-
Thông tin
-
Hỏi đáp
TOP 45 mẫu kết bài tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông | Văn mẫu 12
Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang đến 45 mẫu kết bài cực hay, được đánh giá cao. Thông qua kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông các em có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố vốn từ, rèn kỹ năng viết kết đoạn ngày một hay hơn. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Văn mẫu 12: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông nâng cao Kết bài mẫu 1
Có thể nói “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã mang đến những phát hiện mới lạ và độc
đáo của sông Hương cho độc giả cả nước. Nó là một dòng sông man dại, hoang tàn ở
khúc thượng nguồn rồi lại trở nên mê đắm, thủy chung khi gặp được người tình trong
mộng của mình là xứ Huế. Sông Hương đi vào trong trang viết của Hoàng Phủ Ngọc
Tường không vô tri vô giác mà nó còn có cảm xúc, có tình yêu. Tác phẩm đã thể hiện
được tình yêu quê hương, xứ sở nồng nàn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một kí giả nặng lòng với Huế:
“Dòng sông ai đã đặt tên
Để người đi nhớ Huế mãi không quên
Xa con sông mang bao nhiêu nỗi nhớ
Người ở lại tháng năm đợi chờ”. Kết bài mẫu 2
Nhà thơ người Nga I. Ê-ren-bua đã từng viết rằng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ
vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu gia đình,
yêu miền quê trở thành tình yêu tổ quốc”. Câu nói này vô cùng phù hợp với trường
hợp của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bằng tình yêu, sự gắn bó với dòng sông Hương, với
mảnh đất xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ đơn giản dựng lên một bức
tranh đẹp đẽ về dòng Hương giang với tất cả nét thơ mộng, thủy chung mà xa hơn đó
chính là biểu hiện của tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước và cả lòng tự hào, say
mê trước vẻ đẹp của non sông gấm vóc quê hương.
Kết bài phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông Kết bài mẫu 1
Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường
với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình. Tuy
nhiên, vì sông Hương là hóa thân của huyền thoại nên câu hỏi bâng khuâng của một
người Hà Nội khi lặng lẽ ngắm nhìn dòng nước: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn
là một câu hỏi lửng lơ chưa có lời giải đáp, câu hỏi đã thành tên cho một thiên bút ký tuyệt vời. Kết bài mẫu 2
Văn mẫu 12: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ,
nên họa, nên nhạc của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, đặc biệt là sông Hương; thấy
được bề dày lịch sử, văn hóa của Huế và những nét duyên dáng riêng của tâm hồn con
người vùng đất cố đô này. Với một tâm hồn nghệ sĩ đa tình đa cảm, một vốn văn hóa
phong phú về Huế và trước hết với một tình cảm gắn bó thiết tha đối với Huế, tác giả
đã huy động triệt để mọi tiềm năng văn hóa cùng với vốn ngôn ngữ giàu có của mình
để diễn tả vẻ đẹp và chất thơ của Huế, thể hiện tập trung nhất ở dòng sông Hương -
một biểu tượng sinh động của xứ Huế ngàn năm văn hiến. Kết bài mẫu 3
Bằng óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát tỉ mỉ, tinh thế, sự am hiểu tinh tường
về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc Tường đã cho ra
đời một tá phẩm bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức
tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại thiêng liêng, nhưng cũng
rất dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát một lần được về thăm
Huế, đứng trên cây cầy Tràng Tiền vắt ngang sông Hương mà chiêm ngưỡng dòng sông cho thỏa nỗi lòng. Kết bài mẫu 4
Bài tùy bút đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa và phong tình của
Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã tạo nên chất thơ quyến rũ làm say lòng người.
