Triết học và vấn đề cơ bản của triết học học phần Triết học Mac-Lênin
Triết học và vấn đề cơ bản của triết học học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học:
Khái niệm: là một bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con
người con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, những
vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, quy luật, giá trị, ý thức, kiến thức và ngôn ngữ.
Triết học là ngành học duy nhất khám phá, nghiên cứu tất cả mọi thứ. Nó cũng là
ngành học duy nhất thách thức mọi thứ, ngay cả chính nó. Chính vì thế, triết học
được tách riêng khỏi khoa học, lịch sử, văn học và nghệ thuật. Mặc dù triết học và
các ngành học khác có chung một số mục tiêu (cùng với các nhà khoa học, các nhà
triết học muốn khám phá bản chất của thực tế; cùng với các nhà sử học, các triết gia
muốn hiểu chúng ta đến từ đâu; cùng với các nhà nghệ thuật, các triết gia muốn
kích thích những câu hỏi mới lạ về trải nghiệm của con người…)
Quá trình xác định đối tượng của triết học sẽ tùy vào thời kỳ trong lịch sử: •
Thời cổ đại (Thế kỷ V TCN - IV): triết học cổ đại được xem là đỉnh cao của nền
văn minh Hy Lạp, được xem là “khoa học của các khoa học”. Các triết gia cổ đại
quan tâm đến 2 vấn đề chính: mối liên hệ giữa nguyên nhân - hệ quả và bản chất,
khởi thủy của thế giới tồn tại. Triết học cổ đại cũng quan tâm đến con người. •
Thời Trung cổ (Thế kỷ V - XV): đời sống tinh thần của con người chịu sự thống trị
của thần học Kitô giáo, nên triết học bị ảnh hưởng nặng nề. Một trong những mâu
thuẫn đáng chú ý của triết học trong thời kỳ này chính là giữa đức tin và lý trí. •
Thời phục hưng (Thế kỷ XIV -XVI): đối tượng của triết học không còn chỉ là tự
nhiên mà đã được mở rộng ra thêm con người và xã hội. •
Thời cận đại (Thế kỷ XVII - XVIII): đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy
vật, mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Trí thức của con
người ngày càng phát triển, các ngành khoa học khác dần dần độc lập tách ra khỏi
triết học. Các quy luật tự nhiên, tư duy, xã hội trở thành đối tượng nghiên cứu của triết học. •
Triết học cổ điển Đức: Đỉnh cao của quan niệm “Triết học là khoa học của mọi khoa học” •
Triết học Mác: Trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu những
quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Vấn đề cơ bản của triết học
Sự đối lập trong tư duy giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm là vấn đề cơ bản của
triết học. Hai mặt của vấn đề triết học: •
Mặt thứ nhất: Giải quyết vấn đề vật chất và ý thức, cái nào có trước cái nào? Cái
nào quyết định cái nào?
Các nhà triết học chia làm 2 phe chính:
+ Chủ nghĩa nhất nguyên: cho rằng một yếu tố có trước và quyết định một yếu tố còn lại,
gồm có 2 nhóm: chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật.
+ Chủ nghĩa nhị nguyên: cho rằng cả 2 yếu tố đều có trước và tồn tại song song, độc lập. •
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới xung quanh không?
+ Khả tri luận: thừa nhận khả năng nhận thức của con người.
+ Bất khả tri luận: phủ nhận khả năng nhận thức của con người. lOMoARc PSD|36215725
Trong quá trình phát triển của triết học, ngày càng tồn tại sự đối lập giữa 2 hình thức tư
duy: biện chứng và siêu hình.
Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt?
Vấn đề cơ bản của triết học bao gồm hai mặt, cụ thể:
Các vấn đề cơ bản của Triết học •
Mặt thứ nhất - Bản thể luận: Trả lời cho câu hỏi giữa ý thức và vật chất, cái nào
có trước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định cái nào?
Ta có thể giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học dựa trên 3 cách sau:
1. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức
2. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất
3. Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau
Hai cách giải quyết đầu tiên tuy có đối lập nhau về nội dung, tuy nhiên điểm chung của hai
cách giải quyết này đều thừa nhận một trong hai nguyên thể (ý thức hoặc vật chất) là nguồn
gốc của thế giới. Cách giải quyết một và hai thuộc về triết học nhất nguyên. Triết học nhất
nguyên bao gồm hai trường phái: trường phái triết học nhất nguyên duy vật và trường phái
triết học nhất nguyên duy tâm.
Cách thứ ba thừa nhận ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, cả hai nguyên thể (ý thức
và vật chất) đều là nguồn gốc của thế giới. Cách giải thích này thuộc về triết học nhị nguyên.
Mặt thứ hai - Nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật đều cho rằng con
người có khả năng nhận thức được thế giới. Tuy nhiên:
Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới. Song do vật
chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức nên sự nhận thức đó là sự phản
ánh thế giới vật chất vào óc con người. Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con
người có khả năng nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh lOMoARc PSD|36215725
thần, tư duy. Một số nhà triết học duy tâm khác theo “Bất khả tri luận” lại phủ nhận khả năng
nhận thức thế giới của con người.
Từ khi ra đời cho đến nay và trong tương lai, triết học bao giờ cũng giải thích thế giới phong
phú, muôn vẻ trong trạng thái vận động, phát triển. Đồng thời triết học cũng phải lý giải
nguồn gốc, vai trò của các hiện tượng tinh thần, tư tưởng, ý thức của con người. Với tư cách
là hệ thống quan điểm chung nhất về thế giới, các học thuyết triết học bằng cách này hay
cách khác đã khái quát thế giới bằng hai phạm trù cơ bản là vật chất và ý thức. Đó là những
phạm trù chung nhất, rộng nhất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giải quyết mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức bao giò cũng là vấn đề trung tâm của bất cứ hệ thống triết học nào. Kết
quả giải quyết mối quan hệ đó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết các vấn đề khác
của triết học. Đó là điểm xuất phát của mọi quan điểm, tư tưởng của các hệ thống triết học.
Chính vì vậy mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học.
Theo Ph.Àngghen “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là
vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”[1].
Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt, mỗi mặt phải trả lời một câu hỏi lớn:
Một là, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau; cái nào quyết định cái nào?
