Truyện Kiều nhìn từ phạm trù thẩm mỹ cái đẹp - Bài tập lớn môn Mỹ học đại cương | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Truyện Kiều nhìn từ phạm trù thẩm mỹ cái đẹp - Bài tập lớn môn Mỹ học đại cương | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 16 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG
MÃ HỌC PHẦN: NH833
CHỦ ĐỀ: 1
Truyện Kiều (Nguyễn Du) nhìn từ phạm trù thẩm mĩ cái đẹp.
1
MỞ ĐẦU.............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................3
NỘI DUNG.........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...............................................3
1.1. Khái niệm cái đẹp..........................................................................................3
1.2. Biểu hiện của cái đẹp.....................................................................................3
1.3. Biểu hiện của tác phẩm nghệ thuật đẹp......................................................4
CHƯƠNG 2. Biểu hiện của cái đẹp trong nội dung truyện Kiều
của Nguyễn Du..................................................................................................4
2.1. Tác giả Nguyễn du.........................................................................................4
2.2. Tư tưởng nhân văn trong Truyện Kiều......................................................4
2.3. Chủ đề trong tác phẩm Truyện Kiều..........................................................8
CHƯƠNG 3. Biểu hiện của cái đẹp trong hình thức thức nghệ
thuật của Truyện Kiều.................................................................................12
3.1. Thể loại lục bát............................................................................................13
3.2. kết cấu truyện Kiều....................................................................................14
3.3. vẻ đẹp qua ngôn ngữ...................................................................................14
3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...................................................................15
3.5. Cái đẹp Truyện kiều dưới góc nhìn mỹ học..............................................15
TỔNG KẾT.....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................16
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đã rất nhiều nhà nghiên cứu về Truyện Kiều trên nhiều phương diện khác
nhau. Nhìn chung, ở phương diện nào nhà nghiên cứu cũng phát hiện được
những điểm sâu sắc và độc đáo của tác phẩm. Nó trở thành nguồn cảm hứng cho
rất nhiều nhà thơ nhà văn nghiên cứu sâu xa. Tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề nhức
nhối ám ảnh về thân phận con người trong xã hội phong kiến xưa. Cái đẹp trong
xã hội xưa không được xem trong thậm chí bị vùi dập một cách tàn nhẫn. Nhưng
dưới ngòi bút điêu luyện của Nguyễn du những vẻ đẹp ấy lại đáng được trân
trọng ngợi ca. Thông qua nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn về Truyện Kiều (Nguyễn Du) nhìn từ
phạm trù thẩm mĩ cái đẹp.
NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
1.1. Khái niệm cái đẹp.
Cái đẹp là một phạm trù mỹ học trung tâm, cơ bản dùng để khái quát những
giá trị xã hội tích cực của những sự vật, hiện tượng trong hiện thực (tự nhiên và
xã hội) có hình thức cụ thể cảm tính, được con người xã hội cảm thụ bằng giác
quan, đánh giá tư tưởng tình cảm qua sự biểu hiện niềm vui sướng, thú vị.
1.2. Biểu hiện của cái đẹp.
Biểu hiện của cái đẹp tức là nói đến các sự vật, hiện tượng được đánh giá là
đẹp và các vẻ đẹp cụ thể. Vẻ đẹp được cảm nhận chủ yếu qua thị giác và thính
giác của con người với sự vật hiện tượng. Có thể phân ra ba lĩnh vực biểu hiện:
trong tự nhiên, trong xã hội, trong nghệ thuật. Cái đẹp là cái mà con người có thể
tìm thấy sức mạnh sáng tạo và làm chủ của mình. Nó là cái có thể báo hiệu cho
con người, gợi nên những rung động, những say mê, những khát vọng để chinh
phục nó.
1.3. Biểu hiện của tác phẩm nghệ thuật đẹp.
3
Một tác phẩm nghệ thuật đẹp sẽ là tác phẩm thành công trong việc khắc họa
những cảm xúc sâu sắc nhất mà người nghệ sĩ muốn thể hiện, những khái niệm
họ muốn truyền tải, dù chúng đẹp đẽ và tươi sáng hay tối tăm và tàn bạo.
CHƯƠNG 2. Biểu hiện của cái đẹp trong nội dung truyện kiều của
Nguyễn Du.
2.1. Tác giả Nguyễn Du.
Nguyễn du được mệnh danh là đại thi hào Việt Nam, danh nhân văn hóa thế
giới. Cuộc đời của ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn
cuối thế kỉ XVIII – XIX. từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều,
tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm
sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một nhà văn học lỗi lạc,
nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và
chữ Nôm. Các tác phẩm đểu thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc đề cao giá trị
nhân văn con người. Sáng tác của ông đều thể hiện sự trân trọng cảm thông sâu
sắc của đối với số phận của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất
hạnh, ... Đồng thời lên án tố cáo những loại người vô nhân đạo trong xã hội
phong kiến.
2.1. Tư tưởng nhân văn trong Truyện Kiều.
Tư tưởng nhân văn trong truyện kiều của Nguyễn Du được bộc lộ qua vẻ
đẹp ngoại hình, nhân cách, tâm đức, tài sắc vẹn toàn của nhân vật Thúy Kiều.
Thúy Kiều là một cô gái vừa có tài lại có sắc, cái tài của nàng được Nguyễn Du
chỉ ra ở những câu thơ sau:
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.”
Với trí thông minh đã "vốn sẵn tính trời", lại thêm tài hoa , xuất chúng về mọi
mặt: Cầm, kì, thi, họa. Tất cả tài năng ấy theo quan niệm thẩm mĩ của tư tưởng
nho giáo phong kiến xưa đã gọi là xuất chúng. Pha nghề thi họa đủ mùi ca
ngâm”. Đặc biệt tài năng của Kiều được nhấn mạnh ở tài đàn:
4
“Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
Nàng còn giỏi sáng tác nhạc:
“Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.
Mỗi lần cất tiếng đàn “Bạc mệnh” làm cho người nghe phải trầm tư suy nghĩ sầu
não. Khúc nhạc theo suốt cuộc đời Kiều, giống như cuộc đời éo le, bất hạnh đều
giống bản nhạc mà nàng đã cất lên Với tài sắc của mình Kiều khiến cho Kim .
Trọng, say đắm ngay từ lần gặp đầu tiên rồi hai người chính thức lên duyên với
nhau qua chén rượu nồng. Tuy nhiên với chế độ phong kiến lạc hậu người phụ
nữ không được coi trọng, có cả tài lẫn sắc lại mang những dự báo chẳng lành, về
sắc đẹp người xưa đã có câu "Hồng nhan bạc mệnh", mà về tài năng lại nói rằng
"Chữ tài liền với chữ tai một vần", trên cả hai phương diện Kiều đều xuất chúng,
khó tránh khỏi quy luật của định mệnh, những sóng gió và bi kịch trong cuộc đời
sau này của nàng.
Không chỉ có tài mà Thúy kiều còn có sắc, sắc đẹp của Nàng nghiêng nước
nghiêng thành:
“Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.”
Kiều để lại ấn tượng với nét đẹp sắc sảo mặn mà. Nguyễn Du dùng các cụm từ
mang ý nghĩa so sánh: “càng”, “so bề”, “phần hơn” cho thấy sắc đẹp của nàng
không thua kém gì Thúy Vân mà còn hơn như thế. Cái nét đẹp “sắc sảo, mặn
mà” của người con gái đang tuổi trăng tròn:
“Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”
Tả Kiều tác giả tập trung vào đôi mắt, đôi mắt ấy đẹp như làn nước mùa thu
được điểm bằng đôi mày thanh nhẹ, tươi tắn như dáng núi mùa xuân. Nàng Kiều
đẹp đến nỗi hoa phải ghen liễu phải hờn, với phép nhân hóa tài tình Nguyễn Du
khiến người đọc liên tưởng Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn.Cùng
5
với bút pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ
đẹp con người, Kiều hiện nên với vẻ đẹp không gì sánh bằng. Chính nét đẹp sắc
sảo mặn mà nghiêng nước nghiêng thành khiến cho thiên nhiên phải hờn ghen đố
kỵ đã báo hiệu trước một cuộc đời đầy sóng gió sẽ đến với nàng. Qua nhan sắc,
tài năng của Thúy Kiều, chúng ta thấy được Nguyễn Du thực sự rất trân trọng,
ngợi ca vẻ đẹp, tài hoa của người phụ nữ, lên án những kẻ không có đạo đức
lương tâm chà đạp lên thân phận người phụ nữ. Những dự cảm về kiếp người tài
hoa nhưng bạc mệnh là sự xuất phát từ tấm lòng cảm thông, xót thương con
người của nhà thơ. Đó là vẻ đẹp nhân văn sáng ngời trong ngòi bút tài hoa của
đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
“Hạt mưa sá nghĩ phận hèn
Liều đem tất cả, quyết đền ba xuân.”