Những tri thức về địa lí, văn hóa, thi ca, âm nhạc của ông đã chung đúc thành trang văn tuyệt bút. Kết bài mẫu 5
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ
Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên
xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương
đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả. Kết bài mẫu 6
Bằng một tình cảm thiết tha với Huế, với một vốn văn hóa phong phú và một kho từ
ngữ giàu có đậm chất thơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc hoạ được một dòng sông
như một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá, một vẻ đẹp rất thơ, khơi nguồn
cho cảm hứng thi ca và gắn liền với nền âm nhạc cổ điển Huế, tạo nên bề dày lịch sử
văn hoá của cố đô. Nhờ đó, sông Hương đã trở thành dòng sông bất tử chảy mãi trong
Văn mẫu 12: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
trí nhớ và tình cảm của độc giả, bồi đắp phù sa màu mỡ làm xanh tươi thêm tình yêu
đối với quê hương đất nước. Kết bài mẫu 7
Tóm lại, bằng vốn hiểu biết hướng nội, văn phong mê đắm, tài hoa cùng tình yêu say
đắm với sông Hương, với xứ Huế mộng mơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bút kí “Ai
đã đặt tên cho dòng sông” đã thể hiện một cách hấp dẫn, sinh động vẻ đẹp của sông Hương. Kết bài mẫu 8
"Ai đã đặt tên cho dòng sông?" nhìn ở phương diện thời gian nghệ thuật đã hiện lên
bóng dáng cái tôi thứ hai của tác giả. Một con người luôn hoài vọng quá khứ đế nâng
niu những giá trị tinh thần. Từ hình tượng dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm
nổi bật vẻ đẹp văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người một vùng đất cổ kính của đất nước. Kết bài mẫu 9
Bằng vốn hiểu biết phong phú Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho bạn đọc cái
nhìn toàn diện về sông Hương trên mọi phương diện: văn hóa, lịch sử, địa lí. Nhưng
hơn hết, đằng sau những câu chữ này ta còn cảm nhận được tình yêu Huế, yêu sông
Hương tha thiết chân thành của ông. Đồng thời qua bài bút kí này ta cũng càng thấy rõ
hơn nữa tài năng nghệ thuật bậc thầy của ông. Kết bài mẫu 10
Tác giả bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? Đã nói hộ lòng ta những tình cảm sâu
sắc tốt đẹp ấy. Bài tùy bút đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa và
phong tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã tạo nên chất thơ quyến rũ làm say
lòng người. Những tri thức về địa lí, văn hóa, thi ca, âm nhạc của ông đã chung đúc
thành trang văn tuyệt bút. Kết bài mẫu 11
Trong bài tùy bút này sông Hương đã được đặt trong một cái nhìn tổng thể và toàn
diện: địa lí, lịch sử, văn hóa … Trong các mối liên hệ ấy, sông Hương vừa tươi đẹp,
vừa thơ mộng và quyến rũ trong các sắc thái thiên nhiên vừa sâu lắng trong các giá trị
văn hóa, vừa phong phú đến bất ngờ trong khả năng gợi hứng thú sáng tạo cho những
người nghệ sĩ, vừa kiên cường bất khuất trong thế đứng và tinh thần khi đối diện với
Văn mẫu 12: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
giặc ngoại xâm… Song dường như sau tất cả những điều đó, sông Hương vẫn mãi còn
những điều bí ẩn chưa được khám phá hết nên vẫn mãi gợi niềm bâng khuâng trong tâm hồn con người. Kết bài mẫu 12
Với bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên
trước mắt người đọc hình ảnh một dòng sông Hương với vẻ đẹp thật nữ tính, làm mê
đắm không chỉ với người dân xứ Huế mà còn cả những người lữ khách từng đặt chân
tới nơi đây. Đọc tác phẩm, người đọc muốn xách ba lô lên và đi ngay, để được thăm
thú và ngắm nhìn người con gái tình tứ với quê hương, với xứ sở thân yêu của nó,
cũng như lòng chung thủy bền vững của con người trong tình yêu. Kết bài mẫu 13
Với óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế cùng sự am hiểu tinh
tường , sự hiểu biết phong phú về xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc
Tường đã viết lên một tuyệt tác bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người
nghe một bức tranh tươi đẹp của xứ Huế với dòng sông Hương thơ mộng, vẻ đẹp vừa
gần gũi, lại vừa thiêng liêng, nhưng cũng rất đỗi dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc
giả đến cái khao khát, mong muốn được một lần về thăm Huế, đứng trên cây cầu
Tràng Tiền vắt ngang sông Hương mà ngắm nhìn, chiêm ngưỡng dòng sông cho thỏa nỗi lòng. Kết bài mẫu 14
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi, khám phá và thể hiện sự mới mẻ của
nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã viết lên
những lời ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên
bác, tài hoa của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử,
luôn trường tồn và chảy trôi mãi theo thời gian cũng như trong tâm trí độc giả. Kết bài mẫu 15
Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giúp chúng ta cảm
nhận được vẻ đẹp nên thơ, nên họa, nên nhạc của cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp nơi xứ Huế,
đặc biệt là dòng sông Hương; thấy được bề dày lịch sử, văn hóa ngàn năm của Huế và những
nét duyên dáng rất riêng của tâm hồn con người vùng đất cố đô này. Với một tâm hồn nghệ sĩ
giàu cảm xúc, một vốn tri thức phong phú về Huế và trước hết với một tình cảm gắn bó thiết
tha của nhà văn đối với Huế, ông đã huy động triệt để mọi hiểu biết về văn hóa cùng với vốn
Văn mẫu 12: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
ngôn ngữ giàu có của mình để diễn tả, phác họa lên vẻ đẹp và chất thơ của Huế, tập trung
nhất ở dòng sông Hương – một biểu tượng, một nét đặc trưng của xứ Huế ngàn năm văn hiến. Kết bài mẫu 16
Chỉ với những câu văn hết sức giản dị, tinh tế, cùng với tình yêu chân thành tha thiết của
mình đối với mảnh đất và con người xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện lên trước
mắt cho người đọc một hình ảnh dòng sông Hương đầy thơ mộng, lãng mạn hơn bao giờ hết.
Vẻ đẹp của dòng sông Hương ấy khiến cho ai đã từng đọc qua tác phẩm này đều mong muốn
được một lần đặt chân đến nơi đây, để được đắm mình và ngắm nhìn những gì nên thơ nhất của xứ Huế.
Kết bài vẻ đẹp của dòng sông Hương ở thượng nguồn Kết bài mẫu 1
Chúng ta thấy rằng đoạn trích khép lại nhưng dòng sông vẫn tiếp tục chảy trôi. Nó
đong đầy tình cảm và để lại dấu ấn sâu nặng trong lòng người đọc muôn đời. Dẫu có
đi đâu, về đâu, ta mãi chẳng thể nào quên được dáng vẻ thơ mộng, trữ tình của dòng
sông quê hương cũng như thành phố Huế yên bình. Đó chính là những giá trị chân
chính mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gửi gắm đến chúng ta hôm nay. Kết bài mẫu 2
Như vậy, qua một đoạn miêu tả dòng Hương giang ở thượng nguồn, vẻ đẹp của dòng
sông đã được tác giả bộc lộ một cách tinh tế với trường liên tưởng phong phú và độc
đáo. Sông Hương trở thành một sinh thể có tâm hồn, có xúc cảm và có cả cuộc đời,
với nhiều nét cá tính khác nhau lúc hùng vĩ, mãnh liệt, lúc hoang dại quyến rũ, rồi có
lúc lại thật dịu dàng bao dung. Tất cả đã kết hợp làm nên một vẻ đẹp tuyệt vời, gây ấn
tượng sâu sắc với người đọc về một dòng sông có cái tên rất hay “sông Hương”. Kết bài mẫu 3
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ
Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên
xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương
đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.
Văn mẫu 12: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Kết bài mẫu 4
Qua ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông hương thực đã sống trong lòng bạn
đọc. Toát lên được nét cá tính và vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ làm sao. Cảm ơn Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã góp lên một vẻ đẹp nữa của quê hương, khiến ta càng thêm tự hào về đất nước mình. Kết bài mẫu 5
Qua đó, ta thấy nhà văn lí giải sự tương phản của sông Hương ở hai khúc thượng lưu
và hạ lưu không phải bởi những kiến thức địa lí đơn thuần mà còn bằng cái nhìn suy
tư thấm đẫm tình yêu. Trong cái nhìn ấy, sông Hương hiện ra như một người con gái
vốn mang trong mình những sức mạnh hoang dã của rừng già, nay đã tự chế ngự để
nhanh chóng tạo cho mình sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ khi về với Huế - sự dịu dàng
như một cái bến bình yên sau những thác ghềnh, sóng gió, sự trí tuệ sau những trải nghiệm gian truân... Kết bài mẫu 6
Như vậy, con sông Hương ở thượng nguồn được nhà văn khắc họa thật độc đáo. Bút
kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã giúp người đọc hiểu hơn về nét đẹp của sông
Hương - một biểu tượng của thành phố Huế. Kết bài mẫu 7
Tác giả đã vận dụng nhiều bút pháp nghệ thuật liên tưởng, so sánh, nhân hóa để khắc
họa nhiều nét tính cách của sông Hương. Đồng thời đoạn văn cũng xuất hiện nhiều
động từ, tính từ mạ non, các màu sắc sống động không chỉ cảnh con sông mà còn với
núi rừng đại ngàn tạo nên một bức tranh vô cùng hài hòa, sống động về thiên nhiên xứ Huế.