Hai là, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Trong khi giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học, có hai cách trả lời khác
nhau dẫn đến hai trường phái cơ bản đối lập nhau. Những quan điểm cho rằng: vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất sinh ra và quyết định ý thức – hợp thành chủ nghĩa duy vật.
Trong lịch sử tư tưởng triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển với các hình thức cơ bản:
chủ nghĩa duy vật thô sơ thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII và
chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng: ý thức có trước, ý
thức sinh ra và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm được thể hiện qua hai hình thức
chính: Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Ngoài hai trường phái
cơ bản trên còn có quan điểm nhị nguyên luận, quan điểm này cho rằng, cả vật chất và ý
thức đều là những bản nguyên đầu tiên của thế giới, chúng tồn tại không phụ thuộc vào nhau,
nhưng rốt cuộc các nhà nhị nguyên cũng rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
Giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, mà phân chia các nhà triết học thành hai khuynh
hướng. Những nhà triết học cho rằng, con ngưòi ta không thể nhận thức được thế giới hoặc
ít nhất cũng không thể nhận thức được bản chất thế giới gọi là những người theo thuyết “Bất
khả tri” (không thể biết). Còn những nhà triết học thừa nhận con người có khả năng nhận
thức được thế giới gọi là những người theo thuyết “Khả tri” (có thể nhận thức được thế giới).
Tuy nhiên, vấn đề cơ bản của triết học không chỉ được thể hiện trong các quan niệm có tính
chất bản thể luận mà còn biểu hiện trong các quan niệm chính trị – xã hội, đạo đức và tôn
giáo, nhất là triết học phương Đông.
Lịch sử triết học chứng minh những cuộc đấu tranh xuyên suốt quá trình phát triển tri thức
triết học xung quanh hai mặt của vấn đề cơ bản nêu trên. Không chỉ có vậy, còn có cuộc đấu
tranh về phương pháp nhận thức thế giới, đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
Cả hai phương pháp trên đều xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời cổ đại, xuất phát từ bản chất
của triết học khi giải quyết vấn đề bản chất của thế giới: thế giới có vận động và phát triển
hay không? Nếu vận động và phát triển thì do những nguyên nhân nào và theo khuynh hướng nào? lOMoARc PSD|36215725
Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức sự vật và hiện tượng trong mối liên hệ,
tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, vận động và phát triển theo
những quy luật nhất định. Ngược lại, phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong
sự tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển. Từ khi ra đời đến nay, phương pháp
biện chứng đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: phép biện chứng tự phát ngây
thơ, phép biện chứng duy tâm khách quan và phép biện chứng duy vật, và chỉ đến hình thức
này phương pháp biện chứng mới thực sự trở thành phương pháp triết học khoa học. Phương
pháp này giúp cho con người có khả năng nhận thức một cách đúng đắn, khách quan về giới
tự nhiên, xã hội và tư duy, giúp cho con người đạt được hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn.
[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.403.
2. Biện chứng và siêu hình Biện chứng: •
Được thịnh hành vào thế kỷ 17 - 18 dựa trên những quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình. •
Đặc trưng của phương pháp siêu hình là chỉ thấy sự vật hiện tượng trong sự cô lập, tách
rời, không thấy sự liên hệ tác động qua lại và chỉ thấy sự tĩnh tại mà không thấy sự vận
động phát triển của sự vật hiện tượng. •
Phương pháp siêu hình là phương pháp chỉ có giá trị khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng
ở trạng thái tĩnh tại. Nhưng nhìn chung, quan điểm siêu hình có tính phiến diện, máy
móc không thể giúp con người phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng. Siêu hình: •
Xuất hiện vào giai đoạn đầu của lịch sử triết học. Cho đến giữa thế kỷ 19 trở thành
phương pháp biện chứng duy vật dựa trên các nguyên lý, quy luật của triết học Mác - Lênin. •
Đặc trưng của phương pháp biện chứng là xem xét thế giới trong một chỉnh thể,
ở đó mọi sự vật hiện tượng liên hệ ràng buộc tác động qua lại lẫn nhau luôn luôn vận động phát triển. Siêu hình Biện chứng
Nhìn nhận sự vật bằng một tư duy
Nhìn nhận sự việc với một tư duy mềm dẻo, linh cứng nhắc, máy móc hoạt
Xem xét sự vật trong trạng thái biệt Xem xét sự vật trong trạng thái quan hệ qua lại, lập
tách rời với các sự vật khác; xem
ràng buộc lẫn nhau với các sự vật khác xung
xét sự vật trong trạng thái không vận
quanh; xem xét sự vật trong trạng thái vận động, động, không biến đổi
biến đổi không ngừng của nó
Sự vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại;
Một sự vật vừa là thế này vừa là thế kia, "vừa
là hoặc là thế này hoặc là thế khác chứ
… vừa là";vừa là nó lại vừa không phải là nó
không thể vừa là thế này vừa là thế khác
Phương pháp biện chứng là phương pháp khoa học, là tư duy mềm dẻo, linh hoạt cho
phép con người phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.
*. Phương pháp siêu hình -
Nhận thức đối tợng trong trạng thái cô lập, tách rời đối tợng khỏi các chỉnh thể khác;
giữacác mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối. -
Nhận thức đối tợng trong trạng thái tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự biến đổi
về sốlượng và nguyên nhân biến đổi nằm ở bên ngoài sự vật. lOMoARc PSD|36215725
Như vậy, phương pháp siêu hình là phơng pháp xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập, tĩnh
tại với một t duy cứng nhắc, "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối
quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại..mà không nhìn thấy sự phát
sinh và tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh.. mà quên mất sự vận
động của những sự vật ấy, chỉ thấy cây mà không thấy rừng".(Sđd, t.20, tr.37).
*. Phương pháp biện chứng -
Nhận thức đối tượng trong trạng thái liên hệ với nhau, ảnh hởng lẫn nhau và ràng buộclẫn nhau. -
Nhận thức đối tượng trong trạng thái vận động, biến đổi và phát triển; đó là quá trình
thayđổi về chất của các sự vật, hiện tợng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là cuộc đấu tranh
của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn bên trong của chúng.
Như vậy, phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ ràng
buộc lẫn nhau, trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng với một tư duy mềm dẻo,
linh hoạt, "không chỉ nhìn thấy những sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ giữa chúng,
không chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành và tiêu vong của sự
vật, không chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh..mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật, không chỉ
thấy cây mà còn thấy cả rừng".
