Tuyển Chọn Đề Thi HSG (2018-2020) môn Ngữ Văn

Câu 1 (8,0 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về hai ý kiến sau: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi...” (Trích lời bài hát Cát bụi của Trịnh Công Sơn). “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác.”(Xukhômlinski) | Câu 2(12,0 điểm) Qua một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12, anh/chị hãy làm rõ quan niệm sau đây của Lưu Quang Vũ về sáng tạo thơ ca: “Nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn Sau đêm tối, một ban mai mới mẻ” (Theo Mây trắng của đời tôi – Lưu Quang Vũ). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!          

Môn:

Môn Ngữ Văn 187 tài liệu

Thông tin:
331 trang 4 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tuyển Chọn Đề Thi HSG (2018-2020) môn Ngữ Văn

Câu 1 (8,0 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về hai ý kiến sau: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi...” (Trích lời bài hát Cát bụi của Trịnh Công Sơn). “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác.”(Xukhômlinski) | Câu 2(12,0 điểm) Qua một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12, anh/chị hãy làm rõ quan niệm sau đây của Lưu Quang Vũ về sáng tạo thơ ca: “Nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn Sau đêm tối, một ban mai mới mẻ” (Theo Mây trắng của đời tôi – Lưu Quang Vũ). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!          

20 10 lượt tải Tải xuống
TUYỂN CHỌN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
TỪ NĂM 2018-2020
MÔN: NGỮ VĂN
1
Tuyển chọn đề thi HSG các tỉnh.
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM HỌC: 2019 – 2020
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: 11/12/2019
Câu 1 (8,0 điểm):
Suy nghĩ của anh/chị về hai ý kiến sau:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi...” (Trích lời bài hát Cát
bụi của Trịnh Công Sơn).
“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát danh. Họ sinh ra để
in dấu trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác.”(Xukhômlinski)
| Câu 2(12,0 điểm)
Qua một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12, anh/chị hãy làm quan
niệm sau đây của Lưu Quang Vũ về sáng tạo thơ ca:
“Nói lời riêng thấu triệu tâm hồn Sau đêm tối, một ban mai mới mẻ” (Theo Mây
trắng của đời tôi – Lưu Quang Vũ).
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (8,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng
| Biết cách làm bài văn nghị luận hội; kết cấu ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt
chính xác, lưu loát; không mắc lỗi về từ ngữ ngữ pháp; biết vận dụng những hiểu
biết về đời sống xã hội, có khả năng bày tỏ thái độ, ý kiến cá nhân khi làm bài.
2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh thể m bài theo nhiều cách, nhưng phải lẽ dẫn chứng xác đáng,
được tự do trình bày ý kiến nhân nhưng thái độ phải chân thành, nghiêm túc, phù
hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng:
a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)
2
b. Giải thích:
- Ý kiến thứ nhất: quan niệm đời người nhỏ bé, mong manh, ngắn ngủi, hư vô.
- Ý kiến thứ hai: Con người không thể sống danh, mờ nhạt phải sống có ý
nghĩa. Đề cao khẳng định giá trị của con người bằng những đóng góp “in dấu” của họ
cho
đời.
Hai ý kiến tuy đối lập nhưng cũng có quan hệ bổ sung cho nhau.
c. Bàn luận, đánh giá
- Ý kiến thứ nhất:
+ Cái nhìn chưa tích cực về con người, kiếp người nhỏ bé, mong manh, được
hóa kiếp từ cát bụi, mờ nhạt trong cuộc đời.
+ Xuất phát từ suy nghĩ con người đến từ cát bụi và cũng trở về với cát bụi, con người
sống phải tuân theo quy luật: sinh – lão – bệnh – tử, đời người là hữu hạn.
vậy ý kiến cũng mang ý nghĩa tích cực: hướng con người sống thiện, không tranh
giành, bon chen, thủ đoạn, hơn thua...; sống an nhiên trước cuộc đời.
- Ý kiến thứ hai:
+ Được đến sống trong cuộc đời điều hạnh phúc của mỗi người nhưng sống
không đồng nghĩa với sự tồn tại phải sự tồn tại ý nghĩa. Mỗi người một
nhân cách riêng, cá tính riêng luôn được đề cao và tôn trọng.
Vì vậy con người không thể sống vô danh, mờ nhạt, vô vịphải sốngý nghĩa
giá trị trong cuộc đời.
+ Sông giá trị, ý nghĩa được biểu hiện lối sống tích cực, hoài bão, có trách
nhiệm; ở việc không ngừng vươn lên, khẳng định giá trị của bản thân bằng chính năng
lực bằng chính sự đóng góp giá trị cho cuộc đời, đôi khi còn những việc làm
giản dị, chân thành từ tình yêu thương...
Đó cũng là cách chúng ta in dấu trên mặt đất “in dấu trong trái tim mọi người -
được mọi người yêu mến và nhớ mãi.
- Hai ý kiến đối lập nhau kiến thứ nhất chưa cái nhìn tích cực về con người,
hướng con người sống an phận. Ý kiến thứ hai thể hiện cái nhìn tích cực đầy niềm
tin về con người, hướng con người không ngừng vươn lên để “in dấu trong đời.)
3
Thế nhưng, về ý nghĩa sâu xa, hai ý kiến cũng mối quan hệ với nhau, bổ sung cho
nhau cùng định hướng cho con người, sống tốt, biết cân bằng cuộc sống của mình.
Chính vì đời người là ngắn ngủi, mong manh, nên càng phải sống thân thiện, sống tích
cực, để biến từng khoảnh khắc trong cuộc đời trở nên đẹp nhất và giàu ý nghĩa nhất.
- Phê phán những người suy nghĩ bị quan, tiêu cực về cuộc sống, sống nghĩa,
sống thừa,...
d. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)
e. Khái quát lại vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)
Câu 2(12,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài n nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, kết hợp các thao tác
nghị luận; lập luận chặt chẽ; diễn đạt chính xác, lưu loát, không mắc lỗi về từ ngữ
ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh cần vận dụng kiến thức lí luận văn học kết hợp với những hiểu biết sâu sắc về
tác phẩm, biết chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu. Bài làm theo nhiều cách, nhưng cần đáp
ứng những yêu cầu sau:
a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)
b. Giải thích(2,0 điểm)
- Giải thích từ/ngữ:
+ Nói lời riêng: tiếng nói tình cảm riêng tư từ cõi lòng; tiếng thơ mang đậm dấu ấn
tính sáng tạo với những đặc sắc nghệ thuật riêng.
+ Thấu triệu tâm hồn: có sức lay thức, tác động sâu xa, hòa điệu cùng tâm hồn và trái
tim nhân loại.
+ Một ban mai mới mẻ: sự sống tươi mới, vẻ đẹp tâm hồn lạc quan, trong trẻo được tái
sinh; - Khái quát vấn đề: Ý kiến đề cập đến giá trị, thuộc tính và quy luật sống của thơ
ca. Thơ là tiếng nói tình cảm riêng, mang dấu ấn nghệ thuật riêng của con người
nhưng chạm vào tiếng lòng chung muôn đời, kh năng khơi thức những tình cảm
thẩm mỹ cho con người.
c. Bình luận – chứng minh(7,0 điểm)
4
- Lí giải ý kiến:
+ Thơ ca điệu hồn, là nhữn rung động tha thiết, những suy tư về cuộc sống của con
người. Thơ trước hết là viết cho chính mình, cho những cảm xúc bùng nổ trong trái
tim người nghệ sĩ, cho khát khao được giãi bày, th lộ, sau đó thơ dành cho ước
được đối thoại, kết nối, tri âm. Chỉ khi tiếng thơ ấy tìm được những tâm hồn đồng
điệu, sẻ chia, thức dậy và lan tỏa trong người đọc những tình cảm mãnh liệt, giá trị
khơi sáng nó mới thực sự được sống trọn vẹn.
+ Thơ ca có cách tổ chức, cấu trúc ngôn từ đặc biệt.đòi hỏi người nghệ sĩ phải tạo
được dấu ấn phong cách độc đạo, tạo nên những “lời riêng” từ ngôn từ, hình ảnh,
giọng điệu thơ... Chính hình thức độc đạo của thơ khả năng tác động, loi cuốn bạn
đọc tìm đến để lắng nghe tiếng lòng thi nhân, đ tự mình khơi mở tâm hồn, cùng s
chia, thấu cảm những điều trao gửi để lắng tụ lại những tình cảm chung muôn đời
trong thi ca và cuộc sống. .
- Phân tích biểu hiện của những “lời riêng kh năng kết nối người đọc qua các tác
phẩm tự chọn. (Học sinh cần phân tích ít nhất 2 tác phẩm thơ định hướng, làm rõ 2
phương diện: tiếng nói riêng trong nội tâm, những đặc sắc trong nghệ thuật, hướng
đến những tình cảm phổ quát của con người.)
- Gợi ý các tác phẩm:
+Những rung động, tình cảm trước thiên nhiên, cuộc sống, m hồn con người( Việt
Bắc, Tây Tiến, Tiếng hát con tàu)
+ Những suy tư về tình yêu (sóng)
+ Những cảm xúc, suy nghiệm về quê hương, đất nước (Đất nước Nguyễn KHoa
Điềm, Đất nước – Nguyễn Đình Thi. Bên kia sông Đuống...)
+ Những quan hoài, nỗi niềm thân phận (Đàn ghi ta của Lorca, Đò lèn)
(Thí sinh thể chọn bất kì tác phẩm nào trong chương trình, nhưng phải làm sáng t
được luận điểm)
d. Đánh giá – mở rộng(2,0 điểm)
kiến thể hiện bản chất, giá trị của thơ ca, khẳng định sức sống mãnh liệt, bền lâu
của thơ ca.
-Ý kiến gợi ra những bài học bổ ích cho sáng tạo và tiếp nhận.
e. Khẳng định lại vấn đề nghị luận(0,5điểm)
5
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018- 2019
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 11
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (8,0 điểm)
Người Do Thái có một chuyện vui nói về vai trò của tri thức và tiền bạc như sau:
hai học giả nói chuyện với nhau. Một người nói: "Tri thức và tiền bạc cái nào
quan trọng hơn?". Người kia trả lời: "Tất nhiên tri thức quan trọng hơn!". Vị học
giả đáp lại: "Vậy tại sao người có tri thức lại phải làm việc cho người giàu nhiều
tiền bạc. Người giàu có lại không phải phục vụ người có tri thức!?”.
Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về
tri thức và tiền bạc trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2 (12 điểm).
Khi giới thiệu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: |
Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói,
không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những
cạnh sắc của riêng mình.
(Tư liệu văn học lớp 11- Tập một)
Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng việc phân tích truyện ngắn Chí
