Văn biểu cảm là gì? Các bước làm văn biểu cảm? Ví dụ về văn biểu cảm - Ngữ văn 7

Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 7 55 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Văn biểu cảm là gì? Các bước làm văn biểu cảm? Ví dụ về văn biểu cảm - Ngữ văn 7

Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

15 8 lượt tải Tải xuống
Văn biểu cảm là gì? Các bước làm văn biểu cảm? Ví dụ về
văn biểu cảm
1. Văn biểu cảm là gì?
Văn biểu cảm là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để
bày tỏ tâm tư, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay con người trong cuộc sống.
Người viết qua đó còn khơi gợi những suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc.
2. Các bước làm văn biểu cảm
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng được đề cập tới
Bước 2: Tìm ý chính
Tìm ý cho bài viết gồm các nội dung gì, đi theo trình tự nào. Chỗ nào sử dụng yếu tố biểu cảm
trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
Lựa chọn các yếu tố khác để hỗ trợ cho thể loại chính (lưu ý có nên cho yếu tố tự sự, miêu tả hay
không, có thì cho vào đâu để phù hợp)
Bước 3: Lập dàn bài
Từ những ý đã tìm triển khai thành dàn bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài
Bước 4: Viết bài
Tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập sẵn, đảm bảo theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra.
Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa
Chú ý các lỗi về dùng từ, diễn đạt…
3. Một số ví dụ bài văn biểu cảm
3.1. Bài văn biểu cảm về mẹ
Trên đời này, lẽ chẳng còn điều hạnh phúc sũng sướng bằng việc được bên cạnh
những người mà chúng ta hết mực yêu thương, đặc biệt được sống bên cha, bên mẹ mỗi ngày.
Mẹ là người mang nặng đẻ đau, ôm ấp cho ta từng lời ru điệu hát ngọt ngào nâng bước ta vào đời,
thế nên trong trái tim của tôi mẹ luôn có một vị trí vô cùng đặc biệt và thiêng liêng.
Mẹ tôi đã 40 tuổi, không còn là cái tuổi xuân sắc, xinh đẹp nữa, bởi mẹ đã hy sinh hết cho chúng
tôi rồi. Đôi tay mẹ chai sần thô ráp, thế nhưng khi bàn tay mẹ nắm tay tôi, hay ôm tôi vào lòng lại
ấm áp hơn tất thảy, đôi mắt của mẹ gần đây đã xuất hiện rất nhiều nếp nhăn, nhưng ánh mắt hiền
từ và nhân hậu ấy vẫn chẳng thay đổi qua bao nhiêu năm tháng. Dáng người mẹ hơi thấp, có chút
mập mạp nhưng đối với tôi đó dáng người hoàn mỹ nhất, bởi nó chứa đựng trong đó biết bao
nhiêu sự hy sinh, bao nhiêu đắng cay gian khổ của cuộc đời. Nước da của mẹ có thể không trắng,
nhưng nó lại đẹp lạ kỳ, đẹp bởi những ngày mưa nắng dãi dầu trên đồng ruộng, bán lưng cho đất
bán mặt cho trời để nuôi chị em tôi khôn lớn. Bấy nhiêu cay đắng, tảo tần ấy quả thật dù có đi hết
kiếp tôi cũng chẳng bao giờ hoàn trả lại cho mẹ được, bởi sự hy sinh ấy to lớn thiêng liêng quá.
Còn nhớ mãi những ngày tôi 4 tuổi, còn em gái tôi hai tuổi, thuở ấy bố mẹ tôi mới đi vào nam lập
nghiệp, cuộc sống bấp bênh và khổ cực vô cùng, thế nên bố mẹ đã tạm gửi chị em tôi về Bắc cho
ông bà nội chăm hộ. Vì còn quá nhỏ và không hợp khí hậu, nên chúng tôi bệnh tật liên miên, đặc
biệt em tôi, cứ gầy đét, rồi bị hết bệnh này đến bệnh khác. xót chúng tôi xa cha mẹ, lại
ốm đau nhiều, nên mới hơn một năm bố mẹ tôi đã vội khăn gói về quê để đón chúng tôi vào nam
lại.
