-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trắc nghiệm ôn tập Truyền thông Marketing | Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Trắc nghiệm ôn tập Truyền thông Marketing | Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 16 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Truyền thông Marketing 1 tài liệu
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội 31 tài liệu
Trắc nghiệm ôn tập Truyền thông Marketing | Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Trắc nghiệm ôn tập Truyền thông Marketing | Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 16 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Truyền thông Marketing 1 tài liệu
Trường: Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội 31 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Preview text:
Tài liệu ôn tập - Truyền thông Marketing
Câu 1: Hãy chỉ ra các hoạt động truyền thông tuyến trước (Above The Line) trong
các hình thức truyền thông dưới đây:
A. Các vật phẩm và ấn phẩm quảng cáo tại điểm bán như poster, banner, kệ trưng bày,...
B. Các hoạt động tiếp thị trực tiếp
C. Các loại chương trình khuyến mãi và cho dùng thử sản phẩm D. Không có ý kiến
E. TV, Radio, Print & Outdoor Ads
Câu 2: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện truyền thông?
A. Đặc điểm của các loại phương tiện truyền thông
B. Thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của công chúng mục tiêu C. Chi phí truyền thông
D. Mức độ nhận biết thương hiệu của sản phẩm E. Đối thủ cạnh tranh
Câu 3: Anh Nam khăng khăng ý định KHÔNG mua máy tính bảng. Nếu anh Nam
là đại diện của nhóm khách hàng mục tiêu quan trọng mới của doanh nghiệp thì
mục tiêu truyền thông trong trường hợp này, doanh nghiệp cần phải tập trung vào
định hướng nào sau đây?
A. Ý định mua thương hiệu B. Không có đáp án đúng
C. Hỗ trợ quyết định mua
D. Tập trung vào nhóm nhu cầu
E. Thái độ đối với thương hiệu
Câu 4: Khái niệm nào sau đây KHÔNG đúng với truyền thông marketing?
A. Truyền thông marketing thể hiện liên kết một thương hiệu với một người cụ thể,
một địa điểm xác định hay một trải nghiệm nào đó.
B. Truyền thông marketing bao gồm các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để
thông tin, thuyết phục và nhắc nhở người tiêu dùng - một cách trực tiếp hay gián
tiếp – về sản phẩm và nhãn hiệu.
C. Truyền thông marketing là giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp với khách
hàng nhằm đạt được các mục tiêu marketing đề ra.
D. Truyền thông marketing là gia tăng hiệu quả sản xuất và ứng dụng công nghệ mới.
E. Truyền thông marketing tạo dựng hình ảnh đa dạng, nhiều chiều về sản phẩm và doanh nghiệp.
Câu 5: … là hình thức truyền thông trực tiếp giữa người bán và người mua, theo đó
người bán cố gắng hỗ trợ và/hoặc thuyết phục người mua tiềm năng mua sản phẩm
hoặc dịch vụ của công ty. A. Quảng cáo B. Khuyến mại C. Marketing trực tiếp D. Quan hệ công chúng E. Bán hàng cá nhân
Câu 6: Đâu là nhân tố cốt lõi giúp khách hàng phân biệt được doanh nghiệp mà họ
lựa chọn với các đối thủ cạnh tranh? A. Văn hóa vùng miền
B. Bản sắc doanh nghiệp/Văn hóa doanh nghiệp C. Nhân viên công ty D. Lãnh đạo công ty E. Không có ý kiến
Câu 7: Truyền thông marketing tích hợp không bao gồm đặc điểm nào sau đây?
A. Gây ảnh hưởng đến hành vi thông qua truyền thông trực tiếp
B. Bắt đầu với khách hàng hiện tại và tiềm năng, sau đó mới xác định các yếu tố thông qua tích hợp
C. Sử dụng tất cả các hình thức của truyền thông và các nguồn quan hệ của thương
hiệu hay công ty như là các kênh phân phối thông điệp tương lai
D. Tạo dựng hình ảnh đa chiều về sản phẩm và doanh nghiệp
E. Truyền thông marketing thể hiện liên kết một thương hiệu với một người cụ thể,
một địa điểm xác định hay một trải nghiệm nào đó.
