-
Thông tin
-
Quiz
Vấn đề ôn tập học phần Cơ sở khảo cổ học | Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Vấn đề ôn tập học phần Cơ sở khảo cổ học | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 31 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở khảo cổ học 1 tài liệu
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 128 tài liệu
Vấn đề ôn tập học phần Cơ sở khảo cổ học | Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Vấn đề ôn tập học phần Cơ sở khảo cổ học | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 31 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở khảo cổ học 1 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2 128 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Preview text:
Vấn đề ôn tập học phần cơ sở khảo cổ học Vấn đề 1:
1/ khái niệm “khảo cổ học” và những ưu điểm, hạn chế của tư liệu khảo cổ.
Khái niệm “khảo cổ học”: là một ngành của khoa học ls nghiên cứu về hành vi của con
người trong quá khứ thông qua phục hồi và phân tích có hệ thống các di vật hoặc vật thể còn sót lại.
- Là 1 khoa học trẻ tuổi, có sưc phát triển nhanh chóng.
Ưu điểm, hạn chế của tư liệu khảo cổ: Ưu điểm Hạn chế - Cho phép nghiên cứu - Tài liệu câm, khó
lịch sử của con người khi chưa có
hiểu, bí ẩn, chưa lý giải được (vd: chữ viết.
chữ hình nòng lọc... ) - Mang tính khách - Phân bố giải rác, quan và toàn diện. khó xác định. -
Tồn tại vô tận trong lòng đất.
2/ đặc điểm kỹ nghệ ngườm (văn hóa hậu kỳ đồ đá cũ ở việt nam).
Đăc trưng nổi bật: chế tác và sử dụng công cụ mảnh tước nhỏ có tu chỉnh làm công cụ lao động
- Người nguyên thủy thời kỳ này đã biết chọn đá cuội sông, suối có góc cạnh, hạt đá mịn để
tước thành mảnh có kích cỡ khoảng 5 cm và tu chỉnh thành công cụ có mũi nhọn hình lá,
hình nửa vỏ trùng trục hoặc hình tam giác. Những công cụ làm từ mảnh tước đá này được
sử dụng vào các loại lao động nhẹ như cắt, khứa, nạo, cạo, dùi, đâm. Ngoài các công cụ
làm từ mảnh tước, các nhà khảo cổ còn phát hiện thấy một tỷ lệ nhỏ hơn các công cụ làm từ
hạch cuội có hình dáng không ổn định có lẽ dùng trong các hoạt động lao động nặng như chặt, đẽo.
Địa điểm: Thái Nguyên
+ hang Miệng Hổ (lớp dưới), mái đá Ngườm
Công cụ: mảnh tước ( tỉ lệ rất cao), hạch đá, hạch cuội có hình dáng không ổn định
Được chia ra làm 3 tầng văn hoá:
- . Mức dưới cùng (sớm nhất): tương ứng với tầng văn hoá 1, ở độ sâu 1,2 – 1,45m, cấu
tạo từ đất sét pha cát màu vàng nhạt và lớp dăm đá vôi, cùng di vật đá, xương răng động
vật, ít vỏ nhuyễn thể. Công cụ chủ yếu là mũi nhọn, dao nạo làm từ mảnh tước nhỏ có
tu chỉnh, có các hạch cuội. - . Mức
giữa: tương ứng tầng văn hoá thứ 2, ở tđộ sâu 0,4 – 1,2m, cấu tạo từ đất sét vôi
tơi xốp, màu vàng nhạbt, nhiều vỏ ốc núi và ốc suối. Công cụ: Mảnh tước và hạch cuội chiếm tỷ lệ cao. 1
- Mức trên: tương ứng tầng văn hoá 3, độ dày khoảng 0,6m, cấu tạo từ đất sét vôi màu
vàng sẫm. Tầng văn hóa chiếm nhiều vỏ nhuyễn thể hơn, xương động vật chưa hoá
thạch, công cụ hạch chiếm số lượng đáng kể, có công cụ ghè đẽo và rìu mài lưỡi.
Sớm hơn văn hóa Sơn Vi, không có nguồn gốc từ văn hóa Sơn Vi
3/ quan sát bản vẽ các hiện vật ở di tích mái đá ngườm
+ gọi tên hiện vật trong hình.: phiến tước, hạch đá và mảnh tước (các công cụ mảnh tước kỹ nghệ Ngườm.)
+ đặc điểm của hiện vật.
- những cục đá được sửa sang lại thành hình trụ hoăc hạch đá rồi ghè dẽo ra thành những mảnh tước
- Các công cụ mảnh tước này có kích cỡ khoảng 5cm và được ghè đẽo tu chỉnh, thành các
công cụ có mũi nhọn hình lá, hẹp và dài hình dao, hình nửa vò trùng trục hoặc hình tam giác....sgt
(nguồn: hán văn khẩn (2008), cơ sở khảo cổ học, nxb
đại học quốc gia hà nội, tr.341) 1 Vấn đề 2:
1/ khái niệm và đặc điểm tầng văn hóa. Khái niệm
- Là tất cả nơi cư chú thời cổ bị đất vùi lấp đi, tạo thành 1 tầng đất đặc biệt.
- Được tạo thành bởi hoạt động của con người, là tấm gương nhiều mặt phản ánh trung thực
trạng thái văn hoá của cư dân thời cổ. Tính đa dạng của đời sống cư dân được thể hiện rõ
qua những thành tố của tầng văn hoá Đặc điểm:
- Được tạo ra từ con người, phản ánh trạng thái văn hoá của cư dân thời cổ.
- Thường có màu sẫm hoặc thẫm hơn các tầng đất khác, tuỳ thuộc vào thời gian và điều kiện địa lý cụ thể.
- Độ dày tỉ lệ thuận với thời gian sinh tồn của cư dân tạo ra tầng văn hóa. => dày mỏng khác nhau.
- tầng văn hoá cũng có thể bị xáo trộn, do thiên nhiên do con người
- Loại di tích di chỉ cư trú nhiều tầng văn hoá gồm có hai loại khác nhau: loại di chỉ có lớp
vô sinh và loại di chỉ không có lớp vô sinh ngăn cách.
2/ Các loại hình di tích khảo cổ.
nhiều loại khác nhau trong đó chủ yếu có 2 loại: di chỉ cư trú thời cổ, mộ táng Di chỉ cư chú
Di chỉ mộ táng( không dẽ dàng)
Cư trú hang động Dựa vào hình dáng bên trên mộ Đống rác bếp
- Mộ có nấm mộ (gò mộ) và mộ không có nấm mộ . Phòng ngự (đặc
………. Loại “quan tài” biệt)
- mộ thuyền thân cây khoét rỗng, mộ mành tre, vò gốm úp
Phù sa ( đặc biệt) miệng vào nhau....
………..hình thức mai táng: chôn ngồi (Quỳnh Văn, Đa Bút), chôn
nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm co....
Ngoài ra: hỏa táng, mộ giả, mộ kỷ niệm, mộ ướp xác
thực tế nghiên cứu, nhà khảo cổ còn gặp di tích khác vừa mang tính chất nơi cư trú vừa
mang tính chất di tích mộ táng:
- Di tích các công xưởng cổ: làm chổ ở và sản xuất thủ công - Di chỉ xưởng,
- Di tích cảng thị cổ: giao lưu trao đổi kinh tế, văn hoá giữa các cộng đồng dân cư
- Di tích cự thạch: di tích kiến trúc bằng đá lớn
- Di tích hầm mỏ cổ (quan trọng) 1 Vấn đề 3 :
1. Xác định vị trí phát hiện đầu tiên của văn hóa Sơn Vi trên lược đồ. Nhận xét đặc điểm
phân bố của văn hóa Sơn Vi.
Ví trí đầu tiên phát hiện: năm 1968 ở khu vực gò Vườn Sậu, xã Sơn Vi (Lâm Thao, Phú Thọ) Nhận xét:
- 140 địa điểm phân bố không đều, nhiều ở các tỉnh miền Bắc và lan tới cả các tỉnh miền Trung.
- 2 loại hình: đồi gò – thềm sông (độc lập với diện tích phân bố các văn hóa thời đại khác đá
khác ở nước ta) và hang động – mái đá (xen cài cùng văn hóa Hòa Bình).
- ít di tích hang động có tầng văn hoá
2. cách đặt tên văn hóa khảo cổ:
Hiện có 3 cách để đặt tên văn hoá khảo cổ khác nhau:
+ Tên của văn hóa khảo cổ thường lấy tên của di tích khảo cổ đc phát hiện lần đầu tiên.
+ Đặt theo tên 1 huyện hay 1 vùng, 1tỉnh nào đó
+ Được đặt tên theo 1 đặc trưng tiêu biểu nào đó, như văn hoá gốm chải, văn thừng, gốm màu,…
Và cách đặt tên của Văn hoá Sơn Vi đó là đặt theo tên của nơi đầu tiên phát hiện ra
văn hoá này đó là xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
3. Đặc trưng công cụ, hoạt động kinh tế, giai đoạn phát triển và niên đại của văn hoá Sơn Vi
Đặc trưng công cụ:
- Làm từ cuội sông (chủ yếu). Kỹ thuật chế tác: ghè đẽo (một mặt), ít tu chỉnh, không mài.
- Phổ biến là công cụ chặt thô với đặc trưng tiêu biểu nhất là các chopper rìa ngang thân ngắn
“núm cuội”, rìa dọc lưỡi dài “múi cam”, lưỡi ngắn “phần tư cuội”, hai rìa lưỡi.
- Công cụ đá văn hóa sơn vi chủ yếu làm từ cuội sông suối, công cụ cuội ghè có số lượng nhiều và phong phú.
Hoạt dộng k/tế: săn bắt, hái lượm
- Di cốt động vật có vú ít về số lượng, nhiều về giống loài, đa số chưa hóa thạch, thường bị
đập vỡ hoặc có vết ám khói; trong đó có nhiều động vật nhỏ.
- Chưa gặp dộng vật thuần dưỡng.
- Thành phần động vật: cơ bản giống vh hòa bình.
- Vỏ các loài nhuyễn thể thấy không nhiều, chủ yếu là ốc núi, ít ốc ruộng
- Ốc: nguồn thực phẩm quan trọng.
giai đoạn phát triển: 2 giai đoạn sớm và muộn.
- GĐ sớm: + công cụ cuội: kích thước lớn, kỹ thuậ ghè đẽo thô, mọt lớp là chính.
+ ……….mũi nhọn, chopper rìa ngang, unifaces chiếm tỉ lệ đang kể. 1
+ các địa điểm thuộc các tỉnh: Sơn La, Lào Cai, Hà Tây, Bắc Giang, Nghệ An.
