Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Lập dàn ý Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em
Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Lập dàn ý Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Preview text:
Lập dàn ý Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em lớp 6
Dàn ý Kể lại truyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em
a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mà em muốn kể: Ba lưỡi rìu (hay còn được gọi
là Ba lưỡi rìu của thần sông)
b) Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc của câu chuyện:
• Ở làng nọ, có một chàng tiều phu rất nghèo khó, cả gia tài chỉ có một cây rìu cũ kĩ
• Một hôm, khi đang đốn củi ở bờ sông, lưỡi rìu của anh bị văng ra rồi rơi xuống nước
• Từ dưới sông xuất hiện một ông lão râu tóc bạc phơ tự xưng là thần
sông, nói rằng sẽ giúp anh tìm lại lưỡi rìu
• Lần thứ nhất, ông hiện lên với lưỡi rìu bằng bạc, nhưng anh tiều phu từ
chối nhận, nói rằng đó không phải lưỡi rìu của anh
• Lần thứ hai, ông hiện lên với lưỡi rìu bằng vàng, nhưng anh tiều phu vẫn từ chối nhận
• Đến lần thứ ba, ông xuất hiện với lưỡi rìu bằng sắt cũ ở trên tay, lần này
anh tiều phu mới mừng rỡ nhận lấy và rối rít cảm ơn ông
• Thấy anh tiều phu tuy nghèo kho nhưng vẫn trung thực, không tham lam,
thần sông dá tặng thềm cho anh cả 2 lưỡi rìu bằng bạc và vàng c) Kết bài:
• Suy nghĩ, nhận xét của em về ý nghĩa, bài học mà câu chuyện truyền tải
• Tình cảm, cảm xúc của em dành cho câu chuyện mà mình kể
Dàn ý Kể lại truyện Non-bu và Heng-bu bằng lời văn của em
a) Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích mà em muốn kể lại: chuyện cổ tích Non-bu và Heng-bu
b) Thân bài: Kể lại diễn biến chính của câu chuyện cổ tích theo trình tự thời gian:
• Non-bu và Heng-bu là hai anh em trai, nhưng tính cách trái ngược nhau:
Non-bu độc ác, tham lam còn Heng-bu thì hiền lành, chăm chỉ
• Một lần nọ, Heng-bu tình cờ gặp chú chim én bị thương ở cánh. Anh đã
tận tình chăm sóc chú én đến khi chú khỏi bệnh rồi mới thả đi
• Sau đó, để trả ơn cho Heng-bu, chim én tặng cho anh một hạt bầu thần
• Hạt bầu mọc thành cây, cho ra nhiều quả bầu khổng lồ, bên trong chứa
đầy vàng bạc. Nhờ vậy Heng-bu trở nên giàu có.
• Non-bu thấy vậy, liền muốn bắt chước em, nhưng hắn chọn cách bắt một
con chim én, bẻ gãy cánh của nó rồi mới chữa trị, sạu đó đòi chim én trả ơn
• Chim én cũng đưa cho Non-bu một hạt bầu thần, nhưng bên trong nở ra
toàn những rắn rết, kẻ cướp
• Kết cục, Non-bu bị cướp hết gia sản và bị đánh bầm dập, trở thành ăn mày c) Kết bài:
• Ý nghĩa của câu chuyện cổ tích mà em vừa kể lại
• Tình cảm, cảm xúc của em dành cho câu chuyện cổ tích đó
Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em
a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt
Mẫu: Từ nhỏ, em đã được bà kể cho nghe rất nhiều những câu chuyện cổ tích. Nào
là Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa… Nhưng em thích nhất vẫn là truyện Cây tre trăm đốt.
b. Thân bài: Kể lại truyện Cây tre trăm đốt theo sườn các sự kiện sau:
• Anh nông dân chăm chỉ, hiền lành đến làm thuê cho nhà phú ông
• Thấy anh làm việc giỏi, ông hứa nếu ở lại và làm cho nhà ông 3 năm không
lấy tiền công thì sẽ gả con gái cho
• Sau ba năm, anh nông dân đã giúp phú ông có thêm nhiều của cải
• Đến hẹn, anh xin phú ông cưới con gái nhưng bị lão tìm cớ để lừa gạt
• Phú ông đòi sính lễ là một cây tre có trăm đốt
• Anh nông dân lên rừng tìm mãi nhưng không có cây tre nào đủ 100 đốt
• Ở nhà, phú ông tổ chức đám cưới cho con gái mình với con trai của một phú hộ khác
• Nhờ có bụt giúp đỡ, dạy cho 2 câu thần chú để gắn 100 đốt tre rời thành
một cây tre, anh nông dân liền chạy về để cưới vợ
• Nhìn thấy đám cưới đang tổ chức linh đình, anh phát hiện mình bị lừa nên rất tức giận
• Anh dùng câu thần chú Khắc nhập, khắc nhập, dính lão phú ông vào thân
tre trăm đốt, lão nhà giàu kia muốn cứu ông ta nên cũng dính vào
• Mãi khi lão phú ông chịu thực hiện lời hứa ba năm trước, anh mới thả ra
• Thế là, anh nông dân hiền lành cưới được vợ như mong ước và sống cuộc
sống bình yên, hạnh phúc
c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về ý nghĩa của câu chuyện
Mẫu: Qua câu chuyện Cây tre trăm đốt, em học được bài học vô cùng ý nghĩa. Đó
là không được tham lam, lừa dối người khác. Phải biết làm việc chăm chỉ, trung thực.
