Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật (5 mẫu) | Cánh diều

Chúng tôi sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật. Tài liệu bao gồm 5 đoạn văn mẫu có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 6. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.

Đoạn văn về mt tác phm, tác gi hoc nhân vt
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khong 5 - 7 dòng) v mt tác phm, tác
gi hoc nhân vt trong nhng tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có
s dng bin pháp tu t so sánh như trong câu sau:
Có th nói mi dòng ch ông viết ra là một dòng nước mt nóng bông tình xót
thương ép thăng ra từ trái tim vô cùng nhy cm ca mình.
(Nguyễn Đăng Mạnh)
Đon văn v mt tác phm, tác gi hoc nhân vt - Mu 1
Nhân vt Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” một cậu đáng thương.
Cu bé sng trong s gh lnh ca h hàng bên ni và nht là bà . Sau khi b
mt, m đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hng phi sống cùng người độc ác.
cô mun gieo rắc vào đầu cu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”.
Nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trng
m ca Hng mất đi. Đến khi gp li m, Hồng đã cùng ngạc nhiên xúc
động. Cu chạy đến, ngi trong lòng m để cm nhận i m ca tình yêu
thương. Tình cảm mu t là ngn la ấm áp sưởi m trái tim Hồng. Tình yêu đó
đủ xua tan đi mọi ranh gii ca s cay nghiệt người đặt ra. Đoạn trích đã
khc ha chân thc những cay đắng, ti cc ca nhân vt Hồng, đồng thi
khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người m bt hnh.
Câu văn so sánh: Tình cảm mu t là ngn la ấm áp sưởi m trái tim Hng.
Đon văn v mt tác phm, tác gi hoc nhân vt - Mu 2
Nguyên Hng một con người giàu tình cm. Những dòng văn của ông viết ra
một dòng nước mt cht chiu t những năm tháng cc kh t chính cuộc đời
ca mình. Mi tác phm của ông đều được viết t mt trái tim giàu tình yêu
thương với những con người nh trong hội. Điều đó xuất phát t hoàn
cnh sng bt hnh của nhà văn. Ngay t khi còn đi học, Nguyên Hồng đã phải
t bươn chi kiếm sng bng nhiu nghề, đến năm mười sáu tui phi ri xa
quê hương. Cuộc sng vt v ông trải qua đã giúp cho tác phm ca ông
thấm đậm cht dân nghèo, chất lao động” không nhà văn nào được. Các
nhân vt cùng kh trong văn Nguyên Hồng đu những con người tình sâu
nghĩa nặng. Điều đó khiến cho trang văn ca ông thm thía tinh thần nhân đạo
cao c.
Câu văn so sánh: Những dòng văn của ông viết ra là một dòng nước mt cht
chiu t nhng năm tháng cực kh t chính cuộc đời ca mình.
Đon văn v mt tác phm, tác gi hoc nhân vt - Mu 2
Hình nh Thánh Gióng mt bức tượng đài vĩnh cửu v người anh hùng
công chng gic ngoại xâm. Thánh Gióng được nhân dân xây dng vi s ra
đời l. m Thánh Gióng trong mt lần đi ra đồng trông thy mt vết chân
rt to liền đặt bàn chân mình lên ưm th, không ng v nhà lin mang thai.
ời hai tháng sau, bà sinh ra đưc mt cu con trai. Cu bé lên ba tui mà vn
không biết nói biết cười. Nhưng đến khi đất nước rơi vào cnh b xâm lược, nhà
vua muốn tìm người tài cứu nước. Khi nghe tiếng ca s gi, cu bng ct
tiếng nói: “Mẹ mi s gi vào đây cho con”. Tiếng nói đầu tiên được ct lên
cũng chính tiếng nói yêu nước. Không ch vy, nhân vật này còn đưc xây
dng vi ngoi hình, sc mạnh phi thường. Thánh Gióng lớn nhanh như thi,
cơm ăn mấy cũng không no, áo mc mấy cũng không vừa. Giặc đến gn b cõi,
chàng Gióng vươn vai tr thành tráng sĩ, mình cao hơn trưng, oai phong lm
lit. s ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình
mt ngựa, lên đỉnh núi, ci áo giáp st b li, ri c người ln nga bay lên trời”.
Đó mong muốn bt t hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thi th
hin nim tôn kính dành cho một con người công với đất nước. Hình nh
Thánh Gióng hin lên thật đáng ngưỡng m, t hào.