- GĐ muộn: các di tích còn lại, công cụ cuội kích thước nhỏ, kỹ thuật ghè đẽo đỡ thô hơn…
công cụ đặc trưng sơn vi chiếm tuyệt đối, hiếm công cụ mũi nhọn chopper rìa ngang, đôi
khi xuất hiện công cụ kiểu Hoà Bình, dạng rìu ngắn hay hình đĩa. Niên đại:
- Niên đại mở đầu văn hóa Sơn Vi có 2 loại ý kiến khác nhau:
+ Tồn tại trg khung time 21.000-11.000 năm BP
+ Nằm trg khung time 30.000-11000 năm BP
- Niên đại thời điểm kết thúc văn hóa Sơn Vi đa số ý kiến cho rằng + 11.000 năm BP
=> Văn hóa sơn vi là 1 văn hóa khảo cổ tồn tại khách quan trong khoảng 30.000 -11.000
năm BP (nghìn năm cách ngày nay)
=> tiền thân của văn hóa Hòa Bình Vấn đề 4:
1/những đặc trưng cơ bản (môi trường sống, công cụ lao động và kỹ thuật chế tác, sự
ra đời của nông nghiệp và chăn nuôi, các nghề thủ công, nhà ở, các mô hình thiên di)
thời đại đồ đá mới.
Môi trường sống:
Trong điều kiện khí hậu, thế giới động-thực vật hiện đại thuộc thời holocene.
Khí hậu: ấm và ẩm ướt, thuận lợi cho cuộc sống.
Không gian sinh sông rộng lớn : vùng núi, trung du, đồng bằng, ven biển và hải đảo.
Công cụ lao động và kỹ thuật chế tác: Về đồ đá
- Kỹ thuật chế tác:
Người thời đại đồ đá mới là những người tài khéo trong nhiều cách chế tác và sử dụng
công cụ đá. Hầu như các phương pháp chế tác đá đã đạt được độ hoàn hảo cao, nhất là
các kỹ thuật mài, cưa, khoan, tu chỉnh, đánh bóng, ghép tháp và tra cán
Kỹ thuật mài: vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tạo dáng công cụ hoàn hảo và nâng
cao hiệu suất sử dụng công cụ đến mức tối đa…xuất hiện ở một số nơi từ thời đại đồ đá
cũ và đồ đá giữa, nhưng còn manh nha, chỉ được sử dụng với các loại đá mềm. sử dụng
rộng rãi khắp nơi trên tất cả các loại đá cứng khác nhau. nhiều nơi công cụ đá chưa được
mài nhẵn toàn thân, nhất là sơ kỳ đồ đá mới.
Công cụ quan trọng nhất: rìu, bôn, cuốc cũng trải qua các giai đoạn phát triển từ thấp đến
cao, từ mài bộ phận đến mài toàn thân
Kỹ thuật khoan đá: phổ biến. Nhờ sự chuyển động của dây quay, mũi khoan có thể tạo
ra các lỗ khoan một cách nhanh chóng và chính xác. Nhờ sự hoàn thiện của kỹ thuật
khoan mà nhiều công cụ và trang sức bằng đá, bằng xương và bằng sừng đã đạt tới độ tinh tế cao. 1
Kỹ thuật cưa: khá phổ biến, quan trọng không kém kĩ thuật mài và khoan. Lưới cưa
thường làm từ đá hay gỗ cứng. Quá trình cưa, tạo ra nhiều công cụ tùy theo ý muốn. Đã
nắm chắc kỹ thuật cưa,dự đoán chính xác cho từng công cụ chế tạo,rút ngắn time chế tạo
và tiết kiệm cho lối nghè đẽo.
Kỹ thuạt tu ép chỉnh: vị trí cao và sư dụng rộng rãi. Nhiều công cụ và vũ khí được chế
tạo bằng kỹ thuật này độ chính xác và hoàn hảo không kém gì công cụ mài. Tác phẩm
nghệ thuật tiêu biểu: mũi nh nọn, mũi lao, mũi tên…
- Công cụ đá
Kỹ thuật mới -> loại hình đá=> hoàn thiện, phong phú, đa dạng, chuyên hóa cho từng loại chức năng sử dụng.
Công cụ: rìu, bôn, cuốc, cuốc đục, dao, dao cưa, liềm, mũi khoan, chì lưới, dọi xe chỉ,
bàn mài. Vũ khí: mũi giáo, mũi lao, tên. Trang sức: vòng tay, vòng chân, khuyên tai và
hạt chuỗi. Đồ dùng sinh hoạt thường nhật.
Mỗi loại lại gồm nhiều kiểu loại khác nhau. Loại cũng như kiểu loại, thường có số lượng
lớn, có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau.
Đặc trưng nổi bật nhất của các công xưởng: có mặt của nhiều loại mảnh tước, phiên tước,
hòn ghè, bàn mài, phác vật và nhiều phế vật khác. ít các công cụ hoàn thiện. => tiêu chí
quan trọng để c phân định ranh giới giữa công xưởng và nơi cư trú thời cổ.
phát hiện được nhiều mỏ đá mà người đá mới khai thác để lấy nguyên liệu chế tạo công
cụ hoặc nguyên liệu trao đổi nhiều nơi trên thế giới. => biểu hiện rõ ràng của sự phân
công, phân hóa lao động thúc đẩy sự giao lưu trao đổi nguyên liệu và sản phẩm trong các
cộng đồng dân cư đá mới.
Đồ xương, sừng, đồ gỗ, đan cũng rất phát triển tạo ra bước ngoặt quan trọng trong
thời đại đồ đá.
Sự ra đời của nông nghiệp và chăn nuôi
- Là thành tựu lao động sáng tạo lớn nhất của thời đại đồ đá mới.
- Một cuộc “cách mạng” trong nền kinh tế nguyên thủy => “cách mạng đá mới”
- Dấu vết đầu tiên: một số di tích đá giữa ở Tiền Á (di chỉ của người Nataphi). Đồ đá
mới thì mới được phổ biến ở nhiều nơi. Còn nhiều bộ lạc khác nhau trên thế giới vẫn
chưa biết đến nông nghiệp và chăn nuôi, vẫn sống bằng săn bắt, hái lượm và đánh cá
- Xuất hiện bằng nhiều con đường khác nhau. Cư dân thời đại đồ đá mới biết gieo trồng,
nhiều loại cây lương thực (cây có hạt, cây có củ, cây lấy bột), nhiều loại cây ăn quả và
rau đậu, bầu bí quan trọng đến nay vẫn đang gieo trồng.
- Tiền á được nhiều người coi là nơi khởi xuất nông nghiệp sớm nhất phát hiện nhiều
cây trồng quan trọng. Đông nam á là một trong những cái lò thuần hóa cây trồng đầu
tiên quan trọng của thế giới
- Hệ thống nông nghiệp đá mới: Hệ
Đặc điểm hệ thống Kết quả thống Đầu - Nông nghiệp không - Hệ thông tiên tưới nước. nông nghiệp cổ nhất 1 - Gieo lúa trước trước TG.
khi mưa=> mưa cung cấp độ ẩm cho cây 2 - Nông nhiệp tưới - Dần tiến đến nước. nông nghiệp trồng lúa - Trồng cây ở chỗ đất nước
ẩm ướt gần các nguồn nước, nơi có mực nước ngầm cao 3 - Nông nghiệp đốt rãy - Ra đời gắn - Muộn hơn các Hệ
liền với gắn liền với sự thống trên di cư của con người ra các vùng ven biển, vùng đất mới 4 - Kinh tế vườn - - Nơi thí nghiệm trồng
và lựa chọn giống tốt cho nông nghiệp.
- Chăn nuôi mang tính chất tự do trong khuôn khổ của từng gia đình. Nhà ở
- Sự ra dời KTSX, định cư lâu dài,cấu trúc phức tạp và dân số gia tăng. => làng
- Quy mô: Đầu đá mới=> nhỏ, cuối đá mới=> mở rộng.
sự gia tăng dân số trong thời đại đồ đá mới. quy mô các làng đá mới tùy thuộc và
mức độ phát triển của nông nghiệp.
- Nhà cửa thời đại đồ đá mới, so với trước, có sự thay đổi về nhiều mặt. Nhà được làm
trên mặt đất theo kiểu nhà góc vuông, bằng nhiều vật liệu tốt và bền ; có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.
- Vật lệu tốt, chắc chắn, yêu cầu cao hơn. mật độ dân số của làng đông đúc và có sự
cố kết cộng đồng khá bền vững Các nghề thủ công :
+Trước hết là nghề chế tác đã xuất hiện, phát triển và có sự chuyên môn hoá trong sản xuất
+ Các nghề gốm, xe chỉ, dệt vải , chế tác đồ gỗ có mức phát triển cao và phổ biến rộng
+ Tác dụng: thúc đẩy kinh tế phát triển; góp phần thúc đẩy phần công lao động XH sâu sắc
hơn; đồng thời thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi sản phẩm văn hoá giữa các cộng đồng cư dân ở các vùng khác nhau . Mô hình thiên di
Nông nghiệp phát triển, dân số gia tăng luôn đòi hỏi mở rộng nơi cư trú, khai phá đất canh tác. M ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ GIAI Ô ĐOẠN HÌNH DIỄN RA 1 -
Buộc phải bỏ nơi cũ do nhân - mở rộng - 1
tố sinh thái, đk tự nhiên, => thiên di đk sinh sông đầu tiên, do ngoại sinh bắt buộc tăng dân sô vùng mới đến, không làm thay đổi căn bản knh tế và XH. - hình thức mô hình trên: Chỗ cũ -> chỗ mới 2
- Mở rộng canh tác, chăn nuôi - Tăng mật
gia súc => nhu cầu bức bách độ dân số, biến dổi
- P’t kinh tế và gia tăng dân số căn bản hệ thong không đông đều. KT, cơ cấu xã hội…
- Thiếu đất, mật độ dân số =>
người làm KTSX di cư -> đất đai của
dân cư săn bắn hái lượm,…
- Nguyên tố cơ bản : nội sinh
- Mang tính phân bố cư trú. 3
- Diễn ra : dưới tác động nề - Chiến - kinh tế xã hội. tranh thường diễn ra C
- Sử dụng đất đai, hiệu quả gắn với mô hình uối đá
KT, chăn nuôi khác nhau. Kinh tế p’t, thiên di mới, thời của cải dư thừa. đại kim
- Trái lại, sống di động, dân sô khí
tăng, của cải ít, đồng cỏ chăn nuôi
2/ cách đặt tên văn hóa hòa bình. Đặc trưng hiện vật đá của văn hóa hòa bình.