Phèo của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (8.0 điểm)
Người Do Thái có một chuyện vui nói về vai trò của tri thức và tiền bạc như sau:
hai học giả nói chuyện với nhau. Một người nói: "Tri thức và tiền bạc cái nào
quan trọng hơn?" Người kia trả lời: "Tất nhiên tri thức quan trọng hơn!". Vị học
giả đáp lại: "Vậy tại sao người tri thức lại phải làm việc cho người giàu nhiều
tiền bạc. Người giàu có lại không phải phục vụ người có tri thức!?”.
Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về
tri thức và tiền bạc trong cuộc sống hôm nay.
6
A. Yêu cầu chung:
- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội.
- Biết vận dụng hiểu biết xã hội để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả,
dùng từ và ngữ pháp.
B. Yêu cầu cụ thể :
Đây một vấn đề mang tính chất gợi mở, HS có thể trình bày theo cách riêng của
mình. Khuyến khích sự sáng tạo, cá tính của học sinh dựa trên lập luận chặt chẽ, có
tính thuyết phục.
1. Giải thích (1.0 điểm)
- Tri thức: là những thông tin, hiểu biết những ng ta đạt được thông qua
giáo dục hay trải nghiệm thực tế.Người có tri thức: người trình độ học vấn,
hiểu biết sâu rộng về một hay nhiều lĩnh vực của cuộc sống, có kiến thức được thu
nhận từ sách vở hay cuộc sống.
- Tiền bạc: là của cải vật chất. Người có tiền bạc được xem là người giàu có, điều
kiện để đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, tiền bạc là
phương tiện giúp con người có cuộc sống sung túc, thoải mái, tiện nghi...
=>Tri thức tiền bạc đều vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.
Song yếu tố nào quan trọng hơn, yếu tố nào chi phối yếu tố còn lại nỗi n khoăn
của hai vị học giả trong câu chuyện. Lời đáp kết thúc câu chuyện có vẻ nghiêng về vai
trò của tiền bạc: Người có tri thức phải làm việc, phục vụ cho người giàu có nhiều tiền
bạc. Tiền bạcthể sai khiến, điều khiển cả tri thức. Thực chất người thứ hai đã đánh
tráo khái niệm giữa tri thức và người có tri thức, tiền bạc và người có tiền bạc.
2. Bình luận, chứng minh (6.0 điểm)
- Vai trò của tiền bạc và tri thức (2.0 điểm):
+ Vai trò của tiền bạc: Tiền bạc là phương tiện, là công cụ để thỏa mãn những nhu cầu
vật chất và cả tinh thần của con người, của cải tiền tài giúp cho con người được
cuộc sống đầy đủ, thoải mái, tiện nghi, người nắm trong tay tiền bạc có thể làm được
nhiều việc thiện ích cho mình cho người. Nhu cầu có được sự giàu v vật chất,
tiền bạc nhu cầu, mong muốn chính đáng của con người. Để có được của cải, tiền
bạc cho bản thân, con người phải nỗ lực học tập, lao động... không ngừng để biến tri
thức, kỹ năng, sự cần cù, sáng tạo của mình thành tiền tài vật chất cụ thể phục vụ cho
cuộc sống của bản thân.
7
+ Vai trò của tri thức: Tri thức không chỉ là sở hữu của cá nhân,kết quả tích lũy
của cả loài người trong hàng ngàn năm tiến hóa phát triển, dựng xây. Tri thức giúp
mỗi con người hiểu biết, có th giải được các hiện tượng khi đối diện với tự
nhiên, hội...do đó giúp con người thtồn tại, phát triển. Tri thức giúp nhân loại
tạo nên những phát minh đại, những thành quả lớn lao. Tri thức giúp cho chúng ta
thể thực hiện những ước mơ, hoài bão của bản thân, giúp chúng ta t tin khi đối
diện với những khó khăn. Ngược lại, không tri thức hoặc không chịu tích lũy tri
thức sẽ khiến cho con người trở nên lạc hậu, gặp khó khăn, thất bại trong cuộc sống.
Tri thức là sức mạnh. Người có tri thức luôn được xã hội kính nể, trọng vọng.
-Mối quan hệ giữa tiền bạc và tri thức (2.0 điểm):
+Tri thức và tiền bạc đều là những tài sản có giá trị và bổ trợ cho nhau.
Người có tri thức không thể không hiểu giá trị của tiền bạc, nên thể làm việc cho
người giàu đ đem lại lợi nhuận cho bản thân chuyện đương nhiên. Ngược lại,
người giàu nhiều tiền bạc không đối lập với kẻ có tri thức, chính họ đã biến kho tri
thức kinh nghiệm phong phú tận của nhân loại trở thành trí tuệ của bản thân mình,
họ không chỉ biết giá trị của đồng tiền còn biết sử dụng nó để hợp tác với những
người tri thức, biến thành vật chất tiền bạc để phục vụ cho bản thân cộng
đồng. Nhờ có tri thức, cao hơn là nhờ trí tuệ, con người tạo ra của cải vật chất tiền
bạc cho bản thân, làm giàu cho hội, làm cuộc sống của mình trnên tiện nghi,
hội ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Bản thân những của cải vật chất phục vụ cho
cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta ngày hôm nay cũng sản phẩm của trí tu ngày
càng trở nên mẫn tiệp, thông thái của con người.
+ Thực chất, tri thức quan trọng hơn tiền bạc. Tri thức là tài sản vô hình và giá,
không thể đo đếm được. Tiền bạc là i sản hữu hình thể đong đếm được.Tri
thức chỉ có thể đầy thêm. Tiền bạc thể vơi đi. Đầu vào tri thức không bao gi
thua thiệt. Đầu vào tiền bạc nhiều rủi ro. Có tri thức thkiếm được tiền bạc. Có
tiền bạc chưa chắc đã mua được tri thức. Tiền bạc có thể khiến người khác nể sợ. Tri
thức khiến người khác kính phục.
- Bàn bạc, mở rộng, liên hệ thực tế (2.0 điểm):
+Tri thức, trí tuệ làm nên giá trị con người chứ không phải tiền bạc. Những con người
tiếp thu tri thức, phấn đấu rèn luyện hình thành nên một bản lĩnh trí tuệ, nhằm tạo ra
tiền bạc, của cải, phục vụ cho bản thân cộng đồng, thì đó nguyện vọng, mong
muốn đúng đắn, chân chính của mỗi cá nhân.
+Người giàu nhiều tiền bạc không hoàn toàn đồng nghĩa với người trí tuệ được
trọng vọng. Bởi vật chất tiền tài họ được thể không xuất phát từ lao động chân
chính. Tri thức phải gắn liền với nhân cách, s giàu sang phải gắn liền với đạo đức,
8
điều đó mới tạo nên giá trị của con người thực sự.
+ Phê phán hiện tượng hội chạy theo bằng cấp mà không coi trọng trí tuệ thực lực.
Lên án những người quá coi trọng đồng tiền, tìm cách làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn,
sử dụng đồng tiền với mục đích xấu xa...
3. Bài học nhận thức và hành động (1.0 điểm)
- Nhận thức đúng đắn vai trò của đồng tiền và tri thức đối với bản thân và xã hội.
- Tích lũy tri thức để làm giàu cho bản thân: cả về trí tuệ, nhân cách cuộc sống vật
chất.
- Kiếm tiền và sử dụng tiền bạc một cách hiệu quả, thiết thực, giúp ích cho bản thân và
cộng đồng để trở thành người có trí tuệ và đạo đức chân chính.
C. Biểu điểm.
- Điểm 7-8: hiểu biết phong phú, kiến thức vững vàng, năng viết văn tốt. Hành
văn trong sáng, có cảm xúc.
- Điểm 5 - 6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động,
không mắc lỗi.
- Điểm 3-4: Hiểu đề, đáp ứng được khoảng 5 yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt,
chính tả.
- Điểm 1-2: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 2 (12 điểm)
Khi giới thiệu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng:
“Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã
nói, không ttheo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với
những cạnh sắc của riêng mình.”
(Tư liệu văn học lớp 11- Tập một)
Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên?Bằng việc phân tích truyện ngắn Chí Phèo
của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến đó.
A. Yêu cầu chung
- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
9
- Biết vận dụng kiến thức văn học để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.
- B cục ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, cảm xúc. B.
Yêu cầu c thể: Thí sinh thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách
nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (1.0 điểm)
- Những năm 40 của thế kỉ XX, trên văn đàn hiện thực Việt Nam, Nam Cao nổi bật
với những trang viết khai phá sâu sắc bi kịch của những kiếp người khổ đau trong
bóng đêm của hội cũ, những cuộc đời lầm than đi vào trang sách của Nam Cao đã
sống mãi với thời gian.
- Chí Phèo của Nam Cao ra mắt người đọc năm 1941, đã tố cáo bộ mặt vô nhân của xã
hội và phản ánh sự bế tắc cùng cực của người nông dân. Với tác phẩm Chí Phèo, Nam
Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói,
không t theo i lối người ta đã tả. Ông đã dám ớc chân o làng văn với những
cạnh sắc của riêng mình.
2. Giải thích ý kiến (2.0 điểm)
- Nam Cao đã không h mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã
nói, không tả theo cái lối người ta đã tả
+Nam Cao không bắt chước, đi theo những công thức, những lối mòn dễ dãi đã
săn.
+ Nam Cao cũng không uốn cong ngòi bút chiều theo thị hiếu của độc giả đương thời
lúc đó đang rất say sưa với những tiểu thuyết lãng mạn.
- Nam Cao đã bước chân vào làng văn với những cạnh sắc riêng: + Nam Cao đã t
mình tìm ra một lối đi riêng, một phong cách riêng độc đáo.
+Sự sáng tạo của nhà văn thể hiện cả hai phương diện: nội dung tưởng và hình
thức nghệ thuật
=> Nghĩa cả câu: Khẳng định bản lĩnh và phong cách ngh thuật độc đáo của Nam
Cao so với văn chương đương thời.
Ý kiến đề cập đến vai trò của người nghệ trong sáng tạo nghệ thuật. Phát hiện ra
những cái mới mẻ, độc đáo yêu cầu bắt buộc của sáng tạo nghệ thuật nói riêng
văn học nói chung. Bởi sự lặp lại là cái chết của nghệ thuật. Người nghệ không thể
lặp lại người khác chính bản thân mình. Chính việc phát hiện ra những điều độc
đáo, mới mẻ sẽ giúp cho nhà văn hình thành được phong cách riêng. Hơn nữa có độc
đáo, mới mẻ mới cuốn hút được người tiếp nhận. Thế giới được tạo lập không phải
10
một lần, mỗi lần người nghệ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo
lập. (Macxen - Pruxt)
3. Phân tích - chứng minh (8.0 điểm)
a. Những sáng tạo ở phương diện nội dung tư tưởng (5.0 điểm)
- Giá trị hiện thực mới mẻ (2.0 điểm):
+ Dựng lên một bức tranh chân thực, sống động về nông thôn Việt Nam ngột ngạt,
đen tối trước Cách mạng tháng Tám.
+ Nhà văn thường chú ý tới những con người thấp cổ bé họng, những số phận bị thảm.
