Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội

 

Tài liệu học tập môn Pháp luật đại cương tại trường Học viện Chính sách và Phát triển. Tài liệu gồm 10 trang giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao! Mời bạn đọc đón xem! 
Thông tin:
5 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội

 

Tài liệu học tập môn Pháp luật đại cương tại trường Học viện Chính sách và Phát triển. Tài liệu gồm 10 trang giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao! Mời bạn đọc đón xem! 
102 51 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|359747 69
1.Vai trò ca pháp luật đối vi xã hi
Ngày nay, pháp lut không ch đưc nhìn nhn là ca “riêng” nhà nước, công c để nhà nước t chc và
qun lí xã hội, ngược li, pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn xã hi, mt loi quy tc ng x
đặc bit quan trọng trong đời sng chung, yếu t thiết yếu cho cuc sng hàng ngày. Đối với đời sng xã
hi, pháp lut có nhng vai trò ni bật sau đây:
Pháp luật điều tiết và định hướng s phát trin ca các quan h xã hi
Pháp lut không sinh ra các quan h xã hội, nhưng pháp luật được xem như một phương thức hu hiu
để điu tiết và định hướng s phát trin ca các quan h xã hi. Có th nói, nếu coi cuc sống như một
dòng chy t nhiên, thì pháp luật được xem như hai bờ ca dòng chảy đó, bờ có vai trò định hướng dòng
chy, làm cho s chảy đó không tràn lan, tùy tiện mà theo mt dòng nht đnh, không có bờ, nước vn
chảy, nhưng không theo dòng. Tất nhiên, b phải đi theo dòng chảy, “lựa” theo dòng chảy, b không th
bt dòng chy trái quy lut. Do vậy, vai trò định hướng ca pháp lut phải trên cơ sở quy lut vận động,
phát trin khách quan ca các quan h xã hi.
Pháp luật như là “hành lang”, “đường biên” cho ứng x của con người, nó nói lên gii hn cn thiết mà
nhà nước quy định để mọi người có th x s mt cách t do trong khuôn kh nht đnh. Nh có pháp
lut, các thành viên trong xã hi nm bắt được nhng hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành
vi nào là bt buc, hành vi nào b ngăn cấm đ t đó có cách ứng x phù hp khi bt gp mt tình hung
c thể. Qua đó, pháp luật cng c tàng cường các xu hướng phát trin tích cc ca các quan hhi,
ngăn ngừa, loi b những xu hướng phát trin tiêu cực, đảm bo s phát trin ca xã hi phù hp vi
quy lut khách quan. Pháp lut ghi nhn s tn ti ca các quan h xã hi phù hp vi mục đích, đnh
ng của nhà nước, to lập môi trường pháp lí thun li cho s phát trin và bo v s tn ti ca
nhng quan h xã hội đó. Ngược li, pháp lut hn chế và loi b nhng quan h xã hi lc hu, kìm hãm
s phát trin của đi sng, trái vi mục đích, định hướng của nhà nước.
Đặc bit trong bi cnh có s thay đổi ln ca đời sng xã hi, vai trò ca pháp luật càng được th hin
rõ. Sau mi cuc cách mng xã hi, k c các cuc ci cách, nhng yếu t mới được xác lập thường gp
phi s chống đi, sc và lc cn t nhiều phía, ngược li, nhng yếu t lc hu, li thi, không còn phù
hợp nhưng chưa hoàn toàn mất hn. Trong những điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương
thc hu hiệu đế điu tiết các trng thái xã hi và các quan h ny sinh t chnh các biến đổi xã hi quan
trọng đó” Bằng pháp lut, nhng yếu t mi, tích cc, tiến b s đưc khẳng định, nh đó sự tn ti ca
chúng tr nên chính thc và chc chn, không th đảo ngược. Có th nói, mi ch trương cải cách, đổi
mi nếu không được bảo đảm bi pháp lut thì khó có th thànhng. “Trong lịch s nhân loi, các cuc
cải cách đã thất bi bi mt trong những nguyên nhân là người ta đã đặt các ci cách xã hi tách bit vi
luật pháp ”.
Pháp luật là cơ s đ bảo đảm an toàn xã hi
An toàn xã hi là tình trng của đời sng xã hội, trong đó con người được yên n trong sinh hot hàng
ngày, trong lao động, hc tp, ngh ngơi, tính mạng, sc khe, tài sn, bí mt đời tư, danh dự, uy tín...
không b xâm hi. An toàn xã hội được th hin trên nhiu mt, an toàn trong sn xut, trong giao thông,
trong sinh hot hàng ngày, an toàn trong các giao dch xã hi... An toàn luôn là vấn đề ý nghĩa trong
mi xã hội, đó là tiền đề, đồng thi cũng là động lc và mc tiêu ca cuc sống. Tuy nhiên, “an toàn xã
hội luôn có nguy cơ bị phá v hoc b xâm hi t nhiu phía mà nguyên nhân ch yếu là lòng tham và s
kém hiu biết cũng như thái độ ng x của con người đối với môi trường xung quanh, điều kin sinh hot