. Rồi tôi nhớ lúc 6, 7 tuổi, vào những ngày mưa dầm, bão bấc mẹ vẫn lặn lội cõng tôi ra trạm xá,
để tiêm vắc-xin phòng bệnh, thậm chí những lần mẹ còn dùng đôi quang gánh vẫn thường gánh
rau đi bán, nh chúng tôi đi. Một bờ vai nhỏ bé, nhưng gánh chai cuộc đời, ngcũng đủ để
hiểu có bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn. Thế nhưng tôi chưa từng thấy mẹ oán trách, than thở bao giờ,
mặc cho những cơn đau lưng hành hạ, những cơn đau đầu hoành hành, mẹ cũng chỉ yên lặng chịu
đựng vì không muốn chúng tôi lo lắng.
Ôi, thế gian này quả thật chẳng có ai hy sinh nhiều như mẹ, lấy chồng rồi, mẹ mất tất cả chỉ được
lời mỗi mấy đứa con thơ dại. Con là tất cả của mẹ, mẹ chấp nhận đánh đổi cả cuộc đời, để cho con
một tương lai tươi đẹp mà không hề tiếc nuối. Càng nghĩ tôi lại càng thương mẹ biết bao nhiêu.
3.2. Bài văn biểu cảm về ngày đầu tiên đi học
Tôi còn nhớ như in, ngày đầu tiên đi học, cả nhà tôi đã rạo rực giống như tôi từ hôm trước, nào là
mùi hồ dán, nhãn vở đẹp, viết tên tôi như để đánh dấu quyển sách này của i, cặp sách hình Babie
xinh đẹp theo như nguyện vọng của tôi. Bố mẹ đã cẩn thận viết số điện thoại của mình lên cặp,
mới ban đầu tôi mò, nhưng sau được nghe giải thích rằng: “Phòng trường hợp chuyện không
hay xảy ra”. Tôi tin ngày, yên tâm hơn nhường nào. Mỗi tập sách giáo khoa, tập vở, được Mẹ tôi
tôi nhanh thoăn thoắt lồng bìa, tôi ngắm nghía chúng đẹp đẽ, long lanh, mới tinh của sách vở
mới, bút chì, thước kẻ được tôi kiểm tra lại cẩn thận một lươt. Tôi tự hứa sẽ giữ chúng nguyên
vẹn, đẹp đẽ để tôi học được nhiều điều từ đó.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy theo như mẹ gọi, mọi thứ vệ sinh nhân tôi đều làm nhanh chóng,
không như những ngày trước kia, phải để mẹ làm hộ, điều này làm ai trong nhà cũng ngạc nhiên,
tôi thì coi đó bình thường- giờ đây tôi đã học sinh tiểu học. Ăn sáng cũng lanh lẹ, rồi
háo hức được Mẹ đưa tới trường, qua bao nhiêu con đường mới lạ, làn gió mát khẽ phả vào mặt
tôi, làm bay bay những lọn tóc tơ đã được mẹ tết gọn gàng. Tới trường, tim tôi đập nhanh. Chăng
biết bao lâu, mà chỉ rất nhanh cảm giác sợ hãi dồn nén đã bộc lộ.
Ngày đầu tiên đi học mà, sao tránh khỏi những băn khoăn, bịn rìn với người thân. Là “mẹ dắt tay
tới trường, em vừa đi vừa khóc”. Dù đã chuẩn bị tinh thần “thép” từ ở nhà, nhưng chẳng hiểu sao
giờ khắc chia xa người thân tôi cứ trực trào nước mắt, trước môi trường xa lạ, bao nhiêu bạn bè
mới, tôi tập quen dần khi phải sống nơi đây đến 5 năm tiểu học đầu đời. Khi tôi rời xa mẹ lần đầu
tiên, với câu nói “Con đi học đi, ráng học giỏi nha con! Mẹ phải về đi làm rồi”, ngay lập tức nước
mắt trào ra, nhưng cũng nhanh chóng đón tôi một người cô giáo trẻ trung, xinh đẹp, tựa như một
thiên thần, dang tay đón chúng tôi, động viên cho bố mẹ yên tâm công tác, đón chúng tôi vào lớp,
lẽ tôi nhanh khóc cũng nhanh quên, đó là điều dễ hiểu một đứa lứa tuổi con nít. Mãi sau tôi
mới được biết, cô sẽ là chủ nhiệm của chúng tôi những năm tiếp theo, dìu dắt chúng tôi những bài
học đầu tiên làm người. Một cảm xúc vui sướng, m áp lan tỏa trong lòng. Chúng tôi được chỉ đạo,
xếp ngay ngắn, như bầy chim non, ngoan ngoãn và nghe lời, bao giờ đọc đến tên thì vào lớp. Sau
phần đọc tên từng Ai cũng lo sợ, nên xô nhẹ nhau đến lúc vào lớp.
