Từ ghép tổng hợp là gì? Hướng dẫn đặt câu với từ ghép tổng hợp | Tiếng việt 4

Theo như sách giáo khoa tiếng việt về khái niệm của từ ghép thì từ ghép được hiểu là một loại từ phức được tạo bởi 2 hay nhiều từ đơn những từ đơn này là phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau, bổ nghĩa và làm thay đổi ngữ nghĩa phong phú hơn. Các từ tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa, Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Từ ghép tổng hợp là gì? Hướng dẫn đặt câu với từ ghép tổng hợp | Tiếng việt 4

Theo như sách giáo khoa tiếng việt về khái niệm của từ ghép thì từ ghép được hiểu là một loại từ phức được tạo bởi 2 hay nhiều từ đơn những từ đơn này là phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau, bổ nghĩa và làm thay đổi ngữ nghĩa phong phú hơn. Các từ tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa, Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

63 32 lượt tải Tải xuống
Từ ghép tổng hợp là gì? Hướng dẫn đặt câu với từ ghép tổng hợp
Khi học về từ ghép các em học sinh thường bắt gặp một loại của từ ghép là từ ghép tổng hợp. Để giúp
các em học sinh hiểu hơn về từ ghép tổng hợp là gì dưới đây là bài viết nêu lên khái niệm từ ghép
tổng hợp là gì? Hướng dẫn đặt câu với từ ghép tổng hợp do Luật Minh Khuê biên tập. Kính mời các
quý bạn đọc tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Từ ghép
Trước khi nêu lên khái niệm t ghép tổng hợp là gì? bài viết sẽ chia sẻ một số thông n cơ bản về từ
ghép cho các quý độc giả.
1.1 Khái niệm t ghép
Theo như sách giáo khoa ếng việt về khái niệm của từ ghép thì từ ghép được hiểu là một loại từ
phức được tạo bởi 2 hay nhiều từ đơn những từ đơn này là phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với
nhau, bổ nghĩa và làm thay đổi ngữ nghĩa phong phú hơn. Các từ tạo nên từ ghép khi đọc đều có
nghĩa, đây cũng là một dạng từ phức đặc biệt được tạo nên từ những từ có mối liên hệ cùng nghĩa với
nhau. Chính vì vậy, tphức không giống từ ghép ở chỗ nó cũng được tạo bởi ít nhất 2 từ đơn nhưng
có thể có nghĩa hoặc không có ý nghĩa gì.
Từ ghép có thể được tạo thành bởi 1 nh từ + danh từ, 2 động từ, 1 danh từ + 1 động từ, ...
1.2 Tác dụng của t ghép trong câu
Một trong những thành phần cấu tạo nên cấu trúc câu quan trọng là từ ghép. Từ ghép giúp chúng ta
xác định nghĩa của các từ kể cả trong văn viết lẫn văn nói một cách chính xác, có nghĩa là chỉ cần đọc
lên là người đọc shiểu nghĩa của từ, nghĩa của câu mà không cần phải suy nghĩ, lắp ghép ý lại với
nhau.
Từ ghép làm cho câu trở nên có sự liên kết và logic cả về hình thức lẫn nội dung. Đọc lên nghe mạch
lạc và nghĩa chính xác, rõ ràng.
Từ đơn có những nhiệm vụ, chức năng riêng của nó và từ ghép cũng vậy, nhưng từ ghép có nhiều loại
và đa dạng hơn từ đơn, một câu luôn có loại từ này xuất hiện, dường như không thể thiếu.
1.3: Phân loại từ ghép
Muốn phân loại được từ ghép cần phải dựa trên nh chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố
cấu tạo nên một từ ghép có nghĩa, có thể phân loại từ ghép thành hai loại, đó là từ ghép chính phụ và
từ ghép đẳng lập.
Thnht, từ ghép chính phụ:
- Khái niệm: Từ ghép chính phụ là loại từ có thể xác định và m ra được ếng chính và ếng phụ.
Tiếng chính và ếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó ếng chính thường có nghĩa rộng, bao quát
một sự việc, hành động, sự vật. Tiếng phụ thường đng sau ếng chính, bổ sung ý nghĩa cho ếng
chính. Từ ghép chính phụ này có nh phân nghĩa rõ ràng.
- Ví dụ:
+ Từ xe đạp là từ ghép chính phụ trong đó ếng chính là từ "xe", ếng phụ là từ p"
+ Từ "bà nội" trong đóếng chính là từ "bà", ếng phụ là từ "ni"
+ Các từ ghép chính phụ khác như: Hoa cúc, hoa nhài, hoa hồng, hoa mai, con chó, con mèo, con gà,
con heo, cây bưởi, cây ổi, cây mít, cây bàng, ....
- Nghĩa của từ ghép chính phụ: nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp hơn nghĩa củaếng chính
trong từ ghép chính phụ đó.
Thứ hai, từ ghép đẳng lập
- Khái niệm: Tghép đẳng lập là loại từ không thể phân ra được ếng chính, ếng phụ. Hai hoặc nhiều
từ tạo thành từ ghép đẳng lập đều có nghĩa, không phân biệt từ nào là ếng chính, từ nào là ếng
phụ, các ếng có vai trò ngang hàng nhau. Các ếng chính, ếng phụ đều bình đẳng với nhau về mặt
