-
Thông tin
-
Quiz
Trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo chủ đề 4 bản 1: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình
Trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo chủ đề 4 bản 1: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình được biên soạn dưới dạng file PDF giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ các kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Hoạt động trải nghiệm 11 102 tài liệu
Trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo chủ đề 4 bản 1: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình
Trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo chủ đề 4 bản 1: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình được biên soạn dưới dạng file PDF giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ các kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Chủ đề: Chủ đề 4: Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình (CTST) 2 tài liệu
Môn: Hoạt động trải nghiệm 11 102 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hoạt động trải nghiệm 11
- Chủ đề 9: Rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với nhóm nghề lựa chọn (KNTT) (1)
- Chủ đề 10: Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn (KNTT) (1)
- Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân (CTST) (4)
- Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi (CTST) (3)
- Chủ đề 3: Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường (CTST) (2)
- Chủ đề 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp (CTST) (2)
- Chủ đề 6: Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng (CTST) (2)
- Chủ đề 7: Thông tin về các nhóm nghề cơ bản (CTST) (2)
- Chủ đề 8: Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp (CTST) (2)
- Chủ đề 9: Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và tài nguyên địa phương (CTST) (2)
Preview text:
Trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo chủ đề 4 bản 1:
Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình
Khám phá - kết nối kinh nghiệm
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về sự tự tin trong sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình
Câu hỏi1. Giải thích lí do vì sao các thành viên phải cùng tham gia tổ chức cuộc sống gia đình Bài làm
Giảm thiểu những căng thẳng trong gia đình
Gắn kết được các thành viên trong gia đình
Xây dựng được thói quen làm việc ngăn nắp và có kế hoạch
Thấu hiểu và hỗ trợ nhau trong công việc, cuộc sống
Câu hỏi 2. Chia sẻ các công việc trong gia đình mà em đã tự tin hoặc chưa tự tin khi
tổ chức, sắp xếp thực hiện. Bài làm
Tự tin sắp xếp và thực hiện công việc gia đình theo thời gian trong ngày: nấu cơm,
dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cối,...
Có thể sắp xếp hợp lí thời gian trong tháng để chăm sóc, thăm hỏi họ hàng, người thân.
Chưa tự tin để nấu được bữa cơm nhanh chóng mà vẫn đủ các món. ...
Câu hỏi 3. Chỉ ra những kĩ năng được hình thành khi tự tin thực hiện các công việc
trong tổ chức cuộc sống gia đình. Bài làm
Kĩ năng tổ chức cuộc sống
Kĩ năng quản lí thời gian
Kĩ năng giữ gìn nề nếp truyền thống gia phong
Kĩ năng chăm sóc và quan tâm đến người thân ... Rèn luyện kĩ năng
Nhiệm vụ 2. Tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình
Câu hỏi 1. Thảo luận cách sắp xếp hợp lí giữa công việc cá nhân và gia đình để tổ
chức cuộc sống gia đình tốt hơn Bài làm
Liệt kê công việc cá nhân
Liệt kê công việc gia đình
Xác định thời gian thực hiện phù hợp ...
Câu hỏi 2. Thực hành sắp xếp công việc, tổ chức cuộc sống gia đình em vào những
dịp lễ, tết, kì nghỉ,... Bài làm
27 Tết: Mua bánh kẹo tết
28 Tết: Gói bánh chưng, bánh tét
29 Tết: Mua hoa Tết, dọn dẹp nhà cửa
30 Tết: Chuẩn bị bữa cơm tất niên
Mùng 1 Tết: Đi chúc Tết gia đình bên nội
Mùng 2 Tết: Chúc Tết gia đình bên ngoại
Mùng 3 Tết: Đi chơi với bạn bè, chúc tết thầy cô
Câu hỏi 3. Chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp các công việc gia đình Bài làm
Đặc điểm công việc và thời gian làm việc của bố mẹ
Thời gian đi học, thời gian tự học của bản thân và anh chị em
Thói quen sinh hoạt, tập thể thao,...
Những việc đột xuất khác ...
Nhiệm vụ 3. Quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân trong gia đình
Câu hỏi 1. Thảo luận về các cách giúp thấu hiểu để quan tâm, chăm sóc người thân. Bài làm
Bình tĩnh lắng nghe chia sẻ của người thân.
Đặt mình vào vị trí người thân.
Quan sát hành vi ngôn ngữ cơ thể của người thân để hiểu họ thực sự muốn gì.
Chủ động trao đổi, chia sẻ.
Dành thời gian cùng thực hiện tham gia các hoạt động cùng người thân. ...
Câu hỏi 2. Thảo luận và xác định những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc
thường xuyên người thân trong gia đình. Bài làm
Chủ động thể hiện tình yêu thường, lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể.
Lắng nghe, chia sẻ với các thành viên trong gia đình.
Tôn trọng và có trách nhiệm với công việc nhà được giao.
