Triết học về con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong thời đại ngày nay, tài nguyên, của cải quý giá nhất của mỗi quốc gia là con người. Sự tiến bộ, phát triển trong khoa học và thời đại công nghệ cũng để đáp ứng nhu cầu của con người và do con người tạo ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lời mở đầu:
Trong thời đại ngày nay, tài nguyên, của cải quý giá nhất của mỗi quốc gia là con
người. Sự tiến bộ, phát triển trong khoa học và thời đại công nghệ cũng để đáp ứng
nhu cầu của con người và do con người tạo ra. Đồng thời, các mục đích phát triển kinh
tế - xã hội tạo ra phúc lợi xã hội suy cho cùng cũng là vì con người. Chính vì vậy, vấn
đề nghiên cứu về con người luôn là một chủ đề của triết học từ cổ đại đến thời đại ngày nay.
Do nhận thấy được tầm quan trọng của con người nhất là vấn đề con người trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nên em muốn viết bài :” Phân tích
quan điểm về con người và bản chất con người của triết học Mác – Lênin qua đó rút ra
những ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Phần 1. Kiến thức cơ bản
TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1. Khái niệm về con người
1.1. Con người là thực thể sinh học - xã hội
Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất
của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các
thành tựu của văn minh và văn hóa. Triết học Mác đã kế thừa quan điểm về con người
trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa
yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.
Về phương diện con người là thực thể sinh học: Con người là một thực thể sinh
vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. Ph.Angghen cho rằng:
“Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc
con người hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”. Con người
cũng là một bộ phận của giới tự nhiên và giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con
người”. Mặt khác, con người cũng giống như mọi động vật khác, con người phải đấu
tranh sinh tồn để ăn uống, sinh đẻ con cái, tồn tại và phát triển. Đồng thời con người
còn phải phục tùng các qui luật của giới tự nhiên, các qui luật sinh học như di truyền,
tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên. Những thuộc tính, đặc
điểm sinh học, quá trình tâm – sinh lý và các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên
bản chất sinh học của cá nhân con người.
Về phương diện con người là thực thể xã hội: Hoạt động xã hội quan trọng nhất
của con người là lao động sản xuất: “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao
động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật”. Nếu con vật phải sống dựa hoàn
toàn vào các sản phẩm của tự nhiên, dựa vào bản năng thì con người sống bằng lao
động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu
cầu của mình. Nhờ có lao động, con người mới có thể tiến hóa, có khả năng vượt qua
loài động vật để phát triển thành con người. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất,
con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên: “ Con vật chỉ tái sản xuất ra
bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”. Thông qua hoạt
động sản xuất, lao động không chỉ giúp con người cải biến giới tự nhiên, sáng tạo ra
các vật phẩm, của cải vật chất tinh thần để thỏa mãn, phục vụ nhu cầu đời sống của
con người mà còn giúp hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy, giúp xác lập quan
hệ xã hội. Bởi thế, lao động là điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự
hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nên nhân cách cá nhân
trong cộng đồng xã hội.
Là thực thể sinh học – xã hội nên sự hình thành và phát triển của con người luôn bị
chi phối bởi ba hệ thống qui luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các
qui luật tự nhiên như qui luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, qui luật về sự trao
đổi chất, về di truyền, biến dị,…qui định phương diện sinh học của con người. Hệ
thống các qui luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con
người như tình cảm, khát vọng, niềm tin,… Điều đó cho thấy trong mỗi con người,
nhu cầu sinh học (như ăn, mặc, ở) và nhu cầu xã hội (nhu cầu tái sản xuất xã hội, nhu
cầu tình cảm, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị
tinh thần)… đều có sự thống nhất với nhau. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu về mặt xã hội
của con người. Mặt xã hội chỉ có thể phát triển trên cơ sở phù hợp với mặt sinh học, là
bản chất để phân biệt con người và loài vật.
1.2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin phê phán quan niệm của Phoiơbắc đã
xem xét con người tách khỏi điều kiện lịch sử và hoạt động thực tiễn của họ và con
người như là đối tượng cảm tính, trừu tượng, không có hoạt động thực tiễn. Phoiơbắc
đã không nhìn thấy được những quan hệ hiện thực, sống động giữa người với người
trong đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất. Do vậy, ông đã tuyệt đối hóa, lý tưởng
hóa tình yêu giữa người với người và đó cũng không phải là tình yêu hiện thực. Phê
phán quan niệm sai lầm của Phoiơbắc và của các nhà tư tưởng khác, con người kế thừa
các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã dựa vào những thành tựu của
khoa học, chủ nghĩa Mác đã khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển
lâu dài của thế giới tự nhiên vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và chính bản thân con người.
1.3.Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi
vậy con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh.