ngữ pháp và có thể thay đổi vị trí các từ mà nghĩa của từ ghép không thay đổi.
- Ví dụ về từ ghép đẳng lập: ăn uống, sách vở, quần áo, ông bà, bố mẹ, anh em, chị em, xóm làng, bạn
bè, trường lớp, phong cảnh, .....
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập:
Nghĩa của từ ghép đẳng lập sẽ rộng hơn, khái quát hơn nghĩa của từng ếng tạo nên từ ghép đẳng
lập.
Thứ ba, từ ghép tổng hợp
Loại từ ghép này cũng rất hay được nhắc tới. Từ ghép tổng hợp là nhng từ được ghép bởi 02 hoc
nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào.
Ví dụ: Phương ện (bao gồm các phương ện đi lại), bánh trái (bao gồm nhiều loại bánh khác nhau),
võ thuật (bao gồm các loại võ khác nhau), ....
Thứ tư, từ ghép phân loại
Từ ghép phân loại là loại từ mang một nghĩa cụ th, xác định chính xác một hành động, một địa danh
hay tên gọi nào đó.
Ví dụ về từ ghép phân loại: Bánh donut chỉ tên một loại bánh được làm từ bột mì và nhiều thành phần
khác, nước ép cam, bánh sinh nhật, ....
Như chúng ta đã biết, việc chúng ta có thể xác định từ ghép bằng các cách xác định quan hgiữa các
ếng trong từ về cả nghĩa và âm và để xác định nghĩa của ếng có thể thực hiện bằng nhiều cách như
m từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa, đặt câu hoặc tra từ đin.
Trong trường hợp cụ thể nếu các ếng trong từ có quan hệ nghĩa và cả quan hệ về âm thì đó là từ
ghép thì trong từ 1 ếng có nghĩa, 1 ếng mờ nghĩa nhưng cả hai ếng đều không có quan hệ âm là
từ ghép và trong từ có một từ có gốc Hán, hình thức giống từ láy nhưng các ếng đều có nghĩa thì đó
là từ ghép. Một số ví dụ cụ thể là "t tế", "hảo hán", "hoan hỉ", "ban bố", ....
2. Từ ghép tổng hợp
2.1 Khái niệm
Từ ghép tổng hợp là những tđược ghép từ hai hay nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung
cho một địa điểm, một danh từ hay hành động cụ th nào.
Ví dụ về từ ghép tổng hợp: Sách vở là từ ghép tổng hợp nói chung cho nhiều loại sách hoặc vở
Một số ví dụ cho từ ghép tổng hợp khác: bánh trái, bánh kẹo, cây cối, quần áo, ...
2.2 Đặt câu với từ ghép tổng hợp
Khi đặt câu với từ ghép tổng hợp, quý độc giả có thể tham khảo một số câu mà bài viết đưa ra dưới
đây:
- Xin quý khách để gọn đồ đạc cá nhân vào tủ để chúng ta chuẩn bị xuất phát
- Anh có muốn mua thêm quần áo gì không?
- Bánh trái để thp hương, không được ăn đâu!
- Trong phòng học thì sách vở cần được để gọn gàng!
- Trong vườn nhà bác, cây cối um tùm quá thể!
- Mỗi khi đến Tết, trẻ em thường được bố mẹ mua cho quần áo mới
- Nhà cửa nhà bác thật sạch sẽ.
- Nhiệm vụ quan trọng của mỗi em học sinh là học tập
- Ngày nay, thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát
triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công
cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tquc.
- Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập và tự do ngôn luận
2.3 Phân biệt t ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp là những từ được ghép từ hai hay nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung
cho một địa điểm, một danh từ hay hành động cụ th nào. Về từ ghép phân loại là từ mang một nghĩa
cụ thể, xác định chính xác một hành động, một địa danh hay tên gọi nào đó.
Khi các bạn gặp một từ ghép nào chỉ người hoặc vật nói chung thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp
Một vài ví dụ:
- Quần áo (quần ghép với áo tạo ra nghĩa tổng hợp quần và áo)
- Xa lạ (xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp, chung chung: xa xôi và không quen biết trước đó)
- Ăn uống (ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp bàn luận về việc ăn và uống)
Còn khi các bạn gặp từ ghép nào không chỉ chung chung, tổng quát mà lại có nghĩa như phân loại
người (hay vật) thì đó là từ ghép phân loại
Một vài ví dụ cho trường hợp này là:
- Hạt ngô (hạt ghép với ngô tạo ra nghĩa phân loại so với hạt thóc, hạt đỗ, hạt kê, ....)
- Ông nội (ông ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với ông ngoại, ông chú, ....)
- Bài tập (bài ghép với tập tạo ra nghĩa phân loại so với: bài học, bài giải, bài làm, ...)
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây do Luật Minh Khuê chúng tôi biên tập về từ ghép tổng hợp là gì?
ớng dẫn đặt câu với từ ghép tổng hợp đã giúp quý độc giả hiểu hơn về loại từ ghép này và hoàn
thành tốt các bài tập của mình.
| 1/4

