Văn mẫu 10: Phân tích ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện | Cánh diều
Phân tích ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện mang đến 3 gợi ý tham khảo. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 7 bài bài Xử kiện trang 91. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Phân tích ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện, mời các bạn đón đọc nhé.
Chủ đề: Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng (CD)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 7 trang 91 SGK Văn 10 tập 1 Cánh Diều
Đề bài: Phân tích ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện
Trả lời câu 7 trang 91 Ngữ văn 10 Cánh diều tập 1 Gợi ý 1
Tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện là tiếng cười mỉa mai, phê phán thói hư, tật xấu
của quan lại, con người trong xã hội. Quan lại thì háo sắc, đam mê sắc đẹp, vì vậy mà
phán trong sạch cho Thị Hến. Con người thì nắm được tật xấu đó của quan lại mà tìm
cách thoát tội. Nó cho thấy sự mục nát của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Gợi ý 2
Ý nghĩa tiếng cười: Phê phán thói hư tật xấu của quan lại trong xã hội xưa, cách xử
kiện đổi trắng thay đen đã cho thấy bản chất của người cầm quyền, đáng ra phải phán
xử công bằng, thì nay lại vì sắc dục mà bỏ qua bằng chứng. Gợi ý 3
Tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, chính
cách xử kiện đổi trắng thay đen này đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền, đáng lẽ là
người cầm cân nảy mực thì phải công bằng nhưng ông quan huyện lại chọn sắc dục
chứ không quan tâm đến bằng chứng. Đoạn trích Xử kiện đã tạo nên tiếng cười sảng
khoái bởi sự mâu thuẫn và tình huống giữa các nhân vật tạo ra, tiếng cười khong chỉ là
tiếng cười tự nhiên mà còn là tiếng cười phê phán, lên án, châm biếng.