-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ủng hộ Quyền được chết? | Lý luận pháp luật về quyền con người
Hãy trình bày khái niệm, các luận điểm về "Quyền được chết". Câu hỏi tự luận môn Lý luận pháp luật về quyền con người của Học viện Tư pháp giúp bạn củng tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần, Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận về pháp luật và quyền con người 1 tài liệu
Học viện Tư pháp 11 tài liệu
Ủng hộ Quyền được chết? | Lý luận pháp luật về quyền con người
Hãy trình bày khái niệm, các luận điểm về "Quyền được chết". Câu hỏi tự luận môn Lý luận pháp luật về quyền con người của Học viện Tư pháp giúp bạn củng tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần, Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận về pháp luật và quyền con người 1 tài liệu
Trường: Học viện Tư pháp 11 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|25518217
Chủ đề 1: Quyền được chết I. Khái niệm
Quyền được chết hay còn gọi là an tử nhằm để chỉ trường hợp một người mong muốn
được chấm dứt cuộc sống bằng những cách thức ít đau đớn nhất có thể, thường là những bệnh
nhân không còn khả năng cứu chữa.
Quyền được chết là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ về việc tìm đến cái chết một
cách tự nguyện của con người nhằm giải thoát khỏi đau khổ, bệnh tật. Ở góc độ hẹp hơn,
quyền được chết là một hành vi chọn cái chết của người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên)
đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không thể chịu đựng được sau
một tai nạn hay một bệnh lý không thể cứu chữa, rơi vào tình huống y tế không lối thoát.
An tử đề cập đến việc thực hành chấm dứt sinh mạng một con người với mục đích làm
giảm thời gian chịu đau đớn và đau khổ về mặt thể lý cho người bệnh. The British House of
Lords Select Committee on Medical Ethics (Ủy ban đặc biệt của Thượng Nghị viện Anh về
Đạo đức y học) định nghĩa về an tử là "một sự can thiệp cố ý được thực hiện với ý định rõ
ràng về sự kết thúc một cuộc sống, để xoa dịu sự đau đớn khó chữa."
Đề xuất bổ sung vào khái niệm quyền an tử các trường hợp áp dụng quyền an tử:
(1) Bệnh nhân mắc bệnh nan y;
(2) Bệnh nhân hôn mê không hồi phục;
(3) Bệnh nhân ở trạng thái sinh dưỡng vĩnh viễn;
(4) Bệnh nhân đang bị sa sút trí tuệ nặng;
(5). Các tình trạng bệnh khác đáp ứng tất cả các yêu cầu sau mà tình trạng bệnh
tật hoặc đau đớn không thể chịu đựng được, bệnh không thể chữa khỏi và không có lựa chọn
điều trị thích hợp nào khác theo các tiêu chuẩn y tế tại thời gian xảy ra bệnh.
(6). Loại trừ áp dụng đối với người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đề xuất bổ sung vào khái niệm quyền an tử 2 hình thức chết nhân đạo là chết
nhân đạo “chủ động” và chết nhân đạo “thụ động” (theo Mỹ):
Với hình thức chết “chủ động” thì phải hội đủ bốn điều kiện:
- Một là người bệnh mắc bệnh nan y và không thể chịu đựng được nỗi đau thể xác.
- Hai là qua kiểm tra, hội đồng y khoa xác định cái chết của người ấy là không thể tránh khỏi trong một tương lai gần.
- Ba là bệnh nhân đồng ý chết trong tình trạng tỉnh táo.
- Bốn là các bác sĩ trực tiếp điều trị xác định không còn khả năng điều trị giảm đau. →Khi
đáp ứng các điều kiện này thì bệnh nhân được “chết” bằng thuốc an thần, rồi sau đó là thuốc
làm ngừng tim, ngừng phổi.
Với hình thức chết “thụ động”, người bệnh phải đáp ứng ba điều kiện: bệnh nan y giai đoạn
cuối, không thể hồi phục và đồng ý ngừng điều trị (sự đồng ý lập thành văn bản bởi người
bệnh khi còn tỉnh táo hoặc dựa vào yêu cầu của tất cả thành viên gia đình nếu người bệnh
không còn tỉnh táo, sống thực vật).
→ Việc thực hiện "cái chết thụ động" lúc này sẽ được áp dụng bằng hình thức ngừng hẳn
những điều trị y khoa, như hóa trị liệu, lọc máu, truyền máu, hỗ trợ hô hấp, chạy thận, tim nhân tạo… II.
