Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 học kỳ 1 năm 2023-2024
Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 học kỳ 1 năm 2023-2024 được soạn dưới dạng file PDF gồm 10 trang.Tài liệu giúp bổ sung kiến thức và hỗ trợ bạn học tập hiệu quả. Chúc bạn học tốt nhé
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I – VẬT LÍ 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở
đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất?
A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn
B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học
C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ
D. Nghiên cứu về thuyết tương đối
Câu 2. Ai là cha đẻ của phương pháp thực nghiệm A. Aristotle. B. Ruther ford. C. Galile. D. Newton.
Câu 3. Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm thì sai số dụng cụ của nó là: A. 30 cm B. 1 mm C. 0,5 mm
D. không xác định.
Câu 4. Phép đo trực tiếp là:
A. Phép đo một đại lượng trực tiếp bằng dụng cụ đo, kết quả đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo đó.
B. Phép đo một đại lượng thông qua công thức liên hệ với các đại lượng được đo trực tiếp.
C. Phép đo sử dụng các công thức vật lí.
D. Phép đo có độ chính xác thấp.
Câu 5. Để xác định thời gian chuyển động người ta cần làm gì:
A. Xem thời gian trên đồng hồ.
B. Xem vị trí của Mặt trời.
C. Chọn một gốc thời gian, đo khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm cần xác định.
D. Đo khoảng thời gian từ lúc 0h đến thời điểm cần xác định.
Câu 6. Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h.
Vận tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu? A. 5 km/h. B. 10 km/h. C. – 5 km/h. D. – 10 km/h.
Câu 7. Câu nào sau đây là đúng?
A. Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
B. Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời.
C. Vận tốc tức thời cho biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.
D. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giờ vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
Câu 8. Một máy bay trong 2,5 giờ bay được 1,6.103 km. Tìm tốc độ trung bình của máy bay. A. 640 m/h. B. 640 m/s. C. 640 km/h. D. 640 km/s.
Câu 9. Đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một
hướng với tốc độ không đổi là:
A. một đường thẳng qua gốc tọa độ.
B. một đường song song với trục hoành Ot.
C. một đường song song với trục tung Od.
D. một đường parabol.
Câu 10. Một chiếc thuyền đi xuôi dòng 1,6 km rồi quay đầu đi ngược dòng 1,2 km. Toàn bộ chuyến đi
mất 45 phút. Tìm vận tốc trung bình của thuyền. A. 2,1 km/h. B. 1,6 km/h. C. 3,7 km/h. D. 0,5 km/h.
Câu 11. Một người đi xe đạp đang đi với vận tốc không đổi là 5,6 m/s theo hướng đông thì quay xe và
đi với vận tốc 5,6 m/s theo hướng bắc. Tìm vận tốc tổng hợp của chuyển động.
A. 7,92 m/s theo hướng Đông Bắc.
B. 7,92 m/s theo hướng Đông.
C. 7,92 m/s theo hướng Bắc.
D. 7,92 m/s theo hướng Tây Nam.
Câu 12. Câu nào sau đây không đúng?
A. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
B. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.
C. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.
D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
Câu 13. Một xe máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và chuyển động
chậm dần đều. Sau khi hãm phanh 4 s tốc kế chỉ 18 km/h. Tính gia tốc của xe? A. 9 m/s2. B. - 9 m/s2. C. -2,5 m/s2. D. 2,5 m/s2.
Câu 14. Từ phương trình vận tốc: v = -5 + 5t (m/s). Tại thời điểm t = 10 s thì vận tốc của vật là A. – 5 m/s. B. 45 m/s. C. 50 m/s. D. 10 m/s.
Câu 15. Chọn đáp án sai.
A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
B. Trong chuyển động rơi tự do gia tốc và vận tốc ngược chiều nhau.
C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 16. Một vật nặng rơi từ độ cao 20 m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2. A. t = 1 s. B. t = 2 s. C. t = 3 s. D. t = 4 s.
Câu 17. Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại vị trí bất kì luôn có đặc điểm là hướng theo:
A. Phương ngang, cùng chiều chuyển động.
B. Phương ngang, ngược chiều chuyển động.
C. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
D. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Câu 18. Một máy bay bay ngang với tốc độ 150 m/s, ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng xuống đất.
Lấy g = 9,8 m/s2. Tầm xa của gói hàng là A. 1000 m. B. 500 m. C. 1500 m. D. 100 m.