Phương pháp biện chứng đã phát triển trải qua ba giai đoạn và đợc thể hiện qua ba
hình thức lịch sử của phép biện chứng: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy
tâm, phép biện chứng duy vật. -
Trong phép biện chứng tự phát thời cổ đại, các nhà biện chứng cả phơng Đông và
phươngTây đã thấy các sự vật, hiện tợng trong vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi
dây liên hệ vô cùng tận. Nhng đó mới chỉ là cái nhìn trực quan, cha phải là kết quả của
nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. -
Trong phép biện chứng duy tâm, mà đỉnh cao là triết học cổ điển Đức (ngời khởi
xớng làCantơ và ngời hoàn thiện là Hêghen), lần đầu tiên trong lịch sử t duy nhân loại, các
nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của
phơng pháp biện chứng. Nhng đó là phép biện chứng duy tâm, bởi nó bắt đầu từ tinh thần
và kết thúc ở tinh thần; thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm tuyệt đối. -
Trong phép biện chứng duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí,
kếthừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen để xây dựng phép
biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triể n
dưới hình thức hoàn bị nhất.
3. Phạm trù vật chất
KHÁI QUÁT QUAN ĐIỂM TRƯỚC MÁC VỀ VẬT CHẤT *
Chủ nghĩa duy tâm: Coi ý thức (tinh thần ) là có trước, quyết định. Coi vật chất
(giới tự nhiên) là có sau, bị quyết định. Quan điểm này bị thực tiễn bác bỏ. *
Chủ nghĩa duy vật trước Mác: Cho rằng vật chất( giới tự nhiên) là có trước, là
quyết định, còn ý thức (tinh thần) có sau, bị quyết định. Quan điểm này phù hợp với thực
tiễn, tuy nhiên khi trả lời câu hỏi vật chất là gì thì các nhà duy vật trước mác lại có những
quan điểm khác nhau. - Một là: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại thì
đồng nhất vật chất với những sự vật hiện tượng cụ thể như nước, lửa, không khí, nguyên
tử… coi đó là cái đầu tiên mà từ đó sinh ra mọi cái còn lại. Quan niệm này mang nặng tính
trực quan, ngây thơ, ấu trĩ và chưa khoa học nên đã bị khoa học bác bỏ. - Hai là: Quan
niệm của chủ nghĩa siêu hình thế kỷ XVII, XVIII quy vật chất về các thuộc tính của vật
như là khối lương, quảng tính, hay là kết cấu nguyên tử. Quan niệm này đã có tính khoa
học tuy nhiên nó còn mang nặng tính siêu hình cơ giới, máy móc. Do đó những quan niệm lOMoARc PSD|36215725
này cuối cùng cũng bị khoa học bác bỏ. Từ đó đặt ra nhu cầu phải có một quan niệm mới
về vật chất. Lênin là người đầu tiên đưa ra được quan điểm này.
ĐỊNH NGHĨA CỦA LÊNIN VỀ VẬT CHẤT 1.
Hoàn cảnh ra đời của định nghĩa Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cuộc cánh mạng
trongKHTN đã mở ra nhiều phát minh có tính bước ngoặt làm đảo lộn những nguyên tắc cũ,
xuất hiện một loạt những phát minh khoa học mới góp phần bác bỏ những quan niệm cũ về
vật chất cụ thể là: - Năm 1895 tìm ra tia X (tia rơn ghen) chứng tỏ trong tự nhiên vật chất
không chỉ là chất (tức là những cái có khối lượng, có quảng tính và có cấu trúc nguyên tử)
mà vật chất còn là trường (dạng vật chất mang tính liên tục, nó không xác định về mặt khối
lượng, không có cấu trúc nguyên tử). - Năm 1896 phát hiện ra hiện tượng phóng xạ chứng
tỏ nguyên tử cũng tiêu tan. - Năm 1897 tìm ra electơron (điện tử) chứng tỏ nguyên tử cũng
không phải là kết cấu vật chất cuối cùng (cấu trúc này vẫn có thể phân chia được nữa). Sang
đầu thế kỷ XX phát hiện ra hiện tượng thay đổi của khối lượng, quảng tính và thời gian trong
sự phụ thuộc vào tốc độ vận động. Tóm lại: Khoa học chứng minh rằng không có dạng vật
chất đầu tiên. Từ những phát minh khoa học trên đã làm xuất hiện sự khủng hoảng trong lập
trường tư tưởng của một số nhà khoa học, nhà triết học, từ đó làm khôi phục lại chủ nghĩa
duy tâm và thuyết bất khả tri, chống lại chủ nghĩa Mác. Trước bối cảnh đó LêNin đã viết tác
phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” xuất bản năm 1909 mà trong
đó ông đã đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất (được thừa nhận như là một định nghĩa
chính thống của chủ nghĩa Mác) 2.
Định nghĩa: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản
ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác. 3.
Phân tích định nghĩa: Trong nội dung định nghĩa trên cần lưu ý 2 điểm sau: - Một
là: Định nghĩa khẳng định vật chất là một phạm trù triết học, phạm trù là một khái niệm rộng
nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính phổ biến nhất của hiện thực. Như vậy khi coi
vật chất là một phạm trù triết học thì nó là khái niệm chứ không phải là sự vật. Cho nên vật
chất là cái chung, cái khái quát, cái trừu tượng, là vật chất nói chung (là vĩnh viễn). Vì vậy
cần phải phân biệt phạm trù triết học về vật chất với 1 khái niệm vật lý thông thường về vật
chất mà người ta dùng để chỉ những sự vật, những hiện tượng vật chất cụ thể (như vậy: đất,
nước, lửa, không khí chẳng qua chỉ là một dạng tồn tại về vật chất). - Hai là: Về mặt nhận
thức luận (phương pháp luận) thì thuộc tính cơ bản nhất của vật chất dùng để định nghĩa cho
nó và để phân biệt nó với ý thức tinh thần là thuộc tính tồn tại khách quan. Vật chất là tất cả
những gì tồn tại khách quan bên ngoài đầu óc con người và không phụ thuộc vào ý thức của
con người, độc lập lại với nó thì ý thức hay tinh thần là cái tồn tại chủ quan trong đầu óc con
người. Tóm lại: Theo định nghĩa của LêNin vật chất được hiểu như sau: - Vật chất là tất cả
những gì đang tồn tại khách quan bên ngoài đầu óc con người, không phụ thuộc vào ý thức,
cảm giác của con người. - Vật chất là những cái mà khi tác động lên các giác quan của con
người một cách trực tiếp hay gián tiếp thì sẽ gây nên cho con người cảm giác. - Vật chất là
những cái mà trong quan hệ đối với chúng thì ý thức, cảm giác của con người chẳng qua chỉ
là sự phản ánh của chúng mà thôi. 4.