Luận điểm ủng hộ quyền được chết
Đặt vấn đề: Cuộc sống đối với mỗi người có lẽ là “tài sản” quý nhất mà không ai
muốn rời bỏ. Trong Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ngày 2-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại một câu nói trong tuyên ngôn về nhân quyền
của nước Mỹ : “ Người ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc”.
Tuy nhiên, đối diện với sự sống là cái chết. Đối với một con người, được chết có phải là
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
quyền hay không? Chúng ta có quyền sống thì cũng nên có quyền được chết. Quyền được
chết nên được hợp pháp hóa và được pháp luật bảo vệ tránh những người lợi dụng quyền
được chết để xâm phạm vào quyền sống của người khác. Do đó cần quy định cụ thể, rõ ràng
các đối tượng được áp dụng quyền được chết. Nhóm 1 ủng hộ Quyền được chết, bởi những nội dung sau:
Luận điểm 1: : Quyền được chết là quyền con người, gắn liền với chủ thể, là quyền nhân thân
Quyền con người là các quyền được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người mà
không có sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến,
quan điểm, nguồn gốc dân tộc hoặc địa vị xã hội… Quyền con người phải được ghi nhận và
bảo đảm bằng pháp luật quốc tế và quốc gia nhằm giúp cá nhân, các nhóm xã hội đạt được
nhu cầu, lợi ích bình đẳng. Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người trong xã hội. Quyền con người có các đặc trưng cơ bản như: Phổ quát, không thể
chuyển nhượng, không thể phân chia và liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau.
Tại sao nói Quyền được chết là quyền con người?
Xuất phát từ quyền sống, con người có quyền “sống” (Được pháp luật VN và Quốc tế
bảo vệ - cụ thể trong Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính
mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” Quyền là
khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực
hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà
không ai được ngăn cản, hạn chế.
Đã là quyền thì công dân có thể thực hiện hoặc không thực hiện không mang ý nghĩa
bắt buộc. Do đó, con người có thể từ chối thực hiện quyền sống của mình bằng quyền được
chết. Vì vậy, cũng như quyền sống, quyền được chết gắn với mỗi cá nhân, chủ thể riêng biệt,
không thể chuyển nhượng, không thể phân chia, không phụ thuộc, liên quan với nhau nên
quyền được chết là quyền con người.
Luận điểm 2: Tính nhân đạo của quyền được chết
Nhìn nhận một cách khách quan, quyền được chết được coi là sự giải thoát cho những
người bệnh không có khả năng chữa trị, đau đớn kéo dài cùng cực, và không thoát khỏi cái
chết. Một số người sẽ cảm thấy đau đớn khi phải chống chọi với căn bệnh, chịu đựng những
nỗi đau cả về tinh thần và thể xác cho đến khi chết. Quyền được chết lúc này đóng vai trò như
hình thức nhân đạo của Nhà nước dành cho các nhóm đối tượng cụ thể
Đồng thời, chúng ta cũng phải hiểu rằng, không ai có quyền quyết định thay người
bệnh, trong việc bắt họ tiếp tục sống, hay để cho họ được chết theo mong muốn, kể cả khi
người đó là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột thịt. Đôi khi, việc duy trì tình trạng đau
đớn của người bệnh mà không cho họ chết theo nguyện vọng, có thể được hiểu theo cách
khác, rằng chúng ta mong muốn họ phải chịu đau đớn nhiều hơn.
Tất nhiên, nếu chúng ta ủng hộ quyền được chết, chúng ta phải có đầy đủ các quy định
pháp lý, các quy trình cụ thể, để có thể xác định thực sự người bệnh đã hết hi vọng cứu chữa,
và nguyện vọng được chết của người bệnh phải được quyết định khi đó là ý chí tự nguyện,
không bị ép buộc hay nhằm mục đích nào khác ngoài sự giải thoát cho người bệnh khỏi đau đớn bởi bệnh tật.
? Quyền được chết có thể là nguy cơ tiềm ẩn cho hành vi giết người. → Nguy cơ tiềm ẩn
cho hành vi giết người không ảnh hưởng nhiều bởi quyền được chết bởi khi chưa có quyền
được chết hành vi giết người vẫn diễn ra. Thậm chí, khi BLHS đã quy định rất rõ mức xử lý
hình sự đối với hành vi giết người nhưng nhiều người vẫn vi phạm. Đặc biệt trong thời gian
gần đây, có nhiều vụ giết người gây chấn động dư luận như vụ giết người chặt xác ném xuống
sông, đâm chủ thương ở chợ đầu mối,.... Bên cạnh đó, khi quyền được chết được hợp pháp
hóa trong luật sẽ có những văn bản hướng dẫn đi kèm, ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn cho hành
vi lợi dụng quyền được chết để xâm phạm quyền sống của người khác.