Và thế rồi, tiết học đầu tiên cũng bắt đầu, mặc cho bao bỡ ngỡ, tôi thực sự bị cuốn hút bởi phong
cách giảng dạy của cô chủ nhiệm, cô tâm huyết, cẩn thận giảng cho chúng tôi hiểu. Bên cạnh đó,
cô là người khuyến khích chúng tôi học tập, rồi dần dần thành quen, tôi hy vọng rằng mình sẽ học
tập được nhiều điều từ mái trường này, làm tiền đề để tôi đi thật xa những năm tiếp theo.
3.3. Bài văn biểu cảm về cây cối
Vào mỗi mùa cây bàng lại khoác lên mình những vẻ đẹp riêng. Khi xanh mướt, tươi tốt khi lại g
cỗi, khẳng khiu. lẽ cây bàng đẹp nhất là vào mùa xuân. Khi đó khoác lên trên mình bộ áo
xanh rực rỡ, tràn đầy sức sống.Từ những chiếc búp nhú mầm chúng nở ra những chiếc non xanh
mướt. Những tia nắng mùa xuân len lỏi vào các kẽ như những tiên nhảy múa, đùa giỡn.
tạo nên một bức tranh đẹp đẽ, chân thật mà đầy sống động.
Hình ảnh y bàng để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em lẽ vào mùa hè. Những chiếc
chuyển từ màu xanh non thành xanh đậm. Cây bàng như khoác lên mình chiếc áo khổng lồ. Những
chiếc lá xum xuê, xếp chồng lên nhau che mát cho cả một góc sân trường. Em và lũ bạn thích nhất
ngồi dưới bóng râm để đọc sách, chơi nhảy dây,.....đón những đợt gió mát rượi. Vào thu, lá bàng
lại chuyển màu. Từ những chiếc lá xanh mơn mởn chúng chuyển thành màu đỏ vàng.Và đặc biệt,
lũ học trò chúng em lại được thưởng thức những trái bàng với vị ngọt rất riêng. Cây bàng vào thu
có lẽ chính là lúc mà lũ học sinh chúng em vui nhất.
Nhưng khi chuyển đông, cây bàng lại trở nên cằn cỗi, già nua. Thương biết bao nhiêu! Những
chiếc lá xanh kia còn đâu,chúng trở nên đỏ sẫm rồi rụng nhanh chạm khẽ trên mặt đất. Đây là thời
điểm mà cây bàng chỉ còn lại những nhánh cây khẳng khiu. Chúng như những cánh tay gầy guộc,
trơ trọi giữa cái lạnh giá, rét buốt ngày đông. Lúc đấy nhìn nó thật đơn, buồn biết bao. Cứ
ngỡ cây bàng sẽ bị mùa đông tàn phá, nhưng không, chính vào mùa xuân lại được hồi
sinh,những chồi lá lại nhú lên nó lại khoác lên mình chiếc áo xanh đẹp đẽ.
Cây bàng chính người bạn yêu quý em không thể nào quên. gắn với em thật nhiều.
Nó chia sẻ,cùng em tâm sự những vui, buồn, hạnh phúc.
3.4. Bài văn biểu cảm về sự lầm lỗi
Buổi tối trước hôm đó, em đã xem thời khóa biểu và biết rằng ngày mai không có gì phải làm cả,
chỉ riêng môn n phải học thuộc lại các ghi nhớ, xem lại tất cả các bài tập làm văn cho.