Câu 19. Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2,5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2
m/s đến 6 m/s trong 2 s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng A. 7,5 N. B. 5 N. C. 0,5 N. D. 2,5 N.
Câu 20. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.
B. Ma sát khi đánh diêm.
C. Ma sát tay cầm quả bóng.
D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường.
Câu 21. Chọn phát biểu đúng.
A. Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
B. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
C. Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
D. Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.
Câu 22. Vật 100 g chuyển động trên đường thẳng ngang với gia tốc 0,05 m/s2. Hợp lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng A. 0,5 N. B. 5 N. C. 0,005 N. D. 0,05 N.
Câu 23. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính?
A. Bụi rơi khỏi áo khi ta giũ mạnh áo.
B. Vận động viên chạy đà trước khi nhảy cao.
C. Lưỡi búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền.
D. Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái, khi xe rẽ sang phải.
Câu 24. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. trọng lượng.
B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.
Câu 25. Chọn phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ.
A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực của đinh tác dụng vào búa.
B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực của đinh tác dụng vào búa.
D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực
do búa tác dụng vào đinh.
Câu 26. Khi một máy bay đang bay trên bầu trời thì nó chịu tác dụng của các lực nào?
A. Trọng lực, lực cản, lực đẩy của động cơ.
B. Trọng lực, lực nâng, lực đẩy của động cơ.
C. Trọng lực, lực cản, lực nâng, lực đẩy của động cơ.
D. Lực cản, lực nâng, lực đẩy của động cơ.
Câu 27. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc các yếu tố nào?
A. Vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc.
B. Diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
C. Diện tích tiếp xúc và các điều kiện về bề mặt.
D. Diện tích tiếp xúc và bản chất bề mặt.
Câu 28. Lực căng dây có
A. phương ngang.
B. phương thẳng đứng.
C. phương sợi dây.
D. phương vuông góc với sợi dây.
Câu 29. Chọn câu đúng nhất. Vật lý là lĩnh vực nghiên cứu về
A. các dạng vận động của vật chất, năng lượng.
B. các dạng vận động của chất khí
C. các dạng phát triển của sinh vật sống.
D. các dạng chuyển động của các vật trong đời sống.
Câu 30. Trong các cách sử dụng thiết bị thí nghiệm, cách nào đảm bảo an toàn khi sử dụng?
A. Nhìn trực tiếp vào tia laser.
B. Tiếp xúc với dây điện bị sờn.
C. Rút phích điện khi tay còn ướt.
D. Sử dụng thiết bị thí nghiệm đúng thang đo.
Câu 31. Dùng một thước đo có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho
cùng một giá trị 1,245m. Lấy sai số dụng cụ đo là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết:
A. d = 1,245 0,001 (m) B. d = 1245 2 (mm)
C. d = 1245 3 (mm)
D. d = 1,245 0,0005 (m)
Câu 32. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật chuyển động
A. thẳng và không đổi chiều
B. thẳng và đổi chiều
C. thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần D. thẳng
Câu 33. Biết d là độ d 1
dịch chuyển 3 m về phía đông còn 2 là độ dịch chuyển 4 m về phía bắC. Độ
lớn của độ dịch chuyển d là ? A. 1 m. B. 7 m. C. 5 m. D. 10 m.
Câu 34. Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời
điểm t2 vận tốc trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian đó là d + d d −d d + d d − d A. 1 2 v = B. 2 1 v = . C. 1 2 v = D. 2 1 v = . t + t t − t t − t t − t 1 2 . 2 1 2 1 1 2
Câu 35. Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 10m/s, vận tốc của dòng nước là 4 m/s.
Vận tốc của ca nô khi ca nô đi xuôi dòng là A. 14m/s. B. 9m/s. C. 6m/s. D. 5m/s.
Câu 36. Để đo tốc độ của vật chuyển động ta cần dụng cụ gì?
A. Đồng hồ đo thời gian. B. Thước dây.
C. Thước dây và đồng hồ đo thời gian.
D. Đồng hồ đo thời gian và dây dọi.
Câu 37. Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng cho biết
A. độ lớn của độ dịch chuyển.
B. độ lớn thời gian chuyển động.
C. độ lớn quãng đường chuyển động.
D. độ lớn vận tốc chuyển động.
Câu 38. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều v = v0 + at thì
A. a luôn cùng dấu với v.
B. a luôn ngược dấu với v.
C. a luôn âm. D. a luôn dương.
Câu 39. Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều ?
