Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Preview text:
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
1. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lớp 6
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Mẫu 1
Một bài thơ dù đã học từ khá lâu rồi nhưng em vẫn rất yêu mến và nhớ rõ, chính là
Quả ngọt cuối mùa của Võ Thanh An. Bài thơ không quá dài, nhưng đã đủ để khắc
họa hình ảnh về một người bà tảo tần, giàu tình yêu thương và đức hi sinh cho con
cháu. Người bà ấy đã tóc sương da mồi, đi lại phải chống gậy nhưng vẫn tự tay vun
xới cho khu vườn để có những quả cam chín ngọt cho con cháu. Bà để dành những
quả ngon nhất lại con cháu, ngày đêm ra ngóng vào trong để quả không bị chim ăn.
Tình thương của bà thể hiện qua những hành động như vậy chứ không qua những
lời nói ngọt ngào hoa mỹ. Sự mộc mạc ấy của bà khiến em yêu quý vô cùng. Hình
ảnh người bà trong Quả ngọt cuối mùa là hình ảnh quen thuộc của những người bà
trong trái tim của mọi người, trong đó có em. Chính vì vậy, bài thơ đã ghi dấu ấn
sâu đậm trong trái tim của em - điều mà khó có tác phẩm nào thay thế được.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Mẫu 2
Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu là một thơ để lại cho em nhiều cảm xúc và suy
nghĩ. Bài thơ kể về một cậu bé giao liên tên là Lượm. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng em
đã thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, cam go. Bất chấp mưa bom, bão đạn, Lượm
vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hình ảnh cậu bé có đôi má bồ quân ửng
hồng, có đôi mắt đen láy sáng ngời, đội chiếc mũ ca lô lệch vừa đi vừa nhảy chân
sáo thật đẹp biết bao. Cậu bé ấy có sự dũng cảm, dạn dĩ, can trường của một chiến
sĩ, nhưng cũng giữ nguyên những ngây thơ, trong sáng của một cậu bé. Ấy vậy mà
một thiên thần như thế đã phải hi sinh dưới nòng súng của kẻ thù. Sự ra đi của Lượm
khiến em bất ngờ, nghẹn lại trong lồng ngực. Xót xa quá, tiếc thương quá. Chẳng từ
ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn nỗi đau của em lúc đọc đến khổ thơ đó. Lượm ra đi
nhưng không phải là biến mất khỏi thế gian này. Cậu bé ấy vẫn sống, sống trong
hình hài non sông, sống trong lòng triệu triệu người dân Việt. Em thương tiếc trước
sự ra đi đột ngột của Lượm bao nhiêu. Thì lại càng yên mến và kính trọng, tự hào
trước sự dũng cảm, hi sinh quên mình vì tổ quốc của Lượm bấy nhiêu. Những vẫn
thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã đánh thức trong em những cung bậc cảm xúc tha
thiết, quý mến ấy với cậu bé anh hùng nhỏ tuổi.
2. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Ngắn gọn
Mưa là một bài thơ rất thú vị mà em vừa được đọc gần đây. Nhà thơ Trần Đăng Khoa
đã nhân hóa tất cả những sự vật có trong bài thơ, tạo nên rất nhiều những hình ảnh
sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, bài thơ còn sử dụng thể thơ tự do với các câu thơ dài
ngắn khác nhau, gợi lên nhịp điệu của những giọt mưa rả rích. Trong bài thơ, một
cơn mưa rào ập đến bật chợt. Dưới đôi mắt của trẻ thơ, ông trời như mặc áo giáp
đen, sấm thì ghé xuống sân nhà cười khanh khách. Những cây mía ngả nghiêng trong
gió được nhân hóa như đang múa lưỡi gươm dài. Cây bưởi thì khệ nệ bồng bế những
đứa con đầu tròn trộc lốc. Bụi tre thì tần ngần gỡ tóc cho kịp tắm trong làn mưa mát
rượi. Những sự vật tưởng là bình thường nay bỗng hóa thú vị và hấp dẫn hơn trong bài thơ.
3. Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ rất hay và ý nghĩa của nữ thi sĩ Xuân
Quỳnh. Là một bài thơ dành cho thiếu nhi, tác giả không sử dụng nhiều các từ ngữ
hoa mĩ hay những biện pháp tu từ bóng bẩy. Từng hình ảnh trong bài thơ đều rất
mộc mạc, giản dị và sáng trong. Đọc bài thơ, em như được nghe bà kể chuyện từ
ngày xửa ngày xưa. Rằng thuở ấy trái đất mới hình thành, chẳng có gì cả, chỉ đặc
một màu tối tăm. Sau đó trẻ em đã đến với trái đất. Sau đó, mới xuất hiện những ánh
sáng, cỏ cây, dòng sông, bố mẹ, ông bà, thầy cô, mái trường. Tất cả đều xuất hiện
bởi trẻ em “cần”. Từ đó, bài thơ không chỉ là một cách lý giải dí dỏm và thú vị về
nguồn gốc của con người. Mà hơn hết, bài thơ còn là nơi thi sĩ Xuân Quỳnh gửi gắm
những yêu thương dành cho các bạn nhỏ. Bà mong rằng, cũng như trong bài thơ, tất
cả mọi người hãy quan tâm, yêu thương các bạn nhỏ thật nhiều. Vì các bạn ấy chính
là tương lai của chúng ta. Với giai điệu thơ nhẹ nhàng như đang kể chuyện, cùng
hình ảnh thơ trong sáng, Chuyện cổ tích về loài người đã đem đến cho em những
cung bậc cảm xúc thật tuyệt vời.
4. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm
Bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một tác phẩm gợi lên
trong em rất nhiều những rung động. Hình ảnh hai cha con trong bài thơ thật ấm áp
và thân thiết. Hành động nắm lấy tay con, dắt con đi, rồi mỉm cười xoa đầu con nhỏ
của người cha khiến em cảm động vô cùng. Những hành động ấy thật gần gũi và
bình dị. Như người cha yêu dấu vẫn thường làm với em. Qua đó, em như cảm nhận
được tình cảm ấm áp, yêu thương trìu mến mà người cha dành cho đứa con của mình.
Chính ông đã khơi gợi lên những tò mò, thích thú về thế giới xa lạ ngoài kia cho đứa
con của mình. Thôi thúc đứa trẻ ấy đứng lên và khám phá những điều mới mẻ. Đó
chính là sự bao la của tình cha vĩ đại. Và người con lớn lên trong tình thương ấy,
cũng quấn quít và yêu thương cha của mình. Trong suy nghĩ non nớt, đứa trẻ đã
mong mỏi mượn của cha cánh buồm trắng để rong ruổi ra khơi. Chính suy nghĩ ấy
đã cho thấy sự tin tưởng, kính yêu mà người con dành cho cha mình. Cũng như trong
tâm trí em, người cha luôn là mái nhà kiên cố nhất có thể che chắn mọi điều, không
nề hà khó khăn. Những rung cảm về tình phụ tử thiêng liêng và ấm áp ấy, đã được
bài thơ Những cánh buồm khơi gợi và ấp ủ trong em.
5. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng
Nhà thơ Ta-go đã gợi lên trong em những cảm xúc trìu mến về tình mẫu tử thiêng
liêng qua bài thơ Mây và sóng. Hình ảnh đứa trẻ nhỏ ở trong bài thơ hiện lên thật
ngô nghê nhưng chứa chan tình thương yêu dành cho mẹ của mình. Là một đứa trẻ,
những trò chơi, những nơi vui chơi mới lạ, những ngày chỉ có rong chơi không phải
học tập thật hấp dẫn biết bao. Thế nhưng, người con đã cưỡng lại được những lời
mời gọi hấp dẫn ấy của người trên mây, trong sóng. Bởi, đối với người con, hơn tất
cả những điều ấy chính là người mẹ đang chờ đợi ở nhà. Nghĩ đến mẹ, tất cả những
trò chơi đều trở nên kém hấp dẫn. Người con còn tự nghĩ ra những trò chơi thú vị,
để được ở cùng mẹ, được lăn vào lòng mẹ, được cùng mẹ cười tan. Những điều giản
dị, mộc mạc ấy khiến người con vui sướng khôn cùng. Bởi chỉ cần được ở bên mẹ
là đã hạnh phúc lắm rồi. Tình cảm thuần túy, nồng ấm ấy của người con khiến em
như được nhìn thấy chính mình. Bởi em cũng yêu mẹ của mình lắm, cũng vui sướng
lâng lâng khi được mẹ ôm vào lòng, thủ thỉ trò chuyện. Thật tuyệt biết mấy khi được
sống trong vòng tay yêu thương của mẹ!
6. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Con là của Y Phương
Bài thơ Con là… của nhà thơ Y Phương là một áng thơ thấm đượm tình cha ấm áp.
Người con được ví von với những điều thật là to lớn và trừu tượng, đến chẳng thể
cân đo đong đếm được. Sự ví von ấy được đối lập với những thứ nhỏ bé, tạo nên sự
khác lạ thú vị. Tác giả có sự liên tưởng như vậy, chính bởi sự trái ngược vốn có trong
cuộc sống. Hình hài người con luôn bé nhỏ trong mắt cha, nhưng ý nghĩa của người
con đối với cha thì vô cùng to lớn. Con chính là niềm vui, là hạnh phúc là tất cả của
cha. Có thể cha không giỏi diễn tả tình cảm của mình với con như mẹ, nhưng không
vì thế mà cha không thương mẹ bằng con. Cũng như mẹ, cha thương con và hi sinh
cho con tất cả những gì mình có, chẳng chút tiếc nuối, nghĩ ngợi. Vì thế, nên người
ta vẫn thường ví tình cha với ngọn núi cao lớn và vững chãi nhất. Đọc bài thơ, em
nhớ đến cha của mình. Nhớ đến ánh mắt, nụ cười và những hành động quan tâm,
nuông chiều của cha. Những vần thơ mộc mạc trong bài thơ Con là… đã thực sự hòa
tan được trái tim của em bởi tình phụ tử ấm áp, đong đầy.