Không chỉ tài sắc vẹn toàn Kiều còn là người con hiếu thảo: khi gia đình mắc
oan Kiều đã hy sinh bản thân mình, hy sinh hạnh phúc cá nhân để cứu cha và em
và chữ hiếu của Kiều đặt cao hơn tất cả và được thể hiện bằng hành động.
“Xót thương tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?”
Trong suốt quãng đời lưu lạc của lúc nào Kiều cũng hướng về quê nhà, băn
khoăn day dứt không thể làm tròn trách nhiệm của một người con với cha
mẹ.Việc bán mình chuộc cha của Thuý Kiều cũng đã nói lên tấm lòng hiếu thảo
của nàng. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều lo lắng cha mẹ già ở nhà
không ai chăm sóc. Kiều là cô con gái có vẻ đẹp của lòng hiếu thảo, sự trung
tình, giữ chữ tín, một tấm lòng vị tha đức hi sinh cao cả.
"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Để giữ chữ tín với chàng Kim nàng đã nhờ em gái mình là thúy vân thay mình
nên duyên với Kim trọng. Sau khi trao duyên cho em, Thúy Kiều đã khóc cảm
thấy hổ thẹn với Kim Trọng, không thể nên duyên cùng chàng:
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
6
Tiếng khóc của Thúy Kiều chính là tiếng khóc của biết bao phụ nữ trong xã hội
phong kiến, day dứt khát khao hạnh phúc, tình yêu cháy bỏng.
Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều mang dáng dấp của đạo đức nho giáo, nhưng
mặt khác nó vẫn phù hợp với quan niệm xã hội mọi thời kỳ. Tư tưởng nghệ thuật
của Nguyễn Du không chỉ bộc lộ trực tiếp lời ngợi ca trực tiếp vẻ đẹp của người
con gái tài sắc, đồng cảm với nhân vật Thúy Kiều đồng thời lên án tố cáo những
thế lực tàn bạo chà đạp lên thân phận của người phụ nữ đặc biệt là nhân vật Thúy
Kiều:
“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu ly
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân”
Nguyễn Du đã dùng bút pháp tả thực để miêu tả phóng đại bọn ở lầu xanh:
“Thoắt trông nhờn nhợt màu da,
ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao”
Cái thân hình ngoại cỡ của Tú bà khiến cho Thúy Kiều ngay từ cái nhìn đầu tiên
một ấn tượng mạnh mẽ, một cảm giác kinh tởm, đầy lạ lẫm.
“Trước thầy sau tớ lao xao”
“Ghế trên, ngồi tót sỗ sàng”
Hành động của mã giám sinh đã lột tả bộ mặt thật của hắn, đóng giả là một
người thư sinh nho nhã nhưng cái hành động lại tự bóc trần mình. Không biết tôn
ti trật tự, con người không có giáo dục. Bản chất chợ búa con buôn “đắn đo cân
sắc cân tài” bắt Kiều bộc lộ tài năng rồi mới thấy ưng “tùy cơ dặt dìu” rồi lại “cò
kè bớt một thêm hai” coi Kiều như một món hàng. Nỗi nhục nhã khi bị người ta
xem như một món hàng đề trao đổi.
“Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”
Đây chính những từ ngữ mà nó biểu hiện cho cảm hứng phê phán, những thế lực
tàn bạo, biểu hiện tiêu cực như tham tiền như tú bà, tráo trở như mã giám sinh,
sở khanh.
7
Qua đó phê phán xã hội phong kiến đương thời đầy những bất công, ngang trái
tàn nhẫn, vô nhân đạo của giai cấp thống trị: bọn quan lại tham lam, là những kẻ
buôn bán người như : Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, ...
Cho thấy tư tưởng chủ đạo của Truyện Kiều là sự đau xót cho số phận bạc mệnh
của con người. Nguyễn Du khẳng định chính xã hội phong kiến tàn bạo là thủ
phạm chính vùi dập cuộc đời con người. Xoay quanh vấn đề đó cũng có nhiều
mặt tư tưởng tương ứng ngợi ca vẻ đẹp tài hoa con người, nhất là người phụ nữ,
Nguyễn Du đã khóc cho số phận của những người phụ nữ nhỏ bị xã hội phong
kiến đày đọa, tương ứng với tư tưởng nhân văn của ông.
2.2. Chủ đề trong tác phẩm Truyện Kiều.
Vấn đề được đặt ra trong tác phẩm Truyện Kiều, sở dĩ đây là một tác phẩm
có nội dung đẹp nó đề cập đến vấn đề nhức nhối đó là thân phận của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến. Chúng ta thấy rằng phụ nữ là một nửa của nhân loại
thế nhưng đã có rất nhiều thời kỳ phụ nữ chưa được trân trọng thậm trí vị trí của
họ bị coi thường khinh rẻ. Trong xã hội phong kiến xưa với đầy những hủ tục lạc
hậu, số phận người phụ nữ có thể nói là vô cùng cực khổ, bấp bênh, chìm nổi, họ
không được coi trọng. Họ là nạn nhân của chế độ nam quyền, trọng nam khinh
nữ với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ. Nguyễn Du đã thấu
hiểu nỗi niềm của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhà thơ đã thấu hiểu thân phận
của người phụ nữ, ở đây là người phụ nữ có tài sắc nhưng số phận lại bi kịch bất
hạnh. Là một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời của Thúy Kiều trải
qua rất nhiều đớn đau bất hạnh đầy bi kịch.
Biến cố đầu tiên trong cuộc đời của Thúy Kiều, gia đình Vương Ông đang sống
bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ vu oan giá họa, cuộc
sống yên lành bỗng nhiên tan vỡ ập xuống gia đình Kiều. Để từ đó cuộc đời Kiều
rẽ sang một ngã khác đau đớn, tủi hổ, nghiệt ngã vô cùng. Bọn quan lại nhờ vào
cái cớ đó mà bước vào nhà Kiều cướp phá, bắt cha và em của nàng đi để cha hỏi.
Để chuộc được cha và em chúng đã đòi ba trăm lượng bạc một cái giá cắt cổ:
“Có ba trăm lạng việc này mới xong”
Không còn cách nào khác Kiều đã đưa ra quyết định cuối cùng là là bán thân để
cứu cha và em. Hành động cao đẹp ấy của nàng là lòng hiếu thảo. Bán mình
chuộc cha nhưng cuộc đời Thúy kiều không dừng lại ở đó, nàng phải trải qua rất
8
nhiều nỗi đau râu bể. Suốt mười lăm năm lưu lạc nơi đất khách quê người: Khi
Vô Tích, khi Lâm Tri, Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương; lênh đênh chìm nổi:
“Thanh lâu hai lượt, thanh y ba lần” Kiều bị lừa hết lầu xanh này qua lầu xanh
khác, bị đánh đập tàn tạ. Kiều cảm thấy thân phận giá trị của con người bị rẻ
rúm, cuộc đời mình như một cánh hoa rơi mặc cho người ta giẫm nát.
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.”
Chưa bao giờ trong văn học trung đại mà con người lại có cảm thức về nỗi đau
thân phận như là nhân vật Thúy Kiều. Hình ảnh nàng Kiều phải sống chốn lầu
xanh, “bướm lả ong lơi” gợi ra viễn cảnh vô cùng tục tĩu, kỹ nữ như bông hoa
hồng đỏ thắm, khách làng chơi như những con ong, con bướm vờn qua vờn lại
những bông hoa một khung cảnh hết sức hỗn độn tầm thường. Phải tiếp khách bị
khách làng chơi rẻ rúm khinh nhường, khi đã bước vào chốn phong lâu người
phụ nữ đã mất hết đi sự tự do tăm tối trở thành món đồ chơi cho những sở thích
dâm dục tầm thường. Dẫu giằng bên ngoài hoa lâu ngày ngày giăng đèn kết hoa
nhưng bên trong chứa đựng cuộc đời bất hạnh bi thương của những người phụ
nữ bị đưa vào bước đường cùng. Bản thân Kiều vốn là tiểu thư đài các, thanh cao
trang nhã lại tài sắc, định rằng sẽ có một cuộc đời an nhàn hạnh phúc.