Ông đặc biệt đi sâu o tình cảnh số phận của những con người bị đày đọa vào
cảnh nghèo đói, cùng đường, bị hắt hủi, lăng nhục một cách tàn nhẫn, bất công . Viết
về quá trình tha hóa của những con người này, nhà văn phát hiện thật sâu sắc :
hội tàn bạo đã hủy diệt cả thể xác lẫn linh hồn người nông dân lương thiện, đẩy họ vào
cuộc sống khốn cùng không lối thoát.
- Giá trị nhân đạo mới mẻ (3.0 điểm): nhà văn đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp
của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt
người lần linh hồn người. (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác
chủ yếu thể hiện sự đồng cảm với người nông dân, lên án cái hội thực dân nửa
phong kiến bóc lột tàn tệ người lao động, đẩy họ vào con đường bần cùng, ngợi ca
phẩm chất tốt đẹp của họ.)
b.Những sáng tạo ở phương diện nghệ thuật (3.0 điểm)
- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Chí Phèo Kiến những nhân vật điển hình
sắc nét vừa ý nghĩa tiêu biểu, vừa hết sức sinh động, có tính độc đáo, gây ấn
tượng mạnh cho người đọc, nhân vật “lạ mà quen”. Khi xây dựng những nhân vật
này, Nam Cao đã phát huy cao đ sở trường khám phá miêu t những trạng thái
tâm lí phức tạp của nhân vật, những hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở
cười, mấp ranh giới giữa thiện với ác, giữa hiền với dữ, giữa con người với con
vật... (1.0 điểm) | - Kết cấu mới mẻ (0.5 điểm):
+ Truyện kết cấu phóng túng thoải mái, gặp đâu nói đấy, không theo trình t thời
gian, lúc đầu đi thẳng vào giữa truyện, sau mới ngược thời gian kể về lai lịch của nhân
vật nhưng thực chất lại rất chặt chẽ lôgic.
+ Kết cấu đầu cuối tương ứng hiện đại, mở đầu và kết thúc hình ảnh chiếc gạch
cũ gợi sự luẩn quẩn, bế tắc trong số phận của người nông dân.
- Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính luôn biến hóa, càng về cuối càng gay
cấn với những tình tiết quyết liệt, bất ngờ.(0.5 điểm)
11
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật vừa rất gần với lời ăn tiếng nói
trong đời sống. Giọng điệu của nhà văn phong phú biến hóa, sự đan xen lẫn
nhau. Cách trần thuật cũng rất linh hoạt. Nhà văn kh năng nhập vào các vai,
chuyển từ vai này sang vai khác một cách t nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người
đọc, lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật theo nhân vật Chí
Phèo, khi lại trần thuật theo nhân vật Bá Kiến, thị Nở (1.0 điểm)
4. Đánh giá (1.0 điểm)
- Với những sáng tạo trên, Chí Phèo của Nam Cao xứng đáng “Một phát hiện về
hình thức, một khám phá về nội dung” (Lê-ô-nít Lê-ô-nốp), trở thành một kiệt tác của
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của nhà văn.
- Ý kiến trên không ch làm nổi bật phong cách truyện ngắn Nam Cao mà còn góp
phần định hướng người đọc trong việc tiếp cận, khám phá tác phẩm cũng như đặt ra
cho người nghệ bài học quý giá trong sáng tạo nghệ thuật: “Văn chương không cần
đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chi
dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi,
sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao).
C. Biểu điểm.
- Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu
loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả dùng
từ.
- Điểm 8-9: Bài viết nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ);
bố cục ràng, diễn đạt trôi chảy; câu văn hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ
về chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 6-7:i viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa
hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng khoảng 2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi
hành văn, chính tả.
- Điểm 2-3: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn mắc nhiều
lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì.
12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018- 2019
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (8.0 điểm)
VAI KỊCH CUỐI CÙNG
một người diễn viên già đã v hưu sống độc thân. Mùa h năm ấy ông tìm về
một làng vắng vẻ vùng núi, sống với gia đình người em giáo viên cấp I trường
làng.
Vào buổi chiều, ông thường ra nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. đây, chiều
nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ
vào những vách đá đến phía ga trên.
Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách
như một thế giới khác lạ, âm âm lướt qua thung lũng. Chú vật đứng dậy, háo hức
đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Những hành khách mệt
mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.
Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn
không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn
viên già như thắt lại. Ông nghĩ: “Không đau lòng bằng việc thấy một em bé thất
vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người.”
Hôm sau người em thấy ông mở chiếc vali hóa trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu
giả, đeo kính, ợn đâu một chiếc veston cũ, mặc rồi chống gậy đi. Ông nhờ
chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông
thầm nghĩ: “Đây vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường
phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa ban hành
khách đi tàu...”
Qua cái thung lũng chú đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra
ctrời, đưa tay vây lại chú bé. Ông thấy chú mừng cuống quát, nhảy cẫng lên, đưa
cả hai tay vẫy mãi.
Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn
huy hoàng nào của nhà hát. Đây vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai
không lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú kia vuiớng, đã đáp
13
lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.
(http://songdep.xitrum.net/nghethuatsong/80.html)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa được gợi ra từ
câu chuyện trên.
Câu 2 (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng:
"Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy
cái bình thường - đó là phẩm chất của những nhà nghệ sĩ đích thực."
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu, hãy làm sáng tỏ.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (8.0 điểm).
A. Yêu cầu chung:
- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội.
- Biết vận dụng hiểu biết xã hội để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả,
dùng từ và ngữ pháp.
B. Yêu cầu cụ thể :
Đây một vấn đề mang tính chất gợi mở, HS thể trình bày theo cách riêng của
mình. Khuyến khích sự sáng tạo, cá tính của học sinh dựa trên lập luận chặt chẽ, có
tính thuyết phục.
1. Ý nghĩa câu chuyện (3.0 điểm):
- Hình ảnh cậu bé đợi tàu, vui mừng đón chào chuyến tàu băng qua là biểu tượng của
khát khao giao hòa cùng cuộc sống, tìm kiếm niềm vui, làm tươi sáng cuộc đời cậu
nơi vùng núi vắng vẻ. Trái tim đó không bình lặng luôn khao khát, luôn ấp
những ước trong cuộc sống. Bóng dáng nh của c đã ánh lên tinh thần,
niềm tin bất diệt của con người, không một khó khăn hay tr ngại nào th làm
trái tim kia lung lay t bỏ khát vọng. Mỗi ngày trôi qua, ngóng ch những chuyến
tàu vụt qua, cậu bé đang nuôi dưỡng, bồi đắp thêm cho hi vọng của cuộc đời cậu một
cách nhẫn nại.(0.75 điểm)
14
-Hình ảnh không hành khách nào trong chuyến tàu vẫy chào cậu gợi lên sự lạnh lùng,
thờ ơ cảm của con người trong xã hội hiện nay. Sự ích kỉ nhân đã lấn át trái
tim yêu thươngsự sẻ chia của con người trong cuộc đời. Điều đó như một lưỡi dao
giết chết niềm tin, ước mơ, khát vọng của con người trong cuộc sống.(0.75 điểm)
-Hình ảnh người diễn viên đó quyết định đóng một vai phụ - một hành khách trên
chuyến tàu vẫy chào cậu biểu tượng của tình yêu thương, sự đồng cảm, thấu
hiểu sâu sắc, biết quan m chia s với những người xung quanh. Hành động tuy nhỏ
nhưng làm cuộc sống trở nên ấm áp, thức tỉnh bao trái tim con người. Việc làm rất
nhỏ nhưng cùng ý nghĩa. đã khích l tinh thần cậu bé, tiếp thêm cho cậu sức
mạnh và niềm tin, là bệ đỡ cho những bước đường tương lai của cậu. (0.75 điểm)
=>Câu chuyện cảm động đã nêu lên bài học cuộc đời sâu sắc: Sống nuôi dưỡng
niềm tin, kiên trì nuôi ỡng và thực hiện ước mơ, hãy luôn yêu thương thấu hiểu,
đừng lạnh lùng vô cảm.(0.75 điểm)
2. Bàn luận (4.0 điểm):
- Niềm tin và ước mơ giúp con người có ý chí và nghị lực vượt qua những trở ngại của
cuộc sống, đẩy lùi bóng tối vượt qua được chính mình. Đánh mất niềm tin cuộc
sống, con người sẽ đánh mất tất cả. “Một người đánh mất niềm tin vào chính mình thì
còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. Giống như cậu bé trong câu chuyện,
trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng không được đánh mất niềm tin. “Hãy hướng về
phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất dần sau lưng bạn”.
- Sự thờ ơ, cảm đang một vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay. “Nơi lạnh
nhất không phải nơi Bắc cực nơi không tình yêu thương”. Sự dửng dưng
của những người hành khách trên chuyến tàu tình giết chết niềm tin khát vọng
trong tâm hồn ngây thơ của cậu bé. Sống lạnh lùng cảm, con người sẽ chìm trong
âm u, đen tối hèn kém. cảm khiến cái ác cái xấu lên ngôi, giết chết niềm tin
của con người.
- Sự thấu hiểu và tình yêu thương là những tình cảm nồng nhiệt, đẹp đẽ của con người,
tình cảm cho đi không cần nhận lại, giúp con người có thêm nghị lực để vượt qua mọi
khó khăn th thách, động lực để con người ngày càng hoàn thiện hơn, khi đó đau
khổ vơi bớt, hạnh phúc được nhân đôi, giúp con người bước tới thành công. “Sống
trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không?/ để gió cuốn đi.../ để gió
cuốn đi...”. chỉ vai kịch, nhưng người diễn viên già đã giúp gi lại niềm tin