Ý nghĩa, phương pháp luận của định nghĩa: Một là: Định nghĩa trên đã góp phần
khắc phục được quan niệm siêu hình về vật chất, đó là không quy vật chất về cái cụ thể mà
đồng nhất nó với thực tại khách quan nói chung (Cái thực tại khách quan ấy mới là vĩnh
viễn, mới là cái vô cùng tận). Hai là: Định nghĩa đã góp phần giải quyết được cả hai mặt vấn
đề cơ bản của triết học theo lập trường duy vật và theo lập trường khả tri luận (theo thuyết
có thể biết) Ba là: Định nghĩa góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, nhất là duy tâm
về xã hội. Vì theo định nghĩa này đưa vào thuộc tính tồn tại khách quan mà ta có thể phân
biệt trong xã hội xem đâu là vật chất, đâu là tinh thần. Bốn là: Định nghĩa là cơ sở khoa học lOMoARc PSD|36215725
cho việc nghiên cứu về các dạng cấu trúc vật chất của thế giới có liên quan đến dạng vật chất
mới như là: hạt và phản hạt; vật chất và phản vật chất.
PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT Vận động và đứng im Vận động. o Khái niệm vận động:
+ Ph.Ăngghen viết: " Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là phương thức
tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất thì bao gồm tất cả mọi sự thay
đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy ".
+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất nghĩa là vật chất tự tồn tại thông qua vận
động và nhờ vật chất vận động mà con người nhận biết được thế giới.
+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất nghĩa là vật chất bao giờ cũng ở trạng thái
vận động vì bất cứ sự vật, hiện tượng vật chất nào cũng là một vật thể thống nhất có kết
cấu nhất định. Kết cấu đó không có gì khác là sự cùng tồn tại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các bộ phận, các nhân tố, các xu hướng khác nhau, đối lập nhau. Sự ảnh hưởng qua lại đó
gây ra những biến đổi nói chung, tức vận động. Nói cách khác: Nguồn gốc vận động nằm
trong mâu thuẫn nội tại của bản thân sự vật. Vận động của vật chất là tự thân vận động.
o Các hình thức vận động cơ bản: Căn cứ theo những tiêu chí phân loại khác nhau,
người ta có thể chia vận động của vật chất thành các hình thức vận động khác
nhau. Dựa trên những thành tựu của khoa học đương thời, Ph.Ăngghen đã phân
chia vận động thành các hình thức cơ bản sau (cho đến nay cách phân loại phổ biến
nhất trong khoa học vẫn là chia vận động thành 5 hình thức cơ bản như
Ph.Ăngghen đã tổng kết):
+ Vận động cơ học là sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
+ Vận động vật lý là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các
quá trình nhiệt, điện...
+ Vận động hóa học là quá trình hóa hợp và phân giải các chất, vận động của các nguyên tử.
+ Vận động sinh học là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
+ Vận động xã hội là sự biến đổi của lịch sử và xã hội, sự thay đổi, thay thế các quá trình
xã hội này bằng các quá trình xã hội khác.
Trong sự tồn tại của mình, mỗi một sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động
khác nhau. Tuy nhiên bản thân sự tồn tại của sự vật ấy bao giờ cũng đặc trưng bằng một
hình thức vận động cơ bản. • Đứng im.
o Đứng im là trạng thái bảo tồn những thuộc tính vốn có của vật chất và được xác
định trong một giới hạn thời gian mà ở đó sự vật chưa thay đổi thành sự vật khác. o
Đứng im có tính tương đối và tạm thời (còn vận động là tuyệt đối) bởi vì
đứng im chỉ diễn ra trong một hình thức vận động nhất định, trong một quan hệ
nhất định và trong một thời gian nhất định mà thôi. Như vậy, đứng im chẳng qua
chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận động của vật chất. Đó là vận động trong
thăng bằng, trong sự ổn định tương đối của các sự vật hiện tượng. Do đó vận động
bao hàm sự đứng im. Ph.Ăngghen kết luận:" mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời ". Không gian và thời gian lOMoARc PSD|36215725
Trong lịch sử triết học, xung quanh các phạm trù không gian và thời gian đã từng có rất
nhiều vấn đề nan giải gây tranh cãi. Vậy theo triết học duy vật biện chứng thì phạm trù
không gian và thời gian được hiểu như thế nào? •
Khái niệm không gian, thời gian:
o Không gian: Bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất
định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước (hình
thức kết cấu, độ dài ngắn, cao thấp...) so với các khách thể khác. Các hình thức tồn
tại như vậy của vật thể được gọi là không gian. Hay nói cách khác, không gian là
hình thức tồn tại của vật chất, vì vật chất luôn tồn tại trong những dạng vật chất cụ
thể, có kết cấu và liên hệ với những dạng khác theo một trật tự phân bố nhất định.
o Thời gian: Sự tồn tại của các khách thể vật chất bên cạnh các quan hệ không gian,
còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay nhanh chóng của hiện tượng, ở sự
kế tiếp trước sau của các giai đoạn vận động... Những thuộc tính này của sự vật
được đặc trưng bằng phạm trù thời gian. Hay nói cách khác thời gian là hình thức
tồn tại của vật chất, biểu thị sự tồn tại, vận động kế tiếp nhau theo trình tự xuất
hiện, phát triển và mất đi của các sự vật, hiện tượng. •
Tính chất của không gian và thời gian. o
Tính khách quan: Không gian, thời
gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật
chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian cũng tồn tại khách quan.
o Tính vĩnh cửu và vô tận: Theo Ph.Ăngghen, vật chất vĩnh cửu và vô tận trong
không gian và trong thời gian. Những thành tựu của vật lý học vi mô cũng như
những thành tựu của vũ trụ học ngày càng xác nhận tính vĩnh cửu và vô tận của không gian và thời gian.
o Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian: Tính ba chiều của
không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Tính một chiều của thời gian là
chiều từ quá khứ đến tương lai.
