Văn mẫu lớp 10: Phân tích tâm trạng Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại | Cánh diều
Phân tích tâm trạng Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề. Từ đó nhanh chóng viết thành một đoạn văn hay, đầy đủ ý. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài văn mẫu phân tích hay nhất, mời các bạn lớp 10 cùng đón đọc nhé.
Chủ đề: Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng (CD)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tâm trạng Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại hay nhất
Chèo là loại hình kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, phổ biến nhất ở nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ trước đây. Chèo là sản phẩm của các tầng lớp trí thức bình dân nên
dù vô thức hay hữu thức, nội dung của chèo thường đề cao mộng công danh, học hành
đỗ đạt làm quan, điều mà các trí thức xưa thường theo đuổi. Vở chèo "Kim Nham" là
một trong những tác phẩm nổi tiếng của sân khấu chèo. Trong đó trích đoạn "Xúy Vân
giả dại" là một trích đoạn tiêu biểu mà đã được đưa vào chương trình học của học sinh
trung học phổ thông. "Xúy Vân giả dại" là trích đoạn thể hiện tập trung được bi kịch
tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân một cách đặc sắc.
Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình
khát khao hạnh phúc. Nhưng trong chế độ phong kiến xưa, Xúy Vân nói riêng mà
những người con gái sống dưới chế độ ấy nói chung đều không có cái quyền tự định
liệu cho hạnh phúc, lựa chọn cho mình tình yêu cũng như đối tượng mà mình cảm
mến, mọi chuyện tình yêu, hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt theo quan niệm "cha mẹ
đặt đâu con ngồi đấy". Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nham đều do một tay
của cha mẹ nàng sắp xếp, mà sự sắp đặt này cũng không hề được định liệu sẵn mà hết
sức vội vàng, và điều tất yếu là giữa hai người không hề có tình yêu.
Vì luôn ấp ủ những khát khao hạnh phúc nên khi mới về nhà chồng nàng cũng muốn
làm một người con dâu ngoan của bố mẹ chồng, một người vợ tốt của Kim Nham,
điều này được thể hiện ra ngay lời hát múa của Xúy Vân khi giả dại, nàng múa điệu
quay tơ, dệt cửi, vớt bèo, khâu vá...rất sinh động và khéo léo. Những công việc lao
động mà Xúy Vân làm hàng ngày chứng tỏ cô hay lam hay làm, đảm đang khéo léo,
đẹp người, đẹp nết. Là một cô gái lao động nên ước mong của Xúy Vân thật nhỏ bé,
bình thường, cụ thể. Đó là một gia đình có vợ chồng đầm ấm, chồng cày vợ cấy, đến
mùa lúa chín thì chồng đi gặt, vợ mang cơm:
"Chờ cho lúa chín bông vàng
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm".
Ước mơ của nàng thật bình dị và chính đáng. Nàng sẽ có một cuộc hôn nhân thật hạnh
phúc nếu như người đó không phải là Kim Nham, bởi Kim Nham lại là một chàng thư
sinh, hoàn toàn trái ngược lại với mong ước bình dị của nàng. Khi về làm dâu nhà
Kim Nham, Xúy Vân đã vô cùng thất vọng trước ước mơ gia đình hạnh phúc, "chồng
cày vợ cấy", hay "anh đi gặt...em mang cơm" với thực tại chồng mải mê đèn sách, thi
cử, bỏ mặc nàng trong nỗi cô đơn, một mình thân đàn bà đảm đương những gánh nặng
của gia đình. Cho nên lời hát: "Bông bông dắt, bông bông díu – xa xa lắc, xa xa líu"
được lặp đi lặp lại mấy lần, đã phản ánh bằng hình ảnh cụ thể tâm trạng đó.
Nhân duyên của Kim Nham, Xúy Vân ràng buộc, gắn bó, dắt díu với nhau nhưng
những ước mơ, ao ước của họ hoàn toàn khác xa nhau, vì vậy mà khó có thể dung hợp,
cuộc sống vợ chồng cũng khó có thể hạnh phúc. Tâm trạng ấm ức, bế tắc, cô đơn của
Xúy Vân được thể hiện qua hình ảnh: "Con cá rô nằm giữa vũng chân trâu – để cho
năm bảy cần câu châu vào" Hình ảnh gợi bóng gió về một không gian nhỏ hẹp, và đầy
bất trắc. Đó cũng chính là tình cảnh thực tại của Xúy Vân. Sau mỗi lời bộc bạch lại là
điệp ngữ: "Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên" cho thấy nỗi cô đơn và khát khao
hạnh phúc của nàng không thể chia sẻ được bất cứ ai, láng giềng không, mà ngay cả
với cha mẹ – người yêu thương và hiểu nàng nhất thì cũng không thể thấu hiểu được nỗi lòng của nàng.
Ước mơ giản đơn nhưng không tìm được người "đồng sàng cộng chẩm" nên Xúy Vân
luôn trong tâm trạng u uất, đau buồn. Và cũng trong hoàn cảnh ấy thì nàng đã gặp
Trần Phương. Lần gặp gỡ này nàng tưởng đâu đã gặp được người tri kỉ, cảm thông và
cũng có những tình cảm yêu mến đối với nàng. Nhưng cuộc đời thật không như là mơ,
mà mọi giấc mơ thì đều sẽ tan biến Trần Phương không phải là một người đàn ông tốt.
Vì sau khi lừa gạt được tình cảm dại khờ, trong sáng của Xúy Vân thì hắn ta đã xúi
Xúy Vân giả điên giả dại để nhà chồng viết giấy từ hôn, khi đó thì hai người sẽ đến
với nhau và có một cuộc sống hạnh phúc.
Xúy Vân rất ngây thơ, dại khờ nên tin những lời nói và những lời hứa suông của hắn
ta. Để rồi ôm giấc mộng hạnh phúc, nàng đã giả điên, giả dại mong sao Kim Nham có
thể bỏ mình. Nhưng Kim Nham không hề bỏ cuộc, chàng đã tìm thầy thuốc giỏi ở
khắp các phương về chữa trị cho nàng. Nhưng bệnh của nàng là do cố ý, sắp xếp chứ
đâu phải bệnh thận, do đó mà mọi chữa trị đều không có tác dụng gì, các thầy thuốc
giỏi dù tài ba đến đâu thì cũng phải bó tay. Đến nước đường cùng Kim Nham mới
phải viết giấy từ hôn với nàng. Nhưng khi đã bỏ chồng thành công thì nàng lại phải
chịu sự thật nghiệt ngã, đó chính là sự dứt bỏ, phụ tình của Trần Phương. Bởi sau khi
nàng bỏ chồng thì hắn ta cũng không lấy nàng như đã hứa mà vứt bỏ nàng như một thứ đồ dùng cũ kĩ.
Sự đả kích ấy quá lớn đối với Xúy Vân, vì không thể chịu đựng được nên nàng từ giả
dại sang phát điên vì tình, có thể nói hoàn cảnh của người phụ nữ này vô cùng éo le,
tuy đáng trách khi bỏ Kim Nham theo Trần Phương nhưng nàng cũng vô cùng đáng
thương vì tin tưởng người khác một cách đầy dại khờ. Xúy Vân đã tự hát về mình:
"Tôi không trăng gió nhưng gặp người gió trăng", nàng không phải người lẳng lơ,
nhưng nàng lại không hề có tình yêu với chồng của mình là Kim Nham, Trần Phương
là người đầu tiên nàng yêu, hơn nữa còn yêu say đắm.
Vì tình yêu ấy, nàng bất chấp vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến, những định kiến ngặt
nghèo của xã hội về phẩm tiết của người phụ nữ. Xã hội ấy không chấp nhận cho
người đàn bà bỏ chồng theo trai, nhưng nàng bất chấp tất cả. Nhưng cuối cùng nàng
nhận được gì ngoài sự thực đau đớn, khi Trần Phương là một kẻ phụ tình. Nếu Trần
Phương không phải là con người lật lọng, tráo trở mà yêu Xúy Vân thật lòng thì có lẽ
nàng đã có một cuộc sống hạnh phúc bên người mình yêu, nhưng đã lỡ tin lời của kẻ
phụ tình nên nàng "Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại".
Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang có tâm hồn trong sáng, và lúc nào cũng
mang trong mình khát vọng của tình yêu, của hạnh phúc. Nhưng cuối cùng nàng lại
chết một cách đáng thương, chỉ vì tin lời của một kẻ phụ tình mà nàng đã bất chấp mọi
rào cản, thậm chí bỏ chồng để chạy theo tiếng gọi của tình yêu.Trích đoạn này thể
hiện sự lên án của xã hội đối với hành động "bỏ chồng theo trai" của Xúy Vân nhưng
cũng thể hiện sự đồng cảm với tình yêu tự do, trong sáng ấy của nàng.