Preview text:

Từ ghép tổng hợp là gì? Hướng dẫn đặt câu với từ ghép tổng hợp
Khi học về từ ghép các em học sinh thường bắt gặp một loại của từ ghép là từ ghép tổng hợp. Để giúp
các em học sinh hiểu hơn về từ ghép tổng hợp là gì dưới đây là bài viết nêu lên khái niệm từ ghép
tổng hợp là gì? Hướng dẫn đặt câu với từ ghép tổng hợp do Luật Minh Khuê biên tập. Kính mời các
quý bạn đọc tham khảo.

Mục lục bài viết 1. Từ ghép
Trước khi nêu lên khái niệm từ ghép tổng hợp là gì? bài viết sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản về từ
ghép cho các quý độc giả.

1.1 Khái niệm từ ghép
Theo như sách giáo khoa tiếng việt về khái niệm của từ ghép thì từ ghép được hiểu là một loại từ
phức được tạo bởi 2 hay nhiều từ đơn những từ đơn này là phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với
nhau, bổ nghĩa và làm thay đổi ngữ nghĩa phong phú hơn. Các từ tạo nên từ ghép khi đọc đều có
nghĩa, đây cũng là một dạng từ phức đặc biệt được tạo nên từ những từ có mối liên hệ cùng nghĩa với
nhau. Chính vì vậy, từ phức không giống từ ghép ở chỗ nó cũng được tạo bởi ít nhất 2 từ đơn nhưng
có thể có nghĩa hoặc không có ý nghĩa gì.