Nhưng vì hôm đó bộ phim rất hay nên em mải xem phim quên không học bài gì cả. Sáng
hôm sau, khi vào tiết Văn em đã rất ngạc nhiên khi nghe cô nói rằng: “Ôn lại bài năm phút rồi lấy
giấy ra làm kiểm tra nhé các em”. Lúc đó, trên trán em toát cả mồ hôi, ướt cả tóc. Em không biết
phải làm sao nếu như điểm kém thì sẽ bị bố mẹ la rầy còn các bạn sẽ cười chê mình. Thẫn thờ một
lúc lâu thì cô giáo bắt đầu đọc đề. Cô vừa đọc xong thì các bạn chăm chú làm bài, chỉ riêng em thì
loay hoay hỏi bài nhưng chẳng ai chỉ em cả. Nhìn lên đồng hồ em thấy không còn kịp thời gian để
ngồi hỏi bài nữa. Em đánh liều một phen thử xem sao. Em lấy cuốn tài liệu ra và chép lia lịa cho
đến hết giờ, cô kêu cả lớp nộp bài. Nộp bài xong, các bạn ríu rít hỏi xem nhau có làm được không,
còn em chỉ ngồi cười mỉm một mình vì em biết chắc rằng mình sẽ được điểm cao thôi.
Qua ngày hôm sau, khi cô trả bài kiểm tra, em đạt được điểm số rất cao. Khi cô kêu đọc điểm cho
ghi vào sổ thì em đã rất tự tin đứng lên nói lớn rằng: “Thưa cô, mười ạ!”. Cả lớp lên tuyên
dương em, cô thì mỉm cười nói rằng: “Em làm bài tốt lắm!”. Lúc đó, em cảm thấy rất vui. Vừa tan
học, em chạy một mạch về nhà khoe với bố mẹ và mọi người trong nhà. Ai cùng khen em giỏi, em
cũng cảm thấy rất hãnh diện vì điều đó nhưng không biết vì sao, tối hôm đó em không thể nào ngủ
được. Cứ mãi trằn trọc suốt đêm, cứ cảm thấy mình không trung thực với cô, với những người
xung quanh đã luôn tin tưởng ở mình. Điểm này không phải là con điểm thật sự do chính thực lực
của mình làm, chỉ do em quay cóp mà có. Em cứ suy nghĩ mãi, không biết làm sao vì bây
giờ nếu nói ra sự thật thì mọi người sẽ nghĩ mình như thế nào? Em đắn đo một lúc em quyết định
sẽ nói rõ ràng cho cô biết. Sáng hôm thứ hai, em đã lấy hết can đảm để gặp cô và nói rằng: “Thưa
cô, em xin lỗi cô rất nhiều vì em đã không trung thực trong lúc làm bài. Em đã quay cóp tài liệu
mới điểm mười đó”. Nghe xong, giáo không nói chỉ im lặng sửa điểm trong sổ. Nhưng
em biết rằng, thẳm sâu trong đôi mắt cô là sự buồn lòng và thất vọng khi có một học sinh như em.
Cuối giờ học, gọi em lên và nói : “Cô mong rằng sẽ không có lần thứ hai em quay cóp tài liệu
trong giờ kiểm tra nữa. Đó việc làm không đúng. Em cần khắc phục. Tuy vậy, cũng lời
khen ngợi vì em đã biết trung thực nhận lỗi, đó là điều đáng khen. Em phải hứa với cô sẽ cố gắng
học hành chăm chỉ hơn và đừng làm như vậy nữa em nhé!”. Nghe nói xong, tự dưng hai khóe
mắt em cay cay, nghẹn ngào, lí nhí xin lỗi cô mà trong lòng chan chứa bao cảm xúc khó tả. Trong
lòng em giờ đây đã nhẹ nhõm hơn vì mình đã can đảm nói ra sự thật.
3.5. Bài văn biểu cảm về giáo viên
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say với sự nghiệp
trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần
ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin
được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó.
Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn
trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt
mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải
gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó động lực đầu tiên giúp cho ước của thầy thành hiện
thực. Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề
một tình yêu thật mãnh liệt.
Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào
trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông
minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưng năm lớp 12, Bất ngờ thầy thông báo
với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình,
nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất
khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thầy vững vàng với quyết tâm của mình và kiên trì
thuyết phục mọi người.
Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thy đi thi
chỉ có một mình. Nhìn chúng bạn có người thân chăm sóc, thầy cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó
thầy nghĩ nh càng phải cứng rắn mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng
không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế
một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng.
Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước của mình và để chứng
minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.
Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con
đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đây thầy là một người thầy rất
thành công. Không chỉ thầy giáo dạy giỏi thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí.
Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thy rất
chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người
khác, gần gũi, thân thiện và hài hước.
Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ
ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấu biểu diễn chúng tôi cảm giác đó
không còn là thầy nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình.