trong ánh mắt và nụ cười của cậu bé và trong mỗi chúng ta.
- Tình yêu thương cội nguồn của cuộc sống. Nó nâng đước mơ, củng cniềm tin
và đẩy lùi sự thờ ơ, vô cảm của con người. Tuy nhiên, yêu thương phải được đặt đúng
nơi, đúng chỗ, tránh bị lợi dụng; niềm tin cần thiết nhưng tránh niềm tin
15
quáng... (HS cần lấy được ví dụ cho mỗi luận điểm)
3. Bài học nhận thức và hành động (1.0 điểm):
- Câu chuyện về cậu bé đợi tàu và hành động của người diễn viên già đã cho chúng ta
được bài học ứng xử quý giá trong cuộc sống. - Thấy được vai trò niềm tin tình
yêu thương trong cuộc sống, mỗi người phải bồi đắp cho mình những tìm cảm nhân
văn cao đẹp để hoàn thiện bản thân, xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Phê phán những con
người sống dửng dưng vô cảm...
C. Biểu điểm.
- Điểm 7-8: Bài viết nắm chắc vấn đề, đáp ứng tốt những yêu cầu của kiểu bài ngh
luận hội, ý kiến sắc sảo, kiến thức xã hội phong phú.
- Điểm 5-6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghluận xã hội, dẫn chứng sinh động,
không mắc lỗi.
- Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, ý vẫn chưa sáng, còn vài lỗi về
diễn đạt.
- Điểm 1-2: Hiểu vấn đề mơ, chưa làm quan niệm, chưa chú ý minh ho bằng
dẫn chứng cụ thể, diễn đạt còn nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không viết gì, hoặc không hiểu gì về đề.
Câu 2 (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng:
"Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy
cái bình thường - đó là phẩm chất của những nhà nghệ sĩ đích thực."
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu, hãy làm sáng tỏ.
A. Yêu cầu chung .
- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
- Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.
- B cục ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, cảm xúc. B.
Yêu cầu c thể: Thí sinh thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách
nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:
1. Giải thích (1.0 điểm):
16
- Người nghệ sĩ đích thực: là những người sáng tạo nghệ thuật chân chính, có tài năng,
tâm huyết, khát vọng, nhân cách, những người sáng tạo ra cái đẹp, ra những tác
phẩm nghệ thuật có ý nghĩa.
- Cái khác thường là cái độc đáo, đặc sắc, mới lạ,...
- Cái bình thường: là cái giản dị, gần gũi, quen thuộc, vốn có...
=> Ý kiến bàn về vai trò của cái nhìn của người nghệ sĩ. Người nghệ chân chính
những người có khả năng phát hiện ra những cái độc đáo, đặc sắc, mới lạ
nhữngmảng đề tài, hình tượng, chủ đề...tưởng chừng như rất quen thuộc, bình thường.
Đồng thời cũng là người phải có khả năng khiến cho những cái độc đáo, mới lạ trở
nên gần gũi, chân thật với cuộc sống và người tiếp nhận.
2.Bình luận, chứng minh (10.0 điểm):
a.Bình luận(1.0 điểm): Khẳng định ý kiến trên là đúng.
+ Phát hiện ra những cái mới mẻ, độc đáo t những điều bình thường, những đề tài
quen thuộc yêu cầu bắt buộc của sáng tạo nghệ thuật nói riêng văn học nói
chung. Bởi sự lặp lạicái chết của nghệ thuật. Người nghệ sĩ không thể lặp lại người
khác chính bản thân mình. Chính việc phát hiện ra những điều độc đáo, mới mẻ sẽ
giúp cho nhà văn hình thành được phong cách riêng. Hơn nữa có độc đáo, mới mẻ mới
cuốn hút được người tiếp nhận. Thế giới được tạo lập không phải một lần, mỗi lần
người nghệ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập. (Macken -
Pruxt)
+ Người nghệ cũng cần làm cho những điều phi thường trở nên gần gũi chân thật.
Bởi vì xét đến cùng nghệ thuật sinh ra là để phục vụ đời sống, người tiếp nhận tìm đến
với tác phẩm nghệ thuật cũng vì tác phẩm mang bóng dáng của cuộc đời. Nếu chỉ mải
mê khai thác những cái phi thường, mới lạ, nghệ thuật sẽ trở nên xa lạ với cuộc đời, sẽ
không chinh phục được người tiếp nhận. Nghệ thuật là cái độc đáo, nhất trong hình
thức thể hiện nhưng nó vẫn phải hướng đến những cái quen thuộc, gần gũi và nhân
văn trong đời sống con người.
b. Chứng minh qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (9.0
điểm):
HS có thể có nhiều cách làm khác nhau, nhưng cần phải đảm bảo các ý chính sau:
- Sau 1975, Nguyễn Minh Châu cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới cách
tân văn học. Ông người mở đường "Tinh anh tài năng" nhất của nền văn học
nước nhà. Ngòi bút của ông schuyển biến từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế
sự đời tư.Chiếc thuyền ngoài xa (1983) tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tự sự -
17
triết lí của ông sau năm 1975. Tâm điểm của những khám phá, sáng tạo của nhà văn
con người trong cuộc sống mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc
hoàn thiện nhân cách. Nhà văn cũng nhìn thẳng vào hiện thực với tất cả cái xì,
thô giáp của nó: một gia đình hàng chài đói nghèo, lam lũ, lạc hậu, thường xuyên diễn
ra bạo hành gia đình. Từ đó, tác phẩm đặt ra vấn đề: cần nhìn cuộc sống một cách đa
diện, đa chiều, khám phá bản chất thật của cuộc sống. (1.0 điểm)
- Cái nhìn mới mẻ, độc đáo của nhà n: nhìn thấy cái khác thường trong cái bình
thường.(3.5 điểm)
Nhân vật trung tâmngười đàn bà hàng chài, kiểu nhân vật tính cách - sphận quen
thuộc trong văn học. Từ kiểu nhân vật quen thuộc ấy,bình thường ấy, người đọc vẫn
nhận ra sự khác thường trong cái nhìn của nhà văn: đằng sau vẻ bề ngoài lam lũ, thất
học, dốt nát tăm tối ở người đàn bà lại là người phụ nữ sâu sắc, thấu trải lẽ đời; đằng
sau vẻ bề ngoài xấu xí, thô mộc lại là một người vợ vị tha, bao dung, nhân hậu, một
người mẹ giàu đức hi sinh, giàu tình thương con; đằng sau vẻ nhẫn nhục cam chịu lại
một người phụ nữ cứng cỏi, can đảm. Chính chị đã khiến cho Phùng Đầu bừng
tỉnh, giác ngộ, đặt cuộc sống vào cái nhìn nhiều chiều để phát hiện ra vàn những
nghịch lí. Qua nhân vật người đàn hàng chài, tác phẩm thể hiện tiếng nói nhân đạo
sâu sắc mới mẻ, phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp của những hạt ngọc khuất lấp trong lam
đời thường...
- Cái nhìn mới mẻ, độc đáo của nhà văn:trong cái khác thường nhìn thấy cái bình
thường.(3.5 điểm)
Trong tác phẩm, số cái khác thường, nhưng từ cái khác thường ấy, nhà văn đã
nhìn thấy cái bình thường, khám phá ra chân của đời sống: đằng sau sự cam chịu,
nhẫn nhục của người đàn hàng chài tình mthương con; đằng sau sự phu tàn
độc của người đàn ông là gánh nặng mưu sinh trở thành ẩn ức; đằng sau sự đối lập của
cảnh con thuyền ngoài xa con thuyền cập bờ hiện thực cuộc sống như nó vốn
có, đằng sau cái cảm giác lạ lùng của Phùng mỗi khi nhìn lại tấm nh chiếc thuyền
ngoài xa chính là mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống...
- Đặc sắc nghệ thuật góp phần thể hiện cái nhìn của nhà văn(1.0 điểm):
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
+ Đổi mới kết cấu tác phẩm.
+ Đổi mới về nghệ thuật trần thuật...
+ Sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình ảnh...
=> Nguyễn Minh Châu nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới văn học. Xứng
18
đáng là người mở đường tình anh và tài năng nhất.
3. Mở rộng, nâng cao(1.0 điểm):
- Vấn đề cái nhìn trong văn học rất quan trọng, là vấn đề sống còn của người nghệ sĩ.
Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải vấn đề
thuật vấn đề cái nhìn. Đó một sự khám phá người ta không thể làm một
cách cố ý và trực tiếp; bởi đó là một sự khám phá về chất, chỉ có được trong cách cảm
nhận về thế giới , một cách cảm nhận không do nghệ thuật đem lại thì mãi mãi s
không ai biết đến (Macxen - Pruxt).
- Để tạo được phong cách riêng, mỗi nhà văn còn cần tạo cho mình một giọng riêng và
phải thực sự là người nghệ sĩ ngôn từ. Muốn vậy, người nghệ sĩ cần có trong mình: tài
năng, phong cách, tâm huyết với nghề cũng như lòng tự trọng .
- Bài học đặt ra với người cầm bút: cần không ngừng khám phá, sáng tạo để làm ra
những sản phẩm độc đáo.
- Với người tiếp nhận: Cần trân trọng những đóng góp, khám phá sáng tạo của mỗi
nhà văn.
C. Biểu điểm:
- Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sâu sắc, độc đáo, diễn đạt lưu
loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả dùng
từ.
- Điểm 8-9: Bài viết nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ);
bố cục ràng, diễn đạt trôi chảy; câu văn hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ
về chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 6-7: i viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa
hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng khoảng 2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi
hành văn, chính tả.
- Điểm 2-3: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng; còn mắc nhiều
lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc để hoàn toàn hoặc không viết gì
19
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÌNH DƯƠNG
HỘI THI GIẢI THƯỞNG SAO
KHUÊ
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 11 THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 08/01/2020
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (3,0 điểm):
Người đi quá nhanh sẽ đến quá muộn.
(Publilius Syrus)
Anh/Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
Câu 2(5,0 điểm)
Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng Một truyện ngắn hay vừa
chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lý giản dị của mọi thời”.
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh bằng hai truyện ngắn đã học
trong chương trình Ngữ văn 11.
Câu 3. (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy sang tác bài thơ theo các yêu cầu sau:
+Thể loại: Thơ lục bát.
+Số dòng: 4.
+Chủ đề: Quê hương, đất nước
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: 3.0 điểm
I. Yêu cầu về kĩ năng:
20
| 1/331

