-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Văn hoá báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo chí làm đẹp, làm giàu cho vốn văn hóa của dân tộc. Báo chí cũng là phương tiện hữu dụng để truyền tải hình ảnh, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và các lĩnh vực khác. Báo chí cũng giúp cho người dân tiếp cận với những tin tức thế giới một
cách dễ dàng hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Văn hoá báo chí 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Văn hoá báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo chí làm đẹp, làm giàu cho vốn văn hóa của dân tộc. Báo chí cũng là phương tiện hữu dụng để truyền tải hình ảnh, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và các lĩnh vực khác. Báo chí cũng giúp cho người dân tiếp cận với những tin tức thế giới một
cách dễ dàng hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Văn hoá báo chí 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
MỤC LỤC
I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA BÁO CHÍ 1. Văn hóa là gì?
2. Văn hóa báo chí.
II. VĂN HÓA BÁO CHÍ LÀ CHỦ THỂ TRUYỀN THÔNG
1. Báo chí làm đẹp, làm giàu cho vốn văn hóa của dân tộc.
2. Báo chí cũng là phương tiện hữu dụng để truyền tải hình ảnh, tác phẩm
nghệ thuật, âm nhạc và các lĩnh vực khác.
3. Báo chí cũng giúp cho người dân tiếp cận với những tin tức thế giới một cách dễ dàng hơn.
III. Các thành tố của văn hóa báo chí
1. Văn hóa báo chí chủ thể cơ quan
2. Văn hóa báo chí chủ thể nhà báo
3. Các kênh truyền thông
IV. Biểu hiện văn hóa báo chí của nhà báo 1. Phẩm chất
1.1. Phẩm chất về đạo đức 1.2. Phẩm chất trí tuệ
1.3. Sự trung thực và lòng dũng cảm
1.4. Lòng yêu nghề và nhiệt huyết
1.5. Sáng tạo, năng động và nhạy bén hài hòa các mối quan hệ
2. Năng lực chuyên môn
2.1. Tri thức, trình độ
2.2. Kỹ năng tác nghiệp
V. Biểu hiện phản văn hóa báo chí của nhà báo
1. Những biểu hiện phản văn hóa báo chí
2. Giải pháp khắc phục từ góc nhìn của một sinh viên báo chí TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN HÓA BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
Đề bài: Những biểu hiện phản văn hóa báo chí của nhà báo Việt Nam hiện nay.
I. Khái niệm văn hóa báo chí 1. Văn hóa là gì ?
Để hiểu được văn hóa báo chí là gì trước tiên ta cần hiểu được văn hóa là gì.
Văn hóa được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau, có thể nêu ra một vài cách hiểu về văn hóa như: - Theo UNESCO, Năm 2002: o
“Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thể kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu –
những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.”
- Theo Hồ Chí Minh (1940) quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng: o
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày
về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [(1) Hồ
Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 3, tr. 431].
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, phong phú và rất phức tạp. Do đó cũng có
rất nhiều cách hiểu về văn hóa, khi đề cập đến văn hóa mỗi người sẽ có một cách
hiểu khái quát của riêng mình. Nhưng nói chung văn hóa là phản ánh và thể hiện
sống động và tổng quát mọi mặt của cuộc sống, được bồi đắp xuyên suốt thời gian
để rồi cấu thành một hệ thống giá trị, truyền thống, lối sống của từng nơi từng vùng
miền, dân tộc khác nhau. Điều đó khẳng định nên bản sắc riêng của mình giữa
hàng ngàn hàng vạn những nét văn hóa riêng biệt.
Tóm lại văn hóa được hiểu theo 2 nghĩa:
- Nghĩa rộng: Văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra trong quá
khứ và hiện tại “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”.
- Nghĩa hẹp, văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác
giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. 2. Văn hóa báo chí
Đó là văn hóa đối nói chung, đối với báo chí thì văn hóa báo chí truyền thông
cần phải trả lời được câu hỏi: Báo chí truyền thông có phải là văn hóa hay không ?
- Có thể khẳng định, bởi báo chí truyền thông là sản phẩm của sự sáng tạo của
con người, thỏa mãn nhu cầu cập nhật thông tin, tin tức, giao tiếp của con
người. Báo chí truyền thông được hình thành và phát triển cùng với tiến
trình lịch sử của thời đại, nó đi song hành cùng với đời sống con người. Vì
vậy, theo nghĩa rộng, báo chí truyền thông là văn hóa. Nói một cách chính
xác hơn, báo chí truyền thông là một bộ phận cấu thành của văn hóa.
- Trên cơ sở đó, thay vì nói báo chí truyền thông là văn hóa chúng ta có thuật
ngữ: “Văn hóa báo chí truyền thông”.
Từ đó ta có khái niệm về văn hóa báo chí. Theo TS. Nguyễn Duy Hạnh, ThS.
Nguyễn Tùng Lâm cho rằng:
- Văn hóa báo chí là toàn bộ những giá trị mà con người tạo ra được biểu hiện
và thẩm thấu trong hoạt động báo chí. Nó biểu hiện trong nhận thức, hành vi
trong hoạt động báo chí. Nó biểu hiện trong nhận thức, hành vi của các chủ
thể tham gia hoạt động báo chí và kết quả mà họ tạo ra trong hoạt động đó.
(Trích: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa báo chí, TS. Nguyễn Duy Hạnh,
Học viện Chính trị khu vực I, ThS. Nguyễn Tùng Lâm, Đại học Chính trị,
Bộ Quốc phòng, http://tapchitaichinh.vn/)
II. Văn hóa báo chí là chủ thể truyền thông
Ta có thể nói báo chí là văn hóa báo chí và cũng chính là một bộ phận của văn hóa.
- Văn hóa báo chí là giá trị của báo chí đối với đời sống văn hóa.
- Văn hóa báo chí được thể hiện cụ thể thông qua chính đời sống xã hội
Báo chí là một phần của văn hóa, nhiệm vụ của báo chí là sáng tạo, phổ biến và
lưu truyền văn hóa. Mỗi tác phẩm báo chí là mỗi sản phẩm văn hóa, mỗi nhà báo là
một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.