Như vậy, không gian, thời gian và vận động là những hình thức, phương thức tồn tại tất
yếu, vốn có của vật chất. Chỉ có vật chất tồn tại, vận động vĩnh viễn trong thời gian và
không gian, và chỉ có không gian, thời gian của vật chất đang vận động. Con người nhận
thức vật chất thông qua các hình thức và phương thức tồn tại của nó.
Tính thống nhất vật chất của thế giới: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, tính thống
nhất vật chất của thế giới được biểu hiện ở chỗ •
Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, chúng
đều có cơ sở vật chất nghĩa là chúng đều tồn tại và vận động với những quy luật
khách quan vốn có mà con người có thể nhận biết. Chúng luôn vận động, biến đổi
từ dạng này sang dạng khác vì vật chất luôn vận động. •
Từ thế kỷ XIX, nhiều thành tựu vĩ đại của khoa học tự nhiên như thuyết tế bào,
định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá của các loài… đã
chứng minh sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới.
4. Phạm trù ý thức
a. Nguồn gốc của ý thức
Ý thức là gì, do đâu mà có, để trả lời cho câu hỏi này mà trong lịch sử triết học đã có nhiều quan điểm khác nhau: -
Triết học duy tâm quan niệm, ý thức là một thực thể độc lập không phụ
thuộc vào thế giới vật chất, có trước thế giới vật chất, sáng tạo ra thế giới vật chất và chi
phối thế giới vật chất được Pla - tôn gọi là “ ý niệm ”, H - ghen gọi là “ ý niệm tuyệt đối ” lOMoARc PSD|36215725 -
Chủ nghĩa duy vật trước Mác không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên này
của ý thức, nhưng lại cho rằng tư tưởng được tiết ra từ óc cũng như gan tiết ra mật. -
Trên cơ sở tổng kết thành tựu của nhiều khoa học, đặc biệt là khoa học sinh
lý hệ thần kinh. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác bác bỏ những quan niệm sai lầm trên
và đưa ra nhận định mới về nguồn gốc của ý thức: ý thức là một thuộc tính của vật chất,
nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có
tổ chức cao là bộ óc người có chức năng phản ánh, nhưng không phải là phản ánh giản
đơn, mà là phản ánh năng động sáng tạo. -
Trước hết chúng ta đều biết: phản ánh là thuộc tính vốn có của mọi đối
tượng vật chất. Ví dụ:
+ Phản ánh của giới vô cơ như mặt nước, mặt gương phản chiếu ánh sáng. Sự phản
ánh này mang tính đơn giản, không phân biệt, không lựa chọn.
+ Phản ánh của thực vật như hoa hướng dương biết hướng về phía mặt trời để hấp
thụ được nhiều năng lượng, rễ cây phát triển mạnh về hướng có nhiều phân. Sự phản ánh
này đã có sự lựa chọn.
+ Phản ánh của động vật lại phát triển cao hơn một bậc dưới dạng cảm giác, tri giác
và biểu tượng là nhờ có hệ thống thần kinh và bộ óc .
Nếu vậy, các loài động vật chúng có ý thức không? Trả lời rằng không, chỉ con người mới
có ý thức. Phản ánh dưới dạng cảm giác, tri giác và biểu tượng đó mới chỉ là hiện tượng
sinh lý và tâm lý chung của động vật, chứ chưa phải là ý thức. Ý thức chỉ được hình thành
gắn liền với lao động và sau lao động là ngôn ngữ thì ý thức mới có thể xuất hiện. Như
vậy, sự ra đời của ý thức có hai nguồn gốc: -
Nguồn gốc tự nhiên là bộ óc người, có chức năng phản ảnh:
Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, nó cũng có một quá trình tiến hóa lâu
dài hàng tỷ năm cùng với sự hình thành của trái đất, từ mầm sống đầu tiên và phát triển
đến đỉnh cao nhất của sự tiến hoá là xuất hiện loài người. Bộ óc người (nặng trung bình
1,7 kg có khoảng15 tỉ tế bo), có chức năng thu nhận và điều khiển cơ thể với thế giới bên
ngoài, nhờ đó mà chúng ta mới biết được mùi vị, âm thanh, màu sắc, nóng lạnh. Được Páp
- lốp nhà sinh vật học người Nga gọi là phản xạ có điều kiện và không có điều kiện. Do đó,
khi bộ óc bị tổn thương thì phản xạ sẽ khơng chính xác nữa. Nếu vậy thì con vật có ý thức
không? Trả lời rằng không, chỉ có con người mới có ý thức. Như vậy, rõ ràng là ở con
người có một cái gì đó đặc biệt. Cái đặc biệt chính là thông qua lao động, vượn biến thành
người và sau lao động là ngôn ngữ thì ý thức mới xuất hiện. b. Nguồn gốc xã hội:
Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên rất quan trọng, không thể thiếu được,
nhưng chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là lao động . -
Lao động là điều kiện chủ yếu để con người tồn tại, phát triển. Đó là sự
khác nhaucăn bản giữa con người với động vật. Nếu như ở động vật kinh nghiệm sống
được truyền qua bản năng di truyền, như đ được cài đặt sẵn trong bộ gien, chúng chỉ biết
sử dụng các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên, nhưng những thứ đó không còn nữa thì con
vật sẽ bị chết đói, nhưng con người thì hoàn toàn khác, con người không những biết sử
dụng các thứ có sẵn trong tự nhiên mà còn tìm tòi, khám phá, chinh phục, cải tạo tự nhiên
theo ý đồ của mình, nhờ đó mà con người dần dần nhận biết được những thuộc tính, những
kết cấu, những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội dưới dạng những kinh nghiệm,
những tri thức, nhờ vậy mà kho tàng tri thức của loài người ngày càng được bổ sung thêm
phong phú. Vì vậy, ý thức không thể là từ bên ngoài đưa vào trong bộ óc, mà nó được hình
thành từ khám phá và cải tạo thế giới khách quan, từ lao động sản xuất gắn liền với sự ra đời của ngôn ngữ. lOMoARc PSD|36215725 -
Lao động không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà ngay từ buổi đầu sơ khai
con người đã biết quy tụ lại với nhau mang tính tập thể, tính xã hội. Vì vậy, trong quá trình
lao động tập thể đã nảy sinh nhu cầu cần phải trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lao động tập
thể mà từ đó cái cuống họng của loài vượn biến đổi dần dần thích ứng với một lối phát âm
ngày càng phát triển. Nhờ có lao động mà ngôn ngữ mới được hình thành. Nó đã trở thành
hệ thống tín hiệu mang nội dung của ý thức. Nếu không có hệ thống tín hiệu này thì ý thức
không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ là phương tiện, là công cụ để khái quát hoá,
trừu tượng hóa, ngôn ngữ dùng để giao tiếp, truyền kinh nghiệm từ người này sang người
khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, ý thức không phải là hiện tượng thuần túy cá
nhân mà là một hiện tượng mang tính lịch sử, tính xã hội. Nếu không có ngôn ngữ thì xã
hội không thể phát triển. Vì những lẽ trên, Ăng - ghen viết: “ Trước hết là lao động, sau
lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh
hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần biến chuyển thành bộ óc con người ”.