Câu 8: Theo mô hình AIDA, mục tiêu gia tăng nhận thức là:
A. Truyền thông tập trung vào hành vi tiêu dùng, nhằm lôi kéo khách hàng đến mua hàng
B. Truyền thông tập trung vào việc gia tăng sự hài lòng của khách hàng
C. Truyền thông tập trung vào uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp, các thông tin về doanh nghiệp
D. Truyền thông tập trung vào việc gia tăng mức độ tin tưởng của khách hàng đối
với sản phẩm và thương hiệu của công ty E. Tập trung vào bán hàng
Câu 9: Phát biểu nào sau đây mô tả đúng nhất sự khác biệt giữa truyền thông đại
chúng và truyền thông cá thể?
A. Với truyền thông đại chúng, người nhận giải dễ mã hóa các thông điệp hơn
B. Truyền thông đại chúng có thể tiếp cận một lượng lớn khán giả, giao tiếp giữa các cá nhân nhanh hơn
C. Truyền thông đại chúng có khả năng thu hút sự chú ý ở phạm vi rộng hơn
D. Truyền thông đại chúng có xu hướng phản hồi chính xác hơn
E. Truyền thông đại chúng có chi phí tiếp cận mỗi cá nhân cao hơn
Câu 10: “Các hình thức giới thiệu gián tiếp và khuyến trương các ý tưởng, hàng
hóa và dịch vụ đến khách hàng, thông qua các phương tiện truyền thông mà tổ
chức phải trả tiền để thực hiện”. Định nghĩa này phù hợp với công cụ truyền thông nào sau đây? A. Quan hệ công chúng B. Quảng cáo C. Marketing trực tiếp D. Khuyến mãi E. Marketing kỹ thuật số
Câu 11: Uy tín, danh dự, địa vị thuộc nhóm nhu cầu nào sau đây?
A. Nhu cầu sinh lý, an toàn
B. Nhu cầu được thể hiện bản thân C. Nhu cầu xã hội D. Không có ý kiến
E. Nhu cầu được thừa nhận
Câu 12: Hãy chỉ ra các hoạt động truyền thông tuyến sau (Below The Line) trong
các hình thức truyền thông dưới đây:
A. Các vật phẩm và ấn phẩm quảng cáo tại điểm bán như poster, banner, kệ trưng bày,...
B. Các hoạt động tiếp thị trực tiếp
C. Các hoạt động tạo tin mới và đưa tin qua báo đài và các dạng tài trợ tạo sự kiện công chúng D. Không có ý kiến
E. TV, Radio, Print & Outdoor Ads
Câu 13: Cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ khác nhau là kiểu hãng quảng cáo nào dưới đây?
A. Dịch vụ đặc trách khách hàng (Account service)
B. Các hãng quảng cáo cung cấp dịch vụ trọn gói C. Công ty vừa và nhỏ D. Hệ thống tập trung E. Hệ thống phân quyền
Câu 14: Tổ chức nào sau đây không nằm trong nhóm cung ứng dịch vụ truyền thông?
A. Các đại lý phân phối sản phẩm
B. Công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo ngoại trời
C. Công ty làm phim quảng cáo và dịch vụ hậu kỳ
D. Công ty thiết kế tạo mẫu và in ấn
E. Các công ty đa phương tiện (multimedia)
Câu 15: Chỉ ra đặc điểm nào dưới đây không phù hợp với quảng cáo?
A. Một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện
B. Kênh truyền thông cá thể hóa
C. Nội dung nhằm thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
D. Có thể tiếp cận đến một số lượng lớn khách hàng tiềm năng
E. Doanh nghiệp phải trả tiền để được truyền thông về ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình
Câu 16: Luật quảng cáo của Việt Nam được thông qua vào năm nào? A. 2012 B. 2006 C. 1996 D. 1954 E. 1945
Câu 17: Các nhà đầu tư quảng cáo là:
A. Các hãng tiếp thị trực tiếp, bán hàng, xúc tiến bán,...
B. Cung cấp thông tin/giải trí cho khách hàng, người xem, người đọc,...
C. Tổ chức có sản phẩm hay dịch vụ hoặc những gì có thể trao đổi trên thị trường,
và họ cung cấp tiền để làm quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng này
D. Là thành viên quan trọng trong tiến trình quảng cáo và truyền thông E. Không có ý kiến
Câu 18: Tổ chức nào sau đây không nằm trong nhóm các công ty cung ứng dịch vụ truyền thông?