Preview text:

TUYỂN CHỌN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỪ NĂM 2018-2020 MÔN: NGỮ VĂN 1
Tuyển chọn đề thi HSG các tỉnh.
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
NĂM HỌC: 2019 – 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi: 11/12/2019 Câu 1 (8,0 điểm):
Suy nghĩ của anh/chị về hai ý kiến sau:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi...” (Trích lời bài hát Cát
bụi của Trịnh Công Sơn).

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để
in dấu trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác.”(Xukhômlinski) | Câu 2(12,0 điểm)
Qua một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12, anh/chị hãy làm rõ quan
niệm sau đây của Lưu Quang Vũ về sáng tạo thơ ca:
“Nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn Sau đêm tối, một ban mai mới mẻ” (Theo Mây
trắng của đời tôi – Lưu Quang Vũ).
HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng
| Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt
chính xác, lưu loát; không mắc lỗi về từ ngữ và ngữ pháp; biết vận dụng những hiểu
biết về đời sống xã hội, có khả năng bày tỏ thái độ, ý kiến cá nhân khi làm bài.
2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách, nhưng phải có lí lẽ và dẫn chứng xác đáng,
được tự do trình bày ý kiến cá nhân nhưng thái độ phải chân thành, nghiêm túc, phù
hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng:
a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm) 2 b. Giải thích:
- Ý kiến thứ nhất: quan niệm đời người nhỏ bé, mong manh, ngắn ngủi, hư vô.
- Ý kiến thứ hai: Con người không thể sống vô danh, mờ nhạt mà phải sống có ý
nghĩa. Đề cao khẳng định giá trị của con người bằng những đóng góp “in dấu” của họ cho đời.
Hai ý kiến tuy đối lập nhưng cũng có quan hệ bổ sung cho nhau.
c. Bàn luận, đánh giá - Ý kiến thứ nhất:
+ Cái nhìn chưa tích cực về con người, kiếp người nhỏ bé, mong manh, hư vô được
hóa kiếp từ cát bụi, mờ nhạt trong cuộc đời.
+ Xuất phát từ suy nghĩ con người đến từ cát bụi và cũng trở về với cát bụi, con người
sống phải tuân theo quy luật: sinh – lão – bệnh – tử, đời người là hữu hạn.
Vì vậy ý kiến cũng mang ý nghĩa tích cực: hướng con người sống thiện, không tranh
giành, bon chen, thủ đoạn, hơn thua...; sống an nhiên trước cuộc đời. - Ý kiến thứ hai:
+ Được đến và sống trong cuộc đời là điều hạnh phúc của mỗi người nhưng sống
không đồng nghĩa với sự tồn tại mà phải là sự tồn tại có ý nghĩa. Mỗi người là một
nhân cách riêng, cá tính riêng luôn được đề cao và tôn trọng.
Vì vậy con người không thể sống vô danh, mờ nhạt, vô vị mà phải sống có ý nghĩa và
giá trị trong cuộc đời.
+ Sông có giá trị, có ý nghĩa được biểu hiện ở lối sống tích cực, có hoài bão, có trách
nhiệm; ở việc không ngừng vươn lên, khẳng định giá trị của bản thân bằng chính năng
lực và bằng chính sự đóng góp có giá trị cho cuộc đời, đôi khi còn ở những việc làm
giản dị, chân thành từ tình yêu thương...
Đó cũng là cách mà chúng ta in dấu trên mặt đất và “in dấu trong trái tim mọi người -
được mọi người yêu mến và nhớ mãi.
- Hai ý kiến đối lập nhau (Ý kiến thứ nhất chưa có cái nhìn tích cực về con người,
hướng con người sống an phận. Ý kiến thứ hai thể hiện cái nhìn tích cực và đầy niềm
tin về con người, hướng con người không ngừng vươn lên để “in dấu trong đời.) 3
Thế nhưng, về ý nghĩa sâu xa, hai ý kiến cũng có mối quan hệ với nhau, bổ sung cho
nhau cùng định hướng cho con người, sống tốt, biết cân bằng cuộc sống của mình.
Chính vì đời người là ngắn ngủi, mong manh, nên càng phải sống thân thiện, sống tích
cực, để biến từng khoảnh khắc trong cuộc đời trở nên đẹp nhất và giàu ý nghĩa nhất.
- Phê phán những người có suy nghĩ bị quan, tiêu cực về cuộc sống, sống vô nghĩa, sống thừa,...
d. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)
e. Khái quát lại vấn đề nghị luận. (0,5 điểm) Câu 2(12,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, kết hợp các thao tác
nghị luận; lập luận chặt chẽ; diễn đạt chính xác, lưu loát, không mắc lỗi về từ ngữ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh cần vận dụng kiến thức lí luận văn học kết hợp với những hiểu biết sâu sắc về
tác phẩm, biết chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu. Bài làm theo nhiều cách, nhưng cần đáp ứng những yêu cầu sau:
a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)
b. Giải thích(2,0 điểm) - Giải thích từ/ngữ:
+ Nói lời riêng: tiếng nói tình cảm riêng tư từ cõi lòng; tiếng thơ mang đậm dấu ấn cá
tính sáng tạo với những đặc sắc nghệ thuật riêng.
+ Thấu triệu tâm hồn: có sức lay thức, tác động sâu xa, hòa điệu cùng tâm hồn và trái tim nhân loại.
+ Một ban mai mới mẻ: sự sống tươi mới, vẻ đẹp tâm hồn lạc quan, trong trẻo được tái
sinh; - Khái quát vấn đề: Ý kiến đề cập đến giá trị, thuộc tính và quy luật sống của thơ
ca. Thơ là tiếng nói tình cảm riêng, mang dấu ấn nghệ thuật riêng của con người
nhưng chạm vào tiếng lòng chung muôn đời, có khả năng khơi thức những tình cảm thẩm mỹ cho con người.
c. Bình luận – chứng minh(7,0 điểm) 4 - Lí giải ý kiến:
+ Thơ ca là điệu hồn, là nhữn rung động tha thiết, những suy tư về cuộc sống của con
người. Thơ trước hết là viết cho chính mình, cho những cảm xúc bùng nổ trong trái
tim người nghệ sĩ, cho khát khao được giãi bày, thổ lộ, sau đó thơ dành cho mơ ước
được đối thoại, kết nối, tri âm. Chỉ khi tiếng thơ ấy tìm được những tâm hồn đồng
điệu, sẻ chia, thức dậy và lan tỏa trong người đọc những tình cảm mãnh liệt, có giá trị
khơi sáng nó mới thực sự được sống trọn vẹn.
+ Thơ ca có cách tổ chức, cấu trúc ngôn từ đặc biệt. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải tạo
được dấu ấn phong cách độc đạo, tạo nên những “lời riêng” từ ngôn từ, hình ảnh,
giọng điệu thơ... Chính hình thức độc đạo của thơ có khả năng tác động, loi cuốn bạn
đọc tìm đến để lắng nghe tiếng lòng thi nhân, để tự mình khơi mở tâm hồn, cùng sẻ
chia, thấu cảm những điều trao gửi để lắng tụ lại những tình cảm chung muôn đời
trong thi ca và cuộc sống. .
- Phân tích biểu hiện của những “lời riêng và khả năng kết nối người đọc qua các tác
phẩm tự chọn. (Học sinh cần phân tích ít nhất 2 tác phẩm thơ có định hướng, làm rõ 2
phương diện: tiếng nói riêng trong nội tâm, những đặc sắc trong nghệ thuật, hướng
đến những tình cảm phổ quát của con người.) - Gợi ý các tác phẩm:
+Những rung động, tình cảm trước thiên nhiên, cuộc sống, tâm hồn con người( Việt
Bắc, Tây Tiến, Tiếng hát con tàu)
+ Những suy tư về tình yêu (sóng)
+ Những cảm xúc, suy nghiệm về quê hương, đất nước (Đất nước – Nguyễn KHoa
Điềm, Đất nước – Nguyễn Đình Thi. Bên kia sông Đuống...)
+ Những quan hoài, nỗi niềm thân phận (Đàn ghi ta của Lorca, Đò lèn)
(Thí sinh có thể chọn bất kì tác phẩm nào trong chương trình, nhưng phải làm sáng tỏ được luận điểm)
d. Đánh giá – mở rộng(2,0 điểm)
-Ý kiến thể hiện bản chất, giá trị của thơ ca, khẳng định sức sống mãnh liệt, bền lâu của thơ ca.
-Ý kiến gợi ra những bài học bổ ích cho sáng tạo và tiếp nhận.
e. Khẳng định lại vấn đề nghị luận(0,5điểm) 5
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018- 2019
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 11
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8,0 điểm)
Người Do Thái có một chuyện vui nói về vai trò của tri thức và tiền bạc như sau:
Có hai học giả nói chuyện với nhau. Một người nói: "Tri thức và tiền bạc cái nào
quan trọng hơn?". Người kia trả lời: "Tất nhiên là tri thức quan trọng hơn!". Vị học
giả đáp lại: "Vậy tại sao người có tri thức lại phải làm việc cho người giàu có nhiều
tiền bạc. Người giàu có lại không phải phục vụ người có tri thức!?”.

Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về
tri thức và tiền bạc trong cuộc sống hôm nay. Câu 2 (12 điểm).
Khi giới thiệu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: |
Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói,
không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những
cạnh sắc của riêng mình
.
(Tư liệu văn học lớp 11- Tập một)
Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng việc phân tích truyện ngắn Chí
Phèo của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8.0 điểm)
Người Do Thái có một chuyện vui nói về vai trò của tri thức và tiền bạc như sau:
Có hai học giả nói chuyện với nhau. Một người nói: "Tri thức và tiền bạc cái nào
quan trọng hơn?
" Người kia trả lời: "Tất nhiên là tri thức quan trọng hơn!". Vị học
giả đáp lại: "Vậy tại sao người có tri thức lại phải làm việc cho người giàu có nhiều
tiền bạc. Người giàu có lại không phải phục vụ người có tri thức!?”.

Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về
tri thức và tiền bạc trong cuộc sống hôm nay. 6 A. Yêu cầu chung:
- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội.
- Biết vận dụng hiểu biết xã hội để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
B. Yêu cầu cụ thể :
Đây là một vấn đề mang tính chất gợi mở, HS có thể trình bày theo cách riêng của
mình. Khuyến khích sự sáng tạo, cá tính của học sinh dựa trên lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục
.
1. Giải thích (1.0 điểm)
- Tri thức: là những thông tin, hiểu biết và những kĩ năng mà ta đạt được thông qua
giáo dục hay trải nghiệm thực tế.Người có tri thức: là người có trình độ học vấn, có
hiểu biết sâu rộng về một hay nhiều lĩnh vực của cuộc sống, có kiến thức được thu
nhận từ sách vở hay cuộc sống.
- Tiền bạc: là của cải vật chất. Người có tiền bạc được xem là người giàu có, có điều
kiện để đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, tiền bạc là
phương tiện giúp con người có cuộc sống sung túc, thoải mái, tiện nghi...
=>Tri thức và tiền bạc đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.
Song yếu tố nào quan trọng hơn, yếu tố nào chi phối yếu tố còn lại là nỗi băn khoăn
của hai vị học giả trong câu chuyện. Lời đáp kết thúc câu chuyện có vẻ nghiêng về vai
trò của tiền bạc: Người có tri thức phải làm việc, phục vụ cho người giàu có nhiều tiền
bạc. Tiền bạc có thể sai khiến, điều khiển cả tri thức. Thực chất người thứ hai đã đánh
tráo khái niệm giữa tri thức và người có tri thức, tiền bạc và người có tiền bạc.
2. Bình luận, chứng minh (6.0 điểm)
- Vai trò của tiền bạc và tri thức (2.0 điểm):
+ Vai trò của tiền bạc: Tiền bạc là phương tiện, là công cụ để thỏa mãn những nhu cầu
vật chất và cả tinh thần của con người, của cải tiền tài giúp cho con người có được
cuộc sống đầy đủ, thoải mái, tiện nghi, người nắm trong tay tiền bạc có thể làm được
nhiều việc thiện ích cho mình và cho người. Nhu cầu có được sự giàu có về vật chất,
tiền bạc là nhu cầu, mong muốn chính đáng của con người. Để có được của cải, tiền
bạc cho bản thân, con người phải nỗ lực học tập, lao động... không ngừng để biến tri
thức, kỹ năng, sự cần cù, sáng tạo của mình thành tiền tài vật chất cụ thể phục vụ cho
cuộc sống của bản thân. 7
+ Vai trò của tri thức: Tri thức không chỉ là sở hữu của cá nhân, nó là kết quả tích lũy
của cả loài người trong hàng ngàn năm tiến hóa và phát triển, dựng xây. Tri thức giúp
mỗi con người có hiểu biết, có thể lý giải được các hiện tượng khi đối diện với tự
nhiên, xã hội...do đó giúp con người có thể tồn tại, phát triển. Tri thức giúp nhân loại
tạo nên những phát minh vĩ đại, những thành quả lớn lao. Tri thức giúp cho chúng ta
có thể thực hiện những ước mơ, hoài bão của bản thân, giúp chúng ta tự tin khi đối
diện với những khó khăn. Ngược lại, không có tri thức hoặc không chịu tích lũy tri
thức sẽ khiến cho con người trở nên lạc hậu, gặp khó khăn, thất bại trong cuộc sống.
Tri thức là sức mạnh. Người có tri thức luôn được xã hội kính nể, trọng vọng.
-Mối quan hệ giữa tiền bạc và tri thức (2.0 điểm):
+Tri thức và tiền bạc đều là những tài sản có giá trị và bổ trợ cho nhau.
Người có tri thức không thể không hiểu giá trị của tiền bạc, nên có thể làm việc cho
người giàu có để đem lại lợi nhuận cho bản thân là chuyện đương nhiên. Ngược lại,
người giàu có nhiều tiền bạc không đối lập với kẻ có tri thức, chính họ đã biến kho tri
thức kinh nghiệm phong phú vô tận của nhân loại trở thành trí tuệ của bản thân mình,
họ không chỉ biết giá trị của đồng tiền mà còn biết sử dụng nó để hợp tác với những
người có tri thức, biến nó thành vật chất tiền bạc để phục vụ cho bản thân và cộng
đồng. Nhờ có tri thức, cao hơn là nhờ có trí tuệ, con người tạo ra của cải vật chất tiền
bạc cho bản thân, làm giàu cho xã hội, làm cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, xã
hội ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Bản thân những của cải vật chất phục vụ cho
cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta ngày hôm nay cũng là sản phẩm của trí tuệ ngày
càng trở nên mẫn tiệp, thông thái của con người.
+ Thực chất, tri thức quan trọng hơn tiền bạc. Tri thức là tài sản vô hình và vô giá,
không thể đo đếm được. Tiền bạc là tài sản hữu hình và có thể đong đếm được.Tri
thức chỉ có thể đầy thêm. Tiền bạc có thể vơi đi. Đầu tư vào tri thức không bao giờ
thua thiệt. Đầu tư vào tiền bạc nhiều rủi ro. Có tri thức có thể kiếm được tiền bạc. Có
tiền bạc chưa chắc đã mua được tri thức. Tiền bạc có thể khiến người khác nể sợ. Tri
thức khiến người khác kính phục.
- Bàn bạc, mở rộng, liên hệ thực tế (2.0 điểm):
+Tri thức, trí tuệ làm nên giá trị con người chứ không phải tiền bạc. Những con người
tiếp thu tri thức, phấn đấu rèn luyện hình thành nên một bản lĩnh trí tuệ, nhằm tạo ra
tiền bạc, của cải, phục vụ cho bản thân và cộng đồng, thì đó là nguyện vọng, mong
muốn đúng đắn, chân chính của mỗi cá nhân.
+Người giàu có nhiều tiền bạc không hoàn toàn đồng nghĩa với người có trí tuệ được
trọng vọng. Bởi vật chất tiền tài họ có được có thể không xuất phát từ lao động chân
chính. Tri thức phải gắn liền với nhân cách, sự giàu sang phải gắn liền với đạo đức, 8
điều đó mới tạo nên giá trị của con người thực sự.
+ Phê phán hiện tượng xã hội chạy theo bằng cấp mà không coi trọng trí tuệ thực lực.
Lên án những người quá coi trọng đồng tiền, tìm cách làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn,
sử dụng đồng tiền với mục đích xấu xa...
3. Bài học nhận thức và hành động (1.0 điểm)
- Nhận thức đúng đắn vai trò của đồng tiền và tri thức đối với bản thân và xã hội.
- Tích lũy tri thức để làm giàu cho bản thân: cả về trí tuệ, nhân cách và cuộc sống vật chất.
- Kiếm tiền và sử dụng tiền bạc một cách hiệu quả, thiết thực, giúp ích cho bản thân và
cộng đồng để trở thành người có trí tuệ và đạo đức chân chính. C. Biểu điểm.
- Điểm 7-8: Có hiểu biết phong phú, kiến thức vững vàng, kĩ năng viết văn tốt. Hành
văn trong sáng, có cảm xúc.
- Điểm 5 - 6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi.
- Điểm 3-4: Hiểu đề, đáp ứng được khoảng 5 yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1-2: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề. Câu 2 (12 điểm)
Khi giới thiệu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng:
“Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã
nói, không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với
những cạnh sắc của riêng mình.”
(Tư liệu văn học lớp 11- Tập một)
Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên?Bằng việc phân tích truyện ngắn Chí Phèo
của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến đó. A. Yêu cầu chung
- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học. 9
- Biết vận dụng kiến thức văn học để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc. B.
Yêu cầu cụ thể:
Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách
nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (1.0 điểm)
- Những năm 40 của thế kỉ XX, trên văn đàn hiện thực Việt Nam, Nam Cao nổi bật
với những trang viết khai phá sâu sắc bi kịch của những kiếp người khổ đau trong
bóng đêm của xã hội cũ, những cuộc đời lầm than đi vào trang sách của Nam Cao đã sống mãi với thời gian.
- Chí Phèo của Nam Cao ra mắt người đọc năm 1941, đã tố cáo bộ mặt vô nhân của xã
hội và phản ánh sự bế tắc cùng cực của người nông dân. Với tác phẩm Chí Phèo, Nam
Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói,
không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những
cạnh sắc của riêng mình.
2. Giải thích ý kiến (2.0 điểm)
- Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã
nói, không tả theo cái lối người ta đã tả
+Nam Cao không bắt chước, đi theo những công thức, những lối mòn dễ dãi đã có săn.
+ Nam Cao cũng không uốn cong ngòi bút chiều theo thị hiếu của độc giả đương thời
lúc đó đang rất say sưa với những tiểu thuyết lãng mạn.
- Nam Cao đã bước chân vào làng văn với những cạnh sắc riêng: + Nam Cao đã tự
mình tìm ra một lối đi riêng, một phong cách riêng độc đáo.
+Sự sáng tạo của nhà văn thể hiện ở cả hai phương diện: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật
=> Nghĩa cả câu: Khẳng định bản lĩnh và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam
Cao so với văn chương đương thời.
Ý kiến đề cập đến vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Phát hiện ra
những cái mới mẻ, độc đáo là yêu cầu bắt buộc của sáng tạo nghệ thuật nói riêng và
văn học nói chung. Bởi sự lặp lại là cái chết của nghệ thuật. Người nghệ sĩ không thể
lặp lại người khác và chính bản thân mình. Chính việc phát hiện ra những điều độc
đáo, mới mẻ sẽ giúp cho nhà văn hình thành được phong cách riêng. Hơn nữa có độc
đáo, mới mẻ mới cuốn hút được người tiếp nhận. Thế giới được tạo lập không phải 10
một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập. (Macxen - Pruxt)
3. Phân tích - chứng minh (8.0 điểm)
a. Những sáng tạo ở phương diện nội dung tư tưởng (5.0 điểm)
- Giá trị hiện thực mới mẻ (2.0 điểm):
+ Dựng lên một bức tranh chân thực, sống động về nông thôn Việt Nam ngột ngạt,
đen tối trước Cách mạng tháng Tám.
+ Nhà văn thường chú ý tới những con người thấp cổ bé họng, những số phận bị thảm.
Ông đặc biệt đi sâu vào tình cảnh và số phận của những con người bị đày đọa vào
cảnh nghèo đói, cùng đường, bị hắt hủi, lăng nhục một cách tàn nhẫn, bất công . Viết
về quá trình tha hóa của những con người này, nhà văn có phát hiện thật sâu sắc : xã
hội tàn bạo đã hủy diệt cả thể xác lẫn linh hồn người nông dân lương thiện, đẩy họ vào
cuộc sống khốn cùng không lối thoát.
- Giá trị nhân đạo mới mẻ (3.0 điểm): nhà văn đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp
của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt
người lần linh hồn người. (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác
chủ yếu thể hiện sự đồng cảm với người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa
phong kiến bóc lột tàn tệ người lao động, đẩy họ vào con đường bần cùng, ngợi ca
phẩm chất tốt đẹp của họ.)
b.Những sáng tạo ở phương diện nghệ thuật (3.0 điểm)
- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Chí Phèo và Bá Kiến là những nhân vật điển hình
sắc nét vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa hết sức sinh động, có cá tính độc đáo, gây ấn
tượng mạnh cho người đọc, là nhân vật “lạ mà quen”. Khi xây dựng những nhân vật
này, Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả những trạng thái
tâm lí phức tạp của nhân vật, những hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở
cười, mấp mé ranh giới giữa thiện với ác, giữa hiền với dữ, giữa con người với con
vật... (1.0 điểm) | - Kết cấu mới mẻ (0.5 điểm):
+ Truyện có kết cấu phóng túng thoải mái, gặp đâu nói đấy, không theo trình tự thời
gian, lúc đầu đi thẳng vào giữa truyện, sau mới ngược thời gian kể về lai lịch của nhân
vật nhưng thực chất lại rất chặt chẽ lôgic.
+ Kết cấu đầu cuối tương ứng hiện đại, mở đầu và kết thúc là hình ảnh chiếc lò gạch
cũ gợi sự luẩn quẩn, bế tắc trong số phận của người nông dân.
- Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng gay
cấn với những tình tiết quyết liệt, bất ngờ.(0.5 điểm) 11
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật vừa rất gần với lời ăn tiếng nói
trong đời sống. Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hóa, có sự đan xen lẫn
nhau. Cách trần thuật cũng rất linh hoạt. Nhà văn có khả năng nhập vào các vai,
chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người
đọc, lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật theo nhân vật Chí
Phèo, khi lại trần thuật theo nhân vật Bá Kiến, thị Nở (1.0 điểm)
4. Đánh giá (1.0 điểm)
- Với những sáng tạo trên, Chí Phèo của Nam Cao xứng đáng là “Một phát hiện về
hình thức, một khám phá về nội dung”
(Lê-ô-nít Lê-ô-nốp), trở thành một kiệt tác của
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của nhà văn.
- Ý kiến trên không chỉ làm nổi bật phong cách truyện ngắn Nam Cao mà còn góp
phần định hướng người đọc trong việc tiếp cận, khám phá tác phẩm cũng như đặt ra
cho người nghệ sĩ bài học quý giá trong sáng tạo nghệ thuật: “Văn chương không cần
đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chi
dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và
sáng tạo những gì chưa có”
(Nam Cao). C. Biểu điểm.
- Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu
loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ.
- Điểm 8-9: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ);
bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ
về chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 6-7:Bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa
hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng khoảng 2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả.
- Điểm 2-3: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì. 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018- 2019
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8.0 điểm) VAI KỊCH CUỐI CÙNG
Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về
một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.