Văn hóa báo chí là một bộ phận của văn hóa, nó gắn liền và có tác động đến
văn hóa. Cũng chính vì thế Văn hóa báo chí có thể coi là một nguồn để khai thác của truyền thông.
Báo chí hiện nay đã phát triển rất nhiều, kể từ những mẩu cáo thị, báo giấy thô
sơ cho đến những bản tin, phát thanh rồi đến những trang báo mạng điện tử, hòa
nhập với công nghệ 4.0 hiện nay, đi vào cuộc sống và tiếp cận đến với nhiều người
hơn thông qua mạng xã hội để từ đó đưa đến những thông tin nhanh nhất và chính xác nhất cho người dân.
Ngày nay với nhu cầu tìm hiểu và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng của
xã hội, báo chí là một phần quan trọng trong để đem đến những thông tin nhanh và
chính xác cho người đọc. Đối với đồi sống văn hóa, báo chí cũng có những đóng góp quan trọng.
1. Báo chí làm đẹp, làm giàu cho vốn văn hóa của dân tộc
Báo chí thể hiện khía cạnh văn hóa – xã hội của đất nước, nhất là về mặt ngôn
ngữ. Báo chí cũng là nơi gìn giữ, sáng tạo ra những từ mới, những thuật ngữ mới
không chỉ trong cách viết, cách thể hiện mà còn được thể hiện thông qua ngôn ngữ
nói và ngôn ngữ viết. Mặt khác báo chí cũng thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát
huy các bản sắc, truyền thông lâu đời vốn có từ ông cha ta để lại để tuyên truyền
người dân phát huy chọn lọc các nền văn hóa tiến bộ trên khắp thế giới. Chính vì
vậy, trong lĩnh vực văn hóa thì báo chí có tầm quan trọng và ảnh hưởng vô cùng lớn.
Báo Thanh Hóa đưa tin (04/08/2020) “Gìn giữ bản sắc văn hóa thời hội nhập” o
Bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới, hội nhập đang dần bị
phai nhạt và nhiệm vụ của báo chí đã phát huy tác dụng khi truyền đạt
những thông tin, đem đến cho người đọc những cái nhìn về việc bản
sắc văn hóa Việt Nam dần mất đi. Để người dân được biết và quan tâm
hơn đến bản sắc văn hóa của quê hương mình thay vì ngó lơ để rồi
những nét văn hóa đó dần biến mất.
Nhiệm vụ của báo chí đối với văn hóa là rất quan trọng, không thể phủ nhận
tầm quan trọng đó. Báo chí đưa đến cho người dân những cái nhìn về sự việc một
cách trực quan nhất có thể và cũng là phương tiện để đưa người dân gần gũi hơn
đối với những giá trị cốt lõi của văn hóa thông qua con chữ, thông qua hình ảnh và thông qua cả lời nói.
2. Báo chí cũng là phương tiện hữu dụng để truyền tải những hình ảnh,
tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, và các lĩnh vực khác
Billboard có đưa tin với tựa đề “Binz Vietnam’s Poet of Rap, Reaches New
Heights With ‘Bigcityboi’ ”. o
Bài báo đưa tin về sản phẩm âm nhạc mới nhất của Rapper Binz, có
thể thấy được sự ảnh hưởng của âm nhạc Việt Nam không chỉ nằm ở
đất nước bé nhỏ này nữa mà đã là vươn ra ngoài biên giới, đến với
những khán thính giả ở nhiều nơi trên thế giới hơn. Billboard đã góp
phần đưa những ca khúc Việt đi xa hơn và truyền tải được nhiều hơn,
giúp cho thật nhiều nhiều người trên thế giới có thể biết và tiếp tục tìm
đến cũng như khám phá những hoạt động âm nhạc, giải trí mà Việt
Nam đã và đang thực hiện. Có sự giúp sức của báo chí, âm nhạc hay
bất cứ một loại hình nghệ thuật hay bất cứ lĩnh vực nào khác có thể
được sự chú ý từ phía bên ngoài lãnh thổ, dù cho đó là sự bất đồng về ngôn ngữ.
Báo thanh niên cũng có đăng tải một bài viết về sản phẩm mới của Sơn Tùng
M-TP gây sốt cộng đồng mạng trong và ngoài nước với tựa đề “Báo Mỹ gọi Sơn
Tùng M-TP là ‘hiện tượng Châu Á”. o
Tương tự như với sản phẩm âm nhạc của Binz, đối với Sơn Tùng M-
TP đó còn là sự kết hợp giữa âm nhạc Việt Nam và âm nhạc của Mỹ,
sau khi được đăng tải chỉ trong 8 phút ngắn ngủi sản phẩm với sự kết
hợp giữa Sơn Tùng và Rapper Snoop Dog đã cán mốc 1 triệu lượt xem
trên Youtube, đồng thời cũng là Top 1 Trending Youtube Việt Nam,
không chỉ dừng ở Việt Nam mà còn là Top Trending trong rất nhiều
bảng xếp hạng khác ở một vài quốc gia như Canada, Hàn Quốc,… và
còn là Top 14 trên toàn cầu. Cũng chính vì thành tích đó Ca khúc “Hãy
trao cho anh” đã có bài viết khen ngợi từ tờ báo The Source (Mỹ) với
danh xưng “hiện tượng Châu Á”. The Source đã dành rất nhiều lời
khen có cánh cho Sơn Tùng trong đó có câu: “Vào mùa hè không thể
nào quên của năm 2019, hiện tượng châu Á Sơn Tùng M-TP ra mắt
single Hãy trao cho anh với sự góp mặt của Snoop Dogg, rapper tiên
phong đến từ California”.
Qua đó ta có thể thấy được sức ảnh hưởng của báo chí đến với những hoạt động
nghệ thuật, hay bất kì lĩnh vực nào đó khác. Báo chí đã góp phần đưa những sản
phẩm vươn ra khỏi biên giới của mảnh đất hình chữ S bé nhỏ đến với những quốc
gia khác, góp phần quảng bá đến với bạn bè bốn phương về văn hóa Việt Nam.
