Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật tôi trong Thương nhớ bầy ong (4 mẫu) - Chân Trời Sáng Tạo
Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật tôi trong Thương nhớ bầy ong (4 mẫu) - Chân Trời Sáng Tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên (CTST)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 6
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật tôi trong Thương nhớ bầy ong
Cảm nhận về nhân vật tôi trong Thương nhớ bầy ong - Mẫu 1
Trong “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận, nhân vật “tôi” để lại cho người đọc
những ấn tượng sâu sắc. Văn bản là dòng hồi ức của “tôi” về gia đình của mình
khi còn thơ ấu có nuôi rất nhiều ong. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi
buồn khi chúng bỏ tổ, rời đi. “Tôi” say mê và yêu thích bầy ong. Dù bị ong đốt,
nhưng cậu vẫn thích xem chúng. Bầy ong không chỉ cho mật, cho ngọt ngào hoa
trái mà còn là kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của cậu. Chính vì vậy mà khi ong bỏ đi, cậu
bé đã buồn đến mức “tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác”. Từ hồi
ức về bầy ong, nhân vật “tôi” đã nêu lên triết lý sâu sắc. Những vật nhỏ bé, vô
tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn và ảnh hưởng đến thơ ca,
nghệ thuật của mỗi người. Tác giả đã xây dựng nhân vật này với ý nghĩa thật sâu sắc.
Cảm nhận về nhân vật tôi trong Thương nhớ bầy ong - Mẫu 2
Khi đọc “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận, chúng ta cảm thấy ấn tượng nhất
với nhân vật “tôi”. Văn bản là dòng hồi ức của “tôi” - kể lại những kỉ niệm về
gia đình của mình khi còn thơ bé, vốn có truyền thống nuôi ong. Đến khi ông
mất, cha và chú vẫn tiếp tục nuôi ong, nhưng không còn được “vượng” như
trước. “Tôi” kể lại sự việc ong “trại” để vừa bộc lộ tâm trạng buồn bã trước sự
việc đó, cũng như gửi gắm những chiêm nghiệm về cuộc đời: “Một thi sĩ
phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm… thi nhân đâu”. Nhà văn đã xây dựng
cho nhân vật của mình có một cách quan sát tỉ mỉ, thể hiện những hiểu biết về
đặc điểm loài ong cũng như cách cảm nhận về thiên nhiên, loài vật vô cùng tinh
tế. Từ đó, “tôi” đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó
một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.
Cảm nhận về nhân vật tôi trong Thương nhớ bầy ong - Mẫu 3
Nhân vật “tôi” trong văn bản “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận để lại cho
người đọc nhiều ấn tượng. Hồi kí được bắt đầu với kí ức về “ngày xưa” thời ông
nội còn sống, khi trong nhà có thật nhiều đõ ong. Nhân vật “tôi” đã say mê bầy
ong, nhiều lúc bị ong đốt, nhưng vẫn thích thú ngắm nhìn. Có thể thấy rằng đó
chính là tình yêu thương, tấm lòng nhân hậu và sự trân trọng của cậu bé với bầy
ong. Bầy ong không chỉ cho mật, cho ngọt ngào hoa trái mà chúng còn vẽ nên
một mảng màu tuổi thơ đẹp đẽ cho cậu bé trong câu chuyện. Khi ong bỏ đi, cậu
bé đã buồn đến mức “tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác”. Bầy ong
đã trở thành một phần kí ức đặc biệt trong đời sống tinh thần của “tôi”. Từ hồi
ức về bầy ong, nhân vật “tôi” đã nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác
đều gây ám ảnh với mọi người.
Cảm nhận về nhân vật tôi trong Thương nhớ bầy ong - Mẫu 4
Khi đọc “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận, người đọc sẽ cảm thấy yêu thích
nhân vật “tôi”. Đây là nhân vật chính của tác phẩm, được xây dựng để gửi gắm
tình cảm của tác giả. Trong kí ức của “tôi”, khi còn thơ ấu, gia đình có nuôi rất
nhiều ong. Dù bị ong đốt nhưng cậu vẫn thích ngắm nhìn chúng. Đến khi ong
bỏ tổ, rời đi, tôi cảm thấy buồn bã như mất đi cả một khoảng trời tuổi thơ. Bầy
ong không chỉ cho mật, cho ngọt ngào hoa trái mà còn là kí ức tuổi thơ đẹp đẽ
của cậu. Những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm
hồn và ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người. Đó chính là điều mà
nhà thơ muốn gửi gắm đến người đọc.