-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân Ngữ văn lớp 12
Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có tác phẩm đăng báo trước cách mạng. Ông là một người gắn bó với nông thôn, các tác phẩm của ông chủ yếu viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân Ngữ văn lớp 12
1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm Vợ Nhặt
Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết
truyện ngắn và đã có tác phẩm đăng báo trước cách mạng. Ông là một người gắn bó với nông thôn, các tác
phẩm của ông chủ yếu viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Bên cạnh sự nghiệp
sáng tác Kim Lân còn được biết đến với vai trò là một diễn viên. Năm 2001 ông được trao tặng giải thưởng
nhà nước về văn học và nghệ thuật. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông đó là nên vợ nên chồng, con chó xấu xí....
Truyện ngắn Vợ Nhặt là chuyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân in trong tập con chó xấu xí. Ban đầu
tên truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết ngay sau ngày cách mạng Tháng Tám thành công nhưng
còn dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lặp lại ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết lại truyện ngắn này. Tác phẩm có bốn phần
Phần 1: Từ đầu đến hai tay ôm khư khư cái thúng..... mặt bần thần: Tràng dẫn người vợ nhặt về nhà
Phần 2: tiếp theo đến đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về: Tràng nhớ lại việc mình có được vợ
Phần 3 : Tiếp theo đến nước mắt cứ chảy xuống lòng ròng: cuộc gặp gỡ của cụ Tứ và nàng dâu mới
Phần 4 còn lại: cuộc sống của nàng dâu mới ở nhà Tràng trong buổi sáng hôm sau
Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt: Tràng là một người dân sống ngụ cư sống cùng với mẹ già. Anh làm nghề kéo
xe bò thuê. Một lần trên đường kéo cái xe bò thóc trên tỉnh anh quen được Thị, Chỉ với bốn bát bánh đúc
thị đã đồng ý làm vợ Tràng. Về đến nhà Tràng phấp phỏng chờ mẹ về để thưa chuyện. Đến khi bà cụ Tứ trở
về vô cùng ngạc nhiên khi thấy có người phụ nữ lạ trong nhà, nghe con kể rõ sự tình người mẹ nghèo khổ
ấy đã hiểu ra và chấp nhận nàng dâu mới động viên các con cố gắng làm ăn. Sáng hôm sau Tràng thức
dậy thấy mọi thứ đã thay đổi. Bữa ăn đầu tiên của nàng dâu mới chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và
một đĩa muối ăn với cháo, nhưng họ vẫn vui vẻ vừa ăn vừa nói chuyện đến tương lai. Bà cụ Tứ bê nồi cháo
cám lên, người vợ nhặt vẫn điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm đôi đũa gạt một miếng bỏ vội vào miệng.
Nghe tiếng trống thúc thuế Tràng nhớ đến cảnh người ta vào kho thóc chia cho người đói và hình ảnh lá cờ đỏ thắm.
Truyện ngắn Vợ nhặt đã miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm
1945. Đồng thời tác giả có thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ. Với tình huống
truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn khắc họa khung cảnh chân thực như cảnh người chết đói, cảnh
bữa cơm ngày đói với nhiều chi tiết đắt giá giọt nước mắt của bà cụ Tứ, nồi cháo cám.... Kim Lân đã miêu
tả tâm lý nhân vật tinh tế với ngôn ngữ phù hợp.
Ý nghĩa nhan đề Vợ Nhặt trước hết từ vợ là một danh từ thiêng liêng dùng để chỉ người phụ nữ trong mối
quan hệ được pháp luật công nhận với chồng. Theo phong tục vợ chồng chỉ được công nhận khi có sự
chứng kiến của họ hàng làng xóm. Còn nhặt là hành động cầm vật bị đánh rơi lên. Kim Lân đã sáng tạo
muốn nhan đề độc đáo vì người ta chỉ nói nhặt được một món đồ nào đó chứ không ai nhặt được một con
người về làm vợ bao giờ cả. Nhưng qua đó nhà văn đã thể hiện được cảnh ngộ của con người lúc bấy giờ.
Với nhan đề Vợ Nhặt trước hết khái quát được tình huống của truyện, đồng thời nó cũng là lời kết án đáng
tiếc của Kim Lân đối với chế độ thực dân đã đẩy người nông dân vào tình cảnh nghèo đói người chết. Nhan
đề Vợ Nhặt có tính khái quát cao hoàn cảnh của chàng chỉ là một trong số đó. Đồng thời qua nhan đề nhà
văn cũng thể hiện sự đồng cảm xót xa cho cảnh ngộ của người nông dân trong đoạn đói năm 1945.
3. Những nhận định hay về Vợ nhặt
- Nhà văn dùng Vợ Nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người nên trong tình nhân ái, câu chuyện vợ nhặt
đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng.
- Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất với người với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn
- Lắm lúc tôi thấy văn chương là một thứ đạo. Đạo làm người như một thứ tôn giáo mà tôn giáo cũng đòi hỏi
sự thương yêu giữa con người với con người, đòi hỏi con người có quyền làm người bình đẳng tự do bác
ái. Mỗi người truyền một cách nhưng cuối cùng con người vẫn thương yêu nhau và làm cho con người có
tư cách, có nhân phẩm tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược cường quyền áp bức. Cũng như
các ngành nghệ thuật khác văn chương còn là một thứ giải trí làm cho người ta vô thích yêu đời thư giãn
sau những mệt mỏi như thế cũng là ích lợi là nhân văn cho người thưởng thức.
- Theo kinh nghiệm của tôi những chuyện thật mà tôi ghi lại được thì đều nhạt nhẽo vào khô cứng. Nhưng
sự thật cũng có giá trị của sự thật, rất giá trị, rất cần thiết nữa. Tất cả những chuyện vợ nhặt, ông lão hàng
xóm, con chó xấu xí để dựa trên cái nền sự thật còn những chuyện khác kể cả làng hầu hết là tôi bịa, bịa cả
nhân vật lẫn tình tiết. Bởi không có sự thật nào như thế cả, nhưng cái việc ấy là điều mà chính tác giả muốn
nói và chính tác giả muốn nói nên mới sinh ra cái địa gọi là bịa, kỳ thực chính là sáng tạo.
- Những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống
- Nhà văn Kim Lân viết không nhiều và chuyên về một thể loại lại gác bút sớm, nhưng dấu ấn ông để lại
trong lòng độc giả thì rất sâu đậm. Chỉ với 3 thiên truyện Vợ Nhặt, làng, con chó xấu xí, câu chữ của Kim
Lân gan lì, thách thức thời gian đi vào chỗ sâu nhất của tâm trí người đọc.
- Nhà văn Kim Lân đã cống hiến trọn đời cho nền văn học mới, nêu một tấm gương cao đẹp về lòng yêu
mến gắn bó mật thiết với cách mạng và kháng chiến kiên định, vững vàng rồi bản lĩnh. Nhà văn để lại cho
hậu thế những tác phẩm đặc sắc có sức sống lâu dài làm giàu thêm văn chương việt, tâm hồn việt.
- Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo
được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc
- Tôi ở trong gia đình bị khinh rẻ ngoài xã hội cũng coi thường vì tôi là con vợ ba một người ngụ cư. Chính
vì muốn đòi hỏi cho mình sự công bằng với bè bạn với làng xóm tôi chọn cách viết. Đây là cách để chứng tỏ
mình không thua gì anh em, không thua gì ai, các anh con nhà giàu làm việc này rất chi được học hành đến
nơi đến chốn còn tôi thì tôi viết.
- Lắm lúc tôi thấy văn chương là một thứ Đạo. Đạo làm người như một thứ tôn giáo mà tôn giáo nào cũng
đòi hỏi sự yêu thương giữa con người với con người đòi con người có quyền làm người bình đẳng tự do
Bác Ái. Mỗi người truyền một cách nhưng cuối cùng con người vẫn thương yêu nhau và làm cho con người
có tư cách có những phẩm tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược cường quyền áp bức. Cũng
như các ngành nghệ thuật khác văn chương còn là một thứ giải trí làm cho người ta vui thích yêu đời thư
giãn cho những mệt mỏi như thế cũng là ích lợi là nhân văn cho người thưởng thức.