A. Các đại lý phân phối sản phẩm
B. Công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo ngoại trời
C. Công ty làm phim quảng cáo và dịch vụ hậu kỳ
D. Công ty thiết kế tạo mẫu và in ấn
E. Các công ty đa phương tiện (multimedia)
Câu 19: Yếu tố gây nhiễu trong quá trình truyền thông được xếp vào nhóm nào dưới đây?
A. Nhóm công cụ truyền thông
B. Nhóm chức năng và quy trình truyền thông cơ bản
C. Nhóm các biến số của môi trường bên ngoài
D. Nhóm các thành viên tham gia chính trong tiến trình truyền thông E. Không có ý kiến
Câu 20: Giai đoạn cho thấy người biết/hiểu/nhớ về sản phẩm/thương hiệu là? A. Giai đoạn nhận thức B. Giai đoạn cảm xúc C. Giai đoạn mã hóa D. Giai đoạn hành vi
E. Giai đoạn quyết định
Câu 21: … là một trong những công cụ truyền thông cho phép nhận được phản hồi
nhanh nhất và chính xác nhất từ người mua A. Quảng cáo B. Khuyến mại C. Marketing trực tiếp D. Quan hệ công chúng E. Bán hàng cá nhân
Câu 22: Yếu tố nào dưới đây không nằm trong nhóm biến số tâm lý? A. Niềm tin B. Động cơ C. Gia đình
Câu 23: Nhân tố nào dưới đây đã tác động và tiếp tục tác động lên cách thức những
người làm marketing lựa chọn các công cụ truyền thông?
A. Sự dịch chuyển sang marketing định hướng trực tiếp
B. Sự phát triển của quản trị quan hệ khách hàng
C. Sự phát triển của công nghệ thông tin D. Tất cả đều đúng
E. Sự tăng trưởng của marketing dữ liệu
Câu 24: Nước tăng lực Number One khi tung ra thị trường lần đầu đã dùng chiến
lược quảng cáo nhắc lại nhiều lần với thông điệp: “Number One, nay đã có mặt tại
Việt Nam” mà không truyền thông gì thêm về lợi ích của sản phẩm. Mục đích của
chiến dịch truyền thông này là:
A. Tạo sự nhận diện thương hiệu trong tâm trí của khách hàng
B. Duy trì và đổi mới hình ảnh thương hiệu
C. Quảng cáo để truyền thông về hình ảnh thương hiệu
D. Chọn kênh quảng cáo truyền thông cho quảng cáo hợp lý E. Không có ý kiến
Câu 25: Marketing kỹ thuật (Marketing B2B) thường sử dụng công cụ truyền
thông nào dưới đây đối với các sản phẩm phức tạp hoặc đắt tiền hoặc có tính mạo
hiểm? (Giáo sư Bob McDonald định nghĩa marketing kỹ thuật là việc tạo lập và
quản trị các mối quan hệ đối bên có lợi của các nhà cung cấp và các khách hàng tổ
chức. Định nghĩa này phù hợp với nhiều quan điểm nhấn mạnh đến tầm quan trọng
của mối quan hệ khách hàng trong marketing kỹ thuật.) A. Quảng cáo in ấn B. Chính sách giá C. Voucher D. Quan hệ công chúng E. Bán hàng cá nhân
**26. Mã hóa – Giải mã – Phản hồi được xếp vào nhóm nào dưới đây trong tiến trình truyền thông?**
A. Nhóm các biến số của môi trường bên người ngồi
B. Nhóm công cụ truyền thông
C. Nhóm các thành viên tham gia chính trong tiến trình truyền thông
D. Nhóm chức năng và quy trình truyền thông cơ bản
E. Nhóm thực hiện kế hoạch marketing
**27. Một công ty đưa ra mục tiêu phải tăng lượng bán hàng lên 12% trong tháng
12 cuối năm là một ví dụ về:** A. Mục tiêu công ty B. Mục tiêu chiến lược C. Mục tiêu marketing D. ... E. ...