Thế nhưng ở dân gian đã có câu “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, đúng
như câu nói ấy sóng gió đã đến và đẩy cuộc đời Kiều đến với nơi ô uế nhất trần
gian chính là lầu xanh. Ở đó kiều đã chống cự lại với số phận, không chấp nhận
nó thậm chí là tìm đến cái chết. Nhưng vẫn không thể nào thoát ra khói chốn bẩn
thỉu ấy được. Không còn cách nào khác Kiều đã mặc số phận định đoạt, tấm thân
đã bị vấy bẩn, tàn tạ, nàng xót xa tự khóc thương cho số phận mình
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình lại thấy thương mình xót xa”
Thơ Hồ xuân Hương cũng đã đề cập đến nỗi đau thân phận.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
9
Cùng là nỗi đau đớn, chán ngán, xót xa cho thân phận hồng nhan bạc phận của
mình, uống rượu để làm quên đi nỗi đắng cay cuộc đời. Nhưng Hồ Xuân hương
lại tự uống say để quên đi sự đời, còn bản thân Kiều lại bị những khách làng chơi
chuốc say, chén vơi chén cạn, ngày qua ngày, tháng qua tháng, tỉnh lại nhìn thấy
tấm thân đã hao mòn tàn phai theo năm tháng thương cho số phận lênh đênh đau
xót đến tận cùng.
“Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!”
Kiều ý thức được nỗi đau của mình, thân phận bèo dạt mây trôi. “Khi sao phong
gấm rủ là” là nhắc lại cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” ngày trước, khi
Kiều sống dưới tình yêu thương của cha mẹ, nào biết đến chốn phong trần đầy
phong ba bão táp, gập ghềnh đau khổ xót xa. Bây giờ mộng đẹp đã tan thực tại
tàn nhẫn, cũng là cuộc sống trướng rủ màn che, những ngày ngày đắm chìm
trong sắc dụng “buôn phấn bán hương” Nở nụ cười giả tạo để lấy lòng khách
hàng, mặc họ chơi đùa. Kiều nhận ra bản thân “tan tác như hoa giữa đường”, bị
mang ra làm trò đùa mặc người ta tiêu khiển trà đạp không thương tiếc, tàn tạ,
nhơ nhuốc. Nghĩ lại bản thân Kiều chỉ còn có thể thốt lên lời than thở đầy chua
xót “Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!” ý thức được bản thân đã tàn tạ,
rẻ mạt. Qua đó người đọc đã thấy được cuộc sống tủi nhục, khổ đau cả thể xác
và tinh thần khi bị giam cầm ở chốn lầu xanh.
“Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.”
Cái xã hội tàn bạo ấy có lôi nàng xuống vũng bùn hôi tanh nhưng tâm hồn và
nhân cách vẫn giữ mãi được nét trong sáng như hoa sen. Kiều tỏ ra không quan
tâm đến những cuộc vui “mưa Sở mây Tần”. Khi mấy kẻ dâm dê muốn “gió tựa
hoa kề”, cho gần gũi thân mật, nhưng thật giả dối và ghê tởm. Lòng Kiều đã chết
nàng đã không còn quan tâm và phản kháng như trước nữa bởi những đau đớn
tủi nhục đã cướp đi tâm hồn nàng. Cảnh phong lâu dù đẹp đến đâu cũng không
thể che đi sự dơ dáy của nó
10
Đỉnh cao tột cùng của nỗi đau thân phận đó là Kiều đã tự tìm đến cái chết coi đó
là sự giải thoát cho bản thân.
“Trời thẳm, đất dày
Thân này đã bỏ những ngày ra đi.”
Lần thứ nhất là bị lừa đến lầu xanh tiếp khách không chịu được nỗi ô nhục đấy
Kiều đã cắt tay tự vẫn. Được tú bà hứa hẹn khuyên ngăn.
“Triều đâu nổi sóng đùng đùng
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường”
Lần thứ hai sau khi bị Hồ Tôn Hiến lừa gạt ép lấy thổ quan bao nhiêu tủi hờn cay
đắng uất ức Kiều đã gieo mình xuống sông Tiền Đường để tự vẫn như muốn tan
đi trong con sóng dữ một kiếp giai nhân oan trái. Đã được sư Giác Duyên cứu
giúp và lương nhờ nơi cửa phật.
Truyện Kiều mang một vấn đề nhức nhối đó là thân phận của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến đặc biệt là nỗi đau thân phận. Không phải Nguyễn Du là
người đầu tiên lên tiếng duy nhất. Trong văn học trung đại cái tiếng lòng của
người phụ nữ đã được cất lên từ rất nhiều nhà thơ, nhà văn như Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Gia Thiều. Nếu như Hồ Xuân Hương chỉ quan tâm đến những người
phụ nữ bình dân, Nguyễn Gia Thiều chỉ viết về người cung nữ trong cung cấm,
như tác phẩm thì Nguyễn Du lại khóc cho tất chinh phụ ngâm cung oán ngâm
cả phận đàn bà, đặc biệt là những người con gái hồng nhan bạc mệnh. Xuyên
suốt gần một thế kỷ ta lại bắt gặp chị dậu trong tác phẩm của Ngô Tất Tố tắt đèn
cũng nói đến thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ bị dày xéo đến quằn quại.
Nhưng lại hiện lên với phẩm chất cao đẹp yêu thương chồng con hi sinh tất cả.
Đó là hình tượng đẹp đẽ của người phụ nữ.
“Đau đớn thay phận đàn bà.
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Viết về người phụ nữ, nhà thơ luôn bày tỏ một tình cảm yêu mến, trân trọng,
nhưng mà khó có tác phẩm nào mà cái thân phận của con người nó lại đau đớn
đến chết đi sống lại nhiều lần đến như vậy, thân phận phải trải qua sự nhục nhã
nhiều đến vậy như là nhân vật Thúy Kiều.
11
Truyện Kiều phản ánh cuộc sống xã hội thông qua những suy tư thầm kín bên
cạnh thiên nhiên, nhân vật không lời. Ngôn ngữ thiên nhiên xuất hiện khi
Nguyễn Du vẽ cảnh bằng chất liệu ngôn ngữ mang đậm tính gợi hình, gợi cảm,
làm cho nhân vật bộc lộ tính cách. Một trong những biểu hiện giàu chất thơ của
ngôn ngữ Truyện Kiều là có một mối liên hệ giữa tâm tình, cảm xúc của nhân
vật với những rung động của thiên nhiên. Thiên nhiên luôn gắn với những biến
cố trong cuộc đời nhân vật, nhất là Thúy Kiều. Thiên nhiên luôn đi theo bước
chân nàng, mỗi lúc một vẻ. Trong mỗi cảnh vật trong Truyện Kiều, dù là một
ngọn cỏ hay một vầng trăng, một không gian mênh mông hay hiu quạnh, tất cả
đều mang dấu ấn của con người. Đó là khi một tình yêu chớm nở:
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Nỗi sợ cô độc, lạnh lẽo:
“Mịt mù dặm cát đồi cây
Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương”
Trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tâm trạng của Kiều được thể hiện rõ qua
cảnh vật. Mỗi cảnh đều mang những nét độc đáo riêng biệt nhưng nó cũng như
tâm trạng của Kiều lúc ấy.Cánh buồm trên biển giữa mênh mông giữa trời chiều
hoàng hôn đẹp nhưng cô độc, lẻ loi:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Qua hình tượng thiên nhiên, Truyện Kiều hiện lên đầy tâm trạng bởi nó nói lên
nỗi đau, nỗi uất hận muôn đời mà người phụ nữ nói riêng và những người tài hoa
nói chung phải gánh chịu. Cảnh dù có đẹp đến mấy thì cũng không thể xua tan
nỗi buồn của con người đang ở bước đường cùng.
CHƯƠNG 3. Biểu hiện của cái đẹp trong hình thức thức nghệ
thuật của Truyện Kiều.
3.1. Thể loại lục bát.
Có thể nói thể loại lục bát là thể loại hiếm hoi do dân tộc Việt Nam ta tự sáng
tác. Khi nhắc đến thể thơ lục bát, ngoài việc nói đến những câu ca dao truyền
12
thống thì ta cũng không thể không nhắc tới Truyện Kiều một kiệt tác của đại thi
hào Nguyễn Du. Có thể nói, Truyện Kiều được xem là đỉnh cao của văn học
trung đại Việt Nam không chỉ vì nội dung mà còn ở phương diện nghệ thuật. Với
việc lựa chọn thể thơ lục bát, thể thơ của dân tộc mang đậm chất trữ tình,
Nguyễn Du đã đưa tác phẩm Truyện Kiều nói riêng và nền văn học Việt Nam
nói chung đạt đến một trình độ nghệ thuật điêu luyện, bởi kết cấu tính chất vạn
năng của lục bát đặc biệt là sự gợi cảm ngọt ngào của ca dao được thừa hưởng
một cách trọn vẹn bước lên một tầng cao mới. Thể thơ đã góp phần tạo nên
giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, ngọt ngào nhưng cũng đậm tính triết lý sâu sắc. Đó
chính là tiếng lòng của những cảm xúc tinh tế, sâu sắc của con người. Chất trữ
tình trong tác phẩm còn được thể hiện qua những cách nói quen thuộc của ca
dao. Nguyễn Du đã nhiều lần mượn ca dao để viết lên những vần thơ đặc sắc:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”
Chính nhờ việc “mượn ý tứ” của ca dao để diễn tả thế giới nội tâm của nhân vật
đã góp phần rất lớn vào việc tạo nên chất trữ tình trong tác phẩm. Âm hưởng
ngọt ngào từ ca dao đã tạo ra chất trữ tình mượt mà.
“Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?”
“Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”.
Kiều không chỉ trông ngóng, mong đợi mà còn trách thầm định mệnh. Chính
cách “mượn ý” từ ca dao này cho thấy tình yêu mà Kiều dành cho Thúc Sinh
một cách thật nhẹ nhàng, lãng mạn.
Diễn tả tư thế đội trời đạp đất của Từ Hải, Nguyễn Du dùng rất nhiều từ có phụ
âm đầu là “đ” mang sắc thái tu từ của nó khi đọc lên gây ấn tượng chắc chắn,
vững chãi:
“Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt đông”
13
Thể thơ lục bát có khả năng tu từ lớn, đặc biệt ở sự kết hợp những từ thanh bằng
và thanh trắc, cách gieo vần, cách đối và ngắt nhịp. Dưới ngòi bút Nguyễn Du,
thể thơ lục bát được sử dụng linh hoạt, “thiên biến vạn hóa”.
3.2. kết cấu truyện Kiều.
Truyện Kiều có số lượng câu rất là đồ sộ 3254 câu thơ lục bát có kết cấu cực
kỳ chặt chẽ, tác phẩm biểu đạt được sự logic, kết cấu tự sự, tác phẩm có hình
thức là thơ đã tạo ra sự độc đáo. Truyện Kiều của Nguyễn Du được lấy cảm
hứng từ tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung
Quốc, tác phẩm là tiểu thuyết chương hồi thuộc đề tài văn xuôi, kết cấu theo thời
gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, quá trình hành động của các nhân
vật. Trong khi đó Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học
vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các
vấn đề nóng bỏng trong xã hội có thể bộc lộ một cách tinh tế nhất qua Truyện
Kiều.
3.3. vẻ đẹp qua ngôn ngữ.
Có thể nói Truyện Kiều từ hình thức bộc lộ qua sử dụng ngôn ngữ bậc thầy
của Nguyễn Du, có thể nói vẻ đẹp ngôn ngữ thơ là sự kết hợp giữa ngôn ngữ
bình dân và ngôn ngữ bác học. Ngôn ngữ bình dân trong Truyện Kiều biểu hiện
ở việc sử dụng rất nhiều thành ngữ, quán ngữ cách nói quen thuộc của dân gian
ca dao tục ngữ. Sắc thái bình dân trong ngôn ngữ là yếu tố thẩm mỹTruyện Kiều
được gợi lên thông qua những thành ngữ, tục ngữ, ca dao, hệ thống từ ngữ thuần
Việt, hoặc có yếu tố Hán Việt với một lối diễn đạt bình dị, đơn giản đậm chất
khẩu ngữ trong sinh hoạt của người Việt. Với ngôn ngữ bình dân đã giúp nhà thơ
miêu tả một cách tinh tế sống động, khắc họa những rung động tinh tế, diễn biến
nội tâm nhân vật và cả những xót xa trong chính tâm tư của chính tác giả. Ngôn
ngữ bác học được biểu hiện qua việc sử dụng rất nhiều điển tích, điển cố từ ngữ
hình ảnh mang thi liệu hán học vay mượn từ văn học Trung Quốc nhưng nó đã
không tạo ra sự vênh lệch sống sượng. Bằng tài năng ngôn ngữ bậc thầy của
mình Nguyễn Du đã làm cho những câu thơ vốn là của ca dao thì nó đã trở lên
được tinh tế trau truốt tinh luyện hơn. Ngược lại những thi liệu văn học vốn là
những cái xa lạ với nhân nhân nhưng dưới bàn tay thần kỳ của Nguyễn Du nó đã
trở lên gần gũi quen thuộc với nhân dân. Những tiếp nhận và đổi mới ngôn ngữ
14
bác học, đã góp phần hình thành nên tính chất uyên nhã một đặc trưng thẩm mỹ
của ngôn ngữ bác học.
3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhà thơ Nguyễn Du xây dựng mỗi nhân vật của mình bằng những thủ pháp,
biện pháp nghệ thuật độc đáo, bằng sự phác họa của ông đã làm cho mỗi nhân
vật hiện lên một cách chân thực và sống động như có thật ngoài đời chỉ qua vài
nét tính cách từ ngữ độc đáo đặc sắc mà Nguyễn Du có thể bóc trần, lột tả bản
chất của mỗi nhân vật, từ những nhân vật tốt cho đến những nhân vật xấu. Khi
miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều tác giả đã sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng
trưng lấy thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp con người, thiên nhiên làm trung tâm chuẩn
mực cho cái đẹp, nội tâm, giọng thơ nhẹ nhàng, ưu ái xót thương. Đối với nhân
vật phản diện Nguyễn Du dùng cách tả trực tiếp ngoại hình, tính cách, hành động
mà không dùng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả, giọng thơ thể hiện thái độ chán
ghét, khinh bỉ.
3.5. Cái đẹp Truyện kiều dưới góc nhìn mỹ học.
Truyện Kiều của Nguyễn Du Nói đến cái đẹp chúng ta sẽ nhìn nhận đánh giá
cái đẹp ở phương diện mỹ học thông qua các tiêu chí, tính chân thiện mỹ, tính
nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại. Trên bình diện mỹ học cái đẹp trong tác
phẩm Truyện Kiều chúng ta thấy được những tinh túy, nó đẹp một cách toàn
diện hài hòa từ hình thức cho đến nội dung. Cho nên Truyện Kiều được coi là
kiệt tác của văn chương Việt Nam và văn chương nhân loại.
TỔNG KẾT.
Qua đề tài “Truyện Kiều (Nguyễn Du) nhìn từ phạm trù thẩm mĩ cái đẹp.”
Người viết tập trung khảo sát cái đẹp qua các phương diện khác nhau: tư tưởng
nhân văn, chủ đề cảm hứng chủ đạo, trữ tình thiên nhiên thể thơ, cốt truyện độc
đáo, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cái đẹp của Truyện Kiều dưới góc nhìn mỹ
học. Nguyễn Du đã xây dựng thành công nhân vật Thúy Kiều với thái độ trân
trọng ngợi ca, tôn vinh, cùng với vẻ đẹp tài sắc, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, phẩm
hạnh, đồng thời dự báo về tương lai đầy giông bão của nàng. Từ đó khắc sâu nỗi
đau của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh bị xã hội phong kiến thối nát vùi dập
không thương tiếc, đưa thân vào chốn ô nhục bị những kẻ đạo đức thối nát lợi
dụng buôn bán như một món đồ ngoài chợ. Về nội dung nghệ thuật Truyện Kiều
15
là truyện thơ được viết theo thể thơ lục bát quen thuộc với người dân Việt Nam
mang đậm chất chữ tình. Kết cấu chặt chẽ độc đáo, ngôn ngữ trong Truyện Kiều
đậm chất ca dao quen thuộc. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nguyễn Du đã sử
dụng bút pháp ước lệ tượng trưng cùng nhiều thủ pháp nghệ thuật để mô tả vẻ
đẹp của Thúy Kiều, sử dụng bút pháp tả thực để bóc trần bản chất nhân vật phản
diện. Cùng với việc có cái nhìn tương quan vẻ đẹp của Truyện Kiều dưới cái
nhìn mỹ học đã cho thấy Truyện Kiều đẹp một cách hoàn hảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. https://baohatinh.vn/van-hoa-giai-tri/nghe-thuat-xay-dung-nhan-vat-cua-
nguyen-du-trong-truyen-kieu/101787.htm
2. https://download.vn/phan-tich-ve-dep-thuy-kieu-trong-doan-trich-chi-em-
thuy-kieu-39160
3. https://download.vn/phan-tich-bai-tho-noi-thuong-minh-43676
4. Nguyên Ngọc Hà (2016), “Khóa luận tốt nghiệp Truyện Kiều của Nguyễn Du
dưới góc nhìn tương tác thể loại”, nxb Trường đại học sư phạm tp.HCM, tp.