c. Bản chất của ý thức
Dựa trên cơ sở lý luận phản ánh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức
là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người nhưng không phải là sự
phản ánh giản đơn, mà phản ánh một cách năng động và sáng tạo. ý thức là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. -
Để hiểu rõ hơn bản chất của ý thức, chúng ta phải biết rằng: cả vật
chất và ý thức đều tồn tại. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập.
Vật chất là cái được phản ánh tồn tại khách quan, nhưng khi nó đã được chuyển
vào trong đầu óc người ta thì nó lại trở thành hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh
thần của sự vật khách quan, (tức ý thức). Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời
cái được phản ánh (vật chất) với cái phản ánh (ý thức). -
Thứ hai, khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, nhưng nó không phải như là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về
sự vật, mà là sự phản ánh năng động sáng tạo. Do đó chỉ con người mới có ý thức,
ý thức được ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, chính vì
vậy C.Mc viết: ý thức “ chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu
óc con người và được cải biến đi trong đó ”.
Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện thống nhất của ba mặt sau: -
Một là, nhận thức của con người bao giờ cũng xuất phát từ yêu cầu
của cuộc sống đặt ra, do đó những ý tưởng, tức sự suy tính phải có trước khi hành
động, đó là quá trình chọn lọc các thông tin, lựa chọn phương thức hành động, chứ
không thụ động như ở động vật. -
Hai là, những thông tin được sao, chép lại, dưới dạng hình ảnh tinh
thần được lưu giữ lại trong óc. Thực chất, đây là quá trình bắt đầu sáng tạo, có
nghĩa là đối tượng vật chất đã trở thành ý tưởng phi vật chất để rồi suy diễn, tưởng
tượng theo ý tưởng của mình. -
Ba là, chuyển sự tưởng tượng từ trong óc ra bên ngoài, và bằng lao
động con người đã biến những ý tưởng thành hiện thực, giai đoạn này con người
phải lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tiến hành lao động
nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do đó chúng ta phải thấy được ý thức bao giờ cũng
gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ bởi các quy luật sinh
học mà chủ yếu là các quy luật xã hội, các quy ước được hình thành trong quan hệ
sản xuất, do đó ý thức mang bản chất xã hội và lịch sử.
d. Kết cấu ý thức : lOMoARc PSD|36215725
- Cấu trúc theo chiều ngang: gồm có tri thức và tình cảm.
+ Tri thức là kết quả nhận thức của con người về thế giới, được diễn đạt dưới hình
thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu. Được tách ra làm hai loại tri thức. Tri thức thông
thường, là những nhận thức thu nhận được từ hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang
tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài rời rạc chưa được hệ thống hoá. Tri thức khoa học là
những nhận thức đã được đúc kết từ thực tiễn thành lý luận, kinh nghiệm. Ngày nay, tri
thức đang là yếu tố giữ vai trị quyết định đối với sự phát triển kinh tế, vì vậy, đầu tư vào tri
thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bền vững.
+ Tình cảm là sự rung động của con người với xung quanh gây cho con người có
cảm giác vui buồn, yêu thương, căm giận… Vì vậy, một khi tri thức được gắn với tình cảm
thì hoạt động của con người sẽ được tăng thêm gấp bội lần.
-. Cấu trúc theo chiều dọc:
+ Tự ý thức, ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới.
+ Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đó gần như trở
thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sau của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng.
+ Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử
của con người xảy ra mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự kiểm tra, tính toán
của lý trí được biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau và chỉ là mắt khâu trong cuộc
sống có ý thức của con người.
5. Mối quan hệ giữ vật chất và ý thức
Dựa trên cơ sở lý luận phản ánh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: vật chất là
cái có trước ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song
ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, vì vậy
con người phải tôn trọng thực tiễn khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.
a. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện :
+ Vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức, là cái có trước, cái được
phản ánh. Ý thức là cái có sau, là cái phản ánh
+ Vật chất là cái được phản ánh, nhưng khi những hình ảnh của vật chất, tức thế giới
khách quan đã được chuyển vào trong óc người ta ( sao chép, chép lại, chụp lại) thì nó lại
trở thành hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần của thế giới khách quan (tức ý thức).
Chính vì vậy, Mác viết “ Chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con
người và được cải biến đi trong đó “.
+ Ý thức là cái phản ánh: Trước hết xét về nguồn gốc, ý thức là một thuộc tính của vật
chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật
chất sống có tổ chức cao là bộ óc người.
+ Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, có chức năng phản ánh, nhưng không
phải là sự phản ánh giản đơn, mà phản ánh mang tính năng động sáng tạo trên cơ sở gắn
liền với lao động và sau lao động là ngôn ngữ thì ý thức mới có thể xuất hiện, như vậy ý
thức phụ thuộc vo hoạt động của bộ óc người. Do đó, khi bộ óc bị tổn thương thì nhận thức
sẽ không chính xác nữa. Vì vậy, khi chưa có bộ óc người thì không thể có ý thức. b. Sự tác
động trở lại của ý thức đối với vật chất:
Ý thức là sự phản ảnh thế giới khách quan hiện thực vào bộ óc con người, song ý thức
lại có khả năng cải tạo, làm thay đổi hiện thực khách quan, nhưng bản thân của ý thức
không thể tự nó làm thay đổi được hiện thực khách quan. Ý thức chỉ mới là khu nhận thức,
còn việc cải tạo hiện thực khách quan lại cần phải có sự nổ lực hành động của con người
thì lúc đó những ý tưởng, những sáng tạo mới có thể trở thành hiện thực được, do đó nhận lOMoARc PSD|36215725
thức đúng được quy luật vận động của thế giới khách quan thì đó mới là cơ sở để hoạt
động của con người đạt được mục tiêu, và phương hướng đã đề ra. Ngược lại, ý thức của
con người phản ánh sai thế giới khách quan thì kết quả sẽ không thể đạt được như mong muốn.
c. Vai trò của ý thức: nhờ có ý thức mà trong quá trình thực tiễn con người có thể lựa chọn
phương án, phương thức nào có hiệu quả nhất để hoạt động và biết phân biệt được cái nào
đúng, cái nào sai, lợi hại, cái gì nên làm, cái gì nên tránh. d. Ý nghĩa và phương pháp luận:
Để phát huy được tính năng động chủ quan của con người thì trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn, phải tôn trọng tính khách quan, do đó trong hoạt động nhận
thức, hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải lấy thực tế khách
quan làm căn cứ cho hoạt động của mình chứ không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát
cho chương trình hành động, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện
thực thì sẽ mắc phải bệnh duy ý chí. Trên cơ sở đó Đảng ta đã rút ra bài học “Mọi đường
lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, phải tôn trọng quy luật khách quan”.
Để phát huy được nhân tố chủ quan, vai trò tích cực sáng tạo của ý thức nhằm đáp ứng
được yêu cầu xây dựng lực lượng sản xuất trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
mà nhiệm vụ trung tâm là phải công nghiệp hóa và hiện đại hoá, phải “lấy việc phát huy
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, muốn vậy
“phải khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người
Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu”.
6. Hai nguyên lý cơ bản của Phép biện chứng duy vật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Những nhà triết học siêu hình cho rằng giữa các sự vật và hiện tượng trong thế giới
chúngkhông có liên hệ với nhau, tách rời nhau, cái nào riêng cái ấy, cái này bên cạnh
cái kia, nếu chúng có liên hệ với nhau thì cũng chỉ là mối liên hệ bên ngoài.
- Xuất phát từ quan điểm, thế giới thống nhất ở tính vật chất, có chung một nguồn
gốc. Triết học duy vật biện chứng khẳng định: các sự vật, hiện tượng trong quá trình
tồn tại chúng đều có liên hệ với nhau. Mối liên hệ được biểu hiện dưới các dạng: không thể
thiếu nhau, không tách rời nhau, ràng buộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, chuyển hoá
lẫn nhau, sự vật này tồn tại được là nhờ dựa vào sự vật hiện tượng khác, nếu sự vật này
thay đổi thì sự vật hiện tượng khác sớm muộn cũng sẽ thay đổi theo. Những mối liên hệ ấy
không những chỉ xảy ra giữa sự vật này với sự vật khác mà ngay trong bản thân một sự
vật, hiện tượng cũng có mối liên hệ. Ví dụ, trong nguyên tử có những êlectrôn mang điện
âm, xoay xung quanh hạt nhân mang điện dương, đối lập với nhau, nhưng chúng lại có liên
hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, không thể thiếu nhau bằng lực hút và
lực đẩy. Nếu vỏ nguyên tử mất đi một hoặc nhiều êlectrôn thì sẽ làm cho nguyên tử đó
không còn cân bằng về điện, sẽ trở thành Ion dương, và ngược lại .
Hoặc trong một tế bào ta cũng thấy (tế bào động vật) gồm có:
1/ Màng tế bào: bảo vệ các bào quan bên trong tế bào. 2/ Tế bào chất:
- Mạng lưới nội chất:
+ Có hạt: tổng hợp protein cho tế bo.
+ Không hạt: tổng hợp lipit, gluxit cho tế bo.
- Ribosome: tham gia quá trình sinh tổng hợp protein.
- Ty thể: tổng hợp năng lượng cho tế bào hoạt động.
- Lyzosome: thực hiện chức năng tiêu hoá cho tế bào. lOMoARc PSD|36215725
- Bộ Golgi: tham gia quá trình bài tiết cho tế bào (thải các chất cặn bã).
- Trung thể: trung tâm điều khiển và tham gia vào quá trình phân chia tế bo. 3/ Nhân:
- Màng nhân: bảo vệ nhân bên trong.
- Hạt nhân: tổng hợp và hình thành ribosome.
- Chất nhiễm sắc: là cơ sở chủ yếu của sự di truyền. - Chức năng của nhn:
+ Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
+ Duy trì sự sống cho tế bo.
Chúng ta thấy mỗi bộ phận của tế bào đảm nhận những chức năng riêng biệt, nhưng chúng
đều có mối liên hệ với nhau không thể tách rời nhau để tạo thành một chỉnh thể. Do đó,
nếu có một chức năng nào đó của tế bào hư hỏng thì các bộ phận khác của tế bo cũng sẽ
không hoạt động bình thường được nữa.
Hoặc giữa trái đất của chúng ta với các hành tinh trong hệ mặt trời cũng có mối liên hệ
ràng buộc lẫn nhau bằng lực hút và lực đẩy, nếu có một hành tinh nào đó bị huỷ diệt thì nó
sẽ ko theo cả hệ mặt trời thay đổi. Còn trong xã hội thì những mối liên hệ lại càng phức tạp
hơn, Ví dụ: Người nông dân muốn cày ruộng phải có cái cày, cái bừa, nhưng những thứ đó
lại do người công nhân sản xuất. Để sản xuất cày, bừa phải có nguyên liệu như sắt, thép,
v.v… sắt thép lại phụ thuộc vào người khai thác quặng, nghĩa là con người không thể sản
xuất đơn độc được mà phải dựa vào nhau, phụ thuộc vào nhau trong quá trình sản xuất, trao đổi.
