. Những tòa nhà cao tầng của thành phố.
C. Đang lắng dần rồi chìm vào đất.
PHẦN II. TỰ LUẬN (16,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm)
Cho câu văn sau: “Người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến
nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.”
a, Các từ “nguồn gốc”, “con cháu” thuộc kiểu từ ghép nào?
b, Tìm hai từ cùng nghĩa với từ "nguồn gốc” trong câu trên. Câu 2: (3,0 điểm)
Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong các câu sau? Cho biết mỗi câu
thuộc kiểu câu đơn hay câu ghép?
a, Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
b, Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng.
c, Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đoá hoa nở muộn. Câu 3: (2,5 điểm)
Các câu sau thiếu bộ phận chính nào? Hãy sửa lại theo hai cách cho đúng.
a, Những học sinh chăm ngoan, học giỏi trong học kỳ vừa qua.
b, Khi mặt trời từ từ dưới biển nhô lên khỏi rặng núi xa xa. Câu 4: (2,5 điểm)
Trong bài thơ "Về ngôi nhà đang xây”, tác giả Đồng Xuân Lan đã viết:
" Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.”
Hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận giá trị tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 5: (7,0 điểm)
“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”
Đêm khuya, tiếng cò mẹ bỗng văng vẳng đâu đây. Em lắng nghe câu chuyện
của cò mẹ. Dựa vào nội dung bài ca dao trên, bằng sự sáng tạo và trí tưởng
tượng của mình, em hãy kể lại bằng văn xuôi câu chuyện cảm động đó.
Document Outline
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 2
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 4