Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em Ngắn gọn

Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em Ngắn gọn được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em Ngắn gọn
1. Kể lại một truyện ctích bằng lời văn của em Ngắn gọn
Trong những câu chuyện cổ tích về tình cảm gia đình đã được đọc, em thích nhất là
câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng.
Câu chuyện kể về một gái rất thông minh hiếu thảo. Khi mẹ mắc bệnh nặng,
đã ngày đêm túc trực, chăm sóc cho mẹ chu đáo. cũng vay mượn, hỏi thăm
khắp nơi để tìm cách chữa bệnh cho mẹ. Khi được một ông cụ kì lạ ngồi ở đầu làng
chỉ cho phương thuốc thần làm từ bông hoa trắng ngọn đồi phía xa, đã không
ngần ngại đi tìm. nhờ người hàng xóm trông mẹ giúp mình, rồi khăn gói lên
ngọn đồi, tìm đến gốc cây như lời tả của ông cụ. Khi tìm thấy bông hoa trắng diệu,
chưa kịp vui mừng, thì một giọng nói vang lên: “Bông hoa này bao nhiêu
cánh thì mẹ con sẽ sống thêm được bấy nhiêu ngày”. Nghe vậy, sững sờ,
bông hoa thực sự chỉ vài cánh mà thôi. Sau vài giây ngơ ngác, lập tức suy
nghĩ, tìm cách để mẹ thể sống bên cạnh mình lâu hơn. Cuối cùng, đã mạnh dạn
nhỏ cánh hoa ra. Thần thay, các mảnh nhỏ của cánh hoa nhanh chóng biến
thành một cánh hoa mới, như đang ứng với mong mỏi của cô. Như được tiếp thêm
sức mạnh, lại càng nhanh hơn để có thêm càng nhiều cánh hoa. Lúc
mang theo bông hoa trở về nhà, người mẹ đã khỏi bệnh từ bao giờ, đứng chờ
cổng. Bông hoa trắng trong tay cô cũng tan thành ánh sáng, bay khắp ngôi làng. Từ
ngày đó, trong làng bỗng xuất hiện một loài hoa lạ màu trắng có rất nhiều cánh nhỏ,
tỏa hương thơm phức. Loài hoa ấy chính hoa cúc trắng mà chúng ta vẫn biết đến
ngày nay.
Đọc câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng, em không chỉ được xúc động trước tình mẫu
tử thiêng liêng, cao cả của bạn nhỏ dành cho mẹ. Mà còn thán phục và bất ngờ trước
sự thông minh, dũng cảm và kiên trì của bạn nhỏ trong câu chuyện. Bạn ấy chính là
tấm gương sáng cho em học tập theo.
2. Kể lại một truyện ctích bằng lời văn của em Siêu Ngắn
Truyện cổ tích nơi ông cha ta gửi gắm những bài học ý nghĩa. Câu chuyện Ba lưỡi
rìu câu chuyện cổ tích mà em đã kể cho em nghe, để dạy cho em bài học về
lòng trung thực.
Câu chuyện kể về một chàng tiều phu hoàn cảnh khó khăn, với tài sản duy nhất
là chiếc rìu sắt kĩ mà cha để lại. Một ngày nọ, khi đang chặt củi bên bờ ng, lưỡi
rìu vô tình rơi xuống nước. Khi anh đang lo lắng, thì bất ngờ một vị thần sông xuất
hiện. Ông lão bộ râu trắng như cước, gương mặt hiền từ, trông thật dễ mến. Khi
chàng tiều phu đang phân vân, ông đã bảo rằng sẽ giúp anh tìm lại lưỡi rìu. Lần đầu
tiên ông tìm được một ỡi rìu bằng vàng sáng chói, nhưng anh lắc đầu bảo không
phải. Lần thứ hai, ông lại đưa ra một chiếc lưỡi rìu bằng bạc, nhưng lần nữa anh vẫn
từ chối. Rõ ràng, hai lưỡi rìu ấy đều rất có giá trị, có thể giúp cuộc sống của anh trở
nên đầy đủ hơn. Nhưng anh vẫn quyết không bị vàng bạc làm mờ mắt. Nhất định
giữ vững lòng trung thực của bản thân. Điều đó làm thần sông rất hài lòng. Để khen
thưởng cho anh, ông không chỉ giúp anh tìm lại lưỡi rìu sắt cũ, mà còn tặng cho anh
cả hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc.