A. Viên bi lăn xuống máng nghiêng.
B. Vật rơi từ trên cao xuống đất.
C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.
D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng.
Câu 40. Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 5m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều sau 3s
đạt tốc độ 8 m/s. Chọn gốc thời gian là lúc xe máy bắt đầu tăng tốc, chiều dương là chiều chuyển động
của xe máy. Gia tốc của xe máy là A. -1 m/s2. B. 6,5 m/s2. C. 1m/s2. D. 1,5m/s2.
Câu 41. Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
A. Một chiếc khăn voan nhẹ. B. Một sợi chỉ.
C. Một chiếc lá cây rụng. D. Một viên sỏi. 2h
Câu 42. Trong một bài thực hành, gia tốc rơi tự do được tính theo công thức g = . Sai số tỉ đối của 2 t
phép đo trên tính theo công thức nào? g h t
g h t g h t g h t A. = + 2 . B. = + . C. = − 2 . D. = + 2 . g h t g h t g h t g h t
Câu 43. Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu v , cùng lúc đó vật II được 0
thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
A. Vật I chạm đất trước vật II.
B. Vật I chạm đất sau vật II.
C. Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II.
D. Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mội vật.
Câu 44. Một vật ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua ma sát
của không khí thì tầm ném xa L
A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.
B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.
D. giảm 4 lần khi v0 giảm 2 lần.
Câu 45. Tổng hợp lực là thay thế
A. một lực tác dụng vào vật bằng nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực ban đầu.
B. một lực tác dụng vào vật bằng hai lực có tác dụng giống hệt như lực ban đầu.
C. hai lực đồng thời tác dụng vào vật bằng nhiều lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
D. nhiều lực đồng thời tác dụng vào vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
Câu 46. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1= 40 N, F2= 30 N . Hãy tìm độ lớn của hai lực khi chúng hợp nhau một góc 00? A. 70 N. B. 50 N. C. 60 N . D. 40 N.
Câu 47. Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn
A. vận tốc của vật.
B. khối lượng của vật.
C. lực tác dụng vào vật.
D. gia tốc của vật.
Câu 48. Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên vật mất đi thì vật
A. chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
B. tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc 5 m/s. C. dừng lại ngay.
D. đổi hướng chuyển động.
Câu 49. Theo định luật II Newton, gia tốc của một vật có độ lớn
A. tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
B. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
Câu 50. Cặp “lực” và “phản lực” trong định luật III Newton
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 51. Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển
động về phía trước là lực mà
A. người tác dụng vào xe.
B. mặt đất tác dụng vào người.
C. người tác dụng vào mặt đất.
D. xe tác dụng vào người.
Câu 52. Một vật khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.
B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
D. Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.
Câu 53. Treo vật có khối lượng 1kg vào đấu dưới sợi dây không dãn . Lấy g = 10m/s2. Khi vật đứng
yên, lực căng dây tác dụng lên vật có độ lớn là A. 1N B. 10N C. 0,1N D. 20N
Câu 54. Một vật trượt trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu khối lượng của vật đó giảm 2 lần thì hệ số
ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng sẽ
A. tăng 2 lần.
B. tăng 4 lần.
C. không đổi D. giảm 2 lần
Câu 55. Một vật có khối lượng 80kg chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của một lực kéo song song
với mặt phẳng ngang và có độ lớn 200N.Lấy g=10m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là A. 0,25. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,1.
Câu 56. Một tên lửa chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông, hỏi lực cản tên lửa có hướng như thế nào?
A. Hướng từ Bắc đến Nam.
B. Hướng từ Nam đến Bắc.
C. Hướng từ Tây sang Đông.
D. Hướng từ Đông sang Tây.
Câu 57. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật Lí?
A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên. C. Trái Đất.
D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).
Câu 58. Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?
A. Có thể khiến ampe kế bị hư hỏng
B. Ampe kế tự cân bằng không hỏng
C. Không có phương án nào đúng
D. Ampe không bị gì hư hỏng gì
Câu 59. Kết quả ba lần đo quãng đường chuyển động của viên bi từ A đến B lần lượt là 0,048m,
0,050m, 0,050m, quãng đường trung bình là 0,049 m. Khi đó sai số tuyệt đối chuyển động của viên bi
qua ba lần đo có giá trị lần lươt
A. 0,001m; 0,001m; 0,001m.
B. 0,002m; 0,001m; 0,001m.
C. 0,000m; 0,001m; 0,001m.
D. 0,001m; 0,000m; 0,002m.
Câu 60. Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không
phải của độ dịch chuyển?