Như vậy mới được mọi người yêu quý, tin tưởng. Đây cũng chính là ý nghĩa của
những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể cho em nghe.
Dàn ý Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em 1. Mở bài
Mẫu: “Thánh Gióng” là một truyện dân gian đáng yêu nhất (trong kho tàng văn học
Việt Nam). Truyện kể về anh hùng Gióng tiêu biểu cho lòng yêu nước, quyết tâm
thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đặc biệt của thiếu niên Việt Nam. 2. Thân bài
a) Cậu bé làng Gióng ra đời
• Đời Hùng Vương thứ 6
• Cha mẹ cậu Gióng: chăm làm ăn, phúc đức, ao ước có con.
• Mẹ cậu Gióng ra đồng, đặt chân mình lên vết chân khổng lồ trên đường
ướm thử, về nhà thụ thai mười hai tháng.
• Cậu bé làng Gióng ra đời: Mặt mũi khôi ngô, ba tuổi vẫn không biết đi, biết nói, biết cười.
b) Sự lớn lên kì diệu của cậu bé Gióng
• Giặc Ân, thế rất mạnh, đến xâm chiếm nước ta. Vua truyền sứ giả tìm
người tài giỏi cứu nước.
• Cậu Gióng nói lời đầu tiên với mẹ: Mời sứ giả, lời thứ hai: tâu vua sắm
ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, mũ sắt.
• Cậu Gióng lớn nhanh như thổi (ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong
đã căng đứt chỉ), cha mẹ Gióng nhờ bà con, làng xóm gom góp thóc gạo
nuôi Gióng, ai cũng sẵn lòng.
c) Chàng trai làng Gióng xung trận
• Thế nước rất nguy, giặc đến chân núi Trâu, người người hoảng hốt, sứ giả
đem ngựa, roi, áo giáp sắt đến cho Gióng.
• Cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa
sắt: vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang.
• Tráng sĩ phi ngựa tiến thẳng tới nơi có giặc; đánh đón đầu giặc; giết hết
lớp này đến lớp khác; giặc chết như rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổ tre cạnh
đường quật vào giặc; ngựa phun lửa. Giặc tan tác.
d) Tráng sĩ Gióng bay lên trời
• Đuổi giặc đến núi Ninh Sóc, tráng sĩ cởi bỏ giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
• Nhớ ơn cứu nước, Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.
e) Vết tích còn lại
• Làng Gióng và đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Hội Gióng vào tháng tư hàng năm.
• Những bụi tre đằng ngà, bị ngựa phun lửa cháy, ngả màu vàng óng, ở huyện Gia Bình.
• Những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp; lửa do ngựa phun
ra thiêu cháy một làng nay gọi là làng Cháy. 3. Kết bài
Mẫu: Niềm ao ước được một lần về dự hội Gióng, về thăm quê hương Phù Đổng
Thiên Vương, niềm tự hào củà nhân dân nước Việt, của thiếu niên Viêt Nam.
Dàn ý Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em
1. Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười
tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.
2. Thân bài: Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:
- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương:
• Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh.
• Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh.
• Cả hai đều tài giỏi hơn người.
• Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước
thì người đó là chồng Mị Nương.
- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.
- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.
3. Kết bài: Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà
người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.
Dàn ý Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em
1. Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
2. Thân bài (diễn biến sự việc)
- Mở đầu: Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
- Thắt nút: Lý thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. - Phát triển
• Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Lý Thông cướp công.
• Thạch Sanh dùng tên bắn bị thương đại bàng, cứu công chúa.
- Mở nút: Khi nghe tiếng đàn văng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ.
Vua tìm ra sự thật, kết tội Lý Thông. - Kết thúc:
• Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.
• Chư hầu đến cầu hôn không được, kéo sang đánh…
3. Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện: “Ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.
Dàn ý Kể lại truyện Con Rồng cháu tiên bằng lời văn của em 1. Mở bài
• Tập trung kể về nguồn gốc dân tộc và đất nước, về công cuộc dựng nước
và giữ nước là truyền thuyết dân gian về thời các vua Hùng.