Ấn tượng nhất nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn
cũng thấy vui y. Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối
giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa
một, rồi giữ lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon ấm cúng. Thầy trò vừa ăn
vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.
| 1/6

Preview text:

Văn biểu cảm là gì? Các bước làm văn biểu cảm? Ví dụ về văn biểu cảm
1. Văn biểu cảm là gì?
Văn biểu cảm là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để
bày tỏ tâm tư, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay con người trong cuộc sống.
Người viết qua đó còn khơi gợi những suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc.
2. Các bước làm văn biểu cảm
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng được đề cập tới
Bước 2: Tìm ý chính
Tìm ý cho bài viết gồm các nội dung gì, đi theo trình tự nào. Chỗ nào sử dụng yếu tố biểu cảm
trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
Lựa chọn các yếu tố khác để hỗ trợ cho thể loại chính (lưu ý có nên cho yếu tố tự sự, miêu tả hay
không, có thì cho vào đâu để phù hợp)
Bước 3: Lập dàn bài
Từ những ý đã tìm triển khai thành dàn bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài Bước 4: Viết bài
Tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập sẵn, đảm bảo theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra.
Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa
Chú ý các lỗi về dùng từ, diễn đạt…
3. Một số ví dụ bài văn biểu cảm
3.1. Bài văn biểu cảm về mẹ
Trên đời này, có lẽ chẳng còn có điều gì hạnh phúc và sũng sướng bằng việc được ở bên cạnh
những người mà chúng ta hết mực yêu thương, đặc biệt là được sống bên cha, bên mẹ mỗi ngày.
Mẹ là người mang nặng đẻ đau, ôm ấp cho ta từng lời ru điệu hát ngọt ngào nâng bước ta vào đời,
thế nên trong trái tim của tôi mẹ luôn có một vị trí vô cùng đặc biệt và thiêng liêng.
Mẹ tôi đã 40 tuổi, không còn là cái tuổi xuân sắc, xinh đẹp nữa, bởi mẹ đã hy sinh hết cho chúng
tôi rồi. Đôi tay mẹ chai sần thô ráp, thế nhưng khi bàn tay mẹ nắm tay tôi, hay ôm tôi vào lòng lại
ấm áp hơn tất thảy, đôi mắt của mẹ gần đây đã xuất hiện rất nhiều nếp nhăn, nhưng ánh mắt hiền
từ và nhân hậu ấy vẫn chẳng thay đổi qua bao nhiêu năm tháng. Dáng người mẹ hơi thấp, có chút
mập mạp nhưng đối với tôi đó là dáng người hoàn mỹ nhất, bởi nó chứa đựng trong đó biết bao
nhiêu sự hy sinh, bao nhiêu đắng cay gian khổ của cuộc đời. Nước da của mẹ có thể không trắng,
nhưng nó lại đẹp lạ kỳ, đẹp bởi những ngày mưa nắng dãi dầu trên đồng ruộng, bán lưng cho đất
bán mặt cho trời để nuôi chị em tôi khôn lớn. Bấy nhiêu cay đắng, tảo tần ấy quả thật dù có đi hết
kiếp tôi cũng chẳng bao giờ hoàn trả lại cho mẹ được, bởi sự hy sinh ấy to lớn và thiêng liêng quá.
Còn nhớ mãi những ngày tôi 4 tuổi, còn em gái tôi hai tuổi, thuở ấy bố mẹ tôi mới đi vào nam lập
nghiệp, cuộc sống bấp bênh và khổ cực vô cùng, thế nên bố mẹ đã tạm gửi chị em tôi về Bắc cho
ông bà nội chăm hộ. Vì còn quá nhỏ và không hợp khí hậu, nên chúng tôi bệnh tật liên miên, đặc
biệt là em tôi, nó cứ gầy đét, rồi bị hết bệnh này đến bệnh khác. Vì xót chúng tôi xa cha mẹ, lại
ốm đau nhiều, nên mới hơn một năm bố mẹ tôi đã vội khăn gói về quê để đón chúng tôi vào nam lại.