Từ câu chuyện đó, em rút ra bài học rằng lòng trung thực sẽ giúp chúng ta một
nhân cách tốt, được mọi người yêu quý giúp đỡ. Câu chuyện cổ tích Ba lưỡi rìu
vừa hay lại ý nghĩa vô cùng.
3. Kể lại một truyện ctích bằng lời văn của em Ngắn gọn nhất
Câu chuyện cổ tích Hàn Quốc đầu tiên mà em được đọc là truyện Non-bu và Heng-
bu.
Câu chuyện kể về hai anh em có tính cách đối lập. Người anh Non-bu độc ác, tham
lam còn người em Heng-bu thì hiền lành, lương thiện. Một ngày nọ, Heng-bu tốt
bụng cứu giúp chú én nhỏ bị gãy cánh. Nên được chú én đền ơn bằng một hạt giống
thần. Hạt giống mọc lên, cho ra những quả bầu lớn chứa đầy vàng bạc. Nhờ thế
người em trở nên giàu sang. Người anh thấy vậy liền nảy long tham. Tìm bắt chim
én để bẻ gãy cánh, đòi hạt giống thần. Nhưng khi cây cho ra quả, thì lại toàn rắn
rết, kẻ cướp… khiến hắn ta bị trừng phạt mất hết tất cả.
Kết cục của câu chuyện bài học cùng ý nghĩa người xưa gửi gắm cho con
cháu. Đó là bài học “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”.
4. Kể lại một truyện ctích bằng lời văn của em Siêu ngắn
Non-bu và Heng-bu một câu chuyện cổ tích nước ngoài thú vị mà em vừa đọc gần
đây.
Câu chuyện kể về hai anh em có tính cách trái ngược nhau. Người anh Non-bu tham
lam, độc ác, còn em trai Heng-bu thì hiền lành, chăm chỉ. Ngày nọ, Heng-bu tình cờ
cứu giúp cho một chú chim nhỏ bị gãy cánh. Thế là được chim đền ơn bằng hạt bầu
thần kì. Hạt mọc lên cây bầu cao lớn, cho những trái chín bên trong chứa đầy vàng
bạc châu báu.
Non-bu thấy vậy liền cố bắt chước theo em. Nhưng sự độc ác khiến hắn tự bẻ gãy
chân chim để chăm sóc đòi hạt bầu thần. Tuy nhiên, cây bầu của hắn lại cho ra
toàn những trái kẻ cướp, ăn trộm, lưu manh… Khiến Non-bu vừa bị đánh bầm
dập, lại mất hết của cải, trở thành ăn mày.
Câu chuyện đã cho em hiểu được bài học về đạo lí ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ
ông bà ta vẫn thường hay răn dạy.
5. Kể lại một truyện ctích bằng lời văn của em Ngắn gọn
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là câu chuyện Cây khế.
Câu chuyện kể về hai anh em trai cùng chung sống trong một gia đình, nhưng
tính cách trái ngược nhau hoàn toàn. Người anh tham lam, xảo trá, người em hiền
lành, ơng thiện lại chăm chỉ. Sau khi người cha qua đời, người anh xấu xa đã ớp
hết toàn bộ gia sản, đuổi vợ chồng người em ra ngoài, chỉ để cho họ một cây khế già
và một túp lều nhỏ. Thế là hai vợ chồng người em đành bắt đầu cuộc sống mưu sinh
vất vả.
Năm nọ, cây khế ra nhiều trái ngon, hai vợ chồng định bụng đem bán kiếm thêm thu
nhập. Ngờ đâu, một con chim lớn từ nơi khác bay đến, ăn rất nhiều trái. Người
em than thở với chim, mong chim đừng ăn nữa. Ngờ đâu, chim hiểu tiếng người, đã
chở người em ra một hòn đảo để lấy vàng đổi cho số khế mình đã ăn. Nhờ vậy, gia
đình người em trở nên giàu có, sung túc. Biết được, người anh tham lam nằng nặc
xin đổi gia sản để lấy cây khế của người em. Hắn bắt chước em mình than thở để
được chim chở ra đảo vàng, nhưng vì tham lam, lấy quá nhiều nên chim không chở
nổi, rớt xuống biển và mất tích.