vt cht ca xã hi... Nh s tác động mnh m, nhiu mt ca pháp lut mà an toàn xã hội được bo
lOMoARcPSD|359747 69
đảm, tính mng, tài sn, danh d, uy tín... của con người được bo v. Cùng vi việc xác đnh cách thc
x s cho các ch th, pháp lut nghiêm tr nhng hành vi gây mt an toàn cho cuc sống. “Phàm hình
pháp là cái gc ca thiên h, ngn cm điu bạo ngược, ghét b điều ác là để răn những điều chưa xảy
ra”. Nhờ có pháp luật, người dân trn vững tâm hơn, họ tin tưởng cái ác s b trng tr, an toàn s
đưc bảo đảm: “lut pháp nói chung không ch là khuôn mẫu cho hành vi con ngưi, giúp h gii quyết
có hiu qu các công vic thc tin mà còn to lp cho h nim tin v “an ninh” của chính mình”. Bằng
pháp luật, nhà nước th chế hoá nhng tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật, đề ra nhng biện pháp đảm bo an
toàn, giáo dục con người ý thc t bo v minh... Pháp lut còn có s tác động mnh m đến các mt
của đời sng xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hi phát trin, ci thiện điều kin vt chất kĩ thuật ca xã hi.
Pháp luật là cơ sở đ gii quyết các tranh chp trong xã hi
Có th nói, các quy định trong h thng pháp luật được xem như là kết qu của quá trình “chn lọc, đào
thi” một cách t nhiên các cách x s trong xã hi. Tri qua bao biến c xã hi, b qua và vượt lên
nhng yếu t ngu nhiên, không hp lí, pháp lut tn tại như những cách x s ph biến, hp lí, khách
quan. Chính vì vy, pháp luật được xem như một loi chun mc công cộng được tha nhn rng rãi nht
trong toàn xã hi. Với ưu thế đó, pháp luật là chun mc chung, có hiu qu nht đ các cá nhân, t chc
trong xã hi t gii quyết các tranh chấp trong đời sng.
Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bo v quyền con người
Quyền con người là kh ng con người được t do la chọn hành động, t do la chn cách thc
mức độ th hiện thái độ cũng như hành động theo ý mình, không b hn chế, ràng buc, cấm đoán một
cách vô lí. Ngày nay, quyền con người đã trở thành mt giá tr chung được toàn thế gii công nhn.
Trong lch s, cùng vi s phân chia giai cp thì s áp bc giai cấp cũng xuất hin, các quyền con người b
xâm phm, b chà đp. T đó cho đến nay, vấn đề tái lp s bình đẳng trong xã hi, bảo đm, bo v các
quyn, t do, dân ch của con người luôn là nhu cu, khát vng mnh m ca nhân loi b áp bc. Có th
i, lch s loài người t khi xã hi phân chia thành các giai cp là lch s đu tranh nhm gii phóng con
người, vươn tới t do, đòi quyn làm ch.
Tuy nhiên, ch trong điều kin xã hi dân ch, pháp lut mi thc s đóng vai trò quan trọng trong vic
bo đảm, bo v quyn, t do, dân ch của con người. Vai trò quan trng này ca
pháp lut th hiện trước hết vic pháp lut ghi nhn các quyn, t do, dân ch của con người, cần lưu ý
rng, s quy định trong pháp lut ch là s tha nhn chính thc ca nhà nước v các quyn vn có ca
con người. Pháp luật quy định trách nhim của nhà nước cũng như toàn xã hội trong vic bảo đảm cho
các quyền con người được hin thực hoá. Đồng thi, pháp luật quy định các bin pháp nhm bo v
quyền con người khi b xâm hi.
Quyền con người, t do cá nhânng cần phải có điểm dng, nó không th đưc hiểu là được làm tt c
hay mun làm gì thì làm. T do “chỉ có th là được làm nhng ci nên làm và không b ép buộc làm điều
không nên làm “Nếu một công dãn làm điều trái lut thì anh ta không còn t do na vì nếu đế anh ta t
do làm thì mọi người đều được làm trái lut c ". Lênin đã khẳng định, sng trong mt xã hi mà li
thoát khi xã hi ấy để đưc t do, đó là điều không th đưc.
Chính vì vy, quyn, t do cá nhân luôn phi được đặt trong s tôn trng quyn, t do của người khác, tôn
trng và tuân th nhng quy tc chung ca cộng đồng, mỗi người va tôn hng cái chung, vừa có điều
kiện để t do hành động nhằm đáp ứng li ích riêng ca mình. Nói cách khác, quyn t do ca mi người
phi b gii hn bi quyn t do của người khác. Pháp luật là phương tiện để mi cá nhân phi ràng buc
đối vi cá nhân khác và xã hi. Mt mt cá nhân được làm tt c tr nhng vic b pháp lut cm, mt
lOMoARcPSD|359747 69
khác, h không được làm nhng gì có hi cho ngưi khác, cho cộng đồng. Đồng thi, quyn, t do, dân ch
ca cá nhân phải luôn đi kèm với nghĩa vụ.
Pháp luật là phưomg tiện bảo đảm dân ch, công bằng, bình đẳng và tiến b xã hi
Dân ch, công bằng, bình đẳng là nhng giá tr ca nhân loi. Dân ch đưc tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau. Trên bình din chung nht, dân ch có nghĩa là người dân là chủ, người dân làm ch, làm ch