Cách đặt tên
M.Colani là người phát hiện đầu tiên và đặt tên“Văn hóa Hòa Bình” hội nghị các nhà tiền sử
Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội năm 1932. Cách đặt tên văn hóa Hòa Bình là văn
hóa được đặt tên theo một tỉnh,nơi phát hiện ra những di tích đầu tiên của văn hóa
này.Không gian phân bố của văn hóa hòa bình khá rộng lớn,mật độ phân bố di tích ko
đều,tập trung nhiều nhất ở Hòa Bình vs 72 di tích.
Đặc trưng hiện vật đá của văn hóa hòa bình.
- Người Hòa Bình khai thác đá cuội sông,suối tại chỗ để chế tạo công cụ . Công cụ được làm
từ các loại đá khác nhau như forphyrite, andesite, rhyolite,basalt.
- Công cụ được làm từ các loại đá khác nhau. Kỹ thuật chế tác phổ biến là ghè đẽo, bổ, đập,
bẻ, và chặt ngang, trong đó, ghè đẽo một mặt là chủ đạo. Loại hình công cụ: công cụ hình
hạnh nhân, hình tam giác, hình đĩa, hình oval, rìu ngắn, rìu dài… Ngoài ra còn có chày, bàn
đập, bàn nghiền và hòn kê. Công cụ xương và vỏ trai rất ít. 1
3/ quan sát hình ảnh và gọi tên của hiện vật. Nêu nguồn gốc của văn hóa hòa bình.
Gọi tên hiện vật
:công cụ đá cuội văn hóa Hòa Bình
Nguồn gốc của văn hóa Hòa Bình
Vào khoảng những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, công cuộc khai thác thuộc địa đã tạo điều
kiện cho các nhà địa chất, khảo cổ Pháp phát hiện hàng loạt di tích tiền sử, trong đó tiêu
biểu nhất là Văn hóa Hòa Bình gắn với tên tuổi nữ Tiến sĩ Khảo cổ học người Pháp Madelain Colani (1866-1943).
M. Colani là người phát hiện đầu tiên và đặt tên văn hoá Hoà Bình tại Hội nghị Tiền sử
Viễn Đông lần thứ nhất ở Hà Nội năm 1932. Như vậy, văn hoá Hoà Bình đã có ngót 80 năm
phát hiện và nghiên cứu .
Không gian phân bố của văn hoá Hoà Bình khá rộng lớn, bao gồm các tỉnh Hoà Binh,
Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Binh .
Mật độ phân bố di tích không đều, nhiều nhất là ở Hoà Bình ( 72 di tích ) và Thanh Hoá ( 32
di tích ), còn ở các tỉnh khác rất ít di tích) . 1
(nguồn: hán văn khẩn (2008),
cơ sở khảo cổ học, nxb đại học quốc gia hà nội, tr.344) 1 Vấn đề 5:
1/ đặc trưng công cụ đá của văn hóa bắc sơn
- Người bắc sơn giống như cư dân hoà bình, khai thác cuội suối tại chỗ để chế tạo công cụ.
Được phát triển hoàn thiện hơn hoà bình cả về loại hình và kỹ thuật chế tạo.
- Công cụ ghè đẽo điển hình: công cụ hình đĩa, hạnh nhân, tam giác, chữ nhật và oval .
- Công cụ cuội và kỹ thuật bổ cuội rất phổ biến, chế tạo ra nhiều loại hình công cụ khác nhau
- Tùy loại công cụ định làm mà người bắc sơn bổ viên cuội tự nhiên thành 2, 3 hay 4 phần.
- Kỹ thuật chế tác phổ biến là ghè đẽo, bổ, đập, bẻ, và chặt ngang, trong đó, ghè đẽo một mặt là chủ đạo.
- Số lượng mảnh tước và phiến tước được tạo ra trong quá trình chế tạo công cụ và ghè tách
ra từ hạch đá, đặc biệt là sự có mặt của mảnh tước được tu chỉnh đã tạo nên đặc trưng nổi
bật của bắc sơn so với hòa bình
- Công cụ tiêu biểu: rìu bắc sơn hay rìu lưỡi mài. Rìu bắc sơn làm từ cuội nguyên, cuội ghè
đẽo bộ phận hay cuội ghè đẽo hoàn toàn. Nhiều kiểu dáng khác nhau và có vị trí rất quan
trọng. Quy mô kích thước nhỏ, dài độ 7cm, rộng 3cm . Rìu mài lưỡi làm từ cuội nguyên có
số lượng ít hơn rìu làm từ cuội ghẻ bộ phận và cuội ghê toàn thân
2/ cách đặt tên văn hóa khảo cổ của văn hóa bắc sơn. Không gian phân bố của văn hóa
bắc sơn và so sánh với văn hóa hòa bình.
Cách đặt tên
- Văn hóa khảo cổ của Bắc Sơn được đặt tên theo tên 1 huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn)
nơi phát hiện ra những di tích đầu tiên.
Không gian phân bố của văn hóa bắc sơn và so sánh với văn hóa hòa bình. Văn So Cụ thể hóa sánh Hòa Rộ -
9 tỉnh: hòa bình, thanh hóa, nghệ an, quảng bình, quảng Bình
ng lớn trị, lai châu, sơn la, hà giang, ninh bình với mật độ không đều, nhiều hơn
nhất ở hòa bình (72 di tích), thanh hóa (32 di tích) -
Nhiều hang động nhưng con người hầu như chỉ cư trú ở
phía nam sơn khối vì nhiều sông suối, sẵn nguồn cuội nguyên liệu và nguồn thuỷ sản . -
54 hang động phân bố ở vùng rìa và phía nam sơn khối bắc sơn . -
Độ cao của các di tích bắc sơn không lớn như hoà bình,
cao khoảng 3-7m, cửa hang quay về nhiều hướng, diện tích cư trú của
di tích nhỏ, khoảng trên dưới 50m2 Bắc Nh -
2 tỉnh: huyện bắc sơn, hữu lũng, chi lăng, văn quan Sơn
ỏ hẹp (lạng sơn) và võ nhai (thái nguyên). hơn -
Cư trú trong các hang động và mái đá ở vùng núi đá
vôi, trung thành từng cụm từ 3 đến 10 di tích liền kề nhau phạm vi: 1
thung lũng karst . Nhiều sông suối lớn nhỏ đảm bảo cung cấp nước
uống, nguyên liệu làm công cụ, các nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày
3/ quan sát hiện vật đá của văn hóa bắc sơn và cho biết tên hiện vật. Đặc điểm của 1
loại hiện vật em thấy ấn tượng.
Tên hiện vật: hiện vật đá văn hóa Bắc Sơn: những cuội đá được ghè đẽo
Đặc điểm của 1 loại hiện vật em thấy ấn tượ ng. - 1- 4 : Mảnh tước
- + 5-6: Công cụ ghè đẽo
- + 7- 10: Công cụ mài lữoi
- + 11 – 13: Dấu bắc Sơn
- Loại ấn tượng là : làm dấu Bắc Sơn
từ đá diệp thạch , hay được làm từ đá schist, là khối
hình trụ, dạng một thỏi cuội nhỏ, dài và hơi dẹt dài trung bình từ 8-15cm; Ở thân con
dấu có 2 cái vết rãnh song song khá đều, có tác dụng giống như một cái bản mài
- “Dấu Bắc Sơn” được xem là di vật độc đáo, Trên viên cuội, ở 1, 2 hay nhiều mặt có vết
mài lõm đôi, chạy dọc viên cuội . Rãnh mãi hình úp sấp, rộng 3-8 ly, sâu 1-3 ly, cá biệt có rãnh sâu 10 ly .
- có mặt với số lượng lớn ở tất cả các di tích thuộc văn hóa Bắc Sơn. Diện phân bố của
dấu Bắc Sơn khá rộng trong các văn hoá sơ kỳ đá mới đến sơ kỳ kim khí, như Hoà Bình,
Bàu Tró, Hoa Lộc, Phùng Nguyên .Ngoài Việt Nam, dấu Bắc Sơn còn thấy có mặt ở
Hồng Kông, Triều Tiên, Mông Cổ.Cho đến nay, chức năng của dầu Bắc Sơn vẫn chưa được khám phá. 1
Hiện vật đá văn hóa bắc sơn (nguồn: hán văn khẩn (2008), cơ sở khảo cổ học,
nxb đại học quốc gia hà nội, tr.346) 1 Vấn đề 6:
1/ Đặc trưng của loại hình di tích đền-tháp trong khảo cổ học chămpa
nhiều công trình kiến trúc đền-tháp Ấn Độ giáo và Phật giáo rất quy mô với một kỹ thuật
điêu luyện, tinh xảo và một nền nghệ thuật tạo hình đầy cá tính trong suốt nhiều thế kỷ
hiện nay còn tồn tại: Mỹ Sơn, Đồng Dương, Po Nagar, Dương Long…( 19 nhóm đền
tháp: Quảng Nam-> Bình Thuận, Đắk Lắk) hàng ngàn tác phẩm điêu khắc bằng sa
thạch và hợp kim trưng bày tại các bảo tàng.
Mỹ thuật Champa đã góp phần tạo nên diện mạo độc đáo của nền nghệ thuật Đông
Nam Á bên cạnh một nền nghệ thuật Ấn Độ kỳ vĩ.
Niên đại di tích đên tháp: trải dải từ thế kỷ VII - VIII đến thế kỷ XVII . XVIII
Kiến trúc: chịu ảnh hưởng nghệ thuật Ấn Độ.
Một tổng thể nhóm đền tháp:1 đền chính + nhiều đền nhỏ và công trình nhỏ bao quanh những bờ tường thấp.
1 nhóm đền tháp thường có 4 công trình
Hướng chung của một tổng thể thường là hướng Đông, hướng mặt trời mọc, nơi mở
đầu cho sự vận hành của thời gian và vũ trụ .
Kỹ thuật xây dựng:
xây bằng gạch nung,ghép vs những mảng trang trí và chịu lực bằng sa thạch ở đế
tháp,khung,trán cửa,đường viền,vật trang trí góc và đinh tháp.
còn nhiều giả thiết và ý kiến khác nhau nhưng phần lớn: cho rằng chất kết dính có
nguồn gốc nhựa thực vật (cây dầu rái).
