Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát về cha mẹ

Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát về cha mẹ được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát về cha mẹ
1. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát về cha mẹ
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như ớc trong nguồn chảy ra
Câu thơ ấy là lời mà người xưa vẫn thường truyền nhau để nhắn nhủ về bài học làm
con. Công cha và nghĩa mẹ là tình cảm yêu thương, che chở, dạy dỗ của cha mẹ đối
với con cái. Tình cảm ấy to lớn mênh mông cùng không thể so sánh được.
Nhưng để ai cũng thể hiểu mường tượng được, tác giả dân gian đã chọn núi
Thái Sơn và nước trong nguồn - hai sự vật mà họ cho là to lớn nhất, bất tận nhất để
so sánh với công cha nghĩa mẹ. Từ đó, tác giả dân gian gửi gắm đến người đọc bài
học về chữ hiếu. Mẹ cha đã hi sinh, yêu thương chúng ta nhiều bao nhiêu, thì chúng
ta phải yêu thương cha mẹ bấy nhiêu. Phải sống sao cho tròn đạo hiếu mới xứng
đáng với tình cảm của cha mẹ. Bài học ý nghĩa ấy, được tác giả gửi gắm qua vần thơ
lục bát vừa dễ đọc, dễ nghe và dễ nhớ.
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha như núi Thái Sơn
Từ nhỏ, ai trong chúng ta cũng đã được nghe đến bài ca dao Công cha như núi Thái
Sơn. hơn cả một bài thơ, đây còn bài học vỡ lòng cho biết bao người. Câu ca
dao đã so sánh sự vật trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) với sự vật cụ thể (núi Thái
Sơn, nước trong nguồn). Từ đó, giúp cụ thể hóa, hữu hình hóa những điều mà không
thể sờ lấy, nắm lấy được. Giúp người đọc, người nghe tưởng tượng được phần nào
sự to lớn, vĩ đại của công ơn cha mẹ. Bởi thật ra không một sự vật nào trên đời này
có thể sánh bằng sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái cả. Cũng từ đó, nhà thơ gửi
gắm đến những người làm con bài học về chữ “hiếu”. Chữ “hiếu” gói ghém tất cả
những cách sống, lời ăn tiếng nói, cách hành xử của người con với cha mẹ của mình.
Tác giả dân gian không yêu cầu hay hướng dẫn cụ thể rằng con cái cần phải làm gì.
để cho họ tự nghĩ, tự nh động dựa trên tình huống thực tiễn của bản thân mình.
Chỉ cần làm sao cho xứng đáng với công lao của cha mẹ dành cho mình được. Bài
học gợi mở ấy đã đem đến cho em những suy tư, trăn trở. Để nhìn lại những điều
mình đã làm, nghĩ về những điều mình sắp làm sao cho không phụ tấm lòng của mẹ
cha.
3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha như núi ngất trời
Bài thơ lục bát Công cha như núi ngất trời là bài ca dao hay và ý nghĩa. Mượn hình
ảnh so sánh, tác giả dân gian đã cụ thể hóa hình tượng công ơn của cha và mẹ. Vốn
dĩ, đó là những điều chỉ có thể cảm nhận được, không có sắc vóc cụ thể, lại lớn lao,
không gì sánh được. Nhưng ở đây, tất cả đã được cụ thể hóa bằng ngọn núi cao lớn
nhất, vùng biển mênh mông, rộng lớn và đầy ắp. Từ đó, phần nào khắc họa được ấn
tượng về sự to lớn, mênh mông của công lao cha mẹ. Từ đó, nhắn nhủ những người
con cần phải biết ơn, yêu thương và kính trọng cha mẹ mình. Lấy chữ hiếu làm đầu,
không phụ tấm lòng của mẹ cha.
4. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát về cha mẹ
Ông cha ta vẫn thường nói với con cháu rằng:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi Thái Sơn vững chãi cao vời vợi ai cũng biết. Nước trong nguồn lúc nào cũng
đầy ắp, bao dung nuôi nấng biết bao con sông ai cũng tỏ. Vì vậy, ông cha ta đã dùng
hai hình ảnh đó để so sánh với công cha nghĩa m- những điều không dáng
hình cụ thể. Nhờ đó, giúp người con cảm nhận ràng sự to lớn, đại đến không
thể nào đo lường được của tình cảm cha mẹ dành cho con cái. Càng hiểu được
điều đó, chúng ta lại càng thêm biết ơn, kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình.
Bài học quý giá trên chính điều ông cha ta muốn gửi gắm thông qua câu ca
dao Công cha như núi Thái Sơn.
5. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát về cha mẹ
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Tác giả dân gian đã lựa chọn núi cao và biển rộng để so sánh với công cha và nghĩa
mẹ. Ngọn núi cao chọc trời vừa to lớn lại vững chãi, chính là bờ vai vững chắc luôn
sẵn sàng che chắn cho con. Biển Đông rộng lớn, dạt dào, chính tình thương luôn
đong đầy, bao dung của mẹ. Mẹ cha luôn yêu thương, sẵn sàng hi sinh tất cả
đứa con của mình chẳng cần hồi đáp. Thứ tình cảm ấy thiêng liêng cao quý
vô cùng. Không một điều gì có thể so sánh hay làm lu mờ điều đó cả. Qua hình ảnh
đó, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ tới chúng ta đạo làm con - phải sống sao cho
xứng đáng với công cha nghĩa mẹ cao lớn như trời bể ấy. Đó chính ý nghĩa của
câu ca dao Công cha như núi ngất trời.
| 1/2