**28. “Yomost DL – Một cảm giác rất Yomost” – Một quảng cáo được cấu trúc
theo hướng nào sau đây?**
A. Nêu gợi thay cho tả thực B. Cấu trúc khẳng định
C. Tránh dùng những từ của đối thủ cạnh tranh
D. Tập trung vào lợi ích kinh tế
E. Tất cả các đáp án trên đều đúng
**29. Các nguồn thông tin bên ngoài không bao gồm các yếu tố nào sau đây?**
A. Kinh nghiệm bản thân (sở hữu, kiểm tra hay test sản phẩm)
B. Nguồn quan hệ cá nhân (bạn bè, người thân, đồng nghiệp)
C. Nguồn thông tin do nhà tiếp thị kiểm soát (quảng cáo, nhân viên bán hàng, điểm bán hàng hay internet)
D. Những thông tin ghi lại trong trí nhớ
E. Tất cả các đáp án trên đều đúng
**30. Truyền miệng (word of mouth) là tên gọi khác của kênh:** A. Kênh dịch vụ B. Kênh xã hội C. Kênh chuyên gia D. Kênh phân phối
E. Trade marketing (marketing tại điểm bán)
**31. Nội dung của quảng cáo thích hợp với…** A. Công chúng mục tiêu
B. Phong cách của doanh nghiệp
C. Sản phẩm cần quảng cáo D. Bản sắc thương hiệu
E. Tất cả các đáp án trên
**32. Các thông điệp kêu gọi sự ủng hộ cho các mục tiêu có tính chất xã hội như
bảo vệ môi trường, quan hệ tốt đẹp giữa các cộng đồng dân tộc, quyền bình đẳng
cho phụ nữ và hỗ trợ cho những người bất hạnh thì được xếp vào nhóm chủ đề… ** A. Lý tính B. Tình cảm C. Đạo đức D. Tinh thần E. Lợi ích kinh tế
**33. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với quảng cáo trên các phương tiện giao thông?**
A. Có tính so sánh, nghiệm chứng với các sản phẩm cùng loại cao
B. Tính lưu động cao, mọi người đều thấy
C. Tạo sự tò mò, hiếu kỳ
D. Thiết kế đơn giản, chi phí thấp E. Không có ý kiến
**34. Phương tiện truyền thông được hiểu là…**
A. Quy trình theo đó người nhận gắn các ý nghĩa cho các biểu tượng đã được mã hóa bởi người gửi
B. Tiến trình chuyển những ý tưởng thông điệp truyền thông thành biểu tượng cụ thể có thể giao tiếp
C. Nội dung hình ảnh muốn truyền thông được thể hiện thành tập hợp các biểu
tượng mà người gửi chuyển đi
D. Kênh truyền thông qua đó thông điệp chuyển từ người gửi đến người nhận
E. Rà soát tất cả các hình thức tiếp xúc tiềm năng với các khách hàng mục tiêu có thể có với công ty
**35. Các thông điệp thể hiện chất lượng của sản phẩm, tính kinh tế, giá trị hoặc
các tính năng đặc biệt khác của sản phẩm được gọi là các thông điệp theo đuổi chủ đề…** A. Lý tính B. Tình cảm C. Tinh thần D. Đạo đức E. Không có ý kiến
**36. “NEM – Cô gái xấu xí”, “Alcado – Vệt nắng cuối trời” là những ví dụ tiêu
biểu của những hình thức quảng cáo nào dưới đây?**
A. Quảng cáo trên phim truyền hình
B. Quảng cáo trên truyền hình
C. Quảng cáo thương hiệu D. Quảng cáo hướng dẫn E. Không có ý kiến **37
. Hình thức nào dưới đây không nằm trong các phương tiện thông tin đại chúng (mass media)?**
A. Phương tiện điện tử B. Phương tiện in ấn C. Hội chợ, triển lãm
D. Phương tiện phát thanh truyền hình E. Không có ý kiến
**38. Hình thức nào dưới đây không nằm trong tổ chức sự kiện?**
A. Tài trợ cho các chương trình thể thao B. Hội thảo mới C. Lễ khánh thành lớn D. Cung cấp hàng mẫu E. Không có ý kiến