chính bn thân mình và làm ch xã hi trên tt c các lĩnh vực ca cuc sng. Mỗi người được t quyết
định vn mnh ca chính mình, đồng thi tham gia quyết đnh nhng vấn đề chung ca xã hi. Công
bằng, bình đẳng không phi là nhng khái nim bt di bt dịch, nó mang tính tương đối và ph thuc vào
hoàn cnh lch s c th. Hai khái nim này có ni hàm gần gũi nhưng không hoàn toàn đồng nht. Khi
nói tới bình đẳng xã hội, người ta mun nói ti s ngang bng nhau giữa người với người v mt
phương diện xã hội nào đấy, chng hn v kinh tế chính trị, văn hoá... Trong khi đó, công bằng xã hi ch
là mt dng của bình đẳng xã hi, đó là sự ngang bng nhau trong quan h gia cng hiến và hưởng th,
gia công - tội và thưởng
- pht.. theo nguyên tc cng hiến ngang nhau thì hưởng th ngang nhau, có công được thưởng, có ti
phi b trng pht, ti càng nng mc pht càng nng. Nói cách khác, bình đẳng là ngang bng nhau v
địa v xã hi, công bằng là được đi x ngang bng nhau, không có s thiên v trong phân phi, ttong
khen thưởng, x pht... Tiến b xã hội được hiu là s vận động, biến đi ca xã hi theo chiều hướng đi
lên, tr nên tốt hơn trước. Tiến b xã hi có ni dung toàn din, bao quát trên c phương diện vt cht và
tinh thn ca xã hội, trên các lĩnh vực kinh tế, chính tr, xã hội, văn hoá, tưởng, khoa hc kĩ thuật...
Pháp lut của các nhà nước hiện đại có vai trò to ln trong vic bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bng
và tiến b xã hi. Pháp luật quy đnh quyn lực nhà nưc thuc v nhân dân, đảm bo cho nhân dân
tham gia quản lí nhà nước và xã hi, thc hin vic kim tra, giám sát hot
động của nhà nước, quy định trách nhim của nhà nước trước nhân dân... Pháp lut chng li s phân
bit đi x da trên s khác bit v ngun gc xut thân, chng tc, màu da, gii tính, dân tc, tôn giáo,
quan điểm chính tr, tài sn... Pháp lut tha nhn quyền bình đẳng trước pháp lut ca tt c mi
ngưi. Bng pháp lut, nguyên tc phân phối theo lao động, theo mc vn và các ngun lc khác góp
vào sn xut kinh doanh, theo mức độ cng hiến đối vi xã hội được bảo đảm. Pháp lut bo đảm, bo
v quyn, li ích hợp pháp, chính đáng cho các giai tầng xã hi, nht là những người v thế xã hi yếu
hơn. Thông qua pháp luật, người có công thì được thưởng, k có ti phi b trng pht, công càng ln,
thưởng càng ln, ti càng ln, pht càng nng.
Pháp lut là công c quan trọng để ghi nhn và bo v cái mi, tích cc, tiến bộ, thúc đy xã hi phát
triển, đảm bảo đời sng vt cht, tinh thn của con người ngày càng được nâng cao, có điều kin phát
huyi năng, phát triển toàn din, các giá tr con người ngày càng được tôn trng, bảo đảm, bo v.
Pháp lut đm bo s phát trin bn vng ca xã hi
Bt c xã hi nào cũng luôn cần có ổn định để tn ti và phát triển, hơn nữa, s phát trin phi có tính
cht liên tc và vng chc trên tt c các mặt, đảm bo có th đáp ứng được nhng nhu cu hin ti mà
không phương hại đến kh năng đáp ứng nhu cu ca các thế h tương lai. Nói mt cách c th, s phát
trin ca xã hi phải bao hàm trong đó tăng trưởng kinh tế luôn gn lin tiết kim tài nguyên và nâng
cao chất lượng môi trường, công bng xã hội được bo đảm, truyn thng tt đp ca dân tộc được gi
gìn và phát huy.
lOMoARcPSD|359747 69
Trong điều kiện ngày nay, đảm bo s phát trin bn vng ca xã hi là vấn đề rt cấp bách, đòi hỏi toàn
xã hi phi chung tay thc hiện, trong đó pháp luật có ý nghĩa rất quan trng. Pháp lut đm bo an ninh
chính tr, trt t an toàn xã hi, to ra nhng tiền đề quan ừọng cho s phát trin bn vng ca xã hi.
Pháp lut tạo ra cơ chế thúc đẩy sn xut phát trin mnh mẽ, qua đó thúc đẩy s phát trin toàn din
các lĩnh vực khác của đời sng xã hội như y tế, giáo dc, văn hoá, xã hội... Pháp lut góp phn ngăn ngừa
nhng hiện tượng dẫn đến khng hong kinh tế - xã hội, đồng thời, nó cũng góp phần quan trng trong
vic khc phc khng hoảng, đảm bo s phát trin liên tc, kéo dài ca nn kinh tế. Pháp luật quy định
các bin pháp bo vci thiện môi trường, khai thác và s dng hp lí, tiết kim, có hiu qu tài
nguyên thiên nhiên. Nh có pháp lut mà s phát trin kinh tế đã được kết hp cht ch vi bo v và ci
thiện môi trường, bảo đảm công bng và tiến b xã hi. Pháp lut góp phn bo tn và phát huy các
truyn thng tt đp ca dân tc, gi gìn các giá tr truyn thng dân tc không ch cho hôm nay mà còn