3. Báo chí cũng giúp cho người dân tiếp cận với những tin tức thế giới một cách dễ dàng hơn
Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, người dân có thể tiếp cận không
chỉ về xã hội, văn hóa mà cả nền kinh tế, diễn biến chính trị. Từ đó tiếp cận thông
tin, kiến thức một cách dễ dàng hơn từ rất nhiều nguồn.
Báo Tuổi Trẻ có bài đăng vào ngày 22/10/2020 với tựa đề “Người biểu tình
Thái Lan cho 3 ngày từ chức, Thủ tướng Prayuth nói gì?” o
Người biểu tình đòi cải cách chế độ quân chủ ở Thái Lan trong thời
gian gần đây đã phát đi tối hậu thư, yêu cầu thủ tướng Prayuth Chan-o-
cha trong 3 ngày phải từ chức. Phong trào biểu tình ở Thái Lan rộ lên
trong những tháng gần đây đòi cải cách chế độ quân chủ, giới hạn
quyền lực của nhà vua và cải cách hiến pháp để mở đường cho một
cuộc tổng tuyển cử dân chủ.
Hay một bài báo mới đây của VNexpress với tựa đề “Những đòn Trump - Biden có
thể tung ra trong màn 'so găng' cuối”. o
VNexpress đã đưa tin về cuộc tranh luận diễn ra vào 21h ngày 22/10
giữa Donald Trump và Joe Biden
Báo chí đã đưa đến cho người dân trong nước về góc nhìn toàn cảnh những
vấn đề nổi cộm, những hoạt động diễn ra trên thế giới, cho dù có là ở nửa kia bán
cầu cũng có thể cập nhật một cách nhanh chóng để người dân có cái nhìn khách quan nhất.
Báo chí cũng là một bộ phận của văn hóa. Bởi lẽ nó được sáng tạo bởi nhu
cầu thông tin của con người. Báo chí đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống sinh
hoạt của con, chính vì điều này, ta càng không thể phủ định báo chí không phải là
một bộ phận của văn hóa.
Văn hóa báo chí cũng chính là báo chí và đồng thời cũng là một bộ phận không
thể thiếu của Văn hóa. Qua từng con chữ, từng lời nói, hình ảnh được truyền đạt
đến cho người đọc, báo chí đem đến những góc nhìn mới và tổng quan nhất có thể.
Giúp người dân cập nhật hông tin và là một phần không thể thiếu qua từng thời kì,
điều đó càng khẳng định sự quan trọng của báo chí đối với văn hóa.
Những Thông tin văn hóa được đưa tin trên báo chí là một hình thức truyền
thông, với những giá trị văn hóa cần được gìn giữ cũng như việc trao đổi thông tin
văn hóa từ nước ngoài hay cả trong nước ra với thế giới, việc cập nhật thông tin
nhanh chóng thông qua báo chí – truyền thông ta có thể thấy được văn hóa báo chí
đã trở thành chủ thể của truyền thông, giúp truyền thông có thể khai thác theo
nhiều góc độ để truyền tải những thông tin đến với nhiều người hơn.
III. Các thành tố của văn hóa báo chí
Văn hóa báo chí được hình thành từ hai thành tố chính đó là văn hóa chủ thể và
các kênh truyền thông để truyền đạt thông tin. Từ hai thành tố đó, văn hóa báo chí
đã được cấu thành và phát triển.
1. Văn hóa báo chí chủ thể cơ quan
Văn hóa báo chí là chủ thể của cơ quan, cũng có thể nói văn hóa báo chí trong
phạm vi cơ quan được hiểu như một nét văn hóa trong một cộng đồng thu nhỏ, ở
đây chính là cơ quan báo chí – truyền thông.
Mỗi cơ quan báo chí – truyền thông lại mang những nét văn hóa riêng biệt,
nhưng luôn luôn có những đồng điệu dù cho có nhiều nét sáng tạo khác nhau, đó
chính là những điều cơ bản như:
- Cập nhật thông tin một cách khách quan, bao quát vấn đề một cách triệt để
- Thông tin đưa đến với người đọc đúng sự thật, không bóp méo sự việc.
- Cách tiếp cận, làm việc với các tổ chức, cá nhân, người dân một cách đúng
mực, lịch sự có văn hóa.
Những điều trên là những điều cơ bản mỗi nhà báo đều phải nắm được và cũng
là những điều mà trong một cơ quan báo chí – truyền thông bất kì nào cũng cần
phải có để tạo nên những tác phẩm văn hóa thiết thực và đáng đọc.
2. Văn hóa báo chí chủ thể nhà báo
Văn hóa báo chí là chủ thể của nhà báo, mỗi nhà báo là một cá nhân khác nhau
ngoài những điều cơ bản mỗi nhà báo đều cần có để cho ra một tác phẩm hay thì
còn dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến ở đây như ngôn từ của mỗi nhà
báo khác nhau, cách hành văn và ngữ điệu cũng khác nhau để có thể diễn tả đến
với người đọc. Cùng với đó ngoài những ý kiến khách quan để người đọc hiểu
được rõ vấn đề, trong bài báo còn có thể có những ý kiến cá nhân của nhà báo
nhưng được diễn tả trong khuôn khổ cho phép.
Mỗi nhà báo là những cá thể mang những sắc thái văn hóa khác nhau, điều đó
cũng đã tạo nên nhiều màu sắc khác nhau, những nét văn hóa được thể hiện qua
từng việc làm của mỗi người. Từ những việc lấy tin, cách tiếp cận cũng như là
cách để cho ra tác phẩm báo chí hoàn chỉnh. Đều có những công đoạn giống nhau
nhưng cách làm và cách thể hiện những công đoạn đó của mỗi cá nhân là khác
nhau, và điều đó là những nét riêng của mỗi người.
