Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha nghĩa mẹ
Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha nghĩa mẹ được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Preview text:
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha nghĩa mẹ
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về
một bài thơ lục bát Công cha nghĩa mẹ ơn thầy:
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu hoặc
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho thỏa những ngày gian lao
1. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu
Bài ca dao ấy là lời răn dạy của cha ông ta với những người làm con, làm trò. Bài
học ý nghĩa đó được gửi gắm vào vần thơ lục bát, nhờ vậy mà trở nên nhịp nhàng,
dễ nhớ và tình cảm ơn. Câu thơ đầu, tác giả liệt kê những ơn nghĩa mà mỗi người
trong chúng ta nhận được từ cha mẹ, thầy cô. Đó chính là công lao của cha, tình
nghĩa của mẹ, công ơn của thầy. Nhờ có họ mà chúng ta mới khôn lớn nên người,
công thành danh toại như hôm nay. Thử hỏi nếu không có cha mẹ, thầy cô thì làm
sao mà một mầm cây non có thể vượt qua giông bão, vươn lên thành tán cây xanh
tốt được? Chính vì thế, sau này chúng ta phải biết đền đáp công ơn của cha mẹ, thầy
cô. Phải luôn ghi nhớ “ơn dày như biển sâu” đấy. Biển sâu đến bao nhiêu chưa ai đo
hết được, thì công lao cha mẹ, thầy cô cũng sâu nặng đến vô tận như vậy. Thế nên,
chúng ta phải sống và hành động sao cho xứng đáng với cha mẹ, thầy cô của mình.
Bài ca dao với ý nghĩa cao cả đó, là bài học đầu đời của biết bao thế hệ người Việt
Nam ta từ xa xưa cho đến tận bây giờ.
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Công cha nghĩa mẹ
Bài ca dao Công cha nghĩa mẹ là bài ca dao đầu tiên mà em được học ở trường
mẫu giáo. Chỉ với một câu thơ lục bát, mà tác giả dân gian đã gửi gắm cả một bài
học vô cùng ý nghĩa. Câu thơ đầu tiên khơi gợi về công ơn của cha mẹ, thầy cô đối
với mỗi cuộc đời con người. Cha mẹ sinh ra ta, nuôi nấng ta lớn lên, thầy cô dạy
cho ta con chữ, những bài học quý giá. Sau khi đặt vấn đề đó, tác giả dân gian nhấn
mạnh về ơn nghĩa của cha mẹ, thầy cô đối với chúng ta bằng hình ảnh so sánh với
biển sâu. Đại dương bao la ngoài kia, dù là với trình độ khoa học hiện đại ngày nay
cũng vẫn chưa thể đi đến nơi sâu nhất. Bởi vậy, tác giả đã dùng chiều sâu của biển
cả để nói về sự vô tận, không gì đong đếm được công lao cha mẹ, thầy cô. Từ đó,
mở ra bài học ý nghĩa về đạo làm người: phải có hiếu với cha mẹ, thầy cô. Phải
sống và hành xử sao cho xứng đáng với những gì mà mình nhận được. Bài học về
chữ “hiếu” từ bài ca dao “Công cha nghĩa mẹ” đó chính là bài học đầu tiên của em.
3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Bài ca dao Công cha nghĩa mẹ ơn thầy, là bài thơ lục bát gói ghém những tư tưởng
sống truyền đời của dân tộc ta. Bài thơ nhắc đến công sinh thành, dưỡng dục, yêu
thương của mẹ cha, công dạy dỗ nên người của thầy cô. Đó là những công lao to lớn
trời bể, giúp chúng ta có thể trưởng thành. Nếu thiếu cha mẹ, thầy cô dẫn dắt, chở
che thì chúng ta khó mà có được tương lai tươi sáng. Chính vì thế, khi đã trưởng
thành, đứng vững trên đôi chân của mình, chúng ta càng phải biết tỏ lòng biết ơn,
kính trọng, biết báo đáp công lao của người cha, người mẹ, người thầy. Đạo lý ấy,
được tác giả dân gian gửi gẳm trong bài thơ lục bát ngắn gọn và dễ thuộc Công cha nghĩa mẹ ơn thầy.
4. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha nghĩa mẹ Ông cha ta có câu:
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu
Câu ca dao đã nói đến những điều vô giá mà mỗi người chúng ta may mắn được đón
nhận: công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, và sự dạy dỗ ân cần của thầy cô.
Nhờ cha mẹ, thầy cô mà chúng ta được lớn lên khỏe mạnh và đầy đủ kiến thức. Để
chúng ta có thể dang rộng cánh bay vào tương lai, thầy cô, cha mẹ đã hi sinh rất
nhiều. Những công lao ấy dày rộng, sâu thẳm như biển rộng bao la, chẳng gì sánh
được. Vì vậy, chúng ta cần phải nuôi dưỡng lòng biết ơn của mình dành cho cha,
cho mẹ, cho thầy cô. Luôn yêu thương, kính trọng và trân quý những điều mình nhận
được. Đó là bài học về đạo làm con, làm trò mà tác giả dân gian gửi gắm trong câu ca dao trên.
5. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho thỏa những ngày gian lao
Mỗi chúng ta, đều được nhận những tình cảm chân thành và vô giá từ cha mẹ, thầy
cô. Cha mẹ cho ta sự sống, cho ta tình thương, cho ta mái ấm. Thầy cô cho ta kiến
thức, cho ta bài học để vững bước vào đời. Những công lao trời bể ấy thật quý giá
biết bao. Tất nhiên, để có thể cho ta những bài học bổ ích, những điều đủ đầy trong
cuộc sống, cha mẹ và thầy cô đã phải trải qua những khó khăn và vất vả. Đó là những
ngày làm việc mệt nhọc, hay những đêm dài bên trang giáo án. Vì thế, chúng ta phải
nỗ lực hết mình, cố gắng học tập, rèn luyện, trở thành con ngoan, trò giỏi, để không
phụ những hi sinh của cha mẹ, cô thầy. Đó là bài học ý nghĩa được gửi gắm trong câu thơ lục bát trên.