Trang trí điêu khắc: tinh tế, cầu kỳ, thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật điêu
khắc và nghệ thuật kiến trúc. Nổi tiếng: phù điêu và tượng tròn. Nét đặc sắc: hình chạm
khắc dưới dạng phù điêu đều mang xu hướng hướng tới tượng tròn - phù điêu nồi cao…
2/ tính hướng biển của cư dân chămpa
Người Champa là cư dân hướng biển . Biển đóng vai trò quan trọng và ảnh xạ trong
nhiều khía cạnh đời sống của họ .
Vị trí địa lý địa hình biển miền Trung ( bờ và đảo ven bờ ) rất thuận lợi cho thuyền bè
neo đậu, trú ngụ . Ngay từ thời văn hoá Sa Huỳnh ở đây đã hình thành những cảng thị sơ
khai, có vai trỏ quan trọng trong hoạt động tiếp xúc, giao lưu văn hoá trong ngoài vương quốc
Dựa vào những phát hiện đổ gốm Trung Hoa, gốm và thuỷ tinh Islam tại nhiều các cửa
sông ven biển lớn từ Quảng Trị vào đến Ninh Thuận, kết hợp với ghi chép trong thư tịch
cổ, một số nhà nghiên cứu đã xác quyết một số vết tích căng thị của người Champa .
Cảng thị nổi tiếng nhất là Champapura thời Lâm Ấp ở Của Đại ( Hội An, Quảng Nam )
với tiền cảng chính là Cù Lao Chàm . Ở Quy Nhơn, Bình Định còn lưu dấu càng Thị Nại
. Các cảng này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và hưng thịnh của con
đường tơ lụa quốc tế trên biển vào những thế kỷ IX - X và những thế kỷ muộn hơn . 1
3/hình tượng chim thần garuda trên điêu khắc đá chămpa có nguồn gốc từ đâu?
Hình tượng chim thần Garuda trên điêu khắc Champa có nguồn ngốc từ đât nước Ấn Độ
Garuada (Kim sí điểu) là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo có ảnh hưởng sang Phật
Giáo Nam Tông. Là vua của các loài chim Garuda sở hữu sức mạnh bất diệt và trở thành
biểu tượng của lòng dũng cảm sức mạnh, trong Ấn Độ giáo Garuda là một vị thần, chúa
tể của các loài chim và là vật cưỡi của thần Vishnu (Đấng bảo hộ). Ngày nay chúng ta dễ
dàng thấy hình tượng chim thần Garuda trong những kiến trúc chùa chiền của Phật giáo
Nam Tông tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia (Những con chim Garuda nâng đỡ mái hiên chùa. 1 Vấn đề 7:
1/ đặc trưng tiêu biểu của văn hoá sa huỳnh
- Đặc trưng tiêu biểu chính của văn hóa Sa Huỳnh là táng thức mộ chum, mộ vò, dùng chum
vò gốm lớn làm quan tài mai táng chôn thẳng đứng, được chôn thành cụm, ở những cồn cao
ven biển, ven sông,trên sườn cồn cát,đồi gò ven sông,trên những giồng đất cao.
+Giữa các tổ hợp đồ gốm mộ và gốm cư trú có những đặc điểm chung trong loại hình trang trí
kỹ thuật, sử ký bề mặt, ở mỗi khu vực,mỗi địa điểm đồ gốm thường có những đặc điểm mang tính địa phương .
+ Trong mộ có chứa nhiều đồ tùy táng gồm các chất liệu đá, gốm, sắt, đá quý, thủy tinh rất đa
dạng về loại hình: công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, trang sức
+ Đặc trưng về di vật là sự phổ biến của công cụ lao động bằng sắt, đồ gốm tô màu trang trí
nhiều đồ án hoa văn khắc vạch, đồ trang sức bằng đá ngọc, mã não, thủy tinh như vòng, hạt
chuỗi, khuyên tai ba mấu, khuyên tai hai đầu thú.
2/ tại sao nói văn hóa sa huỳnh là văn hóa mộ chum?
+ Vì tập tục mai táng của cư dân Sa Huỳnh chủ yếu là hoả táng, đốt xác người chết rồi đổ tro
xương vào các chum, vò bằng đất nung cùng với các đồ táng thức kèm theo.
+ Đặc trưng trong số những di tích đã phát hiện và nghiên cứu, đa phần là đi tích mộ táng
.Trên địa bàn phân bố của văn hoá Sa Huỳnh từ gò đồi phía Tây cho đến đồng bằng ven biển và hải đảo phía Đông
+ Đặc điểm chung đây là những khu mộ địa độc lập , những bãi chum mộ lớn chôn trên sườn
cồn cát , đồi gò ven sông , trê n những giồng đất cao . Thông thường những chum mộ được tìm
thấy ở dạng phân bố theo nhóm từ 2 , 3 đến 4 chum . Tuy vậy ở một số khu mộ địa cũng thấy
kiểu phân bố đơn kiểu 6 bản cờ
+ Khi nghiên cứu tục mai táng người chết trong các chum vò của người Sa Huỳnh, hiện nay
các nhà nghiên cứu họ đều cho rằng, người Sa Huỳnh sau khi chết đi được chôn vào trong các
chum táng, vò táng với quan niệm: con người sinh ra từ bụng mẹ đến khi chết đi rồi vẫn về với
bụng mẹ, bụng mẹ ở đây là sự biểu trưng của các chum táng, vò táng với kích thước lớn, nhỏ khác nhau.
+ Qua nhiều đợt thám sát, khai quật tại các di tích phát hiện nhiều dạng táng tục khác nhau
Cũng chính vì những đặc điểm nổi bật trên mà khi nhắc đến nền văn hóa Sa Huỳnh thì người ta
thường còn gọi với cái tên quen thuộc đó là văn hóa mộ chum.
3/ chứng minh ảnh hưởng ngoại sinh của văn hóa sa huỳnh
Ảnh hưởng ngoại sinh có ý nghĩa rất quan trọng .
+ Với vị thế địa văn hoá như là cầu nối giữa lục địa và hải đảo cùng đường bờ biển dài
nhiều vụng vịnh , miền Trung Việt Nam ngay từ thời Tiền sử đã là nơi gặp gỡ của nhiều
luồng cư dân , ngôn ngữ và văn hoá . Những tư liệu khảo cổ học gần đây cho thấy vào giai
đoạn cuối của văn hoá Sa Huỳnh sự giao lưu văn hoá ( tự nguyện và cưỡng bức ) rất mạnh 1
mẽ với văn hoá Đông Sơn , với văn hoá Hán , văn hoá khu vực Đông Nam Á và Nam Á .
Tiếp xúc , trao đổi giữa những văn hoá này với văn hoá miền Trung Việt Nam vào những
thế kỷ cận kề Công nguyên có tác động sâu rộng tới diễn tiến văn hoá ở đây .
+ Mật độ phân bố di tích cũng như quy mô lớn rộng của các di tích văn hoá Sa Huỳnh , sự
phong phú về kiểu loại ,số lượng lớn của các loại hình hiện vật từ nhiều chất liệu ,vũ khí
chiếm một tỉ lệ không nhỏ và với một số kiểu vũ khí ảnh hưởng văn hoá Hán ( dấu hiệu của
xung đột bên trong và bên ngoài ) , đồ tuỳ táng phân bố không đều cả về chất và lượng
( bằng chứng về sự phân tầng xã hội ) , tất cả đều là những tư liệu gián tiếp về sự hình thành
và tồn tại của một kiểu tiền nhà nước ( dạng lãnh địa ) trong giai đoạn này .
+ Trong quá trình hình thành và phát triển , văn hoá Sa Huỳnh còn có những quan hệ cội
nguồn hay giao lưu với những văn hoá hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồng thau của miền cao
nguyên Lâm Đồng mà chủ nhân của những văn hoá trên được coi là Tiền Môn - Khơme hay
Tiền Nam Á .cư dân kim khí ĐNA hải đảo và lục địa.
+ Ngoài ra còn có những mối giao lưu rộng rãi với các cư dân kim khí ĐNA hải đảo và lục địa. 1 Vấn đề 8:
1/ đặc điểm của văn hoá đông sơn (quá trình phát hiện và khai quật; nguồn gốc và
niên đại; các loại hình di tích; đặc trưng hiện vật; đời sống kinh tế, xã hội của cư dân đông sơn).
Quá trình phát hiện và khai quật
- Năm 1924 một ông lão đánh cá ở chính quê Đông Sơn ngẫu nhiên tìm thấy những di vật đồ
đồng ở bên bờ sông mã ,sau đó phát hiện ra di chỉ và mộ táng Đông Sơn.
- Năm 1924-1932 L.Pajot đã tiến hành khai quật nhiều lần tại đây và phát hiện được khá nhiều
di vật bằng đá, đồng,sắt,gốm,mộ táng và nơi cư trú.
- Từ năm 1935-1939 nhà khảo cổ Olov Janse (Thụy Điển) tiến hành khai quật di tích Đông Sơn.
- 1959 Bảo tàng thuộc Bộ văn hóa khai quật Đông Sơn có sự tham gia của chuyên gia Trung Quốc
+1961-1962 Đội khảo cổ học Bộ văn hóa khai quật 1.082 m2.
+1969-1970 Viện khảo cổ học và trường ĐHTH Hà Nội 932m2.
+1976 Việ khảo cổ khai quật 684 m2.
Các lần khai quật này đã phát hiện nhiều di vật bằng đá ,bằng đồng,bằng sắt
,các loại mộ đất mộ gạch với số lượng phong phú và đa dạng.
Nguồn gốc
+ Văn hóa bản địa xuyên suốt và nối tiếp các nền văn hóa trước để nở rộ và phát triển ,mang
tính cách mạng ở nhiều phương diện.
+ Mang tính bản địa tiếp nối các nền văn hóa Tiền Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng ,Cả,Mã. Niên đại
Văn hóa Đông Sơn tồn tại trong thời gian 1.000 năm từ VIII BC đến TK II AD và chia làm 3 gđ phát triển:
+ Giai đoạn đầu( GĐ sớm) TK VIII-VI BC
+ Giai đoạn giữa(GĐ điển hình) TK V-III BC
+ Giai đoạn cuối (GĐ muộn) từ TK II BC đến TK II AD
Các loại hình di tích
Loại hình chỉ cư trú : Loại hình này nằm trên các cồn đất nổi lên giữa đồng bằng cách
sông khoảng 1.5km , hoặc trên các sườn đổi , sườn núi ven sông suối , có diện tích vài
trăm đến hàng vạn m2. Tầng văn hóa dày trung bình 0,6-1,50m .
- Di chỉ mộ tầng : Loại hình này có thể lấy một số địa điểm sau:
+ Di tích làng Cả ,có tên gọi Chính Nghĩa , thuộc thành phố Việt Trì . Di tích này nằm trên đồi
cao so với mặt ruộng 10 m .