Vào buổi chiều, ông thường ra nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều
nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ
vào những vách đá đến phía ga trên.

Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách
như một thế giới khác lạ, âm âm lướt qua thung lũng. Chú bé vật đứng dậy, háo hức
đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Những hành khách mệt
mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.

Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn
không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn
viên già như thắt lại. Ông nghĩ: “Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất
vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người.”

Hôm sau người em thấy ông mở chiếc vali hóa trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu
giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc veston cũ, mặc rồi chống gậy đi. Ông nhờ
chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông
thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường
phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa ban hành khách đi tàu...”

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra
ctrời, đưa tay vây lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quát, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn
huy hoàng nào của nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai
không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp
13
lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.
(http://songdep.xitrum.net/nghethuatsong/80.html)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện trên. Câu 2 (12 điểm) Có ý kiến cho rằng:
"Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy
cái bình thường - đó là phẩm chất của những nhà nghệ sĩ đích thực."

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu, hãy làm sáng tỏ. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8.0 điểm). A. Yêu cầu chung:
- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội.
- Biết vận dụng hiểu biết xã hội để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
B. Yêu cầu cụ thể :
Đây là một vấn đề mang tính chất gợi mở, HS có thể trình bày theo cách riêng của
mình. Khuyến khích sự sáng tạo, cá tính của học sinh dựa trên lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục.

1. Ý nghĩa câu chuyện (3.0 điểm):
- Hình ảnh cậu bé đợi tàu, vui mừng đón chào chuyến tàu băng qua là biểu tượng của
khát khao giao hòa cùng cuộc sống, tìm kiếm niềm vui, làm tươi sáng cuộc đời cậu
nơi vùng núi vắng vẻ. Trái tim đó không bình lặng mà luôn khao khát, luôn ấp ủ
những ước mơ trong cuộc sống. Bóng dáng bé nhỏ của chú bé đã ánh lên tinh thần,
niềm tin bất diệt của con người, không có một khó khăn hay trở ngại nào có thể làm
trái tim kia lung lay và từ bỏ khát vọng. Mỗi ngày trôi qua, ngóng chờ những chuyến
tàu vụt qua, cậu bé đang nuôi dưỡng, bồi đắp thêm cho hi vọng của cuộc đời cậu một
cách nhẫn nại.(0.75 điểm) 14
-Hình ảnh không hành khách nào trong chuyến tàu vẫy chào cậu gợi lên sự lạnh lùng,
thờ ơ và vô cảm của con người trong xã hội hiện nay. Sự ích kỉ cá nhân đã lấn át trái
tim yêu thương và sự sẻ chia của con người trong cuộc đời. Điều đó như một lưỡi dao
giết chết niềm tin, ước mơ, khát vọng của con người trong cuộc sống.(0.75 điểm)
-Hình ảnh người diễn viên đó quyết định đóng một vai phụ - một hành khách trên
chuyến tàu và vẫy chào cậu bé
là biểu tượng của tình yêu thương, sự đồng cảm, thấu
hiểu sâu sắc, biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh. Hành động tuy nhỏ
nhưng làm cuộc sống trở nên ấm áp, thức tỉnh bao trái tim con người. Việc làm rất
nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa. Nó đã khích lệ tinh thần cậu bé, tiếp thêm cho cậu sức
mạnh và niềm tin, là bệ đỡ cho những bước đường tương lai của cậu. (0.75 điểm)
=>Câu chuyện cảm động đã nêu lên bài học cuộc đời sâu sắc: Sống và nuôi dưỡng
niềm tin, kiên trì nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ, hãy luôn yêu thương thấu hiểu,
đừng lạnh lùng vô cảm.(0.75 điểm)
2. Bàn luận (4.0 điểm):
- Niềm tin và ước mơ giúp con người có ý chí và nghị lực vượt qua những trở ngại của
cuộc sống, đẩy lùi bóng tối và vượt qua được chính mình. Đánh mất niềm tin cuộc
sống, con người sẽ đánh mất tất cả. “Một người đánh mất niềm tin vào chính mình thì
còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.
Giống như cậu bé trong câu chuyện,
trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng không được đánh mất niềm tin. “Hãy hướng về
phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất dần sau lưng bạn”.