Kết bài cảm nhận vẻ đẹp sông Hương Kết bài mẫu 1
Với một vốn kiến thức phong phú uyên bác về lịch sử văn hoá văn chương, với một
văn phong tao nhã hào hoa tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dựng lên một chân
dung về sông Hương với một vẻ đẹp rất đa chiều đa dạng. Kết bài mẫu 2
Văn mẫu 12: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Bằng ngòi bút tinh tế, tài hoa, bằng trí tưởng tượng phong phú, Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã làm tái hiện một cách chân thực và đầy đủ nhất vẻ đẹp của sông Hương.
Khung cảnh xứ Huế đã làm ta thêm yêu con người, mảnh đất nơi đây. Kết bài mẫu 3
Hình tượng sông Hương hiện lên trong tác phẩm càng khiến cho bạn đọc yêu thêm
dòng sông và muốn được đến thăm thú, nhìn ngắm vẻ đẹp của dòng sông. Đó chính là
thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Kết bài mẫu 4
Đất nước Việt Nam có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó đã kịp
chảy vào trong những vần thơ, trang văn tuyệt vời. Bạn đọc từng xót xa với Hoàng
Cầm khi nghe tin sông Đuống bị quân thù chiếm đóng. Nhà thơ đã thốt lên: “Sông
Đuống trôi đi/Một dòng lấp lánh/Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”.
Công chúng yêu văn cũng đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của “Đà
Giang độc bắc lưu” qua những “trang hoa” xuất sắc của nhà tuỳ bút hàng đầu Nguyễn
Tuân. Giờ chúng ta lại tìm đến với sông Hương-dòng sông chỉ tự thu mình khiêm tốn
trong lãnh địa Thừa Thiên Huế, nhưng qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ
Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm
cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng
sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh
của người Huế trầm mặc, sâu sắc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một
dòng sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như
vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về giang sơn cẩm tú Việt Nam. Kết bài mẫu 5
Có thể nói rằng để cảm nhận sông hương với nhiều góc độ, nhiều vẻ đẹp khác nhau,
Hoàng Phủ Ngọc tường phải có trái tim nhạy cảm, yêu và thương tha thiết dòng sông
thơ mộng này. Một lối viết giản dị, nhẹ nhàng nhưng đầy lôi cuốn đã khiến độc giả
không thể để dứt mạch cảm xúc. Tác giả đã phát huy được đặc trưng của thể loại bút
kì đầy sắc bén và tình cảm này. “Ai đã đặt tên cho dòng sông này” thực sự là bài bút
kí độc đáo. Sông hương hiện lên với tất cả vẻ đẹp mà nó mang. Kết bài mẫu 6
Văn mẫu 12: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tóm lại, bằng những so sánh, nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng mang đậm chất trữ
tình khiến sông Hương hiện ra thủy chung và tình tứ giữa thành phố quê hương; vừa
dịu dàng, mềm mại như bức tranh lụa huyền ảo, vừa tha thiết, đắm say như một bản nhạc êm đềm. Kết bài mẫu 7
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một bài bút kí tài hoa dào dạt cảm xúc và đầy chất
thơ về sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc
sâu lắng được tổng hợp từ một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế tài hoa. Tác
phẩm đã lôi cuốn và đọng lại trong lòng độc giả bởi một tình yêu say đắm, chân thành
của nhà văn đối với Huế mộng mơ và vẻ đẹp của sông Hương kiều diễm. Kết bài mẫu 8
Trích đoạn bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông đã gợi ra vẻ đẹp của Huế, của tâm hồn
người Huế qua sự quan sát sắc sảo của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông Hương.