3. Các kênh truyền thông
Kênh truyền thông là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông
điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể,
người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau như: truyền thông cá
nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền
thông gián tiếp, truyền thông đa phương tiện,…
Kỹ thuật và công nghệ số đang tạo ra những khả năng vô tận cho quá trình
truyền dẫn, quảng bá, giao tiếp và sáng tạo thông điệp truyền thông.
Truyền thông có hai hình thức truyền thông phổ biến đó là trực tiếp và gián tiếp
Trong phương thức truyền thông trực tiếp thường có các “kênh” như:
Kênh giới thiệu: các hình thức trực tiếp giới thiệu sản phẩm đến người
khác như cách ta thường thấy ở các cuộc hội chợ, triển lãm sản phẩm, …
Kênh chuyên viên: là hình thức mà chuyên viên trực tiếp giới thiệu,
đưa thông tin đến một nhóm khách hàng. Hình thức này chúng ta
thường thấy ở các hội nghị khách hàng
Kênh xã hội: thông qua các lời giới thiệu của bạn bè, người thân, hàng
xóm,…đây có thể xem là “kênh” truyền thông hiệu quả nhất, nhưng
doanh nghiệp không thể kiểm soát được sự ảnh hưởng của phương thức truyền thông này.
Ở phương thức truyền thông trực tiếp này mang lại thông tin khá chính xác
nhưng ngược lại rất khó tiệp cận được một lượng khách hàng lớn, phương thức này
đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nhiều lần nên chi phí bỏ ra khá cao, vì thế
ngày nay rất ít doanh nghiệp lựa chọn phương thức này làm phương thức truyền thông chính của mình.
Ngoài ra, trong truyền thông còn có phương thức gián tiếp:
Truyền thông dưới dạng ấn phẩm: ví dụ điển hình cho kênh này là
báo chí, ở dạng kênh truyền thông này sẽ tiếp cận được nhiều khách
hàng nhưng với xu hướng phát triển hiện này, mọi người ít sử dụng loại
hình báo chí hơn, thay vào đó là những thông tin truyền tải được đăng
tải qua các trang mạng xã hội, các website chuyên biệt của một chủ đề,
lĩnh vực chuyên biệt nào đó (VD: với lĩnh vực quảng cáo ta có
advertisingvietnam, với lĩnh vực nhiếp ảnh ta có 50mm Việt Nam,…)
Truyền thông dưới dạng quảng bá: truyền hình, radio, phát thanh,….
Là những kênh của dạng này
Các phương tiện trưng bày: pano, áp phích, bảng hiệu,…
Các phương tiện điện tử: TVC, viral, các bài content với các nội dung khác nhau,…
Ở phương thức này có thể dễ dàng tiếp cận đến rất nhiều khách hàng mà chi phí
bỏ ra khá thấp. Cùng với xu hướng phát triển hiện nay, phương thức này đang
được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là phương thức điện tử
như TVC, viral,... Để làm công cụ truyền thông.
IV. Biểu hiện văn hóa báo chí của nhà báo 1. Phẩm chất
Phẩm chất đạo đức nhà báo không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
tác phẩm của chính nhà báo đó, mà còn có tác động to lớn đến với xã hội nói
chung và với đội ngũ báo chí nói riêng. Bên cạnh những nhà báo có nhiều kinh
nghiệm trong nghề vẫn đang tiếp tục phát huy thì còn bộ phận những nhà báo trẻ
đang đi lên cần được đào tạo có nền nếp, có kiến thức rộng và quan trọng nhất cần
có một phẩm chất đạo đức tốt để có thể giữ vững lập trường, định hướng chính trị
cũng như phát triển bản thân, nâng cao chất lượng trên từng bài viết của mình.
Phẩm chất nhà báo là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, nó
tạo thành thói quen, nếp sống, nếp suy nghĩ, nếp hành động trong cộng đồng, được
mọi người trong nghề và cả cộng đòng đánh giá, thừa nhận. Các phẩm chất giống
như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của người làm báo, nó được hình thành
trong quá trình sống, làm việc của họ. Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm với cuộc
sống đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo
chuyên nghiệp. Nhờ những phẩm chất tốt đẹp này sẽ giúp họ trở thành một nhà báo
giỏi cả về chuyên môn lẫn đạo đức.
Báo chí là một nghề đặc biệt, mang tính chất một hoạt động chính trị - xã hội.
Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hướng dẫn dư luận xã
hội, định hướng tư tưởng và hành vi của con người. Báo chí đang ngày càng trở
nên quan trọng hơn nhiều trong đời sống thông tin của mỗi người dân. Báo chí đã
thâm nhập vào mọi góc cạnh của cuộc sống, không chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh
mà còn đi sâu, phân tích, đánh giá và định hướng dư luận xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây
bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Bài phát biểu tại Hội thảo toàn quốc
Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo ngày 27-11-1998, nguyên
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói: “Người làm báo có trách nhiệm tuyên truyền,
phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước,
biểu dương những tấm gương tiêu biểu, những điển hình tốt, đấu tranh phê phán
những hành vi vi phạm pháp luật, những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng và các tệ
nạn xã hội. Muốn đảm đương được trọng trách đó, trước hết nhà báo phải có bản
lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có tư duy sắc bén, có
vốn sống và phương pháp khoa học, đó là những phẩm chất hàng đầu của nhà báo
chân chính. Là nhà báo chân chính, phải lựa chọn, xử lý thông tin nhanh chóng,
trung thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của công chúng, đúng
định hướng kinh tế của nhà nước, tác động tích cực, có hiệu quả đến tiền độ xã hội.
Nếu không có được những phẩm chất cần thiết trên việc một nhà báo viết về những
vấn đề còn tồn đọng cũng như những vấn đề đáng chú ý là điều thực sự không hề dễ dàng.
1.1 Phẩm chất về đạo đức
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chính là những nguyên tắc, những chuẩn
mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà báo, khi
đã được thể chế hóa, được các đồng nghiệp và dư luận xã hội thừa nhận sẽ trở
thành những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của những người làm báo
Thứ đầu tiên cần phải của một nhà báo đó chính là cái tâm trong sáng. Đó là
một trong những phẩm chất quan trọng nhất và là tiêu chí hàng đầu đối với Nhà
báo, bởi nó phản ánh cái đức của người làm báo. Thực tiễn hoạt động báo chí cho
thấy, nhà báo có tâm sáng, thì sản phẩm báo chí của họ mới thực sự có giá trị đối
với đời sống xã hội, đậm chất nhân văn, hơn thế là lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia
được đảm bảo và đặt trên lợi ích cá nhân. Có tâm sáng với hàm nghĩa đọa đức, bài
viết của mỗi nhà báo mới mang lại những giá trị tích cực với đời sống xã hội, mang
tính nhân văn và có độ chính xác cao. Đó là yêu cầu quan trọng nhất đối với người
làm công tác thông tin đại chúng. Bởi với tâm trong sáng giúp nâng cao uy tín của
chính bản thân nhà báo và cũng góp phần nâng cao uy tín của nhà báo nói chung.
Việc đó góp phần thúc đẩy nền báo chí nước nhà phát triển mạnh mẽ và bền vững.
1.2 Phẩm chất trí tuệ
Đời sống báo chí luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Kiến thức luôn luôn là
điều cần thiết đối với mỗi nhà báo trong quá trình làm nghề. Tri thức là nền tảng
vững chắc nhất trong mỗi bài viết. Với nhà báo, không có thông tin cũng giống
như không có nguyên liệu, nhưng thiếu hiểu biết sẽ giống như thiếu đi phương
pháp. 90% sức hút của bài viết nằm ở cách thức diễn đạt và những kiến thức bổ trợ
đi kèm. Về thông tin bản thân của nó chỉ chứa rất ít sự hấp dẫn.
Là một nhà báo, bên cạnh những kiến thức chung để làm nghề cần phải có
thêm những kiến thức về những mảng khác ví dụ như kinh tế, thể thao, giải trí,…
và tìm hiểu chuyên sâu hơn để có thể khai thác được những chủ đề xoay quanh
những mảng mà mình theo đuổi. Vì vậy, người làm báo luôn luôn phải tru dồi, tích
cực tích lũy kiến thức để theo kịp sự thay đổi của kinh tế thị trường. Khi có được
vốn kiến thức sâu rộng, người phóng viên sẽ viết được những bài báo sâu sắc hơn
và có sự phân tích sắc sảo và việc nhìn nhận vấn đề cũng như đánh giá nó một cách
khách quan đúng đắn bản chất của vấn đề, góp phần truyền tải thông tin đến với
người đọc một cách dễ dàng hơn.
Do đó, một vốn kiến thức sâu và rộng là việc thiết yếu phải có đối với một
phóng viên. Những kiến thức này sẽ bổ trợ giúp đỡ rất nhiều trong quá trình làm
nghề cũng như trong những khâu riêng biệt của quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí.
1.3 Sự trung thực và lòng dũng cảm.
Ngoài phẩm chất về đạo đức và trí tuệ, người viết báo về kinh tế còn cần
phải có cả sự dũng cảm, dám đương đầu vạch ra cái xấu, đấu tranh với cái xấu
nhằm mong muốn một xã hội công bằng và không có tệ nạn tham nhũng. Người
viết báo trong các lĩnh vực khác nhau cần phải có cái nhìn bao quát và quan trọng
phải biết báo chí là một công cụ chiến đấu, ngòi bút của mình và từng câu chữ là
vũ khí dùng để đấu tranh chống lại các thế lực xấu, phản động cũng như là chống
bất công, tiêu cực, quan liệu,… Báo chí cũng là công cụ tuyên truyền đường lối
chính sách của Đảng, Nhà nước. Vì tính chất đặc thù quan trọng như vậy cho nên
người làm báo cần hiểu và nắm rõ tư tưởng đường lối để tránh bị lợi dụng để làm việc xấu.
Người làm báo phải “dũng cảm” đương đầu với cái xấu, cái ác. Sử dụng
ngòi bút của mình làm vũ khí, có dũng khí để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình.
Không ngại khó, không ngại hiểm nguy khi hành nghề báo, không vì sự đe dọa,
không vì tiền mà viết sai sự thật. Đây là phẩm chất tốt đẹp và cần thiết đối với tất
cả các nhà báo mà khi viết bài. Nhưng không chỉ “dũng cảm”, người làm báo cần
phải “trung thực”. Rất nhiều người thừa dũng cảm viết về một vấn đề nhạy cảm
như tham nhũng, các vấn đề xã hội nổi cộm,… nhưng lại thiếu đi sự “trung thực”
khi viết bài về vấn đề đó. Có thể do sự hoặc bị mua chuộc bởi một thế lực xã hội
nào đó. Báo chí với ngòi bút luôn được ví như vũ khí và nó là thứ vũ khí có hai
mặt. Rất nhiều bài báo đưa tin thiếu “trung thực” gây ảnh hưởng không nhỏ đến
người dân cũng như một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Chỉ vì những thông tin sai
lệch mà đưa không ít người vào ngõ cụt.
1.4 Lòng yêu nghề và nhiệt huyết
Có một nhà báo đã chia sẻ chân thành như sau: “Nếu ai đó trong các bạn
nghĩ rằng nghề báo là nghề nhàn nhã thì hãy từ bỏ ngay từ bây giờ trước khi quá
muộn. Bởi vì với suy nghĩ đó, sau này khi bước chân vào nghề này, các bạn sẽ thấy
rất ức chế. Tôi phải khẳng định rằng nghề báo là nghề vất vả, rất vất vả…” Với
người làm báo thì yêu nghề, say mê với nghề là những thứ cần phải có để bước vào
nghề, bởi chính lòng yêu nghề, có nhiệt huyết với nghề mới có thể đưa đến cho
người đọc những cái nhìn khách quan nhất và những bài báo chất lượng, mang giá
trị cao. Chính nhờ sự hi sinh của nhà báo để có thể viết nên những bài báo mang
đầy ý nghĩa và thật sự hữu ích đến với người độc giả.
Nhà báo yêu nghề nhiệt huyết với nghề sẽ có động lực học hỏi, nâng cao
chuyên môn, tìm hiểu trau dồi những kiến thức cần thiết là hành trang đẩy đủ trên
con đường sự nghiệp của chính mình. Có yêu nghề, yêu lĩnh vực mà mình đang
viết, thì người viết báo mới luôn có khát vọng tìm kiếm thông tin và kiến thức.
luôn bám sát sự kiện, theo dõi sự kiện, các yếu tố, thông tin để bài viết không bị
cũ, lạc hậu đặc biệt là không sai và luôn khách quan.
1.5 Sáng tạo, năng động và nhạy bén hài hòa các mối quan hệ
Người viết báo thì không thể thiếu được sự sáng tạo trong mỗi bài viết của
mình. Sự sáng tạo mang lại những những phân tích mới mẻ, tạo ra sự thú vị và thu
hút độc giả. Muons vậy người làm báo phải không ngừng học hỏi, tích lũy kinh
nghiệm, trau dồi kiến thức và đặc biệt phải năng động hơn. Chủ có chịu khó tìm
hiểu, khai thác thông tin mới có những bài viết mới, hay và hấp dẫn. Một bài báo
hay trước tiên phải có một đề tài hay. Chính việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều sẽ giúp
nhà báo phát hiện đề tài nhanh hơn, độc đáo hơn. Tạo thành một phản xạ khi tiếp
xúc với chủ đề hay chủ đề mới để có thể khai thác một cách triệt để.
Không tự ti và cũng không được quá tự tin, người làm báo cần học cách cư
xử khiêm tốn và hài hòa các mối quan hệ, cư xử một cách đúng mực và có văn hóa.
Việc xây dựng các mối quan hệ trong lĩnh vực mà mình theo đuổi là vô cùng quan
trọng, nếu như không có những mối quan hệ trong ngành khi tiếp cận sẽ rất khó để
phỏng vấn và có được câu trả lời về những vấn đề mà mình mong muốn.
Sự hài hòa các mối quan hệ phải dựa trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng,
muốn vậy thì phóng viên phải chứng tỏ được năng lực và trình độ của mình trong
quá trình phỏng vấn. Chúng ta không thể đến gặp các chuyên gia, các nhà phân
tích với một cái đầu không có chút thông tin nào. Nếu như vậy, việc đánh giá
thông tin sẽ không còn khách quan mang tính một chiều, không tạo ra được sự
tranh luận, không còn mới mẻ và cũng không còn hứng thú để tìm hiểu đào sâu
thêm. Do đó, để trở thành một phóng viên giỏi cần có sự cọ xát thể hiện qua chính
những tác phẩm báo chí của mình. Chính những tác phẩm ấy là nền tảng cho họ có
thể dễ dàng trong việc phỏng vấn và có kinh nghiệm nhiều hơn trong những cuộc
phỏng vấn có tính quan trọng.
2. Năng lực chuyên môn
2.1 Tri thức, trình độ
Lao động báo chí là lao động mang tính đặc thù, vì thế nó đòi hỏi nhà báo có
năng lực chuyên môn thực sự. Cụ thể là:
- Phải có tư duy độc lập, sáng tạo. Trước mỗi sự vật, hiện tượng muốn thông
tin, phản ánh, nhà báo phải phân tích đầy đủ bản chất của nó, xem nên thông tin
những gì, thông tin đến mức độ nào, thông tin như thế có lợi hay có hại. Nhà báo
không thể thông tin, phản ánh một sự vật, hiện tượng nào theo đơn đặt hàng, hoặc
do sức ép của một tổ chức, một đơn vị hay một cá nhân nào đó với động cơ thiếu
lành mạnh. Làm như thế, nhà báo đã tự biến mình thành kẻ bồi bút.
- Phải am hiểu sâu sắc về lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thiếu những thứ
đó, nhà báo không thể có tư duy độc lập, sáng
tạo, không thể có quan điểm, lập trường đúng đắn, càng không thể có cách nhìn
biện chứng, khả năng phân tích các sự vật, hiện tượng một cách chính xác.
- Phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn giỏi. Nhà báo trong giai đoạn cách
mạng hiện nay phải được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ báo chí; phải thông thạo
những kỹ năng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Ngoài kiến thức
chuyên sâu thuộc lĩnh vực phụ trách, nhà báo phải trau dồi, rèn luyện để có kiến
thức rộng rãi về các lĩnh vực khác, nhất là kiến thức về kinh tế, văn hóa, pháp luật.
Yêu cầu đối với nhà báo hiện nay là phải thật giỏi một lĩnh vực và làm tốt nhiều lĩnh vực khác.
- Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong thời buổi mở cửa, bùng nổ
thông tin và hội nhập quốc tế hiện nay, nhà báo cũng cần có trình độ ngoại ngữ và
trình độ tin học tương ứng. Đây đang là điểm yếu, thậm chí rất yếu mà các nhà báo
chúng ta cần ra sức khắc phục nếu không muốn để mình rơi vào tình trạng tụt hậu
so với mặt bằng chung của giới báo chí đương đại trên toàn thế giới.
2.2 Kỹ năng tác nghiệp
Là một nhà báo kỹ năng tác nghiệp là thứ chắc chắn phải có, kỹ năng tác
nghiệp báo chí là một trong những công cụ để sản xuất ra những tin bài hay và có
giá trị. Có thể kể đến như:
- Phát hiện chủ đề, đề tài - Khai thác thông tin
- Phương thức làm việc sáng tạo
- Cách thể hiện trên tác phẩm phát thanh truyền hình, báo in, báo mạng
- Cách sử dụng ngôn ngữ, viết bài mang tính sáng tạo
Người làm báo cần có kĩ năng tác nghiệp tốt để có thể hoàn thành công việc
được giao, những kĩ năng như viết bài, phát hiện chủ đề, cách tiếp cận thông tin,
lấy tin tức đều rất quan trọng với một nhà báo. Học hỏi cũng như tìm hiểu, tiếp thu
thêm nhiều những kĩ năng khác để tự hoàn thiện bản thân trong công việc của
mình. Trong môi trường truyền thông số hiện nay.
V. Biểu hiện phản văn hóa báo chí của nhà báo
1. Những biểu hiện phản văn hóa báo chí
Điều quan trọng nhất khi báo chí được hình thành và phát triển đến tận ngày
nay chính là vì tính khách quan và truyền tải thông điệp, sự việc một cách đúng
đắn đến độc giả. Chính vì những tính chất trên mà báo chí cần phải rất thận trọng
trong lời nói cũng như trong từng câu văn của mình.
Thời gian qua, việc một số nhà báo hoặc cơ quan báo chí bị xử phạt vì có sai
phạm liên quan đến việc đưa tin sai sự thật, đưa tin giật gân, câu khách, chạy theo
thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả… đã khiến dư luận hết sức đồng tình,
ủng hộ, đồng thời mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục mạnh tay, có giải
pháp ngăn chặn nguy cơ gia tăng của loại hiện tượng này. Điển hình như gần đây
nhất, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính với báo Tuổi trẻ Online, mức phạt 220 triệu đồng, tước giấy phép xuất
bản trong ba tháng vì thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, gây
mất đoàn kết dân tộc, đồng thời buộc phải cải chính xin lỗi đối với thông tin sai sự thật.
Trên thực tế, báo chí là công việc đặc thù, có tính chuyên biệt, đặc biệt trong
đó nổi lên một vấn đề quan trọng là người làm báo tiếp nhận sự thật như thế nào,
phản ánh sự thật ra sao. Đây là điều không dễ giải quyết nếu người làm báo tác
nghiệp theo cung cách nhìn gì biết đó, thấy gì ghi nấy, chỉ cần đơn thuần mô tả lại
sự việc. Thực tế nghề nghiệp cho thấy sự thật được phản ánh trên báo chí không
phải chỉ là những gì diễn ra trên bề mặt của vấn đề, sự kiện, hiện tượng. Muốn tiếp
cận và phản ánh sự thật đó, người làm báo phải thâm nhập, tìm hiểu kỹ càng, sâu
sắc, bằng nhãn quan, kỹ năng và kinh nghiệm của mình để tiếp cận, gạn lọc… từ
đó mới có thể đưa thông tin đến bạn đọc một cách bản chất nhất, trung thực nhất.
Vì vậy, bản chất của sự thật được làm rõ như thế nào phụ thuộc rất lớn vào Tâm và
Tầm của mỗi người làm báo.
Thực tế hiện nay nhà báo đã và đang làm tốt trách nhiệm xã hội khi thông tin
về vụ án, ngày càng có những bài viết sâu sắc tác động tới độc giả. Thế hệ nhà báo
hiện nay với phong cách hiện đại, kỹ năng ngày càng hoàn thiện đã cập nhật rất
nhanh chóng, các bài viết trên mạng điện tử được đăng cùng ngày với vụ việc diễn
ra. Đồng thời, bằng việc cập nhật liên tục và chính xác các tình tiết của vụ án khiến
độc giả hài lòng, thậm chí có những bài viết tạo cảm hứng cho bạn đọc thể hiện
qua hàng trăm bình luận và những đóng góp gửi về tòa soạn. Nhiều tờ báo còn
được coi là địa chỉ kiểm chứng thông tin đáng tin cậy của độc giả khi vụ án có quá
nhiều ý kiến xoay quanh Hơn nữa thông qua tác phẩm báo chí, nhà báo sẽ liên kết
cả cộng đồng bằng những chi tiết, vấn đề mang tính nhân văn trong tác phẩm. Mỗi
bài báo, vụ án là một thông điệp gửi đến độc giả với mong muốn độc giả hiểu hơn
về pháp luật và tình người trong xã hội, từ đó có những hành vi đúng đắn hơn.
Không ít tác phẩm đã chạm đến trái tim và sự đồng cảm của công chúng, khơi dậy
lòng nhân ái, sự bao dung trong con người đồng thời mở rộng cánh cửa, cơ hội cho
những người lầm lỡ làm lại cuộc đời.
Nhưng cũng chính vì vậy, những bài báo đưa tin về vụ án vẫn còn thông tin
mang tính giật gân, câu khách, những chi tiết rùng rợn, hãi hùng để thu hút độc giả.
Thông tin nhiều khi không được nêu rõ vì sẽ gây ảnh hướng đến tương lai của các
cá nhân có xuất hiện trong bài báo, nhưng vẫn có những nhà báo sẵn sang đưa
những thông tin mang tính cá nhân đấy lên để thu hút nhiều độc giả quan tâm. Việc
đó là thông tin khai thác một chiều, chủ quan và vẫn còn nhiều khoảng trống gây
nên nhiều nghi ngờ cho độc giả về những tình tiết của vụ việc. Thay vì đi sâu vào
vụ việc thì nhiều nhà báo chọn cách đào sâu vào quá khứ hoặc đào sâu hơn vào
những chi tiết cá nhân không quá liên quan đến vụ việc của những cá nhân có mặt.
Chuyện chạy theo những thông tin giật gân, tác động vào sự hiếu kỳ, trí tò mò của
độc giả khiến các tình tiết khác dễ bị bỏ qua, khiến công chúng tiếp nhận thông tin
theo một chiều hướng hoàn toàn khác cũng đang xảy ra hàng ngày trên nhiều trang
báo. Ai cũng thấy, chỉ cần lời khai nhân vật hở ra một yếu tố mới mang tính giật
gân, nhạy cảm sẽ được nhà báo khai thác triệt để bỏ qua sự xác minh lời khai đó có
đúng hay không hoặc những thông tin khác cũng đáng được tìm hiểu, phân tích
nhưng chẳng mấy khi được đả động tới.
Nhà báo không chỉ đưa tin về vụ án một cách đơn thuần mà còn đóng vai trò
rất quan trọng trong việc giúp Đảng và Nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
định hướng nhận thức cho độc giả. Hơn ai hết nhà báo với tư cách một “người đưa
tin” phải luôn ý thức hoàn thành trách nhiệm xã hội của mình góp phần xây dựng
xã hội công bằng, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.
Người làm báo cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, không để tiêu cực chi
phối. Mỗi nhà báo cần không ngừng nâng cao về năng lực, phẩm chất chính trị và
cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhưng cùng với đó vẫn có một số phần tử
vẫn để tiêu cực chi phối, vi phạm đạo đức của người làm báo.
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định
thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp và xã
hội. Vị trí và vai trò của báo chí hiện nay đã được nâng lên, báo chí đang trở thành
một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội, tinh thần của con người. Báo chí
gắn bó với đất nước, dân tộc, nhân dân, với Đảng. Tuy vậy bên cạnh những đóng
góp tích cực mà báo chí đạt được, việc vi phạm đạo đức nghề báo vẫn còn là một
vấn đề cần khắc phục, giải quyết triệt để.
Nhiều bài báo xa rời chuẩn mực trung thực, khách quan của báo chí. Chạy
theo xu hướng giật gân, câu khách, vẫn còn những hiện tượng một số nhà báo và
một số cơ quan báo chí đã đưa thông tin sai sự thật, hoặc một nửa sự thật, thậm chí
bịa đặt vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực trung thực, khách quan của báo chí. Trên
một số tờ báo đã xuất hiện nhiều thông tin về giá cả, hóa chất trong thủy sản, rau
nhiễm độc, bưởi, sầu riêng gây ung thư. Những thông tin dễ gây hiểu nhầm và
hoang mang dư luận cùng với đó là tổn hại đến uy tín của tổ chức, doanh nghiệp và
cả uy tín của đất nước, quyền đợi chính đáng của nhân dân. Cũng có những trường
hợp nhà báo sử dụng ngòi bút của mình vì lợi ích cá nhân, công kích cũng như làm
tổn hịa đến lợi ích của một cá nhân, tổ chức. Nếu thẳng thắn nhìn nhận, một thực
trạng “đau lòng nhưng không thể chối cãi” rằng một số nhà báo tiêu cực, nhũng
nhiễu, hành nghề không trong sáng, không chuẩn mực, lợi dụng nghề nghiệp của
mình để trục lợi bất chính. Kiếm tiền bằng những bài PR, những bài viết xấu về
một nhãn hàng hay một doanh nghiệp nào đó. Biểu hiện của việc vi phạm đạo đức
đáng lên án đó là việc nhà báo nhận tiền, lợi ích vật chất để thực hiện hoặc không
thực hiện một tác phẩm báo chí, hoặc tác động phía sau tác phẩm, phía sau mặt báo để trục lợi.
Báo chí được coi là quyền lực thứ “tư”, vì vậy, vai trò của báo chí ngày càng
được khẳng định trong xã hội. Báo chí phản ánh trung thực sự thật, góp phần đấu
tranh những cái xấu, cái sai trái trong xã hội; cổ vũ, nhân lên những cái tốt, để góp
phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, đã có không ít nhà báo, đang đi trái
với đạo đức nghề nghiệp, dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho những lợi ích đi
trái lại với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Đây là vấn đề đáng báo động, hồi chuông cảnh báo về những nhà báo thiếu bản
lĩnh chính trị, dễ bị cám dỗ bởi đồng tiền và những vật chất xa hoa. Nhưng, theo tôi
đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ, phần lớn nhà báo, người làm báo luôn yêu nghề, say
nghề, sẵn sàng bảo vệ sự thật, lên án những cái xấu xa, suy đồi; không ít nhà báo
đã đánh đổi cả tính mạng, việc gia đình bị những kẻ xấu đe dọa để đi đến tận cùng
của sự thật. Hiện nay, nhà báo đã được bảo vệ bằng Luật Báo chí, đồng thời đó
cũng là ranh giới quan trọng để mỗi nhà báo không vi phạm luật, viết đúng với
ngòi bút và trung thành với sự thật như nó vốn có.
2. Giải pháp khắc phục từ góc nhìn của một sinh viên báo chí
Với những biểu hiện phản văn hóa trong giới báo chí hiện nay, theo em,
trước hết chung ta cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ những người
làm báo có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng
nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình xã hội hóa hiện đại hóa cùng với công nghệ 4.0 hiện nay.
Tiếp theo đó cầm có những buổi nói chuyện, những buổi tập huấn về tư
tưởng chính trị của mỗi nhà báo, tránh những tư tưởng lệch lạc trong lối suy nghĩ
của mỗi nhà báo, cũng như tiếp thêm nguồn động lực to lớn cho mỗi cá nhân người
làm báo để có thể giữ được lửa nhiệt huyết với nghề.
Bên cạnh đó, bản thân mỗi nhà báo, người làm báo cũng cần tự trau dồi kiến
thức mọi mặt, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện bản lĩnh để luôn thự hiện
tốt nhiệm vụ của những người phản ánh đúng sự thật. Từ đó, đem đến cho độc giả
những thông tin chân thực nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình “Lí thuyết truyền thông” (PGS.TS Lương Khắc Hiếu)
- Bài báo: “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm” (Đăng tải 27-
10-2020 Trên báo Nhân dân điện tử) o
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/nang-cao-hieu-qua-cong-tac- phong-chong-toi-pham-622089/
- Bài báo: “Có một số nhà báo giàu lên rất nhanh” (Đăng tải 24-10-2017 Trên báo Tuổi trẻ online) o
https://tuoitre.vn/co-mot-so-nha-bao-giau-len-rat-nhanh- 20171024130522404.htm
- Bài báo: “Vẫn còn thông tin giật gân, câu khách” (Đăng tải 28-06-2017) o
http://nguoihanoi.com.vn/van-con-thong-tin-giat-gan-cau- khach_233746.html