TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG CỬ TRI TRẺ THAM GIA BỎ PHIẾU BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | Nghiên cứu truyền thông | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trong môn học Nghiên Cứu Truyền Thông tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, chủ đề này nhấn mạnh vào vai trò của truyền thông trong việc khuyến khích và tăng cường sự tham gia của cử tri trẻ vào quá trình bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân. Sinh viên sẽ tìm hiểu về các chiến lược truyền thông, các phương tiện truyền thông hiệu quả, và các chiến dịch vận động cử tri thành công đã được triển khai. Thông qua việc phân tích các trường hợp nghiên cứu, họ sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh của truyền thông trong việc thúc đẩy sự tham gia dân chủ và xây dựng nền chính trị vững mạnh.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG
______________________________________________________________________
Bài kiểm tra Giữa kỳ
NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. Triệu Thanh Lê
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Khánh Hằng MSSV: 1956050030
Lớp: K19 Truyền thông Đa phương tiện
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2021 lOMoAR cPSD| 41487147
TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG CỬ TRI TRẺ THAM GIA BỎ PHIẾU BẦU
CỬ QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KÌ 2021-2026:
CHIẾN DỊCH “TÔI ĐI BẦU CỬ”
Ngày 23/5/2021, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã diễn ra thành công rực rỡ, trong đó ghi nhận đóng góp
quan trọng và nỗ lực to lớn của ngành thông tin truyền thông.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2019, dân số thanh niên (người từ đủ 16 đến 30
tuổi) chiếm 23,8% dân số cả nước, trong đó người từ đủ 15 đến 19 tuổi chiếm 12.8%.
Nelson Việt Nam cho biết, tính đến năm 2025, Gen Z (thế hệ Z - nhóm dân số sinh năm
1995-2012) sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, và tương đương với
khoản 15 triệu người. Đây là nhóm cử tri mang nhiều kỳ vọng đóng góp cho sự đổi mới
và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời là nhóm cử tri có liên quan và chịu
ảnh hưởng nhiều nhất bởi các quyết sách của Quốc hội và HĐND các cấp trong 5 năm
kế tiếp. Từ đó cho thấy nâng cao nhận thức về cuộc bầu cử và thúc đẩy hành động của
cử tri trẻ là nhiệm vụ thiết thực đặt ra trong trong hoạt động tuyên truyền thông tin.
Hiểu rõ tính cách cởi mở với những trải nghiệm mới và nhạy bén với phương tiện truyền
thông xã hội của Gen Z, chiến dịch “Tôi đi bầu cử” do VTV Digital trực thuộc Đài Truyền
hình Việt Nam (VTV) thực hiện đã vận dụng hiệu quả cơ chế tác động công chúng dựa trên
thuyết khuếch tán thông tin, tạo nên làn sóng tích cực trong tư tưởng của cử tri trẻ cả nước,
phá vỡ định kiến chính trị khô khan, nhàm chán, thiếu gần gũi với đời sống.
Dễ dàng nhận thấy, Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kì 2021-2026 là
cuộc bầu cử đầu tiên của phần lớn cử tri thuộc Gen Z. Việc tìm hiểu và tham gia bầu cử
đối với họ đồng nghĩa với việc chấp nhận sự đổi mới trong tư duy chính trị - xã hội.
Chiến dịch kéo dài gần 1 tháng (27/4 - 23/5) đã mang đến nội dung nhắm đến từng đối
tượng mục tiêu cụ thể, đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi cao về sản phẩm của Gen Z. 1 lOMoAR cPSD| 41487147
“40% thế hệ Z sẵn lòng cho các trải nghiệm mới thú vị” là kết quả từ nghiên cứu của
Nelson năm 2018. Có thể nói, đây là nhóm đối tượng có tỉ lệ những người đổi mới
(innovators) trong thuyết khuếch tán thông tin cao nhất. Ngày 27/4/2021, video “Check
kiến thức bầu cử của giới trẻ và cái kết…” được phát sóng trên VTV1 và đăng tải trên
kênh Youtube, fanpage Facebook của VTV24 đã thu hút sự tranh luận sôi nổi trong giới
trẻ khắp các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội. Thông qua phản ánh thực trạng nhiều
bạn trẻ còn thờ ơ, ngô nghê trước quyền làm chủ đất nước, video đã tạo ra “sóng kích
thích” để Gen Z chủ động tìm hiểu, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để cùng nhau bàn
luận về một vấn đề chính trị đầy mới mẻ với họ. Những người đổi mới tiên phong có thể
xác định là các bạn trẻ am hiểu, hứng thú với chính trị - xã hội trong và ngoài nước. Họ
coi đây là thời cơ và sẵn sàng dành thời gian để chia sẻ, cung cấp thông tin với người
khác về chính sách, pháp luật Nhà nước cũng như cuộc bầu cử sắp tới.
Đối với nhóm người áp dụng sớm (early adopters), VTV Digital ra mắt 2 MV “Bài
ca bầu cử” và “Tôi đi bầu cử” với sự góp mặt của nhiều gương mặt Gen Z nổi tiếng:
Amee, Hứa Kim Tuyền, Grey D, Quang Đăng… cùng thử thách “Vũ điệu đi bầu”
trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok… Nhắm vào tâm lí tận
hưởng vai trò dẫn dắt và nhu cầu nắm bắt cơ hội thay đổi nhanh của nhóm người áp
dụng sớm, những người thực hiện đã thành công trong việc kêu gọi các KOLs, các
fanpage sáng tạo nội dung, các bạn trẻ có ảnh hưởng trong tập thể trường đại học
lan tỏa hashtag #ToiDiBauCu #BauCu2021 của chiến dịch. Tổng lượt reach các bài
trên Fanpage TTTT VTV24 có hashtag #ToiDiBauCu là hơn 9 triệu lượt tiếp cận.