HCM.
5. Tài liệu Mỹ học đại cương, Trường đại học sư phạm Hà Nội 2.
16
| 1/16

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG
MÃ HỌC PHẦN: NH833 CHỦ ĐỀ: 1
Truyện Kiều (Nguyễn Du) nhìn từ phạm trù thẩm mĩ cái đẹp. 1
MỞ ĐẦU.............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................3
NỘI DUNG.........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...............................................3
1.1. Khái niệm cái đẹp..........................................................................................3
1.2. Biểu hiện của cái đẹp.....................................................................................3
1.3. Biểu hiện của tác phẩm nghệ thuật đẹp......................................................4
CHƯƠNG 2. Biểu hiện của cái đẹp trong nội dung truyện Kiều
của Nguyễn Du..................................................................................................4
2.1. Tác giả Nguyễn du.........................................................................................4
2.2. Tư tưởng nhân văn trong Truyện Kiều......................................................4
2.3. Chủ đề trong tác phẩm Truyện Kiều..........................................................8
CHƯƠNG 3. Biểu hiện của cái đẹp trong hình thức thức nghệ
thuật của Truyện Kiều
.................................................................................12
3.1. Thể loại lục bát............................................................................................13
3.2. kết cấu truyện Kiều....................................................................................14
3.3. vẻ đẹp qua ngôn ngữ...................................................................................14
3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...................................................................15
3.5. Cái đẹp Truyện kiều dưới góc nhìn mỹ học..............................................15
TỔNG KẾT.....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................16 2 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đã rất nhiều nhà nghiên cứu về Truyện Kiều trên nhiều phương diện khác
nhau. Nhìn chung, ở phương diện nào nhà nghiên cứu cũng phát hiện được
những điểm sâu sắc và độc đáo của tác phẩm. Nó trở thành nguồn cảm hứng cho
rất nhiều nhà thơ nhà văn nghiên cứu sâu xa. Tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề nhức
nhối ám ảnh về thân phận con người trong xã hội phong kiến xưa. Cái đẹp trong
xã hội xưa không được xem trong thậm chí bị vùi dập một cách tàn nhẫn. Nhưng
dưới ngòi bút điêu luyện của Nguyễn du những vẻ đẹp ấy lại đáng được trân
trọng ngợi ca. Thông qua nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn về Truyện Kiều (Nguyễn Du) nhìn từ
phạm trù thẩm mĩ cái đẹp.
NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
1.1. Khái niệm cái đẹp.
Cái đẹp là một phạm trù mỹ học trung tâm, cơ bản dùng để khái quát những
giá trị xã hội tích cực của những sự vật, hiện tượng trong hiện thực (tự nhiên và
xã hội) có hình thức cụ thể cảm tính, được con người xã hội cảm thụ bằng giác
quan, đánh giá tư tưởng tình cảm qua sự biểu hiện niềm vui sướng, thú vị.
1.2. Biểu hiện của cái đẹp.
Biểu hiện của cái đẹp tức là nói đến các sự vật, hiện tượng được đánh giá là
đẹp và các vẻ đẹp cụ thể. Vẻ đẹp được cảm nhận chủ yếu qua thị giác và thính
giác của con người với sự vật hiện tượng. Có thể phân ra ba lĩnh vực biểu hiện:
trong tự nhiên, trong xã hội, trong nghệ thuật. Cái đẹp là cái mà con người có thể
tìm thấy sức mạnh sáng tạo và làm chủ của mình. Nó là cái có thể báo hiệu cho
con người, gợi nên những rung động, những say mê, những khát vọng để chinh phục nó.
1.3. Biểu hiện của tác phẩm nghệ thuật đẹp. 3
Một tác phẩm nghệ thuật đẹp sẽ là tác phẩm thành công trong việc khắc họa
những cảm xúc sâu sắc nhất mà người nghệ sĩ muốn thể hiện, những khái niệm
họ muốn truyền tải, dù chúng đẹp đẽ và tươi sáng hay tối tăm và tàn bạo.
CHƯƠNG 2. Biểu hiện của cái đẹp trong nội dung truyện kiều của Nguyễn Du.
2.1. Tác giả Nguyễn Du.
Nguyễn du được mệnh danh là đại thi hào Việt Nam, danh nhân văn hóa thế
giới. Cuộc đời của ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn
cuối thế kỉ XVIII – XIX. từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều,
tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm
sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một nhà văn học lỗi lạc,
nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và
chữ Nôm. Các tác phẩm đểu thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc đề cao giá trị
nhân văn con người. Sáng tác của ông đều thể hiện sự trân trọng cảm thông sâu
sắc của đối với số phận của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất
hạnh, ... Đồng thời lên án tố cáo những loại người vô nhân đạo trong xã hội phong kiến.
2.1. Tư tưởng nhân văn trong Truyện Kiều.
Tư tưởng nhân văn trong truyện kiều của Nguyễn Du được bộc lộ qua vẻ
đẹp ngoại hình, nhân cách, tâm đức, tài sắc vẹn toàn của nhân vật Thúy Kiều.
Thúy Kiều là một cô gái vừa có tài lại có sắc, cái tài của nàng được Nguyễn Du
chỉ ra ở những câu thơ sau:
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.”
Với trí thông minh đã "vốn sẵn tính trời", lại thêm tài hoa , xuất chúng về mọi
mặt: Cầm, kì, thi, họa. Tất cả tài năng ấy theo quan niệm thẩm mĩ của tư tưởng
nho giáo phong kiến xưa đã gọi là xuất chúng. “Pha nghề thi họa đủ mùi ca
ngâm”. Đặc biệt tài năng của Kiều được nhấn mạnh ở tài đàn: 4
“Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
Nàng còn giỏi sáng tác nhạc:
“Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.
Mỗi lần cất tiếng đàn “Bạc mệnh” làm cho người nghe phải trầm tư suy nghĩ sầu
não. Khúc nhạc theo suốt cuộc đời Kiều, giống như cuộc đời éo le, bất hạnh đều
giống bản nhạc mà nàng đã cất lên. Với tài sắc của mình Kiều khiến cho Kim
Trọng, say đắm ngay từ lần gặp đầu tiên rồi hai người chính thức lên duyên với
nhau qua chén rượu nồng. Tuy nhiên với chế độ phong kiến lạc hậu người phụ
nữ không được coi trọng, có cả tài lẫn sắc lại mang những dự báo chẳng lành, về
sắc đẹp người xưa đã có câu "Hồng nhan bạc mệnh", mà về tài năng lại nói rằng
"Chữ tài liền với chữ tai một vần", trên cả hai phương diện Kiều đều xuất chúng,
khó tránh khỏi quy luật của định mệnh, những sóng gió và bi kịch trong cuộc đời sau này của nàng.
Không chỉ có tài mà Thúy kiều còn có sắc, sắc đẹp của Nàng nghiêng nước nghiêng thành:
“Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.”
Kiều để lại ấn tượng với nét đẹp sắc sảo mặn mà. Nguyễn Du dùng các cụm từ
mang ý nghĩa so sánh: “càng”, “so bề”, “phần hơn” cho thấy sắc đẹp của nàng
không thua kém gì Thúy Vân mà còn hơn như thế. Cái nét đẹp “sắc sảo, mặn
mà” của người con gái đang tuổi trăng tròn:
“Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”
Tả Kiều tác giả tập trung vào đôi mắt, đôi mắt ấy đẹp như làn nước mùa thu
được điểm bằng đôi mày thanh nhẹ, tươi tắn như dáng núi mùa xuân. Nàng Kiều
đẹp đến nỗi hoa phải ghen liễu phải hờn, với phép nhân hóa tài tình Nguyễn Du
khiến người đọc liên tưởng Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn.Cùng 5
với bút pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ
đẹp con người, Kiều hiện nên với vẻ đẹp không gì sánh bằng. Chính nét đẹp sắc
sảo mặn mà nghiêng nước nghiêng thành khiến cho thiên nhiên phải hờn ghen đố
kỵ đã báo hiệu trước một cuộc đời đầy sóng gió sẽ đến với nàng. Qua nhan sắc,
tài năng của Thúy Kiều, chúng ta thấy được Nguyễn Du thực sự rất trân trọng,
ngợi ca vẻ đẹp, tài hoa của người phụ nữ, lên án những kẻ không có đạo đức
lương tâm chà đạp lên thân phận người phụ nữ. Những dự cảm về kiếp người tài
hoa nhưng bạc mệnh là sự xuất phát từ tấm lòng cảm thông, xót thương con
người của nhà thơ. Đó là vẻ đẹp nhân văn sáng ngời trong ngòi bút tài hoa của
đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
“Hạt mưa sá nghĩ phận hèn
Liều đem tất cả, quyết đền ba xuân.”