Kết thúc câu chuyện, người em hiền lành được hưởng cuộc sống hạnh phúc, còn
người anh xấu xa thì nhận cái kết thích đáng. Bài học hiền gặp lành trong câu
chuyện ấy đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
6. Kể lại một truyện ctích bằng lời văn của em Ngắn
Cây tre trăm đốt là câu chuyện cổ tích mà em yêu thích nhất.
Câu chuyện kể về một anh chàng nông dân hiền lành, tốt bụng, thật thà lại chăm chỉ,
chịu khó. Đmưu sinh, anh đến làm việc cho nhà phú ông. Phú ông thấy anh khỏe
mạnh, chịu khó làm việc nên nghĩ mưu lừa tiền anh. Hắn nói rằng nếu anh làm việc
chăm chỉ cho hắn, không lấy tiền công, thì sau ba năm sẽ gả con gái cho anh. Thế là,
suốt ba năm, anh nông dân ra sức cày cuốc, làm việc cả ngày lẫn đêm, giúp cho lão
phú ông có thêm rất nhiều của cải.
Đến hẹn, lão phú ông tìm cách lừa gạt anh nông dân. Đòi sính lễ cây tre một
trăm đốt. Trong lúc anh nông dân vất vả tìm kiếm trong bất lực, ở nhà, lão phú ông
đã làm đám cưới gả con mình cho con trai của một phú hộ khác. Ngờ đâu, anh nông
dân được ông bụt hiện lên giúp đỡ. Dạy cho câu thần chú “khắc nhập, khắc nhập”
để ghép một trăm đốt tre thành cây tre trăm đốt. Trở về nhà, nhìn thấy đám cưới linh
đình, biết mình bị lừa, anh nông dân tức giận lắm. Anh đọc câu thần chú, dính cả
phú ông vào cây tre, bắt ông ta phải thực hiện lời hứa mới thả ra.
Cuối truyện, anh nông dân khổ tận cam lai, cưới được vợ như mong ước. Qua đó,
câu chuyện dạy cho em bài học “ở hiền gặp lành” mà ông cha ta luôn tin tưởng.
7. Kể lại một truyện ctích Ngắn gọn
Sáng nay, lúc thư viện em đã được đọc câu chuyện cổ tích Em thông minh rất
hay và thú vị.
Câu chuyện lấy bối cảnh nước ta vào thời xa xưa, khi nhà vua rất trọng hiền tài. Ngài
đã ra lệnh cho sứ giả đi khắp cả nước tìm người tài về giúp mình việc nước. Khi đi
đến một làng nọ, sứ giả đã gặp được một cậu - nhân vật chính trong câu chuyện.
Tất cả, cậu đã vượt qua bốn lần thử thách để chứng minh trí thông minh của mình.
Lần thứ nhất, cậu đã đố ngược lại sứ giả rằng “Con ngựa của ông một ngày đi
được mấy đường?”, để đối lại câu hỏi khó nhằn “Con trâu kia một ngày cày được
mấy đường?” của ông. Lần thứ hai, câu vượt qua thử thách của nhà vua. Khi ngài
ban cho ba con trâu đực ba thúng xôi nếp, yêu cầu phải đẻ thành chín con. Cậu
đã mời cả làng thịt trâu, đồ xôi ăn uống no say. Rồi lên kinh thành, giả vờ yêu cầu
vua bắt cha mình phải sinh em cho. Khi nhà vua khó xử không thể yêu cầu đàn
ông sinh con được, thì cậu hỏi ngược lại rằng vậy sao ngài yêu cầu nuôi trâu đực để
sinh ra nghé con. Sự thông minh ấy của cậu khiến vua phải kinh ngạc. Nhưng chưa
chắc lắm, vua lại thử cậu lần thứ ba. Yêu cầu m thịt con chim sẻ để làm ba mâm
cỗ. Cậu liền nhanh trí đưa một cây kim nhờ nhà vua cho rèn thành con dao để xẻ thịt
chim. Lần này, vua thực sự tin rằng cậu người tài. Ngay sau đó, sứ giả nước
láng giềng mang sang một câu hỏi khó, rằng phải xỏ sợi y qua đường ruột ốc. Cả
triều đình đều bó tay, mà cậu bé vừa nghe đã giải được, còn hát thành một bài nhạc.
Vậy là, cả triều đình đều khâm phục tài năng của cậu. Nên nhà vua đã phong cậu
làm trạng nguyên.
