Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ "độc nhất vô nhị"
Văn mẫu lớp 6 Cánh diều bài Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ "độc nhất vô nhị" được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 4: Văn bản nghị luận (CD)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong
đó có sử dụng thành ngữ "độc nhất vô nhị"
Hình tượng Thánh Gióng - Mẫu 1
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu
tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Người anh hùng độc nhất vô nhị ấy được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi
dưỡng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của
người anh hùng chống giặc ngoại xâm, là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người
và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Hình tượng Thánh Gióng - Mẫu 2
Thánh Gióng là hình tượng độc nhất vô nhị về lòng yêu nước của văn học Việt Nam.
Thánh Gióng được xây dựng với yếu tố hoang đường kì ảo cùng mong muốn của
nhân dân. Gióng mang trong mình sức mạnh của nhân dân, lớn lên từ tình yêu nước
của nhân dân. Gióng hoàn thành nhiệm vụ và mơ ước lớn nhất của nhân dân là đánh
trận bảo vệ đất nước. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ, nhân dân ta đưa hình ảnh Thánh
Gióng vào cõi bất tử, cõi thiêng liêng. Tuy vậy, vẫn xuất hiện rất nhiều những vết
tích, dấu ấn của Gióng tại hạ thế được nhân dân truyền nhau lưu giữ. Không chỉ lưu
giữ hình ảnh Thánh Gióng, nhân dân còn đang lưu giữ truyền thống yêu nước của dân tộc mình.
Hình tượng Thánh Gióng - Mẫu 3
Cậu bé Gióng lớn nhanh như thổi để đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc là chi tiết đắt giá và
có lẽ là độc nhất vô nhị trong kho tàng văn học dân gian của người Việt. Hình tượng
Thánh Gióng đã cho em những động lực để rèn luyện thân thể, yêu thêm Tổ quốc.
Hình tượng Thánh Gióng - Mẫu 4
Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng Thánh
Gióng với nhiều ý nghĩa. Trước hết, Thánh Gióng có một xuất thân kì lạ - được sinh
ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Điều đó cho thấy
rằng sức mạnh của Gióng được kết tinh từ sức mạnh của nhân dân. Cùng với đó,
Thánh Gióng được xây dựng với sự lớn lên phi thường - cơm ăn mấy cũng chẳng
no, áo mặc mấy cũng chẳng vừa, bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Điều đó thể
hiện ước muốn của nhân dân về người anh hùng - phải có sức mạnh, tầm vóc phi
thường. Sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một
ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Đó là
mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện niềm tôn
kính dành cho một con người có công với đất nước. Có thể thấy, hình tượng Thánh
Gióng trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.
Hình tượng Thánh Gióng - Mẫu 5
Thánh Gióng là một nhân vật truyền thuyết có sức khỏe phi thường, và là anh hùng
bảo vệ Tổ quốc. Người anh hùng có một không hai ấy từ truyền thuyết bước ra cuộc
sống hiện thực, trở thành biểu tượng cho cuộc thi về sức khỏe mà điển hình nhất
chính là Hội khỏe Phù Đổng. Rèn luyện con người, bảo vệ Tổ quốc chính là điều mà
em đã học được từ hình tượng Thánh Gióng và cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng.
Hình tượng Thánh Gióng - Mẫu 6
Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng với nhiều ý nghĩa. Gióng được sinh ra từ
một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Người tráng sĩ ấy đã chiến
đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của
Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân. Đó còn
là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre)
và hiện đại (roi sắt). Người anh hùng Thánh Gióng đã trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.
Hình tượng Thánh Gióng - Mẫu 7
Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên là hình tượng nhân vật anh hùng thể hiện
ý chí và khát vọng bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam bằng tất cả những phi
thường và đời thường. Phi thường ở chỗ, Thánh Gióng đánh giặc bằng ngựa sắt, roi
sắt. Đời thường ở chi tiết khi roi sắt gãy liền nhổ bụi tre quật vào đám giặc. Đây là
chi tiết độc nhất vô nhị mà không truyện cổ nào có được.