Luận điểm 3: Quyền được chết được hợp pháp hóa bởi một số nước trên thế giới
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Hiện nay một số nước đã luật hóa quyền an tử như là Hà Lan (năm 2001), Bỉ( năm
2002)cho phép an tử, tháng 2/2008, Quốc hội Luxembourg cũng đã thông qua dự luật cho
người dân "quyền được chết". Ở Mỹ, bang Oregon là địa phương duy nhất cho phép an tử.
Albania, Thụy Sỹ, Đức, Mỹ (ở 4 bang Oregon, Washington, Montana, và Vermont), và
Canada (tỉnh Quebec) đã hợp thức hóa hình thức trợ tử. Ngay ở Hà Lan, dù đã thông qua luật
an tử từ năm 2001 cho đối tượng là người trưởng thành, nhưng năm 2006, khi mở rộng việc
cho phép “an tử” đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh nặng không thể cứu chữa.
Trong luật nhân quyền quốc tế (NQQT), Ủy ban Nhân quyền (HRC - cơ quan giám sát
thực thi Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị - ICCPR) Nhận xét kết luận về
báo cáo của Hà Lan năm 2001 - thời điểm quốc gia này thông qua đạo luật về an tử. Trong
Nhận xét này, HRC cho rằng an tử tự nguyện chỉ nên được phép trong những tình huống hãn
hữu nhất mà mọi điều kiện về thủ tục và nội dung được đảm bảo, trong đó bao gồm cần phải
thể hiện được ý chí rõ ràng của bệnh nhân.
Ngoài ra trong Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị - ICCPR (Việt Nam
trở thành thành viên của ICCPR - gia nhập Công ước này vào ngày 24/9/1982) quyền được
chết có sự gần gũi với hai quyền đã được ghi nhận trong ICCPR đó là: quyền sống (Điều 6) và
quyền không bị tra tấn (Điều 7) . Đối với quyền sống Điều 6(1) ICCPR nêu rõ: “Mọi người
đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị
tước mạng sống một cách tùy tiện”. Ở nội dung của quy định này có một khía cạnh cần được
thảo luận, đó là “tính cố hữu” của quyền sống thuộc về mọi người. Tuy nhiên, nó mang tính
“tùy nghi”, chủ thể của quyền sống sẽ có quyền lựa chọn hưởng thụ hoặc từ bỏ [hưởng thụ]
quyền. Trong trường hợp này, quyền an tử sẽ có thể được chấp nhận và không đi ngược với luật NQQT.
Đối với Điều 7 không bị tra tấn, có thể thấy đối với những người mắc bệnh nan y, vô
phương cứu chữa, sống không phải là hạnh phúc mà là đang tra tấn họ từng ngày. Vậy theo
ICCPR, con người có quyền không bị tra tấn, vậy họ cần được giải thoát một cách hợp pháp -
đó là được chết, chấm dứt đau đớn, sự tra tấn của bệnh tật bằng y học, hạn chế tối đa sự đau
đớn về thể xác và tinh thần
Số liệu người hưởng thụ quyền an tử: Trong năm 2017, hơn 13 000 bệnh nhân đã chết
thông qua một trong hai phương pháp an tử hoặc trợ tử ở các quốc gia hợp pháp hóa các hình
thức trên. Trong 10 năm (từ 2007 đến 2017), ở Hà Lan, tỷ lệ người chết được thực hiện bởi an
tử hoặc trợ tử tăng từ 1,7% lên 4,5%, ở Bỉ tăng từ 0,5% lên 2,1%. (nguồn: Gian Domenico
Borasio, Ralf J Jox, Claudia Gamondi. Regulation of assisted suicide limits the number of
assisted deaths, The Lancet, 2019, 393(10175), 982-983).