Không chỉ tài sắc vẹn toàn Kiều còn là người con hiếu thảo: khi gia đình mắc
oan Kiều đã hy sinh bản thân mình, hy sinh hạnh phúc cá nhân để cứu cha và em
và chữ hiếu của Kiều đặt cao hơn tất cả và được thể hiện bằng hành động.
“Xót thương tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?”
Trong suốt quãng đời lưu lạc của lúc nào Kiều cũng hướng về quê nhà, băn
khoăn day dứt không thể làm tròn trách nhiệm của một người con với cha
mẹ.Việc bán mình chuộc cha của Thuý Kiều cũng đã nói lên tấm lòng hiếu thảo
của nàng. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều lo lắng cha mẹ già ở nhà
không ai chăm sóc. Kiều là cô con gái có vẻ đẹp của lòng hiếu thảo, sự trung
tình, giữ chữ tín, một tấm lòng vị tha đức hi sinh cao cả.
"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Để giữ chữ tín với chàng Kim nàng đã nhờ em gái mình là thúy vân thay mình
nên duyên với Kim trọng. Sau khi trao duyên cho em, Thúy Kiều đã khóc cảm
thấy hổ thẹn với Kim Trọng, không thể nên duyên cùng chàng:
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” 6
Tiếng khóc của Thúy Kiều chính là tiếng khóc của biết bao phụ nữ trong xã hội
phong kiến, day dứt khát khao hạnh phúc, tình yêu cháy bỏng.
Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều mang dáng dấp của đạo đức nho giáo, nhưng
mặt khác nó vẫn phù hợp với quan niệm xã hội mọi thời kỳ. Tư tưởng nghệ thuật
của Nguyễn Du không chỉ bộc lộ trực tiếp lời ngợi ca trực tiếp vẻ đẹp của người
con gái tài sắc, đồng cảm với nhân vật Thúy Kiều đồng thời lên án tố cáo những
thế lực tàn bạo chà đạp lên thân phận của người phụ nữ đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều:
“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi Những là oan khổ lưu ly
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân”
Nguyễn Du đã dùng bút pháp tả thực để miêu tả phóng đại bọn ở lầu xanh:
“Thoắt trông nhờn nhợt màu da,
ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao”
Cái thân hình ngoại cỡ của Tú bà khiến cho Thúy Kiều ngay từ cái nhìn đầu tiên
một ấn tượng mạnh mẽ, một cảm giác kinh tởm, đầy lạ lẫm.
“Trước thầy sau tớ lao xao”
“Ghế trên, ngồi tót sỗ sàng”
Hành động của mã giám sinh đã lột tả bộ mặt thật của hắn, đóng giả là một
người thư sinh nho nhã nhưng cái hành động lại tự bóc trần mình. Không biết tôn
ti trật tự, con người không có giáo dục. Bản chất chợ búa con buôn “đắn đo cân
sắc cân tài” bắt Kiều bộc lộ tài năng rồi mới thấy ưng “tùy cơ dặt dìu” rồi lại “cò
kè bớt một thêm hai” coi Kiều như một món hàng. Nỗi nhục nhã khi bị người ta
xem như một món hàng đề trao đổi.
“Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”
Đây chính những từ ngữ mà nó biểu hiện cho cảm hứng phê phán, những thế lực
tàn bạo, biểu hiện tiêu cực như tham tiền như tú bà, tráo trở như mã giám sinh, sở khanh. 7
Qua đó phê phán xã hội phong kiến đương thời đầy những bất công, ngang trái
tàn nhẫn, vô nhân đạo của giai cấp thống trị: bọn quan lại tham lam, là những kẻ
buôn bán người như : Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, ...
Cho thấy tư tưởng chủ đạo của Truyện Kiều là sự đau xót cho số phận bạc mệnh
của con người. Nguyễn Du khẳng định chính xã hội phong kiến tàn bạo là thủ
phạm chính vùi dập cuộc đời con người. Xoay quanh vấn đề đó cũng có nhiều
mặt tư tưởng tương ứng ngợi ca vẻ đẹp tài hoa con người, nhất là người phụ nữ,
Nguyễn Du đã khóc cho số phận của những người phụ nữ nhỏ bị xã hội phong
kiến đày đọa, tương ứng với tư tưởng nhân văn của ông.
2.2. Chủ đề trong tác phẩm Truyện Kiều.
Vấn đề được đặt ra trong tác phẩm Truyện Kiều, sở dĩ đây là một tác phẩm
có nội dung đẹp nó đề cập đến vấn đề nhức nhối đó là thân phận của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến. Chúng ta thấy rằng phụ nữ là một nửa của nhân loại
thế nhưng đã có rất nhiều thời kỳ phụ nữ chưa được trân trọng thậm trí vị trí của
họ bị coi thường khinh rẻ. Trong xã hội phong kiến xưa với đầy những hủ tục lạc
hậu, số phận người phụ nữ có thể nói là vô cùng cực khổ, bấp bênh, chìm nổi, họ
không được coi trọng. Họ là nạn nhân của chế độ nam quyền, trọng nam khinh
nữ với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ. Nguyễn Du đã thấu
hiểu nỗi niềm của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhà thơ đã thấu hiểu thân phận
của người phụ nữ, ở đây là người phụ nữ có tài sắc nhưng số phận lại bi kịch bất
hạnh. Là một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời của Thúy Kiều trải
qua rất nhiều đớn đau bất hạnh đầy bi kịch.
Biến cố đầu tiên trong cuộc đời của Thúy Kiều, gia đình Vương Ông đang sống
bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ vu oan giá họa, cuộc
sống yên lành bỗng nhiên tan vỡ ập xuống gia đình Kiều. Để từ đó cuộc đời Kiều
rẽ sang một ngã khác đau đớn, tủi hổ, nghiệt ngã vô cùng. Bọn quan lại nhờ vào
cái cớ đó mà bước vào nhà Kiều cướp phá, bắt cha và em của nàng đi để cha hỏi.
Để chuộc được cha và em chúng đã đòi ba trăm lượng bạc một cái giá cắt cổ:
“Có ba trăm lạng việc này mới xong”
Không còn cách nào khác Kiều đã đưa ra quyết định cuối cùng là là bán thân để
cứu cha và em. Hành động cao đẹp ấy của nàng là lòng hiếu thảo. Bán mình
chuộc cha nhưng cuộc đời Thúy kiều không dừng lại ở đó, nàng phải trải qua rất 8
nhiều nỗi đau râu bể. Suốt mười lăm năm lưu lạc nơi đất khách quê người: Khi
Vô Tích, khi Lâm Tri, Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương; lênh đênh chìm nổi:
“Thanh lâu hai lượt, thanh y ba lần” Kiều bị lừa hết lầu xanh này qua lầu xanh
khác, bị đánh đập tàn tạ. Kiều cảm thấy thân phận giá trị của con người bị rẻ
rúm, cuộc đời mình như một cánh hoa rơi mặc cho người ta giẫm nát.
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.”
Chưa bao giờ trong văn học trung đại mà con người lại có cảm thức về nỗi đau
thân phận như là nhân vật Thúy Kiều. Hình ảnh nàng Kiều phải sống chốn lầu
xanh, “bướm lả ong lơi” gợi ra viễn cảnh vô cùng tục tĩu, kỹ nữ như bông hoa
hồng đỏ thắm, khách làng chơi như những con ong, con bướm vờn qua vờn lại
những bông hoa một khung cảnh hết sức hỗn độn tầm thường. Phải tiếp khách bị
khách làng chơi rẻ rúm khinh nhường, khi đã bước vào chốn phong lâu người
phụ nữ đã mất hết đi sự tự do tăm tối trở thành món đồ chơi cho những sở thích
dâm dục tầm thường. Dẫu giằng bên ngoài hoa lâu ngày ngày giăng đèn kết hoa
nhưng bên trong chứa đựng cuộc đời bất hạnh bi thương của những người phụ
nữ bị đưa vào bước đường cùng. Bản thân Kiều vốn là tiểu thư đài các, thanh cao
trang nhã lại tài sắc, định rằng sẽ có một cuộc đời an nhàn hạnh phúc.