Qua câu chuyện, em được biết thêm những câu đố dân gian thú vị. hiểu được ý
nghĩa, sự quý trọng của người xưa đối với kiến thức, kinh nghiệm dân gian.
| 1/4

Preview text:

Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em Ngắn gọn
1. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em Ngắn gọn
Trong những câu chuyện cổ tích về tình cảm gia đình đã được đọc, em thích nhất là
câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng.
Câu chuyện kể về một bé gái rất thông minh và hiếu thảo. Khi mẹ mắc bệnh nặng,
cô đã ngày đêm túc trực, chăm sóc cho mẹ chu đáo. Cô cũng vay mượn, hỏi thăm
khắp nơi để tìm cách chữa bệnh cho mẹ. Khi được một ông cụ kì lạ ngồi ở đầu làng
chỉ cho phương thuốc thần làm từ bông hoa trắng ở ngọn đồi phía xa, cô đã không
ngần ngại đi tìm. Cô bé nhờ người hàng xóm trông mẹ giúp mình, rồi khăn gói lên
ngọn đồi, tìm đến gốc cây như lời tả của ông cụ. Khi tìm thấy bông hoa trắng kì diệu,
cô bé chưa kịp vui mừng, thì có một giọng nói vang lên: “Bông hoa này có bao nhiêu
cánh thì mẹ con sẽ sống thêm được bấy nhiêu ngày”. Nghe vậy, cô bé sững sờ, vì
bông hoa thực sự chỉ có vài cánh mà thôi. Sau vài giây ngơ ngác, cô bé lập tức suy
nghĩ, tìm cách để mẹ có thể sống bên cạnh mình lâu hơn. Cuối cùng, cô đã mạnh dạn
xé nhỏ cánh hoa ra. Thần kì thay, các mảnh nhỏ của cánh hoa nhanh chóng biến
thành một cánh hoa mới, như đang ứng với mong mỏi của cô. Như được tiếp thêm
sức mạnh, cô bé lại càng xé nhanh hơn để có thêm càng nhiều cánh hoa. Lúc cô bé
mang theo bông hoa trở về nhà, người mẹ đã khỏi bệnh từ bao giờ, đứng chờ cô ở
cổng. Bông hoa trắng trong tay cô cũng tan thành ánh sáng, bay khắp ngôi làng. Từ
ngày đó, trong làng bỗng xuất hiện một loài hoa lạ màu trắng có rất nhiều cánh nhỏ,
tỏa hương thơm phức. Loài hoa ấy chính là hoa cúc trắng mà chúng ta vẫn biết đến ngày nay.
Đọc câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng, em không chỉ được xúc động trước tình mẫu
tử thiêng liêng, cao cả của bạn nhỏ dành cho mẹ. Mà còn thán phục và bất ngờ trước
sự thông minh, dũng cảm và kiên trì của bạn nhỏ trong câu chuyện. Bạn ấy chính là
tấm gương sáng cho em học tập theo.
2. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em Siêu Ngắn
Truyện cổ tích là nơi ông cha ta gửi gắm những bài học ý nghĩa. Câu chuyện Ba lưỡi
rìu là câu chuyện cổ tích mà bà em đã kể cho em nghe, để dạy cho em bài học về lòng trung thực.
Câu chuyện kể về một chàng tiều phu có hoàn cảnh khó khăn, với tài sản duy nhất
là chiếc rìu sắt cũ kĩ mà cha để lại. Một ngày nọ, khi đang chặt củi bên bờ sông, lưỡi
rìu vô tình rơi xuống nước. Khi anh đang lo lắng, thì bất ngờ một vị thần sông xuất
hiện. Ông lão có bộ râu trắng như cước, gương mặt hiền từ, trông thật dễ mến. Khi
chàng tiều phu đang phân vân, ông đã bảo rằng sẽ giúp anh tìm lại lưỡi rìu. Lần đầu
tiên ông tìm được một lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, nhưng anh lắc đầu bảo không
phải. Lần thứ hai, ông lại đưa ra một chiếc lưỡi rìu bằng bạc, nhưng lần nữa anh vẫn
từ chối. Rõ ràng, hai lưỡi rìu ấy đều rất có giá trị, có thể giúp cuộc sống của anh trở
nên đầy đủ hơn. Nhưng anh vẫn quyết không bị vàng bạc làm mờ mắt. Nhất định
giữ vững lòng trung thực của bản thân. Điều đó làm thần sông rất hài lòng. Để khen
thưởng cho anh, ông không chỉ giúp anh tìm lại lưỡi rìu sắt cũ, mà còn tặng cho anh
cả hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc.