Từ ghép có thể được tạo thành bởi 1 tính từ + danh từ, 2 động từ, 1 danh từ + 1 động từ, ...
1.2 Tác dụng của từ ghép trong câu
Một trong những thành phần cấu tạo nên cấu trúc câu quan trọng là từ ghép. Từ ghép giúp chúng ta
xác định nghĩa của các từ kể cả trong văn viết lẫn văn nói một cách chính xác, có nghĩa là chỉ cần đọc
lên là người đọc sẽ hiểu nghĩa của từ, nghĩa của câu mà không cần phải suy nghĩ, lắp ghép ý lại với nhau.

Từ ghép làm cho câu trở nên có sự liên kết và logic cả về hình thức lẫn nội dung. Đọc lên nghe mạch
lạc và nghĩa chính xác, rõ ràng.

Từ đơn có những nhiệm vụ, chức năng riêng của nó và từ ghép cũng vậy, nhưng từ ghép có nhiều loại
và đa dạng hơn từ đơn, một câu luôn có loại từ này xuất hiện, dường như không thể thiếu.

1.3: Phân loại từ ghép
Muốn phân loại được từ ghép cần phải dựa trên tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố
cấu tạo nên một từ ghép có nghĩa, có thể phân loại từ ghép thành hai loại, đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Thứ nhất, từ ghép chính phụ:
- Khái niệm: Từ ghép chính phụ là loại từ có thể xác định và tìm ra được tiếng chính và tiếng phụ.
Tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng, bao quát
một sự việc, hành động, sự vật. Tiếng phụ thường đứng sau tiếng chính, bổ sung ý nghĩa cho tiếng
chính. Từ ghép chính phụ này có tính phân nghĩa rõ ràng.
- Ví dụ:
+ Từ xe đạp là từ ghép chính phụ trong đó tiếng chính là từ "xe", tiếng phụ là từ "đạp"
+ Từ "bà nội" trong đó tiếng chính là từ "bà", tiếng phụ là từ "nội"
+ Các từ ghép chính phụ khác như: Hoa cúc, hoa nhài, hoa hồng, hoa mai, con chó, con mèo, con gà,
con heo, cây bưởi, cây ổi, cây mít, cây bàng, ....

- Nghĩa của từ ghép chính phụ: nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
trong từ ghép chính phụ đó.

Thứ hai, từ ghép đẳng lập
- Khái niệm: Từ ghép đẳng lập là loại từ không thể phân ra được tiếng chính, tiếng phụ. Hai hoặc nhiều
từ tạo thành từ ghép đẳng lập đều có nghĩa, không phân biệt từ nào là tiếng chính, từ nào là tiếng
phụ, các tiếng có vai trò ngang hàng nhau. Các tiếng chính, tiếng phụ đều bình đẳng với nhau về mặt
ngữ pháp và có thể thay đổi vị trí các từ mà nghĩa của từ ghép không thay đổi.

- Ví dụ về từ ghép đẳng lập: ăn uống, sách vở, quần áo, ông bà, bố mẹ, anh em, chị em, xóm làng, bạn
bè, trường lớp, phong cảnh, .....

- Nghĩa của từ ghép đẳng lập:
Nghĩa của từ ghép đẳng lập sẽ rộng hơn, khái quát hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên từ ghép đẳng lập.
Thứ ba, từ ghép tổng hợp
Loại từ ghép này cũng rất hay được nhắc tới. Từ ghép tổng hợp là những từ được ghép bởi 02 hoặc
nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào.

Ví dụ: Phương tiện (bao gồm các phương tiện đi lại), bánh trái (bao gồm nhiều loại bánh khác nhau),
võ thuật (bao gồm các loại võ khác nhau), ....