Ông xứng đáng là một thi sĩ của thiên nhiên, một cuốn từ điển sống về Huế, một cây
bút giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm
tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương đất nước. Kết bài mẫu 9
Có thể thấy, sông Hương đã được nhìn nhận, miêu tả từ góc nhìn địa lý đến văn hoá
lịch sử và trong cả sinh hoạt, phong tục cũng như văn hoá đời sống của nhân dân. Từ
tình yêu dành cho sông Hương, dành cho xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện
được nhiều vẻ đẹp khác nhau của sông Hương. Tất cả đã được ông thể hiện trong một
lối viết tao nhã, hướng nội. Người đọc đã nhận ra được tài năng cũng như tình cảm
của nhà văn đối với quê hương, đất nước.
Kết bài vẻ đẹp sông Hương khi chảy vào thành phố Huế Kết bài mẫu 1
Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bài văn xuôi đặc sắc đầy
chất thơ về dòng sông Hương. Với tình yêu say đắm, thiết tha và với vốn hiểu biết sâu
rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí,... nhà văn đã cống hiến cho người đọc một ấn tượng
sâu đậm về vẻ đẹp của dòng sông xứ Huế mộng mơ, nhất là đoạn chảy ở đồng bằng
đến ngoại vi thành phố Huế. Hương Giang vốn đã đẹp ở ngoài nhưng trong những
trang viết của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khiến dòng sông đẹp hơn như một
bức họa đồ, nhẹ nhàng êm ái như điệu slow tình cảm, hay dịu dàng cuốn hút như
Văn mẫu 12: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
người tình trong mộng. Tất cả những điều đó làm dấy lên trong lòng người đọc nhưng
khao khát được đến với sông Hương của xứ Huế thơ mộng. Dòng sông đúng là một
công trình nghệ thuật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Kết bài mẫu 2
Qua những cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương khi chảy vào thành phố Huế, có
thể nhận thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận và miêu tả dòng sông từ nhiều
không gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi điểm nhìn, mỗi góc độ, nhà văn đều thể hiện
một cảm nghĩ sâu sắc và khá mới mẻ về con sông đã trở thành biểu tượng của xứ Huế.
Từ trong những cái nhìn ấy và qua giọng điệu của các đoạn văn, ta thấy bàng bạc một
tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và một thái độ trân trọng, gìn giữ
của nhà văn đối với những vẻ đẹp tự nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương. Kết bài mẫu 3
Như vậy, dưới cái nhìn và sự cảm nhận đầy tinh tế, đầy nghệ thuật, dòng sông Hương
hiện lên qua đôi mắt và tâm hồn của nhà văn, nó không còn là một dòng sông bình
thường nữa mà nó là một cô gái dịu dàng đi tìm người yêu chung thủy của mình với
một tình yêu sâu lắng, đắm say, tha thiết. Kết bài mẫu 4
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp về sông Hương. Vẽ một
bức tranh hoàn mĩ về con sông này, con sông Hương như một cô gái rồi thành một
người bồi đắp phù sa cho một thành phố tươi đẹp. Cảm ơn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
mang vẻ đẹp ấy đến trái tim bạn đọc.
Kết bài phân tích cái tôi trong Ai đã đặt tên cho dòng sông Kết bài mẫu 1
Với kho vốn cảm xúc, kiến thức, tưởng tượng và trải nghiệm thực tế lại cộng thêm
vốn chữ nghĩa dồi dào mà rất đẹp, rất thơ, rất công phu, trau chuốt thậm chí đôi khi
còn hơi làm dáng điệu đà, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thực sự mê hoặc được người
đọc để hoàn toàn chủ động trong việc dẫn dắt người đọc đi theo nhà văn để hào hứng
thưởng thức vẻ đẹp của một dòng sông không phải như con sông địa li vô tri mà như
một con người-một người con gái có nhan sắc, có tâm hồn, có sức sống và cũng đầy
sức mạnh để đi hết cuộc hành trình, sống trọn vẹn đời sống và khẳng định mạnh mẽ
bản lĩnh và lý tưởng của nó.
