Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người qua bài Đánh thức trầu - Chân Trời Sáng Tạo
Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người qua bài Đánh thức trầu - Chân Trời Sáng Tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên (CTST)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 6
Từ văn bản Đánh thức trầu, em hãy viết đoạn văn về sự gắn bó
giữa thiên nhiên và con người
Đoạn văn về sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người - Mẫu 1
Văn bản “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa đã giúp người đọc hiểu hơn về
mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên và con người. Nhân vật cậu bé trong bài
thơ dành tình yêu trong sáng, chân thành cho giàn trầu sau vườn nhà mình. Đối
với cậu, cây trầu không phải là một vật vô tri. Mà giống như một người bạn
thân thiết. Cậu gọi trầu là “mày” - xưng “tao” và trước khi hái trầu, cậu xin
phép được hái vài lá và hứa sẽ không làm trầu đau. Cây trầu lúc này dường như
cũng có linh hồn, có hơi thở. Và cậu bé mong rằng cây trầu sẽ luôn xanh tốt
“Đừng lụi đi trầu ơi”. Qua đây, chúng ta hiểu ra rằng cuộc sống sẽ trở nên tuyệt
vời biết bao nếu con người biết yêu thương, trân trọng thiên nhiên. Vậy mà hiện
nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Những cánh rừng đang bị phá
hủy, nguồn nước sông biển bị ô nhiễm, các loài động vật quý hiếm có nguy cơ
bị tuyệt chủng. Như vậy, con người cần phải có những biện pháp tích cực để
bảo vệ thiên nhiên. Bài thơ “Đánh thức trầu” thật sâu sắc, và ý nghĩa.
Đoạn văn về sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người - Mẫu 2
Khi đọc “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa, người đọc đã cảm nhận sự gắn
bó giữa thiên nhiên và con người. Em bé trong bài thơ dành cho cây trầu một sự
yêu mến, nâng niu. Đầu tiên là qua cách xưng hô “mày - tao” cho thấy sự mối
quan hệ thân thiết, cùng với lời gọi: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”
đầy nhẹ nhàng. Không chỉ vật, trước khi hái trầu, cậu đã hỏi ý kiến của trầu “Lá
nào muốn cho tao/Thì mày chìa ra nhé” cho thấy sự tôn trọng giống như một
người bạn. Cây trầu lúc này dường như cũng có linh hồn, có hơi thở. Cuối cùng,
cậu còn thể hiện mong muốn tốt đẹp cho cây trầu “Đừng lụi đi trầu ơi”. Tình
cảm của em bé đã giúp người đọc nhận ra cần phải biết trân trọng thiên nhiên.
Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi chúng ta biết yêu mến, bảo vệ thiên nhiên
như cậu bé trong bài thơ. Bài thơ là một lời nhắc nhở con người cần nhận thức
được tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên xung quanh mình.