cho mai sau.
Vai trò giáo dc ca pháp lut
Đổ điu chỉnh hành vi con người, pháp lut phải tác động lên ý thc ca họ. Thông qua đó, pháp luật
nâng cao nhn thức, định hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi ca các ch th trong xã hi.
Trước hết, pháp lut vừa là cơ sở, vừa là động lc, va là mục đích của nhn thc pháp lut. Vi tính
cht công khai ca mình, mt khi pháp luật đã được công b, bt buc các thành viên trong xã hi phi
nm bắt được chúng. Mt khác, chính yêu cu của đi sng buộc con người phi có những trĩ thức nht
định v pháp luật. Đồng thi nh tham gia vào đời sống mà con người dn dn tích lũy được các tri thc
pháp luật. Như vy, chính h thng pháp lut thực định cũng như đời sng pháp lí thc tin là cht liu
cũng như nội dung ca tri thức pháp lí. Thông qua các quy định trong pháp lut, thông qua vic tham gia
vào các quan h xã hi mà pháp luật điều chnh, thông qua giao tiếp... mọi người biết được như thế nào
là hợp pháp, như thế nào là trái pháp lut...
Th hai, pháp lut gi vai trò định hướng tư tưởng cho các thành viên trong xã hi. Pháp luật là cơ sở
hình thành ý thc tuân th pháp luật, thái độ tôn trng pháp lut, sng và làm vic theo pháp lut, pháp
luật thúc đẩy việc hình thành thói quen suy nghĩ và hành động hp pháp. Pháp lut giáo dc ý thc công
dân, làm hình thành mỗi người ý thc v trách nhim, bn phn của cá nhân đối vi cộng đng, công
dân đối với đất nước.
Th ba, pháp lut định hướng hành vi của con người. Thông qua các quy định trong pháp lut, các ch
th biết được quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm ca mình, t đó có cơ sở để la chn và thc hin
hành vi mt cách phù hp. Pháp lut to cho mi ch th kh năng sử dng nhng quyền đã được
pháp luật quy định để phc v li ích của mình, nhưng đồng thi phi thc hin nghĩa vụ tương ứng để
tôn trng và bảo đảm quyn, li ích ca ch th khác. Bng việc quy định các biện pháp cưỡng chế,
pháp lut to ra một “chướng ngi vật” có sức cn tr mnh m đối vi nhng hành vi trái pháp lut.
Đồng thi, bng việc quy định nhng hình thức khen thưởng, pháp lut khuyến khích các ch th tích
cc, ch động, t giác thc hin nhng hành vi hp pháp.
2.Vai trò ca pháp luật đối vi lực lượng cm quyn
Pháp lut th chế hoá ch trương, đường li, chnh sách ca lực lượng cm quyn
Pháp lut th hin ý chí ca giai cp thng tr, là ý chí ca giai cp thng tr được đề lên thành lut. Do
được đảm bo bằng nhà nước nên pháp luật luôn được các lực lượng cm quyn s dụng như một công
c để truyn ti các ch trương chính sách của mình. Bng pháp luật, các quan điểm, ch trương, đường
lOMoARcPSD|359747 69
li chính sách ca lực lượng cm quyền nhanh chóng được truyn bá rng rãi, công khai trên toàn xã hi.
Thông qua pháp lut, các lực lượng cm quyền áp đặt ch trương, đường li của mình đối vi toàn xã hi,
bt toàn th xã hi phi phc tùng các ch trương, đường li, chính sách do lực lượng đó đề ra. Nh
pháp lut, ch trương, đường li, chính sách ca lực lưng cm quyn mi d dàng đi vào đời sng, tr
thành hin thực trong đời sống. Như vậy, pháp lut va là mt hình thc th hiện đường li, chính sách
ca lực lượng cm quyn, va là một phương tiện quan trọng làm cho đường li, chính sách ca lực lượng
cm quyền đi vào đi sng, tr thành hin thực trong đời sng. Có th nói, pháp lut là công c hu hiu
để thc hin quyn lực tư tưởng ca giai cp cm quyn. Chính vì vy, các lực lượng chính
tr trong xã hi luôn tìm cách giành ly chính quyền để thông qua đó biến ch trương, đường li ca mình
thành pháp lut.
Pháp luật là vũ khỉ chính tr ca lực lượng cm quyền đ chng li s phn kháng chổng đối trong xã hi
Trong xã hi có giai cấp, đấu tranh giai cp luôn diễn ra dưới nhng hình thc, tính cht, mc tiêu khác
nhau. Theo Lênin, “chính quyền là thiên đường”, vì vậy, các lực lượng đói lập luôn tìm đủ mi cách giành
chính quyn v tay mình. Trong điều kiện đó, pháp luật tr thành vũ khí chính trị sắc bén để bo v địa v
cũng như tư tưởng, đường li ca lực lượng cm quyn, chng li s phn kháng, chống đối ca các lc
ợng đối lập, thù địch. Thc tế cho thy, các hành vi chng phá chính quyền, âm mưu lật đ chính quyn
thường b coi là mt trong nhng ti phm nguy him nht, b trng tr nghiêm khc nht. Pháp luật ngăn
cn vic truyền bá cũng như hn chế s ảnh hưởng ca các h tưởng đối lp.
| 1/5

Preview text:

lOMoARcPSD|359 747 69
1.Vai trò của pháp luật đối với xã hội
Ngày nay, pháp luật không chỉ được nhìn nhận là của “riêng” nhà nước, công cụ để nhà nước tổ chức và
quản lí xã hội, ngược lại, pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn xã hội, một loại quy tắc ứng xử
đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Đối với đời sống xã
hội, pháp luật có những vai trò nổi bật sau đây:

Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội
Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật được xem như một phương thức hữu hiệu
để điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội. Có thể nói, nếu coi cuộc sống như một
dòng chảy tự nhiên, thì pháp luật được xem như hai bờ của dòng chảy đó, bờ có vai trò định hướng dòng
chảy, làm cho sự chảy đó không tràn lan, tùy tiện mà theo một dòng nhất định, không có bờ, nước vẫn
chảy, nhưng không theo dòng. Tất nhiên, bờ phải đi theo dòng chảy, “lựa” theo dòng chảy, bờ không thể
bắt dòng chảy trái quy luật. Do vậy, vai trò định hướng của pháp luật phải trên cơ sở quy luật vận động,
phát triển khách quan của các quan hệ xã hội.

Pháp luật như là “hành lang”, “đường biên” cho ứng xử của con người, nó nói lên giới hạn cần thiết mà
nhà nước quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ nhất định. Nhờ có pháp
luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành
vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp một tình huống
cụ thể. Qua đó, pháp luật củng cố và tàng cường các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội,
ngăn ngừa, loại bỏ những xu hướng phát triển tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù họp với
quy luật khách quan. Pháp luật ghi nhận sự tồn tại của các quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định
hướng của nhà nước, tạo lập môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển và bảo vệ sự tồn tại của
những quan hệ xã hội đó. Ngược lại, pháp luật hạn chế và loại bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm
sự phát triển của đời sống, trái với mục đích, định hướng của nhà nước.

Đặc biệt trong bối cảnh có sự thay đổi lớn của đời sống xã hội, vai trò của pháp luật càng được thể hiện
rõ. Sau mỗi cuộc cách mạng xã hội, kể cả các cuộc cải cách, những yếu tố mới được xác lập thường gặp
phải sự chống đối, sức ỳ và lực cản từ nhiều phía, ngược lại, những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, không còn phù
hợp nhưng chưa hoàn toàn mất hẳn. Trong những điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương
thức hữu hiệu đế điều tiết các trạng thái xã hội và các quan hệ nảy sinh từ chỉnh các biến đổi xã hội quan
trọng đó” Bằng pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được khẳng định, nhờ đó sự tồn tại của
chúng trở nên chính thức và chắc chắn, không thể đảo ngược. Có thể nói, mọi chủ trương cải cách, đổi
mới nếu không được bảo đảm bởi pháp luật thì khó có thể thành công. “Trong lịch sử nhân loại, các cuộc
cải cách đã thất bại bởi một trong những nguyên nhân là người ta đã đặt các cải cách xã hội tách biệt với luật pháp ”.

Pháp luật là cơ sở để bảo đảm an toàn xã hội
An toàn xã hội là tình trạng của đời sống xã hội, trong đó con người được yên ổn trong sinh hoạt hàng
ngày, trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, tính mạng, sức khỏe, tài sản, bí mật đời tư, danh dự, uy tín...
không bị xâm hại. An toàn xã hội được thể hiện trên nhiều mặt, an toàn trong sản xuất, trong giao thông,
trong sinh hoạt hàng ngày, an toàn trong các giao dịch xã hội... An toàn luôn là vấn đề có ý nghĩa trong
mọi xã hội, đó là tiền đề, đồng thời cũng là động lực và mục tiêu của cuộc sống. Tuy nhiên, “an toàn xã
hội luôn có nguy cơ bị phá vở hoặc bị xâm hại từ nhiều phía mà nguyên nhân chủ yếu là lòng tham và sự
kém hiểu biết cũng như thái độ ứng xử của con người đối với môi trường xung quanh, điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội... Nhờ sự tác động mạnh mẽ, nhiều mặt của pháp luật mà an toàn xã hội được bảo
lOMoARcPSD|359 747 69
đảm, tính mạng, tài sản, danh dự, uy tín... của con người được bảo vệ. Cùng với việc xác định cách thức
xử sự cho các chủ thể, pháp luật nghiêm trị những hành vi gây mất an toàn cho cuộc sống. “Phàm hình
pháp là cái gốc của thiên hạ, ngẫn cẩm điều bạo ngược, ghét bỏ điều ác là để răn những điều chưa xảy
ra”. Nhờ có pháp luật, người dân trở nên vững tâm hơn, họ tin tưởng cái ác sẽ bị trừng trị, an toàn sẽ
được bảo đảm: “luật pháp nói chung không chỉ là khuôn mẫu cho hành vi con người, giúp họ giải quyết
có hiệu quả các công việc thực tiễn mà còn tạo lập cho họ niềm tin về “an ninh” của chính mình”. Bằng
pháp luật, nhà nước thể chế hoá những tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật, đề ra những biện pháp đảm bảo an
toàn, giáo dục con người ý thức tự bảo vệ minh... Pháp luật còn có sự tác động mạnh mẽ đến các mặt
của đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, cải thiện điều kiện vật chất kĩ thuật của xã hội.

Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội
Có thể nói, các quy định trong hệ thống pháp luật được xem như là kết quả của quá trình “chọn lọc, đào
thải” một cách tự nhiên các cách xử sự trong xã hội. Trải qua bao biến cố xã hội, bỏ qua và vượt lên
những yếu tố ngẫu nhiên, không hợp lí, pháp luật tồn tại như những cách xử sự phổ biến, hợp lí, khách
quan. Chính vì vậy, pháp luật được xem như một loại chuẩn mực công cộng được thừa nhận rộng rãi nhất
trong toàn xã hội. Với ưu thế đó, pháp luật là chuẩn mực chung, có hiệu quả nhất để các cá nhân, tổ chức
trong xã hội tự giải quyết các tranh chấp trong đời sống.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người
Quyền con người là khả năng con người được tự do lựa chọn hành động, tự do lựa chọn cách thức và
mức độ thể hiện thái độ cũng như hành động theo ý mình, không bị hạn chế, ràng buộc, cấm đoán một
cách vô lí. Ngày nay, quyền con người đã trở thành một giá trị chung được toàn thế giới công nhận.
Trong lịch sử, cùng với sự phân chia giai cấp thì sự áp bức giai cấp cũng xuất hiện, các quyền con người bị
xâm phạm, bị chà đạp. Từ đó cho đến nay, vấn đề tái lập sự bình đẳng trong xã hội, bảo đảm, bảo vệ các
quyền, tự do, dân chủ của con người luôn là nhu cầu, khát vọng mạnh mẽ của nhân loại bị áp bức. Có thể
nói, lịch sử loài người từ khi xã hội phân chia thành các giai cấp là lịch sử đấu tranh nhằm giải phóng con
người, vươn tới tự do, đòi quyền làm chủ.

Tuy nhiên, chỉ trong điều kiện xã hội dân chủ, pháp luật mới thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo đảm, bảo vệ quyền, tự do, dân chủ của con người. Vai trò quan trọng này của
pháp luật thể hiện trước hết ở việc pháp luật ghi nhận các quyền, tự do, dân chủ của con người, cần lưu ý
rằng, sự quy định trong pháp luật chỉ là sự thừa nhận chính thức của nhà nước về các quyền vốn có của
con người. Pháp luật quy định trách nhiệm của nhà nước cũng như toàn xã hội trong việc bảo đảm cho
các quyền con người được hiện thực hoá. Đồng thời, pháp luật quy định các biện pháp nhằm bảo vệ
quyền con người khỏi bị xâm hại.

Quyền con người, tự do cá nhân cũng cần phải có điểm dừng, nó không thể được hiểu là được làm tất cả
hay muốn làm gì thì làm. Tự do “chỉ có thể là được làm những cải nên làm và không bị ép buộc làm điều
không nên làm “Nếu một công dãn làm điều trái luật thì anh ta không còn tự do nữa vì nếu đế anh ta tự
do làm thì mọi người đều được làm trái luật cả ". Lênin đã khẳng định, sống trong một xã hội mà lại
thoát khỏi xã hội ấy để được tự do, đó là điều không thể được.