Văn mẫu 12: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Kết bài mẫu 2
Xuyên suốt bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông", Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dẫn dắt
người đọc theo dòng cảm chảy ấn tượng. Cái tôi mê đắm, tài hoa, cái tôi uyên bác,
tinh tế cùng cái tôi yêu sâu sắc quê hương xứ sở hòa quyện vào nhau kết hợp cùng
nghệ thuật ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Từ đó không chỉ vẽ lên bức
tranh tuyệt đẹp về dòng sông Hương cùng xứ Huế mộng mơ mà còn thể hiện phong
cách nghệ thuật của riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhà văn cùng "Ai đã đặt tên cho
dòng sông" bởi vậy đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn học dân tộc. Để rồi
thời gian trôi đi, tác giả và tác phẩm vẫn lặng lẽ chảy mãi trong tâm hồn độc giả,
giống như dòng chảy Hương giang không bao giờ ngừng lại.
Kết bài phân tích chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông Kết bài mẫu 1
Bút kí cuốn hút người đọc một phần ở việc, ở trí thức, sự việc lạ, trí thức mới nhưng
nếu chỉ có thế, bài bút ki sẽ không hơn một bài báo và nó nhanh qua đi mà không
đọng lại trong lòng người. Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường không giống như thế,
nó đầy chất liệu quý, thể hiện một vốn sống, vốn văn hóa phong phú, nhất là về Huế.
Hơn thế nó còn mãi, ngân mãi vì nó đầy chất thơ. Chất thơ ấy gắn với nhiều yếu tố,
bắt đầu từ nhiều nguồn nhưng yếu tố quan trọng nhất, nguồn lớn lao, dào dạt nhất là
tình yêu, tình yêu tha thiết với dòng sông, với Huế, với đất nước của tác giả. Kết bài mẫu 2
Cảm nhận về sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bộc lộ một cái tôi tài hoa, uyên
bác. Raxun Zamatop đã từng nói rằng nếu nhà thơ không tham gia vào việc hoàn
thành thế giới thì thế giới đã không được đẹp đẽ như thế này. Bằng những trang viết
tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần tạo một thế giới sông Hương đẹp và thơ.
Hành trình của sông Hương từ thượng nguồn ra biển chính là hành trình của đời người
, hành trình của tâm hồn xứ Huế, của nền văn hóa Huế.
Kết bài so sánh sông Đà và sông Hương Kết bài mẫu 1
Cùng đổ ra biển lớn, cùng hòa nước vào đại dương mênh mông nhưng chắc chắn
người đọc sẽ không thể nào quên những hành trình riêng mà sông Đà, sông Hương đã
chảy trong thế giới văn học. Chính những điểm gặp gỡ ấy càng làm nổi bật nét riêng
Văn mẫu 12: Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
độc đáo của mỗi hình tượng, mỗi nhà văn; nét độc đáo làm nên sức sống và linh hồn cho tác phẩm. Kết bài mẫu 2
Qua đây ta thấy cả hai nhà văn đều mang đến cho chúng ta những vẻ đẹp của hai con
sông ấy. Qua những câu văn đầy tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân ta thấy được một
vẻ đẹp vô cùng trữ tình của con sông Đà Tây Bắc, và cũng như thế chúng ta cũng biết
thêm những nét đẹp của con sông Hương qua bút pháp miêu tả tài tình của Hoàng Phủ
Ngọc Tường. Tóm lại vẻ đẹp của những con sông ấy hay chính là những vẻ đẹp của những con sông Việt Nam. Kết bài mẫu 3
Từ việc so sánh hình tượng sông Đà (Người lái đò sông Đà) với hình tượng sông
Hương (Ai đã đặt tên cho dòng sông) hai nhà văn tài hoa uyên bác đã cho thấy những
nét đặc trưng nổi bật nhất ở hai con sông quê hương đất nước. Giúp cho người đọc có
cái nhìn phong phú, đa chiều về vẻ đẹp quê hương. Đồng thời cho thấy tài năng am
hiểu văn hóa, nghệ thuật cùng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông của tổ quốc.