Thứ tư, từ ghép phân loại
Từ ghép phân loại là loại từ mang một nghĩa cụ thể, xác định chính xác một hành động, một địa danh hay tên gọi nào đó.
Ví dụ về từ ghép phân loại: Bánh donut chỉ tên một loại bánh được làm từ bột mì và nhiều thành phần
khác, nước ép cam, bánh sinh nhật, ....

Như chúng ta đã biết, việc chúng ta có thể xác định từ ghép bằng các cách xác định quan hệ giữa các
tiếng trong từ về cả nghĩa và âm và để xác định nghĩa của tiếng có thể thực hiện bằng nhiều cách như
tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa, đặt câu hoặc tra từ điển.

Trong trường hợp cụ thể nếu các tiếng trong từ có quan hệ nghĩa và cả quan hệ về âm thì đó là từ
ghép thì trong từ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng mờ nghĩa nhưng cả hai tiếng đều không có quan hệ âm là
từ ghép và trong từ có một từ có gốc Hán, hình thức giống từ láy nhưng các tiếng đều có nghĩa thì đó
là từ ghép. Một số ví dụ cụ thể là "tử tế", "hảo hán", "hoan hỉ", "ban bố", ....

2. Từ ghép tổng hợp 2.1 Khái niệm
Từ ghép tổng hợp là những từ được ghép từ hai hay nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung
cho một địa điểm, một danh từ hay hành động cụ thể nào.

Ví dụ về từ ghép tổng hợp: Sách vở là từ ghép tổng hợp nói chung cho nhiều loại sách hoặc vở
Một số ví dụ cho từ ghép tổng hợp khác: bánh trái, bánh kẹo, cây cối, quần áo, ...
2.2 Đặt câu với từ ghép tổng hợp
Khi đặt câu với từ ghép tổng hợp, quý độc giả có thể tham khảo một số câu mà bài viết đưa ra dưới đây:
- Xin quý khách để gọn đồ đạc cá nhân vào tủ để chúng ta chuẩn bị xuất phát
- Anh có muốn mua thêm quần áo gì không?
- Bánh trái để thắp hương, không được ăn đâu!
- Trong phòng học thì sách vở cần được để gọn gàng!
- Trong vườn nhà bác, cây cối um tùm quá thể!
- Mỗi khi đến Tết, trẻ em thường được bố mẹ mua cho quần áo mới
- Nhà cửa nhà bác thật sạch sẽ.
- Nhiệm vụ quan trọng của mỗi em học sinh là học tập
- Ngày nay, thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát
triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công
cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

- Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập và tự do ngôn luận
2.3 Phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp là những từ được ghép từ hai hay nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung
cho một địa điểm, một danh từ hay hành động cụ thể nào. Về từ ghép phân loại là từ mang một nghĩa
cụ thể, xác định chính xác một hành động, một địa danh hay tên gọi nào đó.

Khi các bạn gặp một từ ghép nào chỉ người hoặc vật nói chung thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp Một vài ví dụ:
- Quần áo (quần ghép với áo tạo ra nghĩa tổng hợp quần và áo)
- Xa lạ (xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp, chung chung: xa xôi và không quen biết trước đó)
- Ăn uống (ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp bàn luận về việc ăn và uống)
Còn khi các bạn gặp từ ghép nào không chỉ chung chung, tổng quát mà lại có nghĩa như phân loại
người (hay vật) thì đó là từ ghép phân loại

Một vài ví dụ cho trường hợp này là:
- Hạt ngô (hạt ghép với ngô tạo ra nghĩa phân loại so với hạt thóc, hạt đỗ, hạt kê, ....)
- Ông nội (ông ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với ông ngoại, ông chú, ....)
- Bài tập (bài ghép với tập tạo ra nghĩa phân loại so với: bài học, bài giải, bài làm, ...)
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây do Luật Minh Khuê chúng tôi biên tập về từ ghép tổng hợp là gì?
Hướng dẫn đặt câu với từ ghép tổng hợp đã giúp quý độc giả hiểu hơn về loại từ ghép này và hoàn
thành tốt các bài tập của mình.