**39. Tổng khối lượng sản phẩm sẽ được mua bởi một loại khách hàng nhất định
tạo một khu vực địa lý nhất định trong một thời gian nhất định ở một hoàn cảnh
marketing nhất định dưới một mức độ và phối hợp nhất định các nỗ lực marketing
của ngành sản xuất sản phẩm nó được gọi là:**
A. Tổng nhu cầu thị trường B. Tổng sức mua C. Tổng cầu D. Thị trường E. Không có ý kiến
**40. Quảng cáo thuyết phục người dùng nhiều trong giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm?** A. Bão hòa B. Suy thoái C. Xâm nhập D. Tăng trưởng E. Không có ý kiến
**41. Hãng mỹ phẩm Estee Lauder (USA) cung ứng những thương hiệu nước hoa
phục vụ cho khách hàng nam giới và phụ nữ với những mùi vị khác nhau. Hãng
này thực hiện chiến lược marketing…** A. Theo tiểu nhóm/ngách B. Phân biệt C. Không phân biệt D. Tập trung E. Không có ý kiến
**42. Tập hợp những khách hàng có quan tâm, có thu nhập, có khả năng tiếp cận
và đủ điều kiện đối với một sản phẩm nhất định của thị trường gọi là:**
A. Thị trường hiện có và đủ khả năng B. Thị trường hiện có
C. Thị trường đã thâm nhập D. ... E. ...
**43. Xác định phạm vi quảng cáo là để trả lời câu hỏi:**
A. Chiến dịch quảng cáo của mình sẽ đến được với bao nhiêu người trong thị
trường mục tiêu trong một thời hạn nào đó
B. Một người hay hộ gia đình trong thị trường mục tiêu, trong thời hạn nào đó, sẽ
nhận được quảng cáo mấy lần
C. Quảng cáo có tác động như thế nào đến khách hàng mục tiêu
D. Nên sử dụng nguồn quảng cáo nào
E. Tất cả các phương án trên đều đúng
**44. Niên giám điện thoại thuộc loại quảng cáo nào dưới đây?** A. Quảng cáo hướng dẫn
B. Quảng cáo thương hiệu
C. Quảng cáo địa phương
D. Quảng cáo dịch vụ công ích E. Không có ý kiến
**45. Youtube.com – một trong những trang web chia sẻ video được yêu thích nhất
thế giới – là ví dụ điển hình sự phát triển nào dưới đây của truyền thông hiện đại? **
A. Quyền lực chuyển từ nhà sản xuất sang nhà phân phối
B. Nội dung thông điệp do khách hàng quyết định
C. Hãng quảng cáo đóng vai trò quan trọng
D. Kiểm soát thái độ công chúng E. Không có ý kiến
**46. Yếu tố nào sau đây không thuộc về tài sản thương hiệu?**
A. Chỉ số sử dụng thương hiệu
B. Chất lượng cảm nhận C. Hình ảnh liên tưởng
D. Đăng ký bản quyền thiết kế nhãn hiệu
E. Lòng trung thành thương hiệu
**47. Để đánh giá hiệu quả truyền thông, nhà quản trị cần xem việc hoạch định
ngân sách truyền thông như là…** A. Khoản đầu tư
B. Chi phí cung ứng trước C. Khoản doanh thu D. Nợ ngắn hạn E. Không có ý kiến
**48. Theo mô hình phản hồi phân cấp của Lavidge & Steiner, sự ghi nhớ của
khách hàng được xếp vào nhóm biến số nào dưới đây?** A. Hành vi/Conative B. Nhận thức/Cognitive C. Thái độ/Affective D. Quyết định/Decisive E. Không có đáp án đúng
**49. Mục tiêu quảng cáo của sữa ít kem của Vinamilk như sau “gia tăng mức độ
nhận biết sản phẩm từ 32% lên 65% đối với nhóm phụ nữ trong độ tuổi
18-34”. Yếu tố quan trọng nào trong mục tiêu đã bị bỏ qua?**
A. Khán thính giả mục tiêu
B. Công việc đo lường được C. Mức độ thay đổi D. Khung thời gian E. Không có ý kiến