+ Di tích Vinh Quang ( làng Cát Quế , Hoài Đức , Hà Tây ) nằm trên một gò thấp cao hơn mặt
ruộng 1m , cách sông Đảy 1,5km , cách sông Hồng 5km . Lớp cư trú rất dày 1,50 -5,50m . 1
+ Di tích Đình Tràng ( xã Dục Tú , Đông Anh , Hà Nội ) có diện tích khoảng 20.000m2 , nằm
cách sông Hồng 600m .Lớp đất cư trú dày 1,50- 2,15m , lớp cư trú biểu hiện liên tục Phùng
Nguyên , Đồng Đậu , Gò Mun , mộ Đông Sơn .
+ Di tích Đông Sơn ( Đông Sơn , Thanh Hóa ) nằm dọc bè hữu ngạn sông Mã . Di tích này đã
có nhiều đợt khai quật . Kết quả cho thấy một di chi vừa cư trú vừa mộ táng và có địa tầng rõ
ràng : dưới cùng là lớp trước Đông Sơn ( thuộc giai đoạn Quỳ Chủ ) , lớp Đông Sơn sớm và
trên cùng là lớp Đông Sơn muộn . Độ dày trung bình của tầng văn hoá 1,0-1,4m . -
Di tích mộ táng : Loại hình di tích mộ táng được tách ra như một nghĩa trang . Các di
tích mộ táng Đông Sơn thường có nhiều loại mộ chôn cất khác nhau :
+ Loại mộ thuyền là loại quan tài bằng một thân cây khoét rỗng tức là loại thuyền độc mộc
thường gặp nhiều ở những vùng đồng bằng chiêm trũng như ở Hà Nam , Hà Tây , Hải Dương , Hải Phòng
+Loại mộ đất là loại gặp phổ biến nhất trong các di tích Đông Sơn thường không có quan tài
+ Loại mộ chôn trong thạp đồng như ở Thiệu Dương ( Thanh Hóa ) và trong một số để đang
phát hiện ngẫu nhiên như chiếc thạp đồng Vạn Thắng
- Di chỉ xưởng : Loại hình này phát hiện được rất ít . Cho đến nay mới phát hiện 3 di
tích tập trung ở xã Đông Lĩnh , huyện Đông Sơn , tỉnh Thanh Hóa
- Di tích phát hiện lẻ tẻ : Những di tích loại này thường không phát hiện thấy vết tích
cư trí , mộ táng , không có dấu hiệu của văn hóa khảo cổ .
Đặc trưng hiện vật
- Đồ Đồng : các di vật bằng đồng phong phú và đa dạng về loại hình, mang sắc thái
của một nền văn hóa riêng.
- Công cụ sản xuất: rìu có lưỡi không cân xứng gọi là rìu lưỡi xéo, lưỡi cày đồng,
cuốc đồng ,ngoài ra còn có một số loại liềm, dùi, lưỡi câu, kim...vv
- Đồ dùng sinh hoạt: có thạp, bình, bát, khay,đĩa ,lọ, bàn chải...vv
- Nhạc cụ: Trống đồng,cồng,chiêng, thanh la,lục lạc, khèn..Đại biểu cho trống đồng
Đông Sơn là trống đồng Ngọc Lũ( Hà Nam)
- Vũ khí: có giáo, lao, dao găm, rìu,mũi tên,búa, tấm che ngực, bao tay,bao chân,nỏ.
- Đồ trang sức: đồ trang sức bằng đồng phong phú, đa dạng ,vòng,khóa thắt lưng,trâm cài...
- Tượng nghệ thuật: không nhiều, thường đúc liền,đối tượng được thể hiện là người
và động vật.Tượng ngoài ý nghĩa nghệ thuật còn cung cấp về lối sống sinh hoạt tinh thần của con người.
- Đồ sắt: + không nhiều bằng đồ đồng , kỹ thuật khai mỏ ,luyện quặng theo thực
nghiệm bằng pp hoàn nguyên hay pp thổi sống.Người Đông Sơn đã biết đúc gang và
biết các pp gia công chế tạo đồ sắt trong quá trình rèn.
- Đồ đá: đồ đá giảm sút về số lượng và đơn giản về loại hình.Tuy vậy đồ trang sức
bằng đá vẫn được quý trọng,rìu tứ giác,rìu có vai bằng đá vẫn thường gặp.
- Đồ thủy tinh:loại nguyên liệu mới dùng trong chế tác đồ trang sức ,phần lớn đều là
thủy tinh nhân tạo, màu sắc khá phong phú, chưa có kỹ thuật phối màu. 1
- Đồ gốm: là vật dụng phổ biến và thường xuyên trong sinh hoạt của người Đông
Sơn,trong mai táng đồ gốm không chỉ là đồ tùy táng mà còn sử dụng lát mộ
Đời sống kinh tế xã hội của cư dân Đông Sơn
+ Đã biết chiếm lĩnh các đồng bằng, dọc các lưu vực sông lớn, tập trung thành từng làng ,rộng lớn, trù mật.
+ Công nghệ luyện kim đạt đến đỉnh cao, đúc nhiều sản phẩm bằng đồng ,từ đơn giản đến
những sản phẩm như trống,phát minh nghề luyện sắt.
+ Tiến hành một nền nông nghiệp lúa nước rộng rãi , làm vườn, chăn nuôi gia súc. Nền nông
nghiệp dùng lưỡi cày kim loại, dùng sức kéo động vật.
+ Xuất hiện nhà nc đầu tiên của Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á, Nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương.
2/ tính bản địa của văn hóa đông sơn.
+ Nguồn gốc mang tính bản địa tiếp nối các nền văn hoá Tiền Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng,sông Mã,sông cả
+Vừa có tính truyền theo chiều dọc, lại có những nét cơ bản giống nhau và chiều ngang. -
Nền văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa bản địa, được xuyên suốt và được tiếp nối
các nền văn hóa trước đó do vậy nền văn hóa Đông Sơn kế thừa những thành tựu rực rỡ
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. -
Văn hóa Đông Sơn phát triển tại một vị trí địa lý quan trọng đồng thời điều kiện tự
nhiên thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng nước dồi dào, đất đai màu mỡ- là cơ sở
nền tảng quan trọng giúp cư dân của văn hóa Đông Sơn có thể định cư lâu dài và phát triển
mạnh mẽ trên lãnh thổ này. -
Nền nông nghiệp trồng lúa nước được hình thành, người Đông Sơn đã tập trung tại
các đồng bằng, lưu vực sông lớn, các miền trung du để phát triển. Từ đây đã hình thành nên
các khu dân cư đông đúc- hay còn còn gọi là làng xã. Mà đặc trưng của làng xã Việt Nam
mang tính ổn định, tính cộng đồng và tự trị. -
Cùng nhau phát triển kinh tế gần liền với công tác trị thủy, đồng thời cư dân
Đông Sơn phải cùng nhau đoàn kết chống giặc ngoại xâm, gìn giữ lãnh thổ, nhất là khi nhà
nước Âu Lạc được thành lập. Từ đây đã hình thành nên tư tưởng “giữ làng, giữ nước” và
tinh thần đoàn kết đùm bọc nhau.
3/ tìm hiểu về các hoa văn trên trống đồng.
Đại biểu cho trống Đông Sơn là trống đồng Ngọc Lũ ( Hà Nam ) .
Trống Đông Sơn có 4 phần : phần mặt , phần tang , phần thân và phần chân.
Mặt trống
không chờm ra khỏi tang . Trên mặt trống được trang trí hoa văn như sau:
Chính giữa là một ngôi sao nổi 14 cánh , xen giữa các cánh là hỉnh lông công . Từ trong ra
ngoài có 16 vảnh hoa văn với một số vành hoa văn tiêu biểu sau : 1
- Vành 1 , 5 , 11 , 14 , 16 là những vòng tròn tiếp tuyến có chấm Vành 3 là những chữ S gấp khúc nối nhau .
- Vành 12 , 15 là những hình răng cưa
- Vành 6 được diễn tả như sau :
+ Có 2 nhóm người đối diện nhau , nhóm 7 người và nhóm 6 người . Nhóm 7 người có 1
người không có mũ ,còn lại tất cả đều đội mũ hóa trang bằng lông chim , vừa đi vua múa .
+ Có 4 nhà sàn hai cái mái vòng cung , hai cái hình thuyền đối diện nhau .
+ Có 2 khối đối diện nhau . Mỗi khối có 2 lớp , trên là người dưới có 4 chiếc trống
+ Có 2 khối đối diện nhau , mỗi khối có 3 người .
-Vành 8 là hình 2 động vật : hai đàn hươu gạc dài tận đuôi , mỗi đàn có 10 con . Xen giữa 2
đàn hươu là 2 đàn chim dang cánh bay , mắt to , mỏ quặp , 1 đàn có 6 con và 1 dân có 8 con .
-Vành 10 có 18 con chim mỏ dài ( gọi là chim Lạc ) đang bay , xen giữa dàn chim là 18 con
chim nhỏ đang đứng . Tất cả hình người và động vật ngược chiều kim đồng hồ.
Phần tang trống
được trang trí như sau : Từ nơi tiếp giáp với mặt trống xuống có 6 băng hoa văn .
Băng 1 và 6 là những đường chấm nhỏ .
Băng 2 và 5 là răng cưa có chấm nhỏ xen kẽ .
Băng 3 và 4 là những vòng tròn đồng tâm chấm giữa .
Dưới 6 băng hoa văn đó là 6 con thuyền , 3 chiếc có 7 người , 2 chiếc có 6 người , 1 chiếc
có 5 người . Người được hóa trang như trên mặt trống , mỗi người đang thể hiện một động tác . Phần
thân trống : Có các băng hoa văn hình học bố trí theo chiều thẳng đứng chia thân
thành 6 ô hình chữ nhật bằng nhau . Giữa mỗi ô có 2 người múa giống như trên mặt trống .
Phần chân trống
: Choãi ra hình nón cụt không có trang trí.
Kích thước trống . Cân đổi , có 3 phần rõ rệt ( tang , thân , chân ) , cao 63cm , đường kính
mặt 79cm . Có 4 cặp quai trống nối tang với thân . 1 Vấn đề 9:
1/ trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đồ gốm thời lý?
Gốm sứ Lý , nhất là gốm men có bước phát triển đột biến , nhất là gốm men ngọc.