C.Mác khẳng định rằng: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản
phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… cái học thuyết ấy quên rằng chính
những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải
được giáo dục”. Thông qua quá trình cải biến tự nhiên trong các hoạt động thực tiễn,
con người thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội, làm phong phú thêm thế
giới tự nhiên và tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.
Khi cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình, tức là con người là
chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất
vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức làm biến đổi đời
sống và xã hội. Từ những hoạt động vật chất và tinh thần, con người thúc đẩy xã hội
vận động từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Sự tồn
tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người sẽ không xuất hiện nếu không có hoạt động
của con người tạo ra quy luật xã hội.
2. Bản chất con người
Trong Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó,
bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.”. Bản chất của con người luôn
được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể trong những điều
kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người, là sự tổng hòa
chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách
rời nhau. Các quan hệ xã hội có nhiều loại: Quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ
trực tiếp,… và các quan hệ đó đều góp phần tạo nên bản chất con người. Các quan hệ
xã hội thay đổi thì bản chất con người sẽ thay đổi theo. Trong các quan hệ xã hội cụ
thể thì bản chất của con người mới thật sự bộc lộ và bản chất con người mới phát triển
trong những quan hệ xã hội đó. Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trò
quyết định các phương tiện khác của đời sống con người khiến cho con người là một
động vật xã hội. Đây cũng là tiền đề thực thể xã hội tồn tại và phát triển.
Phần 2. Kiến thức vận dụng
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN 1. Ý nghĩa lý luận
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người, ta thấy
có một số ý nghĩa lý luận quan trọng. Đánh giá, lý giải một cách khoa học về vấn đề
con người và bản chất con người đồng thời phải xem xét ở cả hai phương diện bản tính
tự nhiên và phương diện bản tính xã hội. Song, việc đánh giá con người ở phương diện
bản tính xã hội là điều căn bản hơn, có tính quyết định hơn. Con người vừa là chủ thể
của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử nên động lực của sự phát triển tiến bộ của xã
hội là do con người qua sự sáng tạo lịch sử của con người. Vì vậy, năng lực sáng tạo
của con người là nguồn động lực để phát huy và thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của
xã hội. Quan tâm đến việc xây dựng môi trường xã hội và những quan hệ xã hội tốt
đẹp để phát triển con người theo hướng tích cực. Con người tiếp nhận hoàn cảnh một
cách tích cực sẽ tác động trở lại môi trường, hoàn cảnh theo nhiều phương diện khác nhau.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Con người làm thay đổi tự nhiên, xã hội, thay đổi chính bản thân và hình thành nên
lịch sử xã hội của loài người thông qua hoạt động thực tiễn. Một cống hiến quan trọng
của triết học Mác là vạch ra mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con
người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm vững và kế thừa những tư tưởng lý luận của Mác và
đặt con người lên hàng đầu. Theo Người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em,
họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”.
Người thường đặt mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba chiều: Quan hệ với
một cộng đồng xã hội nhất định trong đó mỗi con người là một thành viên; quan hệ với
tự nhiên trong đó con người là một bộ phận không thể tách rời. Con người trong quan
niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất giữa thể lực, tâm lực, trí
lực và sự hoạt động. Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm sức khoẻ, tri thức, năng lực
thực tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần.... Người cho con người là tài sản quý nhất,
chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con người, coi con người là mục tiêu, động lực của sự
phát triển xã hội, nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Người nhận thức đúng
đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin, xem con người với tư cách là nguồn sáng tạo có ý thức, chủ thể của lịch sử.
Việc đề cao nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát
triển là tư tưởng nhất quán của Đảng ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang
thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra cơ sở vật
chất và văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú. Do đó, chúng ta cần khắc
phục mặt trái của cơ chế thị trường, phát huy vai trò nhân tố con người, thực hiện
chiến lược con người của Đảng.
Đặc biệt, quán triệt sâu sắc tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
là phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát
vọng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030). Phát huy
nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và
mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức
mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ chế, chính sách
phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều
phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân.
Đồng thời để phát triển toàn diện con người, các hoạt động hệ thống giáo dục và đào
tạo cần hướng vào việc xây dựng, phát triển con người Việt Nam có thế giới quan khoa
học, trí tuệ và đạo đức; gắn với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công
dân, nâng cao trí lực và kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập, của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. . Lời kết thúc:
Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người đã mang đến
một ý nghĩa không những quan trọng mà còn có vai trò to lớn trong việc nghiên cứu
vấn đề về con người. Quan điểm ấy cho ta thấy ba đặc điểm lớn của con người, thứ
nhất con người là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố tự nhiên, thứ hai con
người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể lịch sử và tạo ra chính bản thân
mình, thứ ba bản chất con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Từ đó có thể
khẳng định, quan điểm Mác – Leenin về con người vẫn còn nguyên ý nghĩa lý luận và
thực tiễn. Đây là những bài học quý giá để phát huy nguồn lực con người đồng thời
phát triển và xây dựng bền vững đất nước.