Câu so sánh: Hình nh Thánh Gióng mt bức tượng đài vĩnh cu v người
anh hùng có công chng gic ngoi xâm.
Đoạn văn v mt tác phm, tác gi hoc nhân vt - Mu 4
“Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ thành công nhất v Bác H. Tác phm
đã thể hin tấm lòng yêu thương sâu sc, rng ln của Bác đối vi b đội
nhân dân. Đồng thi th hin tình cm yêu kính, cm phc của người chiến
đối vi v lãnh t ca dân tộc. Hình tượng trung tâm ca tác phm Bác H
đưc miêu t qua cái nhìn tâm trng ca người chiến sĩ, qua những lời đối
thoi giữa hai người. M đầu bài thơ, tác gi đã khắc ha hình ảnh anh đi viên
tnh dy thy Bác vn ngi bên bếp la, anh ngc nhiên trời đã khuya lắm
ri Bác vn ngi trm ngâm bên bếp la. Từng hành đng ca Bác ging
như một người cha đang lo lắng, chăm sóc cho những đa con ca mình. Tri
càng v khuya, nhưng Bác vẫn chưa ngủ khiến anh cm thy lo lắng hơn. Đến
khi biết được do Bác vẫn chưa ngủ, anh li càng cảm động, khâm phc. Bác
vn còn thc lo cho b đội, dân công hay cũng chính lo cho cuc kháng
chiến gian kh ca dân tc nhm giành li ch quyền độc lp, t do. kh thơ
cui, tác gi đã khẳng đnh một chân đơn giản ln lao. Bác không ng
một do bình thưng, d hiểu: “Bác là Hồ Chí Minh”. Nói đến Bác nói đến
tình thương trách nhim rng ln, cao c. m lại, khi đọc “Đêm nay Bác
không ngủ”, người đọc cm thy thật xúc động trước tình cm ca v lãnh t vi
chiến sĩ và nhân dân.
So sánh: Từng hành đng ca Bác giống như một người cha đang lo lắng, chăm
sóc cho những đứa con ca mình
Đoạn văn v mt tác phm, tác gi hoc nhân vt - Mu 5
Hình tượng Thánh Gióng được xây dng vi những nét độc nht nh. Bà m
Thánh Gióng trong mt lần đi ra đồng trông thy mt vết chân rt to liền đặt
bàn chân mình lên ướm th, không ng v nhà liền mang thai. Mười hai tháng
sau, sinh ra được mt cu con trai. Cu lên ba tui vn không biết nói
biết cười. đây, nguồn gốc ra đời cũng như sự ln lên của Thánh Gióng đã rất
khác thường. Tiếp đến, cuộc đời ca Gióng gn lin vi vn mnh của đất nước.
Gic ngoại xâm đến, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Nghe thy tiếng ca
s gi, cu bng ct tiếng nói: “Mẹ mi s gi vào đây cho con”. Tiếng nói
đầu tiên đưc cất lên cũng chính là tiếng nói yêu nưc. Không ch vy, nhân vt
này còn được xây dng vi ngoi hình, sc mạnh phi thường. Thánh Gióng ln
nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mc mấy cũng không va. Gic
đến gn b i, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trưng,
oai phong lm lit. S ra đi của Thánh Gióng cũng đặc biệt: “Thánh Gióng một
mình mt ngựa, lên đỉnh núi, ci áo giáp st b li, ri c ngưi ln nga bay
lên trời”. Nhân dân đã bt t hóa người anh hùng Thánh Gióng. Đng thi th
hin nim tôn kính dành cho một con người công với đất nước. Hình nh
Thánh Gióng hin lên thật đáng ngưỡng m, t hào.
So sánh: Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc
mấy cũng không vừa.
| 1/4

Preview text:


Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) về một tác phẩm, tác
giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có
sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:
Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bông tình xót
thương ép thăng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. (Nguyễn Đăng Mạnh)
Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật - Mẫu 1
Nhân vật Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một cậu bé đáng thương.
Cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là bà cô. Sau khi bố
mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà
cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”.
Nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng
mẹ của Hồng mất đi. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc
động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu
thương. Tình cảm mẫu tử là ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim Hồng. Tình yêu đó
đủ xua tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra. Đoạn trích đã
khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhân vật Hồng, đồng thời
khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.
Câu văn so sánh: Tình cảm mẫu tử là ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim Hồng.
Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật - Mẫu 2
Nguyên Hồng là một con người giàu tình cảm. Những dòng văn của ông viết ra
là một dòng nước mắt chắt chiu từ những năm tháng cực khổ từ chính cuộc đời
của mình. Mỗi tác phẩm của ông đều được viết từ một trái tim giàu tình yêu
thương với những con người nhỏ bé trong xã hội. Điều đó xuất phát từ hoàn
cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Ngay từ khi còn đi học, Nguyên Hồng đã phải
tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề, đến năm mười sáu tuổi phải rời xa
quê hương. Cuộc sống vất vả mà ông trải qua đã giúp cho tác phẩm của ông
thấm đậm chất dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Các
nhân vật cùng khổ trong văn Nguyên Hồng đều là những con người có tình sâu
nghĩa nặng. Điều đó khiến cho trang văn của ông thấm thía tinh thần nhân đạo cao cả.
Câu văn so sánh: Những dòng văn của ông viết ra là một dòng nước mắt chắt
chiu từ những năm tháng cực khổ từ chính cuộc đời của mình.
Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật - Mẫu 2
Hình ảnh Thánh Gióng là một bức tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng có
công chống giặc ngoại xâm. Thánh Gióng được nhân dân xây dựng với sự ra
đời kì lạ. Bà mẹ Thánh Gióng trong một lần đi ra đồng trông thấy một vết chân
rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai.
Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn
không biết nói biết cười. Nhưng đến khi đất nước rơi vào cảnh bị xâm lược, nhà
vua muốn tìm người tài cứu nước. Khi nghe tiếng của sứ giả, cậu bé bỗng cất
tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Tiếng nói đầu tiên được cất lên
cũng chính là tiếng nói yêu nước. Không chỉ vậy, nhân vật này còn được xây
dựng với ngoại hình, sức mạnh phi thường. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi,
cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến gần bờ cõi,
chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm
liệt. Và sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình
một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”.
Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể
hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Hình ảnh
Thánh Gióng hiện lên thật đáng ngưỡng mộ, tự hào.
Câu so sánh: Hình ảnh Thánh Gióng là một bức tượng đài vĩnh cửu về người
anh hùng có công chống giặc ngoại xâm.
Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật - Mẫu 4
“Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ thành công nhất về Bác Hồ. Tác phẩm
đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và
nhân dân. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ
đối với vị lãnh tụ của dân tộc. Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Bác Hồ
được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối
thoại giữa hai người. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh anh đội viên
tỉnh dậy và thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm
rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từng hành động của Bác giống
như một người cha đang lo lắng, chăm sóc cho những đứa con của mình. Trời
càng về khuya, nhưng Bác vẫn chưa ngủ khiến anh cảm thấy lo lắng hơn. Đến
khi biết được lí do Bác vẫn chưa ngủ, anh lại càng cảm động, khâm phục. Bác
vẫn còn thức vì lo cho bộ đội, dân công hay cũng chính là lo cho cuộc kháng
chiến gian khổ của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ở khổ thơ
cuối, tác giả đã khẳng định một chân lý đơn giản mà lớn lao. Bác không ngủ vì
một lý do bình thường, dễ hiểu: “Bác là Hồ Chí Minh”. Nói đến Bác là nói đến
tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Tóm lại, khi đọc “Đêm nay Bác
không ngủ”, người đọc cảm thấy thật xúc động trước tình cảm của vị lãnh tụ với chiến sĩ và nhân dân.
So sánh: Từng hành động của Bác giống như một người cha đang lo lắng, chăm
sóc cho những đứa con của mình
Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật - Mẫu 5
Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng với những nét độc nhất vô nhị. Bà mẹ
Thánh Gióng trong một lần đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt
bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng
sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói
biết cười. Ở đây, nguồn gốc ra đời cũng như sự lớn lên của Thánh Gióng đã rất
khác thường. Tiếp đến, cuộc đời của Gióng gắn liền với vận mệnh của đất nước.
Giặc ngoại xâm đến, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Nghe thấy tiếng của
sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Tiếng nói
đầu tiên được cất lên cũng chính là tiếng nói yêu nước. Không chỉ vậy, nhân vật
này còn được xây dựng với ngoại hình, sức mạnh phi thường. Thánh Gióng lớn
nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc
đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng,
oai phong lẫm liệt. Sự ra đi của Thánh Gióng cũng đặc biệt: “Thánh Gióng một
mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay
lên trời”. Nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng Thánh Gióng. Đồng thời thể
hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Hình ảnh
Thánh Gióng hiện lên thật đáng ngưỡng mộ, tự hào.
So sánh: Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa.