Trình bày các xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh, mỗi xu hướng lấy 1 ví dụ cụ thể - Lịch sử 9

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được đánh giá có triển vọng tốt, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem! 

Chủ đề:
Môn:

Lịch Sử 9 251 tài liệu

Thông tin:
3 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Trình bày các xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh, mỗi xu hướng lấy 1 ví dụ cụ thể - Lịch sử 9

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được đánh giá có triển vọng tốt, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem! 

33 17 lượt tải Tải xuống
Trình bày các xu hướng của thế giới sau chiến tranh
lạnh, mỗi xu hướng lấy 1 ví dụ cụ thể
Lịch sử lớp 9
1. Các xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh
(1) Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.
(2) Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát
triển kinh tế.
(3) Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng
trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.
(4) Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến,
xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.
2. Ví dụ về mỗi xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh
Cùng xem ví dụ của mỗi xu hướng tương ứng với mỗi số mà Hoatieu đã đánh dấu ở
trên nhé.
(1) Thế giới không còn trật tự "hai cực" là Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai
phe là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa nữa mà chuyển thành xu hướng “đa
cực”. Biểu hiện rõ ràng nhất là qua sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên
minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
(2) Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung phát triển kinh tế như Mĩ,
Nhật Bản
(3) Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời, khiến Mỹ ra sức
củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối bá chủ thế giới. Điều này biểu
hiện qua Mỹ ra sức điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực
cạnh tranh, xây dựng Trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo. Nhưng trong bối cảnh lúc
ấy, tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương đối,
mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực hiện của
nó.
(4) Sau chiến tranh lạnh, nhiều cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài
như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.
Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự phát triển của các thế lực
tôn giáo. Có nhiều giáo phái cực đoan như Hồi giáo cực đoan, Giáo hội Thiên chúa với
khuynh hướng chống đối chính trị" như ở Ba Lan, Tiệp Khắc và Rumani...
3. Xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh
Xu thế phát triển lấy kinh tế trọng điểm
Xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới được củng cố.
Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ
bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài.
Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế.
4. Sau chiến tranh lạnh tình hình thế giới có những chuyển
biến và theo các xu hướng phát triển nào của thế giới hiện
nay
Sau chiến tranh lạnh, tình hình thế giới đã có những sự thay đổi mạnh mẽ cả về chính
trị - kinh tế - xã hội và diễn ra với các xu hướng cụ thể như sau:
- Sự tan rã của Liên bang Xô Viết, CNXH ở Đông Âu đã làm "nguội" đi Chiến tranh
lạnh, đưa đến sự tan rã của trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một
trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. Sự chuyển đổi cục diện này khác với sự
chuyển đổi cục diện thế giới trước đó vì nó mang đặc điểm mới nhất là không phải trải
qua chiến tranh. Thế giới đang trong tình hình "nhiều siêu cường, nhiều cường quốc"
và sự lớn mạnh của các liên minh quân sự, kinh tế, đó là Mỹ, Tây Âu (EU), Nhật Bản,
Nga, Trung Quốc...
- Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế là xu thế. Tuy vậy, vẫn không thiếu sự cạnh
tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình
phức tạp tại nhiều khu vực và nhiều nước giữa các siêu cường.
+ Xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế,
chiến tranh mạng, các hoạt động can thiệp, lật đổ, bất tuân dân sự, tranh chấp chủ
quyền, lãnh thổ, tài nguyên… diễn ra dưới những hình thức mới, gay gắt hơn.
+ Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninh
năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu,
thiên tai, dịch bệnh, v.v.. diễn biến nghiêm trọng.
- Từ sau "Chiến tranh lạnh" và dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học - kĩ thuật,
hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng
điểm.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế đang là hai xu thế lớn, chi phối sâu sắc tiến trình phát triển của nhân loại.
Những đột phá công nghệ diễn ra nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, như: trí tuệ nhân
tạo, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, robots, công nghệ in
3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, lưu trữ năng lượng,.., đem đến sự thay
đổi vượt bậc cho chất lượng cuộc sống, việc làm và sản xuất, kinh doanh.
- Tuy hoà bình được củng cố nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều khu
vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái (Liên bang
Nam Tư cũ, Châu Phi và một số nước Tây Á).
=> Nhưng nhìn chung, xu thế chung của thế giới hiện nay vẫn là hòa bình, ổn định, hợp
tác phát triển kinh tế, văn hóa. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các quốc
gia, trong đó có Việt Nam trong thế kỷ XXI.
5. Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến
tranh lạnh, chiến lược hàng đầu mà Việt Nam cần thực
hiện trong thời gian tới là gì?
Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, chiến lược hàng đầu
mà Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới là tập trung phát triển kinh tế.
Nguyên nhân:
+ Việt Nam là cửa ngõ quan trọng của một khu vực kinh tế năng động, tiếp cận với các
thị trường lớn của thế giới.
+ Việt Nam có lợi thế của nước đi sau khi có thể đi thẳng vào phát triển những lĩnh vực
mới của nền kinh tế số
+ Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được đánh giá có triển vọng tốt, là một trong những
nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới.
| 1/3