Thế nhưng ở dân gian đã có câu “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, đúng
như câu nói ấy sóng gió đã đến và đẩy cuộc đời Kiều đến với nơi ô uế nhất trần
gian chính là lầu xanh. Ở đó kiều đã chống cự lại với số phận, không chấp nhận
nó thậm chí là tìm đến cái chết. Nhưng vẫn không thể nào thoát ra khói chốn bẩn
thỉu ấy được. Không còn cách nào khác Kiều đã mặc số phận định đoạt, tấm thân
đã bị vấy bẩn, tàn tạ, nàng xót xa tự khóc thương cho số phận mình
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình lại thấy thương mình xót xa”
Thơ Hồ xuân Hương cũng đã đề cập đến nỗi đau thân phận.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” 9
Cùng là nỗi đau đớn, chán ngán, xót xa cho thân phận hồng nhan bạc phận của
mình, uống rượu để làm quên đi nỗi đắng cay cuộc đời. Nhưng Hồ Xuân hương
lại tự uống say để quên đi sự đời, còn bản thân Kiều lại bị những khách làng chơi
chuốc say, chén vơi chén cạn, ngày qua ngày, tháng qua tháng, tỉnh lại nhìn thấy
tấm thân đã hao mòn tàn phai theo năm tháng thương cho số phận lênh đênh đau xót đến tận cùng.
“Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!”
Kiều ý thức được nỗi đau của mình, thân phận bèo dạt mây trôi. “Khi sao phong
gấm rủ là” là nhắc lại cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” ngày trước, khi
Kiều sống dưới tình yêu thương của cha mẹ, nào biết đến chốn phong trần đầy
phong ba bão táp, gập ghềnh đau khổ xót xa. Bây giờ mộng đẹp đã tan thực tại
tàn nhẫn, cũng là cuộc sống trướng rủ màn che, những ngày ngày đắm chìm
trong sắc dụng “buôn phấn bán hương” Nở nụ cười giả tạo để lấy lòng khách
hàng, mặc họ chơi đùa. Kiều nhận ra bản thân “tan tác như hoa giữa đường”, bị
mang ra làm trò đùa mặc người ta tiêu khiển trà đạp không thương tiếc, tàn tạ,
nhơ nhuốc. Nghĩ lại bản thân Kiều chỉ còn có thể thốt lên lời than thở đầy chua
xót “Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!” ý thức được bản thân đã tàn tạ,
rẻ mạt. Qua đó người đọc đã thấy được cuộc sống tủi nhục, khổ đau cả thể xác
và tinh thần khi bị giam cầm ở chốn lầu xanh.
“Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.”
Cái xã hội tàn bạo ấy có lôi nàng xuống vũng bùn hôi tanh nhưng tâm hồn và
nhân cách vẫn giữ mãi được nét trong sáng như hoa sen. Kiều tỏ ra không quan
tâm đến những cuộc vui “mưa Sở mây Tần”. Khi mấy kẻ dâm dê muốn “gió tựa
hoa kề”, cho gần gũi thân mật, nhưng thật giả dối và ghê tởm. Lòng Kiều đã chết
nàng đã không còn quan tâm và phản kháng như trước nữa bởi những đau đớn
tủi nhục đã cướp đi tâm hồn nàng. Cảnh phong lâu dù đẹp đến đâu cũng không
thể che đi sự dơ dáy của nó 10
Đỉnh cao tột cùng của nỗi đau thân phận đó là Kiều đã tự tìm đến cái chết coi đó
là sự giải thoát cho bản thân. “Trời thẳm, đất dày
Thân này đã bỏ những ngày ra đi.”
Lần thứ nhất là bị lừa đến lầu xanh tiếp khách không chịu được nỗi ô nhục đấy
Kiều đã cắt tay tự vẫn. Được tú bà hứa hẹn khuyên ngăn.
“Triều đâu nổi sóng đùng đùng
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường”
Lần thứ hai sau khi bị Hồ Tôn Hiến lừa gạt ép lấy thổ quan bao nhiêu tủi hờn cay
đắng uất ức Kiều đã gieo mình xuống sông Tiền Đường để tự vẫn như muốn tan
đi trong con sóng dữ một kiếp giai nhân oan trái. Đã được sư Giác Duyên cứu
giúp và lương nhờ nơi cửa phật.
Truyện Kiều mang một vấn đề nhức nhối đó là thân phận của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến đặc biệt là nỗi đau thân phận. Không phải Nguyễn Du là
người đầu tiên lên tiếng duy nhất. Trong văn học trung đại cái tiếng lòng của
người phụ nữ đã được cất lên từ rất nhiều nhà thơ, nhà văn như Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Gia Thiều. Nếu như Hồ Xuân Hương chỉ quan tâm đến những người
phụ nữ bình dân, Nguyễn Gia Thiều chỉ viết về người cung nữ trong cung cấm,
như tác phẩm chinh phụ ngâmcung oán ngâm thì Nguyễn Du lại khóc cho tất
cả phận đàn bà, đặc biệt là những người con gái hồng nhan bạc mệnh. Xuyên
suốt gần một thế kỷ ta lại bắt gặp chị dậu trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố
cũng nói đến thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ bị dày xéo đến quằn quại.
Nhưng lại hiện lên với phẩm chất cao đẹp yêu thương chồng con hi sinh tất cả.
Đó là hình tượng đẹp đẽ của người phụ nữ.
“Đau đớn thay phận đàn bà.
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Viết về người phụ nữ, nhà thơ luôn bày tỏ một tình cảm yêu mến, trân trọng,
nhưng mà khó có tác phẩm nào mà cái thân phận của con người nó lại đau đớn
đến chết đi sống lại nhiều lần đến như vậy, thân phận phải trải qua sự nhục nhã
nhiều đến vậy như là nhân vật Thúy Kiều. 11
Truyện Kiều phản ánh cuộc sống xã hội thông qua những suy tư thầm kín bên
cạnh thiên nhiên, nhân vật không lời. Ngôn ngữ thiên nhiên xuất hiện khi
Nguyễn Du vẽ cảnh bằng chất liệu ngôn ngữ mang đậm tính gợi hình, gợi cảm,
làm cho nhân vật bộc lộ tính cách. Một trong những biểu hiện giàu chất thơ của
ngôn ngữ Truyện Kiều là có một mối liên hệ giữa tâm tình, cảm xúc của nhân
vật với những rung động của thiên nhiên. Thiên nhiên luôn gắn với những biến
cố trong cuộc đời nhân vật, nhất là Thúy Kiều. Thiên nhiên luôn đi theo bước
chân nàng, mỗi lúc một vẻ. Trong mỗi cảnh vật trong Truyện Kiều, dù là một
ngọn cỏ hay một vầng trăng, một không gian mênh mông hay hiu quạnh, tất cả
đều mang dấu ấn của con người. Đó là khi một tình yêu chớm nở:
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Nỗi sợ cô độc, lạnh lẽo:
“Mịt mù dặm cát đồi cây
Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương”
Trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tâm trạng của Kiều được thể hiện rõ qua
cảnh vật. Mỗi cảnh đều mang những nét độc đáo riêng biệt nhưng nó cũng như
tâm trạng của Kiều lúc ấy.Cánh buồm trên biển giữa mênh mông giữa trời chiều
hoàng hôn đẹp nhưng cô độc, lẻ loi:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Qua hình tượng thiên nhiên, Truyện Kiều hiện lên đầy tâm trạng bởi nó nói lên
nỗi đau, nỗi uất hận muôn đời mà người phụ nữ nói riêng và những người tài hoa
nói chung phải gánh chịu. Cảnh dù có đẹp đến mấy thì cũng không thể xua tan
nỗi buồn của con người đang ở bước đường cùng.
CHƯƠNG 3. Biểu hiện của cái đẹp trong hình thức thức nghệ
thuật của Truyện Kiều.

3.1. Thể loại lục bát.
Có thể nói thể loại lục bát là thể loại hiếm hoi do dân tộc Việt Nam ta tự sáng
tác. Khi nhắc đến thể thơ lục bát, ngoài việc nói đến những câu ca dao truyền 12
thống thì ta cũng không thể không nhắc tới Truyện Kiều một kiệt tác của đại thi
hào Nguyễn Du. Có thể nói, Truyện Kiều được xem là đỉnh cao của văn học
trung đại Việt Nam không chỉ vì nội dung mà còn ở phương diện nghệ thuật. Với
việc lựa chọn thể thơ lục bát, thể thơ của dân tộc mang đậm chất trữ tình,
Nguyễn Du đã đưa tác phẩm Truyện Kiều nói riêng và nền văn học Việt Nam
nói chung đạt đến một trình độ nghệ thuật điêu luyện, bởi kết cấu tính chất vạn
năng của lục bát đặc biệt là sự gợi cảm ngọt ngào của ca dao được thừa hưởng
một cách trọn vẹn bước lên một tầng cao mới. Thể thơ đã góp phần tạo nên
giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, ngọt ngào nhưng cũng đậm tính triết lý sâu sắc. Đó
chính là tiếng lòng của những cảm xúc tinh tế, sâu sắc của con người. Chất trữ
tình trong tác phẩm còn được thể hiện qua những cách nói quen thuộc của ca
dao. Nguyễn Du đã nhiều lần mượn ca dao để viết lên những vần thơ đặc sắc:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”
Chính nhờ việc “mượn ý tứ” của ca dao để diễn tả thế giới nội tâm của nhân vật
đã góp phần rất lớn vào việc tạo nên chất trữ tình trong tác phẩm. Âm hưởng
ngọt ngào từ ca dao đã tạo ra chất trữ tình mượt mà.
“Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?”
“Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”.
Kiều không chỉ trông ngóng, mong đợi mà còn trách thầm định mệnh. Chính
cách “mượn ý” từ ca dao này cho thấy tình yêu mà Kiều dành cho Thúc Sinh
một cách thật nhẹ nhàng, lãng mạn.
Diễn tả tư thế đội trời đạp đất của Từ Hải, Nguyễn Du dùng rất nhiều từ có phụ
âm đầu là “đ” mang sắc thái tu từ của nó khi đọc lên gây ấn tượng chắc chắn, vững chãi:
“Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt đông” 13
Thể thơ lục bát có khả năng tu từ lớn, đặc biệt ở sự kết hợp những từ thanh bằng
và thanh trắc, cách gieo vần, cách đối và ngắt nhịp. Dưới ngòi bút Nguyễn Du,
thể thơ lục bát được sử dụng linh hoạt, “thiên biến vạn hóa”.
3.2. kết cấu truyện Kiều.
Truyện Kiều có số lượng câu rất là đồ sộ 3254 câu thơ lục bát có kết cấu cực
kỳ chặt chẽ, tác phẩm biểu đạt được sự logic, kết cấu tự sự, tác phẩm có hình
thức là thơ đã tạo ra sự độc đáo. Truyện Kiều của Nguyễn Du được lấy cảm
hứng từ tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung
Quốc, tác phẩm là tiểu thuyết chương hồi thuộc đề tài văn xuôi, kết cấu theo thời
gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, quá trình hành động của các nhân
vật. Trong khi đó Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học
vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các
vấn đề nóng bỏng trong xã hội có thể bộc lộ một cách tinh tế nhất qua Truyện Kiều.
3.3. vẻ đẹp qua ngôn ngữ.
Có thể nói Truyện Kiều từ hình thức bộc lộ qua sử dụng ngôn ngữ bậc thầy
của Nguyễn Du, có thể nói vẻ đẹp ngôn ngữ thơ là sự kết hợp giữa ngôn ngữ
bình dân và ngôn ngữ bác học. Ngôn ngữ bình dân trong Truyện Kiều biểu hiện
ở việc sử dụng rất nhiều thành ngữ, quán ngữ cách nói quen thuộc của dân gian
ca dao tục ngữ. Sắc thái bình dân trong ngôn ngữ Truyện Kiều là yếu tố thẩm mỹ
được gợi lên thông qua những thành ngữ, tục ngữ, ca dao, hệ thống từ ngữ thuần
Việt, hoặc có yếu tố Hán Việt với một lối diễn đạt bình dị, đơn giản đậm chất
khẩu ngữ trong sinh hoạt của người Việt. Với ngôn ngữ bình dân đã giúp nhà thơ
miêu tả một cách tinh tế sống động, khắc họa những rung động tinh tế, diễn biến
nội tâm nhân vật và cả những xót xa trong chính tâm tư của chính tác giả. Ngôn
ngữ bác học được biểu hiện qua việc sử dụng rất nhiều điển tích, điển cố từ ngữ
hình ảnh mang thi liệu hán học vay mượn từ văn học Trung Quốc nhưng nó đã
không tạo ra sự vênh lệch sống sượng. Bằng tài năng ngôn ngữ bậc thầy của
mình Nguyễn Du đã làm cho những câu thơ vốn là của ca dao thì nó đã trở lên
được tinh tế trau truốt tinh luyện hơn. Ngược lại những thi liệu văn học vốn là
những cái xa lạ với nhân nhân nhưng dưới bàn tay thần kỳ của Nguyễn Du nó đã
trở lên gần gũi quen thuộc với nhân dân. Những tiếp nhận và đổi mới ngôn ngữ 14
bác học, đã góp phần hình thành nên tính chất uyên nhã một đặc trưng thẩm mỹ của ngôn ngữ bác học.
3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhà thơ Nguyễn Du xây dựng mỗi nhân vật của mình bằng những thủ pháp,
biện pháp nghệ thuật độc đáo, bằng sự phác họa của ông đã làm cho mỗi nhân
vật hiện lên một cách chân thực và sống động như có thật ngoài đời chỉ qua vài
nét tính cách từ ngữ độc đáo đặc sắc mà Nguyễn Du có thể bóc trần, lột tả bản
chất của mỗi nhân vật, từ những nhân vật tốt cho đến những nhân vật xấu. Khi
miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều tác giả đã sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng
trưng lấy thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp con người, thiên nhiên làm trung tâm chuẩn
mực cho cái đẹp, nội tâm, giọng thơ nhẹ nhàng, ưu ái xót thương. Đối với nhân
vật phản diện Nguyễn Du dùng cách tả trực tiếp ngoại hình, tính cách, hành động
mà không dùng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả, giọng thơ thể hiện thái độ chán ghét, khinh bỉ.
3.5. Cái đẹp Truyện kiều dưới góc nhìn mỹ học.
Truyện Kiều của Nguyễn Du Nói đến cái đẹp chúng ta sẽ nhìn nhận đánh giá
cái đẹp ở phương diện mỹ học thông qua các tiêu chí, tính chân thiện mỹ, tính
nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại. Trên bình diện mỹ học cái đẹp trong tác
phẩm Truyện Kiều chúng ta thấy được những tinh túy, nó đẹp một cách toàn
diện hài hòa từ hình thức cho đến nội dung. Cho nên Truyện Kiều được coi là
kiệt tác của văn chương Việt Nam và văn chương nhân loại. TỔNG KẾT.
Qua đề tài “Truyện Kiều (Nguyễn Du) nhìn từ phạm trù thẩm mĩ cái đẹp.”
Người viết tập trung khảo sát cái đẹp qua các phương diện khác nhau: tư tưởng
nhân văn, chủ đề cảm hứng chủ đạo, trữ tình thiên nhiên thể thơ, cốt truyện độc
đáo, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cái đẹp của Truyện Kiều dưới góc nhìn mỹ
học. Nguyễn Du đã xây dựng thành công nhân vật Thúy Kiều với thái độ trân
trọng ngợi ca, tôn vinh, cùng với vẻ đẹp tài sắc, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, phẩm
hạnh, đồng thời dự báo về tương lai đầy giông bão của nàng. Từ đó khắc sâu nỗi
đau của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh bị xã hội phong kiến thối nát vùi dập
không thương tiếc, đưa thân vào chốn ô nhục bị những kẻ đạo đức thối nát lợi
dụng buôn bán như một món đồ ngoài chợ. Về nội dung nghệ thuật Truyện Kiều 15
là truyện thơ được viết theo thể thơ lục bát quen thuộc với người dân Việt Nam
mang đậm chất chữ tình. Kết cấu chặt chẽ độc đáo, ngôn ngữ trong Truyện Kiều
đậm chất ca dao quen thuộc. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nguyễn Du đã sử
dụng bút pháp ước lệ tượng trưng cùng nhiều thủ pháp nghệ thuật để mô tả vẻ
đẹp của Thúy Kiều, sử dụng bút pháp tả thực để bóc trần bản chất nhân vật phản
diện. Cùng với việc có cái nhìn tương quan vẻ đẹp của Truyện Kiều dưới cái
nhìn mỹ học đã cho thấy Truyện Kiều đẹp một cách hoàn hảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. https://baohatinh.vn/van-hoa-giai-tri/nghe-thuat-xay-dung-nhan-vat-cua-
nguyen-du-trong-truyen-kieu/101787.htm
2. https://download.vn/phan-tich-ve-dep-thuy-kieu-trong-doan-trich-chi-em- thuy-kieu-39160
3. https://download.vn/phan-tich-bai-tho-noi-thuong-minh-43676
4. Nguyên Ngọc Hà (2016), “Khóa luận tốt nghiệp Truyện Kiều của Nguyễn Du
dưới góc nhìn tương tác thể loại”, nxb Trường đại học sư phạm tp.HCM, tp. HCM.
5. Tài liệu Mỹ học đại cương, Trường đại học sư phạm Hà Nội 2. 16