Luận điểm 4: Quyền được chết khác với hành vi tước đoạt tính mạng người khác
Mọi người có quan điểm sai lệch về quyền được chết. Quyền được chết không phải
ủng hộ cho hành vi tước đoạt tính mạng người khác. Quyền chết sẽ được thực hiện khi và chỉ
khi đủ điều kiện thực hiện quyền được chết - Tránh việc thực hiện quyền chết và xâm phạm
đến quyền sống của người khác. Quyền được chết sẽ được áp dụng đối với nhóm đối tượng là
người bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa
Ngược lại, Giết người hay gọi là hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là
hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác, những hành vi tước đoạt tính
mạng người khác nhưng thuộc trường hợp được pháp luật quy định hoặc tự mình tước đoạt
tính mạng của mình không phải là hành vi giết người. Hành vi tước đoạt tính mạng của người
khác là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Đó có
thể là các hành vi như đâm, chém, bắn,… Những người thực hiện hành vi này sẽ chịu TNHS
theo quy định tại Chương XIV Các tội phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người. Quyền được chết không xâm phạm quyền sống, bởi giống như tử hình trong Hình
sự. Nếu trong hình sự Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung
2017),“tử hình” là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con
người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Bộ luật Hình sự quy định.; thì với quyền được chết hành vi giải thoát cho các đối tượng cụ
thể không được coi là hành vi giết người
Theo đó, quyền được chết thể hiện ý chí tự nguyện của các chủ thể, còn đối với hành
vi giết người không thể hiện ý chí tự nguyện của chủ thể và họ được gọi là nạn nhân, bị hại
của hành vi giết người do người khác thực hiện, tác động dẫn đến hậu quả chết người. Hành
vi an tử là kết quả của việc hưởng thụ quyền và chỉ có hành vi an tử mới được coi là hành vi
dựa trên quyền (trong trường hợp được hợp pháp hóa). Trái ngược hoàn toàn với hành vi tước
đoạt mạng sống trái pháp của hành vi giết người. Nhóm 1 không ủng hộ hành vi giết người
nhưng ủng hộ quyền được chết, ủng hộ sự tự định đoạt tính mạng của những người đang đối
mặt với đau đớn và “cái chết” đang chờ đợi họ phía trước.
Luận điểm 5: Bối cảnh của Việt Nam
Đa số các Luật được xây dựng xuất phát từ nhu cầu giải quyết các vấn đề phát sinh
trong xã hội mà việc thiếu luật là rào cản rất lớn. Số lượng các vướng mắc đã gặp cũng như
những vướng mắc trong tương lai do thiếu luật nào đó và hậu quả của chúng cũng như hiệu
quả kỳ vọng của luật mới là sức ép để luật ra đời. Luật cũng có thể được xây dựng do kinh
nghiệm của các nước đi trước, do sức ép của các tổ chức quốc tế hoặc do tầm nhìn chiến lược
của lãnh đạo. Từ những nhu cầu đó, nội dung của luật đã phần nào được hình thành. Những
căn cứ ban đầu này càng cụ thể, chính xác thì việc xây dựng luật càng dễ và có chất lượng cao.
Luật mới sẽ chịu tác động của hiến pháp và các luật đã có ( cả trong nước và các luật
quốc tế mà quốc gia công nhận), của cả luật khác sẽ ra đời. Luật mới cũng có thể phải thay thế
luật hoặc văn bản dưới luật đang hiện hành.
Phần lớn, những người mắc căn bệnh vô phương cứu chữa đều sẽ phải chết, thậm chí
chết rất đau đớn, hằng ngày họ phải đối diện với những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Việc
xây dựng ít nhất là một chế định trong luật (công nhận quyền được chết là quyền nhân thân
của con người) là một trong những nội dung cần thiết. Chúng ta cần có biện pháp hữu hiệu,
nếu không thể cứu chữa thì hãy giải thoát cho người bệnh một cách hợp pháp và nhân đạo. ·
· Thực tiễn về quyền an tử tại Việt Nam:
Câu chuyện của cô Nguyễn Thị Bạch Tuyết (63 tuổi) ở xã Thuận Thành, huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An đã tạo một sự quan tâm đặc biệt đến quyền tử. Qua đó, cô Tuyết đã tự
mình viết ra những suy nghĩ khi một lần tiếp xúc với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa
XII tại tỉnh Long An. Trong bức thư gửi các lãnh đạo, cô cho rằng, mình là người độc thân,
không có những ràng buộc về gia đình hay có những tiếc nuối gì về cuộc sống của mình,
song không may cô mắc căn bệnh nan y không thể cứu chữa, việc tiếp tục chữa trị khiến cô có
cảm giác chết dần chết mòn và chỉ mong muốn đến ngày được giải thoát
Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam nên tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây
dựng và tổ chức thi hành pháp luật phù hợp quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về quyền con người.
Kết Luận: Trên đây là những quan điểm, lập luận của nhóm 1 về quyền được chết và
chúng tôi ủng hộ quyền được chết, Quyền được chết cần được hợp pháp hóa tại Việt Nam
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)