Gốm đất nung : bao gồm gốm gia dụng và gồm kiến trúc , gốm kiến trúc gồm có gạch ,
ngói , gốm trang tri kiến trúc . Đáng chú ý nhất là gạch trang trí hình nổi chim phượng ,
hồi văn , hoa sen , hoa dây , bướm . Gốm trang trí có đầu rồng lá đề in nổi hình đôi đầu
rồng nâng ngọn lửa , tháp nhiều tầng.
Gốm men : Gốm men trắng ngà , gồm men nâu và gốm men ngọc . Gốm men ngọc thời
Lý có xương khá mịn , dây và chắc . Men dày , mịn và rất bóng . Xương và men có độ cố kết cao .
Gốm men ngọc nói riêng và gốm men nói chung đã có bước phát triển đột biến cả về
chất liệu , loại hình lẫn men và hoa văn . Thiên nhiên , cỏ cây , hoa lá , chim thú là
nguồn cảm hứng chính để người thợ thời Lý sáng tạo ra hình dáng và hoa văn gốm .
2/ nêu điểm khác biệt cơ bản giữa gốm sứ thời nhà lý và trần? Men gốm
Gốm men thời Lý trắng ngà , gồm men nâu và gốm men ngọc . Gốm men ngọc thời
Lý có xương khá mịn , dây và chắc . Men dày , mịn và rất bóng
Men gốm thời Trần rất phát triển , gồm gốm men ngọc , gốm men ngà , gốm men nâu , gốm hoa nâu. Xương gốm
Xương gốm thời Lý thường trắng và mịn. Còn xương gốm thời Trần có màu đặc
trưng là màu khoai sọ.Nguyên nhân của sự khác biệt này đó là do xương gốm thời Lý
được ủ lâu hơn, hàm lượng ô xít sắt ít. Thời Lý là thời kỳ đầu đất nước độc lập tự
chủ, dân số ít, chính vì vậy các sản phẩm đồ gia dụng được sản xuất ra với số lượng
vừa phải và được chau chuốt, tỷ mỷ trong khâu sản xuất cả trong việc ủ đất và trang trí hoa văn.
Sang thời Trần, dân số tăng nhanh, nhu cầu sử dụng đồ dùng cũng theo đó mà tăng
lên. Và một điều hiển nhiên là khi sản xuất với số lượng nhiều thì thời gian ủ xương
gốm sẽ được rút ngắn, các sản phẩm sẽ không được tạo hình và trang trí tỉ mỉ như
trước nữa. Do thời gian ủ xương gốm bị rút ngắn dẫn đến các ô xít sắt trong xương
gốm còn nhiều, khi nung ở nhiệt độ cao, các phản ứng hóa học xảy ra ở bên trong lớp
men dẫn đến hiện tượng phồng rộp ở nhiều sản phẩm thời kỳ này. 1 Vấn đề 10:
1/ đặc điểm gốm sứ thời nguyễn. Gốm cung đình
+ Nhà Nguyễn cho mở xưởng sản xuất đồ sứ riêng cho triều đình sử dụng.Đồ sứ được đánh
dấu nội phủ làm tại xưởng Long Thọ (Huế).Ngoài ra thời chúa Trịnh và các vua triều Nguyễn
đặt ký kiểu Trung Quốc,ở dưới đáy sản phẩm có chữ “ Nội Phủ” hay “Ngoạn ngọc”.
+ Ngoài ống đất nung bình thường, các lò còn làm được cả ngói men vàng,men xanh ,ngoài
ra còn sử dụng gạch Bát Tràng để lát nền các công trình kiến trúc.Các đồ án trang trí được
ghép bằng những mảnh sứ xanh dán trên nền trắng và sứ trắng.
+ Một số đồ gốm còn được bịt vàng,bịt bạc để triều đình sử dụng hàng ngày ,để ban thưởng
cho các sứ thần và quan lại có công với nhà Nguyễn. Gốm dân dụng
Gốm dân dụng do các làng sản xuất .Bát tràng làm gốm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Miền Bắc có 3 loại làng làm gốm:
+Bát Tràng làm gốm men,vs loại hình (bát ,đĩa, đôn,chậu,nậm rượu..)
+ Thổ Hà và Phù Lãng làm gốm sành, vs loại hình (lon ,vại,chĩnh ,chậu ,bình,lọ, chai,ấm.)
+Đình Trung(Vĩnh Phúc), Vân Đình(Hà Tây),Làng Quậy( Hải Dương) làm gốm đất nung, (vs
loại hình nồi, ấm, chậu.)
-Miền Trung và miền Nam gốm men được làm ở một số làng ở Bình Định, Quảng Ngãi,Chợ
Bông (NA) làm gốm đất nung.Miền núi có Bản Chiềng, Mường Chanh làm gốm đất nung.
+ Loại hình gốm men gồm nhiều loại bát, hộp, bình ,gạch, con giống, đô, tách, chén, ấm.
+ Loại hình gốm sành có lon,vại,chum,chậu,bình ,lọ,lư hương,cối,bình vôi,con giống.
+ Gốm đất nung chủ yếu gồm có nồi,ấm, chậu.
2/ phân biệt gốm cung đình và gốm dân dụng thời nguyễn. Đồ gốm sứ ký kiểu. 1
Gốm cung đình và gốm dân dụng có sự phân biệt rõ ràng
Gốm cung đình
Gốm dân dụng
Có sự ảnh hưởng của Trung Quốc
Mộc mạc phù hợp với nhu cầu của
quảng đại quần chúng nhân dân
Đồ gốm sứ ký kiểu
+ Nhà Nguyễn cho mở xưởng sản xuất đồ sứ riêng cho triều đình sử dụng.Đồ sứ được
đánh dấu nội phủ làm tại xưởng Long Thọ (Huế).Ngoài ra thời chúa Trịnh và các vua triều
Nguyễn đặt ký kiểu Trung Quốc,ở dưới đáy sản phẩm có chữ “ Nội Phủ” hay “Ngoạn ngọc
Đồ gốm sứ Ký Kiểu được phân biệt rõ ràng
Đồ sứ của các chúa Trịnh ở Đàng
Đồ sứ do các chúa Nguyễn ở Đàng Trong Ngoài
Là những món đồ mang các hiệu đề :
Là những chiếc tô đề thơ của chúa + Nội phủ thị trung
Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) vẽ kèm + Nội phủ thị hữu
phong cảnh minh minh họa những nội + Nội phủ thị Đông dung bài thơ đó. + Nội phủ thị Nam
+ Những chiếc tô này đều có hiệu đề gồm + Nội phủ thị Bắc
hai chữ Hán Thanh Ngoạn.Viết theo lối + Nội phủ thị Đoài chữ triện. +Khánh Xuân thị Tả 1
Vấn đề 11: (mở rộng).
1. Nguồn gốc loài người. Quá trình tiến hóa của con người.
- Nguồn gốc loài người:
+ thứ 1 về quan niệm thần thoại: qua các câu chuyện huyền thoại giải thích về nguồn gốc
loài người của các quốc gia
• Trung Quốc: bà nữ oa dùng bùn vàng nặn thành người và thổi vào đó sự sống
• Hy Lạp: con người sinh ra từ loài cá
• Việt Nam: con người sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ âu cơ
Con người do đấng thần linh tạo ra
+ thứ 2 về quan niệm khoa học: con người tiến hoá từ 1 loài vượn.
- Quá trình tiến hóa của con người.
Ngày nay, các nhà khoa học đa số thống nhất loài người đã tiến hóa từ vượn người qua 3 loại
hình cơ bản. Ba loại hình đó là:
Homo habillis (Người Khéo léo),
Homo erectus (Người Đứng thẳng),
Homo sapiens (Người Tinh khôn, người Hiện đại).
- Là 1 sự chọn lọc tự nhiên trong giới sinh vật
- Từ 1 loài vượn đã tự tách ra biết dùng tay cầm nắm rồi hình thành lao động, 1 sự tác
động chuyển biến từ vượn thành người, chính lao động đã giúp hoàn thiện bản thân về con người
- Khi có lao động đã kích thích và xuất hiện ngôn ngữ và tiếng nói
- Có 2 bước nhảy: bước nhảy vọt thứ nhất từ vượn thành người tối cổ
+ bước nhảy vọt thứ hai từ người tối cổ chuyển hoá thành người tinh khôn
Kết quả nghiên cứu về con người ngày càng chứng t{, sự ra đời của con người là kết
quả của cả một quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài và rất phức tạp của thế giới sinh vật.
. Quá trình tiến hóa của con người.
Quá trình tiến hóa của con người: 04 giai đoạn chính: vượn người hóa thạch, người vượn
hóa thạch (người tối cổ), người cổ và người hiện đại. -
GĐ 1: Vượn người hóa thạch: cách đây khoảng 18 triệu năm và sống chủ yếu trên cây. -
GĐ 2 Người vượn hóa thạch (người tối cổ): cách đây khoảng 2-8 triệu năm. chuyển
từ lối sống trên cây xuống sống ở mặt đất, đi lại bằng 2 chân, thân hơi khom về phía
trước. cao 120 – 140 cm, nặng 20 – 40 kg, có hộp sọ 450 – 750 cm3 -
GĐ3:Người cổ Homo: đã tuyệt diệt, sống cách đây 35.000 năm – 2.000.000 năm. 03 loại hình cơ bản.
Homo habilis (người khéo léo): cách đây khoảng 1,6 – 2 triệu năm
Homop erectus (người đứng thẳng): cách đây 35.000 năm – 1,6 triệu năm
Homo neanderthalensis (người Neanderthal): biến mất cách đây khoảng 200.000 –
35.000 năm. Homo erectus đã nhường chỗ cho người Neanderthal (Homo
neanderthalensis). Neanderthal không phải là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại mà
là 1 nhánh phát triển trong chi Homo cùng tồn tại trong 1 thời gian dài, sau đó biến
mất nhường chỗ cho người hiện đại -
GĐ4: Người hiện đại (Homo sapiens):
2. Đồ đá, đồ gốm trong văn hóa đa bút. So sánh với văn hóa hòa bình – bắc sơn.
- Đồ đá Văn hóa Đa Bút
+ Công cụ đá Đa Bút thường có dáng dấp tương tự công cụ Hoà Bình-Bắc Sơn. Đó là
các loại công cụ cuội nguyên, công cụ cuội ghè đẽo, nạo, cuốc, rìu mài lưỡi và rìu
mài lan thân. Ngoài các loại rìu, cuốc, đục, cưa, cối, chày còn có mũi dùi, vòng hình
bánh xe, nhiều chì lưới bằng đá và đất nung. Chì lưới có dạng quả nhót hay tròn có
rãnh buộc dây. Đây là lần đầu tiên phát hiện được bằng chứng đánh bắt cá bằng lưới ở Việt Nam
- Đồ gốm trong Văn hóa Đa Bút
+ Đồ gốm Đa Bút rất thô, pha trộn nhiều cát sỏi to. Gốm chủ yếu là các loại nồi đáy
tròn, không chân đế. Hình loại gốm đơn giản, miệng đứng hoặc hơi loe, thành miệng
cao, bụng hình cầu, hoa văn in dập kín mặt ngoài. Gốm được làm bằng tay, tạo từ
nguyên khối, sử dụng bàn đập và hòn kê. Gốm khá dày và khá cứng. Đa Bút được coi
là một trung tâm gốm độc lập và sớm nhất ở Việt Nam.