- Sự thờ ơ, vô cảm đang là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay. “Nơi lạnh
nhất không phải là nơi Bắc cực mà là nơi không có tình yêu thương”
. Sự dửng dưng
của những người hành khách trên chuyến tàu vô tình giết chết niềm tin và khát vọng
trong tâm hồn ngây thơ của cậu bé. Sống lạnh lùng vô cảm, con người sẽ chìm trong
âm u, đen tối và hèn kém. Vô cảm khiến cái ác và cái xấu lên ngôi, giết chết niềm tin của con người.
- Sự thấu hiểu và tình yêu thương là những tình cảm nồng nhiệt, đẹp đẽ của con người,
tình cảm cho đi không cần nhận lại, giúp con người có thêm nghị lực để vượt qua mọi
khó khăn thử thách, là động lực để con người ngày càng hoàn thiện hơn, khi đó đau
khổ vơi bớt, hạnh phúc được nhân đôi, giúp con người bước tới thành công. “Sống
trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không?/ để gió cuốn đi.../ để gió
cuốn đi...”.
Dù chỉ là vai kịch, nhưng người diễn viên già đã giúp giữ lại niềm tin
trong ánh mắt và nụ cười của cậu bé và trong mỗi chúng ta.
- Tình yêu thương là cội nguồn của cuộc sống. Nó nâng đỡ ước mơ, củng cố niềm tin
và đẩy lùi sự thờ ơ, vô cảm của con người. Tuy nhiên, yêu thương phải được đặt đúng
nơi, đúng chỗ, tránh bị lợi dụng; niềm tin là cần thiết nhưng tránh niềm tin mù 15
quáng... (HS cần lấy được ví dụ cho mỗi luận điểm)
3. Bài học nhận thức và hành động (1.0 điểm):
- Câu chuyện về cậu bé đợi tàu và hành động của người diễn viên già đã cho chúng ta
có được bài học ứng xử quý giá trong cuộc sống. - Thấy được vai trò niềm tin và tình
yêu thương trong cuộc sống, mỗi người phải bồi đắp cho mình những tìm cảm nhân
văn cao đẹp để hoàn thiện bản thân, xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Phê phán những con
người sống dửng dưng vô cảm... C. Biểu điểm.
- Điểm 7-8: Bài viết nắm chắc vấn đề, đáp ứng tốt những yêu cầu của kiểu bài nghị
luận xã hội, có ý kiến sắc sảo, có kiến thức xã hội phong phú.
- Điểm 5-6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi.
- Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, ý vẫn chưa sáng, còn vài lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1-2: Hiểu vấn đề lơ mơ, chưa làm rõ quan niệm, chưa chú ý minh hoạ bằng
dẫn chứng cụ thể, diễn đạt còn nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không viết gì, hoặc không hiểu gì về đề. Câu 2 (12 điểm) Có ý kiến cho rằng:
"Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy
cái bình thường - đó là phẩm chất của những nhà nghệ sĩ đích thực."

Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa
của Nguyễn Minh Châu, hãy làm sáng tỏ. A. Yêu cầu chung .
- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
- Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc. B.
Yêu cầu cụ thể
: Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách
nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

1. Giải thích (1.0 điểm): 16
- Người nghệ sĩ đích thực: là những người sáng tạo nghệ thuật chân chính, có tài năng,
tâm huyết, khát vọng, nhân cách, là những người sáng tạo ra cái đẹp, ra những tác
phẩm nghệ thuật có ý nghĩa.
- Cái khác thường là cái độc đáo, đặc sắc, mới lạ,...
- Cái bình thường: là cái giản dị, gần gũi, quen thuộc, vốn có...
=> Ý kiến bàn về vai trò của cái nhìn của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính là
những người có khả năng phát hiện ra những cái độc đáo, đặc sắc, mới lạ ở
nhữngmảng đề tài, hình tượng, chủ đề...tưởng chừng như rất quen thuộc, bình thường.
Đồng thời cũng là người phải có khả năng khiến cho những cái độc đáo, mới lạ trở
nên gần gũi, chân thật với cuộc sống và người tiếp nhận.
2.Bình luận, chứng minh (10.0 điểm):
a.Bình luận(1.0 điểm): Khẳng định ý kiến trên là đúng.
+ Phát hiện ra những cái mới mẻ, độc đáo từ những điều bình thường, những đề tài
quen thuộc là yêu cầu bắt buộc của sáng tạo nghệ thuật nói riêng và văn học nói
chung. Bởi sự lặp lại là cái chết của nghệ thuật. Người nghệ sĩ không thể lặp lại người
khác và chính bản thân mình. Chính việc phát hiện ra những điều độc đáo, mới mẻ sẽ
giúp cho nhà văn hình thành được phong cách riêng. Hơn nữa có độc đáo, mới mẻ mới
cuốn hút được người tiếp nhận. Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần
người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập.
(Macken - Pruxt)
+ Người nghệ sĩ cũng cần làm cho những điều phi thường trở nên gần gũi chân thật.
Bởi vì xét đến cùng nghệ thuật sinh ra là để phục vụ đời sống, người tiếp nhận tìm đến
với tác phẩm nghệ thuật cũng vì tác phẩm mang bóng dáng của cuộc đời. Nếu chỉ mải
mê khai thác những cái phi thường, mới lạ, nghệ thuật sẽ trở nên xa lạ với cuộc đời, sẽ
không chinh phục được người tiếp nhận. Nghệ thuật là cái độc đáo, nhất là trong hình
thức thể hiện nhưng nó vẫn phải hướng đến những cái quen thuộc, gần gũi và nhân
văn trong đời sống con người.
b. Chứng minh qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (9.0 điểm):
HS có thể có nhiều cách làm khác nhau, nhưng cần phải đảm bảo các ý chính sau:
- Sau 1975, Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới cách
tân văn học. Ông là người mở đường "Tinh anh và tài năng" nhất của nền văn học
nước nhà. Ngòi bút của ông có sự chuyển biến từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế
sự đời tư.Chiếc thuyền ngoài xa (1983) là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tự sự - 17
triết lí của ông sau năm 1975. Tâm điểm của những khám phá, sáng tạo của nhà văn là
con người trong cuộc sống mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc
và hoàn thiện nhân cách. Nhà văn cũng nhìn thẳng vào hiện thực với tất cả cái xù xì,
thô giáp của nó: một gia đình hàng chài đói nghèo, lam lũ, lạc hậu, thường xuyên diễn
ra bạo hành gia đình. Từ đó, tác phẩm đặt ra vấn đề: cần nhìn cuộc sống một cách đa
diện, đa chiều, khám phá bản chất thật của cuộc sống. (1.0 điểm)
- Cái nhìn mới mẻ, độc đáo của nhà văn: nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường.(3.5 điểm)
Nhân vật trung tâm là người đàn bà hàng chài, kiểu nhân vật tính cách - số phận quen
thuộc trong văn học. Từ kiểu nhân vật quen thuộc ấy,bình thường ấy, người đọc vẫn
nhận ra sự khác thường trong cái nhìn của nhà văn: đằng sau vẻ bề ngoài lam lũ, thất
học, dốt nát tăm tối ở người đàn bà lại là người phụ nữ sâu sắc, thấu trải lẽ đời; đằng
sau vẻ bề ngoài xấu xí, thô mộc lại là một người vợ vị tha, bao dung, nhân hậu, một
người mẹ giàu đức hi sinh, giàu tình thương con; đằng sau vẻ nhẫn nhục cam chịu lại
là một người phụ nữ cứng cỏi, can đảm.
Chính chị đã khiến cho Phùng và Đầu bừng
tỉnh, giác ngộ, đặt cuộc sống vào cái nhìn nhiều chiều để phát hiện ra vô vàn những
nghịch lí. Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác phẩm thể hiện tiếng nói nhân đạo
sâu sắc mới mẻ, phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp của những hạt ngọc khuất lấp trong lam lũ đời thường...
- Cái nhìn mới mẻ, độc đáo của nhà văn:trong cái khác thường nhìn thấy cái bình thường.(3.5 điểm)
Trong tác phẩm, có vô số cái khác thường, nhưng từ cái khác thường ấy, nhà văn đã
nhìn thấy cái bình thường, khám phá ra chân lí của đời sống: đằng sau sự cam chịu,
nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài là tình mẹ thương con; đằng sau sự vũ phu tàn
độc của người đàn ông là gánh nặng mưu sinh trở thành ẩn ức; đằng sau sự đối lập của
cảnh con thuyền ở ngoài xa và con thuyền cập bờ là hiện thực cuộc sống như nó vốn
có, đằng sau cái cảm giác lạ lùng của Phùng mỗi khi nhìn lại tấm ảnh chiếc thuyền
ngoài xa chính là mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống...
- Đặc sắc nghệ thuật góp phần thể hiện cái nhìn của nhà văn(1.0 điểm):
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
+ Đổi mới kết cấu tác phẩm.
+ Đổi mới về nghệ thuật trần thuật...
+ Sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình ảnh...
=> Nguyễn Minh Châu có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới văn học. Xứng 18
đáng là người mở đường tình anh và tài năng nhất.
3. Mở rộng, nâng cao(1.0 điểm):
- Vấn đề cái nhìn trong văn học rất quan trọng, là vấn đề sống còn của người nghệ sĩ.
Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ
thuật mà là vấn đề cái nhìn. Đó là một sự khám phá mà người ta không thể làm một
cách cố ý và trực tiếp; bởi đó là một sự khám phá về chất, chỉ có được trong cách cảm
nhận về thế giới , một cách cảm nhận không do nghệ thuật đem lại thì mãi mãi sẽ
không ai biết đến (Macxen - Pruxt).
- Để tạo được phong cách riêng, mỗi nhà văn còn cần tạo cho mình một giọng riêng và
phải thực sự là người nghệ sĩ ngôn từ. Muốn vậy, người nghệ sĩ cần có trong mình: tài
năng, phong cách, tâm huyết với nghề cũng như lòng tự trọng .
- Bài học đặt ra với người cầm bút: cần không ngừng khám phá, sáng tạo để làm ra
những sản phẩm độc đáo.
- Với người tiếp nhận: Cần trân trọng những đóng góp, khám phá sáng tạo của mỗi nhà văn. C. Biểu điểm:
- Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sâu sắc, độc đáo, diễn đạt lưu
loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ.
- Điểm 8-9: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ);
bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ
về chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 6-7: Bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa
hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng khoảng 2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả.
- Điểm 2-3: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng; còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc để hoàn toàn hoặc không viết gì 19
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỘI THI GIẢI THƯỞNG SAO KHUÊ TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 11 THPT ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 08/01/2020
(Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (3,0 điểm):
Người đi quá nhanh sẽ đến quá muộn. (Publilius Syrus)
Anh/Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên. Câu 2(5,0 điểm)
Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng “Một truyện ngắn hay và vừa là
chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lý giản dị của mọi thời”.

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh bằng hai truyện ngắn đã học
trong chương trình Ngữ văn 11. Câu 3. (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy sang tác bài thơ theo các yêu cầu sau:
+Thể loại: Thơ lục bát. +Số dòng: 4.
+Chủ đề: Quê hương, đất nước HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: 3.0 điểm
I. Yêu cầu về kĩ năng: 20