Chiến lược thuyết phục số đông thích nghi sớm (early majority) của “Tôi đi bầu cử” thể
hiện bằng các video, bài viết cung cấp thông tin về Quốc hội, Quyền và Nghĩa vụ tham gia
bầu cử của công dân, tác động của lá phiếu mỗi cử tri đến đất nước. Việc áp dụng các xu
hướng Gen Z yêu thích trong sáng tạo nội dung như “Yêu là phải nói, đủ tuổi là phải đi
bầu” đã tạo được hiệu quả truyền thông cao với cử tri trẻ, tạo ra sự đồng thuận đổi mới với 2 lOMoAR cPSD| 41487147
thông điệp “Đi bầu cử là bước đánh dấu chính thức trở thành người trưởng thành, là công
dân của Tổ quốc.” hay nhấn mạnh tính đặc biệt trọng đại sự kiện “5 năm có 1 lần.”.
Số đông thích nghi trễ (late majority) là nhóm mà chiến dịch ảnh hưởng gián tiếp thông
qua nhóm người áp dụng sớm (trong đó nổi bật vai trò của những người dẫn dắt dư luận).
Mô hình truyền thông hai bước thể hiện sức mạnh ở trường hợp này: số đông thích nghi trễ
dựa trên thông tin về số lượng người đồng thuận đi trước mới đưa ra quyết định. Vì vậy từ
những số liệu lên đến chục hàng triệu về lượt xem, lượt cover, sự xuất hiện dày đặc về
thông tin bầu cử và lời kêu gọi từ người dẫn dắt dư luận, cử tri trẻ thuộc nhóm này được
thuyết phục và sẵn sàng hành động, thực hiện theo ba nhóm đối tượng trên.
Đối với người lạc hậu (laggards), việc dỡ bỏ thành kiến dẫn đến sự thờ ơ với sự kiện
chính trị của họ được thực hiện bằng tất cả các hành động trên cùng với đẩy cao vai
trò của dư luận xã hội. Từ các sản phẩm của chiến dịch “Tôi đi bầu cử”, cử tri trẻ
thấy được sai lầm trong nhận định “chính trị khô khan, bầu cử thiếu thiết thực với
đời sống”. Bên cạnh đó, chính từ dư luận xã hội, nhất là dư luận trong cùng thế hệ
khi một mặt thể hiện thái độ tích cực với sự kiện, đồng thời chỉ ra các bất lợi khi
không tham gia bầu cử, phê phán thái độ thờ ơ, các quan điểm sai lầm về chính sách
Nhà nước, đã tác động không nhỏ đến đối tượng người lạc hậu. Tuy đây là nhóm
thiểu số trong chiến dịch, nhưng “Tôi đi bầu cử” cũng tạo nên tác động đổi mới ở họ
thành công nhờ vào sự tương tác nhuần nhuyễn giữa các chiến lược.
Theo báo cáo của Hội đồng bầu cử Quốc gia, tổng số cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu
hơn 67 triệu cử tri, đạt 98,43%, trong không khí phấn khởi, đảm bảo an toàn trước diễn
biến phức tạp của dịch COVID 19. Thành quả ấn tượng đó là ghi nhận cao quý nhất
của công tác thông tin truyền thông. Chiến dịch “Tôi đi bầu cử” của Trung tâm VTV
Digital trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên
truyền phục vụ cho công chúng trẻ, đồng thời chứng minh cho hiệu quả của việc đổi
mới sáng tạo trong cách thức dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết truyền thông bài bản./. 3 lOMoAR cPSD| 41487147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Stanley J. Baran & Dennis K. Davis, Mass Communication Theory:
Foundations, Ferment, and Future, Cengage Learning
2. Ban Thời sự, Ngày bầu cử thành công tốt đẹp - Minh chứng rõ nét cho sức
mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam. Truy xuất từ
https://vtv.vn/chinh-tri/ngay-bau-cu-thanh-cong-tot-dep-minh-chung-ro-net-cho-
suc-manh-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-20210524195943381.htm
3. TS. Nguyễn Tuấn Anh - Viện Nghiên cứu Thanh niên, Dân số trong độ tuổi thanh
niên ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra, Học viện Hành chính Quốc gia. Truy xuất
từ https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/12/22/dan-so-trong-do-tuoi-thanh-nien-o- viet-nam-nhung-van-de-dat-ra/
4. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số 2019.
5. Nelson Việt Nam, Báo cáo “Kết nối với thế hệ Z tại Việt Nam”. Truy xuất từ
https://www.nielsen.com/vn/vi/insights/report/2018/insight-article-generation-z-in- vietnam/#
6. VTV News, Nhìn lại chiến dịch Tôi đi bầu cử - Thành công ngoài mong đợi, phá vỡ
định kiến chính trị là khô khan. Truy xuất từ https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/nhin-lai-
chien-dich-toi-di-bau-cu-thanh-cong-ngoai-mong-doi-pha-vo-dinh-kien-chinh-tri-
la-kho-khan-2021052809360295.htm
7. The Influencer, #CASESTUDY Tôi đi bầu cử - Sự kiện chính trị dưới góc nhìn truyền
thông. Truy xuất từ https://theinfluencer.vn/casestudy-toi-di-bau-cu-su-kien-chinh-
tri-duoi-goc-nhin-truyen-thong-717.html 4