Từ câu chuyện đó, em rút ra bài học rằng lòng trung thực sẽ giúp chúng ta có một
nhân cách tốt, được mọi người yêu quý và giúp đỡ. Câu chuyện cổ tích Ba lưỡi rìu
vừa hay lại ý nghĩa vô cùng.
3. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em Ngắn gọn nhất
Câu chuyện cổ tích Hàn Quốc đầu tiên mà em được đọc là truyện Non-bu và Heng- bu.
Câu chuyện kể về hai anh em có tính cách đối lập. Người anh Non-bu độc ác, tham
lam còn người em Heng-bu thì hiền lành, lương thiện. Một ngày nọ, Heng-bu tốt
bụng cứu giúp chú én nhỏ bị gãy cánh. Nên được chú én đền ơn bằng một hạt giống
thần. Hạt giống mọc lên, cho ra những quả bầu lớn chứa đầy vàng bạc. Nhờ thế mà
người em trở nên giàu sang. Người anh thấy vậy liền nảy long tham. Tìm bắt chim
én để bẻ gãy cánh, đòi hạt giống thần. Nhưng khi cây cho ra quả, thì lại toàn là rắn
rết, kẻ cướp… khiến hắn ta bị trừng phạt mất hết tất cả.
Kết cục của câu chuyện là bài học vô cùng ý nghĩa mà người xưa gửi gắm cho con
cháu. Đó là bài học “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”.
4. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em Siêu ngắn
Non-bu và Heng-bu là một câu chuyện cổ tích nước ngoài thú vị mà em vừa đọc gần đây.
Câu chuyện kể về hai anh em có tính cách trái ngược nhau. Người anh Non-bu tham
lam, độc ác, còn em trai Heng-bu thì hiền lành, chăm chỉ. Ngày nọ, Heng-bu tình cờ
cứu giúp cho một chú chim nhỏ bị gãy cánh. Thế là được chim đền ơn bằng hạt bầu
thần kì. Hạt mọc lên cây bầu cao lớn, cho những trái chín bên trong chứa đầy vàng bạc châu báu.
Non-bu thấy vậy liền cố bắt chước theo em. Nhưng sự độc ác khiến hắn tự bẻ gãy
chân chim để chăm sóc và đòi hạt bầu thần. Tuy nhiên, cây bầu của hắn lại cho ra
toàn những trái có kẻ cướp, ăn trộm, lưu manh… Khiến Non-bu vừa bị đánh bầm
dập, lại mất hết của cải, trở thành ăn mày.
Câu chuyện đã cho em hiểu được bài học về đạo lí ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ mà
ông bà ta vẫn thường hay răn dạy.
5. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em Ngắn gọn
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là câu chuyện Cây khế.
Câu chuyện kể về hai anh em trai cùng chung sống trong một gia đình, nhưng có
tính cách trái ngược nhau hoàn toàn. Người anh tham lam, xảo trá, người em hiền
lành, lương thiện lại chăm chỉ. Sau khi người cha qua đời, người anh xấu xa đã cướp
hết toàn bộ gia sản, đuổi vợ chồng người em ra ngoài, chỉ để cho họ một cây khế già
và một túp lều nhỏ. Thế là hai vợ chồng người em đành bắt đầu cuộc sống mưu sinh vất vả.
Năm nọ, cây khế ra nhiều trái ngon, hai vợ chồng định bụng đem bán kiếm thêm thu
nhập. Ngờ đâu, có một con chim lớn từ nơi khác bay đến, ăn rất nhiều trái. Người
em than thở với chim, mong chim đừng ăn nữa. Ngờ đâu, chim hiểu tiếng người, đã
chở người em ra một hòn đảo để lấy vàng đổi cho số khế mình đã ăn. Nhờ vậy, gia
đình người em trở nên giàu có, sung túc. Biết được, người anh tham lam nằng nặc
xin đổi gia sản để lấy cây khế của người em. Hắn bắt chước em mình than thở để
được chim chở ra đảo vàng, nhưng vì tham lam, lấy quá nhiều nên chim không chở
nổi, rớt xuống biển và mất tích.
Kết thúc câu chuyện, người em hiền lành được hưởng cuộc sống hạnh phúc, còn
người anh xấu xa thì nhận cái kết thích đáng. Bài học ở hiền gặp lành trong câu
chuyện ấy đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
6. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em Ngắn
Cây tre trăm đốt là câu chuyện cổ tích mà em yêu thích nhất.