. So sánh với văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn. Đa Bút Hòa Bình-Bắc Sơn Công cụ Đá, gốm Đá Kinh tế
Săn bắt, hái lượm là chủ yếu, Săn bắt, hái lượm là
nền nông nghiệp sơ khai được hình chủ yếu, nền nông nghiệp sơ 1
thành, ngoài ra còn nghề đánh bắt khai được hình thành. cá Đời sống
Cư trú ngoài trời các đồi gò Sống định cư lâu dài cư dân và vùng ven biển.
trong các hang động, mái đá,
hợp thành thị tộc, bộ lạc.
3. Xã hội thời kì đồ đá giữa trên thế giới.
- Khí hậu đang chuyển sang khí hậu hiện đại, khí hậu trở nên ấm áp. Động vật và thực vật
cũng chuyển sang động vật và thực vật hiện đại.
- Một số động vật lớn, nguyên là đối tượng săn bắt của con người thời đại đồ đá cũ, như voi
ma mút, tê ngưu lông dày và nhiều động vật khác, đã bị tuyệt diệt. Thay thế cho chúng,
trong thời đại đồ đá giữa, các loài động vật nhỏ hiện đại đã xuất hiện ở nhiều nơi.
- Nhìn chung, môi trường tự nhiên của các vùng lãnh thổ có nhiều biến đổi khác nhau.
Người ta thấy thảo nguyên, tundra và sa mạc khô cằn xuất hiện. Điều kiện sống thay đổi đã
dẫn đến những phát minh kỹ thuật và kinh tế quan trọng, trước hết là sự phát minh ra cung
và tên. Cung và tên là phát minh vĩ đại nhất trong thời đại đồ đá giữa. Có thể nói, sự phát
minh ra cung tên đánh dấu một bước tiến lớn của kỹ thuật nguyên thủy trong việc tăng tốc
độ vận động của công cụ và tăng tính chuẩn xác của công cụ kỹ thuật chế tác đá đã đạt tới
mức hoàn thiện: con đường đồ đá nhỏ và con đường đồ đá lớn.
- Trong thời đại đồ đá giữa, ngoài săn bắn và thu lượm đã xuất hiện loại hình kinh tế mới:
đánh cá, bắt đầu thuần phục và thuần dưỡng động vật, bắt đầu làm quen với nông nghiệp.
Giới động vật phong phú thời Pleistocene bị thay thế bởi giới động vật hiện đại. Loại vũ khí
tối tân nhất, lợi hại nhất cho săn bắn đã ra đời. Đó là cung tên, Sau cung tên, boomerang
cũng có vai trò lớn trong săn bắn ở thời đại đồ đá giữa. Boomerang là một loại vũ khí săn
bắn có tính năng khác thường.
- Con người thời kì đá giữa khống sống định cư cố định 1 nơi lâu dài, con người bắt đầu tới
cư trú trên những dải sông thấp, nằm liền sát nơi có nước, cũng như trên những đồi cát, dụn
cát ở dọc bờ sông hay quanh đầm hồ.Việc lựa chọn sống ven sông, biển là để đánh cá, sò
điệp. Chính ở những nơi này, người ta đã phát hiện được những công cụ khác nhau, như
lưỡi câu, lao, lao móc, chỉ lưới, phao lưới, dây treo lưới (ở Nam Ural).
- Trong những hoàn cảnh thuận lợi đặc biệt, người thời đá giữa săn bắn được nhiều thú vật
vượt quá sự tiêu dùng trực tiếp. Do đó, người ta có thể chọn những con thú bị thương nhẹ,
những con thú nhỏ, nhốt lại và nuôi chúng làm thức ăn dự trữ. Chó là con vật được thuần
dưỡng đầu tiên của loài người, lợn, dê, cừu…
- Bên cạnh đó cư dân đá giữa Nataphi đã làm nông nghiệp sơ khai gieo trồng lúa mì và lúa mạch
=> Các loại hình kinh tế thời đại đồ đá giữa khá phong phú và đa dạng, bao gồm săn bắn,
thu lượm và đánh cá. Và, vào cuối thời đại đồ đá giữa, một số cộng đồng cư dân sinh sống
lâu ở một số vùng lãnh thổ có những điều kiện đặc biệt thuận lợi đã thuần phục và thuần
dưỡng động vật và bắt đầu làm nông nghiệp sơ khai. Cần phải nói thêm rằng, trong thời đại
đồ đá giữa, con người cùng một lúc phải sử dụng nhiều phương thức kiếm sống khác nhau, 1
không hoặc ít khi có khả năng thuần tuý sống bằng săn bắn hoặc thu lượm. Chúng ta ngày
càng có nhiều bằng chứng tỏ rõ lối sống định cư không chỉ có ở cư dân thu lượm mà có cả ở
những người săn bắn và đánh cá. Và bước chuyển sang hoạt động kinh tế sản xuất không
chỉ diễn ra ở những người săn bắn và thu lượm mà ở cả một số nhóm cư dân sống định cư
và đánh cá phát triển. Các bộ lạc Nataphi lúc đầu vừa săn bắn vừa thu lượm nhưng đến cuối
thời đại đồ đá giữa, ngoài săn bắn, thu lượm và đánh cá, họ còn biết đến chăn nuôi và làm nông nghiệp sơ khai.
4. Đặc trưng của văn hóa hòa bình.
- Các di tích văn hóa Hòa Bình chủ yếu là hang động hoặc mái đá, phân bố trong vùng núi đá
vôi, rất ít di chỉ ngoài trời, bên thềm sông, suối. Đây là nét tiêu biểu chung của nền Văn hóa
Hòa Bình trong khu vực Đông Nam Á lục địa. Những di vật thường gặp trong văn hóa Hòa
Bình là bếp, mộ táng, tàn tích sau bữa ăn, công cụ lao động và các chế phẩm khác của người
nguyên thủy. Những vết tích vỏ trai, ốc, xương răng động vật và vỏ, hạt một số loài thảo
mộc còn giữ lại trong tầng văn hóa Hòa Bình là những tàn tích sau bữa ăn của người Hòa Bình.
5. Văn hóa bắc sơn
-Công cụ đặc trưng nhất của văn hóa này bao gồm rìu mài lưỡi (rìu Bắc Sơn), công cụ ghè
đẽo định hình (hình bầu dục, hình chữ nhật, hình hạnh nhân, hình quạt, hình mu rùa…), gốm
thô. Trong đó, rìu mài lưỡi và “dấu Bắc Sơn” được coi là những di vật có tính chất chỉ thị cho
niên đại của văn hóa này. Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại hình di vật khác như: Hòn ghè,
bàn mài, công cụ mảnh tước, công cụ xương, đồ trang sức, đồ gốm, mộ táng, di cốt động vật,
vỏ các loài nhuyễn thể… Đó là những cứ liệu quan trọng để phục dựng bức tranh về đời sống
vật chất và tinh thần của cư dân văn hóa Bắc Sơn. Đánh giá về rìu mài lưỡi Bắc Sơn, các nhà
khảo cổ học cho rằng, đó là chiếc rìu mài xuất hiện sớm nhất ở châu Á, có ý nghĩa như một
cuộc “cách mạng đá mới” tạo nên một bước tiến nhảy vọt trong quá trình chinh phục thiên
nhiên, làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế, xã hội thời nguyên thủy.
6. Đồ gốm trong văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun. -Đồng Đậu:
- Đồ gốm: Trong tầng văn hoá, mảnh gốm tìm thấy với khối lượng lớn. Trong giai đoạn đầu,
gốm ít nhiều vẫn tiếp tục theo truyền thống Phùng Nguyên, song đã có những thay đổi rõ rệt về
tạo dáng và hoa văn. Chất liệu gốm văn hoá Đồng Đậu có phần khác so với Phùng Nguyên. Đó
là sự vắng mặt của loại gốm mịn kiểu Gò Bông và sự tương đối đều sắc, nhất là sự phổ biến
của loại gốm màu hơi xám. Gốm khá cứng và đanh mặt, độ nung gần từ 800-9000C, và vì vậy
theo các nhà nghiên cứu, có nhiều khả năng gốm đã được nung trong lò chuyên dụng. Gốm
chủ yếu được làm bằng bàn xoay có kết hợp những kỹ thuật khác
Loại hình: Đồ đựng như bình, vò, bát, chậu…. Đồ đun nấu như nồi đáy bằng, đáy tròn…. Các
loại khác như nồi nấu đồng, khuôn đúc đồng, dọi xe sợi, chạc gốm, tượng bò, tượng gà, bi
gốm…. Phong cách tạo dáng của người Đồng Đậu có xu thế giảm dần chiều cao, tăng dần 1
chiều rộng, phần cổ ngắn, miệng loe xiên, bụng nở và rộng. Bên trong thành miệng thường có
trang trí hoa văn sóng nước.
Hoa văn: Đồ gốm Đồng Đậu sớm chủ yếu được trang trí văn thừng, đặc biệt loại thừng thô,
rãnh to, sâu và chạy dọc thân gốm. Trên một số mảnh đã nhận thấy một số hoa văn trang trí
mới như hoa văn kiểu khuông nhạc đơn giản, đường tròn đồng tâm, sóng đơn hay gấp khúc….
kẻ chéo đan xen, sóng nước uốn lượn, hình số tám, chữ S nối đuôi…. Những motif này được
kết hợp tạo nên lối trang trí phức hợp.
Đặc trưng nữa là những cách trang trí bên trong thành miệng gốm, bao gồm văn sóng nước
nhiều loại, văn in lăn hình hạt lúa xếp chéo liền nhau. Trên thân và đáy gốm phổ biến là văn
đan lóng đôi, lóng ba, văn hình bu gà. Các motif hoa văn chủ yếu được tạo nên bằng bút vẽ nhiều răng. -Gò Mun:
- Đồ gốm: Chất liệu chủ yếu là đất sét pha cát và các loại tạp chất khác, đất được chọn và lọc
kỹ cho nên có độ kết dính cao. Ở giai đoạn sớm cát pha có kích thước lớn làm cho gốm thô
nặng và cứng. Ở giai đoạn muộn gốm vẫn cứng, song mỏng hơn, cát pha mịn hơn. Bên cạnh
gốm màu xám là màu xám nhạt, hồng. Gốm văn hoá Gò Mun rất cứng, gần như không thấm
nước, được nung ở độ nung khoảng 800-9000C, có thể đã được nung trong lò chuyên dụng.
Gốm được làm bằng bàn xoay kết hợp với các kỹ thuật khác
Loại hình: Điểm đặc sắc của gốm Gò Mun là phát triển lối trang trí hoa văn bên trong miệng
hiện vật đã có từ giai đoạn Đồng Đậu các miệng gốm thường được bẻ loe ra, nằm ngang rộng
bản, cổ gãy. Thân gốm thường có dạng hình cầu tròn đều, đường kính bụng rộng. Người Gò
Mun sản xuất đồ gốm chủ yếu là đồ đun nấu (nồi), đồ đựng (bình, vò, chậu, bát). Chân đế có
xu hướng thấp dần, xuất hiện loại đáy bằng, hình dạng ổn định, thanh thoát, mức độ trùng hợp
lớn. Đối với loại hình nồi bình, vò là loại miệng loe ngang gần gãy, góc ở phần cổ so với thân
tạo thành miệng gốm, rộng và có gờ ở mép miệng. Đối với loại chậu, bát, cấu trúc miệng
thường thấp. Đáng chú ý là loại bình có đai nổi gắn vòng quanh thân, chia thân thành hai phần
bằng nhau, phần thân trên thường trang trí hoa văn khắc vạch hình học điển hình Gò Mun.
Trong số chân đế Gò Mun, đáng chú ý là loại chân đế hình ống (trụ) cao, phần đế loe rộng như
hình chiếc đĩa úp có trang trí đai nổi và những băng hoa văn in vòng tròn nhỏ và khắc vạch
hình hình học. Ngoài chạc gốm còn có bi gốm, dọi xe sợi đất nung, chì lưới, tượng thú bằng đất nung…
Hoa văn trang trí: Hoa văn gốm Gò Mun được tạo bằng những phương pháp truyền thống: đập,
lăn, in ấn, khắc vạch và đắp nổi. Đa số thân và đáy có văn thừng đập, lăn hay đập nan chiếu.
Văn khắc vạch kết hợp in hình tròn nhỏ trang trí chủ yếu bên trong thành miệng. Hoa văn Gò
Mun có phong cách hình học rõ ràng, gẫy góc, giản đơn gồm những đường gấp khúc, tam giác,
chữ nhật, zigzag… kết hợp với những dải vòng tròn nhỏ đơn hoặc kép.
7. Đồ gốm Óc Eo và Văn hóa Óc Eo. -Đồ gốm Óc Eo 1
+ Đồ gốm trong văn hóa Óc Eo có thể chia làm 3 loại hình chính: Vật liệu xây dựng - kiến trúc
(gạch, ngói, điêu khắc, phù điêu trang trí…), công cụ sản xuất (bàn xoa, chì lưới, dọi se sợi,
nồi nấu kim loại…), đồ gia dụng (bếp lò, đèn, hũ, bình, nồi lớn nhỏ), đồ thờ cúng (bình Kendi, ly chân cao…)
Gốm Óc Eo cũng có hai loại chính: thô và mịn. Ở nhiều di tích sớm được gọi là "Tiền Óc Eo"
cả hai loại gốm này cùng tồn tại, trong đó gốm mịn phổ biến ở các lớp văn hoá trên và ít hơn
gốm thô và cả hai đều được làm từ nguyên liệu tại chỗ. -Văn hóa Óc Eo:
Đặc điểm di tích (phân bố và loại hình) Cư dân văn hoá Óc Eo cư trú trên một địa bàn rộng lớn
châu thổ sông Cửu Long. Sau nhiều ngàn năm được bồi đắp, đồng bằng sông Cửu Long được
hình thành thành và ổn định. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu địa sử học gần đây thì trên
mặt đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều sông cổ, như sông cổ Hậu Giang (Proto-Bassac),
sông Bình Minh (Proto-Hàm Luông), sông Vàm Cỏ cổ (Proto-Vaico), sông Trảng Bàng cổ
(Proto-Trảng Bàng), sông Sài Gòn cổ (Proto-Saigon). Hệ thống sông ngòi dày đặc cùng với
kênh rạch chằng chịt là những yếu tố sinh thái quan trọng trong việc hình thành và phân bố của
các địa điểm văn hoá Óc Eo. Người Óc Eo cư trú trên nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau và ở
mỗi tiểu vùng này có những đặc trưng riêng về xây cất nhà ở, công trình kiến trúc, cách thức làm ăn, đi lại.
Dấu vết cư trú cổ được phát hiện thấy ở nhiều di tích văn hoá Óc Eo. Loại hình phổ biến nhất
là dấu tích nhà sàn. Người Óc Eo ở nhà đất và nhà sàn, phổ biến là nhà sàn. Dấu tích nhà sàn
(cột gỗ, sàn nhà, mái nhà - mái lá dừa nước…)Các khu dân cư lớn như Óc Eo-Ba Thê, Cạnh
Đền… tạo thành một phức hợp đô thị cổ nằm trên bờ Tây sông Hậu. Các trung tâm cách nhau
không xa. Cư dân sống bằng nghề thủ công, buôn bán trao đổi với người trong nội địa và với tàu thuyền nước ngoài
+ Kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo Cư dân Óc Eo xây dựng nhiều công trình phục vụ tôn giáo,
tang ma như đền thờ, đền-tháp và mộ hoả táng. Các công trình này có quy mô lớn, diện tích
rộng, xây dựng kiên cố bằng gạch, ngói, đá.
8. Tình hình kinh tế, xã hội thời đại đồ sắt. Đặc điểm của Đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn. Tình hình kinh tế
+ Đồ sắt ra đời đã thúc đẩy sự phát triển rất nhanh về nền kinh tế sản xuất, mà thành tựu lớn
nhất là nền nông nghiệp dùng cày. Lúa mì, mạch có các loại đại mạch, kiều mạch, mạch đen,
kê. Những loại ngũ cốc này có từ lâu đời. Ai Cập lúa mì xuất hiện 5.300 năm BC, đặc biệt ở
Iraq lúa mì có rất sớm 8.000-7.000 năm BC. Ngoài ra còn có các loại cây như nho, táo, mận,
chanh, quýt, trám, lê… phản ảnh nghề trồng vườn khá phát triển. Bổ sung cho trồng trọt, chăn nuôi là nghề đánh cá.
+ Bên cạnh cái cày, nhiều công cụ làm bằng sắt, bằng gang phát hiện khá phong phú và đa
dạng như cuốc, xẻng, thuổng, dao, lưỡi liềm, hái… đặc biệt phải kể đến cái rìu sắt 1
+ Song song với nghề trồng trọt là nghề chăn nuôi. Nghề chăn nuôi các động vật chẳng những
để ăn thịt, cung cấp sữa, lông, da, sừng… mà còn chủ yếu cung cấp sức kéo cho nông nghiệp.
Từ chăn nuôi nhốt đến chăn nuôi thả thành nghề chăn nuôi du mục.
+ Đồ sắt ra đời đã thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nghề thủ công và tạo ra nhiều ngành nghề
mới: nghề khai mỏ, luyện kim đen, luyện kim màu, nghề gốm, nghề dệt, nghề sơn, nghề chế
tạo trang sức như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, khuy áo, trâm cài, nhẫn…. Nghề xe chỉ dệt vải
với chiếc khung dệt bằng gỗ, nghề đóng thuyền ván và chế tạo thuyền độc mộc, nghề đóng xe
4 bánh, nghề sản xuất dầu thực vật và rượu nho,.....
Nghề thủ công đã chuyên môn hóa và tách khỏi nghề làm nông. Các sản phẩm của nền kinh tế
không chỉ để tự cung tự cấp mà đã trở thành hàng hóa bán ra thị trường trong và ngoài khu vực -
Xã hội thời đại đồ sắt
+ Sự phân bố dân cư cũng thay đổi. Quý tộc bộ lạc, chiến binh, thợ thủ công sống ở thành phố.
Thành phố được xây ở các gò cao, xung quanh có thành đá bao bọc. Dân cư sống thành làng
nông nghiệp, chăn nuôi. Xung quanh làng bao bọc bằng các lũy, có hào kèm theo. Những làng
gần thành phố là trung tâm buôn bán.
+ Các công xã thị tộc phụ quyền chuyển thành công xã lãnh thổ là hình thức nhà nước sơ khai
Hiệu suất lao động được nâng cao trong thời đại đồ sắt đã làm biến đổi quan hệ xã hội. Tài sản
bị phân hóa, của cải tập trung vào tay bọn quý tộc.
Chế độ nô lệ mới phát sinh là hiện tượng cá biệt, thì nay là một bộ phận quan trọng trong xã
hội. Nô lệ không còn là những người giúp việc đơn giản mà họ đã bị lùa hàng loạt ra đồng, vào
các xưởng thợ làm việc, và nô lệ đã trở thành hàng hóa để mua bán
Hệ quả không thể tránh khỏi là chiến tranh. Chiến tranh là một hiện tượng thường
xuyên trong thời đại đồ sắt -
Đặc điểm của Đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn
+ Đồ sắt chủ yếu là công cụ và vũ khí, gồm các loại: nồi nấu đồng, cuốc, lưỡi mai, liềm, dao,
đục, rìu, kiếm, giáo, lao, dao găm…. Có loại cuốc hình dáng có vai rất giống cuốc bằng đồng,
có loại hình chữ U (Bản vẽ 43). Giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn có loại hiện vật được
chế tạo lưỡng kim, nửa sắt nửa đồng như giáo lưỡi sắt chuôi đồn.g. Đồ gia dụng ít khi làm
bằng sắt, nhưng cũng có một chiếc cối sắt nhỏ ở di chỉ Làng Vạc. Tuy nhiên, có lẽ do sắt là
kim loại quý buổi đầu, nên người Đông Sơn cũng chế tạo các đồ trang sức từ sắt như vòng tay,
vòng cổ, khuyên tai. Đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn không nhiều bằng đồ đồng, nhưng kỹ
thuật khai mỏ, luyện quặng theo thực nghiệm thì bằng phương pháp hoàn nguyên hoặc phương
pháp thổi sống. Người Đông Sơn đã biết đúc gang và biết các phương pháp gia công chế tạo đồ sắt trong quá trình rèn. 1