. Rồi tôi nhớ lúc 6, 7 tuổi, vào những ngày mưa dầm, bão bấc mẹ vẫn lặn lội cõng tôi ra trạm xá,
để tiêm vắc-xin phòng bệnh, thậm chí có những lần mẹ còn dùng đôi quang gánh vẫn thường gánh
rau đi bán, gánh chúng tôi đi. Một bờ vai nhỏ bé, nhưng gánh cả hai cuộc đời, nghĩ cũng đủ để
hiểu có bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn. Thế nhưng tôi chưa từng thấy mẹ oán trách, than thở bao giờ,
mặc cho những cơn đau lưng hành hạ, những cơn đau đầu hoành hành, mẹ cũng chỉ yên lặng chịu
đựng vì không muốn chúng tôi lo lắng.
Ôi, thế gian này quả thật chẳng có ai hy sinh nhiều như mẹ, lấy chồng rồi, mẹ mất tất cả chỉ được
lời mỗi mấy đứa con thơ dại. Con là tất cả của mẹ, mẹ chấp nhận đánh đổi cả cuộc đời, để cho con
một tương lai tươi đẹp mà không hề tiếc nuối. Càng nghĩ tôi lại càng thương mẹ biết bao nhiêu.
3.2. Bài văn biểu cảm về ngày đầu tiên đi học
Tôi còn nhớ như in, ngày đầu tiên đi học, cả nhà tôi đã rạo rực giống như tôi từ hôm trước, nào là
mùi hồ dán, nhãn vở đẹp, viết tên tôi như để đánh dấu quyển sách này của tôi, cặp sách hình Babie
xinh đẹp theo như nguyện vọng của tôi. Bố mẹ đã cẩn thận viết số điện thoại của mình lên cặp,
mới ban đầu tôi tò mò, nhưng sau được nghe giải thích rằng: “Phòng trường hợp chuyện không
hay xảy ra”. Tôi tin ngày, yên tâm hơn nhường nào. Mỗi tập sách giáo khoa, tập vở, được Mẹ tôi
và tôi nhanh thoăn thoắt lồng bìa, tôi ngắm nghía chúng đẹp đẽ, long lanh, mới tinh của sách vở
mới, bút chì, thước kẻ được tôi kiểm tra lại cẩn thận một lươt. Tôi tự hứa sẽ giữ chúng nguyên
vẹn, đẹp đẽ để tôi học được nhiều điều từ đó.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy theo như mẹ gọi, mọi thứ vệ sinh cá nhân tôi đều làm nhanh chóng,
không như những ngày trước kia, phải để mẹ làm hộ, điều này làm ai trong nhà cũng ngạc nhiên,
tôi thì coi đó là bình thường- vì giờ đây tôi đã là cô học sinh tiểu học. Ăn sáng cũng lanh lẹ, rồi
háo hức được Mẹ đưa tới trường, qua bao nhiêu con đường mới lạ, làn gió mát khẽ phả vào mặt
tôi, làm bay bay những lọn tóc tơ đã được mẹ tết gọn gàng. Tới trường, tim tôi đập nhanh. Chăng
biết bao lâu, mà chỉ rất nhanh cảm giác sợ hãi dồn nén đã bộc lộ.
Ngày đầu tiên đi học mà, sao tránh khỏi những băn khoăn, bịn rìn với người thân. Là “mẹ dắt tay
tới trường, em vừa đi vừa khóc”. Dù đã chuẩn bị tinh thần “thép” từ ở nhà, nhưng chẳng hiểu sao
giờ khắc chia xa người thân tôi cứ trực trào nước mắt, trước môi trường xa lạ, bao nhiêu bạn bè
mới, tôi tập quen dần khi phải sống nơi đây đến 5 năm tiểu học đầu đời. Khi tôi rời xa mẹ lần đầu
tiên, với câu nói “Con đi học đi, ráng học giỏi nha con! Mẹ phải về đi làm rồi”, ngay lập tức nước
mắt trào ra, nhưng cũng nhanh chóng đón tôi là một người cô giáo trẻ trung, xinh đẹp, tựa như một
thiên thần, dang tay đón chúng tôi, động viên cho bố mẹ yên tâm công tác, đón chúng tôi vào lớp,
có lẽ tôi nhanh khóc cũng nhanh quên, đó là điều dễ hiểu ở một đứa lứa tuổi con nít. Mãi sau tôi
mới được biết, cô sẽ là chủ nhiệm của chúng tôi những năm tiếp theo, dìu dắt chúng tôi những bài
học đầu tiên làm người. Một cảm xúc vui sướng, ấm áp lan tỏa trong lòng. Chúng tôi được chỉ đạo,
xếp ngay ngắn, như bầy chim non, ngoan ngoãn và nghe lời, bao giờ đọc đến tên thì vào lớp. Sau
phần đọc tên từng Ai cũng lo sợ, nên xô nhẹ nhau đến lúc vào lớp.