A. Có phương và chiều xác định.
B. Có đơn vị đo là mét.
C. Không thể có độ lớn bằng 0.
D. Có thể có độ lớn bằng 0.
Câu 61. Chọn phát biểu sai khi nói về độ dịch chuyển.
A. Độ dịch chuyển chỉ cho biết độ dài, không cho biết hướng của sự thay đổi vị trí.
B. Độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ.
C. Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có
độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển.
D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được có thể bằng nhau trong trường hợp đặc biệt.
Câu 62. Tốc độ trung bình của một chuyển động cho biết
A. mức độ nhanh, chậm của chuyển động.
B. thời gian chuyển động dài hay ngắn.
C. mốc thời gian đã được chọn.
D. hình dạng quỹ đạo chuyển động.
Câu 63. Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d tại thời điểm t và độ dịch chuyển d tại thời 1 1 2
điểm t2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t đến t là: 1 2 d − d d − d d + d 1 d d A. 1 2 v = . B. 2 1 v = . C. 1 2 v = . D. 1 2 v = tb + . tb t + t tb t − t tb t − t 2 t t 1 2 2 1 2 1 2
Câu 64. Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường từ A đến
B, ta cần dùng dụng cụ đo là:
A. chỉ cần đồng hồ
B. chỉ cần thước
C. Đồng hồ và thước mét D. Tốc kế
Câu 65. Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều? A. I và III. B. I và IV. C. II và III. D. II và IV.
Câu 66. Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?
A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
D. Chuyển động tròn đều.
Câu 67. Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia gia tốc của chuyển động nhanh dần đều là A. 2 2 v − v = ad. B. 2 2 v − v = 2ad.
C. v − v = 2ad. D. 2 2 v − v = 2ad. 0 0 0 0
Câu 68. Đồ thị nào sau đây là của chuyển động thẳng chậm dần đều?
A. Đồ thị 1.
B. Đồ thị 2.
C. Đồ thị 3. D. Đồ thị 4.
Câu 69. Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h và h . Khoảng thời gian rơi 1 2
của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao h1 là: h2 h h h h A. 1 = 2. B. 1 = 0,5. C. 1 = 4. D. 1 = 1. h h h h 2 2 2 2 2s
Câu 70. Áp dụng công thức sai số khi xác định đo gia tốc rơi tự do g =
, ta được kết quả nào ? 2 t g S t = + 2 g S t g S t
A. g = s + t. B. g S t C. = + D. = + . g S t g S 2t
Câu 71. Công thức tính tầm ném xa của vật ném ngang là: h A. 2h L = v . B. L = v . C. L = v 2h . D. L = v 2g . 0 0 0 0 g g
Câu 72. Một vật được ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua 0
sức cản của không khí thì tầm xa L
A. tăng 4 lần khi v tăng 2 lần.
B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần. 0
C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.
D. giảm 2 lần khi v giảm 4 lần. 0
Câu 73. Khi có hai vec tơ lực F và F đồng quy, tạo thành hai cạnh của một hình bình hành thì vectơ 1 2
tổng hợp lực F có thể
A. có điểm đặt tại 1 đỉnh bất kỳ của hình bình hành.
B. có phương trùng với đường chéo của hình bình hành.
C. có độ lớn F = F + F 1 2
D. cùng chiều vói F hoặc F 1 2
Câu 74. Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N và 8 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực
của hai lực này có độ lớn là A. 4 N. B. 10 N. C. 2 N. D. 48 N.
Câu 75. Theo định luật 1 Newton thì
A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Câu 76. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. vật dừng lại ngay.
B. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
C. vật đổi hướng chuyển động.
D. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
Câu 77. Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định luật II Newton khi vật có khối lượng không đổi trong quá trình xem xét? F v − v v − v A. a = . B. F = ma. C. 0 a = . D. 0 a = . m t − t t − t 0 0
Câu 78. Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực A. cân bằng.
B. có cùng điểm đặt.
C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
D. xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 79. Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển
động về phía trước là lực mà
A. người tác dụng vào xe.
B. xe tác dụng vào người.
C. người tác dụng vào mặt đất.
D. mặt đất tác dụng vào người.
Câu 80. Lực căng dây có đặc điểm nào sau đây?
