Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà

Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn canh Th Xương.
Mịt mờ khói tongàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
1. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà Ngắn gọn
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà một bài ca dao cùng quen thuộc khắc họa
vẻ đẹp trữ tình của Hồ Tây thuộc thủ đô Nội. Bao trùm toàn bài thơ vẻ đẹp
lắng đọng bình yên. Với cành trúc đung đưa trong gió thoảng, với mặt hồ phẳng
lặng ntấm gương soi, với làn khói mờ giăng mắc khắp không gian. đó, văng
vẳng tiếng chuông chùa thánh khiết, xen lẫn tiếng chày giã gạo mộc mạc. Vẻ đẹp
của chốn bồng lai hòa vào với vẻ đẹp của cuộc sống thường nhật. Tạo nên một Tây
Hồ rất riêng mà không nơi nào giống được.
2. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà được viết theo thể thơ lục bát dân gian quen thuộc.
Nhờ vậy, đã tạo được giai điệu nhịp nhàng, du dương như một bài dân ca. Trong bài
thơ, không gian hiện lên mênh mông, mờ ảo, nửa thực nửa mơ, khiến người đọc như
được đến với chốn bồng lai tiên cảnh. đó, bên bờ hồ những cành trúc cao lớn,
la đà bay ngang theo làn gió, khói sương mờ bảng lảng, có mặt hồ tĩnh lặng như
bóng gương soi. Trong không gian miên man chẳng giới hạn ấy, tiếng chuông
Trấn Vũ, tiếng chày Yên Thái vang lên, đem lại cảm giác chân thật hơn cho cảnh
vật. Vẻ đẹp thần tiên ấy, nhờ có âm thanh của đời thường mà trở nên gần gũi, trở về
với thực tại. Bài thơ đã khắc họa nên vẻ đẹp đặc trưng của Phủ Tây Hồ, giúp người
đọc mường tượng ra một cảnh đẹp đặc sắc của đất nước. Đồng thời càng thêm yêu
quý, tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình.
3. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà một tác phẩm thơ ngợi ca vvẻ đẹp của phủ
Tây Hồ. Tác giả đã chọn khoảnh khắc vào sáng sớm, khi mọi người còn chưa bắt
đầu các hoạt động sinh hoạt để miêu tả. Nhờ vậy tái hiện được toàn bộ vẻ đẹp
thiên nhiên của nơi đây. Đó một không gian rộng mở, thoáng đãng yên tĩnh.
Cái nét yên tĩnh ấy được thể hiện qua tiếng chuông, nhịp chày vang khắp không gian.
Phải vắng lặng đến như thế nào, thì mới thể nghe được từng tiếng chày gỗ đánh
lên áo quần bên bờ hồ như thế chứ? Âm thanh đó vang ra, lan xa cùng qua mọi
chiều kích. Đẩy người đọc mở rộng tầm mắt hơn, nhìn ra xa hơn, bao quát hơn cả
phủ Tây Hồ. Để thấy được mặt hồ buổi sớm phẳng lặng như gương, thấy sương mờ
phảng phất. Khói lả lướt trên mặt hồ, sinh động như thể sắp có nàng tiên nào đó vén
mây bước ra. Gió hồ nhè nhẹ đưa mây khói tản ra, để nàng liễu thướt tha được diện
kiến. Ven hồ trồng rất nhiều cây liễu. Các cành liễu dài rủ xuống nước, như
mái tóc người con gái đang chải chuốt buổi sớm mai. Tất cả những chi tiết ấy, được
tác giả dân gian khắc họa lại bằng vần thơ lục bát, vừa tự nhiên, lại mộc mạc. Từ đó
thể hiện tình yêu và niềm tự hào dành cho một cảnh đẹp trữ tình của quê hương, đất
nước.
4. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà được viết bằng thể thơ lục bát - một thể thơ dân
gian đặc sắc của dân tộc ta. Đến với bài thơ, người đọc được chiêm ngưỡng một vẻ
đẹp mộc mạc đậm chất trữ tình của vùng Hồ Tây vào buổi sớm tinh mơ. Khi những
sương mờ vẫn còn giăng mắc, dùng dằng chẳng tắt trên khắp không gian, tạo nên
cảnh tượng lãng mạn, lâng lâng như chốn bồng lai tiên cảnh. Lúc này, gió thổi là là,
làm đung đưa cành trúc, nhưng cũng chưa đủ mạnh để tạo nên tiếng xào xạc. Chỉ có
văng vẳng tiếng chuông chùa Trấn Vũ đưa từ xa tới, kéo từng hồi từng hồi, đem đến
sự linh thiêng cho chốn tiên cảnh này. ng với đó, lại từng hồi tiếng chày giã
gạo, hay tiếng chày giặt áo bên bờ hồ. Âm thanh ấy mang lại vị của cuộc sống
thường nhật, mang hơi thở của chốn trần gian, xua đi sự vắng lặng, lạnh lẽo của
khung cảnh thiên nhiên. Có thể nói, bài ca dao đã khắc họa một cách tinh tế và ý nhị
vẻ đẹp độc đáo của chốn Hồ Tây lúc bình minh. Gợi lên những rung cảm khó tả
trong lòng người đọc.
| 1/2