Và thế rồi, tiết học đầu tiên cũng bắt đầu, mặc cho bao bỡ ngỡ, tôi thực sự bị cuốn hút bởi phong
cách giảng dạy của cô chủ nhiệm, cô tâm huyết, cẩn thận giảng cho chúng tôi hiểu. Bên cạnh đó,
cô là người khuyến khích chúng tôi học tập, rồi dần dần thành quen, tôi hy vọng rằng mình sẽ học
tập được nhiều điều từ mái trường này, làm tiền đề để tôi đi thật xa những năm tiếp theo.
3.3. Bài văn biểu cảm về cây cối
Vào mỗi mùa cây bàng lại khoác lên mình những vẻ đẹp riêng. Khi xanh mướt, tươi tốt khi lại già
cỗi, khẳng khiu. Có lẽ cây bàng đẹp nhất là vào mùa xuân. Khi đó nó khoác lên trên mình bộ áo
xanh rực rỡ, tràn đầy sức sống.Từ những chiếc búp nhú mầm chúng nở ra những chiếc lá non xanh
mướt. Những tia nắng mùa xuân len lỏi vào các kẽ lá như những cô tiên nhảy múa, đùa giỡn. Nó
tạo nên một bức tranh đẹp đẽ, chân thật mà đầy sống động.
Hình ảnh cây bàng để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em có lẽ là vào mùa hè. Những chiếc lá
chuyển từ màu xanh non thành xanh đậm. Cây bàng như khoác lên mình chiếc áo khổng lồ. Những
chiếc lá xum xuê, xếp chồng lên nhau che mát cho cả một góc sân trường. Em và lũ bạn thích nhất
là ngồi dưới bóng râm để đọc sách, chơi nhảy dây,.....đón những đợt gió mát rượi. Vào thu, lá bàng
lại chuyển màu. Từ những chiếc lá xanh mơn mởn chúng chuyển thành màu đỏ vàng.Và đặc biệt,
lũ học trò chúng em lại được thưởng thức những trái bàng với vị ngọt rất riêng. Cây bàng vào thu
có lẽ chính là lúc mà lũ học sinh chúng em vui nhất.
Nhưng khi chuyển đông, cây bàng lại trở nên cằn cỗi, già nua. Thương biết bao nhiêu! Những
chiếc lá xanh kia còn đâu,chúng trở nên đỏ sẫm rồi rụng nhanh chạm khẽ trên mặt đất. Đây là thời
điểm mà cây bàng chỉ còn lại những nhánh cây khẳng khiu. Chúng như những cánh tay gầy guộc,
trơ trọi giữa cái lạnh giá, rét buốt ngày đông. Lúc đấy nhìn nó thật cô đơn, buồn bã biết bao. Cứ
ngỡ cây bàng sẽ bị mùa đông tàn phá, nhưng không, chính vào mùa xuân nó lại được hồi
sinh,những chồi lá lại nhú lên nó lại khoác lên mình chiếc áo xanh đẹp đẽ.
Cây bàng chính là người bạn yêu quý mà em không thể nào quên. Nó gắn bó với em thật nhiều.
Nó chia sẻ,cùng em tâm sự những vui, buồn, hạnh phúc.
3.4. Bài văn biểu cảm về sự lầm lỗi
Buổi tối trước hôm đó, em đã xem thời khóa biểu và biết rằng ngày mai không có gì phải làm cả,
chỉ riêng môn Văn là phải học thuộc lại các ghi nhớ, xem lại tất cả các bài tập làm văn cô cho.
