Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ
Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Preview text:
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ
Bài thơ Về thăm mẹ lớp 6
Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi
Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ Ngắn gọn
Bài thơ Về thăm mẹ là bài thơ giàu ý nghĩa về tình mẹ con. Qua lời tâm sự của người
con, hình ảnh người mẹ hiện lên thật dịu dàng. Mẹ không xuất hiện trực tiếp, mà
hiện lên qua những đồ vật, cảnh trí trong nhà. Cái nào cũng được sắp xếp gọn gàng,
sạch sẽ và tươm tất. Điều đó gián tiếp khẳng định sự tảo tần, đảm đang của người
mẹ. Chi tiết trời bỗng đổ cơn mưa ở đầu bài thơ, và sự rưng rưng ở cuối bài chính là
cảm xúc của người con dành cho mẹ. Vừa yêu thương, lại vừa buồn bã khi thiếu
dáng mẹ ở nhà. Những chi tiết ấy, bộc lộ một cách trực tiếp về tình cảm mà người con dành cho mẹ yêu quý.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ
Bài thơ lục bát Về thăm mẹ là những dòng tâm sự của người con danh cho mẹ của
mình. Xuyên suốt bài thơ, mẹ không được miêu tả trực tiếp hay xuất hiện một lần
nào. Nhưng hình bóng mẹ vẫn ngự trị trong toàn bài thơ, trong lòng nhà thơ và độc
giả. Mẹ hiện lên qua chum tương đã đậy nắp, qua cái nón mê áo tơi, qua đdàn gà
mới nở, qua quả na chín rụng cành. Tất cả khắc họa nên một người mẹ nghèo khó,
tảo tần và giàu tình yêu thương con. Bà đã hi sinh, nhường nhịn tất cả những gì mình
có cho đứa con bé bỏng. Sự vĩ đại ấy của mẹ, khiến ngôi nhà trở nên trống rỗng và
lạnh lẽo khi bà đi vắng. Chỉ những hình ảnh bình dị, thân thương đó thôi, mà tác giả
đã rưng rưng nghẹn ngào. Đó là sự bốc phát của những tình cảm yêu thương, quyến
luyến ông dành cho mẹ trong suốt thời gian xa nhà. Tình cảm ấy bộc trực, tự nhiên,
chân thành và ấm áp vô cùng. Khiến em như được đồng điệu với nhà thơ và dâng
lên một dòng nước ấm trong lồng ngực khi nhớ về mẹ của mình.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Về thăm mẹ
Bài thơ Về thăm mẹ của nhà thơ Đinh Nam Khương là một tác phẩm thơ chứa đựng
những giá trị nhân văn sâu sắc về tình mẫu tử. Người mẹ trong bài thơ không trực
tiếp xuất hiện, mà gián tiếp hiện lên qua hình dáng của những đồ vật trong ngôi nhà.
Từ chum tương, bếp lửa, đàn gà con, đến cái áo tơi, nón mê, tất cả đều có bóng dáng
tần tảo vun đắp của mẹ ở trong đó. Chính người mẹ ấy đã thầm lặng làm tất cả, chịu
đủ vất vả, để giữ gìn mái ấm đơn sơ cho người con. Tình thương của mẹ được tác
giả gói trong một hình ảnh “trái na cuối vụ”. Tuy chỉ là một trái na chín bình thường,
nhưng đó là biểu tượng của tình mẹ cao cả. Những thứ gì ngon, đẹp mẹ đều dành lại
phần con. Sự chắt chiu, nhường nhịn ấy là kết quả của một trái tim đầy tình yêu
thương của mẹ. Thật đáng trân trọng biết bao tình mẫu tử thiêng liêng cao quý ấy!
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ
Bài thơ lục bát Về thăm mẹ của nhà thơ Đinh Nam Khương là bài thơ khiến em vô
cùng cảm động về tình mẫu tử. Người mẹ trong bài thơ đã hiện lên gián tiếp qua
từng đồ vật trong nhà. Đó là hũ tương, là chiếc nón mê, cái áo tơi, và cả đàn gà con
với cái nơm tre. Người mẹ tần tảo sớm hôm, chăm lo cho gia đình, nên nơi đâu cũng
có dáng mẹ, việc gì cũng có bàn tay mẹ chăm lo. Nhờ có mẹ tảo tần chịu khó, mà
người con có một mái ấm yên bình, hạnh phúc. Những từ “xưa”, “lủn củn”, “hỏng
vành” đã thể hiện được phần nào sự khó khăn, thiếu thốn của ngôi nhà. Nhưng ở đó,
người mẹ vẫn cố gắng dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con mình. Hình ảnh quả
na cuối mùa được để dành lại trên cành đã nói lên tất cả tâm tư của mẹ. Dù là thứ
nhỏ nhặt nhất, mẹ cũng nghĩ đến con, muốn để lại cho con. Ôi, tình mẹ thật là bao
la và vĩ đại. Thứ tình cảm ấy đã được nhà thơ Nam Khương khắc họa bằng những
hình ảnh trong sáng và giản dị nhất. Nhờ vậy, người đọc có thể cảm nhận được một
cách tha thiết nhất tình mẫu tử quý giá trong bài thơ.