Preview text:

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
1. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà Ngắn gọn
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bài ca dao vô cùng quen thuộc khắc họa
vẻ đẹp trữ tình của Hồ Tây thuộc thủ đô Hà Nội. Bao trùm toàn bài thơ là vẻ đẹp
lắng đọng và bình yên. Với cành lá trúc đung đưa trong gió thoảng, với mặt hồ phẳng
lặng như tấm gương soi, với làn khói mờ giăng mắc khắp không gian. Ở đó, văng
vẳng tiếng chuông chùa thánh khiết, xen lẫn tiếng chày giã gạo mộc mạc. Vẻ đẹp
của chốn bồng lai hòa vào với vẻ đẹp của cuộc sống thường nhật. Tạo nên một Tây
Hồ rất riêng mà không nơi nào giống được.
2. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà được viết theo thể thơ lục bát dân gian quen thuộc.
Nhờ vậy, đã tạo được giai điệu nhịp nhàng, du dương như một bài dân ca. Trong bài
thơ, không gian hiện lên mênh mông, mờ ảo, nửa thực nửa mơ, khiến người đọc như
được đến với chốn bồng lai tiên cảnh. Ở đó, bên bờ hồ có những cành trúc cao lớn,
la đà bay ngang theo làn gió, có khói sương mờ bảng lảng, có mặt hồ tĩnh lặng như
bóng gương soi. Trong không gian miên man chẳng có giới hạn ấy, tiếng chuông
Trấn Vũ, tiếng chày Yên Thái vang lên, đem lại cảm giác chân thật hơn cho cảnh
vật. Vẻ đẹp thần tiên ấy, nhờ có âm thanh của đời thường mà trở nên gần gũi, trở về
với thực tại. Bài thơ đã khắc họa nên vẻ đẹp đặc trưng của Phủ Tây Hồ, giúp người
đọc mường tượng ra một cảnh đẹp đặc sắc của đất nước. Đồng thời càng thêm yêu
quý, tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình.
3. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một tác phẩm thơ ngợi ca về vẻ đẹp của phủ
Tây Hồ. Tác giả đã chọn khoảnh khắc vào sáng sớm, khi mọi người còn chưa bắt
đầu các hoạt động sinh hoạt để miêu tả. Nhờ vậy mà tái hiện được toàn bộ vẻ đẹp
thiên nhiên của nơi đây. Đó là một không gian rộng mở, thoáng đãng và yên tĩnh.
Cái nét yên tĩnh ấy được thể hiện qua tiếng chuông, nhịp chày vang khắp không gian.
Phải vắng lặng đến như thế nào, thì mới có thể nghe được từng tiếng chày gỗ đánh
lên áo quần bên bờ hồ như thế chứ? Âm thanh đó vang ra, lan xa vô cùng qua mọi
chiều kích. Đẩy người đọc mở rộng tầm mắt hơn, nhìn ra xa hơn, bao quát hơn cả
phủ Tây Hồ. Để thấy được mặt hồ buổi sớm phẳng lặng như gương, thấy sương mờ
phảng phất. Khói lả lướt trên mặt hồ, sinh động như thể sắp có nàng tiên nào đó vén
mây bước ra. Gió hồ nhè nhẹ đưa mây khói tản ra, để nàng liễu thướt tha được diện
kiến. Ven hồ có trồng rất nhiều cây liễu. Các cành liễu lá dài rủ xuống nước, như
mái tóc người con gái đang chải chuốt buổi sớm mai. Tất cả những chi tiết ấy, được
tác giả dân gian khắc họa lại bằng vần thơ lục bát, vừa tự nhiên, lại mộc mạc. Từ đó
thể hiện tình yêu và niềm tự hào dành cho một cảnh đẹp trữ tình của quê hương, đất nước.
4. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà
Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà được viết bằng thể thơ lục bát - một thể thơ dân
gian đặc sắc của dân tộc ta. Đến với bài thơ, người đọc được chiêm ngưỡng một vẻ
đẹp mộc mạc đậm chất trữ tình của vùng Hồ Tây vào buổi sớm tinh mơ. Khi những
sương mờ vẫn còn giăng mắc, dùng dằng chẳng tắt trên khắp không gian, tạo nên
cảnh tượng lãng mạn, lâng lâng như chốn bồng lai tiên cảnh. Lúc này, gió thổi là là,
làm đung đưa cành trúc, nhưng cũng chưa đủ mạnh để tạo nên tiếng xào xạc. Chỉ có
văng vẳng tiếng chuông chùa Trấn Vũ đưa từ xa tới, kéo từng hồi từng hồi, đem đến
sự linh thiêng cho chốn tiên cảnh này. Cùng với đó, lại là từng hồi tiếng chày giã
gạo, hay tiếng chày giặt áo bên bờ hồ. Âm thanh ấy mang lại dư vị của cuộc sống
thường nhật, mang hơi thở của chốn trần gian, xua đi sự vắng lặng, lạnh lẽo của
khung cảnh thiên nhiên. Có thể nói, bài ca dao đã khắc họa một cách tinh tế và ý nhị
vẻ đẹp độc đáo của chốn Hồ Tây lúc bình minh. Gợi lên những rung cảm khó tả trong lòng người đọc.