Nhưng vì hôm đó có bộ phim rất hay nên em mải mê xem phim mà quên không học bài gì cả. Sáng
hôm sau, khi vào tiết Văn em đã rất ngạc nhiên khi nghe cô nói rằng: “Ôn lại bài năm phút rồi lấy
giấy ra làm kiểm tra nhé các em”. Lúc đó, trên trán em toát cả mồ hôi, ướt cả tóc. Em không biết
phải làm sao nếu như điểm kém thì sẽ bị bố mẹ la rầy còn các bạn sẽ cười chê mình. Thẫn thờ một
lúc lâu thì cô giáo bắt đầu đọc đề. Cô vừa đọc xong thì các bạn chăm chú làm bài, chỉ riêng em thì
loay hoay hỏi bài nhưng chẳng ai chỉ em cả. Nhìn lên đồng hồ em thấy không còn kịp thời gian để
ngồi hỏi bài nữa. Em đánh liều một phen thử xem sao. Em lấy cuốn tài liệu ra và chép lia lịa cho
đến hết giờ, cô kêu cả lớp nộp bài. Nộp bài xong, các bạn ríu rít hỏi xem nhau có làm được không,
còn em chỉ ngồi cười mỉm một mình vì em biết chắc rằng mình sẽ được điểm cao thôi.
Qua ngày hôm sau, khi cô trả bài kiểm tra, em đạt được điểm số rất cao. Khi cô kêu đọc điểm cho
cô ghi vào sổ thì em đã rất tự tin đứng lên nói lớn rằng: “Thưa cô, mười ạ!”. Cả lớp ồ lên tuyên
dương em, cô thì mỉm cười nói rằng: “Em làm bài tốt lắm!”. Lúc đó, em cảm thấy rất vui. Vừa tan
học, em chạy một mạch về nhà khoe với bố mẹ và mọi người trong nhà. Ai cùng khen em giỏi, em
cũng cảm thấy rất hãnh diện vì điều đó nhưng không biết vì sao, tối hôm đó em không thể nào ngủ
được. Cứ mãi trằn trọc suốt đêm, cứ cảm thấy mình không trung thực với cô, với những người
xung quanh đã luôn tin tưởng ở mình. Điểm này không phải là con điểm thật sự do chính thực lực
của mình làm, mà nó chỉ do em quay cóp mà có. Em cứ suy nghĩ mãi, không biết làm sao vì bây
giờ nếu nói ra sự thật thì mọi người sẽ nghĩ mình như thế nào? Em đắn đo một lúc em quyết định
sẽ nói rõ ràng cho cô biết. Sáng hôm thứ hai, em đã lấy hết can đảm để gặp cô và nói rằng: “Thưa
cô, em xin lỗi cô rất nhiều vì em đã không trung thực trong lúc làm bài. Em đã quay cóp tài liệu
mới có điểm mười đó”. Nghe xong, cô giáo không nói gì chỉ im lặng sửa điểm trong sổ. Nhưng
em biết rằng, thẳm sâu trong đôi mắt cô là sự buồn lòng và thất vọng khi có một học sinh như em.
Cuối giờ học, cô gọi em lên và nói : “Cô mong rằng sẽ không có lần thứ hai em quay cóp tài liệu
trong giờ kiểm tra nữa. Đó là việc làm không đúng. Em cần khắc phục. Tuy vậy, cô cũng có lời
khen ngợi vì em đã biết trung thực nhận lỗi, đó là điều đáng khen. Em phải hứa với cô sẽ cố gắng
học hành chăm chỉ hơn và đừng làm như vậy nữa em nhé!”. Nghe cô nói xong, tự dưng hai khóe
mắt em cay cay, nghẹn ngào, lí nhí xin lỗi cô mà trong lòng chan chứa bao cảm xúc khó tả. Trong
lòng em giờ đây đã nhẹ nhõm hơn vì mình đã can đảm nói ra sự thật.
3.5. Bài văn biểu cảm về giáo viên
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp
trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần
ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và
được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó.
Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn
trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt
mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải
gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện
thực. Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề
một tình yêu thật mãnh liệt.
Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào
trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông
minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưng năm lớp 12, Bất ngờ thầy thông báo
với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình,
nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất
khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thầy vững vàng với quyết tâm của mình và kiên trì
thuyết phục mọi người.
Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi
chỉ có một mình. Nhìn chúng bạn có người thân chăm sóc, thầy cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó
thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng
không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là
một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng.
Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng
minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.
Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con
đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đây thầy là một người thầy rất
thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí.
Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất
chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người
khác, gần gũi, thân thiện và hài hước.
Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ
ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấu biểu diễn chúng tôi cảm giác đó
không còn là thầy nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình.
Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã
cũng thấy vui lây. Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối
giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa
một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn
vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.