A. Điểm đặt ở hai đầu dây, chỗ tiếp xúc với vật.
B. Phương trùng với phương sợi dây.
C. Chiều luôn hướng vào giữa sợi dây.
D. Cả A, B và C.
Câu 81. Một dây treo chỉ chịu được lực căng giới hạn là 10 N, người ta treo một vật khối lượng 2 kg
vào một đầu dây. Hỏi dây có bị đứt không? Lấy g =10 m/s2.
A. dây không bị đứt. B. dây bị đứt.
C. còn phụ thuộc vào kích thước của vật.
D. không xác định được.
Câu 82. Chọn biểu thức đúng về lực ma sát trượt? → → → → A. F = μ N . B. F = −μ N . C. F = μ N . D. F μ N . mst t mst t mst t mst t
Câu 83. Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó
giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ
A. giảm 3 lần.
B. tăng 3 lần.
C. giảm 6 lần. D. không thay đổi.
Câu 84. Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng của vật.
B. Hình dạng của vật.
C. Thể tích của vật.
D. Độ đàn hồi của vật.
Câu 85. Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?
A. Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật.
B. Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa giác lực.
C. Độ lớn của lực tổng hợp có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
D. Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương
đương các lực thành phần.
Câu 86. Theo định luật 1 Newton thì
A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Câu 87. Chuyển động nào dưới đây là chuyển động biến đổi?
A. chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
B. chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
C. chuyển động tròn đều.
D. chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
Câu 88. Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Viên bi lăn xuống máng nghiêng.
B. Vật rơi từ trên cao xuống đất.
C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.
D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng.
Câu 89. Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2.
Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 10 m/s là A. 360 s. B. 200 s. C. 300 s. D. 100 s.
Câu 90. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Chuyển động nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Vận tốc tức thời được xác định bằng công thức v = g.t2. II. PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 1. Một ô tô khi hãm phanh có thể có gia tốc 2
3 m / s . Hỏi khi ô tô đang chạy với vận tốc là 72 km / h
thì phải hãm phanh cách vật cản là bao nhiêu mét để không đâm vào vật cản? Thời gian hãm phanh là bao nhiêu?
Bài 2. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất. Thời gian vật rơi 10 m
cuối cùng trước khi chạm đất là 0,2s. Tính độ cao h của vật. Cho g =10m/s2.
Bài 3. Một xe tải kéo một ô tô bằng dây cáp. Từ trạng thái đứng yên sau 100s ô tô đạt vận tốc v =
36km/h. Khối lượng ô tô là m = 1000 kg. Lực ma sát bằng 0,01 trọng lực ô tô. Tính lực kéo của xe tải trong thời gian trên.
Bài 4. Phương trình độ dịch chuyển của một chất điểm là: d= 5t + 3t2 (m; s)
a) Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của vật?
b) Xác định độ dịch chuyển của vật lúc nó có vận tốc 35m/s.
Bài 5. Một vật rơi tự do từ độ cao 45m. Lấy g=10m/s2. Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng?
Bài 6. Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì đột ngột hãm phanh, sau
5s tính từ lúc hãm phanh thì vận tốc ô tô còn 18km/h. Tính độ lớn của lực hãm?
Bài 7. Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính thời gian vật rơi chạm đất?
b. Tính quãng đường vật rơi được trong giây thứ ba?
Bài 8. Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì chịu tác dụng của lực
kéo F theo phương nằm ngang. Vật bắt đầu trượt thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2, cho độ lớn
lực ma sát trượt bằng 2 N. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính độ lớn của lực kéo?
b. Sau 5 giây, lực kéo ngừng tác dụng. Tính thời gian vật đi được quãng đường 18 m kể từ khi
lực kéo ngừng tác dụng?
Bài 9. Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 36 km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc vật
bắt đầu chuyển động vật đi được quãng đường 13,5 m. Tính gia tốc chuyển động của vật.
Bài 10. Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2. Tính quãng đường vật rơi được trong 2s và trong giây thứ 2.
Bài 11. Có hai lực đồng quy có độ lớn bằng 3 N và 4 N. Biết hai lực vuông góc với nhau, độ lớn hợp lực bằng bao nhiêu?
Bài 12. Một xe tải kéo một ô tô bằng dây cáp. Từ trạng thái đứng yên sau 100 s ô tô đạt vận tốc v = 36
km/h. Khối lượng ô tô là m = 1000 kg. Lực ma sát bằng 0,01 trọng lực ô tô. Tính lực kéo của xe tải trong thời gian trên.