Hỗ trợ, chia sẻ với người thân các công việc, hoạt động cần giúp đỡ. ...
Câu hỏi 3. Đóng vai nhân vật trong tình huống dưới đây để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.
TÌNH HUỐNG 1: Ngoài học tập trên lớp, N còn tham gia học nhóm, sinh hoạt Câu
lạc bộ Nghệ thuật vào các buổi chiều trong tuần và thứ Bảy. Công việc nhà thường
chỉ có mẹ làm mỗi ngày, bố cũng hay đi làm về muộn. Mấy hôm nay mẹ ốm, nhà của
bề bộn, không có người lo cơm nước, phần lớn các bữa ăn N và bố chỉ chuẩn bị
qua loa. N cần quan tâm thường xuyên hơn tới gia đình bằng cách nào?
TÌNH HUỐNG 2: Ông nội từ quê lên khám bệnh và nghỉ ngơi ở nhà Q vào đúng dịp
bố nhiều việc nên thời gian để trò chuyện, đưa ông đi chơi cũng ít hơn. Q nghĩ: “Nhà
mình ở chung cư, không có vườn để ông chăm sóc, hàng xóm thì đi làm cả ngày ít
người để trò chuyện, chắc ông nhớ quê rồi. Mình có thể làm gì mỗi ngày đề ông vui
hơn nhỉ?" Nếu là Q em sẽ làm gì? Bài làm
Tình huống 1: N có thể giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo
để giảm bớt gánh nặng của mẹ. Nếu cảm thấy mình quá bận rộn với các hoạt động
ngoài trường, N có thể điều chỉnh lịch học tập và sinh hoạt để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Tình huống 2: Q có thể tìm hiểu những sở thích và đam mê của ông nội, và tạo điều
kiện cho ông nội thực hiện chúng. Ví dụ, nếu ông nội thích đọc sách, Q có thể tìm
những cuốn sách ông nội thích và mượn về cho ông nội đọc. Bên cạnh đó, Q có thể
dành thời gian để trò chuyện và kể chuyện cho ông nội nghe. Những câu chuyện vui
nhộn, kỉ niệm gia đình sẽ giúp ông nội cảm thấy được yêu thương và quan tâm từ Q và gia đình.
Câu hỏi 4. Chia sẻ cảm xúc của em và người thân khi được quan tâm, chăm sóc thường xuyên Bài làm
Em cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc khi được gia đình quan tâm và lo lắng và chăm
sóc, em tự hứa sẽ học hành và công tác thật giỏi để không phụ lòng gia đình.
Nhiệm vụ 4. Phân tích những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình và cách hóa giải
Câu hỏi 1. Xác định những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình Bài làm
Mâu thuẫn, xung đột giữa bố và mẹ
Mâu thuẫn, xung đột giữa ông bà và bố mẹ
Mâu thuẫn, xung đột giữa anh, chị, em trong gia đình
Mâu thuẫn, xung đột giữa bản thân với các thành viên trong gia đình ...
Câu hỏi 2. Phân tích nguyên nhân của các mâu thuẫn, xung đột trong gia đình Bài làm Sự khác nhau về: ● Quan điểm sống
● Mong muốn, nhu cầu khác nhau giữa các thành viên,... ● Tính trách nhiệm ● Tính cách ● ...
Câu hỏi 3. Thảo luận cách hóa giải mâu thuẫn và xung đột trong gia đình Bài làm
Nói cho mọi người trong gia đình biết mình muốn gì.
Lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng của nhau, thấu hiểu, nhường nhịn và chia sẻ.
Bình tĩnh, ôn hoà, thảo luận cách thức thực hiện các nhu cầu hợp lí của các thành viên trong gia đình.
Thống nhất cách mà các thành viên trong gia đình thấy hợp lí.
Cam kết thực hiện theo thoả thuận thống nhất.
Nhiệm vụ 5. Thực hành hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình
Câu hỏi 1. Nhận diện mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra trong gia đình được mô tả
qua các hình ảnh và đưa ra cách giải quyết Bài làm
Tình huống 1: Nhà cửa bừa bộn, không gọn gàng ngăn nắp
=> Cách giải quyết: Dọn dẹp lại nhà cửa, để đồ vào đúng vị trí
Tình huống 2: Người bố về muộn, để cả nhà chờ cơm quá lâu
=> Cách giải quyết: Bố nên báo trước với gia đình là về muộn hoặc không về ăn cơm
Tình huống 3: Mỗi thành viên trong gia đình làm một việc, không quan tâm nhau
=> Cách giải quyết: Các thành viên nên ngồi lại và tâm sự, trò chuyện cùng nhau để gắn kết hơn
Tình huống 4: Trong khi cả nhà đang tập trung dọn dẹp nhà cửa thì một thành viên
ngồi trên ghế bấm điện thoại.
=> Cách giải quyết: Nhắc nhở nhẹ nhàng thành viên đó đứng dậy làm việc nhà cùng mọi người
Câu hỏi 2. Thực hành hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong các tình huống.