Preview text:

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát về cha mẹ
1. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát về cha mẹ
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Câu thơ ấy là lời mà người xưa vẫn thường truyền nhau để nhắn nhủ về bài học làm
con. Công cha và nghĩa mẹ là tình cảm yêu thương, che chở, dạy dỗ của cha mẹ đối
với con cái. Tình cảm ấy to lớn và mênh mông vô cùng không gì có thể so sánh được.
Nhưng để ai cũng có thể hiểu và mường tượng được, tác giả dân gian đã chọn núi
Thái Sơn và nước trong nguồn - hai sự vật mà họ cho là to lớn nhất, bất tận nhất để
so sánh với công cha nghĩa mẹ. Từ đó, tác giả dân gian gửi gắm đến người đọc bài
học về chữ hiếu. Mẹ cha đã hi sinh, yêu thương chúng ta nhiều bao nhiêu, thì chúng
ta phải yêu thương cha mẹ bấy nhiêu. Phải sống sao cho tròn đạo hiếu mới xứng
đáng với tình cảm của cha mẹ. Bài học ý nghĩa ấy, được tác giả gửi gắm qua vần thơ
lục bát vừa dễ đọc, dễ nghe và dễ nhớ.
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha như núi Thái Sơn
Từ nhỏ, ai trong chúng ta cũng đã được nghe đến bài ca dao Công cha như núi Thái
Sơn. Vì hơn cả một bài thơ, đây còn là bài học vỡ lòng cho biết bao người. Câu ca
dao đã so sánh sự vật trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) với sự vật cụ thể (núi Thái
Sơn, nước trong nguồn). Từ đó, giúp cụ thể hóa, hữu hình hóa những điều mà không
thể sờ lấy, nắm lấy được. Giúp người đọc, người nghe tưởng tượng được phần nào
sự to lớn, vĩ đại của công ơn cha mẹ. Bởi thật ra không một sự vật nào trên đời này
có thể sánh bằng sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái cả. Cũng từ đó, nhà thơ gửi
gắm đến những người làm con bài học về chữ “hiếu”. Chữ “hiếu” gói ghém tất cả
những cách sống, lời ăn tiếng nói, cách hành xử của người con với cha mẹ của mình.
Tác giả dân gian không yêu cầu hay hướng dẫn cụ thể rằng con cái cần phải làm gì.
Mà để cho họ tự nghĩ, tự hành động dựa trên tình huống thực tiễn của bản thân mình.
Chỉ cần làm sao cho xứng đáng với công lao của cha mẹ dành cho mình là được. Bài
học gợi mở ấy đã đem đến cho em những suy tư, trăn trở. Để nhìn lại những điều
mình đã làm, nghĩ về những điều mình sắp làm sao cho không phụ tấm lòng của mẹ cha.
3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha như núi ngất trời
Bài thơ lục bát Công cha như núi ngất trời là bài ca dao hay và ý nghĩa. Mượn hình
ảnh so sánh, tác giả dân gian đã cụ thể hóa hình tượng công ơn của cha và mẹ. Vốn
dĩ, đó là những điều chỉ có thể cảm nhận được, không có sắc vóc cụ thể, lại lớn lao,
không gì sánh được. Nhưng ở đây, tất cả đã được cụ thể hóa bằng ngọn núi cao lớn
nhất, vùng biển mênh mông, rộng lớn và đầy ắp. Từ đó, phần nào khắc họa được ấn
tượng về sự to lớn, mênh mông của công lao cha mẹ. Từ đó, nhắn nhủ những người
con cần phải biết ơn, yêu thương và kính trọng cha mẹ mình. Lấy chữ hiếu làm đầu,
không phụ tấm lòng của mẹ cha.
4. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát về cha mẹ
Ông cha ta vẫn thường nói với con cháu rằng:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi Thái Sơn vững chãi cao vời vợi ai cũng biết. Nước trong nguồn lúc nào cũng
đầy ắp, bao dung nuôi nấng biết bao con sông ai cũng tỏ. Vì vậy, ông cha ta đã dùng
hai hình ảnh đó để so sánh với công cha và nghĩa mẹ - những điều không có dáng
hình cụ thể. Nhờ đó, giúp người con cảm nhận rõ ràng sự to lớn, vĩ đại đến không
thể nào đo lường được của tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái. Càng hiểu được
điều đó, chúng ta lại càng thêm biết ơn, kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình.
Bài học quý giá trên chính là điều mà ông cha ta muốn gửi gắm thông qua câu ca
dao Công cha như núi Thái Sơn.
5. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát về cha mẹ
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Tác giả dân gian đã lựa chọn núi cao và biển rộng để so sánh với công cha và nghĩa
mẹ. Ngọn núi cao chọc trời vừa to lớn lại vững chãi, chính là bờ vai vững chắc luôn
sẵn sàng che chắn cho con. Biển Đông rộng lớn, dạt dào, chính là tình thương luôn
đong đầy, bao dung của mẹ. Mẹ và cha luôn yêu thương, sẵn sàng hi sinh tất cả vì
đứa con của mình mà chẳng cần hồi đáp. Thứ tình cảm ấy thiêng liêng và cao quý
vô cùng. Không một điều gì có thể so sánh hay làm lu mờ điều đó cả. Qua hình ảnh
đó, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ tới chúng ta đạo làm con - phải sống sao cho
xứng đáng với công cha nghĩa mẹ cao lớn như trời bể ấy. Đó chính là ý nghĩa của
câu ca dao Công cha như núi ngất trời.