• Truyện “Con Rồng cháu Tiên” giới thiệu với mọi người nguồn gốc thật
đẹp, thật đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. 2. Thân bài
a) Sự xuất hiện của Thần Lạc Long Quân
• Thuở xưa đất Lạc Việt có nhiều yêu quái (Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh…)
quấy nhiễu, dân lành không yên ổn làm ăn.
• Thần Lạc Long Quân nòi Rồng, thường ở dưới Thủy cung, thinh thoảng
lên giúp dân trừ yêu quái, dạy dân chăn nuôi, trồng trọt và cách ăn ở.
b) Cuộc gặp gỡ Rồng Tiên
• Nàng Âu Cơ dòng họ Thần Nông, đẹp tuyệt trần, từ vùng núi cao phương
Bắc nghe đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, đến thăm.
• Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau, kết nghĩa vợ
chồng, chung sống ở cung điện Long Trang.
c) Bọc trứng kì diệu
• Âu cơ có thai, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con trai hồng
hào, khôi ngô, tự lớn lên như thổi.
d) Cuộc chia tay hùng vĩ
• Lạc Long Quân ở dưới nước, Âu Cơ ở trên cạn nên không thể sống với
nhau mãi, đành phải chia tay với lời hẹn: “Khi có việc phải giúp đỡ lẫn nhau”.
• Lạc Long Quân mang 50 người con xuống biển, Âu Cơ mang 50 người
con lên núi, các con chia nhau cai quản các phương.
e) Vị vua Hùng đầu tiên của nước Văn Lang
• Người con cả làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu,
đặt tên nước là Văn Lang. Từ đấy, lệ truyền ngôi: Con trưởng thay cha,
danh hiệu Hùng Vương không thay đổi.
• Triều đình có tướng văn, tướng võ. Con trai vua là quan lang con gái là mẹ nàng.
3. Kết luận: Người Việt Nam luôn tự hào là con Rồng cháu Tiên.
Dàn ý Kể lại truyện Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em
1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện 2. Thân bài
- Mở đầu: Giới thiệu anh trai cày hiền lành và lão nhà giàu tham lam, lừa lọc.
- Thắt nút: Lão lừa dối “sẽ gả con gái” cho anh. - Phát triển:
• Anh quần quật làm giàu cho lão suốt ba năm.
• Lão nhà giàu gả con gái với diều kiện anh phải đi tìm được cây tre trăm đốt
• Anh trai cày không tìm được nhưng nhờ có Bụt ra tay giúp đỡ, anh đã
thành công và mừng rỡ gánh về.
- Mở nút: Khi thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới hiểu âm
mưu thâm độc của lão nhà giàu và anh ra tay trừng phạt.
- Kết thúc: Lão nhà giàu phải gả con gái cho anh trai cày. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc. 3. Kết bài • Nêu cảm nghĩ • Rút ra bài học
Dàn ý Kể lại truyện Bánh chưng bánh giày bằng lời văn của em
1. Mở bài: Giới thiệu thời gian xảy ra câu chuyện: ngày xưa, đời Hùng Vương thứ sáu. 2. Thân bài
a. Vua Hùng Vương bày cuộc thi.
- Vua đã già, muốn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.
- Vua truyền gọi các con.
• Ngôi vua đã truyền được sáu đời.
• Người nối vua phải nối chí vua.
• Ai làm cỗ lễ Tiên Vương vừa ý, sẽ được nối ngôi.
- Các con thay nhau làm cỗ quý, hy vọng ngôi báu về mình.
b. Lang Liêu làm cỗ
• Lang Liêu là con thứ 18, mồ côi mẹ, chăm lo đồng áng, không biết lấy gì để làm cỗ quý.
• Thần báo mộng: không có gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh.
• Lang Liêu lấy gạo làm hai loại bánh, một loại dùng gạo nếp, nhân đậu
xanh và thịt, bọc lá, hình vuông, nấu kỹ, một loại dùng gạo nếp đồ chính, giã nhuyễn, hình tròn.
c. Lang Liêu được chọn nối ngôi cha.
• Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang đến các thứ cỗ quý, chẳng thiếu thứ gì.
• Vua Hùng xem bánh của Lang Liêu. Lang Liêu kể lại lời thần dạy. Vua
chọn hai thứ bánh đó để cúng Trời Đất và Tiên Vương.
• Lễ xong, đem bánh ra ăn cùng quần thần.
• Vua nói: Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng
trưng cho Đất. Lang Liêu sẽ được nối ngôi. 3. Kết luận
• Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi:
• Bánh chưng, bánh giày không thể thiếu trong ngày Tết.
Dàn ý Kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em
1. Mở bài: Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của
nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.
2. Thân Bài: Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:
• Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi
gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.
• Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.
• Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.
• Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.
• Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.
• Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh
bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.
• Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.
3. Kết bài: Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.