TÌNH HUỐNG 1: Chiều muộn, bố đi làm về với khuôn mặt tư lự, mệt mỏi, ông đi lên
phòng, thấy con gái đang mải mê vào mạng xã hội mà chưa nấu cơm. Bố bực bội
quát lên: “Ngày nào bố cũng thấy con chơi thì thi cử thế nào! Việc nhà thì bỏ bê,...
TÌNH HUỐNG 2: Này T, hôm trước mẹ mắng tớ: "Nhà có hai mẹ con, mẹ hỏi gì thì
trả lời, không chủ động chia sẻ việc học tập và bạn bè trên lớp với mẹ, cứ thích làm
theo ý kiến riêng." Cậu có thường chia sẻ với mẹ không? Làm như thế nào để mẹ hiểu mình nhỉ?
TÌNH HUỐNG 3: Mấy hôm nay mẹ giận bố vì bố đã nhận lời đi du lịch cùng với các
gia đình bạn của mẹ theo kế hoạch đặt ra từ trước, nhưng sau bố lại đổi ý để đi chơi
với gia đình bên nội. Mẹ nói sẽ không thay đổi kế hoạch, còn tuỳ bố quyết định.
Không biết mình nên đi du lịch cùng mẹ hay đi cùng bố. Mình vẫn chưa biết làm sao
để giải quyết việc này. Bài làm
Tình huống 1: Bạn gái trong tình huống cần thấu hiểu cho tâm trạng của bố. Trong
lúc bố đang tức giận, bạn ấy cần xin lỗi bố và nhanh chóng đi nấu cơm. Sau giờ
cơm, bạn ấy có thể tìm hiểu nguyên nhân khiến bố bực bội. Nếu bố vẫn đang mệt
mỏi sau giờ làm, bạn ấy cần động viên bố.
Tình huống 2: Bạn ấy cần hiểu rằng mẹ muốn được chia sẻ thông tin và tương tác
với con. Bạn ấy cũng có thể giải thích cho mẹ biết tại sao mình không chủ động chia
sẻ, có thể do sợ mẹ bị lo lắng hoặc mất niềm tin vào mình. Sau đó, bạn có thể chia
sẻ thông tin về việc học tập, bạn bè trên lớp một cách chủ động và hợp tác với mẹ trong việc này.
Tình huống 3: Bạn cần hỏi cả bố và mẹ về mong muốn của họ. Tìm hiểu lý do tại
sao bố muốn đi du lịch cùng gia đình bên nội và tại sao mẹ không đồng ý. Cố gắng
lắng nghe và hiểu quan điểm của cả hai bên. Sau khi hiểu quan điểm của cả hai
bên, đề xuất một giải pháp mà cả bố và mẹ đều có thể đồng ý. Có thể đề xuất rằng
bạn sẽ đi cùng mẹ lần này và hẹn bố sẽ có kế hoạch khác để cùng đi du lịch với gia
đình bên nội vào lần sau.
Câu hỏi 3. Chia sẻ cách hoá giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình
mà em biết hoặc đã tham gia hoá giải. Bài làm
1. Tìm hiểu nguyên nhân của xung đột: Em nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân
của xung đột, xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình để
có thể tìm ra giải pháp phù hợp.
2. Thảo luận và lắng nghe nhau: Đưa các thành viên trong gia đình cùng
nhau thảo luận và lắng nghe nhau. Đây là cách giúp các thành viên hiểu
rõ hơn về quan điểm và suy nghĩ của nhau.
3. Giải quyết vấn đề bằng cách thương lượng: Em nên khuyến khích các
thành viên trong gia đình thương lượng để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề đang xảy ra.
4. Sử dụng các kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Cần tránh sử dụng các từ ngữ
xúc phạm, lắng nghe và hiểu quan điểm của đối phương.
Vận dụng - mở rộng
Nhiệm vụ 6. Tổ chức hoạt động chia sẻ, kết nối trong gia đình
Câu hỏi 1. Thiết kế hoạt động để chia sẻ, kết nối các thành viên trong gia đình Bài làm
Cùng ăn uống và trao đổi Cùng xem phim, ca nhạc,...
Tổ chức đi chơi, tham quan Cùng thăm hỏi họ hàng
Cùng tham gia làm việc, hỗ trọ lẫn nhau ...
Câu hỏi 2. Thực hiện hoạt động chia sẻ, kết nối các thành viên trong gia đình phù hợp với gia đình em Bài làm Học sinh tự thực hiện
Câu hỏi 3. Chia sẻ cảm xúc của em và các thành viên trong gia đình khi thực hiện
được các hoạt động chia sẻ, kết nối Bài làm
Em cảm thấy rất vui khi mình thực hiện được các hoạt động chia sẻ, kết nối. Nhờ
những điều em làm mà gia đình em tình cảm hơn và trở nên gắn kết với nhau hơn bao giờ hết.
--------------------------------------------