Tóm lại, liên hệ là một khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện
tượng. Liên hệ là khách quan, phổ biến, đa dạng vốn có của các sự vật hiện tượng cả ở
trong tự nhiên, xã hội và tư duy. -
Thế nào là mối liên hệ phổ biến: tính phổ biến được biểu hiện nó xảy ra ở cả tự
nhiên, xã hội và tư duy. -
Thế nào là tính khách quan của mối liên hệ: tính khách quan của mối liên hệ biểu
hiện nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. -
Thế nào là mối liên hệ đa dạng, phong phú: tính đa dạng, phong phú được biểu hiện
liên hệ bên trong, liên hệ bên ngoài, liên hệ chủ yếu, liên hệ thứ yếu, liên hệ bản chất, liên
hệ không bản chất, liên hệ tất nhiên, liên hệ ngẫu nhiên…
+ Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa
các yếu tố, các thuộc tính, các mặt của một sự vật. Mối liên hệ này giữ vai trị quyết định
tới sự tồn tại và phát triển của sự vật.
+ Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Mối liên hệ
này nhìn chung không giữ vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự
vật, và nếu có nó cũng phải thông qua mối liên hệ bên trong mới thực hiện được. Ví dụ, sự
lĩnh hội tri thức của người học được quyết định bởi chính người đó, còn sự tác động bên
ngoài dù có tốt mấy đi chăng nữa mà người học không chịu học thì không có cách nào đưa
tri thức vào anh ta được, hoặc thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức nó vừa tạo nên
thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước chậm và kém phát triển như nước ta. Đất nước
ta có tranh thủ thời cơ, vượt qua được thử thách để trở thành con rồng, con hổ của Châu Á
hay không, trước hết phải phụ thuộc vào trình độ của nhân dân ta, và nếu chúng ta không
vượt qua được thử thách này thì cũng sẽ không xây dựng được một nước mạnh, dân giàu,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Nguyên lý về sự phát triển lOMoARc PSD|36215725
Để trả lời cho câu hỏi, các sự vật và hiện tượng trong thế giới trong quá trình vận động
diễn ra như thế nào mà từ đó trong lịch sử triết học đã có những quan điểm khác nhau:
a. Quan điểm siêu hình:
Những nhà triết học duy vật trước Mác xem sự vận động phát triển của thế giới chỉ là sự
tăng lên hay giảm đi về lượng mà không có sự thay đổi về chất, tức là sự vật ra đời như thế
nào thì trong quá trình vận động, chất của nó vẫn được giữ nguyên, nếu có thay đổi thì
cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới, chất mới.
Sự phát triển là một qua trình tiến lên liên tục.
b. Quan điểm biện chứng (nội dung của nguyên lý):
Đối lập với phương pháp siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: mọi sự vật
hiện tượng trong thế giới đều vận động biến đổi, chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng
thái khác. Sự vận động biến đổi ấy là vô cùng tận không có kết thúc, có nhiều tính chất,
khuynh hướng khác nhau, có sự vận động biến đổi từ thấp tới cao, trái lại có sự vận động
biến đổi dẫn đến tan rã, đi xuống thụt lùi. Do đó, khái niệm vận động nói chung và khái
niệm phát triển không đồng nghĩa với nhau. Vì vậy, chúng ta phải xác định: phát triển là
nói về sự vận động theo một xu hướng đi lên, có đặc điểm tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới thay thế cho cái cũ đã
lỗi thời, nhưng không loại bỏ hoàn toàn cái cũ mà kế thừa, chọn lọc cái cũ.
+ Phát triển không phải diễn ra theo một con đường thẳng tắp mà quanh co, phức tạp theo
đường vòng xoáy trôn ốc giống như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn. + Phát triển là quá trình
tích luỹ về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
+ Nguồn gốc của sự phát triển là do mâu thuẫn nằm ngay bên trong của sự vật đấu tranh
với nhau, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí của con người.
+ Phát triển là khách quan phổ biến, vì nó diễn ra ở mọi lĩnh vực từ tự nhiên cho đến xã hội và cả trong tư duy.
Chứng minh và phân tích nguyên lý phát triển:
+ Phát triển là một quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Ví dụ: Trái Đất của chúng ta đã trải qua hàng tỷ năm
biến đổi phức tạp, đến một mức phát triển nào đó, trên mặt đất xuất hiện sự sống, từ đơn
bào đến đa bào và đỉnh cao nhất của sự tiến hoá là con người, trong xã hội loài người, sự
biến đổi và phát triển lại càng diễn ra nhanh chóng bằng nhiều phương thức sản xuất kế
tiếp trong lịch sử. So với thời thượng cổ, thời đại ngày nay đã đạt đến trình độ phát triển
với tốc độ phi thường, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi
lĩnh vực. Do đó phép biện chứng yêu cầu chúng ta phải hướng tới cái mới, phát hiện ra nó,
nhìn về phía trước, bồi dưỡng cho cái mới mau lớn mạnh, hoạt động theo hướng tiến lên.
+ Phát triển là một quá trình tích luỹ dần dần về lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất, nhưng
do điều kiện mà có thể có những khuynh hướng vận động dẫn đến sự thay đổi về chất. Ví
dụ: trong giới sinh vật, do điều kiện hoàn cảnh mà có sự đột biến về gien thì những đặc
trưng trước đây của sự vật cũ không còn nữa chúng dần dần ổn định và thích ứng với môi
trường làm xuất hiện một giống loài mới, chẳng hạn như vi rút cúm gà chúng chỉ có thể lây
qua gia cầm lông vũ, nhưng do điều kiện nó đã biến thể thành vi rút H5N1 nó đã thích ứng
với môi trường và trở thành một dòng vi rút mới lây lan qua người.
+ Phát triển không phải diễn ra theo một con đường thẳng tắp, mà quanh co theo đường
vòng xoáy trôn ốc giống như lặp lại ban đầu nhưng cao hơn.
Tóm lại: phát triển là một khái niệm dùng để chỉ sự biến đổi theo chiều hướng đi lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
7. Các quy luật cơ bản của Phép biện chứng duy vật lOMoARc PSD|36215725
8. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
9. Khái niệm, kết cấu của sản xuất vật chất, phương thức sản xuất và vai trò của
nó đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
10. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất
11. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
12. Hình thái kinh tế- xã hội
13. Giai cấp – đấu tranh giai cấp
14. Cách mạng xã hội
15. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
16. Quan điểm của triết học Mác- Lênin về vấn đề con người