Preview text:

Trình bày các xu hướng của thế giới sau chiến tranh
lạnh, mỗi xu hướng lấy 1 ví dụ cụ thể
Lịch sử lớp 9 
1. Các xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh
(1) Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.
(2) Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
(3) Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng
trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.
(4) Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến,
xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.
2. Ví dụ về mỗi xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh
Cùng xem ví dụ của mỗi xu hướng tương ứng với mỗi số mà Hoatieu đã đánh dấu ở trên nhé.
(1) Thế giới không còn trật tự "hai cực" là Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai
phe là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa nữa mà chuyển thành xu hướng “đa
cực”. Biểu hiện rõ ràng nhất là qua sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên
minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
(2) Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung phát triển kinh tế như Mĩ, Nhật Bản
(3) Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời, khiến Mỹ ra sức
củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối bá chủ thế giới. Điều này biểu
hiện qua Mỹ ra sức điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực
cạnh tranh, xây dựng Trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo. Nhưng trong bối cảnh lúc
ấy, tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương đối,
mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực hiện của nó.
(4) Sau chiến tranh lạnh, nhiều cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài
như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.
Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự phát triển của các thế lực
tôn giáo. Có nhiều giáo phái cực đoan như Hồi giáo cực đoan, Giáo hội Thiên chúa với
khuynh hướng chống đối chính trị" như ở Ba Lan, Tiệp Khắc và Rumani...
3. Xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh
 Xu thế phát triển lấy kinh tế trọng điểm
 Xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới được củng cố.
 Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ
bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài.
 Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế.
4. Sau chiến tranh lạnh tình hình thế giới có những chuyển
biến và theo các xu hướng phát triển nào của thế giới hiện
nay
Sau chiến tranh lạnh, tình hình thế giới đã có những sự thay đổi mạnh mẽ cả về chính
trị - kinh tế - xã hội và diễn ra với các xu hướng cụ thể như sau:
- Sự tan rã của Liên bang Xô Viết, CNXH ở Đông Âu đã làm "nguội" đi Chiến tranh
lạnh, đưa đến sự tan rã của trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một
trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. Sự chuyển đổi cục diện này khác với sự
chuyển đổi cục diện thế giới trước đó vì nó mang đặc điểm mới nhất là không phải trải
qua chiến tranh. Thế giới đang trong tình hình "nhiều siêu cường, nhiều cường quốc"
và sự lớn mạnh của các liên minh quân sự, kinh tế, đó là Mỹ, Tây Âu (EU), Nhật Bản, Nga, Trung Quốc...
- Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế là xu thế. Tuy vậy, vẫn không thiếu sự cạnh
tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình
phức tạp tại nhiều khu vực và nhiều nước giữa các siêu cường.
+ Xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế,
chiến tranh mạng, các hoạt động can thiệp, lật đổ, bất tuân dân sự, tranh chấp chủ
quyền, lãnh thổ, tài nguyên… diễn ra dưới những hình thức mới, gay gắt hơn.
+ Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninh
năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu,
thiên tai, dịch bệnh, v.v.. diễn biến nghiêm trọng.
- Từ sau "Chiến tranh lạnh" và dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học - kĩ thuật,
hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế đang là hai xu thế lớn, chi phối sâu sắc tiến trình phát triển của nhân loại.
Những đột phá công nghệ diễn ra nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, như: trí tuệ nhân
tạo, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, robots, công nghệ in
3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, lưu trữ năng lượng,.., đem đến sự thay
đổi vượt bậc cho chất lượng cuộc sống, việc làm và sản xuất, kinh doanh.
- Tuy hoà bình được củng cố nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều khu
vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái (Liên bang
Nam Tư cũ, Châu Phi và một số nước Tây Á).
=> Nhưng nhìn chung, xu thế chung của thế giới hiện nay vẫn là hòa bình, ổn định, hợp
tác phát triển kinh tế, văn hóa. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các quốc
gia, trong đó có Việt Nam trong thế kỷ XXI.
5. Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến
tranh lạnh, chiến lược hàng đầu mà Việt Nam cần thực
hiện trong thời gian tới là gì?
Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, chiến lược hàng đầu
mà Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới là tập trung phát triển kinh tế. Nguyên nhân:
+ Việt Nam là cửa ngõ quan trọng của một khu vực kinh tế năng động, tiếp cận với các
thị trường lớn của thế giới.
+ Việt Nam có lợi thế của nước đi sau khi có thể đi thẳng vào phát triển những lĩnh vực
mới của nền kinh tế số
+ Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được đánh giá có triển vọng tốt, là một trong những
nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới.