Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống của con người Việt Nam | Kết nối tri thức
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về tác phẩm Cây tre Việt Nam.
Chúng tôi sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống của con người Việt Nam. Mời tham khảo ngay dưới đây.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam trong văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới.
Chủ đề: Bài 4: Quê hương yêu dấu (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống của con người Việt Nam
Nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống - Mẫu 1
Trong “Cây tre Việt Nam”, nhà văn Thép Mới đã cho người đọc thấy được sự
gắn bó của cây tre trong đời sống của con người Việt Nam. Từ bao đời nay, tre
giống như một người bạn tâm tình của con người: “Bóng tre trùm lên âu yếm
làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái
chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới
bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ
ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Không chỉ vậy, cây
tre đã giúp đỡ con người trong lao động: “Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm
nghìn công việc khác nhau… Tre là cánh tay của người nông dân”. Có thể thấy,
tre gắn bó với con người trong cuộc đời như một điều gì khó có thể chia cắt
được. Từ tuổi ấu thơ, tre là nguồn vui trong mỗi trò chơi dân gian chơi chuyền,
đánh thẻ. Lúc trưởng thành, tre bên cạnh con người vào ruộng, ra nương. Khi về
già, tre lại là bạn tâm giao trong chiếc điếu cày khoan khoái. Tre chung thủy với
người như dân làng thủy chung, gắn bó với quê hương mình vậy. Bởi vậy mà
chúng ta thêm yêu mến cây tre có lẽ cũng vì điều đó.
Nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống - Mẫu 2
Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre với cuộc sống
của người dân Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản
làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người
dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Nhà văn đã so sánh: “Tre là cánh tay
của người nông dân” để cho thấy tầm quan trọng của cây tre đối người nông
dân. Loài cây này đã giúp ích cho nông dân trong lao động: “vất vả mãi với
người cối xay tre nặng nề quay”. Đồng thời, cây tre cũng là một người bạn gắn
bó trong đời sống tinh thần: “Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là
niềm vui của tuổi thơ, của người già”. Cây tre gắn bó với cuộc sống của con
người Việt Nam như một người bạn tri kỷ. Không chỉ trong đời sống vật chất
hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh.
Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Từ quá khứ với hình ảnh Thánh
Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Đến hiện tại, tre xung phong vào xe
tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.
Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.
Nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống - Mẫu 3
Nhà văn Thép Mới trong bài “Cây tre Việt Nam” đã giúp người đọc hiểu được
sự gắn bó của cây tre với đời sống của con người Việt Nam. Trong lao động,
“Tre là cánh tay của người nông dân”. Điệp ngữ “bóng tre”, “dưới bóng tre”,
“tre” được lặp đi lặp lại càng làm rõ sự khăng khít, gắn bó bên nhau giữa trẻ và
người. Trong cuộc sống tinh thần, từ tuổi ấu thơ, tre là nguồn vui trong mỗi trò
chơi dân gian chơi chuyền, đánh thẻ. Lúc trưởng thành, tre bên cạnh con người
vào ruộng, ra nương. Khi về già, tre lại là bạn tâm giao trong chiếc điếu cày
khoan khoái. Tre chung thủy với người như dân làng thủy chung, gắn bó với
quê hương mình vậy. Không chỉ vậy, tre còn gắn bó trong chiến đấu. Tre cũng
mang trong mình những phẩm chất của một người hùng bất khuất, kiên cường:
“Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”. Tre vào chiến trận cũng gan
dạ, kiên cường oanh liệt, lấy thân mình giữ làng nước quê hương: “Gậy tre,
chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo
vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”. Từ đây,
chúng ta đã hiểu hơn về mối quan hệ khăng khít giữa cây tre và con người.
Document Outline
- Nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống - Mẫu 1
- Nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống - Mẫu 2
- Nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống - Mẫu 3