Câu chuyện kể về một anh chàng nông dân hiền lành, tốt bụng, thật thà lại chăm chỉ,
chịu khó. Để mưu sinh, anh đến làm việc cho nhà phú ông. Phú ông thấy anh khỏe
mạnh, chịu khó làm việc nên nghĩ mưu lừa tiền anh. Hắn nói rằng nếu anh làm việc
chăm chỉ cho hắn, không lấy tiền công, thì sau ba năm sẽ gả con gái cho anh. Thế là,
suốt ba năm, anh nông dân ra sức cày cuốc, làm việc cả ngày lẫn đêm, giúp cho lão
phú ông có thêm rất nhiều của cải.
Đến hẹn, lão phú ông tìm cách lừa gạt anh nông dân. Đòi sính lễ là cây tre có một
trăm đốt. Trong lúc anh nông dân vất vả tìm kiếm trong bất lực, ở nhà, lão phú ông
đã làm đám cưới gả con mình cho con trai của một phú hộ khác. Ngờ đâu, anh nông
dân được ông bụt hiện lên giúp đỡ. Dạy cho câu thần chú “khắc nhập, khắc nhập”
để ghép một trăm đốt tre thành cây tre trăm đốt. Trở về nhà, nhìn thấy đám cưới linh
đình, biết mình bị lừa, anh nông dân tức giận lắm. Anh đọc câu thần chú, dính cả
phú ông vào cây tre, bắt ông ta phải thực hiện lời hứa mới thả ra.
Cuối truyện, anh nông dân khổ tận cam lai, cưới được vợ như mong ước. Qua đó,
câu chuyện dạy cho em bài học “ở hiền gặp lành” mà ông cha ta luôn tin tưởng.
7. Kể lại một truyện cổ tích Ngắn gọn
Sáng nay, lúc ở thư viện em đã được đọc câu chuyện cổ tích Em bé thông minh rất hay và thú vị.
Câu chuyện lấy bối cảnh nước ta vào thời xa xưa, khi nhà vua rất trọng hiền tài. Ngài
đã ra lệnh cho sứ giả đi khắp cả nước tìm người tài về giúp mình việc nước. Khi đi
đến một làng nọ, sứ giả đã gặp được một cậu bé - nhân vật chính trong câu chuyện.
Tất cả, cậu đã vượt qua bốn lần thử thách để chứng minh trí thông minh của mình.
Lần thứ nhất, cậu bé đã đố ngược lại sứ giả rằng “Con ngựa của ông một ngày đi
được mấy đường?”, để đối lại câu hỏi khó nhằn “Con trâu kia một ngày cày được
mấy đường?” của ông. Lần thứ hai, câu vượt qua thử thách của nhà vua. Khi ngài
ban cho ba con trâu đực và ba thúng xôi nếp, yêu cầu phải đẻ thành chín con. Cậu
đã mời cả làng thịt trâu, đồ xôi ăn uống no say. Rồi lên kinh thành, giả vờ yêu cầu
vua bắt cha mình phải sinh em cho. Khi nhà vua khó xử vì không thể yêu cầu đàn
ông sinh con được, thì cậu hỏi ngược lại rằng vậy sao ngài yêu cầu nuôi trâu đực để
sinh ra nghé con. Sự thông minh ấy của cậu khiến vua phải kinh ngạc. Nhưng chưa
chắc lắm, vua lại thử cậu lần thứ ba. Yêu cầu làm thịt con chim sẻ để làm ba mâm
cỗ. Cậu liền nhanh trí đưa một cây kim nhờ nhà vua cho rèn thành con dao để xẻ thịt
chim. Lần này, vua thực sự tin rằng cậu bé là người tài. Ngay sau đó, sứ giả nước
láng giềng mang sang một câu hỏi khó, rằng phải xỏ sợi dây qua đường ruột ốc. Cả
triều đình đều bó tay, mà cậu bé vừa nghe đã giải được, còn hát thành một bài nhạc.
Vậy là, cả triều đình đều khâm phục tài năng của cậu. Nên nhà vua đã phong cậu làm trạng nguyên.
Qua câu chuyện, em được biết thêm những câu đố dân gian thú vị. Và hiểu được ý
nghĩa, sự quý trọng của người xưa đối với kiến thức, kinh nghiệm dân gian.