Chính vì vậy, quyền, tự do cá nhân luôn phải được đặt trong sự tôn trọng quyền, tự do của người khác, tôn
trọng và tuân thủ những quy tắc chung của cộng đồng, mỗi người vừa tôn họng cái chung, vừa có điều
kiện để tự do hành động nhằm đáp ứng lợi ích riêng của mình. Nói cách khác, quyền tự do của mỗi người
phải bị giới hạn bởi quyền tự do của người khác. Pháp luật là phương tiện để mỗi cá nhân phải ràng buộc
đối với cá nhân khác và xã hội. Một mặt cá nhân được làm tất cả trừ những việc bị pháp luật cấm, mặt
lOMoARcPSD|359 747 69
khác, họ không được làm những gì có hại cho người khác, cho cộng đồng. Đồng thời, quyền, tự do, dân chủ
của cá nhân phải luôn đi kèm với nghĩa vụ.

Pháp luật là phưomg tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội
Dân chủ, công bằng, bình đẳng là những giá trị của nhân loại. Dân chủ được tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau. Trên bình diện chung nhất, dân chủ có nghĩa là người dân là chủ, người dân làm chủ, làm chủ
chính bản thân mình và làm chủ xã hội trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Mỗi người được tự quyết
định vận mệnh của chính mình, đồng thời tham gia quyết định những vấn đề chung của xã hội. Công
bằng, bình đẳng không phải là những khái niệm bất di bất dịch, nó mang tính tương đối và phụ thuộc vào
hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Hai khái niệm này có nội hàm gần gũi nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Khi
nói tới bình đẳng xã hội, người ta muốn nói tới sự ngang bằng nhau giữa người với người về một
phương diện xã hội nào đấy, chẳng hạn về kinh tế chính trị, văn hoá... Trong khi đó, công bằng xã hội chỉ
là một dạng của bình đẳng xã hội, đó là sự ngang bằng nhau trong quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ,
giữa công - tội và thưởng

- phạt.. theo nguyên tắc cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau, có công được thưởng, có tội
phải bị trừng phạt, tội càng nặng mức phạt càng nặng. Nói cách khác, bình đẳng là ngang bằng nhau về
địa vị xã hội, công bằng là được đối xử ngang bằng nhau, không có sự thiên vị trong phân phối, ttong
khen thưởng, xử phạt... Tiến bộ xã hội được hiểu là sự vận động, biến đổi của xã hội theo chiều hướng đi
lên, trở nên tốt hơn trước. Tiến bộ xã hội có nội dung toàn diện, bao quát trên cả phương diện vật chất và
tinh thần của xã hội, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng, khoa học kĩ thuật...

Pháp luật của các nhà nước hiện đại có vai trò to lớn trong việc bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng
và tiến bộ xã hội. Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân
tham gia quản lí nhà nước và
xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt
động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân... Pháp luật chống lại sự phân
biệt đối xử dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu da, giới tính, dân tộc, tôn giáo,
quan điểm chính trị, tài sản... Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi
người. Bằng pháp luật, nguyên tắc phân phối theo lao động, theo mức vốn và các nguồn lực khác góp
vào sản xuất kinh doanh, theo mức độ cống hiến đối với xã hội được bảo đảm. Pháp luật bảo đảm, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các giai tầng xã hội, nhất là những người ở vị thế xã hội yếu
hơn. Thông qua pháp luật, người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt, công càng lớn,
thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.

Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát
triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, có điều kiện phát
huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.

Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội
Bất cứ xã hội nào cũng luôn cần có ổn định để tồn tại và phát triển, hơn nữa, sự phát triển phải có tính
chất liên tục và vững chắc trên tất cả các mặt, đảm bảo có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói một cách cụ thể, sự phát
triển của xã hội phải bao hàm trong đó tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền tiết kiệm tài nguyên và nâng
cao chất lượng môi trường, công bằng xã hội được bảo đảm, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và phát huy.
lOMoARcPSD|359 747 69
Trong điều kiện ngày nay, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội là vấn đề rất cấp bách, đòi hỏi toàn
xã hội phải chung tay thực hiện, trong đó pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Pháp luật đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề quan ừọng cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Pháp luật tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện
các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội... Pháp luật góp phần ngăn ngừa
những hiện tượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng thời, nó cũng góp phần quan trọng trong
việc khắc phục khủng hoảng, đảm bảo sự phát triển liên tục, kéo dài của nền kinh tế. Pháp luật quy định
các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên. Nhờ có pháp luật mà sự phát triển kinh tế đã được kết hợp chặt chẽ với bảo vệ và cải
thiện môi trường, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Pháp luật góp phần bảo tồn và phát huy các
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc không chỉ cho hôm nay mà còn cho mai sau.

Vai trò giáo dục của pháp luật
Đổ điều chỉnh hành vi con người, pháp luật phải tác động lên ý thức của họ. Thông qua đó, pháp luật
nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội.
Trước hết, pháp luật vừa là cơ sở, vừa là động lực, vừa là mục đích của nhận thức pháp luật. Với tính
chất công khai của mình, một khi pháp luật đã được công bố, bắt buộc các thành viên trong xã hội phải
nắm bắt được chúng. Mặt khác, chính yêu cầu của đời sống buộc con người phải có những trĩ thức nhất
định về pháp luật. Đồng thời nhờ tham gia vào đời sống mà con người dần dần tích lũy được các tri thức
pháp luật. Như vậy, chính hệ thống pháp luật thực định cũng như đời sống pháp lí thực tiễn là chất liệu
cũng như nội dung của tri thức pháp lí. Thông qua các quy định trong pháp luật, thông qua việc tham gia
vào các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh, thông qua giao tiếp... mọi người biết được như thế nào
là hợp pháp, như thế nào là trái pháp luật...

Thứ hai, pháp luật giữ vai trò định hướng tư tưởng cho các thành viên trong xã hội. Pháp luật là cơ sở
hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, pháp
luật thúc đẩy việc hình thành thói quen suy nghĩ và hành động hợp pháp. Pháp luật giáo dục ý thức công
dân, làm hình thành ở mỗi người ý thức về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, công
dân đối với đất nước.

Thứ ba, pháp luật định hướng hành vi của con người. Thông qua các quy định trong pháp luật, các chủ
thể biết được quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình, từ đó có cơ sở để lựa chọn và thực hiện
hành vi một cách phù hợp. Pháp luật tạo cho mỗi chủ thể khả năng sử dụng những quyền đã được
pháp luật quy định để phục vụ lợi ích của mình, nhưng đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng để
tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích của chủ thể khác. Bằng việc quy định các biện pháp cưỡng chế,
pháp luật tạo ra một “chướng ngại vật” có sức cản trở mạnh mẽ đối với những hành vi trái pháp luật.
Đồng thời, bằng việc quy định những hình thức khen thưởng, pháp luật khuyến khích các chủ thể tích
cực, chủ động, tự giác thực hiện những hành vi hợp pháp.

2.Vai trò của pháp luật đối với lực lượng cầm quyền
Pháp luật thể chế hoá chủ trương, đường lối, chỉnh sách của lực lượng cầm quyền
Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật. Do
được đảm bảo bằng nhà nước nên pháp luật luôn được các lực lượng cầm quyền sử dụng như một công
cụ để truyền tải các chủ trương chính sách của mình. Bằng pháp luật, các quan điểm, chủ trương, đường
lOMoARcPSD|359 747 69
lối chính sách của lực lượng cầm quyền nhanh chóng được truyền bá rộng rãi, công khai trên toàn xã hội.
Thông qua pháp luật, các lực lượng cầm quyền áp đặt chủ trương, đường lối của mình đối với toàn xã hội,
bắt toàn thể xã hội phải phục tùng các chủ trương, đường lối, chính sách do lực lượng đó đề ra. Nhờ có
pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền mới dễ dàng đi vào đời sống, trở
thành hiện thực trong đời sống. Như vậy, pháp luật vừa là một hình thức thể hiện đường lối, chính sách
của lực lượng cầm quyền, vừa là một phương tiện quan trọng làm cho đường lối, chính sách của lực lượng
cầm quyền đi vào đời sống, trở thành hiện thực trong đời sống. Có thể nói, pháp luật là công cụ hữu hiệu
để thực hiện quyền lực tư tưởng của giai cấp cầm quyền. Chính vì vậy, các lực lượng chính

trị trong xã hội luôn tìm cách giành lấy chính quyền để thông qua đó biến chủ trương, đường lối của mình thành pháp luật.
Pháp luật là vũ khỉ chính trị của lực lượng cầm quyền để chống lại sự phản kháng chổng đối trong xã hội
Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp luôn diễn ra dưới những hình thức, tính chất, mục tiêu khác
nhau. Theo Lênin, “chính quyền là thiên đường”, vì vậy, các lực lượng đói lập luôn tìm đủ mọi cách giành
chính quyền về tay mình. Trong điều kiện đó, pháp luật trở thành vũ khí chính trị sắc bén để bảo vệ địa vị
cũng như tư tưởng, đường lối của lực lượng cầm quyền, chống lại sự phản kháng, chống đối của các lực
lượng đối lập, thù địch. Thực tế cho thấy, các hành vi chống phá chính quyền, âm mưu lật đổ chính quyền
thường bị coi là một trong những tội phạm nguy hiểm nhất, bị trừng trị nghiêm khắc nhất. Pháp luật ngăn
cản việc truyền bá cũng như hạn chế sự ảnh hưởng của các hệ tư tưởng đối lập.

Document Outline

  • Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội
  • Pháp luật là cơ sở để bảo đảm an toàn xã hội
  • Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội
  • Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người
  • Pháp luật là phưomg tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội
  • Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội
  • Vai trò giáo dục của pháp luật
  • Pháp luật thể chế hoá chủ trương, đường lối, chỉnh sách của lực lượng cầm quyền
  • Pháp luật là vũ khỉ chính trị của lực lượng cầm quyền để chống lại sự phản kháng chổng đối trong xã hội