Triết Bản Chất của ý thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ nghĩa duy tâm: cường điệu vai trò của ý thức một cách thái quá, trừu tượng,thoát ly đời sống hiện thực và thành một thực thể tồn tại độc lập, thực tại duy nhất vànguồn gốc sinh ra thế giới vật chất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
1. Quan niệm sai lầm về bản chất của ý thức: -
Chủ nghĩa duy tâm: cường điệu vai trò của ý thức một cách thái quá, trừu tượng,
thoát ly đời sống hiện thực và thành một thực thể tồn tại độc lập, thực tại duy nhất và
nguồn gốc sinh ra thế giới vật chất. -
Chủ nghĩa duy vật siêu hình: tầm thường hoá vai trò của ý thức - chỉ là một dạng vật
chất; hoặc chỉ là sự phản ánh đơn giản, thụ động thế giới vật chất, tách rời thực tiễn xã
hội rất phong phú, sinh động. -
Chủ nghĩa duy vật biện chứng: trên cơ sở nhận thức đúng đắn nguồn gốc ra đời của ý
thức và nắm vững thuyết phản ánh đã luận giải một cách khoa học bản chất của ý
thức. Vật chất và ý thức là hai hiện tượng chung nhất của thế giới hiện thực, mặc dù
khác nhau về bản chất, nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng. Do vậy,
muốn hiểu đúng bản chất của ý thức cần xem xét nó trong mối quan hệ qua lại với vật
chất, mà chủ yếu là đời sống hiện thực có tính thực tiễn của con người.
2. Phân tích bản chất của ý thức:
a) Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh
tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người -
Về mặt bản thể luận, thì ý thức chỉ là "hình ảnh" về hiện thực khách quan trong óc
người, phụ thuộc vào hệ thần kinh trong óc người – là đặc tính đầu tiên để nhận biết ý
thức. Đối với con người, cả ý thức và vật chất đều là hiện thực, nghĩa là đều tồn tại
thực. Nhưng cần phân biệt giữa chúng có sự khác nhau, đối lập nhau về bản chất: VẬT CHẤT Ý THỨC - Là hiện thực khách quan - Là hiện thực chủ quan. -
Tồn tại cảm tính (khả năng cho - Phi cảm tính
phép trải nghiệm cảm giác) - Phản ánh sự vật. -
Phản ánh thế giới khách quan, là "hình ảnh"
của sự vật ở trong óc người -
Thế giới khách quan là nguyên -
Ý thức chỉ là bản sao, là "hình ảnh" về thế
bản, là tính thứ nhất.
giới đó, là tính thứ hai. -
Đây là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng, phê
phán chủ nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình trong quan niệm về bản chất của ý thức. -
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Về nội dung mà ý thức phản
ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan. Ý thức là cái vật chất ở bên
ngoài "di chuyển" vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trong đó.
Kết quả phản ánh của ý thức tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh, điều
kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh.
Cùng một đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản ánh khác nhau, có đặc
điểm tâm lý, tri thức, kinh nghiệm, thể chất khác nhau, trong những hoàn cảnh lịch sử
khác nhau... thì kết quả phản ánh đối tượng trong ý thức cũng rất khác nhau.
Ph.Ăngghen đã từng chỉ rõ tính chất biện chứng phức tạp của quá trình phản ánh:
"Trên thực tế, bất kỳ phản ánh nào của hệ thống thế giới vào trong tư tưởng cũng đều
bị hạn chế về mặt khách quan bởi những điều kiện lịch sử, và về mặt chủ quan bởi đặc
điểm về thể chất và tinh thần của tác giả". Trong ý thức của chủ thể, sự phù hợp giữa
tri thức và khách thể chỉ là tương đối, biểu tượng về thế giới khách quan có thể đúng
đắn hoặc sai lầm, và cho dù phản ánh chính xác đến đâu thì đó cũng chỉ là sự phản
ánh gần đúng, có xu hướng tiến dần đến khách thể. + Phân
biệt trình độ phản ánh ý thức người với trình độ phản ánh tâm lý động
vật. Ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ, thụ
động thế giới khách quan. Trái lại, đó là kết quả của quá trình phản ánh có
định hướng, có mục đích rõ rệt. Là hiện tượng xã hội, ý thức hình thành, phát
triển gắn liền với hoạt động thực tiễn xã hội. Thế giới không thoả mãn con
người và con người đã quyết định biến đổi thế giới bằng hoạt động thực tiễn
đa dạng, phong phú của mình. Thông qua thực tiễn, con người làm biến đổi
thế giới và chủ động khám phá không ngừng cả bề rộng và chiều sâu của các đối tượng phản ánh. - Ý thức có đặc tính
gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội
tích cực, sáng tạo .
+ Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt: Một là, trao đổi thông tin
giữa chủ thể và đối tượng phản ánh - quá trình mang tính hai chiều, có định hướng
và chọn lọc các thông tin cần thiết. Hai là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy
dưới dạng hình ảnh (trong óc người) tinh thần - quá trình "sáng tạo lại" hiện thực
của ý thức theo nghĩa: mã hoá các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần
phi vật chất. Ba là, chuyển hoá mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hóa
tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan
niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng
vật chất ngoài hiện thực. Để thúc đẩy quá trình chuyển hoá này, con người cần sáng tạo đồng bộ (nhi ều
phương diện) nội dung, phương pháp, phương tiện, công
cụ phù hợp để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của
mình. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức.
b) Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan
trên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử -
Ý thức không phải là cái không thể nhận thức được như chủ nghĩa duy tâm quan
niệm, nhưng nó cũng không phải cái tầm thường như người duy vật tầm thường gán
cho nó. Thực chất, ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất đặc biệt là
bộ óc người; nói cách khác, chỉ có con người mới có ý thức. Loài người xuất hiện là
kết quả của lịch sử vận động, phát triển lâu dài của thế giới vật chất. Cấu trúc hoàn
thiện của bộ óc người là nền tảng vật chất để ý thức hoạt động; cùng với hoạt động
thực tiễn và đời sống xã hội phong phú tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý thức hình
thành và không ngừng phát triển. Không có bộ óc của con người, không có hoạt động
thực tiễn xã hội thì không thể có ý thức. Sáng tạo là thuộc tính đặc trưng bản chất nhất
của ý thức. Sức sáng tạo của ý thức trong tinh thần và sức sáng tạo của con người
trong thực tiễn khác nhau về bản chất nhưng chỉ là những biểu hiện khác nhau của
năng lực sáng tạo, khẳng định sức mạnh của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.
ý thức phụ thuộc vào hệ thần kinh trong óc người